CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1.Quan điểm của C.Mác-Ănghen về thời kì quá độ - sự cần thiết phải có thời kỳ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHXH -
-TIỂU LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ4: Hãy trình bày quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa
học về tính tất yếu của sự thay thế Chế độ Tư bản chủ nghĩa bằng Chế độ xã hội chủ nghĩa.
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Mã sinh viên:
Hà Nội – 2022
Trang 2A CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.Quan điểm của C.Mác-Ănghen về thời kì quá độ
- sự cần thiết phải có thời kỳ quá độ để chuyển từ xã hội cũ-xã hội tư bản sang xã hội mới-xã hội chủ nghĩa, bởi vì các quan hệ xã hội chủ nghĩa không thể hình thành được trong lòng xã hội tư bản
- Nhà nước trong thời kỳ quá độ không phải cái gì khác hơn là sự chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản trong suốt thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS
- Thời kỳ quá độ vừa mang tính chất cách mạng của một sự chuyển biến sâu sắc vừa mang tính chất quá độ Mác đã nhấn mạnh đến sự chuyển biến cách mạng từ
xã hội cũ sang xã hội mới trong thời kỳ quá độ Vì vậy, mọi hình thức đấu tranh giai cấp, mọi biện pháp, thủ đoạn hoạt động của giai cấp vô sản trong thời kỳ này nhằm tạo dựng được sự chuyển biến về chất của xã hội Đồng thời chính Mác đã nhấn mạnh đến tính chất quá độ của thời kỳ này, trong đó cái gọi của xã hội cộng sản chưa phát triển trên cơ sở riêng của mình Đây là sự chuyển từ xã hội cũ dựa trên chế độ công hữu, nó không thể diễn ra nhanh chóng, mà phải rất lâu Nhưng
cụ thể là bao lâu? Thì Mác chưa nêu ra được
Như vậy, Mác đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn rất lớn, muốn tiến lên chủ nghĩa cộng sản cần phải phân ra nhiều giai đoạn, tùy thuộc trình độ phát triển của trình độ sản xuất chứ không thể phát triển chủ nghĩa cộng sản dưới dạng hoàn chỉnh lý tưởng là xóa ngay lập tức mọi tư hữu, giai cấp và bóc lột
2.Quan điểm của Lê-Nin về thời kỳ quá độ
Những tư tưởng của Mác-Ănghen về thời kỳ quá độ đã được Lê nin tiếp tục phát triển sáng tạo trong thời kỳ mới Lê nin là người đầu tiên kế tục sự nghiệp của Mác và Ănghen trong điều kiện lịch sử mới, khi cuộc đấu tranh nhằm lật đổ CNTB và xây dựng CNXH đã trở thành sự nghiệp thực tiễn, Lê nin đã cụ thể hóa
và làm phong phú thêm quan điểm Macxit về thời kỳ quá độ Lê nin đã bổ sung luận điểm của Mác-Ănghen về thời kỳ quá độ thể hiện ở hai nội dung sau:
- Lê nin cho rằng cách mạng nổ ra và thắng lợi ở nước Nga (1917), sau đó nước Nga đã đánh thắng cuộc bao vây của 14 nước đế quốc và các thế lực phản động trong nước (1919-1922) Sau đó Lê nin đã đưa nước Nga vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH Ông viết nhiều tác phẩm về thời kỳ quá độ ở nước Nga, trong đó ông
Trang 3viết “thời kỳ quá độ ở nước Nga là thời kỳ quá độ trực tiếp, và phải trải qua hai
giai đoạn và rất lâu dài (thời kỳ quá độ của quá độ) Lê nin nói “bác những cây cầu nhỏ đi lên CNXH”.
