Khi Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm giải quyết các vấn đề liên quan tới tranhchấp về tài sản của vợ, chồng khi ly hôn sẽ bao gồm những hành vi tố tụng của Tòa án và đương sự theo đúng trì
Trang 1CƠ SỞ THỰC TẬP: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2024
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA
VỢ, CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
QUẬN HOÀN KIẾM
(CHUYÊN ĐỀ THUỘC BỘ MÔN: HÔN NHÂN GIA ĐÌNH)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG KHI LYHÔN TẠI TÒA ÁN 21.1 Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ, chồng khi lyhôn 21.2 Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về giải quyết tranh chấp tài sản của
vợ, chồng khi ly hôn tại Tòa án 3CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ,CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM 102.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp tài sản của vợ, chồng khi ly hôn trên địabàn quận Hoàn Kiếm 102.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp tài sản của vợ, chồng khi ly hôn trêu địa bànquận Hoàn Kiếm trong một sô trường hợp cụ thể: 12CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢIQUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TÒAÁN 16
3.5 Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ, chồng khi ly hôn 18
KẾT LUẬN 19DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
ii
Trang 3MỞ ĐẦU
Quận Hoàn Kiếm tuy là quận có diện tích nhỏ nhất tại thành phố Hà Nội (diện tích5.29 km2) nhưng có đến 18 đơn vị hành chính cấp xã/phường trực thuộc và 155 phố vớinhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh Chính vì vậy, quận Hoàn Kiếm là nơi cómật độ dân cư dày đặc và tập trung nhiều trung tâm thương mại, hành chính, đón nhiều
du khách trong và ngoài nước và là nơi diễn ra nhiều hoạt động thương mại, du lịch, vănhóa thể thao Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm có địa chỉ tại số 51 Lò Sũ, quận HoànKiếm, thành phố Hà Nội Nơi đây là một địa chỉ nằm trong khu vực trung tâm của cáckhu phố cổ Hà Nội, do đó diện tích Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm khá nhỏ
Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm có chức năng xét xử sơ thẩm những vụ án hình
sự, dân sự, hành chính; giải quyết việc dân sự và những công việc khác thuộc thẩmquyền mà pháp luật đã quy định, trong đó bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp tài sảncủa vợ, chồng khi ly hôn
Khi Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm giải quyết các vấn đề liên quan tới tranhchấp về tài sản của vợ, chồng khi ly hôn sẽ bao gồm những hành vi tố tụng của Tòa án
và đương sự theo đúng trình tự, thủ tục luật định nhằm xác định chính xác các hạng mụctài sản nào là tài sản chung các hạng mục tài sản nào là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm luôn đảm bảo việc áp dụng pháp luật chính xác, côngminh, khách quan, đảm bảo quyền lợi của các bên vợ, chồng đối với khối tài sản chungquyền lợi của con chưa thành niên, con đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự.Bên cạnh đó, việc giải quyết tranh chấp tài sản vợ, chồng khi ly hôn tại tòa án còn gópphần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người thứ ba có liên quan đến tài sản chungcủa vợ, chồng, ngăn ngừa các hậu quả xấu do tranh chấp xảy ra
Việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ, chồng khi ly hôn tại Tòa án cần phải đưa
ra phán quyết công bằng, đúng pháp luật Lợi ích về tài sản của các bên tranh chấp cầnđược đảm bảo, tính năng công dụng của tài sản được phát huy tối đa phù hợp với nhucầu thực tế của mỗi bên vợ, chồng Đảm bảo tính khả thi của bản án khi thi hành trênthực tế, tăng độ tin cậy của người dân đối với công tác xét xử của Tòa án Hơn nữa, việcgiải quyết tranh chấp sẽ đánh giá được việc áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của
vợ, chồng khi ly hôn tại Tòa án, chỉ ra những bất cập là cơ sở cho việc hoàn thiện phápluật
1
Trang 4CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TÒA ÁN
