Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại phòng Kế toán của Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có cơ hội được tìm hiểu, đá
Trang 1LUU THI ANH
KE TOAN CAC KHOAN PHAI THU TAI
BAN KHACH HANG TO CHUC DOANH NGHIEP
~ TONG CONG TY DICH VU VIEN THONG
DE AN TOT NGHIEP THAC SI
Hà Nội, 2024
Trang 2LUU THI ANH
KE TOAN CAC KHOAN PHAI THU TAI
BAN KHACH HANG TO CHUC DOANH NGHIEP
~ TONG CONG TY DICH VU VIEN THONG
Trang 3quá trình học tập tại Trường Đại học Thương Mại và thực tế khảo sát Ban Khách
hàng Tổ chức Doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 Tôi cam kết mọi vấn đề được nêu, giải pháp được đề xuất và các kiến nghị trong đề án tốt nghiệp là hoàn toàn xuất phát từ nghiên cứu, tông kết, đánh giá về mặt lý luận, thực
tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực tế triển khai công tác kế toán tại đơn vị
mà không được sao chép bất cứ kết quả nghiên cứu nào đã công bố trước đó
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Học viên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thiện đề án: “Kế ứoán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp — Te ong Công ty Dịch vụ Viễn TÌ hông”, bên cạnh sự nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, đồng nghiệp đang
công tác tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp và sự khuyến khích động viên
của gia đình tôi và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài Tôi xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn TS.Vũ Thị Thu Huyền, các thầy cô
trong Trường Đại học Thương Mại và các thầy cô trong Viện Đào tạo Sau đại học
và Viện Kế toán - Kiểm toán đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại phòng
Kế toán của Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi
có cơ hội được tìm hiểu, đánh giá thực tế triển khai công tác kế toán các khoản phải
thu tại ban để thực hiện đề tài
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bẻ, đồng nghiệp đã hỗ trợ,
động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
Xin tran trong cam on!
Ha N@i, ngay thang năm 2024
Học viên
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2222 2222222222112211122112211221112211211111121112112112211 21a i
LỜI CẢM 0), Se reo ii MỤC LLỤC 2222-2222 2221522211122211221122122222.2222 E0 erereerree iii DANH MỤC BẢNG, BIÊU 2-©2S222222522221127111222112711 2.122 eree vii
DANH MỤC SƠ ĐÒ, HÌNH VẼ, HÌNH ANH ooo ccc ccccccecseccsseesseeecseesseeeseeeeees vii TÓM TÁT NỘI DUNG ĐÈ ÁN -2 22s 225272271271 7E .rrrrrrrree viii
PHÀN MỞ ĐẦU 222 222222221122211127211222111221122222.2 re 1
1 Lý do lựa chọn đề tài -2-©222+S2sS2E122231271122711221121112111211.11211 1e 1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.22222522127127 2.2 2
3 Đối tượng và phạm vi: -2-©22-+2S22221221122711211.27112711211.2211211 21 ca 2
4 CAtu 00) 0.0 < ẢẢ 3
5 Quy trình và phương pháp thực hiện đề tài ©2222sc22Ezc2Exrrrrrrrrcee 3
6 Kết cấu của đề án -2-S222222212222211222112221112222122221222222221222222ee 4
CHƯƠNG I1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẺ TOÁN CÁC KHOẢN PHÁI
THU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ©-2-2222SEE2EEE9221272222212222.222.ce 5 1.1 Một số vấn đề chung liên quan đến các khoản phải phải thu và kế toán các Khoa pba tu 5 IJNNv dã TL Ti n 5 1.1.2 Phân loại các loại khoản phải fÏHH À S5 5s s+x+zesEzrErtxrrsrrsrrrrrrrrrseree 6 1.1.3 Tác động của các khoản nợ phải thu đến hoạt động của doanh nghiệp .7 1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán các khoản 0, 8Ầ— 8 1.2 Ké toán các khoản phải thu theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành - 2 222222 SS2ESE E222 EE 2E 2E rerrree 9
1.2.1 Sự chỉ phối của một số chuẩn mực kế toán đến kế toán cúc khoản phải thu
22/1-8//14/1/8/14/112 ĐEN PB0ỹ0SẺSẺ8S8688Ẻ e 9
Trang 61.2.2 Kế toán các khoản phải thu theo quy định của chế độ kế toán theo TT
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC 522222222222.rree 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẺ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TAI BAN KHACH HANG TO CHỨC DOANH NGHIỆP — TONG CÔNG TY DỊCH VỤ VIÊN THÔNG 2S22222EE22E11271E2721E271E 7E eEErcrrer 24
2.1 Tống quan về Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp - Tống Công ty Dich vu Vier thong 000008 31 24 2.1.1 Qua trinh hinh thanh va phat tridn 0 cc.ccccccceecccescseesseesvseevseevseevseeevseeveees 24 2.1.2 Đặc điểm hoạt Ong Kirhe Moan PA ca 25
2.1.3 Đặc điễm tô chức quản Uf .c.cccccccccscessseesssesvsesvseevssessseesssesiesssessseesseessses 26
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp 28 2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban Khách hàng Tổ chức
Doanh nghiệp - Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2020 -2022 33
2.2 Kết quả khảo sát thực trạng kế toán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp 22 ©2222222E2EE1E2215227211 2711122112711 ere 33 2.2.1 Đặc điễm cúc khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp33 2.2.2 Thực trạng chính sách kiểm soát quản lý công nợ phải thu 34 2.2.3 Hiện trạng các khoản phải thu tại Ban Khách hàng TỔ chức Doanh nghiệp
— Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thôngg -©-2-©©22+SE2CEEEEE2E2221.1211.211 11 cee 36 2.3 Đánh giá thực trạng kế toán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp — Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông -2 s¿ 48
2.3.1 Nhieng wo Gide oo occcccccccccsccesssessseesssesssesssessseevssessiesssessseessuessuessiessseessseesees 48
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ©22- S22 2E 49
KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 -22S22222127252712712711271.2E21.21.Ererre 52 CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI BAN KHÁCH HÀNG TỎ CHỨC DOANH NGHIỆP —- TỎNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG - -+¿ 33
Trang 7Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp — Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông 54 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện kế toán các khoản công nợ phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp — Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông 55 3.3.1 Hoàn thiện hạch toán ghỉ nhận nợ phải thu đúng đối fưỢNg nợ 55 3.3.2 Thuc hién chuyén déi số trong công tác hạch toán kế toán các khoản phải 187/114 8,1/,1.NNN0Nn8n8n8n0 0n ố 58
3.3.3 Thực hiện phân loại nợ theo đỗi tượng nợ và tuổi nợ - 59
3.3.4 Quy định cấu trúc nội dung chuyển tiền thanh toán và áp dụng hình thức thanh toán bằng quét mã QÏ; ©55 2222222222 221221122112221 xe 60 3.3.5 Phối hợp với các TTBH, thường xuyên cập nhật tình trạng hoạt động của khách hàng, xây dựng quy trình đánh giá, tiêp nhận khách hàng 60
3.3.6 Xây dựng và ban hành các chính sách chiết khẩu thanh toán 61
3.4 Đánh giá tính khả thỉ và hiệu quả của giải pháp . -5 555552 61
KẾT LUẬN -2222222271227122127 2 TE.7E.Eerrerrererrrrererree 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MUC CHU VIET TAT
STT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
11 | QLDN Quan ly doanh nghiép
12 | BBBG Bién ban ban giao
13 | BBNT Bién ban nghiém thu
14 | CDKT Cân đối kế toán
TTKD VNPT Trung tâm kinh doanh VNPT tỉnh/thành
Trang 9DANH MUC BANG, BIEU
Bang 2.1: Phan tich két qua kinh doanh cia Ban KH TCDN giai doan 2020-
Bảng 2.2: Cơ cầu các khoản phải thu trong tổng tài sản qua các năm 2020-2022 .36
Bang 2.3: Cơ cầu các khoản phải thu so với tổng doanh thu qua các năm 2020 — 2022 37
Bảng 2.4: Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn giai đoạn năm 2020 -2022 của Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp 2 22+2E2+EEE+2EE2EEE2EEEEEEE2EEErrrerrrree 37 Biểu mẫu 3.1: Số báo cáo chỉ tiết công nợ phải thu khách hàng - 58
Biểu mẫu 3.2: Bang chi tiết theo dõi công nợ theo khách hàng và tuổi nợ 59
DANH MỤC SƠ ĐÒ, HÌNH VẼ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán nợ phải thu khách hàng -2-+ Phu luc 1.1
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán no phải thu nội bộ . 2552 =-=+s Phụ lục 1.2
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán nợ phải thu khác -5-2- 55552 se<+szs+z Phụ lục 1.3
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi Phụ lục 1.4
Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Ban Khách hàng Tổ chức - Doanh nghiệp
T111 1111111111511 1 5511551155115 5 1155555115551 5 5111511155155 5 1155115511151 1 5511551155155 5 5555115515555 5 xxx xx Phu lục 2.1 Hình 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy Kế toán — Tài chính của Ban KH TCDN Phụ lục 2.2
Trang 10TOM TAT NOI DUNG DE AN
Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận về kế toán các khoản phải thu và thực tế công tác kế toán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp — Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, đề án đã hoàn thành một số nội dung chủ yếu