- Lê nin cho rằng các nước kém phát triển nông nghiệp, lạc hậu, tiểu nông cũng
có thể tiến lên CNXH không qua giai đoạn TBCN với điều kiện là những nước
đó phải do Đảng cộng sản lãnh đạo và có một nước XHCN tiên tiến giúp đỡ Thời kỳ quá độ đó gọi là thời kỳ quá độ gián tiếp và rất lâu dài Lê nin gọi đó là thời kỳ quá độ đặc biệt của đặc biệt
Như vậy, quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam cũng là sự phù hợp với tính quy luật về lịch sử của thời đại, sự phát triển của thế giới ngày nay ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn, điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia dân tộc nếu không muốn phải tụt hậu thì phải chủ động, tích cực thực hiện những bước bỏ qua bằng phương thức rút gọn lịch sử Với sự tác động to lớn do những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại làm cho quá trình phát triển ngày càng rút ngắn về mặt thời gian
3 Quan niệm của Đảng ta về sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Nhận thức là một quá trình Thông qua hoạt động thực tiễn, những yêu cầu
và hoạt động thực tiễn nảy sinh và cùng với nó, những phương thức để giải quyết nhu cầu cũng xuất hiện Điều đó đòi hỏi người cách mạng phải nhận thức và triệt
để lợi dụng
Cách mạng nước ta không nằm ngoài quy luật ấy, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được kí kết, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng cùng một lúc, đó là cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, trên thực tế đây là nét độc đáo của cách mạng chưa từng
có từ trước tới nay, nhưng đồng thời cũng nói lên sự phức tạp của cách mạng Việt Nam Chưa từng có tiền lệ trong lịch sử mà chúng ta vẫn làm không có nghĩa là chúng ta sai, chúng ta mạo hiểm Thực tiến lịch sử đã chứng minh điều đó hoàn toàn đúng đắn trong hoàn cảnh lịch sử trong nước và quốc tế lúc bấy giờ Sau năm 1975 cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta đã mắc phải một số sai lầm trong nhận thức và chỉ đạo ví như: chúng ta
đề ra chủ trương tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội trong khi đất nước còn thiếu những tiền đề cần thiết, thực hiện tập thể hóa nông nghiệp
Trang 4một cách gượng ép, không tự nguyện đối với nông dân,… kết quả là đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng Trong hoàn cảnh đó yêu cầu đặt ra là phải có nhận thức đúng đắn về thời kỳ quá độ bỏ qua chế độ Vì thế đại hội IX của Đảng đã nhận định về thời kì quá độ ở Việt Nam như sau:
● Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
● Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa
● Bỏ qua chế độ chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng phải tiếp thu, kế thừa thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là về khoa học
và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại
B CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ VIỆT NAM LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG
ĐI LÊN CNXH BỎ QUA CHẾ ĐỘ TBCN
1 Xét trên phương diện lịch sử
Sự phát triển tuần tự theo từng nấc thang một là tính trên phạm vi toàn thế giới, nhưng đối với từng quốc gia không nhất thiết phải như vậy Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội cũng đã có những quốc gia quá độ bỏ qua một hay một vài hình thái kinh tế xã hội mà không đi tuần tự, ví như nước Mỹ sau cuộc nội chiến Nam-Bắc (1861-1865), nước Mỹ đã bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ phong kiến mà tiến thẳng lên chủ nghĩa tư bản Ở Việt Nam không tồn tại chế độ chiếm hữu nô lệ với tư cách là một chế độ đặc trưng, mà Việt Nam chỉ tồn tại chế
độ nô tỳ Như vậy, sự phát triển bỏ qua một giai đoạn đã có tiền lệ trong lịch sử Thế giới sau cách mạng tháng Mười cũng đã có nhiều nước đi theo chế độ TBCN, nhưng những nước thành công không phải là nhiều ở những nước đó vẫn nghèo nàn và lạc hậu, bất bình đẳng Điều đó chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản không phải là một chế độ có thể giải phóng triệt để con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân
2.Xét trên góc độ thời đại
Với thắng lợi của cách mạng tháng Mười (1917), cuộc cách mạng do công nông liên minh thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêcvích, cuộc cách mạng thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn, lần đầu tiên trong lịch sử trong một đất nước rộng lớn chiếm 1/6 diện tích thế giới quần chúng công nông đã giành được chính quyền và bắt tay vào xây dựng một chế độ mới-chế độ xã hội xã hội chủ
Trang 5nghĩa, dưới chế độ đó con người được giải phóng hoàn toàn khỏi mọi áp bức bất công, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thực sự chứ không phải là cái khẩu hiệu
“tự do, bình đẳng, bắc ái” mà bọn tư sản rêu rao Như vậy, là với thắng lợi của cách mạng tháng Mười thì nhân loại đã có thêm một con đường mới để lựa chọn
đó là con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội Chế độ tư bản chủ nghĩa không còn là con đường lựa chọn duy nhất của các nước sau khi giành được độc lập dân tộc
Và chế độ nào ưu việt hơn chế độ nào thì thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó Sau chiến tranh thế giới thứ hai thì một loạt các nước giành được độc lập dân tộc đã đi lên chủ nghĩa xã hội hay định hướng phát triển theo chế độ XHCN Đây là một sự khích lệ rất lớn các nước đang đấu tranh để giành độc lập dân tộc
Do quá trình quốc tế hóa nền kinh tế, do sự phát triển của nền khoa học-kỹ thuật, hợp tác quốc tế,… tạo nên sự hợp tác giữa các quốc gia, sự hợp tác tùy thuộc vào nhau và tạo lên sự hợp tác giúp đỡ giữa các nước đi trước với các nước
đi sau
3 Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là phù hợp với điều kiện lịch sử của đất nước ta, là sự lựa chọn tất yếu của chính lịch sử về con đường giải phóng dân tộc và phát triển đất nước của những phong trào yêu nước Việt Nam.
