Trong những hoàn cảnh nhất định,người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có thể không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ cụ thểkhi phải đi công tác, bệnh nặng kéo dài, phải chấp hành hình phạt tù; hay
Trang 1NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG GIỮA CHA MẸ VÀ CON THEO
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
LỚP: 4738B NHÓM: 03
Đắk Lắk – 2023
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 25 tháng 11 năm 2023
Tổng số thành viên của nhóm: 08
Có mặt: 08
Vắng mặt: 0 Có lý do: 0 Không lý do: 0 Tên bài tập: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Môn học: Luật hôn nhân và gia đình Mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên như sau: STT Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV Đánh gía của giáo viên A B C Điểm (số) Điểm (chữ) GV ký tên 1 473876 Trần Phương Linh X 2 473864 Nguyễn Thuỳ Trang X 3 473842 Tô Hải Nam X 4 473845 Vũ Nguyễn Khôi Nguyên X 5 473850 Lại Thiên Phong X 6 473868 Nguyễn Minh Tâm X 7 473860 Nguyễn Chiến Thắng X 8 473854 Hà Quang Sơn X Kết quả điểm bài viết: Đắk Lắk, ngày 25 tháng 11 năm 2023 NHÓM TRƯỞNG - Giáo viên chấm thứ nhất:.………
- Giáo viên chấm thứ hai:.……….
Kết quả điểm thuyết trình:……….
- Giáo viên cho thuyết trình:……….
Điểm kết luận cuối cùng:………
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:………… Trần Phương Linh
MỤC LỤC
Trang 3A LỜI MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 3
1 Khái quát chung về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con 3
1.1 Khái niệm về cấp dưỡng và đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng 3
1.2 Khái niệm về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con 4
2 Nội dung nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cái 5
2.1 Điều kiện phát sinh cấp dưỡng giữa cha mẹ và con 5
2.2 Thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng 7
2.3 Mức cấp dưỡng 9
2.4 Chấm dứt việc thực hiện cấp dưỡng 10
2.5 Phương thức thực hiện cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cái 11
3 Thực tế nghĩa vụ cấp dưỡng không được thực hiện và quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 12
3.1 Các trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng không được thực hiện 12
3.2 Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 14
C KẾT LUẬN 16
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… … 18
Trang 4A LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tình trạng hôn nhân gia đình đang là vấn đề được quantâm một cách cẩn trọng và đặc biệt hơn là vấn đề ly hôn xảy ra ngày một gia tăngnhiều hơn Hoàn cảnh gia đình ly tán, con cái là người gánh chịu những mất mátthiệt thòi cả về mặt tinh thần lẫn về mặt vật chất, những đứa con ấy sẽ không nhậnđược sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cha và mẹ Vì vậy việcchăm sóc, nuôi dưỡng những đứa con vừa là quyền vừa là trách nhiệm của giữa cácthành viên trong gia đình Để đảm bảo cuộc sống bình thường giữa cha mẹ và concái thì vấn đề cấp dưỡng là vô cùng quan trọng Trong những hoàn cảnh nhất định,người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có thể không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ cụ thểkhi phải đi công tác, bệnh nặng kéo dài, phải chấp hành hình phạt tù; hay sau khi
vợ chồng ly hôn việc chăm sóc nuôi dưỡng con sẽ thực hiện như thế nào đối vớicha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con và vẫn phải đảm bảo cuộc sống bình thườngcủa người được nuôi dưỡng, trong những trường hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng đãđược đặt ra đầu tiên Đặc biệt với thực trạng hiện nay là các mối quan hệ hôn nhân,gia đình đang xuống cấp về đạo đức một cách trầm trọng, thể hiện qua cách lốisống thực dụng, ích kỷ, không quan tâm đến nhau, mà gia đình là một tập hợp đặcbiệt gồm các thành viên gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặcnuôi dưỡng Pháp luật về cấp dưỡng lại càng cần thiết để nhằm đề cao trách nhiệmcủa các thành viên trong gia đình đối với nhau, nhằm bảo đảm sự ổn định, bềnvững và hạnh phúc của gia đình - nền tảng của xã hội Khi đó người có nghĩa vụnuôi dưỡng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình bằng cách đóng góp tiền hoặc tàisản khác để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của người được nuôi dưỡng các con Việcnuôi dưỡng đã được thực hiện dưới một phương thức khác đó là nghĩa vụ cấpdưỡng Qua đó góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về cấp dưỡng để đảmbảo quyền lợi của các bên với nhau Do giá trị đạo đức trong gia đình dần bị lãngquên và mai mọt, do trách nhiệm của các bậc làm cha làm mẹ không được ý thức
Trang 5sâu sắc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ em về thể chất và nhâncách Nên với mong muốn góp phần tìm ra những giải pháp cho những quy định vềvấn đề cấp dưỡng, đặc biệt là “Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng củacha mẹ đối vớicon và của con đối với cha mẹ” Trên cơ sở phân tích những điểmtồn tại, vướng mắc trong quá trình ban hành và áp dụng pháp luật, từ đó đưa ranhững giải pháp và kiến nghị cụ thể Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này lànghiên cứu các vấn đề lý luận chung về quan hệ cấp dưỡng, đi sâu vào phân tíchcác trường hợp cấp dưỡng giữa cha mẹ và con theo Luật Hôn nhân và Gia đìnhnăm 2014 Qua đó, mong muốn đưa ra những giải pháp và ý kiến nhằm hoàn thiện,đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và quyền lợi chính đáng giữa vợchồng, các con.
