1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận pháp luật Đại cương Đề tài kết hôn trong luật hôn nhân và gia Đình năm 2014

32 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình
Tác giả Huỳnh Lâm Hoài An, Lưu Chí Hào, Võ Hoài Quân, Lê Hồng Quân, Nguyễn Văn Quốc, Lê Thành Đang
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hải Vân
Trường học Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2014
Thành phố Tp.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,61 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. .6 (9)
    • 1.1 Khái niệm (9)
    • 1.2 Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh (10)
    • 1.3 Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (10)
  • CHƯƠNG II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN TRONG LUẬT (11)
    • 2.1 Các khái niệm pháp luật về kết hôn (11)
      • 2.1.1 Khái niệm kết hôn (12)
      • 2.1.2 Khái niệm điều kiện kết hôn hợp pháp (13)
      • 2.2.3 Khái niệm kết hôn trái pháp luật (14)
    • 2.2 Ý nghĩa của kết hôn (14)
      • 2.2.1 Ý nghĩa về mặt pháp lý (14)
      • 2.2.2 Ý nghĩa về văn hóa, xã hội (15)
  • CHƯƠNG III:KẾT HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT.TÌNH TRẠNG TẢO HÔN Ở VN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT (16)
    • 3.1 Kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (2014) (16)
      • 3.1.1 Các điều kiện kết hôn theo luật HN&GĐ (16)
      • 3.1.2 Các trường hợp cấm kết hôn (18)
    • 3.2 Thủ tục kết hôn (21)
      • 3.2.1 Hồ sơ đăng kí kết hôn (21)
      • 3.2.2 Nghi thức kết hôn (21)
    • 3.3 Vấn đề kết hôn cùng giới tính (22)
    • 3.4 Tình trạng tảo hôn(kết hôn sớm) ở Việt Nam hiện nay và giải pháp (22)
      • 3.4.1 Tình trạng chung (23)
      • 3.4.2 Giải pháp (24)

Nội dung

- NĐ-CP: Nghị định- Chính phủ- UBND: Ủy ban Nhân dân - CMNN: Chứng minh Nhân Dân - CCCD: Căn cước Công dân - KT-XH: Kinh tế- xã hội - DTTS: Dân tộc thiểu số CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH .6

Khái niệm

Luật Hôn nhân và gia đình là tập hợp những quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

- Dưới góc độ là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và về tài sản.

- Với ý nghĩa môn học thì luật HN & là hệ thống khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính lý luận về pháp luật hôn nhân và gia đình Và thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình.

- Dưới góc độ là một văn bản pháp luật, Luật Hôn nhân gia đình là một văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, nằm trong hệ thống Pháp luật Việt Nam.

Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

- Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân Ví dụ như: Quan hệ giữa vợ và chồng về sự thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau, về việc xác định chỗ ở chung,…và quan hệ tài sản tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa những người thân thích ruột thịt khác Ví dụ như: Quan hệ cấp dưỡng, quan hệ về chế độ sở hữu tài sản chung, riêng của vợ và chồng,…

- Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, phù hợp với ý chí của Nhà nước.

Phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân gia đình có những đặc điểm nổi bật như sau:

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình quyền đồng thời là nghĩa vụ của các chủ thể;

Các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình;

Các chủ thể không được phép bằng sự thỏa thuận để làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định; Các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó mật thiết với các quy phạm đạo đức, phong tục tập quán.

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

Theo điều 2 của bộ luật HN & G Đ , những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đinh gồm:

1 Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2 Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

3 Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

4 Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

5 Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Tóm lại, Luật Hôn nhân gia đình là một khái niệm có thể được hiểu theo nhiều góc độ khoa học khác nhau như là một môn học, một ngành luật hay một loại văn bản pháp luật cụ thể Có thể thấy, Luật Hôn nhân gia đình là một ngành luật độc lập do có đối tượng điều chỉnh cũng như phương pháp điều chỉnh riêng để phân biệt với các ngành luật độc lập khác.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN TRONG LUẬT

Các khái niệm pháp luật về kết hôn

Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.

Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong gia đình Gia đình đóng vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của loài người Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển có sứ mệnh đảm đương những chức năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã giao cho, không thiết chế xã hội nào có thể thay thế được Chức năng của gia đình là một khái niệm then chốt của xã hội học gia đình, các nhà nghiên cứu xã hội học gia đình trên cấp độ vi mô và cấp độ vĩ mô đều khẳng định những chức năng cơ bản của gia đình.Nhưng để có một gia đinh tốt và được xây dựng trên một nền tảng bền vững thì yếu tố cơ bản đầu tiên cần phải có đó là kết hôn Đây là sự kiện pháp lí quan trọng đanh dấu sự ra đời của một gia đình theo đúng qui định của pháp luật Vậy kết hôn là gì và có những điều kiện và qui định như thế nào?

Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không đơn thuần là việc hai người lấy nhau mà là việc của hai bên cha mẹ, hai dòng họ dựng vợ gả chồng cho con Bên cạnh đó trong xã hội xưa, giáo dục gia đình thuần theo triết lý của Nho giáo nên hôn nhân luôn đặt trong tình huống Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy Tục ngữ Việt Nam có nhiều câu đúc kết vấn đề kén rể, chọn dâu Chẳng hạn: Lấy vợ xem tông, lấy chồng kén giống, việc đầu tiên không phải là lựa chọn cá nhân cụ thể cho cuộc hôn nhân mà là lựa chọn một gia đình, một dòng họ, xem hai bên có tương xứng không, có môn đăng hộ đối hay không

Nhìn chung, hầu hết các cuộc hôn nhân xưa đều làm theo ý nguyện của đôi bên, tự nguyện chung sống mà không có sự can thiệp của một cơ quan tổ chức, hay có qui định trong một văn bản qui phạm pháp luật nào.

Theo từ điển bách khoa việt nam, kết hôn được hiểu là: “ sự kết hợp hai người khác giới để lập gia đinh, sinh đẻ con cái, thực hiện chức năng sinh học và các chức năng khác của gia đinh.”

Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, cùng với sự hình thành của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã có quy định như sau về hôn nhân:”Việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái Xoá bỏ , những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái, Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ Cấm lấy vợ lẽ ”

Dần dần, những quy định trên được thể chế hóa thành luật. Trong luật Hôn nhân và Gia đinh Việt Nam hiện hành, khai niệm kết hôn được các nhà làm luật và nghiên cứu luật học quan tâm hơn.Như theo Điều 8, khoản 2 Luật HN&GĐ năm

2000 định nghĩa:”Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về việc kết hôn và đăng kí kết hôn”, và mới đây nhất Luật HN&GĐ năm

2014 thì định nghĩa:”Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.”

Từ các khái niệm trên cho thấy:Kết hôn là một sự kiện pháp lí quan trọng để hai bên nan và nữ xác lập mối quan hệ vợ chồng,tham gia vào quan hệ pháp luật được pháp luật công nhận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên.

2.1.2 Khái niệm điều kiện kết hôn hợp pháp:

Kết hôn theo ngôn ngữ pháp lý được hiểu là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn Theo đó, không phải cứ có tình yêu hay hai người muốn kết hôn là kết hôn, pháp luật quy định khi có đủ các điều kiện nhất định thì mới được kết hôn và được nhà nước công nhận là kết hôn hợp pháp Điều kiện kết hôn ở đây là điều kiện do pháp luật quy định mà các bên nam, nữ cần phải có hoặc không có điều kiện đó mới có quyền được kết hôn.Ví dụ: Trong Luật HN&GĐ năm 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:” Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”( Điều 8, khoản 1,a) Theo điều kiện này thì nếu nữ không đủ 18 tuổi hoặc người nam không đủ 20 tuổi sẽ không thỏa mãn điều kiện kết hôn theo luật định và sẽ không được pháp luật chấp thuận cho đăng kí kết hôn.