sau:
Thứ nhất: Đề án tốt nghiệp đã hệ thống các lý luận và các cơ sở lý thuyết, các nguyên tắc và các quy định của chế độ kế toán hiện hành đối với công tác kế toán các khoản phải thu tại doanh nghiệp, các tác động của các khoản phải thu đến hoạt động chung của doanh nghiệp và các yêu cầu cũng như nhiệm vụ của công tác
kế toán các khoản phải thu, để từ đó vận dụng vào thực tế công tác kế toán các khoản phải thu tại đơn vị cụ thể đó là Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp; Thứ hai: Tác giả đã tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban,
bằng các phương pháp nghiên cứu các nhau như là tông hợp, thống kê, phân tích dữ liệu, kết hợp với việc phỏng vấn trực tiếp người làm để làm rõ thực tế công tác kế
toán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp được thực hiện như thế nào trong thời gian qua Từ đó chỉ ra các thành tựu đã đạt được, các hạn chế
còn tồn tại và các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong công tác kế toán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp
Thứ ba: Trên cơ sở các hệ thống lý luận và điều kiện thực tế tại Ban Khách
hàng Tổ chức Doanh nghiệp, tác giả đã đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện hơn công tác kế toán các khoản phải thu tại Ban, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy định của công tác kế toán các khoản phải thu giúp cho việc quản lý các khoản phải thu hiệu quả hơn
Trang 11Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh
nghiệp ngoài việc tìm cách cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thì việc kiểm soát các khoản phải thu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của mình Do các khoản phải thu chính là tài sản của doanh nghiệp, tuy nhiên các khoản phải thu này lại đang bị chiếm dụng bởi người khác, vi vay néu các khoản phải thu này không được kiểm soát một cách có hiệu quả sẽ dẫn đến thất
thoát vốn, doanh nghiệp sẽ thiếu hụt vốn phục vụ cho việc duy trì hoạt động sản
xuất Từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn thêm nhiều các khoản phải chi phí cho việc quản lý các khoản phải thu, chi phí lãi vay do doanh nghiệp phải vay von dé bu dap cho phan vốn bị chiếm dụng đó và nặng hơn nữa doanh ngiệp có thé sẽ bị lâm vào tình trạng phá sản
Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp - Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, tác giả nhận thấy Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp là đơn vị cung cấp là các sản phâm, dịch vụ viễn thông
và công nghệ thông tin cho các đối tượng khách hàng là các tô chức chính trị, cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong cả nước Do đó, tổng các khoản phải thu
của Ban là rất lớn, chiếm tỷ trọng trên 90% tổng tài sản của đơn vị Phần hành kế
toán công nợ các khoản phải thu là phần hành kế toán quan trọng tại đơn vị và cần
đặc biệt lưu ý vì có tác động lớn đến việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh
của toàn Ban và của Tổng Công ty cũng như là của Tập đoàn Tuy nhiên, do có những nguyên nhân khác nhau mà công tác thu hồi công nợ của Ban vẫn còn nhiều bất cập như là việc phản ánh ghi nhận công nợ chưa gắn với đối tượng khách hàng
cụ thể, công tác đối soát và xóa nợ vẫn đang thực hiện thủ công dẫn đến Xảy ra Sal
sót và nhằm lẫn, việc lập dự phòng công nợ vẫn còn chưa được ghi nhận đúng quy định ảnh hưởng đến việc tính chỉ phí thuế còn nhiều bất cập Từ đó dẫn đến công
tác thu hồi công nợ chưa đạt được hiệu quả cao Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu
cấp thiết phải hoàn thiện kế toán công nợ tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh
nghiệp — Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông nên tôi chọn đề tài “ Kế foán các khoản
phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp —- Tổng Công ty Dịch vụ
Trang 122 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu chung:
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học, khái quát và hệ thống hóa những cơ
sở lý luận về kế toán các khoản phải thu theo chuẩn mực và chế độ Kế toán hiện
hành Từ đó, làm căn cứ cơ sở để khảo sát thực trạng kế toán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp
- Mục tiêu cụ thể:
+ Bằng các phương pháp nghiên cứu dữ liệu, đề tài thực hiện tìm hiểu cơ sở lý thuyết, đánh giá thực trạng kế toán các khoản phải tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp - Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, rút ra những ưu điểm, tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó
+ Từ cơ sở thực tế tồn tại tại đơn vị, đề xuất phương hướng và các giải pháp
hoàn thiện kế toán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp — Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông theo hướng phù hợp với chuẩn mực, chế độ Kế
toán hiện hành và thực tiễn điều kiện đơn vị
3 Đối tượng và phạm vỉ:
Đối tượng:
Đề tài nghiên cứu các lý luận và thực tiễn công tác kế toán công nợ phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp - Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông Pham vi:
- Pham vi vé không gian: Số liệu được sử dụng trong dé tài là các số liệu
được thu thập tại phòng Kế toán Tài chính, Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp
- Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông
- Pham vi vé mat thời gian: Đề tài nghiên cứu kế toán các khoản phải thu
của Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp - Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2020 - 2022
Đề tài tập trung thu thập dữ liệu, quy trình thực hiện, đánh giá thực trạng về công tác kế toán các khoản phải thu và đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả
của công tác kế toán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp
~ Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông
Trang 13lời một số câu hỏi sau:
- _ Kế toán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp — Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông như thế nào, đang có những vấn đề gì còn chưa phù hợp với quy định và đặc thù của Ban cần hoàn thiện? Những ưu điểm và hạn
chế tổn tại cần khắc phục
- _ Để khắc phục các hạn chế trên, những giải pháp nào giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp?
5 Quy trình và phương pháp thực hiện đề tài
5.1 Quy trình thực hiện
Bước I1: Nghiên cứu các chuẩn mực, các hệ thống văn bản, quy định của Nhà
nước về nội dung kế toán các khoản phải thu và các văn bản liên quan mà đơn vị phải tuân thủ;
Bước 2: Thu thập các nguồn dữ liệu thực tiễn triển khai công tác kế toán các
khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp - Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông thông qua việc quan sát người làm trực tiếp, thu thập dữ liệu thông qua các chứng từ, báo cáo tai don vi ;
Bước 3: Tổng hợp dữ liệu và phân tích thông tin, dữ liệu thu thập được từ đó
đưa ra các nhận xét, đánh giá về những ưu điểm và các hạn chế cần khắc phục
Bước 4: Thông qua cơ sở lý luận, bối cảnh thực tế tại đơn vị tiến hành xây dựng các giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán các khoản phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp - Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông
5.2 Phương thức tô chúc triển khai:
Phương pháp thu thập dữ liệu:
-_ Nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm các cơ sở lý luận, các chuẩn mực, các thông
tư, nghị định, nguyên tắc thực hiện kế toán các khoản phải thu qua sách giáo trình,
báo, tài liệu thư viện mở Nghiên cứu các quy trình thực hiện, tài liệu, số sách kế
toán, các báo cáo tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp - Tổng Công ty Dịch
vụ Viễn thông
-_ Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn các bước xử lý nghiệp vụ kế toán công nợ phải thu tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp, từ việc tập hợp hồ sơ
Trang 14Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp là các lý luận
chung về kế toán các khoản phải thu, là số số liệu thu thập được từ số sách kế toán,
các BCTC và các báo cáo công nợ của Ban
Phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp thống kê: Là phương pháp liệt kê, thống kê các dữ liệu, thông
tin, số liệu thu thập được phục vụ cho việc đánh giá và nhận xét
Phương pháp so sánh: Được sử dụng để đánh giá xu hướng biến động của các
khoản nợ phải thu, sự biến động đó được hiển thị 1 cách trực quan thông qua các
6 Kết cầu của dé án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Đề án bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về kế toán các khoản phải thu trong các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán các khoản phải thu tại Ban Khách
hàng Tổ chức Doanh nghiệp - Tổng Công ty Dịch vụ Viễn Thông