Trang 6B NỘI DUNG
1 Khái quát chung về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con
1.1 Khái niệm về cấp dưỡng và đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng
Cấp dưỡng là nghĩa vụ phát sinh giữa những người không sống chung với nhau
nhưng đang có hoặc đã có quan hệ gia đình trong việc bảo đảm cuộc sống chongười chưa thành niên, người đã thành niên nhưng trong tình trạng mất hoặc bịgiảm sút khả năng lao lộng, không có thu nhập và không có tài sản hoặc tuy cónhưng không đủ để đảm bảo cuộc sống của mình Cấp dưỡng còn là biện pháp chếtài đối với người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng
Theo Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“1 Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2 Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa
án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Nghĩa vụ cấp dưỡng mang những đặc điểm sau :
Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ về tài sản mang tính đặc biệt và không thể thaythế bằng nghĩa vụ khác Khi có người cần cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấpdưỡng phải chu cấp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhằm đảmbảo cuộc sống của họ Nếu nghĩa vụ cấp dưỡng được thay thế bằng nghĩa vụ khácthì có nghĩa người được cấp dưỡng không được nhận tài sản như vậy thì cuộc sống
Trang 7của họ vẫn bị đe doạ quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được bảo đảm Do đónghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể chuyển giao cho người khác Nghĩa vụ cấp dưỡng
là nghĩa vụ về tài sản, trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình các quyền vànghĩa vụ về tải sản luôn gắn liền với nhân thân của mỗi chủ thể mà không thểchuyển giao cho người khác Do vậy, khi nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh giữa cácchủ thể thì chỉ có các chủ thể đó mới có quyền và nghĩa vụ thực hiện
Ví dụ: Cha, mẹ phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên nhưng khi cha, mẹchết thì nghĩa vụ cấp dưỡng của họ đối với con chấm dứt (nghĩa vụ đó không đượcchuyển cho những người thừa kế) Người con chưa thành niên vẫn cần được cấpdưỡng nên cần xác định những người khác có quan hệ gia đình với họ phải cấpdưỡng như anh, chị đã thành niên
Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ có đi có lại nhưng không mang tính chất đồngthời và tuyệt đối Tính chất có đi, có lại thể hiện ở chỗ các chủ thể đều có nghĩa vụcấp dưỡng cho nhau nếu một bên rơi vào tình trạng cần được cấp dưỡng Nghĩa vụcấp dưỡng không mang tính chất đồng thời có nghĩa là trong cùng một thời điểmthì chỉ có thể một bên cấp dưỡng cho bên kia, không thể ngược lại là bên kia cấpdưỡng cho bên này
1.2 Khái niệm về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con
Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: “Cha, mẹ có
nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.
Trang 8Theo Điều 111 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con đã thành niên
không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ trong trường hợp cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
2 Nội dung nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con cái
2.1 Điều kiện phát sinh cấp dưỡng giữa cha mẹ và con
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cấp dưỡng
là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.
Như vậy, phần lớn các trường hợp theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình,những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng mà cùng sống chung với nhau thì
có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau Nếu vì lý do nào đó, họ không sống chung với nhauthay vì phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, họ sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.Nghĩa vụ cấp dưỡng được pháp luật đặt ra nhằm mục đích đảm bảo cho người cầnđược nuôi dưỡng có điều kiện vật chất tối thiểu để tồn tại trong mọi trường hợp
* Điều kiện phát sinh quan hệ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con
Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: “Cha, mẹ có
nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.
