1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh Đông sài gòn

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Đông Sài Gòn
Tác giả Trầm Thanh Lâm
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Tú
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,47 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (13)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (15)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (16)
      • 1.6.1. Về mặt lý luận (16)
      • 1.6.2. Về mặt thực tiễn (16)
    • 1.7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (19)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM (19)
      • 2.1.1. Khái niệm tiền gửi tiết kiệm (19)
      • 2.1.2. Phân loại tiền gửi tiết kiệm (19)
      • 2.1.3. Vai trò của tiền gửi tiết kiệm (20)
    • 2.2. TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN (21)
      • 2.2.1. Khái niệm về hành vi người tiêu dùng (21)
      • 2.2.2. Hành vi quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ (21)
      • 2.2.3. Mô hình liên quan hành vi quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng (22)
    • 2.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (26)
      • 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước (26)
      • 2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài (27)
      • 2.3.3. Nhận định các nghiên cứu trước và thảo luận khoảng trống nghiên cứu (29)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (31)
    • 3.2. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU (32)
      • 3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (32)
      • 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu (34)
    • 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
      • 3.3.1. Nghiên cứu định tính (36)
      • 3.3.2. Nghiên cứu định lượng (36)
    • 3.4. XÂY DỰNG THANG ĐO CHO CÁC NHÂN TỐ TRONG MÔ HÌNH (37)
    • 3.5. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU (40)
      • 3.5.1. Phương pháp chọn mẫu (40)
      • 3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu (40)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (47)
    • 4.1. THỐNG KÊ KẾT QUẢ MẪU (47)
    • 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (48)
      • 4.2.1. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO VỚI HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA (48)
      • 4.2.2. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA (50)
        • 4.2.2.1. Đối với biến độc lập (50)
        • 4.2.2.2. Đối với biến phụ thuộc (53)
      • 4.2.3. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY (54)
        • 4.2.3.1. Phân tích tương quan (54)
        • 4.2.3.2. Phân tích hồi quy (55)
      • 4.2.4. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM GIỮA CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC (57)
        • 4.2.4.1. Kiểm định Independent Sample T-Test (57)
        • 4.2.4.2. Kiếm định One-way ANOVA (58)
    • 4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ (61)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ (65)
    • 5.1. KẾT LUẬN (65)
    • 5.2. CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ (65)
      • 5.2.1. Đối với chăm sóc khách hàng (65)
      • 5.2.2. Đối với sự tiện lợi (66)
      • 5.2.3. Đối với thương hiệu ngân hàng (66)
      • 5.2.4. Đối với sự an toàn (66)
      • 5.2.5. Đối với lãi suất (67)
    • 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (67)
      • 5.3.1. Hạn chế (67)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (68)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietinBank – CN Đông Sài Gòn.. Áp dụng mô hình này vào việc phân tích h

GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và mạng lưới kinh tế toàn cầu, đã khiến cho ngành tài chính ngân hàng trở thành một lĩnh vực có sự cạnh tranh mạnh mẽ Nổi bật giữa sự cạnh tranh đó là xu thế cạnh tranh của các NHTM đối với hoạt động tài chính cá nhân mà đặc biệt là mảng huy động vốn Vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nhất là đối với NHTM Một NHTM muốn phát triển ổn định, vững chắc phải chú trọng đến công tác huy động vốn Chính vì lẽ đó hoạt động huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn đến từ tiền tiết kiệm của KHCN luôn là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM và là mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, hiện nay các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt bằng cách ra mắt các tiện ích, tính năng vượt trội mà các sản phẩm, dịch vụ mà họ mang lại tạo niềm tin đối với người dân nhằm thu hút được nguốn vốn nhàn rỗi của xã hội Tuy nhiên việc huy động vốn từ các cá nhân gặp rất nhiều trở ngại và thách thức bởi các ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt nhằm chiếm được thị phần và vị thế Vì vậy mỗi NHTM cần có chính sách huy động vốn hợp lý, chiến lược kinh doanh hiệu quả để ứng biến với tình hình kinh tế hiện tại

Trong số các NHTM ở Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) là một trong những ngân hàng có thương hiệu và kinh nghiệm trong hoạt động huy động vốn, ngân hàng đã và đang đưa ra rất nhiều chính sách cũng như ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân Đặc biệt, tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn địa bàn hoạt động của CN này là khu vực trung tâm

TP Thủ Đức vì thế tập trung rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ và khu công nghiệp Nhận thấy được điều đó ngân hàng VietinBank – CN Đông Sài Gòn liên tục cập nhật, đổi mới chiến lược nhằm thu hút khách hàng trên địa bàn Mặc dù chi nhánh đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, nhưng sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác và các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã khiến việc thu hút nguồn vốn trở nên khó khăn hơn Hơn nữa, việc duy trì sự trung thành của khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới vẫn gặp nhiều khó khăn do sự thay đổi nhanh chóng trong nhu cầu và thói quen tiêu dùng Do đó việc nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại thời điểm này là rất cần thiết

Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nhằm đo lường và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại ngân hàng VietinBank – CN Đông Sài Gòn Từ đó đưa ra các hàm ý quản trị giúp ngân hàng gia tăng tiền gửi tiết kiệm, giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietinBank – CN Đông Sài Gòn

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định GTTK của khách hàng cá nhân tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn

- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm duy trì cũ và thu hút khách hàng mới tại Ngân hàng VietinBank – CN Đông Sài Gòn.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

• Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn?

• Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến quyết định GTTK của khách hàng cá nhân tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn?

