1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Nam Hải

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Nam Hải
Tác giả Nguyễn Thu Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Thu Thuỷ
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 17,53 MB

Nội dung

Qua thời gian thực tập tại công ty, nhận thấyđược tính cần thiết của vấn đề sử dụng vốn của các doanh nghiệp và những bắt cập trongcông tác sử dụng vốn tại công ty cùng với mong muốn áp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

Dé tai:

Nâng cao hiệu quả sử dung vốn tại Công ty Trách

nhiệm hữu hạn Thương mai Nam Hai

Người thực hiện : Nguyễn Thu Quỳnh

Mã sinh viên ; 11153759

GVHD : TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Hà Nội - 2018

Trang 2

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

LOI CAM ON

Duoc su sap xép của Viện Ngân hang — Tai chính, trường Đại hoc Kinh tế Quốc dân,

và sự hướng dẫn của giáo viên TS Đỗ Thị Thu Thuỷ, em đã quyết định lựa chọn đề tài

“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương Mại Nam Hải”

Dé hoàn thành được chuyên dé này, em đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều thay

cô, bạn bè cùng các anh chị khoá trên trong suốt quá trình nghiên cứu tại trường Đại họcKinh tế Quốc dân

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Đỗ Thị Thu Thuỷ, người đã hướng

dẫn em tận tình dé em có thé hoàn thành được chuyên dé này

Mặc dù đã cố gắng làm bài chuyên đề một cách chin chu nhất nhưng do một số hạnchế trong tiếp cận thực tế và kinh nghiệm cũng như kiến thức nên không thé khánh khỏi

những khiếm khuyết Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để chuyên đề

được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG 5-52 5c S21 211211211211211211 1111 1111.11.2111111.11 1111p 1 DANH MỤC BIEU DO VA HINH VE cscccssscesscesssesssesssesssesssessssesssesssesssesssesssessseee 2

DANH MỤC VIET TAT ooiocecccccscccccccscssessecscsssssesscssessessessessessssessessecsessusasesusssessessesseeseeaes 3

LOT MO DAU 000201 4

CHUONG 1 CO SO LY LUAN CHUNG VE HIEU QUA SU DUNG VON CUA

DOANH NGHIEDP 1 -dai.d 6

1.1 Tổng quan về vốn của doanh nghiệp eeseeseessessesessessessesseeseeseees 6

LLI Khái niệm vốn doanh nghiệp ©5+©5<ScccccczccEererrerkerkerrees 6

1.L2 Phân loại vốn doanh nghiệp -©5c SE EseEkEEEEerererkerkervee 7

1.13 Vai trò của vốn trong SXKD -5c©5S SccSEceEtcSEerkrererkrererreee 161.2 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 2-2-5 2s2czczz+zerxrrxrred 17

1.2.1 Khái HIỆM Ă SH HH HH ưu 17

12.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn -5-5- 18 12.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VON . -5:©-5+- 19

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 29

1.3.1 Nhân tố khách quan - +55 EeEeEEEEEEEEEEEEEEErrrrererkerrree 29

13.2 Nhân tổ chủ quaH ©25-©c ckcSEcEEEEEEEtErrrrErrrrerrrreei 30

CHUONG 2 THUC TRẠNG HIỆU QUÁ SU DUNG VON TẠI CÔNG TY TNHH

THƯƠNG MẠI NAM HAI GIAI DOAN 2015-2017 ©2¿©2s2sz+zxccsze 34

2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Thương mại Nam Hải - 2-5 52: 34

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triỂn -2-©5c©cccccccccertcrreereerree 34

2.1.2 Lĩnh vực hoqgf đỘNg .Ă- Ăn Hit 36

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công íy -5cscccccccce¿ 37

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty - 2©5e+csscesccee 40

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương mại Nam Hải

44

2.2.1 Thực trạng nguén vốn tại công ty TNHH Thương mại Nam Hải 442.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng von tại công ty TNHH Thương mai Nam

Hải 54

Trang 4

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Nam Hải - - S1 SH TH Họ HH TT ng nkt 65

2.3.1 Thành tựu dat ẨƯỢC Ăn HH HH HH TH nh rưy 65

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhâh -.-©22-55£©Se‡EEc2EEEEEEEEEEEEEerkrrrerkrrree 66

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ SỬ DỤNG VÓN TẠI CÔNG

TY TNHH THƯƠNG MẠI NAM HAL 2- 2-55 2E2E£2E2E2EE2EEcEEeExerkerxees 72

3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Thương mại Nam Hii 72

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương mại

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu qua sử dung VLĐ ccScssesseeske 73

3.2.2 Giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn -5-5¿ 75

Trang 5

Bang 3: Ty trong các khoản mục trong tông vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Thuong

mại Nam Hải giai đoạn 2015-2017 (đơn vi: triệu VNE) c ScSscskseererresee 46

Bảng 4: Tỷ trọng một số khoản mục nợ của công ty TNHH Thương mại Nam Hải giai

đoạn 2015-2017 (đơn vi: triệu VNE) - c c 11 112 11 111 111111111111 11 HH ng Hiệp 48

Bang 5: Vốn lưu động của công ty giai đoạn 2015-2017 (đơn vị: triệu VNĐ) 50Bang 6: Vốn có định của công ty giai đoạn 2015-2017 (Đơn vị: triệu VNĐ) 53Bang 8: Hiệu qua sử dụng nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017 (đơn vị: triệu

Bảng 9: Khả năng sinh lời của vốn lưu động của công ty giai đoạn 2015-2017 (Đơn vị:

01000149) 434 57

Bang 10: Tốc độ luân chuyên vốn lưu động của công ty giai đoạn 2015-2017 58

Bang 11: Chỉ tiêu phản ánh việc quan lý các khoản phải thu cua công ty giai đoạn

2015-2017 (Don Vi: trig 0 49 m.4 5 59

Bảng 12: Chỉ tiêu phản ánh việc quản lý hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2015-2017

2/0 200iši: 0á 00177 —£ÝŸ£3£ 60

Bảng 13: Các chỉ tiêu phản ánh thời gian trả nợ của doanh nghiệp trong giai đoạn

2015-2017 (Đơn vị: triệu VNE) - Án HH TH TH TH HH HH HH Kệ 61

Bang 14: Hiệu quả sử dụng vốn cố định tai công ty trong giai đoạn 2015-2017 (đơn vị:

triGU VND) 02121 61

Trang 6

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Trang 7

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

DANH MỤC VIET TATTên viết tắt Tên đầy đủ

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TSCD Tài san có định

TSLD Tai san luu dinh

VLD Vốn lưu độngVCD Vốn có địnhSXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 8

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại “cách mạng công nghiệp 4.0” như hiện nay, môi trường hoạt động

kinh doanh tại Việt Nam hiện nay mang tính cạnh tranh rất cao Hiện nay do Việt Nam đã

mở cửa hội nhập sâu rộng với quốc tế nên có không ít các doanh nghiệp tư nhân nước ngoàitham gia vào thị trường trong nước Điều này gây ra nhiều cơ hội và thách thức cho các

doanh nghiệp nội địa của Việt Nam Các doanh nghiệp luôn phải không ngừng tìm tòi và

đổi mới đề giữ vững thị phần của mình và gia tăng sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp

cơ thua lỗ, phá sản

Hiện nay ở Việt Nam, có không ít những doanh nghiệp chưa thực sự chú tâm vào

xem xét và nâng cao hiệu qua sử dụng vốn Nhiều doanh nghiệp chi chú trọng vào lợi nhuận

mà quên đi các yếu tô khác như khả năng thanh toán, van dé sử dụng nợ hay việc tìm nguồntài trợ vốn an toàn và hợp lý Một doanh nghiệp với ý tưởng đầu tư kinh doanh tốt, lợi thế

và thị phần én định chưa chắc đã và đang sử dụng vốn một cách hiệu quả hoặc thậm chí họ

còn không có vốn đề sử dụng hiệu quả Vốn của các doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều

nguồn như là từ các tô chức tín dụng, thé nhưng họ sẽ phải đáp ứng một số điều khoản nhấtđịnh dé có thé nhận được nguồn vốn tại nơi đây Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có vốn

“rảnh rỗi” nhưng lại đầu tư kém hiệu quả, sai mục đích, không có chiến lược rõ ràng dẫn

đến thua lỗ, phá sản.