Như vậy, có 2 điều kiện phát sinh quan hệ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con:
Trang 9Thứ nhất, nếu con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Điều này giúp cho người con cóthể nhận được những lợi ích cần thiết từ cha mẹ trong trường hợp chưa thể hoặckhông thể tự nuôi mình
Đối tượng được cấp dưỡng gồm: Con chưa thành niên và con đã thành niên không
có khả năng lao đô ̣ng và không có tài sản để tự nuôi mình: Theo quy định tại khoản
1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủmười tám tuổi Trường hợp cha, mẹ ly hôn khi con chưa đủ 18 tuổi, người khôngtrực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải chi trả tiền cấp dưỡng để đảm bảo quyền lợi chocon cho đến khi con trưởng thành
Đối với con đã thành niên, cha, mẹ vẫn có trách nhiệm phải cấp dưỡng nếu thuộccác trường hợp sau: Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tàisản để tự nuôi mình Không có khả năng lao động có thể là do sức khỏe yếu, mấtsức lao động, bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự Tuy nhiên, không có khảnăng lao động phải đi kèm với điều kiện không có tài sản để tự nuôi mình
Thứ hai, cha mẹ không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi
phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con Trường hợp này thường xảy ra sau khi cha mẹ lyhôn, con sống với cha hoặc mẹ, khi đó người còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡngcho con Bên cạnh đó cũng có trường hợp người cha (hoặc mẹ) cấp dưỡng cho conkhi giữa cha mẹ của trẻ không tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp và người con
đó sống chung với mẹ (hoặc cha) Trường hợp cha mẹ sống chung với người con,
có nghĩa vụ nuôi dưỡng con nhưng trốn tránh nghĩa vụ đó thì họ buộc phải có nghĩa
vụ cấp dưỡng cho người con
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con: Trên cơ sở phân tíchquy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có thể thấy cha
Trang 10hoặc mẹ, bên không trực tiếp nuôi dưỡng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi có
sự kiện ly hôn
* Điều kiện phát sinh quan hệ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ
Điều 111 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con đã thành niên
không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Như vậy, quan hệ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ phát sinh khi đáp ứng hai điềukiện Thứ nhất, con đã thành niên và không sống chung với cha mẹ Thứ hai, cha
mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
2.2 Thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
Tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì cha mẹkhông trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
Như vậy, không chỉ cha mẹ ly hôn mới phải cấp dưỡng cho con mà khi không sốngcùng con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng thì phảicấp dưỡng cho con theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trong thực tiễn xét xử, nhiều trường hợp người con được sinh ra không trên cơ
sở quan hệ hôn nhân, người cha đẻ không thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng con
từ khi con sinh ra Khi người mẹ khởi kiện yêu cầu xác định cha cho con và yêucầu người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, trong trường hợp này, đã cónhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng nuôi con Vì vậy Thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡngcho con chưa thành niên sẽ thuộc một trong các trường hợp sau:
Trang 11a) Thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên
là ngày đứa trẻ được sinh ra đời
Theo quan điểm này, một người là cha đẻ thực sự thì luôn luôn là cha (từ khi đứatrẻ được hình thành) mà không lệ thuộc vào việc ngày nào Tòa án xác định người
đó là cha Việc xác định cha đẻ, mẹ đẻ thông qua bản án, quyết định của Tòa án chỉ
là phương thức để thực hiện quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con mà không phải
là căn cứ tính thời điểm xác lập quan hệ cha mẹ và con, cũng không phải là thờiđiểm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con Do đó, quyền, nghĩa vụ vềnuôi dưỡng của cha, mẹ đối với con chưa thành niên quy định tại Điều 71 Luật Hônnhân gia đình năm 2014 phải tính từ thời điểm con được sinh ra, nguyên tắc nàycũng được áp dụng cho cấp dưỡng vì bản chất nghĩa vụ cấp dưỡng là một dạngthức nghĩa vụ nuôi dưỡng áp dụng cho người không trực tiếp nuôi con
b) Thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là ngày bản án, quyếtđịnh của Tòa án về việc xác định cha cho con có hiệu lực pháp luật
Theo quan điểm này thì sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi conchưa thành niên của người cha đẻ trong trường hợp này là việc xác định cha chocon bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Khi chưa
có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì chưa biết được ai là cha thực sự củangười con, đồng thời, người cha có thể cũng chưa biết được sự tồn tại của ngườicon chưa thành niên của mình Bên cạnh đó, bản án, quyết định của Tòa án ngaysau khi ban hành có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật vàđến khi có hiệu lực pháp luật thì quyền, nghĩa vụ dân sự và các vấn đề khác đượcnêu trong bản án, quyết định đó mới có giá trị thi hành Theo logic thì thời điểmxảy ra sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chính là thờiđiểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con Do đó, thời điểm bắt đầu thực