Như vậy có thể hiểu điều kiện kết hôn là các tiêu chuẩn pháp lí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra trong các văn bản qui phạm pháp luật buộc các bên nam, nữ phải đáp ứng, trên cơ sở đó việc kết hôn của họ mới được công nhận là hợp pháp

2.2.3 Khái niệm kết hôn trái pháp luật.

Theo Luật HN&GĐ năm 2014 định nghĩa: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của luật này”Từ định nghĩa cho thấy, việc kết hôn được coi là trai pháp luật khi thỏa mãn hai điều kiện Thứ nhất, các bên đã đăng kí kết hôn theo đung thủ tục, trình tự tại cơ quan có thẩm quyền, thứ hai, một bên hoặc cả hai bên nam, nữ đã vi phạm các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật

Ví dụ: Anh A và chị B yêu nhau, đã đăng kí kết hôn nhưng chị B lại chưa đủ 18 tuổi( chị B chưa đủ điều kiện đăng kí kết hôn theo điều 8, khoản 1a), theo đó đây là việc kết hôn trai pháp luật.

Và nếu thiếu đi một trong hai yếu tố thì không được coi là kết hôn trai pháp luật.

Ý nghĩa của kết hôn

2.2.1 Ý nghĩa về mặt pháp lý

Chỉ thông qua hành vi đăng kí kết hôn thì quan hệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ mới được xác lập, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ hôn nhân đó Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là một chứng thư có giá trị pháp lý xác nhận hai bên nam nữ đã phát sinh một quan hệ hôn nhân hợp pháp được pháp luật thừa nhận và bảo vệ Trong truyền thống hôn nhân và gia đinh của các dân tộc Việt Nam tồn tại nhiều nghi thức kết hôn theo phong tục tập quán khác nhau, nhưng đăng kí kết hôn là nghi thức duy nhất được pháp luật thừa nhận Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.

Việc đăng ký kết hôn là cơ sở để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người, trong trường hợp xảy ra tranh chấp về tài sản,trợ cấp, nuôi dưỡng con cái sẽ được pháp luật bảo vệ theo quy định.

Bên cạnh đó, thông qua việc đăng kí kết hôn cho công dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện tốt hơn việc giam sát, ngăn ngừa các quan hệ hôn nhân trai pháp luật như: tảo hôn, ép hôn, một người có nhiều vợ nhiều chồng,…

2.2.2 Ý nghĩa về văn hóa, xã hội.

Từ ngày xưa, trong quan hệ HN&GĐ đã có sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và bị ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa, phong tục tập quán.Ví dụ như trong gia đình, người đàn ông có quyền hành cao nhất, có thể có” tam thê tứ thiếp”, quyền lợi của người phụ nữ không được bảo vệ, ngoài ra còn có phong tục như tảo hôn, vẫn còn đâu đó trong lòng xã hội ở một số nơi trên đất nước.Vì những phong tục đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân từ đời này qua đời khác, chi phối cách sống khiến họ khó có thể thay đổi được Tuy nhiên khi luật HN&GĐ ra đời đã một phần nào hạn chế được những phong tục lạc hậu bởi những điều kiện và chế tài của pháp luật.

Như vậy, các quy định về kết hôn có ý nghĩa đối với nhiều mặt của xã hội , góp phần bảo vệ trật tự gia đình bảo vệ quyền và lợi ích chinh đáng của công dân trong quan hệ HN&GĐ

Luật HN&GĐ năm 2014 thì định nghĩa:”Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.”

1 Kết hôn là một sự kiện pháp lí quan trọng để hai bên nan và nữ xác lập mối quan hệ vợ chồng,tham gia vào quan hệ pháp luật được pháp luật công nhận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên.

2 Điều kiện kết hôn là các tiêu chuẩn pháp lí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra trong các văn bản qui phạm pháp luật buộc các bên nam, nữ phải đáp ứng, trên cơ sở đó việc kết hôn của họ mới được công nhận là hợp pháp

3 Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định việc kết hôn được coi là trai pháp luật khi thỏa mãn hai điều kiện Thứ nhất, các bên đã đăng kí kết hôn theo đung thủ tục, trình tự tại cơ quan có thẩm quyền, thứ hai, một bên hoặc cả hai bên nam, nữ đã vi phạm các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Và nếu thiếu đi một trong hai yếu tố thì không được coi là kết hôn trai pháp luật.