Chính điều đó đang gây ra trở ngại cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranhvới đối thủ của mình trong đó có công ty TNHH Thương mại Nam Hải, một công ty chuyên

Trang 9

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

sản xuất bao bì giấy — nhựa tại Việt Nam Qua thời gian thực tập tại công ty, nhận thấyđược tính cần thiết của vấn đề sử dụng vốn của các doanh nghiệp và những bắt cập trongcông tác sử dụng vốn tại công ty cùng với mong muốn áp dụng những kiến thức đã tích luỹ

từ hơn 3 năm học tại mái trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em xin phép được đưa ra một

số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp thông qua đề tai: “Nang caohiệu quả sử dụng vốn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Nam Hải”

Bài chuyên đề gồm có 3 phan:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sử dung vốn của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Thương mại Nam

Hải giai đoạn 2015-2017

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu qua sw dụng von tai công ty TNHH Thương

mai Nam Hai.

Trang 10

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE HIỆU QUA SU DỤNG VON

CUA DOANH NGHIỆP

Chương 1 sẽ giúp cho người doc năm được những cơ sở, kiên thức căn bản về hiệu quả sử dung von trong doanh nghiệp, bao gôm các khái niệm, các tiêu chí đánh giá về hiệu quả sử dung von và các nhân tô ảnh hưởng đên hiệu qua sử dung von trong doanh nghiệp.

1.1 Tổng quan về vốn của doanh nghiệp

LLI Khdi niệm vốn doanh nghiệp

Dé tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần có các yếu tốđầu vào như máy móc, thiết bi, nhà xưởng cũng như sức lao động của con người Dé cóthé trang bị được những thứ đó, doanh nghiệp cần có nguồn tài trợ về tiền nhất định, tươngứng với quy mô cần đáp ứng Số vốn tiền tệ ứng trước đề đầu tư mua sắm, hình thành cáctài sản cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp được gọi là vốn của doanh nghiệp

Vốn là khoản tiền được ứng trước tuy nhiên không hoàn toàn là do chủ sở hữu củadoanh nghiệp tự ứng ra mà có thé được huy động từ việc đi vay ngân hàng, các tổ chức tíndụng, các doanh nghiệp, t6 chức khác Thông thường một doanh nghiệp sẽ có cả vốn chủ

sở hữu và nợ Và mỗi loại vốn này lại được chia thành nhiêu hạng mục khác nhau.

Theo khía cạnh kế toán, “vốn được hiểu là biểu hiện bang tiền của toàn bộ giá trị tài

sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ, có khả năng huy động, khai thác và sử dụng vào hoạt

động sản xuât kinh doanh nhăm mục dich sinh lời.”!

Theo khía cạnh tài chính doanh nghiệp, “Vốn là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanhnghiệp phải bỏ ra dé đầu tư hình thành nên các tài sản cần thiết cho quá trình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.”?

Đôi với khái niệm dựa trên khía cạnh kê toán thì sẽ có sự hạn chê khi hiéu von là biêu

hiện bằng tiền, trong khi thực chất vốn luôn luân chuyên không ngừng trong doanh nghiệp

1 Tr 123 — Giáo trình Tài chính doanh nghiệp — NXB Dai học Kinh tế Quốc dân, 2016

Trang 11

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

dưới nhiều hình thái khác nhau và đôi khi khó xác định được giá trị bằng tiền Chính vìvậy, trong bài nghiên cứu nay, tác giả xin được sử dụng khái niệm về vốn dựa trên khíacạnh tài chính doanh nghiệp Vì bài viết nhằm mục đích phân tích hiệu quả sử dụng vốntrong doanh nghiệp, gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Phân loại vốn doanh nghiệp

Vốn có thể được chia ra làm nhiều loại đựa theo nhiều tiêu chí khác nhau Một doanh

nghiệp khi hoạt động thì sẽ phát sinh ra rất nhiều khoản phải chi, chi cho mua sắm tài sản

có định, chi đầu tư công nghệ, chi các khoản tiền lương, chi mua hàng hoá, Mỗi khoảnchỉ này thì có đặc điểm khác nhau về quy mô, mức độ thường xuyên, thời gian hoàn thànhchi trả Chính vi thế nên nguồn vốn dé tài trợ cho mỗi khoản chi đó cũng có những đặcđiểm không giống nhau Doanh nghiệp cần phải phân loại vốn dé xác định nguồn vốn nàodùng cho việc gì, để đảm bảo khả năng thanh khoản, sẵn sàng đầu tư khi có cơ hội và hạn

chê các rủi ro ngoài ý muôn đôi với công ty Vôn có thê được chia dựa theo 4 tiêu chí sau đây:

sở hữu là có tính 6n định cao, không đặt ra áp lực về mặt trả nợ, không có rủi ro về tàichính và thé hiện được tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ trọng của loại vốn nàytrong tông vốn của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với mức độ độc lập tài chính cảu doanh nghiệp.Tức là tỷ trọng vốn chủ sở hữu càng cao thì doanh nghiệp càng độc lập về mặt tài chính và

ngược lại.

Trang 12

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Nợ phải trả là khoản vốn mà doanh nghiệp huy động được từ bên ngoài nhằm phục

vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nợ phải trả có đặc điểm

là luôn đi kèm với trách nhiệm thanh toán khoản vay đối với doanh nghiệp Dù trong kìdoanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hay xấu, lãi nhiều hay ít thì vẫn phải trả nợ nếu nợ

đã đến hạn, điều này gây ra sức ép không nhỏ cũng như rủi ro tài chính khi doanh nghiệpkhông trả được nợ Nợ phải trả có thé chia làm nợ dài han và nợ ngắn hạn Nợ dài hạn là

nợ trên một năm hoặc nhiều hơn một kỳ kinh doanh, nợ ngắn han là nợ dưới 1 năm hoặcngắn hơn một chu kỳ kinh doanh Nếu xét theo nguồn gốc của khoản nợ thì có thể chiathành các khoản chiếm dụng hợp pháp (tín dụng thương mại, nợ ngân sách nhà nước, nợlương công nhân viên) và các khoản vốn vay (vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặcphát hành trái phiếu)

1.1.2.2 Theo phạm vi

Theo phạm vi, von được chia ra thành nguôn von bên trong và nguôn von bên ngoài doanh nghiệp.

“+ Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp

Như đã được nói đến ở trên, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đầu tiên mà doanh nghiệp

có khi mới thành lập Nguồn vốn này có thể do chủ sở hữu tự bỏ ra hoặc do nhà đầu tư

cùng góp vốn đề ứng trước cho việc mua sắm tài sản Đối với DN nhà nước thì nguồn vốnban đầu là do Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư Đối với công ty cổ phần thì vốn chủ sởhữu là vốn có được từ sự đóng góp của các cô đông, mỗi cổ đông đều là chủ sở hữu củacông ty Còn đối với công ty tư nhân thì vốn chủ chính là vốn pháp định yêu cầu đề thành

lập công ty.