1.1 Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ, chồng khi ly hôn:
1.1.1 Chế độ tài sản của vợ, chồng:
Luật Hôn nhân và gia định năm 2014 đã ghi nhận hai loại chế độ tài sản vợ, chồng,
đó là: Chế độ tài sản vợ, chồng theo thỏa thuận1 và chế độ tài sản theo luật định2 Trong
đó, chế độ tài sản theo thỏa thuận là quy định mới được quy định trong Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014, vợ, chồng có quyền thỏa thuận trong văn bản rằng giữa vợ, chồngchỉ có tài sản riêng, hoặc chỉ có tài sản chung hoặc vừa có tài sản riêng, vừa có tài sảnchung.3 Văn bản này được xác lập trước khi kết hôn, phải công chứng hoặc chứng thực
4 và có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn
1.1.2 Khái niệm tài sản vợ, chồng:
Theo pháp luật hiện hành, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Tài
sản bao gồm: bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện
có và tài sản hình thành trong tương lai.5
Tài sản chung của vợ, chồng là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng, được
tạo thành phù hợp với những căn cứ xác lập về tài sản chung của vợ, chồng do pháp luậtquy định6, hoặc được thoả thuận là tài sản chung khi vợ, chồng lựa chọn chế độ tài sảntheo luật định. Xuất phát từ yếu tố đặc biệt của quan hệ hôn nhân, sau khi kết hôn, vợ,chồng sẽ cùng nhau chung sống dưới một mái nhà, xây dựng gia đình hòa thuận, cùngnhau gánh vác công việc của gia đình, vì vậy vợ, chồng thường sẽ có một khối sảnchung để phục vụ nhu cầu chung của gia đình
Tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc
chồng tách biệt với khối tài sản chung của vợ, chồng được xác lập theo quy định củapháp luật 7 hoặc do thỏa thuận của vợ, chồng trong chế độ tài sản theo thỏa thuận. Cóthể thấy, việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng là một cơ chế pháp lý bảođảm quyền sở hữu cá nhân của vợ, chồng bảo vệ lợi ích về tài sản mà mỗi cá nhân vợ,chồng được hưởng và được pháp luật bảo hộ
1.1.3 Khái niệm giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ, chồng khi ly hôn tại Tòa án:
Ly hôn là sự kiện làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ, nghĩa là chấm
dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ, chồng về nhân thân và tài sản theo bản án,
1 Điều 47-Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
2 Điều 33-46,Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
3 Điều 15 Nghị định sô 126/2014/NĐ-CP
4 Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
5 Điều 105 Bộ Luật Dân sự năm 2015
6 Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
7 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
2
Trang 5quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.8 Nếu hai bên vợ, chồng thuận tình ly hônthì Tòa án công nhận ly hôn và ra quyết định thuận tình ly hôn Nếu vợ, chồng mâuthuẫn, có tranh chấp, một bên yêu cầu ly hôn thì Tòa án xét xử và đưa ra phán quyết lyhôn dưới dạng bản án.
Khi ly hôn do có sự mâu thuẫn về quan hệ tình cảm nên vợ, chồng khó tìm đượctiếng nói chung dẫn đến những tranh chấp về quyền nuôi con, tranh chấp về cấp dưỡngcho con chưa thành niên, tranh chấp về chia tài sản,… Do vậy, bản chất việc giải quyếttranh chấp tài sản của vợ, chồng khi ly hôn chính là việc chấm dứt quyền sở hữu chunghợp nhất của vợ, chồng đối với khối tài sản chung của vợ, chồng
Như vậy, giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ, chồng khi ly hôn tại Tòa án là
tổng hợp các hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự và các chủ thể khác theo trình tự,thủ tục luật định nhằm phân chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng, đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng trong vấn đề tài sản và người thứ ba liên quan.Giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ, chồng có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn được
thực hiện bởi Tòa án Đây là cơ quan tài phán duy nhất của nhà nước mang tính chấtquyền lực nhà nước và sẽ phải được tiến hành theo các trình tự thủ tục tố tụng chặt chẽ.Tòa án nhân dân chính là cơ quan pháp luật có chức năng thực hiện các quyền tư pháp,
