Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài ThuNPK Phân bón tông hợp chứa đạm - lân - kali Good Agricultrural Practies of Vietnam VietGAP Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HOC KINH TE QUOC DÂN
KHOA MOI TRUONG - ĐÔ THỊ
CHUYEN DE THUC TAP
Chuyên ngành: Kinh tế va Quản lý Tài nguyên - Môi trường
Dé tai: Đánh giá hiệu qua mô hình thâm canh lúa cai tiến SRI (System ofRice Intensification) tại 2 xã Ninh Hai và Hải Ninh, huyện Tinh Gia, tỉnh
Thanh Hóa
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Huyền
Lóp: Kinh tế và Quản lý Tài nguyên - Môi trường
Khóa: 56
Hệ: Chính quy
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thị Hoài Thu,
Khoa Môi trường và Đô thi, ĐHKTOD
Ông Vii Thế Thường,
Quản lý dự án về Biến đổi khí hậu,
Trung tâm Phát triển Nông thôn Bên vững (SRD)
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Trang 2Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
MỤC LỤC
DANH MỤC BANG BIEU - - 5252 S22 EESEEEEEEEEEEEEEEE11211211211 211111111 xe 7DANH MỤC HÌNH ANH, DO THỊ, 2-22 SE+2E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEerkerrkrrrrrred 8
196100021 9
1 Tính cấp thiết của đề tài - 5c 2s 2x2 2212221221211 221211 11 EEcrkcree 9
2 Mure ti€u mghiér Cur 01 -‹‹+1+1I1 11
3 Doi tượng và phạm vi nghiên cứu ooo eecccecceeccececsessessesseeseeseeseeseseeeees 11
3.1 Déi tượng nghiên CHUL ccseecsesssessesssessecssessecssesssessesssessessseeseeees 11
3.2 Phạm vi mghiém CỨU - - G1112 HH ng ng nưkp 12
4 Phương pháp nghiên CỨU - 5 2c 2232112113111 111 1 krrkrrkrree 12
4.1 Nguồn số liệu 2- 2c CS 2 E2 2E 1221121102112 ckrrre 12
4.2 Phương pháp phân tích số liệu - 2© 2 s+£E£+Ex+E+rxrzrxrrxerred 12
5 Kết cấu của đề tài c Hee 13
CHUONG I: CƠ SỞ LY LUẬN VE ĐÁNH GIA HIEU QUA MÔ HÌNH THAM
CANH LUA CAI TIEN SIRI LH 99 9 11 HH Hàng ey 15
1.1 Tổng quan về vai trò của sản xuất lúa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
¬ 15
1.1.1 Sản xuất lúa gạo cung cấp nguồn lương thực chính cho dân số thé giới 151.1.2 Sản xuất lúa gạo đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế
biên lương thực, thực phâm - 2 + 3233111911311 1811911 1 1111 11 11g ket 15
1.1.3 Sản xuất lúa gạo phục vụ cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm 16
1.1.4 Sản xuất lúa gạo giải quyết van đề việc làm cho người dân - 161.1.5 Sản xuất lúa gạo tạo nguồn thu cho quốc gia -©5¿©5z©522522£z2cs+2 161.2 Tong quan về các mô hình sản xuất Wa esseesseesesseesesseesseeseen 16
1.2.1 Cac c0 2n 16
1.2.2 Các hình thức canh tac TÚa - - 5 6+5 123191191 91 9v 1 11v ng 17
1.3 Giới thiệu về mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI - 20
1.3.1 Khái niệm mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI -¿-cccse¿ 20
1.3.2 Các nguyên tắc canh tác của mô hình thâm canh lúa cải tiến SRL 21SV: Nguyén Ngoc Huyén Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 3Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
1.4 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam trong việc áp dụng
mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI và bài học cho tỉnh Thanh Hoa 24
1.4.1 Ap dụng thành công SRI ở các quốc gia trên thế giới - 241.4.2 Ap dụng SRI ở Việt Nam và tinh Thanh Hóa 2-2 2 s2 s22: 25
1.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả của mô hình SRI - - 28
1.5.1 Phương pháp phân tích chi phí lợi ich - «+ «<< «++s+sex+exssessez 28
1.5.2 Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)
2.2 Thực trạng canh tác lúa trong nông nghiệp tại 2 xã Ninh Hải và Hải
NÑinh,huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - G552 + sseirerrsrrrske 34
2.1.1 Thực trạng canh tác lúa theo phương thức truyền thống - 342.1.2 Thực trạng áp dụng mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI 362.3 Phân tích chỉ phí - lợi ich (CBA) của mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI
tại 2 xã Ninh Hải và Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa 39
2.3.1 VỀ mặt kinh (Ế c¿+++2EE+++tE22221112 11 re 40
2.3.2 VE mặt xã hội -2cctc tt nh HH re 472.3.3 VO mặt môi HUONY oo eccecsecsessesssessessessessessecsecsecsussussuessessessessessessessessecseeess 492.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong mô hình thâm canh lúa cải
tiên SRI tại 2 xã Ninh Hải và Hải Ninh huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa 50
2.4.1 Điểm mah nceccceccccccccssssessssssssessessssecsesssssssssessesssseesessssessessesesseeseeaesvseesees 512.4.2 ĐiỂm yOu voecceccccccccccscssessessecssssssssessessessessessessessessessucsussuesuessessesaessessecsecsecascase 52
"mm nnðu nh - 53
2.4.2 Thach thute ccccccccesceceesesceseeseeseeseeceeseeeceecaeceecseeseeseeaeeseeeeeecaecesaeeaeeaeeeeeaeeees 55
P.6 7a 57
2.5.1 Hiệu quả của mô hình thâm canh lúa cải tiễn SRI 5- 55-55: 57
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 4Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
2.5.2 Hạn chế của mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI -2- 2 22s+=szs+5sz 58
CHUONG III: DE XUẤT MỘT SO GIẢI PHAP TANG CƯỜNG HIỆU QUÁ
CUA MÔ HÌNH THÂM CANH LUA CẢI TIEN SRI TẠI 2 XÃ NINH HAI VÀ
HAI NINH, HUYỆN TĨNH GIA, TINH THANH HÓA -2- 2-5555 552 59
3.1.1 Quy hoạch vùng làm SỈ ÌL - 5 +2 1x12 k v.v HH ng ng ng 59
3.1.2 Day mạnh chương trình nâng cao nhận thức, năng lực cho nông dân 593.2 Đề XUẤT - 5 c1 211211211211 011 1111111211211 21111 0111101111111 rrre 60KẾT LUẬN ¿5-52 5222221221 7127121712121 2112112111111 11 T11 1111111 62TÀI LIEU THAM KHẢO 5-5 SE 2EE2E12E19EXEE1971711111111121111 1111 EEx re 64
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 5Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
1P5G 1 phai 5 giam
3G3T 3 giam 3 tang
ANLT An ninh lương thực
BDKH Biến đổi khí hậu
Farmer field school
FFS ‹
Lớp học đông ruộng
Consultative Group for International Agricultural
CGIAR Research
Tổ chức Tu van nghiên cứu nông nghiệp quốc tế
General Statistics Office of Vietnam GSO „ „
Tông cục Thông kê
Integrated pest management
IPM
-Quản lí dịch hại tông hợp
Integrated crop management ICM ‹ „
Quản lí cây trông tông hợp
International Federation of Organic Agriculture
Trang 6Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
NPK Phân bón tông hợp chứa đạm - lân - kali
Good Agricultrural Practies of Vietnam
VietGAP Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt
Nam
System of rice intensification SRI „
Mô hình thâm canh lúa cải tiên
Trans - Pacific Partnership Agreement
TPP „
Hiệp định Đôi tác xuyên Thái Bình Dương
Sustainable Rural Development
SRD \
Trung tâm Phát trién Nông thôn Bên vững
