SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA
“HOÁ THÂN” CỦA KAFKA
VÀ “BỨC TƯỜNG-TỘI
CỦA S.KARUMA” CỦA ABE
KOBO
TIỂU LUẬN
Văn học chuẩn USSH Lớp Văn học Đông Nam-Đông Bắc Á
MỤC LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1, Điểm tương đồng
2, Điểm Kế thừa
3, Điểm Khác biệt
KẾT LUẬN
Trang 3MỞ ĐẦU
Văn học Đông Nam-Đông Bắc Á là một môn học cần thiết cho các sinh viên chuyên ngành khoa học
xã hội và nhân văn Đây là môn học giúp các sinh viên có được tri thức căn bản về văn hoá láng
giềng châu Á từ đó bước đầu làm quen và tiếp cận với các đặc trưng nghệ thuật văn hoá nước bạn, phục vụ mục đích giao lưu văn hoá trong thời đại toàn cầu này
Chúng ta luôn biết rằng sẽ luôn có sự tương
đồng, kế thừa và phát triển từ hai phía trong sự giao thoa văn học Đông-Tây, đặc biệt là Nhật Bản, một quốc gia đã tiến hành cải cách theo phương Tây thành công ngay từ thế kỉ XVIII Dưới sự giảng dạy của cô giáo bộ môn Văn học Đông Nam-Đông Bắc Á, tôi đã được tiếp thu thêm rất nhiều tri thức,
từ đó mở ra một cánh cửa mới cho các sinh viên ngành khoa học xã hội tiếp cận với những phạm trù liên quan đến vnhwunxg nền văn hoá Đông
Trang 4Bắc-Đông Nam Á trong chuyên ngành của bản thân mỗi người
Thông qua bài tiểu luận này này, chúng tôi hi vọng sẽ thể hiện được những tri thức tôi nhận được suốt quãng thời gian qua Từ đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo bộ môn Văn học Đông Nam-Đông Bắc Á - người đã dẫn dắt tôi đến với
môn học thú vị và bổ ích này
Trang 5NỘI DUNG
I, Điểm tương đồng
Abe Kobo đã được biết đến như một tác gia Nhật Bản nổi tiếng quốc tế về các tác phẩm vượt khỏi mỹ quan truyền thống Nhật Bản, sáng tạo mới
mẻ, dùng nhiều ẩn dụ, ngụ ngôn, nhiều hình tượng
cụ thể hay siêu thực để diễn tả nội tâm và tiềm thức của con người bị tha hoá, vong ngã trong xã hội đô thị càng ngày càng tiện lợi và máy móc
Những tác phẩm của ông hầu hết đều lấy đề tài
“hoá thân”, biến hình của con người Và đặc biệt trong tác phẩm Kabe—Esu Karuma shi no hanzai (Bức tường—Tội của S Karuma, 1951) được Giải Akutagawa, giải thưởng văn học cao quý nhất ở Nhật, kể chuyện một người phát hiện ra rằng tấm danh thiếp của anh ta hoá thành nhân cách và giả dạng anh ta mà phạm tội khiến anh bị lôi ra toà án
Kafka cũng vậy Ông có một cách cảm nhận mới mẻ về con người, cuộc sống và những phương thức biểu hiện độc đáo, sáng tạo Có thể nói rằng,
Trang 6Kafka đã là người mở đầu cho khuynh hướng viết
về thân phận con người trong xã hội phi lý mà Abe Kobo đã bị ảnh hưởng mạnh bởi nó Ông là người
đã sớm có những cảm nhận sâu sắc và thấm thía
về sự tha hoá, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái chết của con người thời hiện đại, về việc thế giới ngày càng trở nên vô hình và bí ẩn, về sự thù địch của hoàn cảnh đối với con người, điều mà không chỉ thời
Kafka sống mà còn đúng với người Nhật giai đoạn hậu thế chiến, một thời bi thảm sau chiên stranh với những mất mát lạc lõng
Đề tài của cả Abe Kobo và Kafka đều hướng tới
sự cô lập, tha hoá của con người, áp lực của xã hội khiến con người vong thân, đánh mất căn cước bản ngã, cảm thấy khó khăn gần như bất khả trong việc truyền đạt tâm tình, suy nghĩ, với người khác, khiến cho toàn bộ xã hội trở thành thế giới quái gở, kỳ dị đối với cá nhân Phản ứng với tình cảnh như thế, chủ quan của con người lại trở thành một vũ khí tự