• Dựa trên các nhân tố ảnh hưởng, những đề xuất nào được đưa ra nhằm phát triển hoạt động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân GTTK tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đông Sài Gòn?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietinBank – CN Đông Sài Gòn

• Đối tượng khảo sát: Dự kiến khảo sát 220 KHCN đang GTTK tại ngân hàng VietinBank - CN Đông Sài Gòn bao gồm các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính, mức thu nhập và đặc biệt là thời gian gửi tiết kiệm tại ngân hàng

• Phạm vi thời gian và cách thức khảo sát: 05/2024 – 6/2024, khảo sát bằng cách điền link online google form

Link bảng trả lời: https://bit.ly/4cgEVu9

• Phạm vi không gian: Ngân hàng VietinBank – CN Đông Sài Gòn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu, số liệu liên quan đến gửi tiết kiệm KHCN Lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan Từ đó, xây dựng thang đo và mô hình sơ bộ Hiệu chỉnh thang đo và đưa ra thang đo chính thức, tiến hành lập bảng khảo sát để đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách khảo sát Thông qua số liệu thu thập, tác giả tiến hành khảo sát, xử lý số liệu thu thập qua phần mềm SPSS Các chỉ tiêu để đánh giá kết quả bao gồm: đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA Bên cạnh đó tiến hành phân tích mô hình hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định gửi tiền tiết kiệm.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Khóa luận được bao hàm khung lý thuyết liên quan đến TGTK Đề tài cũng xác định các nhân tố làm tác động đến quyết định GTTK của KHCN tại Ngân hàng VietinBank – CN Đông Sài Gòn Bên cạnh đó nghiên cứu cũng mang tính đóng góp cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến vấn đề này

Bài nghiên cứu tập trung vào việc xác định và đo lường các nhân tố tác động đến quyết định GTTK của KHCN tại Ngân hàng VietinBank-CN Đông Sài Gòn Từ các kết quả tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm thu hút nguồn vốn tiết kiệm của KHCN cũng như tìm được những khách hàng mới tại ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn cũng làm cơ sở tham khảo cho các ngân hàng khác.

KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU

Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu

Chương này sẽ giải thích nguyên nhân tại sao lựa chọn đề tài này nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu sẽ được nêu rõ, cùng với các câu hỏi cụ thể mà nghiên cứu đặt ra Mô tả khái quát phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các nghiên cứu liên quan

Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến nghiên cứu Chương này sẽ tổng hợp các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực, làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu thích hợp

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Đưa ra mô hình đề xuất, trình bày về loại phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu Bên cạnh đó, mô tả chi tiết các công cụ, kỹ thuật được sử dụng trong phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trình bày các kết quả đã thu thập và phân tích Thảo luận và so sánh kết quả của nghiên cứu trước đây

Chương 5: Kết luận và các hàm ý quản trị

Tóm tắt các phát hiện chính từ nghiên cứu, chỉ ra những hạn chế tồn đọng của nghiên cứu Nêu ra các đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai

Tác giả đã nêu rõ lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, chỉ ra những đóng góp về lý luận và thực tiễn của nghiên cứu Đồng thời xác định rõ những định hướng và các khía cạnh cần giải quyết ở chương tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

TỔNG QUAN VỀ TIỀN GỬI TIẾT KIỆM

2.1.1 Khái niệm tiền gửi tiết kiệm

“Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên sổ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật” (Nguyễn Văn Tiến,

Theo quy định 48/2018/TT-NHNN thì TGTK là khoản tiền mà người gửi tiền gửi tại TCTD theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng

Như vậy tiền gửi tiết kiệm được hiểu là số tiền nhàn rỗi mà các cá nhân gửi vào các TCTD, họ muốn sinh lời từ số tiền này một cách an toàn với sự bảo đảm của bảo hiểm tiền gửi theo quy định luật và được hưởng lãi suất Người gửi tiền sẽ được cấp một cuốn sổ để chứng minh rằng họ đã gửi tiền vào và dùng cuốn sổ này để rút số tiền ra khi có nhu cầu Cuốn sổ này được gọi là sổ tiết kiệm và sổ tiết kiệm có thể cầm cố hoặc thế chấp để vay vốn

2.1.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm

Theo Nguyễn Văn Tiến (2015) dựa vào thời hạn gửi tiền của khách hàng thì tiền gửi tiết kiệm được chia thành hai hình thức là tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn:

Tiền gửi có kỳ hạn: là tiền gửi mà khách hàng gửi vào các TCTD theo thời hạn nhất định và thời hạn này được thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức nhận tiền gửi Người gửi tiền không được gửi thêm vào tài khoản tiết kiệm khi chưa đến hạn Đồng thời nếu chưa đến ngày đáo hạn khách hàng đến rút tiền sẽ phải hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc thậm chí là chấp nhận không được hưởng lãi suất Gửi tiền dạng này, khách hàng sẽ hưởng được lãi suất cao hơn dạng không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn: là loại hình mà khách hàng được hưởng lãi suất rất thấp Tuy nhiên, khách hàng có thể rút và gửi tiền theo ý muốn của họ từ tài khoản tiết kiệm mà không cần báo trước cho ngân hàng Đây là một lựa chọn an toàn cho cho việc sử dụng số tiền nhàn rỗi, giúp khách hàng có sẵn nguồn dữ trữ để đạt các mục tiêu ngắn hạn, người gửi tiền vẫn luôn được hưởng một chút lãi từ tài khoản tiết kiệm