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 7Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 2.1 So sánh các biện pháp canh tác giữa ruộng theo phương thức SRI so với
ruộng theo phương thức truyền thống của nông dân -. 2 2 2 25s 37Bảng 2.2 Phân tích chi phí — lợi ich (CBA) của mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI
tại hai xã Ninh Hải và Hải Ninh - - Sà + 2+ + SS HH HH rệt 40
Bảng 2.3 Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng - 5 5c ssxsstskrstrsrreeeees 41
Bang 2.4 Năng suất và các yếu tố cau thành năng suất - 5: 42Bảng 2.5 Hach toán kinh tế (đồng/sào) 2-5-5222 x2 EEEEerxerkrerkerrree 43Bảng 2.6 Theo dõi diễn biến của một số đối tượng sâu hại chính 45Bang 2.7 Diễn biến bệnh đạo ôn, khô vẫn -2- 2 5¿25<+cx+2zxczxerxrrxeees 46
Bang 2.8 Phân tích SWOT mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI tại 2 xã Ninh Hai
và Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - - 55-5 S+xs<sessxssss 50
SV: Nguyén Ngoc Huyén Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 8Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Thị Hoài Thu
DANH MỤC HÌNH ANH, DO THỊ
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Tĩnh Gia
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 9Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
MỞ DAU
1 _ Tính cấp thiết của đề tài
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, dân số thé giới sẽ đạt 9 tỉ người vào năm 2050.Cùng với sự gia tăng dân sé, thế giới còn phải đối mặt với van đề biến đổi khí hậu
(BDKH), nhiên liệu hóa thạch tang giá, hệ sinh thái suy thoái cũng như tinh trạng khan
hiếm đất và nước Do đó, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (bao gồm trồngtrọt, chăn nuôi, thuỷ lợi, thuỷ sản, lâm nghiệp) bi đặt vao thế bị động, chịu tác động lớnbởi BĐKH Theo báo cáo 2016 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợpquốc (FAO), từ năm 2005 đến 2015, BĐKH đã gây thiệt hại cho nông nghiệp của cácnền kinh tế đang phát triển tới 96 tỉ USD Hiện nay, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp &Phát triển Nông thôn đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm ứng phó với BĐKH, thê hiện quacác chính sách và các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, kế hoạchhành động, dé án phát triển đã được ban hành và triển khai, trong đó nhân mạnh tamquan trọng của việc kết hợp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong ứng phó với BĐKH củangành nông nghiệp, nhăm đảm bảo việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mục
tiêu tăng trưởng ngành và giảm phát thải khí nhà kính Hiện tại, nông nghiệp công nghệ
cao, nông nghiệp thích ứng với biến đồi khí hậu và ứng dụng công nghệ sinh học trongsản xuất nông sản an toàn đang là xu hướng của thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng Năm 2015, ở Pháp có đến 98% nông dân sử dụng công nghệ thông tin trong sảnxuất nông nghiệp (FAO) Theo Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội, tính đến đầu năm
2018, toàn thành phố có 120 cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh họctrong sản xuất thực phẩm hữu cơ Tại Bình Phước, 1000 ha đất không rừng được quyhoạch thành khu nuôi trồng công nghệ cao (Bộ NN&PTNT, 2018)
Sau gần 30 năm đổi mới, một trong những thành tựu lớn nhất của nông nghiệpViệt Nam là sự phát triển của ngành lúa gạo, giúp Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới
về xuất khâu lúa gạo, chiếm 12% thị phần thế giới (Bộ NN&PTNT, 2014) Bên cạnh đó,ngành lúa gạo nước ta còn đang đứng trước nhiều cơ hội trong tương lai Nhu cầu nhậpkhẩu gạo thế giới vẫn còn tiếp tục tăng lên trong 10 năm tới (với mức tăng bình quân
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 10Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
1,5%/năm) (GSO, 2015); cơ hội mở rộng thị trường lúa gạo khi nước ta tham gia các
hiệp định thương mai mới như TPP, liên minh thuế quan ; đầu tư của nhà nước, doanhnghiệp và người dân theo xu hướng ngày càng tăng; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện;
sự phát triển của khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến lànhững cơ hội tốt dé đây mạnh phát triển ngành sản xuất lúa gạo
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 2003
và thực hiện thí điểm ở một số tỉnh đồng bằng, trung du và miễn núi phía bắc, đến năm
2007, SRI mới được ứng dụng tại các tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Khi đã thấy rõ được những ưu điểm vượt trội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn ra Quyết định số 3062/QD-BNN-KHCN, ngày 15/10/2007 về việc công nhậnứng dụng hệ thống thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa ở một số tỉnh phía Bắc là tiễn
bộ kỹ thuật và khuyến khích các địa phương đưa vào ứng dụng
Tại Thanh Hóa, chương trình thâm canh lúa cải tiến SRI đã được đưa vào từ năm
2007 và đã thực hiện thành công trước hết ở các vùng trọng điểm lúa của tỉnh (Yên Định,Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, ) Từ quý 1/2015 đến quý 4/2017, chương trình SRI
đã được các tô chức phi chính phủ (NGO) phối hợp với các huyện đưa vào ứng dụng sản
xuất lúa ở các huyện miền núi, huyện ven biển trong đó có Tinh Gia
Tĩnh Gia là huyện cực nam của tỉnh Thanh Hoá Xã Ninh Hải và Hải Ninh vốn là
2 xã bãi ngang của huyện với điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khókhăn cùng với lối canh tác truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp và những bắt lợi kéo theo
cả về mặt xã hội và môi trường Ké từ khi áp dụng mô hình SRI, những hộ nông dân
nghẻo nơi đây đã được thu được những vụ lúa với lượng thiệt hại ít đi và năng suất cao
hơn, cải thiện kinh tê và giảm thiêu tác động xâu đên môi trường.
Bên cạnh những hiệu quả nhất định, trong quá trình thực hiện, mô hình thâm canhlúa SRI còn tồn tại nhiều rủi ro và thách thức gây khó khăn cho các cán bộ chính quyền
và người dân trong việc thực thi, áp dụng, phô biến Chính vì vậy, cần phải làm rõ hơnnhững điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chương trình; những lợi ích thuđược va chi phí bỏ ra trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường ma mô hình thâmcanh lúa SRI mang lại cho địa phương Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp và đề
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 11Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
xuất khắc phục Những đánh giá ban đầu sẽ là tiền đề để mô hình được nhân rộng, ápdụng tới nhiều địa phương khác cùng với những thay đổi tiến bộ nhăm tối đa hóa lợi ích
và giảm thiểu chi phí Đó chính là lý do tại sao tôi chọn đề tài: Đánh giá hiệu qua môhình thâm canh lúa cải tiến SRI tại 2 xã Ninh Hải và Hải Ninh, huyện Tinh Gia, tinh
Thanh Héa.
