1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm kinh tế Đô thị chủ Đề tác Động của Đô thị hoá Đến tăng trưởng kinh tế của thành phố hà nội

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của đô thị hoá đến tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Phúc An, Phạm Lê Phương Anh, Nguyễn Như Hoàng Bảo, Tô Khánh Duy, Phan Hạnh Dương, Lê Thanh Hằng, Nguyễn Tài Trung Hiếu, Lê Khang Minh, Nguyễn Trúc Quỳnh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Đô Thị
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 357,4 KB

Nội dung

Qua nhiều thập kỉ, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã diễn ra nhanh chóng, làmột điểm nhấn quan trọng trong sự phát triển kinh tế của quốc gia.. Các tỉnh, thànhphố dần phát triển mạnh mẽ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ ĐÔ THỊ

Trang 2

Tô Khánh Duy 11216526Phan Hạnh Dương 11211630

Lê Thanh Hằng 11216539Nguyễn Tài Trung Hiếu 11216543

Lê Khang Minh 11216574Nguyễn Trúc Quỳnh 11215108

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

NỘI DUNG 5

1 Tổng quan về đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế đô thị 5

1.1 Đô thị hoá 5

a, Khái niệm 5

b, Đặc điểm 5

c, Phân loại 5

d, Các yếu tố ảnh hưởng đến đô thị hoá 6

1.2 Tăng trưởng kinh tế đô thị 7

a, Khái niệm 7

b, Biểu hiện của tăng trưởng kinh tế đô thị 7

2 Tác động của đô thị hoá đến tăng trưởng kinh tế 7

3 Tác động của đô thị hoá đến tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hà Nội 8

a, Khái quát về thành phố Hà Nội 8

b, Thực trạng về đô thị hoá ở thành phố Hà Nội 8

c, Tác động của đô thị hoá đến tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội 9

4 Giải pháp cho việc cải thiện tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội trong quá trình đô thị hoá 20

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đô thị hóa là quá trình tất yếu của mỗi quốc gia, trong đó bao gồm cả ViệtNam Quá trình đô thị hóa ở mỗi nước cũng diễn ra theo xu hướng nhanh, chậm khácnhau bởi nó phụ thuộc vào điều kiện và trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hộicủa quốc gia đó

Qua nhiều thập kỉ, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã diễn ra nhanh chóng, làmột điểm nhấn quan trọng trong sự phát triển kinh tế của quốc gia Các tỉnh, thànhphố dần phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế của khu vực đô thị cao gấp 2 lầnmức bình quân của cả nước, đóng góp hơn một nửa GDP của Việt Nam

Hiện nay, khu vực nông thôn của nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so vớikhu vực đô thị về mặt đất đai (khoảng 90% diện tích đất cả nước) Tuy nhiên, các đôthị vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và xã hộicủa cả nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang hướng tới mục tiêutrở thành một nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa, và khu vực đô thị đã đóng góphơn 70% GDP cho cả nước (số liệu năm 2021)

Trang 5

Trên quan điểm một vùng: Đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các

hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị

Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá là một quá trình biến đổi về sự

phân bổ các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thịthành đô thị

 Ở các nước đang phát triển: đô thị hoá đặc trưng cho sự bùng nổ về dân

số, còn sự phát triển công nghiệp tỏ ra yếu kém

c, Phân loại

Đô thị hoá nông thôn: Là xu hướng bền vững có tính quy luật Là quá trình phát

triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn Thực chất là tăngtrưởng đô thị theo xu hướng bền vững

Trang 6

Đô thị hoá ngoại vi: Là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố

do kết quả phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng…góp phần đẩy nhanh đô thị hoánông thôn

Đô thị hoá giả tạo: Là sự phát triẻn thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và

do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là từ nông thôn,… dẫn đến tình trạng thấtnghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc sống

d, Các yếu tố ảnh hưởng đến đô thị hoá

Quá trình đô thị hóa không tự diễn ra và thay đổi mà phụ thuộc vào 5 nhân tố:điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, văn hóa dân tộc và trình độ phát triển kinh tế

Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng, đóng vai trò quyết

định đến quá trình đô thị hóa Các yếu tố tự nhiên thu hút dân cư mạnh hơn, từ đó quátrình đô thị hóa diễn ra sớm hơn với quy mô rộng hơn: Thời tiết, khí hậu; nguồn tàinguyên thiên nhiên, khoáng sản; hệ thống giao thông; sông ngòi, đất đai; hệ thốngsinh thái

Điều kiện xã hội: Điều kiện xã hội được thể hiện thông qua sự chuyển biến, thay

đổi của nền kinh tế, khả năng đáp ứng nhu cầu sống của con người Các yếu tố vềđiện kiện xã hội ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa bao gồm: Trình độ lao động, khảnăng nhận thức của người dân; tiềm năng phát triển kinh tế và cơ hội việc làm; hiệuquả lưu thông hàng hóa ở trong và ngoài nước; chất lượng sống của người dân; chínhsách phát triển công nghiệp của nhà nước

Văn hóa dân tộc: Những hình thức ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đến quá trình

đô thị hóa bao gồm: Định hướng phát triển văn hóa đô thị với hình ảnh văn hóa giàubản sắc; đẩy mạnh các hoạt động vui chơi giải trí, thu hút khách du lịch; giữ gìn vàphát triển các giá trị văn hóa, hình thành nền văn hóa dân tộc với bề dày nghìn năm;

sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền tạo nên quần thể đô thị đa dạng với nhiềumàu sắc độc đáo

Trình độ phát triển kinh tế: Trình độ phát triển kinh tế càng thấp, quá trình đô

thị hóa diễn ra càng chậm Bên cạnh đó, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chất lượngcuộc sống của người dân Chất lượng đời sống tăng dẫn đến sự cởi mở về tinh thầncũng tăng theo

Trang 7

1.2 Tăng trưởng kinh tế đô thị

a, Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế đô thị là quá trình tích tụ, tập trung và lớn lên về quy môkinh tế, xã hội đô thị

Quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị diễn ra theo hai hướng:

Theo chiều rộng: Là sự đô thị hoá – mở rộng quy mô hành chính và tăng dân số

đô thị Tăng trưởng đô thị theo chiều rộng dễ nhận thấy hơn vì nó đơn giản chỉ là mởrộng diện tích và tăng quy mô dân số

Theo chiều sâu: Là sự tăng tổng việc làm ở đô thị, thay đổi cơ cấu kinh tế đô thị

và nâng cao khả năng; hiệu quả sản xuất

b, Biểu hiện của tăng trưởng kinh tế đô thị

Những biểu hiện của tăng trưởng kinh tế đô thị có thể là: Thay đổi cơ cấu kinh

tế đô thị, nâng cao khả năng hiệu quả kinh tế đô thị, tăng tỷ trọng dân số đô thị trongtổng dân số

2 Tác động của đô thị hoá đến tăng trưởng kinh tế

Đô thị hoá gia tăng dẫn tới các vấn đề như tăng quy mô dân số đô thị, chuyểnđổi cơ cầu các ngành kinh tế đô thị; thay đổi trình độ công nghệ và áp dụng kỹ thuật;thay đổi quy mô sản xuất; điều chỉnh các chính sách kinh tế; tác động đến quy mô đôthị,…Các yếu tố này đã góp phần làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung, đượcbiểu hiện cụ thể như sau:

Tăng quy mô dân số đô thị: Tăng dân số đô thị là một nhân tố làm tăng trưởng

kinh tế đô thị Tăng dân số dẫn đến tăng cầu của các hàng hoá, khuyến khích sản xuấtphát triển

Chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế đô thị: Là quá trình phân bố lại lực lượng

sản xuất làm tăng trưởng kinh tế đô thị theo chiều sâu, trong khi tổng việc làm khôngđổi

Nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới: Việc này làm tăng hiệu quả

lao động, khuyến khích thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sản xuất

Trang 8

Mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất: Thu hẹp hay làm giảm số việc làm

tương đối, áp dụng các chính sách đầu tư nước ngoài là biện pháp vừa làm tăng tổngviệc làm, vừa làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong kinh tế đô thị

Các chính sách kinh tế: Nhằm phát huy hết năng lực sẵn có, tăng sự hấp dẫn các

nhà đầu tư của một thành phố, tăng khả năng cạnh tranh cũng có tác dụng mở rộngquy mô kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội

Xác định quy mô đô thị hợp lý: Hợp lý hoá quy mô đô thị cũng làm thay đổi cơ

cấu của tổng việc làm Việc lựa chọn quy mô đô thị hợp lý sẽ khai thác hết các lợi thế

và giúp tăng trưởng kinh tế đô thị

3 Tác động của đô thị hoá đến tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hà Nội

a, Khái quát về thành phố Hà Nội

Hà Nội (Diện tích: 3324,92 k m2; Dân số: 8,4 triệu người – 2022) là một tronghai đô thị đặc biệt có quy mô lớn nhất nước ta, với tốc độ đô thị hoá cao bậc nhất ViệtNam

Vị trí địa lí: Về phía Bắc, Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh

Phúc; về phía Nam, giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh

và Hưng Yên; phía Tây giáp hai tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ

Kinh tế: Tính chung năm 2022, GRDP của Hà Nội ước tính tăng 8,89% so với

năm 2021, vượt kế hoạch đề ra (7,0% - 7,5%) và là mức tăng cao trong nhiều nămgần đây Quy mô GRDP năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 1.196 nghìn tỷ đồng.GRDP bình quân đầu người đạt 141,8 triệu đồng, tăng 10,6% so với năm 2021

Kiến trúc và quy hoạch đô thị: Về mặt kiến trúc, Hà Nộ ngày nay có thể được

chia thành bốn khu vực: khu phố cũ, khu thành cổ, khu phố Pháp và các khu mới quyhoạch

b, Thực trạng về đô thị hoá ở thành phố Hà Nội

Năm 2022, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45% Trong xu thế đó,

Hà Nộ và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có mức độ và tốc độ đô thị hoá đạtcao nhất Quá trình đô thị hoá của Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và cósức lan toả mạnh (đô thị hoá theo chiều rộng) Những địa chỉ hấp dẫn đã và đang tạonên tốc độ đô thị hoá nhanh nhất Diện tích đất tự nhiên của Hà Nội hiện nay đã lên

Trang 9

tới trên 300 nghìn ha (tăng lên gấp gần 4 lần so với trước) Dân số Hà Nội gia tănglên với tốc độ cao: Trong vòng 10 năm trở lại đây, dân số Hà Nộ tăng lên khoảng hơn

2 triệu người

Như vậy, có thể kết luận rằng, trong khi mức độ và tốc độ đô thị hoá trên phạm

vi toàn quốc ở Việt Nam chậm hơn so với các nước khác trên thế giới và trong khuvực, thì Hà Nộ đã có tốc độ đô thị hoá nhanh hơn nếu so sánh với chính bản thân nóqua các thời điểm, nó đã đạt được tương đương với tỷ lệ đô thị hoá ở các thành phốcủa các nước phát triển trong khu vực Châu Á và đang phấn đấu gia nhập hàng ngũcác thành phố có dân số lớn hơn 10 triệu người

Có thể nhận thấy rằng, quá trình đô thị hoá luôn mang đến cả những ảnh hướngtích cực và có cả ảnh hưởng tiêu cực Điều này là không ngoại lệ khi xét đến mốiquan hệ giữa đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội

c, Tác động của đô thị hoá đến tăng trưởng kinh tế ở Hà Nội

Tác động tích cực:

Đô thị hoá góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của Hà Nội So sánh với tốc

độ tăng trưởng GDP cả nước lần lượt trong 3 năm 2017,2018 và 2019 là: 6,8%(2017); 7,1% (2018) và 7% (2019): Có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDPR của Hà Nộiluôn cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nước ta, cao gấp từ 1,003 đến 1,25 lần Cóthể thấy tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) hằng năm trong giai đoạn 2016-2020của thành phố duy trì ở mức cao và luôn cao hơn mức tăng GDP bình quân chung của

cả nước

Trang 10

Đô thị hoá đã thu hút một lượng lớn dân cư đến thành phố Hà Nội, tạo nguồn lao động tiềm năng và dồi dào Quá trình đô thị hóa nhanh đã khiến cho một

bộ phận dân cư sống ở nông thôn di cư sang khu vực thành thị dẫn đến cho số dânthành thị tăng lên đi kèm với mật độ dân số dày đặc Điều này góp phần cung ứng sứclao động, hình thành nguồn lao động tiềm năng và dồi dào