sẽ đứng ra nhân danh Nhà nước để giải quyết các tranh chấp của Hôn nhân và gia đìnhnói chung và tranh chấp về tài sản của vợ, chồng nói riêng
Thứ hai, giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ, chồng khi ly hôn ra Tòa án
giải quyết là một trong những hoạt động giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình theođúng trình tự và quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự cũng như trình tự, quy định củapháp luật về Hôn nhân và gia đình
Thứ ba, giải quyết các tranh chấp về tài sản vợ, chồng khi ly hôn sẽ bao gồm
những công việc cơ bản như: xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng, xácđịnh đúng được tài sản riêng và phân chia tài sản chung một cách chính xác, đầy đủ tínhkhách quan, xác định được đúng các khoản nợ, các nghĩa vụ tài sản đang còn trên thực
tế, xác định các quyền, nghĩa vụ tài sản với người thứ ba có liên quan
Thứ tư, phán quyết của Tòa án về tranh chấp tài sản của vợ, chồng thì sẽ được nhà
nước đảm bảo thi hành bởi các biện pháp cưỡng chế thông qua cơ quan Thi hành án dân
sự Mục đích khi khởi kiện của đương sự là để bảo vệ được các quyền và lợi ích hợppháp của mình Vì vậy, việc bảo đảm thi hành án sau khi có phán quyết của Tòa án bằngbiện pháp cưỡng chế của nhà nước đã thể hiện được ưu điểm cơ bản trong cơ chế của thihành phán quyết của Tòa án
8 Khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
3
Trang 61.2 Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ, chồng khi ly hôn tại Tòa án:
1.2.1 Căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng khi vợ, chồng áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Chế độ tài sản của vợ, chồng theo thỏa thuận thực chất là một hợp đồng thỏa thuậntrên nguyên tắc tự do, tự nguyện Nên vợ, chồng có thể tự thỏa thuận và thỏa thuận cùngvới nhau về việc xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của họ Thỏa thuậnnày phải được lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực và lập trước khi kết hôn.Văn bản này sẽ chính thức phát sinh hiệu lực kể từ ngày vợ, chồng đăng ký kết hôn vàtrong thời kỳ hôn nhân, văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ, chồng có thể sửađổi, bổ sung nếu thỏa thuận đó có nội dung chưa rõ ràng hoặc ảnh hưởng đến quyền lợicủa vợ, chồng
Để xác định tài sản chung, tài sản riêng khi vợ, chồng áp dụng chế độ tài sản theothỏa thuận, cần căn cứ vào nội dung thỏa thuận về tài sản của vợ, chồng không trái vớicác quy định và nguyên tắc cơ bản của chế độ tài sản theo Điều 29 -31 Luật HN&GĐ
9
1.2.2 Căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng theo luật định.
Thứ nhất, tài sản chung của vợ, chồng được xác định dựa vào những căn cứ sau:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân: Thời kỳ hôn nhân là
khoảng thời gian tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.10 Việc xácđịnh thời kỳ hôn nhân là quan trọng và đầu tiên để xác định tài sản chung, bởi lẽ khi thời
kỳ hôn nhân bắt đầu thì pháp luật bắt đầu điều chỉnh quan hệ giữa vợ và chồng Tài sản
do một bên tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (kể cả trường vợ, chồng “ly thân” cũng vẫn coi
là thời kỳ hôn nhân) là tài sản chung của vợ, chồng
Tài sản do vợ, chồng tao ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh
và thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời ky hôn nhân “Lao động của vợ,chồng trong gia đình cũng được coi là lao động có thu nhập” Do đó trong trường hợpnày, dù tài sản chỉ do một người tạo ra thì vấn được coi là tài sản chung vợ, chồng, bởinếu không có người kia ở nhà chăm lo gia đình con cái, tạo điều kiện cho người kia laođộng tạo ra thu nhập thì cũng khó có thể tạo ra được khối tài sản Đây chính là tính chấtđặc biệt trong mối quan hệ hôn nhân Ngoài ra, còn có “những thu nhập hợp pháp khác”được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 129/2014/ND-CP như là khoản tiền trúngthưởng, tiền trúng xổ số… trong thời kỳ hôn nhân