Sau đó, vốn chủ sở hữu cũng được bé sung thêm từ hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp hoặc một số nguồn khác như: trích quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư

phát triên, lợi nhuận gif lại,

Uu diém của nguôn von bên trong là an toàn và tự chủ, doanh nghiệp có thé dé dàng

năm giữ và ra quyét định đôi với nguôn von san có bên trong mà không lo ngại rủi ro tài

Trang 13

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

chính Tuy nhiên nhược điểm của nguồn vốn này là hạn chế về quy mô Doanh nghiệp

không thê sử dụng duy nhât nguôn vôn này đê tài trợ cho toàn bộ tài sản của mình.

s* Nguon von bên ngoài doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp thì nguồn vốn bên trong là chưa đủ vì nó thường có quy môhạn chế nên nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động SXKD Chính vi thé, déđảm bảo đủ nhu cầu về vốn, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm thêm lượng vốn từ bên ngoài chảy

vào Cu thê một sô nguồn huy động von từ bên ngoài như:

- Tín dụng ngân hàng: Phần lớn các doanh nghiệp khi muốn đi vay đều sẽ tìm

đến ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng vì các tổ chức này có hoạt độngchuyên nghiệp, bai bản, rõ ràng, đáng tin cậy và luôn có sẵn nguồn vốn décung cấp cho doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệpthường tìm đến ngân hàng dé vay tiền đầu tư cho những dự án kinh doanh, mởrộng sản xuất của mình

- Tín dụng thương mại: Đây là một hình thức tín dụng vô cùng phổ biến ở các

doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân Bản chất của hình thứcnày chính là mua chịu Tức là doanh nghiệp nhận hàng từ nhà cung cấp nhưngchưa trà tiền mà tạm thời chiếm dụng nguồn vốn đó dé đảm bảo hoạt động củamình Nguồn vốn từ tín dụng thương mại có điểm mạnh là rẻ vì thường không

đi kèm với lãi suất, linh hoạt và ít rủi ro

- _ Phát hành trái phiếu: Một cách khác dé doanh nghiệp có thé huy động vốn từ

bên ngoài là phát hành trái phiếu Trái phiếu doanh nghiệp là một loại giấy tờ

có giá hay chứng khoán nợ nhằm xác nhận nghĩa vụ về trả nợ gốc và lãi củadoanh nghiệp đối với người sở hữu giấy tờ đó Nguồn vốn huy động được từphát hành trái phiếu có thé được dùng dé đầu tư hoặc thậm chí trả các khoản

nợ sắp đên hạn.

Nhìn chung, ưu điểm của nguồn vốn bên ngoài là doanh nghiệp có thể huy động được

von với quy mô lớn đê mở rộng sản xuât hoặc dau tu theo mong muôn Tuy nhiên ngược

Trang 14

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

lại với nguôn vôn bên trong của doanh nghiệp, nguôn vôn bên ngoài luôn ân chức rủi ro tài

chính và làm mất đi tính độc lập tài chính của doanh nghiệp

1.1.2.3 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Theo tiêu chí này, vốn của doanh nghiệp có thé được chia thành vốn thường xuyên

và vôn tạm thời.

- Nguồn vốn thường xuyên: Bao gồm cả VCSH và nợ dài hạn, mang tính chất

thường xuyên và ồn định Mục đích sử dụng của nguồn vốn này là dé đầu tưmua sắm TSCD và các TSLD khác cần thiết cho hoạt động thường xuyên của

doanh nghiệp.

- Nguồn vốn tạm thời: bao gồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản nợ ngắn

hạn, Nguồn vốn này được doanh nghiệp dùng để tạm thời đáp ứng nhu cầu

vốn trong ngắn hạn (thường là dưới 1 năm), những nhu cau này có thé bat chợtphát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.2.4 Theo tính chất luân chuyển vốn

Một cách phân loại khác của vôn là theo tính chât luân chuyên, có nghĩa là dựa vào việc von được luân chuyên di đâu, von chảy vào đâu và hình thành nên cái gì Theo tiêu

chí này, vốn được phân làm 2 loại đó chính là vốn lưu động (VLD) và vốn cố định (VCD)

s* Vốn lưu động: Đây là thước do của tiền và tài sản lưu động hiện có của doanh nghiệp

Mà tiền và tài sản lưu động là yếu tố có mức độ thanh khoản cao nhất trong số các loạitài sản của doanh nghiệp Nói cách khác, vốn lưu động là thước đo tính thanh khoảnvận hành của doanh nghiệp hay bất kì tổ chức nào có hoạt động tương tự

© Khái niệm

Vốn lưu động là thuật ngữ ám chỉ lượng tiền mặt và tài sản sản lưu động hiện hữucủa doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu hoạt động trong ngắn hạn và thường xuyên củacông ty Người chủ sở hữu của công ty sẽ ra quyết định ứng trước một lượng vốn nhất định

Trang 15

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

dé hình thành nên tài sản lưu động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động sảnxuất kinh doanh trơn tru và hiệu quả

Vốn lưu động ròng thường được xác định băng hiệu của Tài sản ngắn hạn và Nợ ngắnhạn Một khi xác định được vốn lưu động, người chủ công ty có thể biết được liệu doanhnghiệp của mình có đủ khả năng đáp ứng những nghĩa vụ (nợ và các khoản chi) trong ngắn

hạn được hay không.

Trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, vốn lưu động vận động và luân

chuyền không ngừng và tồn tại đưới nhiều hình thức khác nhau như tiền, hàng hoá dé dang,thành phẩm Sự vận động của VLD trai qua nhiều giai đoạn và chuyền hoá từ hình thái tiền

tệ sang hình thái hàng hoá và trở về hình thái tiền tệ gọi là tuần hoàn VLĐ Quá trình lặp

đi lặp lại tạo nên quá trình chu chuyên VLD Sau mỗi một chu ky san xuất, VLĐ sẽ hoànthành một vòng luân chuyền

Như vậy có thê định nghĩa VLĐ như sau: VLĐ của doanh nghiệp là số tiền ứng trướccủa doanh nghiệp đề hình thành nên TSLĐ, nhằm mục đích đảm bảo quá trình SXKD diễn

ra thường xuyên và liên tục va trong quá trình chu chuyên, giá trị của VLD được chuyềndịch toàn bộ, một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và tiêuthụ sản phẩm,

e Đặc điểm

Vốn lưu động có các đặc điểm như sau:

- Lưu chuyên nhanh

- Dịch chuyền một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh

- Hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh

Trang 16

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Vốn lưu động và vốn cô định khác nhau ở chỗ: vốn cô định chuyên dan giá trị của nó

vào sản phâm thông qua mức khâu hao, còn vôn lưu động chuyên toàn bộ giá trị của nó

vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh

e Phân loại

VLD có thé được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau

=" Theo vai tro

- Trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên vat liệu chính, nguyên vật liệu

phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, công cu, dụng cụ

Trong khâu sản xuất: vốn sản phâm đang chế tạo, bán thành phẩm tựchế, chi phí trả trước

Trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, hàng hóa, vốn bằng tiền, các

khoản phải thu,

" Theo hình thái biểu hiện

Vốn là vật tư hàng hoá là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiệnbang hiện vat cụ thé như là: vốn nguyên, nhiên vật liệu; vốn sản phẩm

dở dang; vốn hàng thành phẩm, hàng tồn kho; vốn chi phí trả trước

Vốn là tiền và các khoản phải thu: phân loại theo cách này đề tạo điều

kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

= Theo quan hệ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số VLĐ mà chủ doanh nghiệp có đầy đủ các quyềngan với số vốn đó như các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi

phối và định đoạt, bao gồm: nguồn ngân sách; liên doanh, liên kết;

nguồn vốn cô phan, tự bổ sung

Nợ phải trả: các khoản đi vay bên ngoài doanh nghiệp.

" Theo thời gian huy động và sử dung von

Trang 17

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì vốn lưu động có thê được cha làm VLĐ

thường xuyên va VLD tạm thời.

e Vai tro trong SXKD

Không ai có thé phủ nhận tam quan trong của vốn lưu động trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp VLD là một trong những thành tố quan trọng đối với hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp vì doanh nghiệp luôn luôn cần phải bỏ ra một lượng tiềnnhất định dé đầu tư mua săm hàng hoá, nguyên vật liệu cùng các khoản chi phí khác déphục vụ cho sản xuất kinh doanh VLĐ là điều kiện trước hết để doanh nghiệp đi vào hoạtđộng, hay nói cách khác là điều kiện tiên quyết của hoạt động sản xuất kinh doanh

Bên cạnh đó, VLD còn giúp doanh nghiệp đảm bảo tính thường xuyên và liên tục của

qúa trình tái sản xuất Một doanh nghiệp khi hoạt động thì không chỉ sản xuất một lần rồithôi mà phải liên tục vận hành dây chuyền của mình Để dây chuyền đó được hoạt động

một cách tron tru và liên tục thì phải có VLD tai trợ.