2 Muc tiêu nghiên cứu
Chuyên đề được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu sau:
* Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI
»ồ anh giá thực trang áp dụng mô hình SRI tại 2 xã Ninh Hải và Hải Ninh,
huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
»ồ - Đánh giá hiệu quả của mô hình SRI tại 2 xã Ninh Hải va Hải Ninh, huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trên 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường
- _ Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mô hình canh tác
lúa cải tiến SRI tại 2 xã Ninh Hải và Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
* Dé xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình thâm canh lúa cải
tiến SRI tại 2 xã Ninh Hải và Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa và nhân rộng
mô hình sang các địa bàn khác.
3 _ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hiệu quả của mô hình thâm canh lúa cảitiến SRI ở 2 xã Ninh Hải và Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia trên 3 phương diện kinh tế, xã
hội và môi trường.
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 12Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
» Pham vi không gian: đề tài được thực hiện nghiên cứu ở khu vực 2 xã Ninh
Hải và Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
» Pham vi thời gian: số liệu được sử dụng dé minh họa cho các phân tích và
đánh giá được thu thập trong giai đoạn từ năm 2012 trở lại đây
* Nội dung nghiên cứu: phân tích hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệuquả của mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn số liệu
Nguồn số liệu được sử dụng trong đề tài xuất phát từ nguồn các tài liệu đã công
bố, các dit liệu liên quan đến quản lý môi trường và canh tác lúa do Bộ NN và PTNT cung cấp, các tài liệu nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Nông thôn Bên vững, thông
tin trên cổng điện tử huyện Tĩnh Gia, báo cáo của Tổng cục Thống kê và nhiều bài báo
khoa học, tạp chí khác.
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
4.2.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích dựa trên nguồn số liệu thứ cấp: Thông qua các
sô liệu đã được tìm hiệu, suy ra ý nghĩa của các con sô và so sánh chúng.
4.2.2 Phân tích chi phí — lợi ích (CBA): phương pháp được ứng dụng nhằm đánh giá lợi
ích và chi phí của mô hình trên 3 khía cạnh kinh tê, xã hội và môi trường
4.2.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT): phương pháp đượcứng dụng nham đề xuất các giải pháp phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm yếu cho mô
hình canh tác lúa SRI
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 13Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
5 Ket cau của dé tai
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được kếtcầu thành 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI
Chương II: Đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI tại 2 xã
Ninh Hai và Hải Ninh, huyện Tinh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu qua của mô hình thâm canhlúa cải tiến SRI tại 2 xã Ninh Hải va Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 14Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan răng, kết quả nghiên cứu cùng những đánh giá, nhận định trongchuyên đề này là trung thực va của riêng tôi, chưa hề được sử dụng trong bat cứ tài liệu
nào.
Tôi xin cam đoan rang, mọi sự giúp đỡ thực hiện chuyên đê này đã được cảm on
và các thông tin trích dẫn trong chuyên đề đã được ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Huyền
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 15Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA MÔ HÌNH THÂM
CANH LUA CẢI TIEN SRI
1.1 Tông quan về vai trò của san xuât lúa đôi với sự phat trién kinh tê, xã hội
1.1.1 Sản xuất lúa gạo cung cấp nguồn lương thực chính cho dân số thế giới
Sản xuất lúa gạo không những góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn cung cấp
dưỡng chat trong bữa ăn của con người Lúa gạo cung cấp lương thực cho khoảng hơn 1 nửa dân số thé giới trong tat cả các thời kỳ lịch sử đã qua, là cây lương thực có sản lượng
đứng thứ 3 trên thé giới, sau ngô và lúa mỳ Đến năm 2015, lúa gạo cung cấp thực phẩmcho khoảng 65% dân số thế giới (FAO) Trên thế giới, lúa gạo là lương thực chủ yêu của
nhiều nước, trong đó, có 17 quốc gia ở Châu Á và Thái Bình Dương, 9 quốc gia ở Bắc
va Nam Mỹ và 8 quốc gia ở Châu Phi dùng gạo dé cung cấp trên 90% nhu cau calories
từ chất bột như Philippines, Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ, (FAO, 2015) Gạo cungcấp gần 20% nguồn năng lượng từ thực phẩm cho con người trên toàn thế giới, trong khi
đó lúa mì cung cấp 19% và ngô là 5% (FAO, 2012) Ngoài ra, các chính sách và tiến bộ
kỹ thuật trong nông nghiệp góp phần đáp ứng và không ngừng nâng cao hàm lượng đạm,
tinh bột, lipit, trong các sản phẩm của lúa gạo, góp phần đảm bảo dinh dưỡng và nâng
cao thê chất cho con người
1.1.2 Sản xuất lúa gạo đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biếnlương thực, thực phẩm
Các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như rượu, bia, đồ uống,
bánh kẹo, đều sử dụng nguồn nguyện liệu là lúa gạo Vì thế mà sản xuất lúa có ảnh
hưởng đến ngành công nghiệp chế biến Dé đáp ứng cho nhu cầu của việc chế biến, cácvùng chuyên canh đã được hình thành riêng cho chế biến lương thực Việc gạo được sửdụng làm nguyên liệu là vì cách chế biến gạo thuận tiện, hiệu quả và gạo là nguồn nguyênliệu giá thành thấp Ngoài ra, việc bảo quản gạo cũng khá đơn giản vì điều kiện bảo quảnchỉ cần nơi khô ráo, thoáng mát Việc dùng gạo làm nguyên liệu đầu vào cho công nghiệpchế biến làm tăng giá trị kinh tế của gạo vì sản phẩm chế biến được có giá thành cao hơn
so với gạo thông thường.
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 16Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
1.1.3 Sản xuất lúa gạo phục vụ cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm
Không chỉ là con người mà lúa gạo còn phục vụ trong ngành công nghiệp chăn
nuôi gia súc, gia cầm Hàng năm, lúa gạo được sử dụng dé sản xuất thức ăn chăn nuôi.Các sản phẩm dư thừa từ lúa như thóc, trau được người nông dân tận dụng, làm đệm lótsinh học trong truồng trại, trộn cùng thức ăn cho gia cầm, gia súc để gia tăng hàm lượngtinh bột, cho năng suất và đạt hiệu quả cao
1.1.4 Sản xuất lúa gạo giải quyết vấn đề việc làm cho người dân
Lúa là sản phẩm nông nghiệp của đại đa số người nông dân vì thế việc sản xuấtlúa gạo không chỉ cung cấp lương thực mà còn giải quyết việc làm cho người dân TheoFAO, 2012, ngành trồng lúa gạo là ngành chủ lực trong phan trăm cơ câu cây trồng và
phân công lao động xã hội Trong thời gian nông nhàn, nông dân tham gia vào các quy
trình chế biến lúa gạo theo hướng doanh nghiệp gia đình hoặc các doanh nghiệp lớn tạiđịa phương dé tạo nguồn thu nhập
1.1.5 Sản xuất lúa gạo tạo nguồn thu cho quốc gia
Theo số liệu thống kê và ước tính mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA),tong lượng gạo xuất khẩu của thé giới năm 2017 đạt kỷ lục 43,2 triệu tan, tăng 5,58
triệu tan so với năm 2016 Hang năm, xuất khẩu gạo mang về giá trị kinh tế lớn cho
nhiều quốc gia sản xuất gạo chủ lực trên thế giới như Thái Lan, An Độ, Việt Nam,
Trên thị trường thé giới, giá gạo trắng hat dài chất lượng cao của Thai Lan dao động từ
450-483 USD/tan, gạo Jasmince của Việt Nam có giá 540-600 USD/tan, gạo An Độ
5% tam có giá từ 450-470 USD/tan, gạo Thái Hommali có giá khoảng 1200 USD/tan,
đã cho phép những quốc gia này thu về hàng nghìn tỷ USD mỗi năm
1.2 Tong quan về các mô hình sản xuât lúa
Trang 17Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
mưu sinh của con người hoặc nhu cầu xuất khâu các sản phâm nông nghiệp (Cục
Nhu vậy, canh tác lúa được ngầm hiểu là những phương pháp, biện pháp sản
xuất lúa có từ lâu đời, theo hướng truyền thống của người nông dân, tùy thuộc vào đặc
điểm từng vùng Khái niệm thâm canh được hiểu là những phương pháp sản xuất lúa
tiên tiến nhằm tăng năng suất và giảm công lao động
1.2.2 Các hình thức canh tác lúa
Tuy lãnh thé Việt Nam nam trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu lại phân bố
thành 3 vùng khí hậu riêng biệt với miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới
am, Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đớixavan Với đặc điểm địa hình và khí hậu như vậy mà hiện nay, ở Việt Nam ton tại cácloại hình sản xuất lúa như canh tác lúa truyền thống và các mô hình thâm canh lúa cải
tiên.