Ngay sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên lãnh thổ Việt Nam, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp Những cuộc đấu tranh khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam, những ông vua đã đứng lên chống Pháp, rồi các phong trào theo
xu hướng tư sản đầu thế kỷ XX do ảnh hưởng cách mạng dân chủ tư sản phương Tây và cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) nhưng cuối cùng đều thất bại
Nhân dân Việt Nam đã từng sống dưới chế độ phong kiến, chế độ thực dân Pháp đã hiểu được bản chất của chế độ phong kiến, của chế độ tư bản chủ nghĩa,
do vậy, đã chấp nhận hy sinh, mất mát để giành cho được độc lập dân tộc và tiếp
đó tiến hành cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ để bảo bảo
vệ chính quyền nhân dân Ngày nay, chúng ta phải giữ cho được chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Muốn thực hiện được điều đó chỉ có con đường duy nhất là đi lên CNXH
Trong thưc tiễn cách mạng Việt Nam, không thể tiến thẳng từ xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất còn thấp kém lên CNXH mà bỏ qua những khâu trung gian, những hình thức quá độ cần thiết để phát triển các yếu tố hợp thành xã hội tương ứng với trình độ mà giai đoạn TBCN của sự phát
Trang 6triển đã đạt được Do đó, bước quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay cũng phải diễn ra theo cái logic tất yếu đó, phải thực hiện được những chuyển biến cơ bản Điều đó đòi hỏi chúng ta phải sử dụng và phát triển mọi phương diện của đời sống xã hội như: sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, sự áp dụng các hình thức quản lý theo cơ chế thị trường, có sự cạnh tranh như đấu thầu cổ phần, sử dụng một số hình thức pháp quyền tư bản chủ nghĩa
4 Chúng ta kế thừa những yếu tố hợp lí của CNTB, không có nghĩa là
đi lên TBCN Bởi vì:
- Các yếu tố tư bản được sử dụng và phát triển nhằm phục vụ cho mục tiêu xây dựng CNXH, nằm trong quỹ đạo của CNXH
- Chúng ta không nhất thiết và không thể áp dụng tất cả những hình thức lịch sử, những biện pháp, trình tự, bước đi với tất cả những đặc điểm lịch sử “đầy máu và nước mắt” của giai đoạn TBCN
- Điều quan trọng nhất là chúng ta không để cho các yếu tố, các thuộc tính TBCN chiếm vị trí chủ đạo, chi phối đời sống xã hội, mà phải làm cho các yếu tố XHCN ngày càng vươn lên giữ vai trò đó
Như vậy, thực chất vấn đề “bỏ qua chế độ TBCN” để đi lên CNXH là bỏ qua chế độ chính trị thống trị áp bức, là bỏ qua về mặt lịch sử, bằng phương thức
“rút gọn” lịch sử, với những khâu trung gian, những hình thức quá độ, những biện pháp và bước đi thích hợp theo những định hướng cơ bản của CNXH Đó cũng là sự rút gắn giảm bớt những cơn đau đẻ về mặt lịch sử bằng hai nội dung: vừa rút ngắn quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vừa bỏ qua chế