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng vợ, chồng11: Hoa lợi phát sinh từ tàisản riêng là những sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình Lợitức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc
9 Điều 48 Luật HN&GĐ năm 2014
10 Khoản 13 Điều 3 Luật HN&GĐ
11 Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ
4
Trang 7khai thác tài sản riêng của mình Như vậy, hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của
vợ, chồng được coi là tài sản chung, trừ trường hợp tài sản riêng này là tài sản được chia
từ tài sản chung
- Tài sản vợ, chồng được thừa kế chung, tặng cho chung: Trường hợp được thừa
kế chung, tặng cho chung là trường hợp trong di chúc hoặc hợp đồng tặng cho thể hiện ýchí tặng cho chung không phân biệt tỉ lệ tài sản cho mỗi bên vợ, chồng Thừa kế chungchỉ xuất hiện trong thừa kế theo di chúc
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn: Theo quy định của
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau kếthôn là tài sản chung vợ, chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, đượctặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng
- Tài sản riêng của vợ, chồng nhưng được vợ, chồng thỏa thuận nhập vào tài
sản chung: Trên thực tế, sau khi kết hôn vợ, chồng cùng nhau gắn bó xây dựng tổ ấm
chung, vì vậy nhiều cặp vợ, chồng không phân biệt tài sản riêng với tài sản chung mà tựnguyện đem tài sản riêng nhập vào tài sản chung
- Tài sản vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng mỗi bên nhưng không có chứng cứ chứng minh thì đươc coi là tài sản chung: Trong quan hệ hôn nhân có nhiều
trường hợp không phân định rạch ròi giữa tài sản riêng và tài sản chung Do vậy, khi xảy
ra tranh chấp về việc xác định tài sản riêng thì các bên có quyền đưa ra những chứng cứchứng mình đó là tài sản của riêng mình Mặt khác, nếu mỗi bên đều không có chứng cứchứng minh đó là tài sản của riêng mình thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ,chồng12
Thứ hai, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định dựa vào những căn cứ sau:
- Tài sản hình thành trước khi kết hôn: Quy định tài sản mà mỗi bên vợ, chồng
có trước khi kết hôn là tài sản riêng là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu tài sảnriêng của vợ, chồng và phù hợp với quy định quyền sở hữu riêng của công dân đượcHiến pháp ghi nhận và bảo vệ
- Tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân: Việc quy
định vậy nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của chủ tài sản theo quy định pháp luật Chủtài sản có quyền định đoạt chuyển quyền sở hữu cho riêng vợ hoặc chồng chứ khôngphải cho chung hai vợ, chồng
- Tài sản vợ, chồng được chia từ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: Trong
thời kỳ hôn nhân vợ, chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sảnchung Thỏa thuận này được lập thành văn bản và không thuộc trường hợp bị vô hiệunhư làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích gia đình, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợppháp của con chưa thành niên, nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ…Đồng thời hoa lợi,lợi tức từ những tài sản riêng này là tài sản riêng của vợ, chồng trừ trường hợp vợ, chồng
có thỏa thuận khác
12 Khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ
5
Trang 8- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng: Là những tài sản được
chuyển hóa bằng cách bán lấy tiền, đổi lấy tài sản khác hoặc bán đi rồi mua tài sản khác
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng: Là những tài sản thuộc đồ
dùng, tư trang cá nhân của vợ chồng
- Tài sản riêng khác theo quy định của pháp luật: Điều 11 Nghị định 126/2014,
tài sản riêng khác gồm: tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án,quyết định của tòa hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền, hoặc khoản trợ cấp, ưuđãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công vớicách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng
1.2.3 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ, chồng khi ly hôn.