2.1.3 Vai trò của tiền gửi tiết kiệm Đối với ngân hàng thương mại

Tiền gửi tiết kiệm là một trong những nguồn vốn chủ lực của các NHTM Nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm được NHTM sử dụng để cho vay KHCN, doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh khác Ngân hàng sẽ tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn quý giá này Đây cũng là bệ phóng để ngân hàng không ngừng mở rộng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Qua đó cho thấy sự quan trọng của nguồn vốn đối với các NHTM Nguồn vốn dồi dào tiềm lực tài chính của ngân hàng mới vững mạnh Điều này nói lên sự ổn định, sự uy tín của ngân hàng Từ đó, khách hàng sẽ dựa vào yếu tố này làm thước đo để họ trao gửi niềm tin vào ngân hàng Đối với nền kinh tế

Tiền gửi tiết kiệm là chìa khóa mở ra cánh cửa thịnh vượng cho nền kinh tế Nguồn vốn dồi dào từ tiền gửi tiết kiệm là nguồn lực then chốt cho các NHTM cho vay đầu tư, sản xuất kinh doanh Nhờ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm và nâng cao đời sống cho người dân Tóm lại, TGTK không chỉ đơn thuần là một phương tiện để tiết kiệm và tích lũy tài sản, mà còn là một thành phần cốt lõi của hệ thống tài chính và góp phần cho sự phát triển của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự ổn định và tiến bộ cho nền kinh tế Đối với khách hàng

Tiền gửi tiết kiệm là một cách hiệu quả để khách hàng tích lũy và bảo vệ tài sản của mình Bằng cách gửi tiền vào các tài khoản tiết kiệm, họ có thể đảm bảo rằng số tiền đó được bảo toàn và sinh lời theo thời gian TGTK sinh lời qua lãi suất được trả hàng tháng hoặc hàng năm Khách hàng dễ dàng kiếm thêm thu nhập thụ động mà không cần làm việc chăm chỉ GTTK là một kênh đầu tư an toàn, hiệu quả, đem đến nhiều lợi ích cho khách hàng.

TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN

2.2.1 Khái niệm về hành vi người tiêu dùng

Theo Blackwell và các cộng sự (2001) thì “hành vi người tiêu dùng là các hành động và quá trình quyết định của những người mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cá nhân”

Theo Schiffnan và Kanuk (2000) thì “hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu của những cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức và các tiến trình mà một cá nhân hay một nhóm lựa chọn, an toàn, sử dụng và từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ, những kinh nghiệm, hay những ý tưởng để thỏa mãn những nhu cầu nào đó của người tiêu dùng và xã hội”

Theo Bennet (1988) thì “hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ”

2.2.2 Hành vi quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ

Hành vi quyết định sử dụng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng là một hành vi tiêu dùng điển hình, được coi là kết quả của một quá trình từ trước khi mua hàng, trong quá trình mua và có thể kéo dài sau đó Hành vi này tập trung vào các hoạt động tìm hiểu, đánh giá, thực tế trải nghiệm và nhận xét Do đó, tiến trình của hành vi quyết định sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng tuân theo một quy trình cụ thể tại bất kỳ đơn vị kinh doanh nào

Nếu áp dụng vào bối cảnh của NHTM, thì NHTM được coi là một đơn vị kinh doanh, kinh doanh các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, cho phép ta giải thích hành vi của khách hàng Khi khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, họ sẽ trải qua một chuỗi các hành vi, bao gồm xác định loại sản phẩm, thu thập thông tin cần thiết, đánh giá và đưa ra quyết định sử dụng hoặc duy trì dịch vụ của ngân hàng (Bùi Ngọc Thiên Kim, 2023) Do đó, trong bài này, tác giả xem TGTK tại NHTM như là một sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, thì khách hàng sẽ có những hành vi mua cụ thể, được phân tích dựa trên mô hình lý thuyết tương ứng

2.2.3 Mô hình liên quan hành vi quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng

Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)

Từ năm 1967, Ajzen và Fishbein đã phát triển thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) và những năm sau đó thuyết này đã được chỉnh sửa và mở rộng Theo mô hình TRA của Ajzen và Fishbein (1975) cho rằng: “xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất cho hành vi tiêu dùng Để hiểu rõ hơn về những yếu tố góp phần vào xu hướng mua hàng, hai yếu tố quan trọng là thái độ và chuẩn chủ quan của người tiêu dùng cần được xem xét.”

Trong mô hình TRA, thái độ của người tiêu được đánh giá dựa trên nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm Các thuộc tính mang lại các giá trị và lợi ích cần thiết thường được người tiêu dùng chú trọng và sau đó là đánh giá chúng theo theo từng thuộc tính Bằng cách hiểu được trọng số của mỗi thuộc tính, ta có thể dự đoán gần như chính xác lựa chọn của người tiêu dùng

Nguồn: Ajen và Fishbein (1975) Hình 2.1 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Mô hình Lý thuyết Hành động Hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) của Ajzen và Fishbein (1975) giải thích cách thức thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến ý định hành vi, từ đó dẫn đến hành vi thực tế Áp dụng mô hình này vào việc phân tích hành vi quyết định GTTK của KHCN tại ngân hàng thương mại (NHTM), ta có thể liên kết từng yếu tố trong mô hình như sau:

Niềm tin kết quả hành động và đánh giá kết quả hành động

Niềm tin kết quả hành động: Đây là sự kỳ vọng của khách hàng về những lợi ích và kết quả tích cực từ việc gửi tiền tiết kiệm