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán các khoản phải thu tại
Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp - Tổng Công ty Dịch vụ Viễn Thông
Trang 15toán các khoản phải thu
1.1.1 Cac khái niệm cơ bản
Trên bảng cân đối kế toán ( báo cáo tình hình tài chính), các khoản phải thu là
một loại tài sản của doanh nghiệp, và đó là các khoản nợ mà doanh nghiệp cần phải
thu hồi trong quá trình hoạt động Nguồn gốc phát sinh các khoản phải thu là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giữa doanh nghiệp với khách hàng, các nhà cung cấp và
các đối tượng nội bộ khác mà bên nợ chưa thanh toán cho doanh nghiệp
(1) Theo TS.Nguyễn Tuấn Duy và TS.Đặng Thị Hòa (chủ biên), Giáo trình
Kế toán tài chính, Trường Đại học Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội
2010: “?rong quá trình hoạt động kinh doanh, giữa doanh nghiệp với khách hàng, với các đối tượng khác bên ngoài và bên trong doanh nghiệp phát sinh các mối quan hệ kinh tế Các mối quan hệ kinh tế đó làm phát sinh các quan hệ thanh toán
mà doanh nghiệp được quyên đòi tiền ở đối tượng có liên quan, từ đó hình thành lên các khoản phải thu ”
(2) Theo PGS.TS Trương Thị Thủy, PGS.TS Ngô Thị Thu Hồng, giáo trình
Kế toán Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính 2019:
“Nợ phải thu là tài sản của doanh nghiệp, đó là khoản nợ mà doanh nghiệp cân phải thu hồi, thanh toán về Đây là các khoản doanh nghiệp phải thu của các cá nhân, các tổ chức, đơn vị bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản
phẩm, hàng hóa, vật tư, dịch vụ và các khoản khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp hoặc các khoản bị các doanh nghiệp, các ca nhân chiếm dụng chưa thu hồi được ”
Như vậy, Các khoản phải thu là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, phản ánh mối quan hệ kinh tế liên quan đến các đối tượng trong và
ngoài doanh nghiệp Mức độ đa dạng của các khoản phải thu tùy thuộc vào công tác
tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc quản lý các khoản phải thu là
vô cùng quan trọng vì đây sẽ là nguồn vốn lưu động giúp bù đắp các khoản nợ phải trả và là cơ sở đề doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 16tập và nghiên cứu
1.1.2.1 Phân loại các khoản phải thu theo đối tượng thu
Các khoản phải thu phân loại theo đối tượng thu được phân loại thành 3 nhóm
phải thu sau:
a Các khoản phải thu khách hàng: là các khoản phải thu mang tính chất
thương mại phát sinh từ các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm, dịch
vụ với khách hàng, khách hàng có thê thanh toán I phần hoặc chưa thanh toán toán
tạo ra các khoản nợ
b Các khoản phải thu nội bộ: là các khoản phải thu phát sinh trong nội bộ
doanh nghiệp giữa cấp trên với cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới trong cùng
hệ thống các đơn vị trực thuộc: các khoản phải thu phát sinh từ các giao dịch
mua/bán hàng hóa/dịch vụ nội bộ, các khoản thu hộ/chi hộ, các khoản cấp kinh phí cấp trên cho cấp dưới Do là các đơn vị nội bộ trong cùng đơn vị độc lập nên các
khoản phải thu của đơn vị này sẽ là khoản phải trả của đơn vị khác, do vậy cuối kỳ
kế toán phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu xác nhận số liệu phát sinh trong kỳ tiến hành thanh toán theo hình thức tiền mặt hoặc bù trừ theo từng đối tượng
c Các khoản phải thu khác: là các khoản phải thu không phát sinh từ các g1ao
dịch mua bán như là:
-_ Các khoản phải thu được tạo ra từ các hoạt động tài chính: lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
-_ Các khoản chi hộ cho bên thứ 3 được quyền nhận lại; các khoản bên nhận
ủy thác xuất khâu phải thu hộ cho bên giao ủy thác;
- Các khoản phải thu về tiền phat, béi thường, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản tạm ứng chi phí cho người lao động
1.1.2.2 Phân loại các khoản phải thu theo thời gian
Theo thời gian các khoản phải thu được phân loại thành các khoản phải thu ngắn hạn và các khoản phải thu dai hạn căn cứ vào kỳ hạn thu hồi với mốc thời gian
là 12 tháng hoặc là một chu kỳ sản xuất kinh doanh
a Các khoản phải thu ngắn hạn: là các khoản phải thu có thời gian thu hồi dưới 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường;
Trang 17nguồn tài chính phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh
1.13 Tác động của các khoản nợ phải thu dén hoat động của doanh
doanh nghiệp tại mỗi thời kỳ (duy trì thị phần hay tăng trưởng thị phần)
Thông thường, khi thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần quy mô các khoản phải thu của doanh nghiệp có xu hướng tăng và ngược lại Tuy nhiên để xét về hiệu quả chúng ta cần xem xét đến chỉ số vòng quay các khoản phải thu
4A 2 2 Doanh số tín dung ròng
Số vòng quay khoản phải thu =—————————— Các khoản phải thu bình quần
Trong trường hợp quy mô các khoản phải thu tăng lên nhưng số vòng quay các khoản phải thu vẫn duy trì hoặc tăng lên điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thuận lợi, việc quản lý và thu hồi công nợ của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp đang sử dụng tốt đồng vốn của mình
Trong trường hợp ngược lại, nếu quy mô các khoản phải thu tăng trong khi doanh thu và quy mô kinh doanh của không tăng, lúc này doanh nghiệp cần phải
xem xét lại tình hình hoạt động kinh doanh của mình về sản phẩm, dịch vụ, về
Trang 18khách hàng, xây dựng các biện pháp thu hồi và các phương án xử lý dự phòng để
tránh bị thất thoát vốn
1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thu
1.1.4.1 Yêu cầu công tác hạch toán các khoản phải thu
Các khoản phải thu cần phải được hạch toán ghi nhận chỉ tiết cho từng đối tượng phải thu theo từng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời phân loại
nợ theo thời gian hạn nợ (nợ ngắn hạn/nợ dài hạn)
Đối với những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư
phải thu lớn, tại thời điểm cuối tháng hoặc theo định kỳ kế toán tiễn hành kiểm tra
đối chiếu công nợ
Trường hợp khách hàng thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa/dịch vụ hoặc bù trừ công nợ cần phải có các chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan như: biên
bản đối chiếu công nợ, biên bản xác nhận bù trừ công nợ
Đối với các khoản phải thu bị nợ đọng lâu ngày khó hoặc không có khả năng
thu hồi cần phải có văn bản xác minh hoặc yêu cầu xác minh để làm cơ sở thực hiện
trích lập dự phòng phải thu khó đòi
1.1.4.2 Công việc của kế toán các khoản phải thu
Các khoản phải thu chính là tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị, cá nhân chiếm dụng, do đó để quản lý và thu hồi kịp thời khoản phải thu, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Phan ánh chính xác, kịp thời các khoản phải thu phát sinh tại đơn vị, theo
dõi chỉ tiết cho từng đơn vị, từng cá nhân và theo từng nội dung kinh kế cụ thể,
- Phản ánh kịp thời, chính xác từng lần thanh toán của từng đối tượng nợ, hạch toán giảm công nợ phải thu tương ứng,
- Thường xuyên hoặc theo định kỳ đối chiếu khoản nợ phải thu với khách hàng nợ và các cá nhân có liên quan, trong trường hợp phát sinh chênh lệch cần phải tìm hiểu nguyên nhân và sử lý kịp thời,
- Theo dõi, đôn đốc việc thu hồi nợ đề hạn chế phát sinh các khoản công nợ
phải thu khó đòi Khi phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi , kế toán cần phải
phân loại, tính toán mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu đó để thực hiện
trích lập dự phòng phải thu khó đòi giúp doanh nghiệp bảo tồn vốn,
Trang 191.2 Kế toán các khoản phải thu theo quy định của chuẩn mực và chế độ
kế toán doanh nghiệp hiện hành
1.2.1 Sự chỉ phối của một số chuẩn mực kế toán đến kế toán cúc khoản phải thu trong doanh nghiệp
1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01 (VAS01) — Chuẩn mực chung
Nguyên tắc cơ sở dồn tích: đây là 1 trong 7 nguyên tắc kế toán cơ bản kế toán doanh nghiệp cần phải tuân thủ Theo nguyên tắc này quy định:” Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ
sở hữu, doanh thu, chỉ phí phải được ghi số kế toán vào thời điểm phát sinh, không
căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực thé chi tiền hoặc tương đương tiền” Như
vậy, theo nguyên tắc này các khoản phải thu được ghi nhận tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế, dựa trên các bằng chứng về việc hoàn thành đề ghi nhận và phản ánh trên số kế toán Các khoản phải thu được ghi nhận khi doanh nghiệp đã chuyển
giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa, địch vụ cho người mua, doanh nghiệp không còn quyền sở hữu hay kiêm soát hàng hóa, dịch vụ
và được người mua chấp nhận thanh toán