4 Kết hôn có ý nghĩa lớn về mặt pháp lý và phương diện kinh tế , văn hóa xã hội.

HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT.TÌNH TRẠNG TẢO HÔN Ở VN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (2014)

Kết hôn là quyền công dân, kết hôn hay không, kết hôn với ai và kết hôn khi nào là nam nữ quyết định Tuy nhiên, khi kết hôn, công dân phải thu thập đầy đủ các quy định của pháp luật về kết hôn và một trong các điều kiện chính là tuổi kết hôn. 3.1.1 Các điều kiện kết hôn theo luật HN&GĐ

*Điều kiện về độ tuổi kết hôn

Luật HN & GĐ năm 2014 quy định tuổi kết hôn là: "Nam từ đủ

20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên" (Điều 8, Khoản 1a) Việc quy định tuổi kết hôn là căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý và sự việc phù hợp với các quy định trong BLDS và Bộ luật Tổ chức dân sự (BLTTDS) Việt Nam về năng lực hành vi dân sự của cá nhân.Đây là qui định cơ bản của các điều kiện kết hôn vì lứa tuổi dưới18 tuổi là lứa tuổi hạn chế năng lực hành vi dân sự, tuy đã có tự phát triển mạnh về mặt sinh lý trong giai đoạn dậy thì nhưng chưa hoàn tòan hòan thiện toan diện cả về sinh lý lẫn tâm lý, chưa sẵn sảng cho cuộc sống HN&GĐ.Cả hai nếu bước vào cuộc sống HN-GĐ nếu gặp trở trại sẽ dễ bị đổ vỡ Thực tế đã chứng minh có nhiều cuộc hôn nhân đỗ vỡ do kết hôn sớm.Để hạn chế tinh trạng này Luật đã quy định chặt chẽ về độ tuổi kết hôn Nếu nữ giới từ đủ 18 tuổi có thể bước vào cuộc sống hôn nhân thi nam giới cũng phải tử đủ 20 tuổi mới kết hôn. Khi đủ 20 tuổi đối với nam là độ tuổi phát triển tương đối đầy đủ về mặt thể lực cũng như có sự trưởng thành nhất định về mặt tâm lý, có ý thức trách nhiệm làm chồng., làm cha, biết lo toan, gánh vác kinh tế và giữ vai trò làm trụ cột gia đỉnh Đó là yếu tố cần thiết và đặc biệt quan trọng để đảm báo cho việc xây dựng một cuộc sống gia đình sau khi kết hôn được ổn định, ấm no. Trong đời sống vợ chồng, nếu họ chung sống không hạnh phúc dẫn đến ly hôn hoặc với các mối quan hệ khác trong xã hội, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người vợ này chưa đủ 18 tuổi bị xâm phạm, họ cũng không thể tự minh sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho mình, vì pháp luật Tố tụng dân sự quy định: "Đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đẩy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự" (Điều 57) Nếu chưa đủ 18 tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện Vi vậy, việc quy định độ tuổi kết hôn: "Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên" là hoàn toàn phủ hợp với BLDS và BLTTDS nước ta.

* Sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn

Theo quy định Luật HN&GĐ hiện hành thì "việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định" ( Điều 8, Khoản1b) Sự tự nguyện trong việc kết hôn của hai bên nam, nữ thể hiện ở các mặt sau:

- Về mặt ý chí đôi bên nam nữ tự nguyện kết hôn xuất phát từ tình yêu chân chính giữa họ, mong muốn thành vợ chồng, được gắn kết, cùng nhau sống chung, thỏa mãn nhu cầu cầu tình cảm giữa hai người và cùng nhau xây dựng gia đình mà không nhằm mục đích nào khác.