độ TBCN, tiến lên chế độ CNXH
5 Kiên trì con đường XHCN là sự lựa chọn duy nhất đúng trong điều kiện mới.
- Cuộc khủng hoảng ở các nước XHCN là cuộc khủng hoảng mô hình phát triển Chúng ta biết rằng, khi nghiên cứu về sự phát triển của CNTB, Mác đã có những dự đoán về xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa trên những nét đặc trưng nhất Trong mô hình xác định đặc trưng CNXH là sở hữu công cộng dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể, việc quản lý kinh tế bằng một kế hoạch nhà nước, một hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh, một cơ chế quan liêu bao cấp trong tổ chức sản xuất cũng như phân phối
Trang 7- Trên cơ sở nhận thức mới về CNXH, Đảng và nhân dân ta đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới đưa Việt Nam thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, tiếp bước đi lên theo định hướng, mục tiêu đã xác định, đó là chủ nghĩa xã hội Như vậy là việc tiếp tục lựa chọn CNXH không có nghĩa là tiếp tục con đường cũ, mô hình
cũ đã bị sụp đổ, mà là sự đổi mới, tìm phương cách mới để đi đến mục tiêu Cụ thể là chúng ta đã chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Những hậu quả kinh tế-xã hội của Liên Xô và Đông Âu cho thấy tính cần thiết và đúng đắn của việc kiên trì con đường XHCN Liên xô thực hiện công cuộc cải tổ nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân là không nhất quán, kiên trì mục tiêu lý tưởng XHCN đã lựa chọn Quá trình cải cách đã đi chệch hướng, Đảng cộng sản đã mất quyền lãnh đạo cách mạng, các lực lượng cơ hội ngóc đầu dậy giành quyền lực, đưa cuộc cải tổ theo xu hướng tư bản chủ nghĩa
- Việc một loạt các nước xã hội chủ nghĩa cũ rời bỏ con đường XHCN chuyển sang quỹ đạo TBCN không có nghĩa rằng thời đại ngày nay CNXH không còn là xu hướng phát triển của các dân tộc Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài, CNXH ở một loạt nước sụp đổ “khiến CNXH tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài ngươi vẫn trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH”
- Chúng ta biết rằng, lịch sử của xã hội loài người là lịch sử vươn tới tự do CNXH chính là xã hội vươn tới đảm bảo cho con người sự phát triển toàn diện, làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân, dựa trên chế độ tư hữu trong thực tế không thể có được Với việc khát khao tự do thì việc vận động đi lên, vượt qua CNTB là sự đương nhiên
- Từ khi ra đời CNXH trong thực tiễn với tư cách là sự phủ nhận CNTB, luôn bị giai cấp tư sản tìm cách chống phá, sự sụp đổ của một số nước XHCN ngoài nguyên nhân bên trong, còn xuất phát từ sự chống đối, sự thù địch Song,
sự sụp đổ này không nói lên rằng, CNTB là tiên tiến ưu việt hơn CNXH Đó chỉ
là bước rích rắc trong con đường vận động, đi lên CNXH, một xu hướng tất yếu của xã hội loài người
- Cùng với những điểm trên thì xu hướng hòa hoãn quốc tế đã và đang tạo
ra môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế Nhìn chung, các quốc gia hiện nay đều tập trung vào phát triển kinh tế, coi đó là mục tiêu chiến lược Điều này càng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hợp tác, liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ
Trang 8Và qua đó các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển có thể hòa nhập nhanh vào tiến trình phát triển chung
- Một trong những đặc điểm của tiến trình lịch sử Việt Nam là: Đảng Cộng sản-Người đại biểu lợi ích cho giai cấp vô sản và dân tộc là người duy nhất có khả năng và thực tiễn đã lãnh đạo phong trào cách mạng Ngay từ khi thành lập, Đảng đã xác định làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để tiến lên xã hội cộng sản Trải qua hơn 80 năm qua khuynh hướng chính trị đó đã ăn sâu bám rễ trong xã hội Việt Nam, nó trở thành sức mạnh vật chất thúc đẩy xã hội tiến lên Không có lý do gì, cho dù ngay cả sự sụp đổ của một số nước XHCN lại có thể thay đổi được xu hướng bắt nguồn từ trái tim, từ sức mạnh nội tại của cả dân tộc vốn có truyền thống yêu chuộng tự do Chính vì vậy, việc tiếp tục lựa chọn con đường XHCN là sự phù hợp với mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
C NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH BỎ QUA CHẾ ĐỘ TBCN Ở VIỆT NAM
1 Phương diện chính trị
Với những thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám 1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân ta đã nêu lên một nguyên lý mới của thời đại Đó là: CNTB có thể đánh bại tại vùng ngoại vi, trước khi nó bị đánh bại tại chính quê hương nó Sau những cuộc chiến tranh chống xâm lược, nhân dân Việt Nam hơn ai hết, hiểu rõ thực chất của CNTB, nên không thể không tìm kiếm con đường phát triển đất nước bỏ qua chế độ đó Bao nhiêu thành quả cách mạng giành được bằng xương máu của nhiều thế hệ người Việt Nam không thể lại đi theo con đương CNTB để rồi tự mình quay trở lại thân phận bị áp bức, bóc lột, nô lệ
Yếu tố chính trị có vai trò quyết định trong việc thu hút và chuyển hóa nhân
tố thời đại thành nguồn lực bên trong để xây dựng CNXH ngay cả trong điều kiện không có chế độ XHCN ở Liên xô (cũ) và Đông Âu Nói cách khác, trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay cái tất yếu chính trị giữ vị trí hàng đầu, nhưng xét đến cùng, trên quy mô thời đại thì nhân tố chính trị này cũng bắt nguồn từ nguyên nhân kinh tế Cái tất yếu chính trị ấy sẽ thúc đẩy sự ra đời những cơ sở kinh tế của chế độ mới ở nước ta
Bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất TBCN Điều đó có nghĩa là, quan hệ sản xuất TBCN, quan hệ bóc lột vấn
Trang 9còn, nhưng nó không phải là tuyệt nhiên, không phải là quan hệ sản xuất thống trị Điều này hoàn toàn đúng, cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn Rằng với nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có cả thành phần kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước thì đương nhiên, quan hệ sản xuất TBCN, quan hệ bóc lột TBCN vẫn còn Song, do thành phần kinh tế nhà nước cùng với kinh tế hợp tác xã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, nên quan hệ sản xuất TBCN không thể trở thành quan hệ sản xuất thống trị được, mà trái lại, quan hệ sản xuất này càng được củng
cố và ngày càng xác lập vị trí thống trị của mình
Con đường đi lên CNXH của nước ta hiện nay đang diễn ta trong thời kỳ đầy biến động, thời cơ lớn để phát triển đi liền với thách thức khó khăn Đó là trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng, sự hợp tác giao lưu kinh
tế giữa các nước trong khu vực và trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ Vì vậy, tính tất yếu của con đường quá độn lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN không có nghĩa là bỏ qua những thành tựu tiến bộ mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được Thế giới ngày nay đang vận động theo xu thế hòa bình và phát triển Mọi quốc gia đều tập trung chú ý đến phát triển kinh tế Điều này cho phép các dân tộc trong đó có Việt Nam tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng trên thế giới để phát triển đất nước
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực đang phát triển năng động trong những thập niên vừa qua và trong tương lai Với lợi thế về nguồn nhân lực có chất lượng cùng tiềm lực vật chất-tài chính, công nghệ Châu Á Thái Bình Dương sẽ là khu vực năng động trong những thập niên tới
2 Phương diện kinh tế
Theo Lê-nin, không ai chờ đợi lịch sử cho ra đời một chủ nghĩa xã hội
“hoàn bị”, một cách trơn tru, lặng lẽ, dễ dàng, đơn giản Chúng ta đã và đang kiên trì từng bước xây dựng cơ sở vật chất làm tiền đề cho bước quá độ lên CNXH với những nội dung sau:
Thứ nhất, những cơ sở kinh tế-kỹ thuật mà chúng ta giành được quyền làm
chủ từ tay các thế lực xâm lược, cùng với những giá trị đã xây dựng được, do sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây là những tiền đề kinh tế-kỹ thuật cho phép nước ta quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN
Thứ hai, bằng cách chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước và mở rộng kinh tế đối ngoại, nền kinh tế nước ta đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao hơn Điều đó chứng tỏ khẳ năng thừa kế những kinh
Trang 10nghiệm của thế giới, vận dụng thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam
Thứ ba, bằng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó khu vực
kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, chúng ta đã từng bước giải phóng được sức sản xuất, phát huy các động lực, đạt hiểu quả kinh tế cao hơn và cải thiện đời sống nhân dân
Thứ tư, khả năng phát triển kinh tế của nước ta đang đứng trước những
điều kiện mới, cơ hội mới Ngày nay, với ý chí độc lập, tự chủ, tự cường được phát huy cao độ và đường lối đối ngoại đúng đắn, chúng ta đang nhận được sự hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia trên thế giới
Thứ năm, những yếu tố quốc tế đang tạo cơ hội cho chúng ta phát triển,
đồng thời cũng buộc chúng ta đối phó với những cạnh tranh quyết liệt vươn lên trong quá trình hội nhập của xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa
Với tính chất như vậy:
- Nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang xây dựng, phải chứa đựng những yếu
tố của nền kinh tế thị trường hiện đại
- Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo
- Phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội
Tóm lại, với những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta có cơ sở khoa học tin tưởng rằng con đường quá độn lên CHXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta trong điều kiện hiện nay là tất yếu và có khẳ năng thực hiện
D KẾT LUẬN
Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tất yếu khách quan, là sự lựa chọn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của toàn Đảng và toàn dân tộc
ta, là sự lựa chọn hợp quy luật Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI (12-1986) là sự nghiệp cải biến cách mạng nhằm khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực cho sự phát triển, đem lại sự biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Đó là sự khẳng định mạnh mẽ nhất quán quan điểm của Đảng và dân tộc ta trong việc lựa chọn và hiện thực hóa con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội Đại hội VIII của Đảng đã cụ thể hóa một cách toàn diện về sự phát triển quá độn lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Đây là nhận thức một cách đúng đắn mới đồng thời cũng là khẳng định cụ thể hóa con đương