Đô thị hoá đã giúp thu hút sự tập trung đầu tư từ nhiều nguồn, thúc đẩy gia tăng mật độ kinh tế

+ Hà Nội là một trong những địa phương nhận được sự tập trung từ nhiều

nguồn, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1681,2 triệuUSD và 290 dự án Thành phố cũng là địa điểm của 1600 văn phòng đại diện nướcngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1600 cơ sở sản xuất công nghiệp Trong số 15 tỉnhthành, Hà Nội là thành phố thu hút nhiều FDI nhất

Trang 11

+ Đi đôi với việc là thành phố có tốc độ đô thị hoá cao nhất cả nước, các chỉ sốphản án kinh tế và thu nhập của Hà Nội cũng có những động thái tăng trưởng khảquan Kể từ khi đô thị hoá gia tăng, tiêu chí đo lường hiệu quả kinh tế và thu nhậpbình quân của Hà Nội luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình của cảvùng đồng bằng sông Hồng và mức trung bình của cả nước Mật độ kinh tế, tính theotiêu chí GDP/ k m2 phản ánh mức độ tập trung kinh tế cũng có xu hướng gia tăng đáng

kể, cao gấp 2 lần so với mức đạt được của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Theo xuhướng này, dự báo đến 2024, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội sẽ lên tới 72– 73 triệu đồng (tương đương với xấp xỉ 4000$)

2000

2001 – 2005

2006 – 2009

Mật độ kinh tế Tỷ đồng/ k m2 160 324,5 826,1

Đô thị hoá gắn với quá trình công nghiệp hoá, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và trọng tâm, góp phần cải thiện quy mô kinh tế:

+ Thứ nhất, đó là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, khu chế xuấtcác trung tâm dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội là địa phương có nhiều khucông nghiệp nhất trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hầu hết các khu công nghiệp

Hà Nội đều nằm ở các vị trí khá đắc địa về giao thông, tạo nên sự hấp dẫn đối với cácnhà đầu tư Các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội luôn thể hiện sự vượt trội về

Trang 12

mọi mặt so với các khu công nghiệp của các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểmphía Bắc

+ Thứ hai, góp phần chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệnđại và trọng tâm: giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhậpquốc dân thủ đô (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch

Đô thị hoá củng cố việc chỉnh trang đô thị và tạo cảnh quan cho đô thị Tận

dụng quá trình đô thị hoá, các cơ quan có thể cải tạo, chỉnh trang khu vực đô thị cũ,góp phần xây dựng cảnh quan xanh, văn minh, hiện đại cho đô thị Thủ đô; xây dựngphát triển những khu vực mới của đô thị theo hướng xanh, thông minh, hiện đại, bềnvững đảm bảo hài hòa mối liên kết giữa đô thị và nông thôn, góp phần quan trọng vàophát triển kinh tế Thủ đô

Đô thị hoá góp phần xây dựng, đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng đô thị nhằm phục vụ quá trình đô thị hoá:

+ Đầu tư vào phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải: Hiện nay thànhphố Hà Nội có 6 nhà máy và trạm xử lý nước thải đã được đầu tư xây dựng hoàn

Trang 13

chỉnh và đưa vào khai thác vận hành nhưng tập trung chủ yếu tại các vùng đô thịtrung tâm phía Nam sông Hồng.

+ Đầu tư phát triển nguồn nước sạch: đến hết năm 2019 đã có 4 dự án cấp nguồnhoàn thành, nâng tổng công suất nguồn cấp nước đạt khoảng 1.520.000m3/ngày đêm(năm 2015 đạt 920.000m3/ngày đêm) Nhờ đó, thành phố bảo đảm đủ nguồn để cungcấp nước sạch cho đô thị và nông thôn Tỷ lệ hộ dân đô thị được sử dụng nước sạchđạt 100%; tỷ lệ đấu nối vào hệ thống nước sạch khu vực nông thôn đạt 78%

+ Đầu tư hệ thống trạm quan trắc đánh giá ô nhiễm môi trường không khí: Nhờđầu tư vào các trang thiết bị này, dân chúng có thể nâng cao năng lực dự báo và có kếhoạch kiểm soát ô nhiễm cụ thể với lộ trình rõ ràng

+ Đâu tư vào các thiết bị cung cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị: Mạng lướicung cấp điện cho đô thị của thành phố Hà Nội đã đảm bảo nhu cầu của người dân vàdoanh nghiệp Hiện nay nhiều tuyến cáp đã được hạ ngầm, mức độ an toàn trongcung cấp điện cũng đã được nâng cao và không còn là vấn đề lớn trong công tác quyhoạch

+ Đẩy mạnh ứng dụng bản đồ số GIS: Điều này giúp nâng cao chất lượng vậnhành, giám sát hệ thống chiếu sáng, đạt tỷ lệ chiếu sáng 98%

Đô thị hoá tạo nền móng cho hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin Cơ sở

hạ tầng viễn thông của Hà Nội được xây dựng và phát triển khá hiện đại, an toàn, tốc

độ truyền dữ liệu khá cao, vùng phủ dịch vụ sóng thông tin di động 3G, 4G rộng, trênphạm vi toàn thành phố Hà Nội tập trung đẩy mạnh phát triển mạng thông tin diđộng thế hệ thứ 5 (5G) Số lượng kết nối Internet tốc độ băng thông rộng cố định và

di động bình quân đạt mức cao trên 71% (trên 100 hộ dân) Các đô thị Hà Nội khôngcòn khu vực không được kết nối viễn thông Đã từng bước ngầm hóa các đường dây

đi nổi, kết hợp chỉnh trang đồng bộ hạ tầng đô thị: 100% ngầm hóa tại các khu đô thịmới phát triển, tuyến đường mới mở Đến nay, đã thực hiện được 146/253 tuyến,nâng số tuyến hạ ngầm giai đoạn 2016-2020 lên 336 tuyến (giai đoạn trước năm 2016

hạ ngầm được 190 tuyến)

Trang 14

Đô thị hoá đã cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư Điều này được thể hiện

qua bốn khía cạnh: Thu nhập bình quân đầu người; dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá vàgiải trí

+ Thu nhập bình quân đầu người: Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàntăng từ mức 120,3 triệu đồng/người năm 2019 lên 128,2 triệu đồng/người năm 2021(gấp 1,4 lần so với bình quân cả nước và 1,2 lần so với bình quân vùng) Đến nay, tỷ

lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của Hà Nội giảm còn 0,16%

+ Về y tế: Tính đến năm 2017, Hà Nội có 39 bệnh viện, 1 phòng khám khuvực, 55 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng và 577 trạm y tế xã, phường, cơquan, xí nghiệp Lượng lớn các cơ sở khám chữa bệnh đã phần nào tăng khả năngtiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế, tuy nhiên vẫn còn cần phải khắc phụcmột số điểm nóng y tế xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân, thiếu giường bệnh

+ Về giáo dục: Tính đến năm 2021, hiện có 1646 cơ sở giáo dục phổ thông, 82Trường Đại học công lập, 18 Trường Đại học ngoài công lập, 35 trường Cao đẳng và

số lượng lớn các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội Hiện nay, lĩnh vựcgiáo dục được Nhà nước chú trọng đầu tư, hệ thống trang thiết bị dạy học, phòng thựcnghiệm, máy tính đều được đổi mới và hiện đại hóa, đáp ứng được nhu cầu dạy vàhọc của thầy trò

+ Về dịch vụ văn hóa và giải trí: Về dịch vụ văn hóa và giải trí, việc mở rộng

hệ thống giao thông, các khu trung tâm thương mại, giải trí cũng như việc thành phốluôn chú trọng đầu tư các lễ hội lớn, phát triển du lịch khiến cho xuất hiện đa dạngloại và hình thức hoạt động giải trí, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ nàyhơn

Đô thị hoá góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị Song song với

quá trình đô thị hoá, trong những năm qua, hạ tầng giao thông của Thành phố Hà Nội

đã được quan tâm đầu tư Hiện nay trên địa bàn Thành phố có trên 4.000km đường,trong đó có 2.052km đường đô thị với những công trình trọng điểm như cao tốc HàNội - Hải Phòng, đại lộ Thăng Long, nút giao thông Khuất Duy Tiến, cao tốc đô thị(vành đai 3 trên cao)… Hệ thống giao thông công cộng với những điểm nhấn nhưđưa vào hoạt động tuyến xe buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã - Yên Nghĩa, 1 tuyến

Ngày đăng: 20/10/2024, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w