Ngoài ra, sự tự nguyện còn có thể hiện ở sự việc, độc lập về ý chí của mỗi bên khi quyết định kết hôn mà không bị tác động của bất kỳ người nào khác, không bị lừa dối hoặc thế lực đứng đầu ép buộc họ phải đi ngược lại với nguyện vọng của bản thân. -Về mặt hành vi " Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

"(Điều 9, khoản 1) Và hai bên nam, nữ cần "có mặt khi đăng ký kết hôn" "cùng ký kết vào giấy chứng nhận kết hôn" ,nhằm bảo đảm cho họ được tự do, tự nguyện.Các quy định về sự tự nguyện trong HN&GĐ là phù hợp với BLDS năm 2005: “Nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép kết hôn" Điều 35.

Sự cưỡng ép, lừa dối từ hai phía đối với nhau, sự cưỡng ép hay cản trở từ phía gia đinh, xã hội đều không thể đem lại hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng Như vậy, ý chí tự nguyện của các bên nam nữ là điều kiện cần thiết quyết định tính hợp pháp của hôn nhân.

* Không bị mất năng lực hành vi dân sự

“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”- Điều 19 BLDS năm 2015

Không bị mất năng lực hành vi dân sự có nghĩa cá nhân vẫn nhận thức được, làm chủ được hành vi của minh,tham gia vào quan hệ pháp luật Luật HN & GĐ năm 2014 đã đưa quy định này vào một trong các điều kiện kết hôn nhằm nhấn mạnh sự cần thiết, sự quan trọng của nó Đỏ là một trong những điều kiện tiên quyết của các nam nữ phải thỏa mãn khi kết hôn cũng như để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định công việc ký kết hợp đồng cho hai bên

Khi cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội hay quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ HN & GĐ nói riêng, chủ thể phải có đủ năng lực để điều hành theo quy định của pháp luật Nếu một người được xác định là mất năng lực hành vi dân sự thì người đó sẽ bị giới hạn rất nhiều quyền lợi trong đó có quyền kết hôn

Theo BLDS năm 2005 định nghĩa mất năng lực hành vi dân sự là: "Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hanh vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hanh vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giam định “( Điều 22) Trên cơ sở đó, Luật HN & GĐ quy định: Nam, nữ kết hôn nhau phải thỏa mãn điều kiện không bị mất năng lực điều hành vi dân sự (Điều 8, Khoản 1)

3.1.2 Các trường hợp cấm kết hôn:

Kết hôn là một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, dựa trên sự tự nguyện từ hai phía với mong muốn xây dựng một tổ ấm hạnh phúc và ổn định.

Tuy nhiên, trong xã hội ngày ngay có rất nhiều trường hợp lợi dụng việc kết hôn giả tạo để đạt được những mục đích cá nhân.

Kết hôn giả tạo được hiểu là việc nam, nữ kết hôn trên cơ sở một thỏa thuận hoặc một hợp đồng nào đó nhằm mục đích khác lớn hơn là lý do xây dựng gia đình.

Chẳng hạn như: việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

Trên nguyên tắc, kết hôn giả tạo vẫn sẽ đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng.Tuy nhiên, mục đích của kết hôn là xây dựng gia đình không đảm bảo.

*Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

Thủ tục kết hôn

3.2.1 Hồ sơ đăng kí kết hôn

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng kí kết hôn, hai bên nam, nữ cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn;

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được UBND cấp xã nơi cư trú cấp;Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật (nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn);

CMND, hộ chiếu, thẻ CCCD hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Được quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật hộ tịch 2014, sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ nêu trên Các cặp đôi cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn.

Ngoài ra, tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, nợi thực hiện đăng ký kết hôn cho các cặp nam, nữ là UBND cấp huyện áp dụng cho các trường hợp sau đây:

Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài;

Công dân Việt Nam định cư nước ngoài kết hôn với nhau; Công dân Việt Nam cư trú trong nước kết hôn với công dân Việt Nam định cư nước ngoài;

Công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. Đặc biệt, đối với hai người nước ngoài khi có nhu cầu đăng ký kết hôn ở Việt Nam thì phải đến UBND cấp huyện nơi mà một trong hai bên cư trú để thực hiện việc đăng ký kết hôn (khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch)

Theo pháp luật hiện hành, nghí thức kết hôn hợp pháp là lễ đăng kí kết hôn được tổ chức trang trọng tại cơ quan đăng kí kết hôn với sự có mặt của hai bên nam nữ và đại diện cơ quan đăng kí kết hồn, Đại diện cơ quan đăng kí kết hôn một lần nữa yêu cầu hai bên kết hôn cho biết ý chí tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng kí kết hôn ghi việc kết hôn vào Số kết hôn và trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên Sau khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn, hai bên là vợ chồng của nhau trước pháp luật.