* Đối với trường hợp có thỏa thuận bằng văn bản về chế độ tài sản của vợ, chồng
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã tiếp thu và phát triển dựa trên những LuậtHôn nhân và gia đình trước đây, từ đó đưa ra những điểm thay đổi cho phù hợp với sựphát triển của kinh tế xã hội, đặc biệt về vấn đề tự lựa chọn chế độ tài sản của vợ, chồng.Theo đó, pháp luật cho phép trước khi kết hôn, hai bên nam nữ có quyền xác lập chế độtài sản nhằm chi phối toàn bộ quyền sở hữu tài sản của vợ, chồng trong thời kỳ hônnhân. Nhưng trong thực tế, không phải khi nào các cặp vợ, chồng cũng có thể cùngnhau thỏa thuận được trong việc phân chia tài sản chung của họ theo đúng như mìnhmong muốn, đặc biệt là khi hôn nhân xảy ra mâu thuẫn dẫn tới việc ly hôn thì rất khó đểhai bên cùng ngồi với nhau để nói chuyện và bàn bạc, thỏa thuận về việc phân chia tàisản chung Từ đó, pháp luật cũng đã đưa ra quy định vợ, chồng có thể đưa việc phânchia tài sản ra Tòa án giải quyết Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp, Tòa án sẽ căn cứdựa trên các nguyên tắc sau:
Trong trường hợp vợ, chồng đã có văn bản thỏa thuận từ trước và văn bản nàykhông bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì có thể sử dụng những điều đã được nêu ra trongthỏa thuận để giải quyết việc chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn Khi bản thỏathuận bị Tòa án tuyên bố vô hiệu cũng như thỏa thuận chưa rõ ràng hoặc chưa thỏathuận thì việc giải quyết sẽ được dựa trên những quy định tại khoản 2,3,4,5 Điều 59 vàcác Điều 60,61,62,63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết vấn đề chia tàisản của vợ, chồng khi ly hôn
Nếu trong quá trình giải quyết có một bên yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về tài sản
vô hiệu thì Tòa án sẽ đồng thời xem xét giải quyết cùng lúc với yêu cầu giải quyết tranhchấp tài sản của vợ, chồng
* Đối với trường hợp lựa chọn chế độ tài sản theo luật định 13
Thứ nhất, nguyên tắc chia đôi tài sản chung nhưng có tính đến các yếu tố liên quan để đảm bảo sự bình đẳng:
Trên cơ sở nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc hưởng các quyềndân sự nói chung và quyền sở hữu tài sản nói riêng Trong những trường hợp không có
6
Trang 9thỏa thuận phân chi tài sản thì khi ky hôn tài sản chung của vợ, chồng được thực hiệntheo nguyên tắc chia đôi, nhưng có tính đến các yếu tố sau đây (Khoản 2 điều 59 vàđược hướng dẫn tại khoản 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP):
- Hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh của vợ, chồng: Là tình trạng về năng lực phápluật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi lyhôn của vợ, chồng, cũng như các thành viên khác trong gia đình mà vợ, chồng có quyền,nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Khi lyhôn bên gặp khó khăn hơn có thể được phân chia tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặcđược ưu tiên nhận tài sản để đảm bảo duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phùhợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng
- Công sức đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của
vợ, chồng trong công việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung Người vợ hoặcchồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không có nghề nghiệp và thu nhập thực tế, thì sẽđược tính là lao động có thu nhập và tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ cóthu nhập nghề nghiệp (Điểm b Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).Nguyên tắc, bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn Trong trườnghợp vợ, chồng chung sống với gia đình mà ly hôn nếu tài sản của vợ, chồng trong khốitài sản chung của gia đình không xác định được theo phần thì vợ hoặc chồng được chiamột phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ,chồng trong việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung, cũng như đời sống củagia đình Việc phân chia một phần khối tài sản chung do vợ, chồng thỏa thuận với giađình nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp
để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập Điểm c khoản 2 Điều 59 LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trongsản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thunhập" Việc chia tài sản chung của vợ, chồng phải đảm bảo cho vợ, chồng đang hoạtđộng nghề nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục hành nghề, tiếp tụcđược sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bênkhông được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng con chưa thành niên,con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động
và không có tài sản để tự nuôi mình
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng: Theo điểm dkhoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, lỗi củamỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng Đưa yếu tố lỗi vào nguyên tắcchia tài sản chung của vợ, chồng là một điểm hoàn toàn mới của Luật Hôn nhân và giađình năm 2014 Lỗi ở đây là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhânthân, tài sản của vợ, chồng dẫn đến việc ly hôn Để chứng minh được lỗi của mỗi bên vợhoặc chồng đòi hỏi bên có yêu cầu phải cung cấp được chứng cứ chứng minh cho Tòa
7
Trang 10án về những lỗi vi phạm quyền, nghĩa vụ đó Những hành vi vi phạm sẽ là một trongnhững căn cứ được tòa án xem xét phân chia tài sản Tuỳ vào mức độ lỗi vi phạm quyền,nghĩa vụ vợ, chồng Tòa án xem xét chia tài sản theo hướng người nào có lỗi, lỗi nhiềuhơn thì có thể sẽ được chia tài sản ít hơn, dù công sức thu nhập cao hơn Hơn nữa, trênthực tế sau khi ly hôn người vợ được cho là phái yếu và con cái thường gặp nhiều khókhăn cả về vật chất lẫn tinh thần trong việc tổ chức lại và duy trì cuộc sống bình thường.