Nguyên tắc thận trọng: theo nguyên tắc này kế toán cần phải cân nhắc, xem xét và có những phán đoán cần thiết đề thiết lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc Theo đó, khi có những bằng chứng về việc khoản phải thu của doanh nghiệp sẽ không có khả năng thu hồi được kế toán cần phải thực hiện trích lập các khoản dự phòng cho các khoản nợ phải thu đã quá hạn nhưng số trích lập không quá lớn và không đánh giá cao hơn giá trị của các khoản phải thu Với việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát và hạn chế được các rủi
ro, chủ động trong các quyết định tài chính
Nguyên tắc trọng yếu: nội dung của nguyên tắc này chỉ rõ kế toán cần lưu ý thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ các thông tin có tính chất quan trọng Đây là các
thông tin mà nếu thiếu hoặc sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của báo cáo
tài chính hoặc có những tác động đáng ké đến quyết định kinh tế của người sử dụng các thông tin đó Các thông tin không mang tính chất quan trọng, có ảnh hưởng không đáng kê đến quyết định của người sử dụng có thê bỏ qua hoặc tổng hợp vào các khoản mục có cùng tính chất Tính trọng yếu của thông tin được xem xét trên cả
phương diện định lượng và định tính, phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông
Trang 20tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Nguyên tắc trọng yếu được vận dụng để lập và trình bày Báo cáo Tài chính Theo đó những thông tin
quan trọng, có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày một cách
độc lập chẳng hạn như khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, được xem xét là trọng yếu vì nó phản ánh khả năng thanh toán của
doanh nghiệp, do đó được trình bày độc lập trên báo cáo để đảm bảo sự rõ ràng và
quan trọng của thông tin này Trên BCTC thông tin các khoản phải thu được trình
bày một cách chỉ tiết thành các khoản phải thu ngắn hạn, phải thu đài hạn, dựa vào
bản chất của các khoản phải thu được chia chỉ tiết thành phải thu khách hàng, phải
thu nội bộ, phải thu khác Các thông tin có tính chất tương đồng như là các mục
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa sẽ được gộp lại khi trình bày thông tin
trên BCTC
1.2.12 Chuẩn mực kế toán số 10 (VAS 10)- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hồi dodi
a Nôi dung quy định về việc ghi nhận công nợ có gốc ngoại tệ khi phát sinh:
Khi phát sinh các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng đơn vị
tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán, kế toán sẽ sử dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày phát sinh giao dich dé thực hiện hạch toán và ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Đối với các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ có liên quan đến các khoản nợ phải thu, thì các giao dịch làm tăng nợ phải thu được quy đổi từ ngoại tệ ra đơn vị
tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dich dé thực hiện ghi số kế toán
Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: là tỷ giá mua của ngân hàng
thương mại nơi mà doanh nghiệp và khách hàng cùng lựa chọn giao dịch tại thời điểm phát sinh giao dịch;
- Trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng được tính vào thu nhập tài chính trong kỳ
-_ Trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài
chính trong kỳ
b Điều chỉnh tăng, giảm công nợ có gốc ngoại tệ cuối kỳ kế toán
Cuối kỳ, kế toán cần phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập BCTC theo quy định
Tỷ giá giao dịch thực tế khi DN thực hiện đánh giá lại các khoản mục tiền có
gốc ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại
mà doanh nghiệp thường xuyên giao dịch theo nguyên tắc:
Trang 21- Ty gia giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ được phân là tài sản: là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi mà
doanh nghiệp thường xuyên giao dịch tại thời điểm lập BCTC Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi mà doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ
- Ty gia giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ được phân loại là nợ phải trả: là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại
thời điểm lập BCTC
Các khoản chênh lệch đánh giá số dư ngoại tệ các khoản mục tiền có gốc
ngoại tệ, sau khi bù trừ chênh lệch tăng/giảm trên tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoán, số dư cuối kỳ trên tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái sẽ được kết chuyển vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí hoạt động tài chính tương ứng Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ
1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 18 (VAS 18) - Các khoản dự phòng, tài sản và
nợ tiềm tàng
Trích lập dự phòng là nghiệp vụ quan trọng trong nghiệp vụ kế toán, thé hiện việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng, có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Tại VAS 18 có quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng gồm: nguyên tắc
ghi nhận, xác định giá trị; các khoản bồi hoàn; thay đổi các khoản dự phòng; sử
dụng các khoản dự phòng; áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị các khoản dự phòng làm cơ sở lập và trình bày BCTC
Theo VAS 18, kế toán phải thực hiện trích lập các khoản dự phòng cho các khoản nợ phải thu của khách hàng đã quá hạn (tính từ thời điểm gốc của khoản nợ):
nợ phải thu khó đòi Tại chuẩn mực này cũng quy định rõ, khoản trích lập dự phòng chỉ được phép trích lập khi có đầy đủ căn cứ dé xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
- No phai thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, khế ước vay
nợ, cam kết nợ,
- _ Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tô chức kinh tế đã lâm vào tình
trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thé, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ
quan pháp luật truy tố
Như vậy, về bản chất trích lập dự phòng là việc hạch toán trước một khoản chi
phí vào chi phí sản xuất kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để
Trang 22bù đắp tốn thất cho có thê xảy ra trong kỳ kế toán tiếp theo, giúp kiểm soát và giảm thiêu các thiệt hại có thể xảy ra nhằm bảo toàn nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2 Kế toán các khoản phải thu theo quy định của chế độ kế toán theo
TT 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC
1.2.2.1 Kế toán khoản phải thu khách hàng
Phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bất động sản Thông thường đây là khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng tiềm ấn nhiều rủi ro nhất trong các
khoản phải thu phát sinh tại doanh nghiệp
e Đặc điểm
Bản chất khoản phải thu là một loại tài sản của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng và doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu hồi dé bảo toàn vốn và duy trì
hoạt động sản xuất kinh doanh
Trên bảng cân đối kế toán, khoản phải thu khách hàng được trình bày ở phần tài sản gồm: mục phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi Hiệu số giữa hai khoản mục này phản ánh giá trị khoản phải thu khách hàng có thê thực hiện
được
Đối với các khoản ứng trước của khách hàng khi hạch toán vẫn được theo dõi
trên tài khoản Phải thu khách hàng nhưng bản chất đó là khoản phải trả nên được trình bày ở phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán
e Nguyên tắc hạch toán
Các khoản công nợ phải thu cần phải được hạch toán, theo dõi chỉ tiết theo từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, ghi chép theo từng lần thanh toán Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ kể cả TSCĐ, BĐS đầu tu, các khoản đầu
tư tài chính
Cần phải theo dõi, phân loại các khoản phải thu: các khoản phải thu có thể thu
hồi đúng hạn, các khoản phải thu khó đòi hoặc các khoản phải thu không có khả năng thu hồi được đề từ đó có cơ sở trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có các giải pháp xử ký đối với khoản nợ phải thu khó đòi;
Đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, cần phải theo dõi cả về nguyên tệ trên các tài khoản chỉ tiết và quy đôi ra tiền Việt Nam đồng, cuối kỳ cần phải đánh
giá lại và thực hiện điều chỉnh khi có chênh lệch tỷ giá
e Chứng từ, số sách sử dụng
Trang 23- Hop déng kinh té
- Hoa don GTGT/hoa don ban hang;
- Bién ban bàn giao hàng hóa/sản phẩm/dịch vụ
- _ Biên bản nghiệm thu hoàn thành bàn giao hàng hóa/cung cấp dịch vụ
-_ Biên xác nhận khối lượng công việc hoàn thành (trong trường hợp thanh
toán theo tiễn độ)
- _ Biên bản thanh lý hợp đồng
- Phiéu thu tiền mặt/giấy báo nợ của ngân hàng
-_ Số chỉ tiết tài khoản 131 (chi tiết theo từng đối tượng KH)
-_ Số tổng hợp công nợ phải thu KH
e Tài khoản sử dụng
Theo quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC, kế toán sử dụng tài khoản 131- Phải thu khách hàng, Tài khoản này dùng để phản ánh
các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh
nghiệp với khách hàng về: tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay Nội dung và kết cấu của tài khoản 131 — Phải thu khách hàng
- Số tiền phải thu của KH về sản
phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tu, TSCD
đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được
xác định đã bán trong kỳ
- Số tiền KH đã thanh toán;
- Số tiền khách hàng ứng trước
- Giá trị đánh giá lại các khoản phải
thu khách hàng có gốc ngoại tệ (trong
trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với
- Số tiền thừa trả lại cho KH
- Giá trị đánh giá lại các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ (trong trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Việt Nam đồng)
Trang 24¢ Phuong pháp kế toán một số nghiệp vụ kế toán khoản phải thu KH Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ chưa thu tiền ngay (kế các các khoản phải thu về tiền bàn hàng xuất khâu của bên giao ủy thác), kế toán ghi nhận doanh thu như sau:
-_ Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, BĐS đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán
phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:
No TK 131 — Phai thu khách hàng (tổng giá trị thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng/cung cấp dịch vụ chưa bao gồm thuế
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
- Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu bán hàng và CCDV, đồng thời ghi tăng TK thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Trường hợp kế toán hang ban bị KH trả lại:
Trong trường hợp hàng đã bán bị KH khiếu nại và trả lại, kế toán căn cứ trên
các hồ sơ chứng từ, xác định giá trị hàng bán bị trả lại và hạch toán ghi nhận
Nợ TK 5212: Doanh thu bán hàng/CCDV chưa có thuế hàng bán bị trả lại
Nợ TK 333 : Thuế GTGT và các khoản phải nộp
Có TK 131: Phải thu khách hàng
Kế toán chiết khẩu thương mại và giảm giá hàng bán
- Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đã ghi ngay trên hóa đơn bán hàng, kế toán thực hiện phản ánh doanh thu thuần ( là giá đã trừ chiết khấu, giảm giá) và không hạch toán riêng số chiết khấu, giảm giá;
- Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thê hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện dé được hưởng hoặc chưa xác định được số phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu được ghi nhận là doanh thu gộp (giá chưa trừ chiết khấu) Sau thời điểm ghi nhận doanh thu nếu khách hàng
đủ điều kiện được hưởng chiết khấu, giảm giá thì kế toán thực hiện ghi nhận riêng khoản chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu
No TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5212, giá chưa có thuế)
Nợ TK 333 — Thuế và các khoản phải nộp (số thuế của hàng giảm giá, CKTM)
Có TK 131 — Phải thu khách hàng (số tiền giảm giá, chiết khấu)
Trang 25Số chiết khẩu thanh toán phải trả cho KH do KH thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn quy định, trừ vào khoản nợ phải thu KH, kế toán phản ánh
Nợ TK 111/112 Tiền mặt/tiền gửi ngân hàng- số tiền KH thanh toán
Nợ TK 635 - chỉ phí tài chính (số tiền chiết khẩu thanh toán)
Có TK 131 - phải thu của KH
Nhận được tiền do KH trả (kề cả tiền lãi của số nợ - nếu có), nhận tiền ứng
trước của KH theo hợp đông bán hàng/hợp đông cung cấp dich vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 111/112 - Số tiền KH ứng trước
Có TK 131 — Phải thu của KH
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (phân tiền lãi)
Trường hợp nhận ứng trước bằng ngoại tệ thì bên Có TK 131 ghi theo tỷ giá
giao dịch thực tế tại thời điểm doanh nghiệp nhận tiền ứng trước (tỷ giá mua của
NHTM nơi thực hiện giao dịch)
Trường hợp KH không thanh toán bằng tiền mà thanh toán bằng hàng theo phương thức hàng đổi hàng, căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hóa nhận trao đôi (tính theo giá trị hợp lý ghi trên hóa đơn GTGT hoặc hóa don bán hàng của KH) trừ vào
số nợ phải thu KH, kế toán thực hiện ghi
Nợ TK 152/153/156 : Giá trị vật tư hàng hóa trao đổi chưa có thuế
Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 131: Phải thu KH
Trường hợp phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ
được phải xử lý xóa sổ Căn cứ vào biên bản xử lý xóa nợ, kế toán ghi
Nợ TK 229 _ - Dự phòng tổn thất tài sản (số đã trích lập)
No TK 642 - Chi phi quản lý doanh nghiệp (số chưa lập dự phòng)
Có TK 131 — Phải thu KH
Sơ đồ phương pháp hạch toán kế toán khoản phải thu KH (phụ lục 1.1)
1.2.2.2 Kế toán các khoản phải thu nội bộ
e Đặc điểm
Là tài khoản phản ánh các khoản phải thu và tình hình thanh toán các khoản phải thu giữa Công ty mẹ và Công ty con, giữa các đơn vị trực thuộc hoặc các đơn
vị phụ thuộc trong một Tổng Công ty về các khoản thu hộ, chi hộ, hoặc các khoản
cấp trên cấp cho cấp dưới
e Nguyên tắc hạch toán
Phản ánh mối quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới với nhau
Trang 26- Tai don vi cấp trên: vốn, quỹ hoặc kinh phí đã giao, đã cấp cho cấp dưới, các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định
- Tai don vi cap dưới: các khoản được cấp trên cấp nhưng chưa nhận được, giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chuyên cho đơn vi cấp trên hoặc các đơn vị nội
bộ khác để bán Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị nội bộ; các khoản đã chi hộ đơn vi cấp trên và các đơn vị nội bộ khác
Tài khoản này không phản ánh số vốn đầu tư mà Công ty mẹ đầu tư vốn vào các Công ty con
- Cuối kỳ kế toán phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh Tiến
hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị Khi đối chiếu, nếu phát
hiện ra có chênh lệch thì phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời
- Sô vôn kinh doanh da giao cho don vi
cấp dưới - Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị cấp dưới
, , ¬ ¬ - Quyết toán với đơn vị câp dưới về
- Các khoản chi hộ đơn vị câp trên/câp kinh phí sư nghiêo đã cấp đã sử
¡nh phí sự nghiệp đã câp, đã s
dưới
dụng
- Sô tiên đơn vị câp trên phải thu vê theo | - Sô tiên đã thu vê các khoản phải
- cà ` Bù trừ phải thu với phải trả trong nộ
- Sô tiên các đơn vị câp dưới phải thu vê an P ` ˆ iP ene
bộ của cùng một đôi tượng
- Sô tiên phải thu vê bán sản phâm, hàng
hóa, dịch vụ cho đơn vị cấp trên/cấp dưới,
giữa các đơn vị nội bộ với nhau
e Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
Tại đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc
Khi chỉ hộ đơn vị cấp trên và các đơn vị nội bộ khác, kế toán ghi:
Nợ TK 136 — Phải thu nội bộ
Có TK 111/112: Số tiền đã chỉ hộ
Trang 27Căn cứ vào thông báo của đơn vị cấp trên về số quỹ khen thưởng, quỹ phúc
lợi, kế toán ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nôi bộ về các quỹ
Có TK 353 - Quỹ khen thưởng phúc lợi được phân bổ
Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị trong nội bộ, kế
toán ghi:
No TK 136 — Phải thu nội bộ
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp
Khi nhận được tiền hoặc vật tư, tài sản của cấp trên hoặc các đơn vị nội bộ
thanh toán về các khoản phải thu, kế toán ghi:
No TK 111/112/152/153
Co TK 136 - Giá trị thu nội bộ
Bù trừ các khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ của cùng một
đối tượng, kế toán ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
CóTK 136 - Phải thu nội bộ
e So đồ kế toán phải thu nội bộ (Phụ lục 1.2)
1.2.2.3 Kế toán các khoản phải thu khác
se Đặc điểm
Phải thu khác là các khoản phải thu có tính chất phi hàng hóa hoặc vãng lai như tiền phạt, tiền bồi thường do cá nhân/tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) vi phạm đã được xử lý bằng bắt bồi thường, giá trị tài sản thiếu chờ xử lý, tiền lãi cho
Vay, cổ tức lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính, các khoản thu phát
sinh khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp
Kế toán các khoản phải thu khác phản ánh các khoản phải thu không được đề cập trong nội dung thu ở TK 131”phải thu khách hàng” và tài khoản 136 “Phải thu
Trang 28TK 1385 — “phải thu về cổ phần hóa”: Phản ánh số phải thu về cổ phần hóa mà
đơn vị đã chi ra, như: chi phí cổ phần hóa, trợ cấp cho lao động mất việc, hỗ trợ đào
tạo lại lao động trong doanh nghiệp cô phần hóa,
TK 1388 — Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của doanh nghiệp
ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các tài khoản 132, 133, 136, 1381,
1385, như: Phải thu các khoản cô tức, lợi nhuận, tiền lãi, phải thu các khoản phải bồi thường do làm mắt tiền, tài sản
Nội dung và kết cấu của Tài khoản 138
- Kêt chuyên giá trị tài sản thiêu vào
- Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý; các tài khoản liên quan theo quyết
định ghi trong biên bản xử lý
- Phải thu của tập thê/cá nhân (trong và
ngoài doanh nghiệp) đối với tài sản thiếu | - Kết chuyên các khoản phải thu về cỗ
- Phải thu về tiên lãi cho vay, lãi tiên gửi, | - Đánh giá lại các khoản phải thu