Ví dụ: Khách hàng tin rằng việc gửi tiền tiết kiệm sẽ giúp bảo đảm an toàn cho tài sản, sinh lời từ lãi suất và tạo nền tảng tài chính cho tương lai Đánh giá kết quả hành động: Đây là sự đánh giá của khách hàng về mức độ quan trọng và giá trị của những lợi ích mà họ mong đợi từ việc gửi tiền tiết kiệm

Ví dụ: Khách hàng có thể đánh giá cao việc nhận được lãi suất cao và sự an toàn của số tiền gửi tại một ngân hàng uy tín như BIDV hay VietinBank

Liên kết đến thái độ:

Những niềm tin và đánh giá này ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của khách hàng đối với việc gửi tiền tiết kiệm Nếu khách hàng tin rằng việc gửi tiền có lợi và đánh giá cao những lợi ích đó, họ sẽ có thái độ tích cực và sẵn sàng gửi tiền

Niềm tin vào tiêu chuẩn của người xung quanh và động lực tuân thủ

Niềm tin vào tiêu chuẩn của người xung quanh: Đây là sự nhận thức của khách hàng về quan điểm và hành vi của những người xung quanh đối với việc gửi tiền tiết kiệm

Ví dụ: Khách hàng có thể nhận thấy rằng bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp của họ thường xuyên gửi tiền tiết kiệm tại một ngân hàng cụ thể và đạt được lợi ích tài chính đáng kể từ đó Động lực tuân thủ: Đây là mức độ mà khách hàng mong muốn tuân theo quan điểm và hành vi của những người xung quanh

Ví dụ: Nếu người thân của khách hàng khuyến khích việc gửi tiền tiết kiệm và nhấn mạnh sự an toàn và lợi ích của nó, khách hàng có thể bị thúc đẩy để tuân theo và thực hiện hành động tương tự

Liên kết đến chuẩn chủ quan:

Những yếu tố này ảnh hưởng đến chuẩn chủ quan của khách hàng, tức là nhận thức của họ về sự mong đợi xã hội và áp lực xã hội Nếu khách hàng cảm thấy rằng việc gửi tiền tiết kiệm là điều được mong đợi và khuyến khích bởi xã hội, họ sẽ có ý định mạnh mẽ hơn để thực hiện hành vi này

Thái độ và chuẩn chủ quan

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.3.1 Các nghiên cứu trong nước

Trong một nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Nhất Vương và cộng sự (2020) với mục đích điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, nghiên cứu xác định 6 thành phần tác động đến quyết định gửi tiền bao gôm: “Hình thức khuyến mãi”, “Thu nhập”, “Thương hiệu ngân hàng”, “Chất lượng dịch vụ”, “Chính sách lãi suất”, “Kiến thức và thái độ của nhân viên” Dữ liệu được thu thập ngẫu nhiên từ 403 KHCN sử dụng dịch vụ GTTK tại các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, sau đó được phân tích bằng phương pháp hợp lý và tiên tiến trong phân tích dữ liệu như Kiểm tra Mô hình Tích hợp (KMO), phân tích tương quan và hồi quy Bài nghiên cứu đã có kết quả cả 6 yếu tố chính được đưa vào mô hình đều có tác động đến quyết định GTTK tại các ngân hàng TMCP

Tác giả Trần Phạm Hữu Châu (2020) đã nghiên cứu với 07 nhân tố được cho là có tác động đến quyết định GTTK của KHCN bao gồm: “Thương hiệu ngân hàng”,

“Sự thuận tiện”, “Chính sách lãi suất’, “Hình thức chiêu thị”, “Ảnh hưởng của người thân”, “Thủ tục giao dịch” và “Nhân viên ngân hàng” Có 300 bảng câu hỏi được gửi đến những người đang gửi tiết kiệm tại BIDV TP Hồ Chí Minh Sau khi thu về, kiểm tra các bảng câu hỏi thì có 241 khách hàng hồi đáp hợp lệ Sau khi xử lý số liệu, kết quả nghiên cứu được đưa ra là cả 07 nhân tố đều tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN Qua đó tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách hàng gửi tiết kiệm tại BIDV TP Hồ Chí Minh

Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hồ Xuân Nhi (2021) bằng phương pháp định lượng nhóm tác giả đưa ra đề xuất với mô hình 05 nhân tố được cho là tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại SCB – CN Trà Vinh bao gồm: Thương hiệu, Chất lượng dịch vụ, Lãi suất, Kênh phân phối, Hình thức chiêu thị Sau khi thu thập thông tin từ 210 người đang gửi tiền tại ngân hàng, nhóm tác giả mã hóa số liệu, nhập liệu bằng phần mềm SPSS, tiếp đến là phân tích kiểm định và phân tích Kết quả cuối cùng thu được của nghiên cứu là 4 trong 5 nhân tố ban đầu đề xuất đến quyết định gửi tiền tiết kiệm Ngoài ra, nhóm còn đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao khả năng thu hút tiền từ khách hàng cá nhân tại SCB Trà Vinh

Hoàng Long Thịnh và Ngô Thị Nga (2021) trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Quốc Tế Việt Nam”, tác giả đã tiến hành điều tra 200 khách hàng, sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu và phân tích Kết quả đã cho thấy 5/7 nhân tố đã tác động cùng chiều với quyết định GTTK của KHCN Nhân tố mà khách hàng chú ý nhiều nhất đó là nhân tố “An toàn” và hai nhân tố được cho là không ảnh hưởng đó là

“Chiêu thị” và “Phương tiện hữu hình”