VLĐ cũng đóng góp một phần trong việc quyết định quy mô của doanh nghiệp Khidoanh nghiệp có ý định mở rộng quy mô sản xuất, thì nhất thiết phải có một lượng vốnnhất định dé đầu tu VLD cũng giúp doanh nghiệp chủ động ra quyết định, nam lay cơ hộiđầu tư tốt nhất dé đem lại hiệu qua cho dự án

VLD còn là một thành phan trọng yếu cấu tạo nên giá thành phẩm của doanh nghiệp.Như đã được nhắc đến ở trên, vốn lưu động sẽ luân chuyền toàn bộ một lần vào giá của sảnphẩm sau đó sản phẩm bán ra sẽ mang vốn về lại với doanh nghiệp Khi đó đề tính đượcgiá trành sản phẩm thì VLĐ là một nhân tố quyết định

s* Vốn cô định: Là nguồn vốn tài trợ cho TSCD của doanh nghiệp hay cũng có thể nói

TSCD của doanh nghiệp là biéu hiện của VCD Đây có thé coi là một khoản ứng trước

dé mua sắm của doanh nghiệp, vì nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì số vốn này

sẽ không mat đi mà có thé thu hồi lại bằng doanh thu bán hang hoặc cung cấp dịch vụ

của mình.

Trang 18

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tàisản cô định (TSCĐ) của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bang tiền Vốn cố định

có thé được hiểu là giá trị của các loại tài sản cô định (TSCĐ) trong doanh nghiệp ví nó

hình thành nên những tài sản này Các loại tai sản này thường là những tài sản có giá tri

đáng kể, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp

© Đặc điểm

Vốn có định chắc chan sẽ có đặc điểm khác so với vốn lưu động Cụ thể là:

- Có thé tham gia vào nhiều quá trình sản xuất do TSCD là loại tài sản được sử

dụng nhiều lần trong nhiều chu kỳ SXKD

- Một vòng luân chuyền cau vốn có định được xác định bằng nhiều chu kỳ kinh

doanh.

- Vốn cô định không lưu chuyên hết toàn bộ vào giá thành phâm mà lưu chuyên

từng phan vào chi phí tạo nên thành pham

Từ đó ta thay VCD được biểu hiện bằng các TSCD vậy nên doanh nghiệp cần quản

lý tốt các loại tài sản này dé đảm bảo sử dụng VCD hiệu quả

e Phân loại

Vốn có định có thé phân loại dựa trên phân loại TSCĐ theo các tiêu chí sau đây:

" Theo công dụng về kinh tế

- Theo mục đích kinh doanh: Là những TSCĐ được doanh nghiệp sử

dụng nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh đoanh nhưmáy móc, thiết bị, nhà xưởng

- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi: Là những tài sản của doanh nghiệp

mà được sử dụng dé phục vụ cho mục đích phúc lợi, vì sự nghiệp chung

của đât nước.

Trang 19

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

- TSCĐ cất giữ hộ Nhà nước: Là những TSCD mà doanh nghiệp cất giữ

hộ nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc các cơ quan chức trách

có thâm quyền

" Theo hình thái biểu hiện

Theo tiêu chí nay, VCD có thé được chia làm 2 nhóm hình thái là TSCD hữu hình và

TSCĐ vô hình.

- TSCĐ hữu hình là những tài sản của doanh nghiệp có giá tri lớn, thời

gian sử dụng lâu dài và quan trọng là tính chat vật lý, tức là có thé cầm,năm, nhìn thấy được TSCĐ hữu hình có thể chia làm 4 loại là nhà

xưởng văn phòng, máy móc dây chuyền và phương tiện vận tải và thiết

bị văn phòng.

- TSCĐ vô hình là những tài sản có giá tri lớn, thời gian sử dụng lâu dài

tuy nhiên lại không có hình thái vật chat, không thé nhìn thấy được Các

loại TSCĐ vô hình thường thấy là bằng phát minh, sáng chế, quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, lợi thế thương mại

= Theo nguồn gốc hình thành

Theo cách chia này, TSCĐ có thê chia làm 4 loại bao gồm:

- TSCD hình thành từ vốn đi vay

- TSCD hình thành từ vốn được cấp

- TSCD hình thành từ vốn tự bổ sung của doanh nghiệp

- TSCD nhận góp vốn, liên doanh từ đơn vị khác

e Vai tro trong SXKD

Trong một doanh nghiệp, TSCĐ là thứ cốt lõi tạo ra được giá trị thành phẩm của

doanh nghiệp Nếu không có TSCD thì doanh nghiệp không thé hoạt động sản xuất kinh

doanh được Vai trò của VCD được thé hiện thông qua vai trò của TSCD trong doanh

nghiệp như sau:

Trang 20

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Thứ nhất, TSCĐ là hiện thân của quy mô, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Nhìn vào

TSCĐ (được tạo ra bởi VCD) của một doanh nghiệp, ta có thể đánh giá được doanh nghiệp

hiện đang ở quy mô như thé nào, có phù hợp với đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực doanh

nghiệp đang hoạt động hay không.

Thứ hai, TSCĐ là nhân tô mau chốt trong quá trình sản xuất hàng hoá của doanhnghiệp Do đặc điểm luân chuyên từng phan trong khâu sản xuất, TSCĐ tham gia khôngngừng nghỉ vào quá trình doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoá và tạo ra một sự ồn định trong

sản xuất Sự 6n định ở đây là cả về quy mô số lượng và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm

Thứ ba, TSCĐ là công cụ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnhtranh với đối thủ Vì TSCD là thứ giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, chính vì vậy nên khidoanh nghiệp có ý định mở rộng sản xuất, việc đầu tư vào TSCD là điều không thể thiếu

Thứ tu, đỗi với doanh nghiệp, TSCD còn có thé được coi là một công cụ hỗ trợ huyđộng vốn Khi doanh nghiệp cần một khoản vay, bên cấp tín dụng thường sẽ yêu cầu một

sự đảm bảo băng tài sản hoặc tín chấp TSCĐ sẽ là một trong những tài sản có thể đem đithế chấp, sử dụng làm TS đảm bảo để ngân hàng hoặc các TCTD cấp tín dụng cho doanh

nghiệp.

Tóm lại, vôn có thê chia ra làm nhiêu loại tuỳ vào nguôn gôc hay mục đích sử dụng

và đặc tính của vôn Điêu quan trọng là doanh nghiệp năm được vai trò của vôn trong hoạt

động kinh doanh của minh dé sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất

113 Vai trò của vốn trong SXKD

Thứ nhất, vốn có vai trò quyết định sự hình thành của doanh nghiệp, là điều kiện đầu

tiên dé chủ sở hữu mở cửa công ty của minh đi vào hoạt động Theo pháp luật Việt Nam,

có nhiều ngành nghé, lĩnh vực yêu cầu một mức vốn pháp định cụ thé trước khi công tyđược phép hoạt động Chính vì vậy nên vốn như là một yếu tố khẳng định sự t6n tại củadoanh nghiệp trước pháp luật Và vốn giống như chiếc chìa khoá mở cửa cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp

Trang 21

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Thứ hai, von giúp cho doanh nghiệp hoạt động ồn định Trong quá trình hoạt độngcủa mình, doanh nghiệp luôn phải chi trả cho các loại chi phí phát sinh, bất ké việc sảnxuất kinh doanh có đem lại lợi nhuận hay không Việc quản lý vốn hiệu quả sẽ giúp chodoanh nghiệp luôn có một dòng vốn ở một kỳ hạn nhất định dé bù đắp cho nhu cầu phátsinh luồng tiền ra, một khoản chi ở một thời điểm nhất định Khi đó doanh nghiệp có đầy

đủ khả năng thanh khoản và nhờ đó mới có thể hoạt động 6n định

Thứ ba, von là nguồn tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp Trong giai đoạnhoạt động sản xuất kinh doanh của mình, mọi doanh nghiệp đều muốn hướng tới mục tiêu

tăng trưởng Và dé có thé tăng trưởng được thì cần có chiến lược đúng đắn, phù hợp, kịp

thời và cùng với đó là nguồn lực dé thực hiện chiến lược đó Nếu doanh nghiệp thiếu vốnthì không những không thể tài trợ cho những dự án, chiến lược phù hợp mà còn không duytrì được những lợi thế hiện tại của mình