vệ tồi tệ, ngược lại giam hãm con người vào hộp
Trang 7kín, dựng lên những bức tường ngăn trở việc nhận thức sự thật bên ngoài Nội tâm cách ly với ngoại giới, ý thức của con người lạc vào mê cung, sự việc
gì xảy ra cũng có đối-ảnh vừa đồng nhất vừa đối nghịch, như hình phản chiếu trong tấm gương, khó
mà phân định được đâu là thật đâu là hư
Truyện ngắn "Hoá thân" đã xây dựng được một hình tượng đầy ám ảnh về thân phận con người cô đơn, lạc loài phải sống kiếp lưu đày ngay trong ngôi nhà thân yêu của mình – Samsa, nhân vật chính của truyện vốn là một nhân viên chào hàng cần mẫn và nghiêm túc, là chỗ dựa và niềm tự hào của gia đình , song một sáng tỉnh dậy bỗng "thấy
mình đã biến thành một côn trùng khổng lồ
Karuma cũng gặp cảnh ngộ gần tương tự, khi thân phận vốn có của mình mất đi, vào một buổi sáng thức dậy và nhận ra đã bị mạo nhận bởi tờ danh thiếp Rõ ràng, Samsa và gia đình, đồng loại đã là những con người hoàn toàn xa lạ đến mức không
Trang 8thể hiểu nhau nữa, cũng như việc mọi người xét tội Karuma vì tờ danh thiếp kia đã giả dạng anh ta
Cảm giác xa lạ của con người về xã hội, về cái nhân dạng bị thất lạc còn được đẩy lên một mức cao hơn - sự xa lạ với chính mình Hình tượng đầy
ám dụ - G Samsa bị biến thành bọ còn Karuma đánh mất nhân dạng của mình vào tay kẻ khác
chính là biểu tượng bi đát về sự tha hoá, lạ hoá của con người Không những không cắt nghĩa được thế giới, mà ngay với chính bản thân mình, con người cũng không thể hiểu nổi Cuộc sống sẽ đi về đâu, khi ngay cả chính mình cũng không còn là mình, không thể giữ lại những điều khẳng định về giá trị bản thân, không thể tự lí giải - mình là ai?
II, Điểm kế thừa
Trong đời sống tinh thần người phương Đông, đặc biệt là người Nhật với cái nhìn nhất thể về vũ trụ, với quan niệm "thiên nhân tương đồng", con
Trang 9người dù cô đơn vẫn còn có một điểm tựa tinh
thần, đó chính là thiên nhiên Đến với thiên nhiên, hoà mình trong đó, con người không chỉ tìm được
sự thảnh thơi trong tâm hồn, mà còn có cảm giác như được trở về với ngôi nhà thân yêu, đầy ấm
cúng của mình Vì thế, khi muốn diễn tả sự cô đơn cực độ, các nhà thơ cổ phương Đông thường đặt con người trong một không gian rộng lớn vô biên,
xa lạ Ở đó, họ không tìm thấy một hình ảnh gì
thân thuộc, gần gũi với mình, con người như lạc vào một không gian, một thời gian nằm ngoài dòng chảy của cuộc đời
Nhưng nếu như trong nghệ thuật phương Đông, nỗi cô đơn của con người thường được tô đậm
trong sự đối lập với không gian mênh mông xa lạ, thì trong sáng tác của Abe Kobo lại khác biệt,
mang theo cái chất liệu mới mẻ từ phương Tây mà ông đã học tập từu Kafka: con người cô đơn, lạc lõng ngay trong những không gian quen thuộc và gần gũi nhất Con người xa lạ ngay giữa cuộc sống
Trang 10cộng đồng, xa lạ với người thân, thậm chí với chính mình Vì thế, dù hình ảnh con người cô đơn, lạc
lõng vốn không phải là hoàn toàn mới mẻ, lạ lẫm trong đời sống văn học song đến Abe Kobo và
Kafka, nó vẫn tiếp tục tạo nên những xúc động lớn lao
III, Điểm khác biệt