2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Afriani và Asandimitra (2020) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định GTTK, bao gồm các yếu tố: kiến thức về tài chính, sự chia sẻ lợi nhuận, kiến thức của khách hàng và các yếu tố nhân khẩu học Kết quả đã cho thấy kiến thức về tài chính là nhân tố tác động khoảng 72% đến quyết định của khách hàng Kiến thức về tài chính càng cao thì khả năng quản lý tài chính và tiết kiệm của họ càng tốt Ngược lại, các yếu tố nhân khẩu học không có động đến quyết định GTTK

Utamy và Widhiastuti (2019) tiến hành nghiên cứu về tác động của kiến thức, khuyến mãi và cơ sở vật chất đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Shaira, trong đó lãi suất được cho là biến trung gian của mô hình Kết quả đã chỉ ra rằng cả ba yếu tố đều tác động tích cực và đáng kể đến quyết định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Shaira Lãi suất có thể làm biến trung gian cho kiến thức, khuyến mãi và cở sở vật chất trong việc đưa ra quyết định gửi tiền tiết kiệm

Khaled Subhi Rajha và cộng sự (2014) đã nghiên cứu chọn một số yếu tố được cho là có tác động đến quyết định gửi tiết kiệm của KHCN, bao gồm 05 yếu tố: Vị trí thuận tiện, Uy tín và thương hiệu, Tín ngưỡng tôn giáo, Chất lượng dịch vụ và Lãi suất Với 154 phiếu khảo sát hợp lệ bởi các khách hàng của 3 ngân hàng là Ngân hàng AlRajhi, Ngân hàng AlBilad và Ngân hàng Alinma Nghiên cứu đã ra kết quả rằng:

4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa ngân hàng được sắp xếp từ mạnh tới yếu như sau: Vị trí thuận tiện; Tín ngưỡng tôn giáo; Chất lượng dịch vụ; Lãi suất Mặt khác quyết định gửi tiết kiệm không bị tác động bởi nhân tố uy tín và thương hiệu

Theo Siddique (2012) trong nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy khách hàng lựa chọn các NHTM được nghiên cứu tại thành phố Rajshahi ở Bangladesh Tác giả đã thu thập thông tin từ 206 người và tiến hành phân tích dữ liệu Kết quả cho thấy yếu tố quan trọng nhất đối với khách hàng bao gồm “Đội ngũ nhân viên” và “Chất lượng dịch vụ” Bên cạnh đó các yếu tố “Sự thuận tiện”, “Sự tin cậy” và “Sự an toàn” cũng là các yếu tố được khách hàng quan tâm

Theo nghiên cứu Gunasekara và cộng sự (2018) đã tiến hành phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi ở Sri Lanka Kết quả chỉ ra, có một mối quan hệ tích cực giữa “huy động tiền gửi” và “lãi suất tiền gửi, bảo mật, vị trí chi nhánh, dịch vụ, công nghệ và nhận thức”.” Bên cạnh đó, có một mối quan hệ đáng kể giữa các biến nhân khẩu học như “giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn và thu nhập ảnh hưởng đáng kể đến huy động tiền gửi”, khu vực sinh sống và lượng tiền gửi Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp “thống kê mô tả” và “phân tích hồi quy” để phân tích dữ liệu với số mẫu là 120 khách hàng đang gửi tiền từ ba khu vực khác nhau

Nhóm tác giả Hedayatnia và Eshghi (2011) và với mục tiêu tìm ra các nhân tố tác động đến sự lựa chọn ngân hàng tại Iran của người tiêu dùng Sau khi xử lý kết quả thu thập từ 798 người và phân tích thì kết quả nghiên cứu cho thấy sáu nhân tố

“giá cả và chi phí”, “sự đổi mới và khả năng đáp ứng của ngân hàng”, “sự thân thiện của nhân viên và niềm tin đối với người quản lý”, “thái độ nhân viên”, “chất lượng dịch vụ và phương thức ngân hàng mới”, “sự thuận tiện của địa điểm và dịch vụ của ngân hàng” có ý nghĩa quan trọng

2.3.3 Nhận định các nghiên cứu trước và thảo luận khoảng trống nghiên cứu

Tóm lại, có thể thấy mỗi bài nghiên cứu đều có những điểm hay Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm cũng như đưa ra một số khuyến nghị nhằm gia tăng lượng tiền gửi tại các ngân hàng Tuy nhiên tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước đây được thực hiện trên những lĩnh vực khác nhau, những nền kinh tế khác nhau sẽ cho ra những kết quả và những nhận định khác nhau Chính vì những khác biệt về kinh tế, xã hội đặc biệt là các yếu tố đặc trưng khoa học và công nghệ nên có thể không phù hợp khi áp dụng các mô hình lý thuyết tại Việt Nam Một điều nữa là, các nghiên cứu trước đây thường được tiến hành trên phạm vi rộng, từ khảo sát tại một địa bàn đến mở rộng ra toàn bộ hệ thống ngân hàng trên cả nước Mặc dù cách tiếp cận này có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan, nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức lớn Việc thu thập và phân tích dữ liệu trên diện rộng có thể gặp phải nhiều khó khăn và thiếu chính xác Mỗi ngân hàng đều có chiến lược sản phẩm tiền gửi, phân khúc khách hàng và quy mô hoạt động riêng biệt Những sự khác biệt này đòi hỏi phải có sự phân tích chi tiết để hiểu rõ đặc điểm và nhu cầu của khách hàng mà từng ngân hàng phục vụ Vì vậy, kết quả nghiên cứu trên diện rộng khó có thể phản ánh một cách chính xác và chi tiết các khía cạnh đặc thù của từng ngân hàng