a) Canh tác lúa truyền thống
Làm nương rây
Đây là hình thức canh tác lúa lâu đời nhất của xã hội loài người Rừng hay xavan
bị đốt dé làm nương ray, đất đai bị khai thác triệt dé
Hình thức canh tác này thường sử dụng công cụ thô sơ, ít chăm bón, nên năng
suất cây trồng thấp, đất đai nhanh bạc màu, diện tích rừng giảm, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới môi trường.
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 18Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
Hiện nay, tại một số khu vực thuộc miễn núi phía bắc và biên giới Việt Nam —Lào, Việt Nam - Campuchia, các dân tộc thiêu số vẫn đang duy trì phương pháp canh
tác này.
Canh tác lúa nước tại vung đồng bang
Hình thức này thường tập trung ở những nơi có lao động dồi dào, điều kiện thuận
lợi với nguôn nước tưới tiêu chủ động, thuận lợi.
Hình thức canh tác này cho phép tăng vụ, tăng năng suất, tăng sản lượng, góp
phần phát triển chăn nuôi
Tại các khu vực cánh đông lớn ở Nam Bộ, sản xuât lúa nước được chuyên môn
hóa theo quy mô lớn, tạo ra khôi lượng hàng hóa, nông sản với gia tri lớn Mục đích của
các vựa lúa lớn theo hình thức nay thường dé cung cấp nguyên liệu hoặc đề xuất khâu
b) Các mô hình thâm canh lúa
Thâm canh lúa 3 giảm 3 tăng (3G3T)
Thâm canh lúa 3 giảm 3 tăng là một mô hình nhấn mạnh vào khâu giảm mật độ,
chi phí vật tư Trong đó:
- 3 giảm: giảm lượng giống, giảm số lần phun thuộc BVTV, giảm lượng phân
đạm.
- 3 tăng: tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế
Lợi ích va tác động: Giảm chi phí về giống, thuốc BVTV và phân đạm,nhờ đógiảm chỉ phí sản xuất, giảm phát thải KNK; Khi cây lúa đủ dinh đưỡng vàánh sáng, sinhtrưởng tốt, sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện bất thuận của thời tiết nhưkhô hạn, nắng nóng, mưa úng, gió bão;
Phù hợp đề ứng dụng cho tất cả các diện tích lúa trong cả nước
Điền hình ứng dụng: Một số mô hình ở Cần Thơ giảm được 100 kg/ha/vụ lượng
giống lúa, giảm 30-50 kg/ha/vụ lượng phân đạm, giảm 2 lần phun thuốc trừ sâu bệnh, 2SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 19Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
lần phun thuốc trừ sâu bênh, tăng lợi nhuận 3.069.000-5.330.000 đồng/ha/vụ 3G3Tđược ứng dụng phô biến ở Đồng bằng sông Cửu Long và một số tinh Đông băng sôngHong va ven bién mién Trung (Cuc trong trọt, Bộ NN&PTNT CSA — Thực hành nôngnghiệp thông minh với biến đổi khí hậu)
Thâm canh lúa I phải 5 giảm (1P5G)
1 phải 5 giảm là mô hình thâm canh lúa áp dụng nguyên tắc:
- 1 giảm: phải sử dụng giống chat lượng (hạt giống cấp xác nhận), đảm bảo hạt
giống khỏe, sạch bệnh, có nguồn góc, chất lượng
- 5 giảm: giảm lượng giống (giảm mật độ); giảm bón phân đạm; giảm số lầnphun thuốc BVTV; giảm nước tưới; giảm thất thoát sau thu hoạch Gan đây, các nhàkhoa học khuyến cáo thêm 2 lần giảm nữa là giảm lao động (thông qua tăng cường cơgiới hóa) và giảm phát thải KNK bang việc ứng dụng tưới ướt — khô luân phiên
Lợi ích và tác động: Cây lúa sinh trưởng khỏe, có thể thích ứng và chống chịu tốthơn sâu bệnh và thời tiết khó khăn; Giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ cân bằng sinh thái,
và phát thải khí KNK khác nhờ giảm lượng phân đạm.
Thích hợp cho ứng dụng tại tất cả diện tích lúa của cả nước
Điền hình ứng dung: Mô hình ở An Giang giảm 60-80 kg/ha thóc giống, giảm
41-46 kg/ha phân urea, giảm 2,1-2,4 lần/vụ số lần phun thuốc BVTV Được ứng khá phổ
biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Nam Trung Bộ (Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT.
CSA — Thực hành nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu)
Thâm canh lúa cải tiễn SRI
Thâm canh lúa cải tiến SRI là phương pháp canh tác lúa sinh thái, mang lại hiệuquả và năng suất cao, giảm phát thải khí nhà kính dựa trên những tác động kỹ thuậtnhằm giảm chỉ phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tiết kiệm nước tưới
Những kỹ thuật tác động bao gồm: cấy mạ non, cấy một dảnh, cấy thưa tạo hiệu ứng
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 20Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
hàng biên, quản lý nước, làm cỏ sục bùn và bón phân hữu cơ Biện pháp canh tác này
được công nhận là tiễn bộ kỹ thuật ở Việt Nam vào năm 2007
Thâm canh lúa tưới tiết kiệm (tưới nông - 16-phoi, hay tưới ưới - khô luân phiên)
Đây là hình thức áp dụng các biện pháp chỉ tưới đảm bảo ruộng lúa đủ ở trong
các giai đoạn cần thiết, các giai đoạn còn lại thực hiện nông-lộ phơi Qui trình cụ thể phụ thuộc vào lúa cấy hay gieo sạ, và chân ruộng có hay không bị nhiễm mặn hay nhiễm
phèn.
Chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh theo các qui trình IPM, ICM.