Điểm khác biệt duy nhất giữa “Hoá thân” và “Bức tường—Tội của S Karuma” có lẽ là ở cách biến đổi của nhân vật
Với “Hoá thân” của Kafka, Samsa bị biến thành côn trùng, và thế giới ruồng rẫy anh vì điều ấy Nói cách khác, anh bị ruồng rẫy vì mang thân xác
không phải là con người nữa, dù có trí tuệ hay
trước kia từng là con người, giờ anh vẫn chỉ là một con côn trùng không hơn không kém Đó là bi kịch của những người bất chợt bị mất đi tư cách làm người trong xã hội Họ bị hắt hủi, bị xa lánh vì sự
Trang 11khác biệt và đó là một bế tắc vẫn chưa có lời giải trong thời địa này
Ngược lại, với Karuma trong “Bức tường—Tội của S Karuma” của Abe Kobo, anh vẫn còn là con người, chỉ là nhân dạng của anh đã bị đánh cắp bởi tấm danh thiếp, nhưng người chịu hình phạt cho những tội lỗi gây ra lại là anh Dường như dù nhân dạng được vay mượn bởi kẻ khác, thì bản thể vẫn
là người chịu trách nhiệm Người đọc sẽ tự hỏi rằng liệu một ngày kia, khi thế giới ngày một thêm hối
hả và lạnh lẽo, thêm xô bồ và hỗn loạn, liệu giá trị
cá nhân có còn ý nghĩa? Và nếu không, làm sao chúng ta khẳng định được bản thân đang là chính mình, chứ không phải chỉ là một bản sao để rồi có
vô số kẻ khác giống hệt chúng ta?
Trang 12KẾT LUẬN
Trước Murakami Haruki trên 20 năm, Abe Kobo
đã được biết đến như một tác gia Nhật Bản nổi
tiếng quốc tế về các tác phẩm vượt khỏi mỹ quan truyền thống Nhật Bản, sáng tạo mới mẻ, dùng
nhiều ẩn dụ, ngụ ngôn, nhiều hình tượng cụ thể hay siêu thực để diễn tả nội tâm và tiềm thức của con người bị tha hoá, vong ngã trong xã hội đô thị càng ngày càng tiện lợi và máy móc Trong nước Nhật, ông thuộc lớp nhà văn tiền vệ, được đánh giá
là có tư tưởng và thủ pháp đi trước thời đại Ngoài
Trang 13nước Nhật, nhà văn, nhà soạn kịch Abe Kobo được
ví với Samuel Beckett và Eugène Ionesco
Franz Kafka là nhà văn vĩ đại nhất trong những nhà văn của thế kỉ XX Tư tưởng của ông có tác
động sâu rộng không chỉ tới văn học mà cả xã hội phương Tây Ông được xem là người mở đường cho văn xuôi hiện đại, là bậc thầy về cách tân trong văn học Kafka được nhiều người ca ngợi và so
sánh với những tên tuổi vĩ đại như Danta,
Shakespeare, Goathe, đại văn hào F.M
Dostoyevsky, ngang hàng với James Joyce, Marcel Proust…
Hai con người kiệt xuất này đều có một điểm chung, đó là đề tài của cả Abe Kobo và Kafka đều hướng tới sự cô lập, tha hoá của con người, áp lực của xã hội khiến con người vong thân, đánh mất căn cước bản ngã, cảm thấy khó khăn gần như bất khả trong việc truyền đạt tâm tình, suy nghĩ, với người khác, khiến cho toàn bộ xã hội trở thành thế giới quái gở, kỳ dị đối với cá nhân Phản ứng với
Trang 14tình cảnh như thế, chủ quan của con người lại trở thành một vũ khí tự vệ tồi tệ, ngược lại giam hãm con người vào hộp kín, dựng lên những bức tường ngăn trở việc nhận thức sự thật bên ngoài Nội tâm cách ly với ngoại giới, ý thức của con người lạc vào
mê cung, sự việc gì xảy ra cũng có đối-ảnh vừa
đồng nhất vừa đối nghịch, như hình phản chiếu
trong tấm gương, khó mà phân định được đâu là thật đâu là hư
Trang 15DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Hoá thân – Kafka
2, Bức tường—Tội của S Karuma – Abe Kobo
3, https://vi.wikipedia.org/wiki
4, Một số nguồn tài liệu Internet