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: tác giả tổng hợp

MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các công trình nghiên cứu, tác giả kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước đây và kết hợp với mô hình của ba nhóm tác giả Bùi Nhất Vương và cộng sự (2020), nhóm tác giả Gunasekara và cộng sự (2018) và nhóm tác giả Hedayatnia và Eshghi (2011) bởi ba nghiên cứu này đều mang mục tiêu

“xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN và có 6 nhân tố ảnh hưởng nổi bật phù hợp với nghiên cứu Tuy nhiên mô hình đề xuất sẽ được tác giả điều chỉnh nhằm phù hợp với đặc thù của địa bàn nghiên cứu

Bảng 3 1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

Nhân tố Nguồn tham khảo

Bùi Nhất Vương và cộng sự (2020); Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hồ Xuân Nhi (2021); Trần Phạm Hữu Châu (2020); Ahsan Ali và cộng sự (2022)

Trần Phạm Hữu Châu (2020); Bùi Nhất Vương & cộng sự (2020), Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hồ Xuân Nhi (2021); Khaled Subhi Rajha và cộng sự (2014);

Hoàng Long Thịnh và Ngô Thị Nga (2021);

Lê Đức Thủy và Phạm Thu Hằng (2017); Ahsan Ali và cộng sự (2022); Gunasekara và cộng sự (2018); Siddique (2012);

Hoàng Long Thịnh và Ngô Thị Nga (2021);

Lê Đức Thủy và Phạm Thu Hằng (2017); Siddique (2012); Hedayatnia và Eshghi

Trần Phạm Hữu Châu (2020); Lê Đức Thủy và Phạm Thu Hằng (2017); Siddique (2012); Hedayatnia và Eshghi (2011)

Chăm sóc khách hàng Đặng Thị Minh Thy (2021); Ahsan Ali và cộng sự (2022); Gunasekara và cộng sự (2018); Siddique (2012); Hedayatnia và Eshghi (2011)

Nguồn tác giả tự tổng hợp

Nguồn tác giả đề xuất Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

“Phương trình hồi quy tổng quát được xây dựng như sau: ”

QĐ = β0 + β1TH + β2LS + β3AT + β4TL + β5ĐNNV + β6CS + e i

Trong đó QĐ là biến phụ thuộc của mô hình đại diện cho biến quyết định gửi tiết kiệm, TH, LS, AT, TL, NV, CS là các biến độc lập lần lượt đại diện cho các biến: thương hiệu ngân hàng, lãi suất, sự an toàn, sự tiện lợi và chăm sóc khách hàng βj là hệ số hồi quy và ei là sai số của mô hình

Thương hiệu ngân hàng: “ Thương hiệu ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào độ uy tín của nó trong lòng khách hàng Thương hiệu càng đáng tin cậy thì khách hàng càng tin tưởng vào dịch vụ của ngân hàng Nghiên cứu của Lê Trung Hiếu và Nguyễn

Hồ Xuân Nhi (2021), Trần Phạm Hữu Châu (2020) đã chỉ ra rằng thương hiệu ngân hàng đã tác động cùng chiều đến quyết định GTTK của khách hàng Trên thực tế, thương hiệu luôn là yếu tố được khách hàng chú trọng hàng đầu trong quá trình chọn lựa ngân hàng để gửi tiền ”

Giả thuyết H1: “ Nhân tố thương hiệu ngân hàng tác động cùng chiều đến quyết định GTTK của KHCN tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn ”

Lãi suất: Nhân tố lãi suất cũng được xem là một trong những yếu tố được quan tâm trong quá trình gửi tiền của một khách hàng Lý do chính mà khách hàng luôn chú ý đến lãi suất là lãi suất giúp họ tăng trưởng tài sản Bên cạnh đó đối với những người có mục tiêu tài chính cụ thể thì lãi suất là điều không thể bỏ qua Theo các nghiên cứu của Trần Phạm Hữu Châu (2020); Bùi Nhất Vương & cộng sự (2020),

Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hồ Xuân Nhi (2021); Khaled Subhi Rajha và cộng sự (2014); Gunasekara và cộng sự (2018) thì yếu tố lãi suất tác động mạnh đến quyết định GTTK của khách hàng

Giả thuyết H2: “ Nhân tố lãi suất tác động cùng chiều đến quyết định GTTK của KHCN tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn ”

Sự an toàn: Khi chọn nơi để gửi tiền, không chỉ là lãi suất và phí dịch vụ mà khách hàng đặc biệt quan tâm đến mức độ đảm bảo an toàn của số tiền họ gửi Sự an toàn ở đây là tạo cho họ tâm lý yên tâm, tin tưởng trong quá trình thực hiện giao dịch

Từ giao dịch trực tuyến cho đến giao dịch tại các phòng giao dịch, chi nhánh đều được ngân hàng cam kết bảo vệ thông tin và tài sản của khách hàng một cách tối đa Dựa vào các nghiên cứu trước Hoàng Long Thịnh và Ngô Thị Nga (2021), Lê Đức Thủy và Phạm Thu Hằng (2017); Ahsan Ali và cộng sự (2022); Siddique (2012) đã chỉ ra yếu tố an toàn có ảnh hưởng đến quyết định GTTK của khách hàng cá nhân

Giả thuyết H3: Nhân tố sự an toàn tác động cùng chiều đến quyết định GTTK của KHCN tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn

Sự tiện lợi: Trong hoạt động GTTK, sự tiện lợi được ngân hàng thể hiện thông qua mạng lưới giao dịch rộng khắp, mang lại khách hàng thuận tiện khi thực hiện các giao dịch Bên cạnh đó, tiện lợi còn được ngân hàng thể hiện qua việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại giúp khách hàng tận hưởng trải nghiệm dịch vụ tối ưu nhất Sự kết hợp giữa các yếu tố này đã giúp tăng cường sự tiện lợi cho khách hàng và thúc đẩy họ GTTK tại ngân hàng Nhân tố sự tiện lợi có tác động đến quyết định GTTK của khách hàng theo Hoàng Long Thịnh và Ngô Thị Nga (2021); Lê Đức Thủy và Phạm Thu Hằng (2017); Siddique (2012), Hedayatnia và Eshghi (2011)

Giả thuyết H4: “ Nhân tố sự tiện lợi tác động cùng chiều đến quyết định GTTK của KHCN tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn ” Đội ngũ nhân viên: Theo Trần Phạm Hữu Châu (2020); Lê Đức Thủy và Phạm Thu Hằng (2017); Siddique (2012); Hedayatnia và Eshghi (2011) đội ngũ nhân viên tác động trực tiếp đến quyết định và trải nghiệm của họ khi sử dụng dịch vụ Thái độ thân thiện, chuyên nghiệp và sự tận tâm của nhân viên tạo cảm giác tin tưởng và an tâm cho khách hàng Hơn nữa, khả năng xử lý tình huống nhanh chóng và hiệu quả của nhân viên góp phần quan trọng trong việc duy trì sự hài lòng và trung thành của khách hàng Việc đầu tư vào phát triển và nâng cao chất lượng nhân viên sẽ giúp ngân hàng xây dựng mối quan hệ với khách hàng lâu dài và vững chắc, thu hút nhiều

KH mới hiệu quả hơn

Giả thuyết H5: “ Nhân tố đội ngũ nhân viên tác động cùng chiều đến quyết định GTTK của KHCN tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn

Chăm sóc khách hàng: Khi được chăm sóc chu đáo, khách hàng không chỉ cảm thấy được quan tâm và trân trọng mà còn tăng sự tin tưởng vào các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng Chăm sóc khách hàng hiệu quả bao gồm lắng nghe, giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, cùng với việc hỗ trợ tư vấn phù hợp với từng nhu cầu khách hàng Do đó, chăm sóc khách hàng không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là chiến lược quan trọng giúp ngân hàng phát triển bền vững và cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường tài chính Các bài nghiên cứu của Đặng Thị Minh Thy (2021); Ahsan Ali và cộng sự (2022); Siddique (2012); Hedayatnia và Eshghi (2011) đã chỉ ra rằng chăm sóc khách hàng là nhân tố tác động đến quyết định GTTK của khách hàng

Giả thuyết H6: Nhân tố chăm sóc khách hàng tác động cùng chiều đến quyết định GTTK của KHCN tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bước 1: “ Tiến hành tổng quan các nghiên cứu trước đây, đồng thời xuất phát từ thực tế của đơn vị tác giả đề xuất các nhân tố được cho là ảnh hưởng đến quyết định ” Bước 2: Thiết kế khung lý thuyết và các giả thuyết liên quan đến các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm KHCN tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn

Bước 3: Dựa trên khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên quan đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu phù hợp với địa bàn và chi nhánh nghiên cứu

Bước 4: Xây dựng thang đo nháp dựa trên mô hình đề xuất

Bước 5: Điều chỉnh thang đo sơ bộ dựa trên tổng hợp các nghiên cứu trước đây và xây dựng thang đo chính thức phù hợp với bối cảnh cụ thể của chi nhánh

“Được thực hiện sau nghiên cứu định tính, mục đích của nghiên cứu định lượng là khảo sát chính thức với KHCN, sau đó đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS 20.0 nhằm đưa ra bảng thống kê, hồi quy và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn

Bước 1: Tiến hành khảo sát với KHCN đang GTTK tại VietinBank – CN Đông Sài

Gòn Sau đó sàng lọc bảng trả lời và nhập liệu vào phần mềm, sau cùng là thực hiện phân tích thống kê mô tả mẫu

Bước 2: Thực hiện kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp

Bước 3: “ Thực hiện phân tích EFA, đánh giá hai giá trị hội tụ và phân biệt nhằm xác định yếu tố đại diện cho các biến quan sát ”

Bước 4: Phân tích hồi quy, kiểm định sự phù hợp, đưa ra kết quả và thảo luận kết quả, từ đó đề xuất hàm ý quản trị.

XÂY DỰNG THANG ĐO CHO CÁC NHÂN TỐ TRONG MÔ HÌNH

Dựa trên nền tảng lý thuyết và những kết quả từ các nghiên cứu trước đó, tác giả đã thực hiện loại bỏ các biến trùng lặp và điều chỉnh các biến còn lại sao cho phù hợp với nghiên cứu Để tiến hành đo lường tác giả sử dụng thang đo Likert gồm 5 mức độ từ 1 đến 5 Trong đó mức 1 thể hiện hoàn toàn không đồng ý và mức 5 thể hiện hoàn toàn đồng ý

Bảng 3.2 Thang đo chính thức cho các nhân tố

STT Mã hóa Thang đo Nguồn

THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG Bùi Nhất Vương và cộng sự (2020);

Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hồ Xuân Nhi (2021); Trần Phạm Hữu Châu (2020);

Gunasekara và cộng sự (2018); Ahsan Ali và cộng sự (2022)