Vấn đề kết hôn cùng giới tính

Hôn nhân giữa những người có cùng giới tính là vấn đề gây tranh cãi gay gắt giữa những người ủng hộ và phản đối, đôi khi còn gây ra chia rẽ xã hội sâu sắc Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới cho rằng việc hợp pháp hoá kiểu hôn nhân này là để đảm bảo nhân quyền, sự bình đẳng giữa các thiên hướng tình dục và giảm được phân biệt đối xử trong xã hội Vấn đề quyền con người sẽ bị hạn chế khi không công nhận quan hệ hôn nhân có cùng giới tính, như quyền được kết hôn, quyền được mưu cầu hạnh phúc…

Luật HN & GĐ Việt Nam hiện hành quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”, có nghĩa là về mặt pháp lý, Nhà nước không thừa nhận hệ thống hôn nhân của hai người cùng giới hạn nhưng trên thực tế những người này vẫn có thể tổ chức đám cưới và sống chung với nhau Quy định này các phần có thể hiện sự thông tin, tôn trọng quyền con người và cái nhìn rộng hơn của Nhà nước đối với với sự tự nhiên của một bộ phận song song có thể Gần đây hiện mới dừng lại ở công việc cho phép họ sống chung mà không có quy định cụ thể nào để cập đến hậu quả của vấn đề này Như vậy, so với quy định trước đây, hiện nay, Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Khi đó, hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sẽ không tồn tại và không được pháp luật thừa nhận nên không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; cấp dưỡng; thừa kế; tài sản chung vợ chồng…Giữa hai người đồng tính không có ràng buộc về mặt pháp lý, không được cấp đăng ký kết hôn, không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp Bởi vậy, con cái, cấp dưỡng, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… không tồn tại;

Tình trạng tảo hôn(kết hôn sớm) ở Việt Nam hiện nay và giải pháp

3.4.1 Tình trạng chung Ở Việt Nam, nạn tảo hôn đang là một thực trạng nhức nhối và hết sức phức tạp Nạn tảo hôn xuất hiện ở rất nhiều vùng miền trên cả nước, đặc biệt nạn tảo hôn diễn ra phần lớn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Theo thống kê, 11% phụ nữ tuổi từ 20 đến

49 đã kết hôn hoặc đã sống chung như vợ chồng trước tuổi 18. Trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với các vùng khác trong cả nước Trong độ tuổi từ 10 – 17 tuổi, cứ 10 em trai thì có 01 em có vợ, cứ 05 em gái có 01 em có chồng Sau Trung du miền núi phía Bắc thì Tây Nguyên có tỷ lệ tảo hôn cao thứ hai với tỉ lệ đạt 15,8 %; Đồng bằng sông Hồng 7,9% và Đông Nam bộ 8,1% Các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao nhất trong cả nước gồm: Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Kon Tum, Gia Lai Trong số

55 dân tộc anh em thì các dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao gấp 6 lần so với dân tộc Kinh và gấp gần 3,5 lần so với tỷ lệ chung của cả nước.

Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội (KT-XH) 53 dân tộc thiểu số năm 2015 cho thấy tỷ lệ tảo hôn chung của 53 DTTS là 26,6%, trong đó tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc các DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện KT-XH rất khó khăn như: Mông 59,7%; Gia Rai 42%; Bru - Vân Kiều 38.9%, Trong 40/53 DTTS, tỷ lệ này là trên 20%, trong đó có 13 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 40-50% trở lên; 6 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 50-60% trở lên. Vấn đề Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết diễn ra với thời gian dài gây ra nhiều hệ quả đáng báo động như:

