1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn) Phân tích nội dung và thực tiễn Nguyên tắc không can thiệp vào viêc nội bộ của quốc gia khác

13 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích nội dung và thực tiễn Nguyên tắc không can thiệp vào viêc nội bộ của quốc gia khác
Tác giả Lớp: 10 N04-TL1
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Công Pháp Quốc Tế
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 740,76 KB

Nội dung

MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Đề bài: Phân tích nội dung và thực tiễn Nguyên tắc không can thiệp vào viêc nội bộ của quốc gia khác Công pháp Quốc tế được hiểu là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Trong đó chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý tự nhiên, vốn có của mỗi quốc gia và không thể bị can thiệp, xâm phạm bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, quân sự đến từ quốc gia khác. Vấn đề này bị ràng buộc bởi các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, trong đó có nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Việc tuân thủ nguyên tắc này có vai trò quan trọng đối với các quốc gia trong việc thực hiện chủ quyền, giữ gìn hòa bình, ổn định quan hệ quốc tế. Nhận thấy được tầm quan trọng vấn đề này, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài: Phân tích nội dung và thực tiễn nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Đề bài: Phân tích nội dung và thực tiễn Nguyên tắc

không can thiệp vào viêc nội bộ của quốc gia khác

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2023

Nhóm thực hiện:

Lớp:

10 N04-TL1

Trang 2

MỤC LỤC

Mở Đầu 4

Nội Dung 4

I Những vấn đề lý luận 4

1 Các khái niệm: 4

2 Sự hình thành nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác: 5

3 Nội dung của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác: .5 4 Các trường hợp ngoại lệ: 7

II Thực tiễn thực hiện nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của quốc gia khác: 8

1 Thực trạng: 8

2 Đánh giá việc thực hiện nguyên tắc: 11

3 Một số kiến nghị biện pháp khắc phục: 12

Kết Luận 13

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 14

Trang 3

MỞ ĐẦU

Công pháp Quốc tế được hiểu là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng Trong đó chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý tự nhiên, vốn có của mỗi quốc gia và không thể bị can thiệp, xâm phạm bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, quân sự đến từ quốc gia khác Vấn đề này bị ràng buộc bởi các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, trong đó có

nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia Việc tuân thủ nguyên tắc này

có vai trò quan trọng đối với các quốc gia trong việc thực hiện chủ quyền, giữ gìn hòa bình, ổn định quan hệ quốc tế Nhận thấy được tầm quan trọng vấn đề này, nhóm chúng tôi lựa chọn đề

tài: Phân tích nội dung và thực tiễn nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

NỘI DUNG

I Những vấn đề lý luận.

1 Các khái niệm:

Công việc nội bộ của quốc gia: Là công việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của quốc gia trên

cơ sở chủ quyền của mình Trong đó: Về đối nội, quốc gia có quyền lựa chọn và phát triển chế độ

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…, quốc gia có quyền tối thượng trong phạm vi lãnh thổ việc thiết lập và thực thi quyền lực qua các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp phù hợp với các

nguyên tắc của luật quốc tế Về đối ngoại, quốc gia có quyền độc lập thiết lập mối quan hệ với

bất kỳ quốc gia nào, có quyền tham gia vào các tổ chức quốc tế và có quyền ký kết hoặc không tham gia vào các điều ước quốc tế

Can thiệp: Thường được thể hiện dưới hai hình thức phổ biến: Can thiệp trực tiếp là dùng

áp lực quân sự, kinh tế, chính trị… tác động trực tiếp đối với quốc gia khác nhằm ép buộc quốc gia đó phụ thuộc vào mình Can thiệp gián tiếp là các biện pháp do quốc gia tổ chức, khuyến khích, giúp đỡ các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền hợp pháp của quốc gia khác hoặc gây mất ổn định cho tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước này

Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác: Là việc cấm can thiệp trực tiếp

hoặc gián tiếp vào công việc đối nội và đối ngoại của mọi quốc gia dưới bất kỳ nguyên cớ nào.1

1 Theo Tuyên bố của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1970 về “các nguyên tắc của luật quốc tế”

Trang 4

2 Sự hình thành nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác:

Xuất hiện trong thời kỳ cách mạng tư sản dưới dạng các quy phạm pháp luật của các quốc gia và được ghi nhận trong Hiến pháp của các nước này2 tuy nhiên còn tồn tại nhiều hạn chế do vẫn chịu sự khống chế của nguyên tắc vũ lực – “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”

Khi Liên hợp quốc ra đời, Hiến chương của tổ chức đã mở rộng và cụ thể hóa nguyên tắc

không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác là một trong những nguyên tắc cơ bản

của Luật quốc tế hiên đại tại khoản 7 Điều 23 Nguyên tắc này được hoàn thiện và ghi nhận trong nhiều văn kiện của Đại hội đồng Liên hợp quốc như: Tuyên bố về việc không chấp nhận các hình thức can thiệp năm 1965; Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế điểu chỉnh mối quan

hệ hữu nghị và hợp tác của quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc Ngoài ra, nguyên tắc này còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế như: Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị các nước Á Phi năm 1955, Hiệp ước Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, và nhiều văn bản quốc tế quan trọng khác

3 Nội dung của nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác:

Năm 1970, bằng nghị quyết số 2625, Liên hợp quốc thông qua tuyên bố về các nguyên tắc

cơ bản của luật quốc tế điều chỉnh Trong đó, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ

của quốc gia khác có những nội dung như sau:

a Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp, đe doạ can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia khác

Sự can thiệp vũ trang hay bất kỳ hình thức can thiệp, đe dọa can thiệp nào khác với mục đích xâm phạm vào việc riêng của quốc gia như: Sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị của nước này, đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và thế giới hoặc xâm phạm đến cơ quan chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia khác đều là những hành vi vi phạm luật quốc tế Xuất phát từ chủ quyền của mình, mỗi quốc gia đều có quyền tự do lựa chọn, tự do xây dựng và phát triển chế độ chính trị, kinh tế văn hóa và xã hội của mình phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, hoàn cảnh đất nước

2 Hiến pháp của Nhà nước tư sản Pháp năm 1793: “Nhân dân Pháp không can thiệp vào công việc nội bộ của các dân tộc

khác, đồng thời cũng không cam chịu để các dân tộc khác can thiệp vào công việc nội bộ của mình”

3Khoản 7 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được

can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương.

Trang 5

b Cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình.

Không quốc gia nào có thể sử dụng hay khuyến khích sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị hay các hình thức khác nhằm buộc Quốc gia khác phải phụ thuộc mình Do đó việc sử dụng các biện pháp như cấm vận, từ chối giao thương với một quốc gia khác mà không có lý do được coi là vi phạm luật quốc tế Nội dung này đảm bảo rằng mọi quốc gia đều có quyền bình đẳng, quyền quyết định các chính sách và chế độ kinh tế của quốc gia đó mà không bị các quốc gia lớn chèn ép, đe dọa

c Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác

Không quốc gia nào được tổ chức, hỗ trợ, khuyến khích, kích động hành vi lật đổ, khủng

bố hay các hoạt động vũ trang nhằm lật đổ bằng bạo lực thể chế của Quốc gia khác, hoặc can thiệp vào các cuộc bạo động dân sự ở quốc gia khác.4 Quốc gia bị coi là có hành vi can thiệp gián tiếp vào công việc nội bộ của nước khác là khi quốc gia đó ủng hộ các băng đảng vũ trang nhằm mục đích lật đổ chính quyền của quốc gia khác thông qua việc giúp đỡ tài chính, cung cấp vũ khí, huấn luyện đào tạo

d Cấm can thiệp vào các cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác.

Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác là một nguyên tắc quốc tế mà nhiều tổ chức và hiệp định quốc tế đều ủng hộ Nguyên tắc này được tổng hợp trong Hội nghị

Hiệp ước của Liên hợp quốc năm 1965 về Quyền tự quyết và không can thiệp vào các vấn đề nội

bộ của quốc gia khác.

e Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh

tế, xã hội và văn hoá phù hợp với nguyện vọng của dân tộc 5

Nội dung này đề cập đến quyền của mỗi quốc gia trong việc quyết định về các vấn đề nội

bộ của họ Quốc gia có quyền tự quyết định về chế độ chính trị mà họ muốn thiết lập Quyền này bao gồm quyền của người dân ở quốc gia tham gia vào việc quyết định chế độ chính trị của họ

4 Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc

5 Tại khoản 1 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 các quốc gia đã cam kết theo đuổi mục đích: “phát triển quan

hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết”.

Trang 6

như bầu cử Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với nguyện vọng của họ

để phát triển đất nước và cải thiện cuộc sống của dân tộc Quyền tự quyết định xã hội cho phép mỗi quốc gia tự quyết định các vấn đề xã hội như: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội

và các chính sách xã hội khác Mỗi quốc gia cũng có quyền tự quyết định các vấn đề liên quan đến văn hóa, bao gồm: ngôn ngữ, tôn giáo, bảo tồn và phát triển các giá trị và di sản văn hóa riêng của họ

4 Các trường hợp ngoại lệ:

Về mặt nguyên tắc, luật quốc tế không điều chỉnh các vấn đề thuộc nội bộ của quốc gia Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ cho nguyên tắc này được quy định tại Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 Trên cơ sở chủ quyền, quốc gia có toàn quyền quyết định mọi việc đối nội, đối ngoại của quốc gia mình, nhưng phải phù hợp với luật quốc tế, nhất là trong các lĩnh vực nhân quyền, nhân đạo, kinh tế quốc tế, môi trường… Như vậy, nguyên tắc này tồn tại hai ngoại

lệ sau:

Thứ nhất: Khi trong nội bộ quốc gia xảy ra cuộc xung đột vũ trang mà các cuộc xung đột

này có nguy cơ lan rộng gây ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế

Nội chiến là công việc nội bộ của một quốc gia, do đó cộng đồng quốc tế không thể can thiệp.6 Tuy nhiên, trong trường hợp nội chiến ảnh hưởng đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế thì các quy định của Chương VII sẽ được áp dụng Hội đông bảo an xác định theo Điều

39 Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc xem có tồn tại mối đe dọa hòa bình hoặc vi phạm hòa bình hay không hoặc liệu có bất kỳ hành động xâm lược nào đã xảy ra hay không và đưa ra khuyến nghị hoặc quyết định những biện pháp nào sẽ được thực hiện để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những hành vi đe dọa hoặc vi

phạm đó có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc tế thì có thẩm quyền áp dụng biện pháp Cấm

vận (tại Điều 41 của Hiến chương) hoặc Can thiệp quân sự (tại Điều 42 của Hiến chương). Ví dụ: Cuộc xung đột vũ trang diễn ra tại Libya năm 2011, trước nguy cơ dẫn đến mất ổn định trong khu vực, đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1973 về thiết lập vùng cấm bay và cho phép quốc tế can thiệp vào Libya

để bảo vệ thường dân

6 Căn cứ theo khoản 7 điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945

Trang 7

Thứ hai: Khi quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người,

làm ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế

Ranh giới giữa công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của quốc gia và công việc có sự tham gia của cộng đồng quốc tế trong nhiều trường hợp không hoàn toàn độc lập với nhau như là vấn

đề nhân quyền, nhân đạo, môi trường… Do vậy, nhằm mục đích bảo vệ sự sống con người và các quyền cơ bản của con người trong các "thảm họa nhân đạo", khi quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền cơ bản của con người thì cần có sự can thiệp của cộng đồng quốc tế Trong trường hợp này Hội đồng bảo an có thể áp dụng các biện pháp như cấm vận, can thiệp quân sự, và đặc biệt đối với những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như hành vi diệt chủng, tội

ác chiến tranh (thường được thực hiện bởi các quan chức chính phủ cấp cao), Liên Hợp Quốc có thể can thiệp bằng cách thành lập một tòa án hình sự đặc biệt để xét xử công dân của quốc gia đó

trên cơ sở Nghị quyết được thông qua theo điều 27 khoản 3 Ví dụ: Việc thiết lập chủ nghĩa diệt chủng Apacthai vốn là công việc nội bộ của Nam Phi Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc, diệt chủng là vô cùng dã man, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về quyền con người, cộng đồng quốc tế đã lên tiếng và áp dụng các biện pháp cần thiết để can thiệp phù hợp và ngăn cản chinh sách này của Nam Phi

II Thực tiễn thực hiện nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề thuộc thẩm quyền

của quốc gia khác:

1 Thực trạng:

Các nước thành viên của Liên minh Châu Âu EU được đánh giá là thực hiện rất tốt nguyên tắc này Điều này có thể được thấy ở việc họ tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như ủng hộ các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết xung đột và tranh chấp cũng như kịch liệt phản đối và lên án những hành vi can thiệp vào công việc nội bộ đó Châu Mỹ cũng

là một khu vực thực hiện khá tốt nguyên tắc không can thiệp Điều này được thể hiện trong Hiến chương Tổ chức các nước Châu Mỹ7 Các nước ở Châu Á nhìn chung là thực hiện tốt nguyên tắc này Điển hình ta cần phải nói tới Hiến chương ASEAN8 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á - ASEAN mà hiện nay Việt Nam ta là thành viên Nguyên tắc không can thiệp được ghi nhận tại điểm e khoản 2 Hiến chương ASEAN

7 Điều 1 Hiến Chương Tổ chức Liên Mỹ

8 Điểm e khoản 2 Điều 2 Hiến chương ASEAN năm 2008

Trang 8

Ngoại lệ của nguyên tắc cũng được thực hiện nhằm đảm bảo quyền của con người điển hình như trong cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar vào tháng 2 năm 2021, chính quyền quân

sự đã bị cáo buộc vi phạm nhân quyền trắng trợn đối với dân thường, bao gồm giết người, giam giữ tùy tiện cũng như sử dụng rộng rãi các hình thức tra tấn Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt có chủ đích đối với chính quyền quân sự và các nhà lãnh đạo của họ, đồng thời kêu gọi chấm dứt bạo lực chống lại dân thường ASEAN cũng kêu gọi trả tự do cho những người bị giam giữ chính trị nhưng vẫn giữ nguyên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhà nước Hay như ngoại lệ về xung đột vũ trang trong nội

bộ quốc gia làm ảnh hưởng đến an ninh khu vực và thế giới hiện nay xảy ra rất nhiều và mỗi quốc gia lại có những động thái khác nhau Ví dụ như sự can thiệp của Liên hợp quốc vào việc làm dịu đi tình hình và chấm dứt xung đột vũ trang ở Nam Tư từ năm 1991 đến 1994

Trong quan hệ với các nước, với vị thế là cường quốc số 1 về kinh tế và quân sự thế giới, Hoa Kỳ thường xuyên có những động thái can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia Châu

Mỹ La tinh, Châu Phi và Châu Á Vụ Nicaragua kiện Hoa Kỳ năm 1986 về “các hoạt động quân

sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa” là vụ việc trên thực tế Hoa Kỳ đã can thiệp vào công việc nội bộ của Nicaragua Trong vụ việc này, Tòa án quốc tế ICJ đã chỉ rõ sự ủng hộ của Hoa Kỳ về tài chính, đào tào, huấn luyện, cung cấp vũ khí và thám báo, ủng hộ vật chất cho hoạt động quân sự và bán quân sự của lực lượng contras là hành vi biểu hiện cho vi phạm nguyên tắc không can thiệp, tức là hành vi này của Hoa Kỳ là sự can thiệp gián tiếp trái pháp luật vào công việc nội bộ của Nicaragua

Tổ chức Theo dõi nhân quyền HRW được thành lập với danh nghĩa là chuyên nghiên cứu

và cổ vũ cho nhân quyền, nhưng những hoạt động của HRW đã và đang làm lại đi ngược lại với danh nghĩa đó, lấy nó làm bình phong để thực hiện ý đồ đen tối Nhiều quốc gia trên thế giới đã cáo buộc HRW chịu quá nhiều chi phối từ chính phủ Hoa Kỳ, hoạt động không đúng tôn chỉ,

mục đích vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác Bên

cạnh đó, đối với nước ta, tổ chức HRW cũng đưa ra những thông tin thiếu khách quan, không chính xác, mang tính xuyên tạc, phủ nhận thành quả, bôi nhọ bức tranh nhân quyền Việt Nam, nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, làm rối loạn tình hình đất nước “Báo cáo Thế giới 2020” của HRW đã đưa ra những thông tin bịa đặt không có cơ sở, từ đó đưa ra những

Trang 9

yêu cầu phi lý như: đòi trả tự do cho một số đối tượng đang thụ án do vi phạm pháp luật Việt Nam Đây, thực chất là biểu hiện rõ ràng rằng HRW đang đội lốt “theo dõi nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam9

Đội lốt “nhân đạo” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam Những việc làm và giọng điệu của tổ chức này đã chứng minh rằng, mang danh là tổ chức nhân quyền nhưng hoạt động của HRW không phục vụ cho sự phát triển nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Cần khẳng định rằng: “Báo cáo Thế giới 2020” mà HRW đưa ra đã dựa trên những thông tin xuyên tạc, bịa đặt và không có cơ sở, không phản ánh đúng bức tranh nhân quyền của Việt Nam 10

Đặt trong vấn đề nguyên tắc, quan điểm của Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn khẳng định chính sách nhất quán muốn làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, thành viên có trách nhiệm của các tổ chức quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, hợp tác cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Nhà nước Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở; chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền con người, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Nhà nước Việt Nam kiên quyết lên án bất kỳ quốc gia, dân tộc nào can thiệp vào chủ quyền, công việc nội bộ của quốc gia khác dưới bất kỳ hình thức nào 11

2 Đánh giá vai trò, vị trí của nguyên tắc trong quan hệ quốc tế

Là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế nên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác đóng vai trò là cơ sở xây dựng và thước đo pháp lý của mọi quy phạm pháp luật quốc tế khác Nguyên tắc này chính là cơ sở, nền tảng trong việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế Các quy phạm pháp luật quốc tế khác không được trái với nguyên tắc cơ bản nếu không quy phạm đó sẽ không có giá trị pháp lý

Bên cạnh đó, nguyên tắc này còn là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế xảy ra trong quan hệ quốc tế Nó giúp cho các chủ thể xác định phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ quốc tế và các chủ thể phải tuyệt đối tuân thủ, lấy đó làm căn cứ

9 Phùng Kim Lân, Đội lốt “theo dõi nhân quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam là trái công ước quốc tế

10 Liêm Chính, Bình Nguyên, HRW lại tái diễn luận điệu vu cáo tình hình nhân quyền tại Việt Nam

11 Nguyễn Đức Quỳnh, Can thiệp nhân đạo – dạng thức can tiệp mới của Mỹ và phương Tây

Trang 10

pháp lý, làm cơ sở để giải quyết tranh chấp của mình Chỉ khi tranh chấp được giải quyết, Luật Quốc tế được đảm bảo thi hành trên thực tế thì mới có thể duy trì ổn định được nền hòa bình thế giới

Ngoài ra, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác còn là công cụ pháp lý sắc bén để các chủ thể quốc tế sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Với bản chất là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nên khi thỏa thuận, các chủ thể hoàn toàn có thể cân nhắc đến lợi ích của mình Khi có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các chủ thể hoàn toàn có thể dựa vào nguyên tắc để thực hiện các biện pháp hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

3 Đánh giá việc thực hiện nguyên tắc:

Về mặt tích cực: Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác

được từng bước phát triển và hoàn thiện trong quá trình hoạt động của Liên hợp quốc Có thể thấy răng nguyên tắc này đã được đa số các quốc gia trên thế giới tuân thủ, được cộng đồng quốc tế tin cậy ghi nhận trong hầu hết các điều ước quốc tế song phương và đa phương Việc tuân thủ giúp hạn chế mâu thuẫn, xung đột, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, bảo đảm chủ quyền của quốc tra trong phạm vi lãnh thổ Các quốc gia đã phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau khi có quốc gia bị can thiệp, lên án những hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia Chính nguyên tắc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia có thể thực hiện quyền tối cao của mình, tạo nên bầu không khí hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, làm cơ sở cho các quốc gia hợp tác và phát triển toàn diện trong nhiều lĩnh vực Đồng thời nguyên tắc có hai ngoại lệ nhằm đảm bảo quyền con người, bảo vệ nền hòa bình và an ninh của thế giới Việc đó đã thể hiện tính nhân đạo, sự góp sức của cộng đồng quốc tế đối với thảm họa nhân đạo và bảo vệ hòa bình thế giới

Về mặt hạn chế: Mặc dù nguyên tắc đã nêu rõ không được can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, tuy nhiên do pháp luật quốc tế chưa nêu ra bất kỳ tiêu chí nào để xác định khi nào có mối đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế và cũng chưa đưa ra chưa đưa ra quy định cụ thể về vấn đề can thiệp nhân đạo, nên vẫn tồn tại một số quốc gia lợi dụng điều này để can thiệp vào nội bộ của quốc gia khác với những mục đích khác nhau, thường thì một quốc gia lớn sẽ can thiệp vào nội bộ của một quốc gia nhỏ hơn, điển hình ở đây là Hoa Kỳ Không thể phủ nhận can

Ngày đăng: 21/10/2024, 14:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w