Lợi ích và tác động: Tiết kiệm nước tưới, giảm thời gian ruộng lúa ngập nước,vìthế giảm phát thải KNK; Giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển khỏe, ít bị đồ, lốp, giảmthiệt hại do sâu bệnh, thời tiết khó khăn
Thích hợp ứng dụng ở tất cả các địa phương, cho các diện tích lúa nước có nguồn
nước và hệ thống kênh mương đảm bảo cho việc chủ động cấp và thoát nước Phươngpháp này không phù hợp ứng dụng cho vùng dat phèn
Điền hình ứng dụng: Bạc Liêu năm 2016 thực hiện trên 700 ha Một số mô hình
ở Cần Thơ, Thái Bình giảm tới 30% lượng nước tưới, giảm phát thải KNK tương đương
3,3 tan COa tương đương/ha/vụ, tăng năng suất lúa 0,3 -0,5 tan/ha Tại tỉnh Binh Dinh,
vụ Đông Xuân 2012-2013 do khô hạn, hồ chứa nước Hội Sơn chỉ trữ được 20% lượng
nước so với bình thường, nhờ ứng dụng phương pháp tưới này tỉnh đã tăng được trên
1000 ha diện tích lúa được tưới (Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT CSA — Thực hành nông
nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu)
1.3 Giới thiệu về mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI
1.3.1 Khái niệm mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI
Mô hình thâm canh lúa cải tiến, viết tắt là SRI, tên tiếng anh là System of RiceIntensification, tên gọi đầy đủ là hệ thống thâm canh tông hợp trong sản xuất lúa, là
phương pháp canh tác lúa sinh thái, ứng dụng của nông nghiệp thông minh với khí hậu.
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 21Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
Mô hình SRI mang lại hiệu quả và năng suất cao, giảm phát thải khí nhà kính dựa trênnhững tác động kỹ thuật nhằm giảm chỉ phí đầu vào nhưng tăng đầu ra Biện pháp canh
tác này được công nhận là tiễn bộ kỹ thuật ở Việt Nam
Cơ sở khoa học của phương pháp này là khai thác những tiềm năng luôn tồn tại
ở cây lúa nhưng bị ức chế bởi các hoạt động quản lý thông thường như: dé ruộng ngập
nước, yếm khí, cấy mạ già, cấy dày và sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ cỏ,trừ sâu Việc phát triển SRI có thé được coi như một bước tiễn mới về khoa học nôngnghiệp nhằm đạt mục tiêu về giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, phát triển nông
nghiệp bên vững, nâng cao đời sông của người dân và mang lại lợi ích vê mặt xã hội.
SRI cũng được coi là một hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng sinh thái.Trong đó, mô hình trồng lúa SRI được bắt đầu với việc gieo giống thưa, và cay mạ nonhơn, trên đất 4m, thay vì trên đất liên tục ngập nước Kết quả cho thấy rễ lúa phát triểnkhỏe hơn, năng suất tăng cao hơn, trong khi giảm được lượng nước tưới từ 25% -50%.Phương pháp trồng lúa này có thể giúp nông dân tiết kiệm tới 90% lượng hạt giống
và thải ít khí mê-tan ra môi trường Kết hợp giảm chỉ phí đầu vào và tăng năng suất,
nông dân có thể tăng thu nhập khoảng 4,2-6,3 triệu đồng/ha/vụ Theo ước tính của Bộ
NN&PTNT, tính đến năm 2015, Việt Nam có 1,8 triệu nông dân, trên 70% là phụ nữ,ứng dụng SRI trên điện tích gần 450 ngàn ha lúa (theo Ngô Tiến Dũng, 2016)
1.3.2 Các nguyên tắc canh tác của mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI
Về nguyên tắc canh tác, mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI yêu cầu 5 nguyên tắc
cơ bản sau:
a) Cây mạ non
Cây mạ trong phương pháp SRI là cây mạ non, được định nghĩa là cây mạ có từ
2 đến 3 lá thật (Mạng lưới SRI Việt Nam) Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cây lúa có
từ 2 đến 3 lá thật khả năng ra rễ của cây lúa tốt hơn (Mạng lưới SRI Việt Nam) Ngoài
ra việc cây lúa non còn mang đến ưu thế kháng lại những tác động có hại của tình trạngngập nước Khi cây mạ được cấy non, cây lúa sinh trưởng tốt hơn, đẻ nhánh mạnh hơn
so với cây lúa cây mạ già do các nhánh lúa mới được đẻ từ những nốt thấp hơn Bên cạnhSV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 22Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
đó, việc cấy nông cũng làm tăng khả năng đẻ nhánh của cây lúa Từ các kết luận trên tathấy răng, việc cây mạ non cấy nông tay trong phương pháp lúa cải tiến góp phan tăngkhả năng sinh trưởng của cây lúa thể hiện ở việc tăng khả năng đẻ nhánh cũng như tăng
khả năng ra rễ của cây lúa.
b) Cay thưa, 1 danh/khom
Mac dù mật độ cấy ở các công thức SRI rất thưa, nhưng do lúa ít bị cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng, nên lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khoẻ và đạt số nhánh/khóm rat cao.
Ngoài ra, nhờ có SRI các các đặc điểm di truyền của lúa được phát huy mạnh mẽ, bônglúa theo kỹ thuật này có bông to, số hạt chắc/bông nhiều hơn so với phương pháp truyềnthong dẫn đến năng suất theo SRI cao hơn han
c) Làm cỏ sục bùn, không sử dụng thuốc trừ cỏ
Việc làm cỏ là yêu cầu bắt buộc của nông dân SRI bởi lẽ ruộng lúa theo phương
pháp canh tác SRI được quản lý nước cạn xen kẽ, có những giai đoạn ruộng lúa cạn thúc
đây sự phát triển của cỏ đại Vì việc làm cỏ mất nhiều công lao động, người nông dânthường dùng cào cỏ Trong quá trình làm cỏ, đất cũng được xới xáo tạo nhiều điều kiệncho cây lúa phát triển Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc làm cỏ làm tăng năngsuất của ruộng lúa lên từ 0,5 đến 1 tan/ha (Mang lưới SRI Việt Nam) Việc làm cỏ, sục
bùn làm có tác dụng sục khí, cung cấp thêm oxy có trong đất; ngoai ra, nó cũng cung cấp
điều kiện tốt hơn cho quá trình có định đạm qua các loại tảo có trên bề mặt ruộng lúa
Lượng đạm có khi áp dụng phương pháp làm cỏ sớm cao hơn theo phương pháp thông
thường do sự sinh ra của các loại tảo trên bề mặt ruộng Vì vậy, việc làm cỏ sớm cùng
với sục bùn không chỉ đem lại hiệu quả trong việc hạn chế cỏ đại mà còn có tác dụng cải tao đất khi cung cấp thêm lượng đạm hữu cơ có trong đất thông qua quá trình cố định
đạm của các loại tảo có trên bê mặt ruộng.