Họ cần được bảo vệ và quan tâm hơn nữa, cần phải tạo điều kiện cho họ ổn định cuộcsống, yên tâm công tác, lao động, hạn chế nhất những khó khăn họ phải chịu
Thứ hai, nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận hợp lý, đúng pháp luật của vợ, chồng:
Là sự thỏa thuận chia tài sản chung khi ly hôn nhưng đây là trường hợp vợ, chồngthoả thuận khi lựa chọn chế độ tài sản theo luật định Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 quy định: "Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ, chồng theo luật định thì việcgiải quyết tài sản do các bên thỏa thuận" Có thể thấy rằng pháp luật hôn nhân và giađình nước ta tôn trọng tối đa sự tự định đoạt tài sản của vợ, chồng, không quy định việcthỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng cần phải có sự công nhận của Nhà nước mới
có hiệu lực pháp luật nếu việc thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, khôngtrái đạo đức xã hội, việc thoả thuận hoàn toàn tự nguyện, không bên nào áp đặt, đe dọa,cưỡng ép bên nào
Tuy nhiên, việc không quy định như vậy có thể sẽ tạo kẽ hở về việc lợi dụng thỏathuận chia tài sản chung của vợ, chồng nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đốivới người thứ ba Do vậy, nhằm đảm bảo cho người thứ ba liên quan đến tài sản của vợ,chồng khi ly hôn, khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn: "Khi chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn, Toà ánphải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không đểđưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ cóyêu cầu giải quyết thì Toà án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ, chồng.Trường hợp vợ, chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giảiquyết thì Tòa án hướng dẫn họ để họ giải quyết bằng vụ án khác."
Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản đề tự nuôi mình:
Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, pháp luật quy định Tòa án xem xét để bảo vệ,quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lựchành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.Xuất phát từ đặc điểm về thể chất và tinh thần, người phụ nữ và các con chưa thànhniên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động là những đối tượng dễ bịxâm hại vì họ có những hạn chế nhất định về sức khỏe, điều kiện lao động tạo ra thunhập, học tập, dễ bị tổn thương nên pháp luật đặc biệt quan tâm, bảo vệ Chính vì lẽ đó,
8
Trang 11khi ly hôn Tòa án sẽ phải xem xét tạo điều kiện về chỗ ở, kinh tế cũng như các điều kiệnhọc tập, chữa bệnh, phục hồi chức năng của người vợ và các con.
Nguyên tắc này đảm bảo được quyền lợi của người vợ sau khi ly hôn và con chưathành niên, con mất năng lực hành vi dân sự, bị tàn tật có điều kiện sống tốt hơn, hạnchế, giảm thiểu khả năng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn vật chất sau khi vợ,chồng ly hôn Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những quy định cụthể đối với một số trường hợp chia tài sản trong trường hợp vợ, chồng chung sống vớigia đình, chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn, chia tài sản chung của vợ,chồng đưa vào kinh doanh tại Điều 61, 62, 64 Đây là những trường hợp thường gặptrong thực tế để giải quyết chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn, việc quy định chitiết sẽ góp phần cho việc giải quyết của Tòa án trong những trường hợp này sẽ đượcthống nhất, không áp dụng một cách tùy nghi và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của
vợ, chồng Đồng thời, vì mục đích nhân văn, xét đến hoàn cảnh thực tiễn nếu như có sựkhó khăn, Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn quy định quyền lưu cư của
vợ hoặc chồng khi ly hôn, cụ thể: “Nhà ở thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng đãđưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó, trường hợp
vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác."