Thứ tu, vốn tạo nên sự chủ động ra quyết định cho doanh nghiệp Như đã phân tích ở

trên, chủ sở hữu của các doanh nghiệp không ngừng tìm ra các chiến lược phù hợp để nângcao vị thé của công ty mình trong thị trường Khi có vốn trong tay, người chủ doanh nghiệp

có thể chủ động đưa ra quyết định thực hiện chiến lược, mở rộng sản xuất kinh doanh haythu hẹp quy mô hoạt động, Giống như một chiến binh có sẵn vũ khí, doanh nghiệp cóvốn sẽ tự tin và mạnh dạn hơn trong đầu tư và ra quyết định

1.2 Hiệu quả sử dung vốn của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm

Trong thị trường cạnh tranh như ngày nay, vốn là điều kiện cần để doanh nghiệp cóthé hoạt động sản xuất kinh doanh 6n định và linh hoạt Tuy nhiên đối với doanh nghiệp,mục tiêu lớn nhất luôn là tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu, và cách đơn giản nhất là theođuôi mục tiêu lợi nhuận Dé tồn tại được thì doanh nghiệp không thé giữ mức lợi nhuận ởmột ngưỡng nhất định trong một thời gian dài mà phải kích thích nó tăng truỏng Dé cóđược lợi nhuận tăng trưởng đều đặn thì doanh nghiệp phải khai thác nguồn vốn được triệt

đê, toàn diện và hiệu quả.

Trang 22

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Vậy như thế nào là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp? “Hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lýnguồn vốn làm cho dong vốn sinh lời tối da nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng của doanh

nghiệp là tôi da hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu ””

Khi cân nhắc đên hiệu quả, người ta có thê xét theo nhiêu khía cạnh:

- Hiệu quả kinh tế: đây là một chỉ tiêu quan trọng đối với doanh nghiệp Chỉ

tiêu này phản ánh mối quna hệ giữa kết quả thu được về mặt kinh tế với cácchỉ phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sau một quá trình kinh doanh

- Hiệu quả xã hội: day là một chỉ tiêu phản ánh mức độ hoàn thành trách nhiệm

của doanh nghiệp đối với xã hội xung quanh nơi doanh nghiệp đang hoạt động.

Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp tạo ra được

việc làm và môi trường ôn định cho người lao động.

Thông thường trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta thường chủ yếu quantâm đến hiệu quả kinh tế Việc doanh nghiệp tận dụng tốt nguồn vốn của mình để tạo rahiệu quả cao là mục tiêu gan như bắt buộc đối với doan nghiệp Chính vì thế nên doanh

nghiệp phải nâng cao sử dụng vốn để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động trơn tru, phát

triển về nhiều mặt và tránh được những rủi ro từ phía chủ quan và khách quan

12.2 Sw cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vẫn

Không một chủ doanh nghiệp nào muốn “đứa con” của mình lâm vào tình cảnh khókhăn, muốn như vậy thì việc sử dụng vốn phải thật hiệu quả dé giam thiểu các rủi ro docác yếu tố chủ quan và cả khách quan gây ra Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đem lạirất nhiều lợi ích và hơn thé nữa là một việc làm quan trọng đối với doanh nghiệp vì những

yêu tô sau đây:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho tài chính của doanh nghiệp

được đảm bảo an toàn Việc sử dụng vôn có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp luôn chủ

3 Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - NXB Tài chính

Trang 23

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

động trong việc năm giữ và quản lý vốn Khi cần đến vốn dé tài trợ cho bat cứ dự án hay

dé trả nợ thì doanh nghiệp đều có thé huy động dé dàng Một khi khả năng thanh toán củadoanh nghiệp được đảm bảo thì sẽ hạn chế được những rủi ro và tự tin phát triển

Thứ hai, nang cao hiệu quả sử dụng vốn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên

thị trường Việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ khiến doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, doanh thu

và lợi nhuận không ngừng chuyền biến tích cực Các nhà đầu tư khi nhìn vào báo cáo tàichính của doanh nghiệp không chỉ thấy được những con số mà qua đó họ cũng hiểu được

có một sự quản lí và vận hành tôt ở phía sau.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp đảm bảo quyền lợi của công nhân viêntrong doanh nghiệp Khi doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả và làm ăn có lãi thì không chỉđóng góp cho sự phát triển kinh tế và ngân sách của quốc gia mà ở góc độ nhỏ hon thì còngiúp tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng như đảm bảo cho họ một công việc ôn

định.

Thứ tr, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp của mình trên thị trường Nước ta đang hội nhập với nền kinh tế quốc tế và có thểkhông lâu nữa sẽ tham gia vào một liên minh kinh tế thế giới Các doanh nghiệp khi đó sẽphải cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường với không chỉ là các doanh nghiệptrong nước mà còn cả với doanh nghiệp nước ngoài Ai cũng biết cạnh tranh là quy luật tấtyếu của thị trường nhưng nếu doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả thì sẽ tạo ra lợi thế cạnhtranh cho chính bản thân mình Bởi vìkhi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì có thể mở rộngquy mô sản xuất hoặc đầu tư vào các trang thiết bị, kĩ thuật hiện đại dé nâng cao chất lượnghàng hoá và dịch vụ của mình, thu hút nhiều khách hàng và từ đó chiếm được thị phần như

mong đợi.

Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vôn là điêu cân thiệt phải làm vì sự tôn tại

và phát triên của doanh nghiệp cũng như là vì lợi ích của cả quôc gia và người lao động.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Trang 24

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không thể nhận định đơn giản thông quadoanh thu, lợi nhuận hay các thông số cơ bản trên báo cáo tài chính Vì một doanh nghiệp

dù lợi nhuận cao nhưng chưa chắc đã sử dụng vốn một cách hiệu quả Chính ví thế, để đánh

giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, người ta có thé dùng các chỉ tiêu cụ thé sau

đây:

1.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chung

“+ Hiệu suất sử dụng vốn (vòng quay toàn bộ vốn)

ky, tức là hiệu qua sử dung von càng cao.

s* Suát hao phí von

Công thức:

Von binh quan trong ky

Suat hao phi vén =

Doanh thu thuần trong kỳ

Suất hao phí vốn thực chất là chỉ tiêu nghịch đảo của hiệu suất sử dụng vốn Chỉ tiêu này cho biết số đồng vốn cần thiết dé tạo ra 1 đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng nhỏ thi

càng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cao

“+ Ty lệ doanh lợi trên tổng vốn

Công thức: :

Lợi nhuận thuần

Ty lệ doanh lợi trên tổng vốn =

Vốn kinh doanh bình quân

Trang 25

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Chỉ tiêu này mang ý nghĩa là: Mỗi 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra được bao nhiêu lợinhuận từ hoạt động kinh doanh, hay nói cách khác là sức sinh lời của vốn Chỉ tiêu này thé

hiện hiệu qua của việc quan lý hoạt động SXKD của doanh nghiệp Tỷ lệ doanh lợi trên

tổng vốn càng cao thì doanh nghiệp sử dụng vốn càng có hiệu quả.

s* Ty suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Công thức:

Lợi nhuận ròng

Ty suất sinh lời trên vốn chủ sé hữu =

Vôn sở hữu bình quân

Đây là chỉ tiêu được chủ sở hữu và các nhà đầu tư rất chú trọng vì nó phản ánh khảnăng sinh lời của đồng vốn mà họ bỏ ra Chỉ tiêu này cho ta biết chứ 1 đồng vốn chủ sở

hữu thì tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng Thông thường, chỉ tiêu này càng cao càng

tốt Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp thì chỉ tiêu này cao lại là do ảnh hưởng của đòn bẩy

tài chính Theo mô hình Dupont, ROE có thé phân tách như sau:

Tổng TS BQ Doanh thu thuần LNST

ROE = x x

VCSH BQ Téng TS BQ Doanh thu thuần

Don bay tài chính Số vòng quay của Tỷ suất sinh lời của

ROE = x, x

BQ tong TS doanh thu

Theo cách phân tích này thi ROE tăng phụ thuộc vào 3 yếu tố là Don bay tài chính,

Số vòng quay tổng tài sản và Tỷ suất sinh lời của doanh thu Nếu ROE tăng là do tăng đònbay tài chính thì không han là một sự tăng tích cực vì nó sẽ gây ra rủi ro tài chính

1.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trang 26

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Hiệu quả sử dụng VLĐ là một phần quan trọng trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp Việc đánh giá hiệu quả sử dung VLD phải tinh đến các yếu tô về khảnăng sinh lời, tốc độ luân chuyền, quản lý luồng vốn lưu động

s* Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của VLĐ

- Hệ số đảm nhiệm VLĐ

Công thức:

VLD bình quân

Hệ số đảm nhiệm VLĐ =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng VLĐ.