d) Quản ly nước — can xen kẽ
Cây lúa được biết đến như một loại cây bán thủy sinh và nó cần một lượng nướclớn trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực Thực tế, cây lúa đang được canh tác trong điềukiện ngập nước tại hầu hết các quốc gia canh tác lúa nước trong đó có Việt Nam ChúngSV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 23Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
ta không thé phủ nhận một thực tế răng cây lúa vẫn cần có nước dé sinh trưởng: tuynhiên, cây lúa không phải lúc nào cũng cần thật nhiều nước đề sinh trưởng và giữ nướcliên tục trong cả mùa vụ đã thể hiện không phải là giải pháp tối ưu cho cây lúa phát triển.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp nước cạn xen kẽ của phương pháp SRI manglại năng suất cao hơn và sinh trưởng tốt hơn cho cây lúa (Mạng lưới SRI Việt Nam).Điều này được giải thích chủ yếu nhờ ảnh hưởng của giai đoạn nước cạn đến phát triển
rễ lúa và quá trình tiêu tốn năng lượng ít hơn của cây lúa SRI Trong điều kiện ngậpnước, rễ lúa trở nên dầy và ngắn với độ xốp cao do trong sự hình thành mô khí, các túikhí, trong điều kiện ngập nước Nhờ các túi khí này, oxy mới được vận chuyên và đáp
ứng yêu cầu của cây lúa Trong điều kiện thiếu oxy, cây lúa cần sản sinh nhiều túi khí nhằm đảm bảo nhu cau phát triển của cây và quá trình này làm tiêu hao đáng ké năng lượng của cây Đây cũng là một lý do khiến cho năng suất của cây lúa trong điều kiện ngập nước bị giảm đi Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT,
chiều dài rễ lúa tăng lên khi cây lúa chuyên từ canh tác ngập nước sang canh tác nướccạn xen kẽ Nhờ đó, cây lúa có khả năng hút các chất dinh dưỡng ở tầng đất sâu hơn, câybám chắc vào đất hơn tạo điều kiện thuận lợi dé cây phát triển tốt Thêm vào đó, môi
trường đất được chuyền từ yếm khí sang hảo khí cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi
sinh vật hảo khí phát triển mạnh, tăng cường quá trình phân giải chất dinh dưỡng trong
đất sang dạng dễ tiêu Từ đó cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào tạo giúp cây trồng sinh
trưởng và phát triển tốt hơn
e) Khuyến khích sử dụng phân hữu cơ
Áp dụng phân hữu cơ và cơ chế quản lý nước hợp lý đã tạo một môi trường thuậnlợi cho cây rễ lúa phát triển từ đó làm tăng sự phát triển của cây lúa; sự xuất hiện củahàng loạt vi sinh vật có lợi trong đất làm cho hệ sinh thái đất thay đổi rõ rệt từ đó giúpcho cây lúa có khả năng chống chịu lại tác động bắt lợi của sâu bệnh Về hiệu quả, SO VỚI
biện pháp canh tác lúa thông thường, áp dụng SRI, giúp giảm thóc giống, lượng phân
bón sử dụng, tăng năng suất; hạn chế địch, bệnh, hại phát triển, nhất là bệnh khô văn, ốc
bươu vàng, bệnh nghẹt rễ, bó sốc, bọ tri , đồng thời tăng khả năng chống chịu sâu,
bệnh của cây lúa; giá thành sản pham (thóc) giảm (do tiết kiệm được giống, phân bón,thuốc BVTV, chi phí về thủy lợi )
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 24Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
Áp dụng SRI giúp cho cây lúa cứng, khỏe hơn nên ít bị đồ ngả trong điều kiện
mưa bão, tăng khả năng chống chịu đối với sâu bệnh mới xuất hiện và giảm nhu cầunước tưới cho ruộng so với canh tác truyền thống: đồng thời việc không giữ nước ngậpmặt ruộng thường xuyên hạn chế khí phát thải khí nhà kính
1.4 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam trong việc áp dụng
mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI và bài học cho tỉnh Thanh Hóa
1.4.1 Áp dụng thành công SRI ở các quốc gia trên thế giới
SRI được giới thiệu lần đầu tiên tại Madagascar vào những năm 80 bởi nhà báchọc Fr.Laulaniere (Pháp) Sau đó, tiễn si Norman Uphoff, thuộc Viện Quốc tế lương thực
và phát triển thuộc Đại học Cornell tại Mỹ phổ biến rộng rãi Đến nay, SRI được áp dụngrộng rãi ở trên 50 quốc gia, vùng lãnh thô
Theo báo cáo của World Bank vào năm 2013, các nông dân Sumant Kumar ở làng
Darveshpura, đông bắc An Độ đã áp dụng phương pháp cấy SRI cho đồng ruộng củamình - thu hoạch được 22,4 tấn thóc/ha Đây được coi là một kỷ lục với con số vượt qua
cả kỳ tích của nhà nông học Trung Quốc Yuan Longping - người được cho là “cha đẻcủa lúa lai” với năng suất 19,4 tan/ha
Theo số liệu của Trung tâm Nguồn lực và Kết nối quốc tế SRI, SRI giúp tang năng suất từ 30-50% so với các phương pháp cấy trước đó trong khi giảm được 60% giống, 40-50% nước tưới, 50-100% lượng thuốc BVTV.
Năm 1994, Viện Nghiên cứu Quốc tế Cornel về Lương thực, Nông nghiệp và Pháttriển (CIIFAD) có trụ sở tại Lthaca, New york, đã giúp nông dân ở vùng Ranomafanatìm kiếm phương thức canh tác mới thay thế phương thức đốt nương làm rẫy Khi phươngpháp SRI được sử dụng, năng xuất trung bình 8 tắn/ha
Vào năm 1997, chính phủ Pháp giúp đỡ nông dân áp dụng phương pháp SRI đã
đạt năng suất trung bình trên 8 tan/ha so với 2,5 tan/ha khi canh tac theo phương pháptruyền thống và 3,7 tan/ha khi canh tác theo phương pháp cải tiến kết hợp bón phân Tổ
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 25Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
chức hỗ trợ của pháp (FAA) (Bilger, 1997) cũng khang định năng suất trung bình củalúa canh tác theo SRI là 9 tắn/ha
1.4.2 Áp dụng SRI ở Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa
a) Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, SRI đã được chương trình IPM Quốc gia và cục Bảo vệ Thực vật
hướng dẫn nông dân tại các tỉnh phía Bắc ứng dụng thí điểm từ năm 2002 Đến năm
2003, chương trình IPM Quốc gia, với sự hỗ trợ của Chương trình bảo tồn và ứng dụng
đa dạng sinh học châu A (BUCAP), SRI đã được hướng dẫn cho 95 nông dân của 4 tỉnh
Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Nam và Thừa thiên — Huế tiến hành thử nghiệp trong 4 vụ (từĐông xuân 2003 đến Mùa 2004) Kết quả thử nghiệm đã chứng minh được rằng, nôngdân hoàn toàn có khả năng ứng dụng SRI Canh tác theo SRI có thé khắc phục đượcnhững hạn chế cơ bản trong tập quán canh tác lúa nước của nông dân hiện nay như gieo
sa, cay dày, lạm dụng hóa chat (phân bón, thuốc BVTV) Từ kết quả này, năm 2004 CụcBVTV, Bộ NN&PTNT đã xây dựng quy trình kỹ thuật SRI áp dụng trên lúa cấy chonhững điều kiện canh tác khác nhau và phô biến cho các tỉnh áp dụng Cũng từ đó, CụcBVTV là đầu mối cho hoạt động SRI, bao gồm các hành động, chiến dịch tập hợp, chia
sẻ thông tin két quả ứng dụng, nghiên cứu của các cơ quan, tô chức và các địa phương.