Thứ tư, nguyên tắc chia tài sản bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị được hưởng:
Trong cuộc sống tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thường rất đadạng và phong phú Theo đó, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơnphần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch giá trị tài sảnđược xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc Nếu chiabằng hiện vật cần đảm bảo vật, sử dụng được sau khi chia cho nên sẽ xảy ra trường hợpmột bên nhận được tài sản có giá trị lớn hơn bên kia Vì vậy, pháp luật quy định bên nàođược nhận phần lớn hơn bên kia thì phải thanh toán phần chênh lệch đó, tức là thanhtoán bằng tiền cho bên kia
Thứ năm, nguyên tắc đảm bảo quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng:
Pháp luật dân sự tôn trọng quyền sở hữu tài sản riêng của mỗi công dân và quyền
tự định đoạt tài sản đó, do vậy Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Tài sảnriêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đãnhập vào tài sản chung Tuy nhiên, nếu có tranh chấp thì người có tài sản riêng phảichứng minh được đó là tài sản riêng của mình Việc chứng minh có thể bằng sự côngnhân của bên kia hoặc bằng giấy tờ xác nhận quyền sở hữu riêng của mình (các văn tự,
di chúc hoặc các chứng cứ khác chứng tỏ tài sản đó là tài sản riêng của vợ, chồng).Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranhchấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung (Khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014)
9
Trang 12Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà
vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mìnhđóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác Tài sảnriêng tăng giá trị lên rất nhiều lần vì người có tài sản riêng đã dùng tài sản chung để tusửa làm tăng giá trị cho tài sản riêng của mình, Tòa án cần xác định phần tăng giá trị đó,nhập vào tài sản chung để chia
Trường hợp đối với nhà thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng Nhà ở là tài sản riêngcủa vợ hoặc của chồng có thể được tặng cho riêng, được thừa kể riêng hoặc mua trướckhi kết hôn
Khi kết hôn, vợ, chồng cùng sống chung trong ngôi nhà riêng của vợ hoặc chồng,tức "Sử dụng chung" nhưng không đồng nghĩa là đã "Nhập" vào khối tài sản chung vợ,chồng Vì vậy, khi ly hôn nhà đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng: "Nhà ởthuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sởhữu riêng của người đó "(Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2014)
Trên thực tế, sau khi ly hôn, việc tìm chỗ ở khác đối với bên không phải là chủ sởhữu nhà gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với người vợ và con chưa thành niên Vìvậy, để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ tạo thêm thu nhập cũng như chưa có thờigian đi tìm chỗ khác, pháp luật cho phép họ có quyền lưu cư "Trường hợp vợ hoặcchồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngàyquan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác" Như vậy, theoquy định của pháp luật với thời hạn sáu tháng thì đương sự có đủ thời gian đi tìm chỗ ởkhác Tòa án không chấp nhận bất kỳ lý do nào của đương sự đưa ra để muốn kéo dàithêm thời hạn đó mà trong mọi trường hợp hết thời hạn sáu tháng đương sự phải dichuyển đến chỗ ở khác, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà đồng ý cho kéo dài thời gian lưu
cư (Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2014)
1.2.4 Trình tự, thủ tục, giải quyết tranh chấp tài sản của vợ, chồng khi ly hôn:
Tranh chấp tài sản sau ly hôn là tranh chấp về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhânhoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tiến hành ly hôn mà các bên đương sự khôngthể tự thỏa thuận được về tài sản và yêu cầu Tòa án giải quyết Trường hợp vợ, chồngđưa việc tranh chấp tài sản của vợ, chồng ra Tòa sẽ được áp dụng trình tự như sau:Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
Người khởi kiện (Nguyên đơn) chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm có các giấy tờ như:Đơn khởi kiện được soạn theo mẫu pháp luật quy định Bản sao hợp lệ thẻ căn cướccông dân, sổ hộ khẩu (thông báo/xác nhận nơi cư trú do Công an xã/phường cấp) củanguyên đơn, bị đơn Bản sao giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản đang tranh chấp cầnyêu cầu tòa án giải quyết Tài sản chung hoặc tài sản riêng thì phải cung cấp thêm cácloại giấy tờ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng
Bước 2: Nơi nộp hồ sơ:
Nguyên đơn tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơihai vợ, chồng cư trú Nếu vợ, chồng khác nơi cư trú thì nộp hồ sơ tại Tòa án cấp
10