Hệ số đảm nhiệm VLD càng thấp thì doanh nghiệp càng sử dụng vốn hiệu quả

- Ty suất sinh lời trên VLD

s%* Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển VLD

Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở tốc độ luân chuyên vốn lưu động nhanh

hay chậm Tốc độ luân chuyên VLD được thé hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển

và kỳ luân chuyển VLD

- Số vòng quay VLD

Trang 27

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân cần thiết để VLĐ quay được 1 vòng trong

kỳ, tức là thời gian dé VLD luân chuyên hết một chu trình Vòng quay VLD càng cao thì

kỳ luân chuyền VLD càng được rút ngắn, khiến cho hiệu qua sử dụng vốn của doanh nghiệp

tăng.

s* Nhóm chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu

Các khoản phải thu là một loại tài sản lưu động quan trọng của doanh nghiệp Thực

chất đây là các khoản mà các nhân tố bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp chưa trảcho doanh nghiệp Dé quan lý các khoản phải thu, doanh nghiệp có thé thông qua 2 chỉ tiêulà: Hệ số thu nợ và Thời gian thu nợ trung bình

Trang 28

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Chỉ tiêu này cho biết các khoản phải thu quay vòng bao nhiêu lần trong một kỳ kinhdoanh Nếu tỷ số này cao thì doanh nghiệp đã có sự quản lý tốt trong các khoản phải thucủa khách hàng, không dé khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu, tạo sự chủ động cho doanhnghiệp trong việc thu hồi luồng vốn tài trợ cho sản xuất Tuy nhiên nếu tý số này quá caothì doanh nghiệp sẽ mat đi sức cạnh tranh Ngược lại, chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanhnghiệp bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài, gây khó khăn và bị động cho doanh nghiệptrong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Thời gian thu nợ trung bình

Công thức:

365 Thời gian thu nợ trung bình =

Hệ số thu nợ

Thời gian thu nợ trung bình cho biết các khoản phải thu của doanh nghiệp sẽ đượcthanh toán trong bao nhiêu ngày Chỉ số này cho ra biết chính sách quản lý nợ của doanh

nghiệp.

s* Nhóm chỉ tiêu phản ánh việc quản lý hàng tôn kho

Hàng tồn kho thực chat là những sản phẩm của doanh nghiệp đang được lưu giữ débán trong kỳ kinh doanh hoặc đang trong quá trình sản xuất dở dang dé sử dụng trong quátrình sản xuất kinh doanh Đề đánh giá việc quản lí hàng tồn kho thi ta có thé xem xét 2 chỉtiêu: Thời gian lưu kho trung bình và hệ số lưu kho

- Thời gian lưu kho trung bình

Công thức:

365 Thời gian lưu kho TB =

Vòng quay hàng tôn kho

Trang 29

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Chỉ tiêu này cho biết khoảng thời gian trung bình hàng hoá được lưu giữ trong kho.Thời gian lưu kho càng cao thì doanh nghiệp càng dễ gặp phải những phát sinh về chỉ phí

và rủi ro, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

- Vong quay hàng tồn kho

Công thức: :

Giá vôn hàng bánVòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân

Vong quay hàng tồn kho cho biết trong 1 kỳ hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng.

Hệ số này cao chứng tỏ tốc độ quay vòng của hàng tồn kho nhanh Và ngược lại hệ số này

thấp chứng tỏ thời gian lưu kho kéo dài, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chậmchap Khi đó doanh nghiệp còn có thé mất thêm chi phí lưu kho va bảo quản, làm giảm

hiệu quả sử dung von.

s*' Nhóm chỉ tiêu phản ánh thời gian trả nợ trung bình

- Thời gian trả nợ trung bình

Các khoản phải trả, phải nộp

Thời gian trả nợ TB của doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp có thể trả nợ sau bao

nhiêu ngày Hệ số trả nợ là số lần doanh nghiệp tiến hành trả nợ trong 1 kỳ kinh doanh Hệ

số này thấp chứng tỏ thời gian doanh nghiệp chiếm dụng vốn của đơn vị khác đang kéodài Thông thường, doanh nghiệp muốn giữ hệ số này ở mức thấp đề tận dụng nguồn vốn

Trang 30

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

đầu tư vào tài sản khác Tuy nhiên việc này cũng có thê ảnh hưởng đến uy tín của doanh

nghiệp.

- _ Thời gian luân chuyến vốn bằng tiền trung bình

Thời gian luân chuyển Thời gian thu Thoi gian luân Thời gian trả

K VÀ x = + 2

-von bang tién TB ng TB chuyên kho TB nợ TB

Chỉ tiêu này là sự kết hợp ba chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý lưu kho, khoản phảithu, khoản phải trả Thời gian luân chuyên vốn bằng tiền TB ngắn chứng tỏ doanh nghiệp

sớm thu hồi được vốn bằng tiền mặt Tuy nhiên tiêu chí này còn phụ thuộc vào từng ngành

nghề kinh doanh

1.2.3.3 Chi tiêu đánh giá hiệu qua sử dung vốn co định

“+ Hiệu suât sử dung von cô định

Công thức:

A ; Doanh thu thuan

Hiệu suât sử dung von cô định =

Tông vôn cô định bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cô định được đầu tư thì sẽ tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn có định càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng

vôn cô định của doanh nghiệp càng cao.

«+ Tỷ suât lợi nhuận trên von cô định

Công thức:

¬ Lợi nhuận sau thuê

Tỷ suât lợi nhuận trên vôn cô định =

Tông vôn cô định bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cô định được đầu tư thì tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận sau khi đã trừ thuế TNDN và chỉ phí lãi vay Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu

quả sử dụng vôn cô định càng tôt.

Trang 31

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

1.2.3.4 Chỉ tiêu đánh giá kha năng thanh toan

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng cần đượcđưa vào xem xét khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Khả năng thanhtoán của doanh nghiệp phản ánh khả năng hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính (nghĩa vụnợ) cho các nhân tố bên ngoài có quan hệ với doanh nghiệp Các khoản nợ của doanhnghiệp có thê là nợ tiền hàng đối với nhà cung cấp, nợ vốn vay từ ngân hàng và các TCTD,

nợ thuế và các loại phí phải nộp cho Nhà nước, nợ lương CNV, Khả năng thanh toán

phản ánh rõ tình hình quản lý tài chính của doanh nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trên

thị trường, do đó chỉ tiêu này luôn được cả các nhà đầu tư và các nhân tố bên ngoải như

chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng quan tâm

s* Khả năng thanh toán tổng quát

Công thức: :

- Tông tài sản Khả năng thanh toán tông quát = -

Tông nợ phải trả

Chỉ tiêu này có ý nghĩa là: Cứ mỗi một đồng nợ phải trả có thé được tài trợ bằng bao

nhiêu đồng từ tài sản của doanh nghiệp Nếu hệ số này lớn hon 1 thì doanh nghiệp có thừa

khả năng chỉ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong kỳ Ngược lại, nếu chỉ tiêu này

nhỏ hon | thì tổng tài sản hiện có không đủ dé đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp

“+ Kha năng thanh toán nhanh

Công thức:

TSNH - Hàng tồn kho

Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cho biết khả năng thanh toán của

doanh nghiệp tài trợ bằng các tài sản ngắn hạn, tài sản có tính lỏng cao sau khi đã loại trừ