Trong 2 năm 2005-2006, được sự hỗ trợ của Hợp phần IPM thuộc Chương trình
Hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam ASPS của DANIDA, Cục BVTV đã chỉ đạo Chi
cục BVTV của 12 tỉnh (Ha Nội, Hòa Bình, Nam Dinh, Ninh Bình, Thai Bình, Hai Duong,
Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tây, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam) hướng dẫn nông dân
áp dụng SRI trên quy mô 2-5 ha/mô hình, đồng thời thực hiện các nghiên cứu đồng ruộng
dé đánh giá hiệu qua của SRI Kết qua cho thấy, ứng dụng SRI trong điều kiện cánh đồng lớn chủ động tưới tiêu và có sự hợp tác chặt chẽ của cộng đồng sẽ thuận lợi hơn nhiều
so với việc áp dụng SRI trong điều kiện sản xuất manh mún đơn lẻ của từng hộ gia đình
Số liệu kỹ thuật thu được từ các nghiên cứu mô hình đã được Cục BVTV tổng hợp thànhbáo cáo kèm theo tờ trình Bộ NN&PTNT đề nghị công nhận SRI là tiến bộ kỹ thuật
Kết quả cụ thể thu được sau quá trình áp dụng và thử nghiệm SRI là: trong vụxuân 2005, tại thôn Hồng Giang, xã Đức Giang, Yên Dũng, Bắc Giang, trên diện tíchSV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 26Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
0,36 ha, thay vì cấy mạ già 30-35 ngày tuổi, mật độ cấy 45-50 khóm/m2, nông dânchuyền sang áp dung kỹ thuật cay mạ non I4ngày tuổi với mật độ 30 khóm/m2 Với vụ
mùa 2005, tại Yên Dũng nông dân đã tự phát áp dụng SRI trên diện tích 1,76 ha Trước
những kết quả cho thấy sự tăng trưởng tốt và ôn định của các mô hình thử nghiệm SRIvào năm 2005, 2006, đến năm 2007, SRI đã được triển khai ra diện tích lớn tại tỉnh TháiNguyên (xã Đồng Liên, Phú Bình là 70 ha, xã Cù Vân, Đại Từ là 230 ha) Sở KHCNtỉnh Bắc Giang đã ký hợp tác tư vấn đưa SRI vào sản xuất trên diện tích 400 ha Kết quả
ở tất cả các thử nghiệm, thí nghiệm trên đồng ruộng cho thấy năng suất lúa SRI tăng từ13-29%, tiết kiệm giống 90%, công cây 50%, nước 40%, không phun thuốc trừ cỏ, giảm
số lần phun thuốc trừ sâu từ 3-5 lần, hiệu quả sản xuất tăng 32-35% (theo Mạng lưới SRI
Việt Nam).
Năm 2007, được sự hỗ trợ của OXEAM Mỹ, Cục BVTV đã phối hợp với Chi cục
BVTV Hà Tây (nay là Chi cục BVTV Hà Nội) xây dựng thành công mô hình “Cộng
đồng ứng dụng SRI” trên quy mô toàn xã (170 ha) tại xã Dai Nghĩa, huyện Mỹ Đức, tinh
Hà Tây (Hà Nội) Từ kết quả của mô hình này, bộ tài liệu “Hướng dẫn thực hành đồng
ruộng ứng dụng SRI” đã được xây dung dé dao tạo giảng viên và tập huấn cho nông dân
ứng dụng SRI.
Cùng với kết quả thực hiện các mô hình SRI (2003-2007), 13 tỉnh (Hà Nội, Hòa
Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tây, Nghệ
An, Quảng Bình, Quảng Nam, Thái Nguyên), mô hình tại xã Đại Nghĩa là minh chứng
cụ thê hiệu quả và khả năng thích ứng của SRI trong việc cải thiện canh tác lúa ở ViệtNam từ tập quán của nông dân sản xuất lúa “nhỏ lẻ, lệ thuộc và hóa chất” chuyên sanghướng “hợp tác, thâm canh bền vững, ứng phó với biến đồi khí hậu”
Ngày 15/10/2007, Bộ NN&PTNT đã có Quyết định số 306/QD-BNN-KHCNcông nhận SRI là tiễn bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc Từ
đây, mô hình SRI được nhân rộng trên quy mô hàng nghìn hecta.
Ngày 16/10/2011, Bộ NN&PTNT tổ chức Lễ chào mừng 1 triệu nông dân áp dụng
SRI.
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 27Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
Đến năm 2015, thâm canh lúa cải tiến SRI được coi là một chương trình cấp Quốcgia,được gần 2 triệu hộ gia đình áp dụng và nhân rộng tại 35 tỉnh thành trên cả nước,trong đó có 23 tỉnh đồng bằng, trung du, miễn núi phía Bắc, 5 tỉnh Bắc Trung Bộ, 3 tỉnhNam Trung Bộ và 4 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích khoảng 436.37 ha.Tổng diện tích áp dụng SRI trong năm 2015 là 436.377 ha, trong đó diện tích áp dungtrên lúa gieo thăng (sạ) khoảng 48.000 ha (11%) (Mạng lưới SRI Việt Nam)
b) Tại Thanh Hóa
Tại Thanh Hóa, mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI đã được đưa vào từ năm 2007
và đã thực hiện thành công trước hết ở các vùng trọng điểm lúa của tỉnh (Yên Định,Hoang Hóa, Tho Xuân, Vĩnh Lộc, ) với quy mô nghiên cứu 500m2/điểm Đến năm
2008, mô hình SRI đã được các tổ chức phi chính phủ (NGO) phối hợp với các huyệnđưa vào ứng dụng sản xuất lúa ở các huyện miền núi, huyện ven biển trong đó có Tĩnh
Gia Các nghiên cứu này đã chứng minh được những lợi ích và hiệu quả vượt trội của
SRI so với canh tác truyền thống Năm 2010, 2011, áp dụng vào xây dựng mô hình diện
hẹp 1-2ha/mô hình tại các vùng nghiên cứu nói trên Từ năm 2012 đến nay, theo chỉ đạo
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cấp ủy chính quyền các huyện, đặc biệt là
sự ghi nhận về hiệu quả ứng dụng SRI của cấp ủy chính quyền các xã và nông dân nêndiện tích áp dụng SRI đã được thực hiện với quy mô ngày càng lớn tại nhiều huyện nhưCam Thủy, Ngoc Lac, Nông Cống, Tĩnh Gia Tính đến nay, Hệ thống thâm canh lúacải tiến SRI đã được ứng dụng trên quy mô hàng ngàn ha/năm trên toàn địa ban tinh
Nhằm hỗ trợ cho phụ nữ nông dân nghèo và don thân làm chủ hộ có được sinh kếbền vững, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bên vững (SRD) tiến hành triển khai dự án
“Vì sinh kế bên vững cho phụ nữ nông dân nghèo và đơn thân làm chủ hộ huyện Tĩnh
Gia, tinh Thanh Hoa” tại hai xã Hải Ninh và Ninh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
với mục tiêu phô biến, nhân rộng mô hình thâm canh lúa SRI trên địa bàn 2 xã, giúp
nông dan có được giống lúa năng suất cao, cải thiện thu nhập, bảo vệ môi trường Dự án được triển khai từ quí 1/2015 đến quý 4/2017 và do tổ chức Manos Unidas (Tây Ban
Nha) tài trợ kinh phí UBND huyện Tinh Gia, Hội phụ nữ huyện và UBND hai xã là cơquan phối hợp thực hiện, trong đó Hội phụ nữ hai xã Hải Ninh và Ninh Hải sẽ phối hợptriển khai trực tiếp
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 28Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
Trong quý I va II năm 2016, dự án đã thành lập được 2 nhóm sở thích làm mô
hình thâm canh cây lúa cải tiến (SRI) với 44 thành viên tại 2 xã Ninh Hải và Hải Ninh.Sau khi thành lập, dự án đã t6 chức triển khai 02 mô hình trình diễn và tổ chức tập huấntheo phương pháp lớp học đồng ruộng (Farmer field school — FFS) cho 44 thành viênthuộc 2 xã về kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI mô hình đã thu được kết quả bước đầu
đáng khích lệ.