- Thứ nhất, đối với sức khỏe, độ tuổi kết hôn được pháp luật quay định đã được các nhà lập pháp cân nhắc dựa trên thể trạng và sự phát triển của người Việt Nam Việc kết hôn trước độ tuổi được Pháp luật quy định có thể ẩn chứa nguy cơ người mẹ chưa sẵn sàng về tâm sinh lý cho việc làm mẹ, làm vợ dẫn tới các trường hợp tử vong khi sinh con hoặc con sinh ra không được khỏe mạnh Đối với hôn nhân cận huyết, hậu quả đem lại làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi Những trẻ em được sinh ra từ cha mẹ có quan hệ hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, suy giảm sức khỏe, vì hôn nhân cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau.

- Thứ hai, về kinh tế, kết hôn trước độ tuổi cho phép, hôn nhân cận huyết cùng với việc không được trang bị kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh thai gây khó khăn cho việc kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình, những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn càng trở nên khó khăn hơn Hơn nữa, trẻ em sinh ra bị suy dinh dưỡng, và mắc các bệnh hiểm nghèo nếu không có điều kiện chữa trị dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao, ảnh hưởng tới nguồn lực lao động của xã hội Những điều đó kìm hãm hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa, làm phức tạp hơn Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.

Nguyên nhân của hiện tượng này cũng rất da dạng, có thể kể đến như phong tục tập quán và lối sống khép kín, trình độ nhận thức chưa cao của đồng bào dân tộc Những hủ tục đã ăn sâu vào đời sống và truyền từ đời này qua đời khác Ngoài ra, từ phía nhà nước, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật tới các đối tượng trên chưa thiết thực và hiệu quả, việc áp dụng chế tài xử phạt trên thực tế cũng gặp nhiều khó khăn, ngoài ra vấn đề dân tộc và tôn giáo cũng là vấn đề nhạy cảm cần phải có cách ứng xử linh hoạt.

Trong vấn đề Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay, cùng với việc vi phạm điều kiện kết hôn, hiện tượng không muốn lập gia đình cũng là một hiện tượng hôn nhân đáng bàn luận (Tài liệu tham khảo): https://luathungbach.vn/thuc-trang-hon-nhan- o-viet-nam-hien-nay.html)

Tảo hôn là vấn đề xã hội phức tạp, vi phạm pháp luật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Cần có những giải pháp giảm thiểu nạn tảo hôn ở nước ta như sau:

– Tăng cường công tác truyền thông với các hình thức đa dạng, linh hoạt nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật dân số, hôn nhân, gia đình

– Thực thi các chính sách xoá đói giảm nghèo, giáo dục nâng cao dân trí…ở các vùng khó khăn… nâng cao mức sống cho người dân đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thuộc các bản xa xôi hẻo lánh.

– Các cấp chính quyền cần vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn ở địa phương Tránh tình trạng bao che cho những người vi phạm

– Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tảo hôn,mức xử phạt cao cần được thực thi trên thực tế Xử lý nghiệm những người vi phạm để tăng sự răn đe của pháp luật, đồng thời giảm nạn tảo hôn hiên nay.

– Các bậc phụ huynh, gia đình cần dành sự quan tâm và giáo dục con cái, tránh tình trạng cha mẹ bỏ bê, buông lỏng con cái dẫn đến việc con cái sa vào những lối sống hư hỏng, ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy.

Tài liệu tham khảo (https://luathoangphi.vn/tao-hon-thuc-trang- nguyen-nhan-va-giai-phap/)

1 Kết hôn là sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam nữ và pháp luật HN & GÐ hiện hành chi thừa nhận một công thức kết hợp duy nhất đó là nghi thức đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2 Kết hôn cần phải thỏa mãn các điều kiện: độ tuổi, ý chí tự nguyện và một trong hai không bị mất năng lực hanh vi dân sự

3 Qui định về việc kết hôn không thuộc một trong các qui định cấm kết hôn bao gồm: Kết hôn giả tạo, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn cản trở kết hôn, kết hôn cùng huyết thống,… nhằm đảm bảo giá trị văn hóa đạo đức của con người

4 Thủ tục kết hôn theo luật định

Ngày đăng: 21/10/2024, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w