Trang 32

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

thấp) Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn có thé được đảm bảo chi trả bằng baonhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyên đổi thành tiền nhanh của doanh nghiệp.Thông thường, ty số này càng cao càng tốt và nếu tỷ số này nhỏ hon | tức là khả năng chitrả trong ngắn hạn của doanh nghiệp đang gặp van đề

“+ Khả năng thanh toán tức thời

Công thức:

Tiền + các khoản tương đương tiền

Khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng doanh nghiệp có thé thanh toán ngay tại một thời điểmnhất định Khả năng thanh toán tức thời được xác định bằng tỉ số giữa các hạng mục tài

sản lưu động có tính thanh khoản cao nhất (tiền và các khoản tương đương tiền) và nợ ngắn

hạn của doanh nghiệp Chỉ tiêu này thê hiện uy tín của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp

và nhà đầu tư Thông thường, chỉ tiêu này càng cao càng tốt tuy nhiên khả năng thanh toántức thời cao thì chi phí cơ hội của doanh nghiệp cũng tăng do lượng tiền nhàn rỗi lớn

¢ Khả năng thanh toán ngắn han

Công thức:

Tài sản ngắn hạnKhả năng thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết mỗi đồng nợ trong ngắn hạn có thé được dambảo chi trả bằng bao nhiêu đồng tài sản Chỉ số này cho biết khả năng thanh khoản trongngắn hạn của doanh nghiệp Nếu chỉ số này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp dư thừa khanăng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tại thời điểm đó, ngược lại nếu chỉ số này nhỏ hơn

1 thì khả năng thanh khoản của doanh nghiệp có van dé

1.2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập tài chính s* Tỷ lệ von chủ sở hữu

Trang 33

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Công thức:

Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu =

Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ này cho biết VCSH của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu trên tổng nguồn vốn Hệ

số này cao chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi VCSH, khi đó thì mức độ chủ động của doanh nghiệp sẽ cao hơn và doanh nghiệp sẽ gặp phải ít rủi ro về tài

chính hơn Tuy nhiên, tỷ số này cao cũng làm mất đi cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp

Ty số này cho biết quy mô tài chính của một doanh nghiệp Cụ thể trong cơ cau vốn

của doanh nghiệp thì nợ bằng may phan của vốn chủ sở hữu Nếu hệ số này lớn hon 1 có

nghĩa là tài sản của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bằng các khoản nợ và ngược lại, khi

hệ số này nhỏ hơn 1 nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bằng vốn chủ

sở hữu Hệ số này cao tương ứng với rủi ro tài chính cao, công ty có thé đang gặp khó khăn

về việc trả nợ.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

13.1 Nhân tổ khách quan

- Trang thái nên kinh tế: Doanh nghiệp luôn tồn tại và phát triển trong sự bao bọc của

một nền kinh tế nhất định Chính vì vậy nên mọi sự biến động trong nền kinh tế đều

có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến doanh nghiệp Khi nền kinh tế phát triển

ồn định, bền vững, vốn trong nền kinh tế là dư thừa, lãi suất thị trường giảm, doanh

nghiệp sẽ có nhiêu cơ hội đâu tư và kinh doanh hơn và việc huy động vôn cũng sẽ

Trang 34

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

dễ dàng hơn Nhờ đó việc kinh doanh của doanh nghiệp được tạo điều kiện thuậnlợi Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nguồn vốn bị co cụm, lãi suất thị trườngtăng, rủi ro đầu tư tăng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn cũng

như tìm được cơ hội đầu tư tốt và ít rủi ro, từ đó vốn mới được sử dụng hiệu quả.

- _ Cơ chế quản lý của Nhà nước: Bao gồm các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp

luật, chính trị do cơ quan Nhà nước đề ra Ví dụ như các chính sách tiền tệ và tài

khoá thắt chặt sẽ khiến cho doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc huy động vốn,

và ngược lại các chính sách mở rộng sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếmnguồn vốn và có nhiều cơ hội đầu tư hơn

- Thi trường: Thị trường là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu

quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Thị trường vốn và thị trường hàng hoá đều đóngvai trò quan trọng như nhau vì chúng quyết định đầu vào cũng như đầu ra của doanhnghiệp Thị trường vốn biến động có thé làm ảnh hưởng đến chi phí huy động vốn,ảnh hưởng đến chỉ phí đầu vào của doanh nghiệp Trong khi đó sự biến động củathị trường hàng hoá sẽ ảnh hưởng đến đầu ra tức là việc tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp Do đó hiệu quả sử dụng vốn sẽ bị ảnh hưởng

- Nhân tổ bất thường: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không

thé tránh khỏi những rủi ro bat ngờ xảy ra Rui ro theo quan niệm hiện dai có thé là

biến động tích cực hoặc tiêu cực ví dụ như những biến cố về thiên nhiên (thiên tai,bão lũ, hoa hoan, ) hoặc cũng có thé là thị hiếu khách hàng bat chợt thay đổi có

lợi do các yếu tô bên ngoài gây ra Khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp sẽ bị ảnh hưởng từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

13.2 Nhân tổ chủ quan

- Nhân tô con người: Con người ở đây bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trong

doanh nghiệp từ cấp trên xuống cấp dưới, từ người quản trị đến công nhân, nhânviên, những người trực tiếp tham gia quá trình sản xuất kinh doanh Đóng cai tròquan trong đầu tiên trong hiệu quả sử dụng vốn là người quản lý Người quan lý làngười đưa ra các phương án, dự án đầu tư, mở rộng hay thu hẹp sản xuất Cácphương án và sự phân bổ tốt thì sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại

Trang 35

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Đặc biệt những người quản lý về tài chính là vô cùng quan trọng vì họ là người mởcánh cửa giúp doanh nghiệp huy động vốn và quản lý nguồn vốn, tìm ra một cơ cầuvốn hiệu quả cho doanh nghiệp Còn các công nhân viên là mắt xích quan trọngtrong quá trình sử dụng vốn vì đây là những người trực tiếp làm những công việcliên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh — quá trình luân chuyên vốn

- Quy mô và cơ cau của doanh nghiệp: Quy mô của doanh nghiệp sẽ quyết định đến

tầm quản lí của doanh nghiệp Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì việc quản lý

hoạt động trong doanh nghiệp càng phức tạp Bên cạnh đó, cơ cau tổ chức của doanh

nghiệp càng chặt chẽ thì sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khá 1 khoản chi phíkhá lớn, nhờ đó sử dụng vốn được hiệu quả hơn

- _ Cơ cầu vốn của doanh nghiệp: Cơ câu vốn của doanh nghiệp phản ánh tỷ trọng giữa

các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng Cơ cấu vốn bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố

như:

Y Cơ cấu tài sản: Các loại TSCD có thời gian thu hồi lâu nên được đầu tư bằng

vốn dài hạn và tương tự đối với tài sản lưu động có thời gian sử dụng ngắn.Vậy nên cơ cau vốn phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Y Đặc điềm của ngành nghé, lĩnh vực của doanh nghiệp: Mỗi nganhg nghề đòi

hỏi doanh nghiệp phải tìm cho mình một cơ cấu vốn thích hợp Với nhữngdoanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài thì vốn CSH sẽ chiếm tỷ trọng lớn,ngược lại đối với những doanh nghiệp bán buôn có chu kỳ kinh doanh ngắnthì vốn tài trợ từ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng cao

w Mức độ chấp nhận rủi ro của chủ sở hữu: Rủi ro và lợi nhuận luôn đi kèm

với nhau Rui ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng mang lại càng cao Nhà quản

lý ưa thích rủi ro sẽ có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn để kỳ vọng vào lợi

nhuận cao hơn.

Một cơ câu vôn tôi ưu sẽ giúp cho doanh nghiệp tận dụng được sức mạnh của nguôn

vốn dé tạo ra lợi ích nhiều nhất mà vẫn đảm bảo hoạt động doanh nghiệp ồn định

Trang 36

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

- Chị phí sử dụng vốn: Doanh nghiệp muốn có vốn dé tài trợ cho hoạt động của mình

thì phải bỏ ra chi phí Chi phí vốn chính là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn củadoanh nghiệp và bên cạnh đó còn là một số chi phí khác như chỉ phí lãi vay, chỉ phíphát hành cổ phiếu Chủ doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc đảm bảo chi phí sử dungvốn ở mức an toàn và hợp lý dé doanh nghiệp vẫn có thể chi trả và hoạt động ồn

định, từ đó mới có thể sử dụng vốn hiệu quả.