Đề nhân rộng những tác động, hiệu quả của mô hình trồng lúa SRI tới nhiều người
dân tới 9 thôn có trồng lúa thuộc 2 xã dự án, dự án cần tiếp tục hoan thiện nội dung va
tiến hành các lớp huấn luyện nông dân về “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật SRI (System of
Rice Intensification) xây dựng mô hình thâm canh lúa nước ”cho phụ nữ nghèo và đơn
thân theo nguyên tắc SRI cùng với các phương pháp IPM Với sự tài trợ của dự án, trong
vụ xuân 2017 tại 2 xã Hải Ninh và Ninh Hai đã tổ chức tiễn hành tập huấn nông dân vềthâm canh lúa cải tiến SRI
Nếu mô hình SRI tại thời điểm năm 2016 chỉ được thực hiện với khoảng 2000 m2thì đến năm 2017, mô hình SRI đã bắt đầu nhân rộng tại 2 xã với hơn 130 hộ áp dụngtrong diện tích khoảng trên Sha.
1.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả của mô hình SRI
1.5.1 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
a) Khái niệm:
Phân tích chỉ phí - lợi ích (CBA) là việc xác định, đánh giá, so sánh tất cả nhữnglợi ích mà xã hội được hưởng khi thực hiện một chương trình, một dự án với tất cả cácchi phí mà xã hội phải chịu khi thực hiện chương trình, dự án đó (Bài giảng Chuyên đề
phân tích chi phí — lợi ích, Dai học Kinh tế quốc dân — ThS NCS Nguyễn Diệu Hằng).
b) Các bước thực hiện phân tích chi phí — lợi ích
Bước 1: Xác định vấn đề và các phương án
Bước 2: Nhận dạng các lợi ích va chi phí xã hội của từng phương án
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 29Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
Bước 3: Đánh giá các lợi ích và chi phí của mỗi phương án
Bước 4: Lập bảng lợi ích va chi phi
1.5.2 Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)
Phương pháp phân tích SWOT được hiểu như là một công cụ hữu dụng được sửdụng nhằm hiểu rõ điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội
(opportunities) và thách thức (threats) trong quá trình thực hiện dự án Thông qua phân
tích SWOT, tác giả và người đọc sẽ nhìn rõ mục tiêu của dự án cũng như các yếu tố
trong và ngoài dự án có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà dự án đề
ra.
Nguyên tắc của phương pháp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức(SWOT) được ứng dụng nhằm đề xuất các giải pháp phát huy điểm mạnh và cải thiệnđiểm yếu cho các mô hình canh tác lúa
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 30Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ CỦA MÔ HÌNH THÂM CANH LÚA CẢI
TIEN SRI TẠI 2 XÃ NINH HAI VA HAI NINH, HUYỆN TĨNH GIA, TINH
THANH HÓA
2.1 Khái quát về địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
a) VỊ trí dia ly
Tinh Gia là huyện cực nam của tỉnh Thanh Hoa với diện tích khoảng 450 km2,
phía nam giáp tỉnh Nghệ An, phía đông giáp biển, phía bắc giáp huyện Quảng Xương,phía tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh
Các xã Ninh Hải và Hải Ninh là 02 xã vùng bãi ngang của huyện, nằm giữa hai
cửa sông Lạch Ghép và Lạch Bạng.
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 31Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Thị Hoài Thu
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Tinh Gia
bộ phận lãnh thổ phía trong của Bắc Trung Bộ là núi, đồi, hướng ra biển, có độ đốc cao,
hai xã Ninh Hải và Hải Ninh lại nằm giáp biên nên thường xuyên chịu những trận lũ lụtbất ngờ gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân Bờ biển có nhiều cửa sông,
đâm pha, bau nước chạy song song bờ biên tạo điêu kiện cho việc nuôi trông thủy sản.
c) Khí hậu
SV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56
Trang 32Chuyên dé thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vii Thị Hoài Thu
Hai xã Ninh Hải và Hải Ninh nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ với điều kiện khíhậu khắc nghiệt, hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Lào, hạn hán;mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, tuy nhiên không nhiều như ở Bắc
Bộ Điều kiện khí hậu của vùng gây khó khăn cho sản xuất đặc biệt là sản xuất nông
nghiệp.
Lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng và các tháng; Lượng mưa trung
bình năm dao động từ 1000 mm đến khoảng 2600 — 2700 mm Theo lượng mưa,có thêphân thành ba mùa, gồm mùa mưa lũ, mùa khô và mùa lũ sớm (hay lũ tiểu mãn) Lượng
nước trong mùa lũ chiếm 80 — 85% lượng nước cả năm dẫn đến lụt lội nghiêm trọng,
trong khi mùa khô thượng lại bị hạn hán rất nặng (Viện Khí tượng thủy văn)
Nét đặc trưng khác của khí hậu là mùa gió tây khô nóng thường bắt đầu từ hạ tuầntháng 4 đến trung tuần tháng 9, trong đó nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7, mỗi thángtrung bình có 7-10 ngày Khi có gió Tây khô nóng thôi, nhiệt độ cao nhất trong ngàythường vượt quá 37°C và độ âm nhất thường giảm xuống đưới 50%
Trước tác động của BĐKH, những năm gần đây, gia tăng nhiệt độ không khí ngàycàng rõ rệt ở vùng Bắc Trung Bộ nói chung và huyện Tĩnh Gia nói riêng So với thậpniên 1979-1988, nhiệt độ không khí trung bình thập niên 1999-2011 cao hơn, rõ rệt nhất
là vào các tháng chuyền tiếp giữa các mùa (tháng 4 và tháng 10) Trong 3 tháng chínhđông (tháng 12-2), nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0.8-1.1°C, trong khi các thángchính hè (tháng 6-8) có nhiệt độ trung bình phố biến cao hon từ 0.6-0.9°C Trong thángtiêu biểu của mùa đông (tháng 1) và tháng chuyên tiếp từ đông sang hè (tháng 4), nhiệt
độ trung bình phổ biến cao hơn từ 1.0-1.5°C, vào tháng 4 đã có trường hợp cao hơn tới2.0°C Tuy nhiên, mặc dù nhiệt độ gia tăng về mùa đông nhưng các trận rét đậm rét hại
cũng gia tăng và kéo dai.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
a) Sản xuất nông nghiệp
Hai xã Ninh Hải và Hải Ninh có tổng cộng 15 thôn, tuy nhiên chỉ có 9 thôn códiện tích đất nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp tại 9 thôn là khoảng 871 ha,trong đó điện tích cho đất trồng lúa chỉ là 250 ha Diện tích trồng lúa ít, cộng với chấtSV: Nguyễn Ngọc Huyền Lép: Kinh tế - Quản lý TN&MT 56