cỗ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại động đầu tư tài chính; tệ giảm so với Việt Nam đồng)
- Đánh giá lại các khoản phải thu băng
ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng
so với Việt Nam đồng)
Số dư bên nợ Số dư bên có (có thể có)
Các khoản nợ phải thu khác chưa thu Phản ánh sô tiên đã thu nhiêu hơn sô
e _ Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
Tai san CDHH dung cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát hiện thiếu, chưa
xác định được nguyên nhân, chờ xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 1381 - Phải thu khác: giá trị còn lại của tài sản
No TK 214- Hao mòn TSCĐ : giá trị hao mòn
Co TK 211 — Tai san CDHH : Nguyên giá
Tiên mặt tôn quỹ, vật tư, hàng hóa, phát hiện thiếu khi kiêm kê
Trang 29Khi chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 1381 — Phải thu khác
Có TK 111/112/152/153/155/156
Khi có biên bản xử lý của cấp có thâm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 111/112- Tiền mặt (số tiền cá nhân/tô chức nộp bồi thường)
No TK 138§ - Phải thu khác (số tiền phải thu của cá nhân/tổ chức bồi
thường)
Nợ TK 334 - Số tiền bồi thường trừ vào lương của người lao động
Nợ TK 632 - Giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ bồi trường
theo quyết định xử lý
No TK 811 — Phan giá trị còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê tính vào tổn
thất của DN
Có TK 13§I1 - Giá trị tài sản thiếu
Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được ngay nguyên nhân và người chịu trách nhiệm thì căn cứ vào quyết định xử lý, kế toán ghi
Nợ TK 1388— Phải thu khác: Số phải bồi thường
Nợ TK 334 - Số phải bồi thường trừ vào lương của người lao động
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán: Giá trị hao hụt, tốn thất của hàng tồn kho sau khi từ số thu bồi thường theo quyết định xử lý
Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với Việt Nam đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 138 — Phải thu khác
Sơ đồ kế toán các khoản phải thu khác: Phụ lục 1.3
1.2.2.4 Kế toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi
e Noi dung
Trang 30Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng và các khoản phải thu khó đòi hoặc không có khả năng đòi được
vào cuối niên độ kế toán
Các khoản phải thu khó đòi phải đảm bảo các điều kiện sau:
-_ Khoản phải thu đó phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận công nợ của
KH về số tiền còn nợ, bao gồm: Hợp đồng, hóa đơn, BBBG/BBNT, BB thanh lý
hợp đồng
-_ Căn cứ đề xác định là khoản phải thu khó đòi:
+ Khoản phải thu đã quá hạn thanh toán ghi tổng hợp đồng hay cam kết nợ, doanh nghiệp đã nhiều lần đòi nhưng vẫn chưa thu hồi được
+ Khoản phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách hàng đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc làm thủ tục giải thể, ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp bỏ
trốn, mắt tích
e Nguyên tắc
Cuối kỳ, DN xác định các khoản phải thu khó đòi hoặc không có khả năng đòi được đê trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào chỉ phí quản lý doanh nghiệp hoặc giảm chi phí QLDN
Căn cứ lập dự phòng cần phải có các bằng chứng đáng tin cậy về các khoản phải thu khó đòi
-_ Số tiền phải thu phải được theo dõi cho từng đối tượng, theo từng nội dung,
từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ khó đòi
-_ Có chứng từ gốc hay giấy xác nhận của khách hàng về số tiền còn nợ
Mức trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi thực hiện theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành
Đối với các khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm DN có thê phải làm thủ tục bán nợ cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc xóa những khoản nọ phải thu khó đòi trên số kế toán Khi làm thủ tục xóa nợ thì đồng thời phải
theo dõi chỉ tiết ở TK 004-“Nợ khó đòi đã xử lý”
e _ Tài khoản sử dụng
Trang 31Nội dung và kết cầu tài khoản 229
Tài khoản 229 - Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
Sô dưự phòng phải thu khó đòi
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi ĐẠN BHẬP C phong HAI K06 691 Í trích lập vào chỉ phí QLDN
S6 dự phòng các khoản phải thu
e Phương pháp hạch toán
Phương pháp lập dự phòng
DN xác định được mức tổn thất dự kiến có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của
các khoản nợ phải thu căn cứ trên các chứng từ gốc chứng minh, tiến hành trích lập
dự phòng cho từng khoản phải thu khó đòi Mức trích lập dự phòng theo quy định
tại khoản 2 điều 3 và khoản 1,2,3 điều 6 thông tư 228/2009/TT-BTC ngày
07/12/2009 của BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, như sau:
-_ 30% giá trị đối với các khoản phải thu quá hạn từ 6 thang dén 1 năm
-_ 50% giá trị đối với các khoản phải thu đã quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm
- 70% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
- 100% gia tri déi với các khoản phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên
Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tô chức kinh tế đã lâm vào tình
trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, chủ nợ mất tích/bỏ trồn Doanh nghiệp dự kiến
mức tôn thất không thu hồi được đề trích lập dự phòng
Sau khi trích lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, DN tổng hợp lại toàn
bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào vào bảng kê chỉ tiết để làm căn cứ ghi nhận phải ánh
vào chi phí QLDN
Xử lý khoản dự phòng
Khi các khoản phải thu được xác định là khó đòi, DN phải lập dự phòng theo
các quy định theo thông tư hướng dẫn
-_ Nếu số phải trích lập dự phòng lập bằng với số dư dự phòng phải thu khó đòi thì doanh nghiệp không cần phải trích lập
-_ Nếu số phải trích lập dự phòng lập cao hơn số dư dự phòng phải thu khó đòi thì doanh nghiệp cần phải trích lập thêm phần chênh lệch vào chỉ phí QLDN;
Trang 32- Néu sé phai trich lập dự phòng ít hơn số du dự phòng phải thu khó đòi thì doanh nghiệp cần phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chỉ phí QLDN
Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi
Gia tri ton thất thực tế của các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, DN
sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi đê bù đắp phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí QLDN
Các khoản phải thu khó đòi sau khi có quyết định xử lý, DN cần phải theo dõi riêng trên sô kế toán và ngoài bảng CĐKT trong thời hạn tối đa là 5 năm và tiếp tục
có các biện pháp để thu hồi nợ Nếu thu hồi được thì số tiền thu hồi sau khi trừ chỉ
phí liên quan đến việc thu hồi kế toán sẽ ghi nhận vào khoản thu nhập khác
e _ Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Cuối kỳ kế toán căn cứ vào các khoản phải thu được xác định là không chắc
chắn thu được, kế toán xác định số dự phòng cần trích lập hoặc hoàn nhập
Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số
chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí
Nợ TK 642 — Chi phi QLDN
Có TK 229 - Số dự phòng phải thu khó đòi
Trong trường hợp Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi giảm chi phí QLDN
Nợ TK 229 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chị phí QLDN (hoàn nhập chi phí dự phòng phải thu khó đòi)
Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi
Nợ TK 229 - Dự phòng phải thu khó đòi (trong trường hợp đã trích lập dự phòng)
Nợ TK 642 — Chi phi quan ly doanh nghiệp (trong trường hợp chưa trích lập
dự phòng)
Có TK 131 — Phải thu khách hàng
Có TK 138 — Phải thu khác
Đồng thời ghi vào bên nợ TK 004- “ Nợ khó đòi đã được xử lý”
Khi thu hôi được các khoản phải thu đã xóa, kế toán ghi
Nợ TK 111/112
Có TK 711 — Thu nhập khác
Đồng thời ghi đơn vào bên có TK 004- “ Nợ khó đòi đã được xử lý”
e _ Sơ đồ kế toán dự phòng phải thu khó đòi (Phụ lục 1.4)
Trang 331.2.2.5 Trình bày thông tin các khoản phải thu trên BCTC
e _ Trình bày thông tin các khoản phải thu
Trong doanh nghiệp, các khoản phải thu không chỉ là các khoản phải thu
khách hàng mà còn bao gồm các khoản phải thu nội bộ, phải thu từ các nghiệp vụ
tạm ứng của nhân viên, các khoản lương chỉ trả thừa, các khoản thu do phạt, bồi thường và các khoản phải thu khác Về bản chất, khoản phải thu là những lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp có thê thu hồi được trong tương lai, do vậy trên bảng cân
đối kế toán khoản phải thu được ghi nhận là tài sản Tùy thuộc vào thời hạn thu hồi khoản phải thu được trình bày trên mục Tài sản ngắn hạn/Tài sản đài hạn Số liệu của các chỉ tiêu các khoản phải thu trên bảng CĐKT được lay từ số đư Nợ của các tài khoản phải thu: 131, 136, 138, 331 , chỉ tiết cho từng đối tượng và thời hạn thu hồi (ngắn hạn/dài hạn)
e _ Trình bày thông tin khoản dự phòng phải thu khó đòi