- _ Chiến lược phát triển của doanh nghiệp: Doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất

kinh doanh đều có mục tiêu phát triển Dé thực hiện được điều đó, các nha quản lýphải đưa ra các chiến lược, phương án đầu tư Chiến lược đầu tư đúng hướng và phùhợp với doanh nghiệp sẽ giúp cho vốn của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả

- Công nghệ, kỹ thuật: Công nghệ kĩ thuật hiện dai là một trong những yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Trình độ về máy móc thiết bị cao sẽ giúp công tytăng năng suất hoạt động, sản phẩm có chất lượng đầu ra cao hơn, từ đó tạo ra lợithế cạnh tranh cho doanh nghiệp Năng suất hoạt động tăng cũng phần nào làm tănghiệu quả sử dụng vốn

- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Các ngành nghề kinh doanh trên thị

trường là vô cùng đa dạng và mang nhiều đặc điểm khác nhau về chu kỳ kinh doanh,

chính sách bán hàng, các hình thức đầu tư từ đó hiệu quả sử dụng vốn cũng bị ảnh

hưởng.

Trang 37

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

KET LUẬN CHƯƠNG I

Chương 1 đã giới thiệu một cách tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn từ khái niệm vềvốn đến những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn như sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sửdụng vốn các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Vậy thực tế,tại một doanh nghiệp như công ty TNHH Thương mại Nam Hải, một công ty sản xuất vàkinh doanh bao bì nhựa thì việc sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn ra sao? Liệu công tyTNHH Thương mại Nam Hải đã tìm cho mình một cách quản lý tốt, một cơ cấu vốn hợp

lý và phù hợp hay chưa?

Dé trả lời những câu hỏi trên, chương 2 sẽ di sâu phân tích thực trạng hiệu quả sửdụng vốn tại công ty TNHH Thương mại Nam Hải trong giai đoạn 2015-2017

Trang 38

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUÁ SỬ DỤNG VÓN TẠI CÔNG TY TNHH

THUONG MẠI NAM HAI GIAI DOAN 2015-2017

Chương 2 sẽ giới thiệu từ tong quát đến chi tiết về công ty TNHH Thuong mại NamHải, về lịch sử hình thành và phát triển, bộ máy quản lí, chức năng của các phòng ban Tiếptheo đó là thực trạng về vốn và hiệu quả sử dụng vn tại công ty Cuối cùng là những thànhtựu và hạn chế ma công ty đã đạt được trong giai đoạn 2015-2017

2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Thương mại Nam Hai

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

- _ Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Nam Hai

- Mã số thuế: 0100511135

- Dia chỉ văn phòng: 14, 33 Ngõ, Tạ Quang Bửu, Phường Bách Khoa, Quận Hai Ba

Trưng, Hà Nội

- ĐỊa chỉ nhà máy: Lô A2, CN4, Cụm công nghiệp Nam Từ Liêm,

- Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

- _ Điện thoại: (024) 38694394, 38370084

- Địa chỉ email: baobinamhai@vnn.vn

Công ty TNHH Thương mại Nam Hải được thành lập ngày 20 tháng 2 năm 1995 bởi

Tổng giám đốc Pham Ngọc Dũng Ông Dũng đã học ở nước ngoài được 5 năm Sau khi trởlại Việt Nam, ông bắt đầu làm việc dé có thêm kinh nghiệm và dần dần phát hiện ra rằngluôn có một giấc mơ dé tự mình điều hành một doanh nghiệp Ông quyết định kêu gọi cácnhà đầu tư dé tăng vốn ban dau dé ông có thé theo đuôi ước mơ của mình Kết qua là, vàonăm 1995, Công ty TNHH Thương mại Nam Hải được thành lập với sứ mệnh sản xuất bao

bì nhựa Tại giai đoạn đầu, công ty chỉ có một nhà máy nhỏ và một vài nhân viên Sau hơn

20 năm, Công ty TNHH Thương mại Nam Hải đã trở thành một doanh nghiệp chuyên sản

xuất và in bao bì chai nhựa cho ngành Dược phẩm - Mỹ phẩm - Dầu nhờn - Thuốc thú y,

Trang 39

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

Công ty TNHH Thương mại Nam Hải là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp

nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinhdoanh của công ty quản lý và con dấu, tài sản và tiền, tài khoản riêng mở tại ngân hàng

trong nước và nước ngoài theo quy định của địa phương Công ty TNHH Thương mại Nam

Hải được tổ chức và hoạt động theo điều lệ kinh doanh và tô chức hoạt động Quy chế tổ

chức và hoạt động của Công ty TNHH thương mại Nam Hải đã được phê duyệt bởi hội

đồng quản trị công ty.

Cùng với sự tăng trưởng của các nguồn lực tài chính; danh tiếng của công ty dần dần

được xác nhận trên thị trường; mạng khách hàng được mở rộng và sỐ lượng nhân viên nhiệt

huyết và có nhiều năm kinh nghiệm ngày một tăng, Nam Hải đã có những thành công đáng

kể Một trong những mốc quan trọng nhất cần được nhắc đến là nhà máy chuyên sang cum

công nghiệp Nam Từ Liêm vào năm 2009 Nhà máy mới là được trang bị các máy công

nghệ tiên tiến, đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải thiện năng suất cũng như hiệu

quả Bên cạnh việc tăng kích thước, công ty cũng đã tăng quy mô của khách hàng Nhân

viên bán hàng của công ty có làm việc siêng năng dé đưa hình ảnh Nam Hải tiếp cận nhiềukhách hàng hơn, không chỉ khách hàng địa phương nhưng cũng là khách hàng quốc tế Ví

dụ, công ty đã làm việc với Khách hàng Nhật Bản và nhờ đó, nó có nhiều động cơ hơn dé

phan ánh hiệu suât va từng bước đáp ứng các tiêu chuân quôc tê.

2.1.2.2 Vai tro và nhiệm vu của công ty s* Vai tro

Công ty TNHH Thuong mai Nam Hai có những vai trò như sau:

- Phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, tối đa hoa lợi nhuận, góp phần vào

sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia

- _ Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh bài bản, vốn đầu tư đúng chỗ, tạo ra

sản phẩm chất lượng

- Tao công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao điều kiện làm việc, cải

thiện đời sống và thu nhập cho người lao động

Trang 40

SV thực hiện: Nguyễn Thu Quỳnh GVHD: TS Đỗ Thị Thu Thuỷ

- Chap hành nghiêm chỉnh các quy định, chính sách của Nhà nước về sản xuất

và kinh doanh.

s* Nhiệm vụ

2.1.2.3 Quá trình phát triển

Công ty TNHH Thương mại Nam Hải có những nhiệm vụ như sau:

- Dinh hướng doanh nghiệp phát triển theo tiêu chuẩn đã đăng ký trong giấy

phép kinh doanh.

- Tap trung xây dựng văn hoá tổ chức lành mạnh, vững chắc, ky luật và trách

nhiệm.

- Phat triển, cải thiện cơ chế hoạt động của tổ chức hiện hành, giữ vững và phát

triển đội ngũ cán bộ, công nhân viên dé dam bảo sự hoàn thiện trong công tác

Theo các chuyên gia, ngành bao bì Việt Nam đang có nhiều dư địa để phát triển, vớitốc độ tăng trưởng trung bình trên 10%/năm Ngành sản xuất hàng hóa, thực phẩm, đồ uốngphục vụ thị trường nội địa và xuất khâu phát triển mạnh, dẫn đến nhu cầu bao bì sẽ tăng rấtnhanh Ông Nguyễn Van Dòng — Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam, cho hay: “Mức tăng

trưởng 10%/nam của ngành bao bì dang thu hút sự chú ý của các DN nước ngoài Minh

Ngày đăng: 18/10/2024, 00:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN