1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Đề thi HLU) Phân tích, đánh giá và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về giám hộ đối với cá nhân.

4 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích, đánh giá và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về giám hộ đối với cá nhân
Tác giả Hlu
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Bài luận
Năm xuất bản 2015
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 23,22 KB

Nội dung

Phân tích, đánh giá và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về giám hộ đối với cá nhân.

Trang 1

Đề số 2: Phân tích, đánh giá và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ

luật dân sự năm 2015 về giám hộ đối với cá nhân

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tương đối cụ thể những nội dung liên quan đến chế định giám hộ từ Điều 46 đến Điều 63 thuộc mục 4 chương III Nhìn chung, những quy định chi tiết về chế định giám hộ của Bộ luật Dân sự 2015 đã phần nào đáp ứng đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống, góp phần không nhỏ trong việc tạo lập một định chế pháp lý thống nhất, giải quyết hiệu quả những nhu cầu bứt thiết trong nhân dân liên quan đến việc giám hộ Chế định giám hộ thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội ta đối với cá nhân yếu thế Tuy nhiên, do sự thay đổi nhanh chóng và phức tạp của các quan hệ xã hội dân sự theo sự phát triển của

xã hội, quy phạm pháp luật thuộc chế định giám hộ trong Bộ luật dân sự 2015 đã phát sinh một vài vấn đề bất cập, gây khó khăn, trở ngại cho việc áp dụng pháp luật dân sự vào thực tiễn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân Những nội dung quy định của chế định giám hộ đã được khái quát rõ trong các điều luật của Bộ luật dân sự 2015 Vì vậy, em xin phép được đi sâu vào phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng chế định pháp luật này

1 Giám hộ là chế định mang tính tổng hợp của nhiều ngành luật Nhằm khắc phục tình trạng của người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành

vi của mình xác lập, thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ Việc pháp luật đặt ra chế định giám hộ là hoàn toàn hợp lý, thể hiện pháp luật đề cao quyền và lợi ích của mỗi cá nhân đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo, tình thương trong xã hội

2 Khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 đã xác định rõ 4 đối tượng được giám

hộ là: Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu

Trang 2

nhận thức, làm chủ hành vi Như vậy Bộ luật dân sự 2015 bổ sung thêm đối tượng được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Cá nhân em nhận thấy như sau:

Thứ nhất, việc pháp luật đưa vấn đề giám hộ cho người mất năng lực hành vi

dân sự là cần thiết, bởi vì đây là yếu tố pháp lý then chốt để các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ những người có điều kiện khó khăn khi bị mất năng lực hành vi dân sự Nhưng những người mắc bệnh tâm thần sẽ chỉ được xác lập giám hộ sau khi người mắc bệnh tâm thần đó được Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành

vi dân sự

Tuy nhiên thực tiễn việc thực hiện việc giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự có những bất cập sau:

Trong thực tiễn, hoàn cảnh của rất nhiều gia đình có người bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến không nhận thức được hành vi lại rất khó khăn về kinh tế, dẫn đến việc thực hiện những quy định về thủ tục nêu trên lại gây cho họ rất nhiều khó khăn, cho nên phần nào chế định giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự không có giá trị nhiều đối với những người nghèo, bởi những người mất năng lực hành vi dân sự có hoàn cảnh có khăn sẽ không có điều kiện về tài chính cũng như người thân có kiến thức hiểu biết pháp luật để giúp họ thực hiện các thủ tục đề nghị Tòa án tuyên bố họ mất hoặc không có năng lực hành vi dân sự

Thứ hai, việc xác định, phân biệt người không đủ khả năng nhận thức, làm chủ

hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự chưa rõ ràng, dẫn đến gây nhầm lẫn trong quá trình áp dụng Bên cạnh đó quy định về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi chưa được đồng bộ với những văn bản pháp luật khác, do đó làm hạn chế, gây khó khăn việc đảm bảo thực hiện quyền và lợi ích của họ đối với người giám hộ

Trang 3

3 Bộ luật dân sự 2015 quy định hai hình thức giám hộ đó là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử Trong đó giám hộ đương nhiên: Là hình thức do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân Người giám hộ đương nhiên đối với người được giám hộ là những người thân thiết, gần gũi nhất

Ví dụ: Vợ - chồng, anh, chị - em… (Điều 52, 53 Bộ luật Dân sự 2015) Giám hộ được cử: Là hình thức cử giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 BLDS 2015 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám

hộ có trách nhiệm cử người giám hộ

Đối với quy định nêu trên, em nhận thấy như sau:

Thứ nhất, chế định giám hộ được đặt ra nhằm chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của

người được giám hộ Vì vậy, theo quan điểm cá nhân của em nên để sự tự nguyện, thỏa thuận lên trên, không nhất thiết phải theo thứ tự khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 47 mà cần tìm người thực sự quan tâm đến người được giám hộ, xuất phát từ

sự tự nguyện mà không đòi hỏi một lợi ích vật chất nào cho việc giám hộ của mình

Thứ hai, Trường hợp người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực

hành vi dân sự được quy định tại Khoản 1 Điều 53 BLDS 2015 là chồng hoặc vợ cũng có những bất cập khi áp dụng trong thực tiễn Bởi, nếu người giám hộ là chồng hoặc vợ mà người đó có ý định muốn ly hôn với người bị mất năng lực hành

vi dân sự thì việc để người chồng hoặc vợ làm người giám hộ sẽ không bảo vệ được quyền lợi của bên mất năng lực hành vi dân sự

Thứ ba, chưa có quy định cụ thể nơi cư trú của người được giám hộ là nơi

đăng ký thường trú hay nơi người được giám hộ đang sinh sống nếu như người được giám hộ đăng ký thường trú một nơi nhưng sinh sống một nơi

4 Như vậy các quyền mà pháp luật quy định cho người giám hộ tương ứng với những nghĩa vụ mà họ phải làm Các quy định về quyền và nghĩa vụ phải làm

Trang 4

của người giám hộ xuất phát từ sự tự nguyện mà không đòi hỏi một lợi ích vật chất nào cho việc giám hộ của mình

* Kiến nghị hoàn thiện

1 Đảng và Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về chi phí cũng như sửa đổi, bổ sung Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 trên tinh thần giảm bớt thủ tục rườm rà cho người dân trong việc xác định người mất năng lực hành vi dân sự

2 Cần có văn bản hướng dẫn, bổ sung phân biệt người không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự Đồng thời đồng bộ những văn bản pháp luật khác về vấn đề này

3 Cần xác định rõ nơi cư trú trong trường hợp người được giám hộ đăng ký thường trú một nơi nhưng sinh sống một nơi Theo quan điểm cá nhân của em thì nên xác định rõ nơi cư trú ở đây là nơi sinh sống thường xuyên/hiện tại của người được giám hộ

Ngày đăng: 21/10/2024, 09:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w