Khi lập Báo cáo Tài chính, kế toán doanh nghiệp thực hiện rà soát các khoản
nợ phải thu, các khoản đầu tư năm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi để trích lập dự phòng phải thu khó đòi Trên BCTC, thu khó đòi( 2293) được trình bày trên bang CDKT tai phan tai sản ngắn hạn đối với các khoản dự phòng dưới I năm và phần tài sản đài hạn đối với
các khoản dự phòng từ 1 năm trở lên Số liệu trình bày trên bảng CĐKT là số dư
TK 2293 “ dự phòng phải thu khó đòi” có chỉ tiết cho khoản dự phòng phải thu khó
đòi ngắn hạn/dài hạn và được ghi bằng số âm
Đối với các khoản mục trọng yếu như: Phải thu khách hàng, phải thu khác, dự
phòng phải thu khó đòi được diễn giải, trình bày chỉ tiết tại Bản thuyết minh BCTC
KET LUAN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của đề án, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận chung nhất về kế toán các khoản phải thu trong doanh nghiệp với các khái niệm, phân loại, sự tác động của các khoản phải thu tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp và các yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán công nợ phải thu Tác giả cũng làm rõ su chi phối của một số chuẩn mực kế toán đến kế toán các khoản phải thu, trình bày kết cấu, nội dung của một số tài khoản công nợ phải thu, phương pháp định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Các nghiên cứu lý luận ở chương 1 là cơ sở để tác giả thực hiện khảo sát thực tế ở Chương 2 và là căn cứ khoa học đề đề xuất các giải pháp tại Chương 3 của Đề án
Trang 34CHUONG 2: THUC TRANG CONG TAC KE TOAN CAC KHOAN PHAI THU TAI BAN KHACH HANG TO CHUC DOANH NGHIEP
—~ TONG CONG TY DICH VU VIEN THONG
2.1 Téng quan vé Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp —- Tống Công
ty Dịch vụ Viễn thông
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thực hiện Quyết định số 8§8/QĐÐ-VNPT-HĐTV-TCCB ngày 08/05/2015 của
Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông về việc thành lập Tổng Công
ty Dich vụ Viễn thông (VNPT VinaPhone), Quyết định số 146/QĐÐ-VNPT-HĐTV- TCCB ngày 10/06/2015 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
về việc ban hành tạm thời Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT VinaPhone
Theo đó Ban Khách hàng Tổ chức - Doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định
số 11/ QĐ-VNPT-VNP-NS ngày 30/06/2015 của Chủ tịch VNPT VinaPhone, đơn
vị kinh tế trực thuộc VNPT VinaPhone (công ty con thuộc Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam)
Tên giao dịch: Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp - TCT Dịch vụ Viễn thông
Tên tiếng anh: Vnpt-vinaphone Business Customer Company
Dia chi đăng ky kinh doanh tại: số 216 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa,
quận Cầu Giấy, thành phó Hà Nội
Mã số thuế: 0106869738-004
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0106869738-004 do Sở Kế hoạch — Đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 22/07/2015
Ban Khách hàng Tổ chức - Doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở bàn giao
từ các bộ phận kinh doanh khối khách hàng doanh nghiệp từ các Công ty dọc trực thuộc Tập đoản Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Công ty Vinaphone, VTN, VDC) theo lộ trình tái cơ cầu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Ban Khách hàng Tổ chức - Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt nam, có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký hoạt động và mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng thương mại, tổ chức hoạt động theo quy định của luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật liên quan và quy định của VNPT VinaPhone Có chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy giúp việc được quy định tại Quyết định số
1184/QĐÐ-VNPT-VNP-NS ngày 20/10/2015 của Tổng Giám đốc VNPT VinaPhone
về việc Quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Khách hàng Tổ chức - Doanh
nghiệp và Quyết định số 768/QĐ-VNPT VNP-NS ngày 01/6/2016 của VNPT
Trang 35VinaPhone về việc Điều chỉnh chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức Ban Khách
hàng Tổ chức - Doanh Nghiệp, Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông
Ban Khách hàng Tổ chức - Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc VNPT VinaPhone (hoạt động dưới hình thức chi nhánh của VNPT VinaPhone) là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của VNPT VinaPhone, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và phục vụ các sản phẩm, dịch vụ
viễn thông-công nghệ thông tin Cùng với các đơn vị thành viên khác trong dây chuyền công nghệ viễn thông liên hoàn, thống nhất cả nước, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ
viễn thông đề thực hiện những mục tiêu kế hoạch của VNPT VinaPhone
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Ban Khách hàng Tổ chức-Doanh nghiệp là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT VinaPhone), được giao nhiệm vụ
kinh doanh và bán hàng cho đối tượng khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp theo
mục tiêu kế hoạch của VNPT VinaPhone
Hoạt động sản xuất kinh doanh:
Theo mô hình kênh bán hàng khối khách hàng tổ chức, doanh nghiệp được VNPT VinaPhong phê duyệt, từ tháng 7/2015, Ban được giao nhiệm vụ quản lý, tổ chức điều hành kinh doanh khối khách hàng tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc
Trong đó, Ban vừa thực hiện công tác điều hành, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kinh doanh cho 63 TTKD VNPT T/TP, vừa thực hiện nhiệm vụ bán hàng trực tiếp đối
với khối khách hàng mục tiêu là các Cơ quan Trung ương Đảng/Chính phủ/Bộ Ban Ngành, cũng như các khách hàng là các Tập đoàn/Tổng công ty/Doanh nghiệp lớn
Các sản phẩm dịch vụ do Ban hiện đang cung cấp trên thị trường cho đối
tượng khách hàng tổ chức, doanh nghiệp, gồm 06 nhóm dịch vu, cu thé:
- Nhóm dịch vụ Di động ( Điện thoại di động Vinaphone trả trước/trả sau,
Ezcom, Datacode, Vinaphone-S )
- Nhóm dịch vụ Băng rộng (Internet trực tiếp, Fiber VNN, Mega VNN )
- Nhóm dịch vụ Cổ định (Điện thoại cô định, SIP trunking, IMS )
- Nhóm dịch vụ Truyền số liệu (Kênh thuê riêng, Metronet, Megawan )
- Nhóm dịch vụ CNTT ( Hạ tầng IDC, VNPT-CA, VNPT tax, IVAN, Hóa đơn
điện tử, Dịch vụ HIS, VNPT Edu, .)
- Nhóm dịch vụ GTGT (SMS Brandname, dich vụ dau sé 1800/1900 )
Với nhiệm vụ thực hiện công tác điều hành, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kinh doanh cho 63 TTKD VNPT T/TP cho khối khách hàng tô chức, doanh nghiệp.
Trang 362.1.3 Dac diém té chức quản lý
2.1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp
Xây dựng và ban hành các chính sách kinh doanh cho các khách hàng tổ chức,
doanh nghiệp: chính sách dịch vụ, chính sách giá cước, chính sách bán hàng, chính
sách Marketing, chính sách chăm sóc khách hàng Thực hiện triển khai và giám sát
các chính sách được ban hành, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện và có các điều
chỉnh phù hợp, kịp thời để đảm bảo hiệu quả kinh doanh;
Quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động marketing, truyền thông về các sản phẩm dịch vụ, hoạt động kinh doanh cho các khách hàng tô chức,
doanh nghiệp;
Quản lý, thực hiện và điều phối các hoạt động kinh doanh, các kênh phân phối
ch các khách hàng tô chức, doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc;
Điều hành hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng tại các đơn vị trực thuộc trên phạm vi toàn quốc;
Quản lý, tổ chức triển khai, hỗ trợ và điều tiết các nguồn lực (nhân lực, vật
lực, tài lực) của các đơn vị trực thuộc để đảm bảo hiệu quả kinh doanh
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ chính của các đơn vị thuộc Ban Khách hàng
Trang 37kê, tài chính của Ban, chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng cấp trên và pháp luật
về thực hiện các quyền, nhiệm vụ theo quy định hiện hành
Khối hỗ trợ
Phòng Tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo Ban KH TCDN các
công việc liên quan đến công tác nhân sự, tiền lương; Công tác kế hoạch - cung
ứng; Công tác văn thư lưu trữ - Hành chính - Quản trị;
Phòng kế toán: Là đơn vị tham mưu, giúp Lãnh đạo Ban quản lý, điều hành lĩnh vực tài chính, kế toán, quản lý tài sản, quản lý công nợ, của Ban Khách hàng
Tổ chức- Doanh nghiệp Chủ trì, theo dõi, thực hiện tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá và báo cáo tài chính của Ban Kiểm soát các chứng từ kế toán, hạch toán
kế toán của các đơn vị trực thuộc Ban Thực hiện báo cáo sản lượng, doanh thu,
thống kê số liệu tài chính kế toán của đơn vị theo chế độ Phân tích, đánh giá kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị Hướng dẫn các đơn vị trong Ban thực hiện đúng các cơ chế, chế độ, chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước về tài
chính, kế toán, thuế Thực hiện quản lý tài sản, vật tư, hàng hoá, thiết bị trong toàn
Ban
Phòng Marketing: Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Ban KH TCDN trong việc quản lý và thực hiện công tác truyền thông, marketing, chăm sóc khách hàng
đối với đối tượng khách hàng TCDN trên toàn quốc Phân tích hành vi tiêu dùng
của khách hàng và xử lý kết quả nghiên cứu thị trường Đánh giá toàn trình tính
năng, hiệu quả của sản phẩm và việc thực hiện các chính sách đã ban hành để có
điều chỉnh phù hợp với thị trường
Phòng Quản trị Chiến dịch: Tham mưu, giúp việc cho ban lãnh đạo Ban KH
TCDN trong việc tổ chức thực hiện công tác phân tích và quản trị dữ liệu; triển khai tập trung các chiến dịch theo định hướng kế hoạch từ đơn vị quản trị Tổng công ty,
thiết kế - xây dựng - triển khai các chương trình/chiến dịch cụ thể đối với tập khách hàng tô chức, doanh nghiệp
Trung tâm giải pháp doanh nghiệp: có chức năng hỗ trợ đội ngũ bán hàng và đội ngũ Presale toàn kênh về tư vấn giải pháp cho khối khách hàng doanh nghiệp, xây dựng các giải pháp kỹ thuật VT - CNTT, đầu mối triển khai giải pháp cho các
đơn vị bán hàng trực tiếp tại Ban, hỗ trợ trực tiếp tại các địa điểm của khách hàng
khi có yêu cầu
Trung tâm điều hành kinh doanh: có chức năng điều hành, hỗ trợ, giám sát
kênh phân phối, các sản phẩm dịch vụ khối KHDN tại địa bản, điều phối, hỗ trợ
công tác điều hành kinh doanh SPDV theo yêu cầu của các BU kinh doanh SPDV
Trang 38Trung tâm dịch vụ khách hàng: có chức năng hỗ trợ các đơn vị bán hàng trực thuộc ban KH TCDN toàn bộ công tác bán hàng các khâu trước — trong — sau bán hàng gồm: công tác hỗ trợ bán hàng, CSKH, quản lý khách hàng, công tác đối soát,
quản lý thu nợ, đôn đốc thu hồi nợ nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của các BU/đơn vị bán hàng trực tiếp tại Ban KH TCDN
Khối BU: Trung tâm kinh doanh dịch vụ IoT
Có chức năng kinh doanh, điều hành xuyên suốt và đồng bộ từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, thiết kế, phát triển sản phẩm, nắm bắt chủ trương của cơ quan quản
lý nhà nước, xây dựng chính sách, giải pháp, điều hành kênh bán, bán hàng trực tiếp/bán hàng dẫn dắt nhằm mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất và đạt được
mục tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận từ dịch vụ
Khối bán hàng: Trực tiếp quản lý, bán hàng và phối hợp với các TTKD T/TP tham gia bán hàng đối với các Telcos, cac khach hàng lớn tại khu vực miền
Trung tâm Bưu điện Trung Uơng (TT.BĐTU): là đầu mỗi bán hàng, quản lý
và thực hiện công tác sau bán hàng đối với nhóm khách hàng là các cơ quan đảng, chính phủ, Văn phòng quốc hội, Bộ/Ngành, tô chức Trung Ương khác
Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp (TT.KHDN): là đầu mỗi bán hàng, quản lý và thực hiện công tác sau bán hàng đối với nhóm khách hàng là tổ chức — doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của VNPT Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp tại Miền Nam:
Tham mưu, đề xuất cho Ban Khách hàng Tổ chức — Doanh nghiệp về điều hành hoạt động kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin
của VNPT VinaPhone đối với các khách hàng tổ chức doanh nghiệp tại khu vực
quản lý
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh nghiệp 2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Bộ máy kế toán tại Ban KH TCDN được tổ chức theo mô hình tập trung; toàn
bộ công tác kế toán từ việc lập chứng từ ghi số, ghi sô chỉ tiết đến số tổng hợp, lập
báo cáo quyết toán, kiểm tra kế toán đều được thực hiện ở phòng Kế toán
Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Ban KH TCDN: phụ lục 2.2
+» Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh
e Kế toán trưởng: Là người trực tiếp tô chức, quản lý và điều hành bộ máy kế
toán Có chức năng tham mưu, chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban, Tổng
Công Ty và cơ quan có thâm quyền về công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán, thống kê tại Ban Kế toán trưởng là người tổ chức bộ máy kế toán, tổ
Trang 39chức công tác hạch toán kế toán, thiết lập hệ thống số sách kế toán theo quyết định
của Ban và nhà nước, phân công công việc, hướng dẫn tô chức, kiểm tra kiểm soát công tác kế toán tài chính
-_ Giúp giám đốc trong công ty quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn;
e Kế toán tổng hợp là người đảm nhiệm chung các công việc kế toán, từ chỉ tiết đến tổng quan về các số liệu của Ban và cũng là người sẽ hướng dẫn các chuyên viên kế toán khác, phối hợp xử lý các bút toán chưa phù hợp.Thực hiện hạch toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xác nhận bù trừ công nợ với các đơn vị nội bộ trong TCT Phối hợp với bộ phận kế hoạch theo dõi tiến độ thực hiện doanh thu chi phí
Kế toán tông hợp sẽ tổng hợp, kiểm soát và xử lý các dữ liệu, chứng từ, hạch toán
và quản lý công nợ Do đó, kế toán tổng hợp sẽ quyết định tính chính xác của vấn
đề tài chính và chịu trách nhiệm với các hoạt động tài chính của Ban
e Kế toán quản lý doanh thu - công nợ phải thu:
Hàng tháng nhận số liệu và hóa đơn từ bộ phận tính cước, hạch toán ghi nhận
doanh thu, thuế GTGT đầu ra theo đúng quy định Theo dõi sát vẫn đề công nợ; ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, rõ ràng số dư hiện có, tình hình thanh
toán các khoản nợ phải thu từ các khách hàng Hàng ngày thực hiện đối chiếu số
liệu thu hồi công nợ với Trung tâm DV Khách hàng theo dõi, quản lý tiến độ thu hồi công nợ, lên kế hoạch phải thu của khách hàng đến hạn trả, ngăn ngừa các khoản bị chiếm dụng vốn Phân tích số nợ hàng tháng của khách hàng
-_ Theo dõi phải thu, phải trả của từng khách hang
-_ Đối chiếu công nợ và nhắc nợ khách hàng Thực hiện lập báo cáo số liệu
công nợ tháng, quý, năm hoặc theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo
e Kế toán thanh toán :
- _ Thực hiện kiểm tra, rà soát tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ thanh toán Hướng
dẫn các thủ tục mua sắm cho các bộ phan liên quan, theo dõi tiến độ thực hiện kế
hoạch chi phí Hàng tháng tập hợp hồ sơ, chứng từ chỉ phí hạch toán ghi nhận chi phí, thuế GTGT đầu vào và công nợ phải trả đúng thời hạn quy định Theo dõi tiến
độ thanh quyết toán công nợ phải trả Thực hiện lập và gửi thư xác nhận công nợ với nhà cung cấp định kỳ 6 tháng - l năm Lập báo cáo tình hình thanh toán công
nợ theo yêu cầu
e_ Kế toán vat tu, CCDC va TSCD:
Thuc hién ghi chép, phan anh số liệu về tình hình biến động vật tư, CCDC và
TSCPĐ của Ban Hach toán phân bồ hợp lý giá trị khau hao CCDC, TSCD theo ding
Trang 40đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh Theo đõi, giám sát và quản lý toàn
bộ vật tư, CCDC, TSCĐ luân chuyên qua Ban Tham mưu cho Lãnh đạo về các
biện pháp để quản lý hàng tồn kho một cách tiết kiệm tránh bị tồn kho lâu ngày
Phối hợp cùng bộ phận quản lý CCDC, TSCĐ thực hiện kiểm kê, lập báo cáo kiểm kiểm theo định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo
e Kế toán tiền mặt - tiền gửi ngân hàng
-_ Quản lý, theo dõi dòng tiền thu, chỉ qua ngân hàng/tiền mặt: hạch toán ghi nhận, phản ánh kịp thời các dòng tiền thu chỉ hàng ngày, đảm bảo số dư ngày, tháng theo đúng quy định
e Kế toán tiền lương, thuế
- Thực hiện cập nhật thu nhập, các khoản giảm trừ, tạm tính và thu thuế
TNCN theo khoản chỉ phát sinh, lập danh chỉ lương thưởng đúng đối tượng và đúng quy định Hạch toán, theo dõi chỉ phí tiền lương và các khoản trích theo lương theo quy định
- Hang thang kiểm tra, rà soát số liệu thué GTGT dau ra — đầu vào, thực hiện
kê khai thuế, lập biểu phân bổ thuế GTGT gửi TCT theo đúng thời gian quy định
- Hang thang kiểm tra, đối chiếu số liệu chỉ trả thu nhập, số thuế TNCN tạm
thu thực hiện kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của nhà nước
e Thủ kho — Thủ quỹ:
Thực hiện công việc quản lý kho, quỹ và công tác văn thư Phối hợp kiểm kê
đột xuất theo yêu cầu và theo định kỳ
2.1.4.2 Chính sách kế toán áp dụng tại Ban Khách hàng Tổ chức Doanh
nghiệp — Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông
e Niên độ, kỳ kế toán: Niên độ kế toán của Ban Khách hàng Tổ chức Doanh
nghiệp bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm
e Pon vi tién tệ: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán của Ban Khách hàng Tổ
chức Doanh nghiệp là: Đồng Việt Nam (VNĐ)
© Hệ thống tài khoản sử dụng: Ban KH TCDN đang sử dụng hệ thống tài
khoản theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính ngoài
ra còn mở các tài khoản con, mã đối tượng và sản phẩm dịch vụ để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán
kế toán và mục tiêu quản lý của đơn vị cũng như của TCT
© Hình thức kế toán được áp dụng tại Ban KH TCDN là hình thức kế toán trên máy vi tính bằng việc sử dụng phần mềm Kế toán Bưu điện được thiết kế trên