Chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng tạo thành quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.. Ở nước ta, t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI
Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
NHÓM: 9 LỚP HP: 232_MLNP0221_20 CHUYÊN NGÀNH: TM22- Hệ thống thống tin kinh tế
HÀ NỘI, 2024
Trang 2BIÊN BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
tự xếp loại
Đánh giá của giảng viên
+word chính +lời mở đầu, kết
+1.1; 1.2 (CĐ3) +thuyết trình
3 Lò Thị Tuyết Nhung 1.1; 1.2; 1.3 (CĐ2)
+thuyết trình
4 Nguyễn Hoài Nam 2.1; 2.2 (CĐ3)
1.1; 1.2; 1.3 (CĐ1)
+ bản word phụ
+ bản word phụ
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2
1.1 Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 2
1.1.1 Lực lượng sản xuất 2
1.1.2 Quan hệ sản xuất xã hội 3
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 4
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật 6
II SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VỚI QUAN HỆ SẢN XUẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 6
2.1 Thực trạng vận dụng quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Đảng ta hiện nay 6
2.1.1 Thành tựu 6
2.1.2 Hạn chế 7
2.2 Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế: 7
2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa việc vận dụng quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Đảng ta hiện nay 8
2.3.1 Tính chất giữa các mối quan hệ 9
2.3.2 Giải pháp của Đảng ta hiện nay đối với lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 11
2.3.3 Vai trò của các biện pháp 16
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4MỞ ĐẦU
Triết học là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống xã hội của bất kỳ quốc gia nào Triết học không chỉ tác động đến sự phát triển trong tư tưởng của con người
mà nó còn tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên Thế giới, trong đó có Việt Nam Triết học là nền tảng, cơ sở của mọi đường lối quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước, ngay cả trong thời đại hội nhập ngày nay Một trong những vấn đề lớn của Triết học Mác – Lênin là quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất Chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng tạo thành quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Ở nước ta, trước thời kỳ Đổi mới, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã không được nhận thức một cách đầy đủ, cơ chế quan liêu, bao cấp kéo dài khiến nền kinh tế trở nên trì trệ
Ý nghĩa của phương pháp luận này giúp hiểu rõ sự phát triển của xã hội từ quan điểm cơ bản về kinh tế và xã hội, từ đó đề xuất các chiến lược và chính sách phù hợp
để đẩy mạnh sự phát triển bền vững của đất nước Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, việc áp dụng phương pháp luận này đồng nghĩa với việc nắm bắt chính xác tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó xác định được hướng đi và biện pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp luận này thông qua việc nghiên cứu sâu rộng về tình hình kinh tế - xã hội, phân tích những biến động và xu hướng mới, từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững của đất nước Đồng thời, Đảng cũng đặt ra mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó mọi người đều có cơ hội phát triển và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của đất nước
Sau khi nghiên cứu môn triết học Mác - Lênin, chúng tôi tâm huyết và lựa chọn
nội dung: “Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay” để viết thu hoạch.
Trang 5NỘI DUNG
I BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1.1.1 Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất được hiểu là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được hình thành trong quá trình sản xuất Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở thể hiện ở trình độ khống chế tự nhiên của con người Đó là kết quả năng lực thực tiễn của con người tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người
Lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của quan hệ sản xuất Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi sự phát triển tương ứng của quan hệ sản xuất Bởi vì lực lượng sản xuất không ngừng phát triển ở một trình độ cao hơn, quan hệ sản xuất cũng cần phát triển để tạo động lực cho lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất được chia thành hai bộ phận cơ bản: tư liệu sản xuất và người lao động
- Tư liệu sản xuất: Đây là các tư liệu cần thiết để tiến hành quá trình sản xuất, bao gồm
tư liệu lao động và đối tượng lao động Tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động như máy móc, thiết bị, công nghệ và đối tượng lao động khác như phương tiện vận chuyển và bảo quản sản phẩm Đối tượng lao động là những yếu tố nguyên liệu tự nhiên có sẵn (gỗ, than đá, ) hoặc nhân tạo (plastic, hợp kim, ) Nó bao gồm:
+ Tư liệu lao động: Đây là các công cụ lao động như máy móc, thiết bị, dụng cụ và các phương tiện vận chuyển, bảo quản sản phẩm Tư liệu lao động có thể là những yếu tố nguyên liệu và vật liệu tự nhiên có sẵn trong môi trường (như gỗ, than đá) hoặc những yếu tố nhân tạo do con người tạo ra (như nhựa, polymer)
+ Đối tượng lao động: Đây là các yếu tố nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên (như nguyên liệu thô, nguyên liệu hóa học) hoặc các thành phần đã qua giai đoạn chế biến một phần (như linh kiện, bán thành phẩm) được sử dụng trong quá trình sản xuất
Trang 6- Người lao động: Người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất Họ sử dụng tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm Người lao động có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và góp phần vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, việc áp dụng công nghệ, kiến thức và kỹ năng để tận dụng tối đa tư liệu lao động và đối tượng lao động để sản xuất hàng hóa và dịch vụ
1.1.2 Quan hệ sản xuất xã hội
Quan hệ sản xuất xã hội được hiểu là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội: SẢN XUẤT - PHÂN PHỐI - TRAO ĐỔI - TIÊU DÙNG Theo đó, quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ kinh tế - xã hội và quan hệ kinh tế
tổ chức Quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sông vật chất xã hội, nó tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản của một hình thái kinh tế - xã hội Đây là một kiểu quan hệ tiêu biểu cho bản chất kinh
tế - xã hội nhất định Quan hệ sản xuất bao gồm những nội dung cơ bản dưới đây: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất;
Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất;
Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
- Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất xác định
ai là chủ sở hữu của các phương tiện sản xuất như nhà máy, xí nghiệp, thiết bị và nguyên liệu Quan hệ sở hữu này quyết định về việc ai có quyền kiểm soát và tận hưởng lợi ích từ quá trình sản xuất
Trang 7- Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất: Quan hệ quản lý quá trình sản xuất đề cập đến việc ai tổ chức, quản lý và điều hành quá trình sản xuất Nó liên quan đến việc xác định vai trò, quyền lực và trách nhiệm của từng thành viên trong quá trình sản xuất
- Quan hệ phân phối sản phẩm lao động: Quan hệ phân phối đề cập đến việc ai có quyền phân phối, chia sẻ thành quả sản xuất và cung cấp cho ai và như thế nào Quan
hệ này quyết định về việc sản phẩm được phân phối như thế nào trong xã hội, bao gồm việc xác định giá cả, kênh phân phối và hình thức sở hữu sản phẩm
Trong ba mối quan hệ trên, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất, vì nó quyết định về việc ai sở hữu và kiểm soát các phương tiện sản xuất
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất,, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người, quy luật về sự phù hợp quan hệ sản xuất với tình chất và trình độ của lực lượng sản xuất Quy luật này vạch rõ tính chất phụ thuộc khác quan của quan hệ sản xuất và phát triển của lực lượng sản xuất
- Lực lượng sản xuất tác động đến quan hệ sản xuất, cụ thể như sau:
Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi các quan
hệ sản xuất sao cho phù hợp với nó Khi một phương thức sản xuất mới ra đời thì quan
hệ sản xuất sẽ phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đó;
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định sẽ làm cho quan hệ sản xuất từ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển này Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu này dẫn đến sự thay thế quan hệ sản xuất
cũ bằng một quan hệ sản xuất mới sao cho phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới thì phương thức sản xuất mới ra đời thay thế cho cái cũ
- Quan hệ sản xuất tác động đến lực lượng sản xuất, cụ thể như sau:
Sự hình thành, biến đổi, phát triển của quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất;
Trang 8 Lực lượng sản xuất sẽ có quyết định quan hệ sản xuất Nhưng quan hệ sản xuất cũng
có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất;
Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất và phân phối Sự tác động của quan hệ sản xuất lên lực lượng sản xuất diễn ra theo hai hướng là tích cực hoặc tiêu cực Tích cực là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nếu nó phù hợp, còn tiêu cực là kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không còn phù hợp Song sự tác dụng kìm hãm đó chỉ là tạm thời, theo tính chất tất yếu khách quan thì nó srx bị thay thế bằng kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất qua sự tác động lẫn nhau, cụ thể như sau:
Trong sự thống nhất biện chứng này, sự phát triển của lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất thường phát triển nhanh trong khi quan hệ sản xuất thường có xu hướng tương đối ổn định, lực lượng sản xuất khi đã phát triển tới một trình độ nhất định mà quan hệ sản xuất không còn phù hợp với nó nữa thì tạo thành chướng ngại cho sự phát triển của nó, lúc đó sẽ này sinh mâu thuẫn giữa hai mặt của phương thức sản xuất Sự phát triển tất yếu đó dẫn đến việc xoá quan
hệ sản xuất cũ và thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất trình
độ của lực lượng sản xuất Việc xoá quan hệ sản xuất cũ thay nó bằng một quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa thay đổi luôn phương thức sản xuất lỗi thời và cho ra đời của phương thức sản xuất mới.
Đây là quy luật kinh tế chung của mọi phương thức sản xuất, Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản của sự phát triển loài người
Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chính là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại và không tách rời nhau Hai yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau để tạo thành một quy luật phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đây chính là quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển xã hội
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa phương pháp luận đặc biệt quan trọng Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế
Trang 9phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là phát triển lực lượng lao động
và công cụ lao động Muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phải căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính tất yếu của nền kinh
tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, chống tùy tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí
=> Đảng cộng sản Việt Nam đã quan tâm hàng đầu đến nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật này, đem lại hiệu quả to lớn trong thực tiễn.Trước khi đổi mới, nền sản xuất ở nước ta có hai hình thức sở hữu: sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân (thực chất là sở hữu nhà nước), trong khi lao động thủ công là chủ yếu, công nghiệp thì nhỏ lẻ nên quan hệ sản xuất không được phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất,
do đó sản xuất không phát triển
Trong đổi mới, nhận thấy được tính chất phân tán trình độ lực lượng sản xuất của nước
ta Đảng cộng sản Việt Nam cải thiện lại nền quan hệ sản xuất bao gồm việc đổi mới chính sách kinh tế, thúc đẩy công bằng xã hội, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, áp dụng phương pháp luận của biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,Đảng đã phát triển chính sách và chiến lược nhằm đảm bảo phát triển xã hội theo hướng tiến bộ, bền vững và công bằng
vì vậy nền kinh tế trở nên năng động, năng suất lao động tăng cao hơn
II SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VỚI QUAN HỆ SẢN XUẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng vận dụng quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của Đảng ta hiện nay
2.1.1 Thành tựu:
Nổi bật:
Chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Việc chuyển
đổi sang mô hình kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển hòa mạnh
Trang 10 Mở cửa hội nhập quốc tế: Việt Nam đã mở cửa cho sự hội nhập quốc tế, tạo
điều kiện cho việc học hỏi và áp dụng những tiến bộ công nghệ, quản lý từ các quốc gia phát triển, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế
Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân: Chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế tư nhân đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh
mẽ, góp phần vào sự đa dạng hóa lực lượng sản xuất và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động
Phát triển kinh tế:
Tăng trưởng GDP bình quân: Từ những năm 1986 đến nay, Việt Nam đã đạt
được tăng trưởng GDP ổn định, trung bình khoảng 6-7% mỗi năm, điều này đã đóng góp vào việc nâng cao mức sống của người dân
Quy mô kinh tế mở rộng: Sự tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến việc mở rộng quy
mô kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu
Vị thế quốc tế được củng cố: Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định
thương mại quốc tế, từ đó tạo ra cơ hội mới cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của đất nước, cũng như tăng cường vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế
Nâng cao đời sống:
Tăng thu nhập bình quân đầu người: Từ năm 1986 đến 2023, thu nhập bình
quân đầu người đã tăng lên từ khoảng 200 USD/năm lên hơn 3,500 USD/năm, một con số đáng chú ý, minh chứng cho sự cải thiện đáng kể trong đời sống của người dân Việt Nam
Giảm tỷ lệ hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể từ 58% năm 1993 xuống
dưới 3% vào năm 2023, điều này chứng tỏ các biện pháp giảm nghèo và phát triển kinh tế đã đạt được kết quả tích cực
Củng cố hệ thống an sinh xã hội: Việt Nam đã đầu tư vào củng cố hệ thống an
sinh xã hội, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và bảo hiểm xã hội cho người dân
2.1.2 Hạn chế:
Những sai lầm về quy luật quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất:
Trong tiến trình lãnh đạo và quản lý đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong suốt mấy