1 TH1 VietinBank - CN Đông Sài Gòn là ngân hàng có tiếng, được nhiều người biết đến

2 TH2 VietinBank - CN Đông Sài Gòn có độ uy tín cao, đáng tin cậy

3 TH3 VietinBank - CN Đông Sài Gòn là tổ chức lâu đời

4 TH4 VietinBank - CN Đông Sài Gòn thuộc sở hữu Nhà nước

LÃI SUẤT Trần Phạm Hữu

5 LS1 VietinBank - CN Đông Sài Gòn lãi suất tiền gửi có tính cạnh tranh trên thị trường Nhất Vương & cộng sự (2020), Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hồ Xuân Nhi (2021); Khaled Subhi Rajha và cộng sự (2014); Gunasekara và cộng sự (2018)

6 LS2 VietinBank - CN Đông Sài Gòn lãi suất tiền gửi linh hoạt theo từng sản phẩm

VietinBank - CN Đông Sài Gòn lãi suất tiền gửi có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết

VietinBank - CN Đông Sài Gòn lãi suất tiền gửi được công bố rõ ràng minh bạch

SỰ AN TOÀN Hoàng Long Thịnh và Ngô Thị Nga (2021); Lê Đức Thủy và Phạm Thu Hằng (2017); Ahsan Ali và cộng sự (2022); Siddique (2012); Hedayatnia và Eshghi (2011)

9 AT1 Khi giao dịch tại VietinBank - CN Đông Sài

Gòn khách hàng cảm thấy yên tâm

Thông tin cá nhân của khách hàng tại VietinBank - CN Đông Sài Gòn được bảo mật

VietinBank - CN Đông Sài Gòn có nền tảng tài chính vững chắc

Hoàng Long Thịnh và Ngô Thị Nga (2021); Lê Đức Thủy và Phạm Thu Hằng (2017); Siddique (2012); Hedayatnia và Eshghi (2011)

12 TL1 Mạng lưới giao dịch của VietinBank - CN Đông Sài Gòn rộng rãi, tiện nghi

VietinBank - CN Đông Sài Gòn có các PGD được đặt tại các vị trí thuận lợi cho khách hàng

14 TL3 VietinBank - CN Đông Sài Gòn có cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tiện nghi đầy đủ

15 TL4 VietinBank - CN Đông Sài Gòn có dịch vụ ngân hàng số xử lý nhanh chóng, tiện lợi

16 TL5 Thời gian và thủ tục gửi tiền tiết kiệm nhanh chóng và đơn giản ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN

Trần Phạm Hữu Châu (2020); Lê Đức Thủy và Phạm Thu Hằng (2017); Siddique (2012); Hedayatnia và Eshghi (2011)

17 ĐNNV1 Nhân viên tại VietinBank - CN Đông Sài

Gòn làm việc với phong thái chuyên nghiệp

Nhân viên tại VietinBank - CN Đông Sài Gòn có thái độ tôn trọng và lịch sự với khách hàng

Nhân viên tại VietinBank - CN Đông Sài Gòn hướng dẫn khách hàng chi tiết, tỉ mỉ, tận tình

Nhân viên tại VietinBank - CN Đông Sài Gòn tận tình tư vấn cho khách hàng về những sản phẩm tối ưu nhất

21 ĐNNV5 Nhân viên tại VietinBank - CN Đông Sài

Gòn nắm vững nghiệp vụ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG Đặng Thị Minh Thy (2021); Ahsan Ali và cộng sự (2022); Siddique (2012); Hedayatnia và Eshghi (2011)

Tại VietinBank - CN Đông Sài Gòn khách hàng luôn được giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng và thỏa đáng

VietinBank - CN Đông Sài Gòn luôn có các chương trình tri ân khách hàng trong ngày lễ, tết, sinh nhật

VietinBank - CN Đông Sài Gòn luôn quan tâm và gọi điện hỏi thăm khách hàng, lấy ý kiến từ khách hàng

“QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM ” Bùi Nhất Vương và cộng sự (2020);

25 QĐ1 “ VietinBank - CN Đông Sài Gòn là sự lựa chọn hàng đầu của tôi khi muốn gửi tiết kiệm ” Nguyễn Hồ Xuân

Nhi (2021); Trần Phạm Hữu Châu

26 QĐ2 Tôi hoàn toàn yên tâm khi gửi tiết kiệm tại

VietinBank - CN Đông Sài Gòn

27 QĐ3 “ Tôi sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè gửi tiết kiệm tại VietinBank - CN Đông Sài Gòn ”

Nguồn tác giả tự tổng hợp

PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Thiết kế mẫu nghiên cứu: Thực hiện khảo sát với đối tượng là các KHCN đang GTTK tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn Thu thập mẫu nghiên cứu thông qua phương pháp thuận tiện

Từ tháng 05/2024 – tháng 06/2024 việc khảo sát được triển khai với hình thức gửi phiếu câu hỏi trực tiếp cho KHCN tại VietinBank – chi nhánh Đông Sài Gòn và đồng thời gửi bảng câu hỏi khảo sát gián tiếp qua biểu mẫu Google Form

Quy mô mẫu nghiên cứu: Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) thì “số quan sát tối thiểu phải bằng năm lần số biến quan sát trong mô hình đề xuất” Với 27 biến quan sát thì số mẫu tối thiểu là 135 mẫu (5 x 27 = 135) Vì vậy, tác giả dự kiến điều tra 200 quan sát là phù hợp Bên cạnh đó, tác giả đề phòng rủi ro có các phiếu không hợp lệ nên tác giả sẽ phát hành 240 phiếu nhằm đảm bảo chất lượng và tăng tính chính xác của dữ liệu

3.5.2 Phương pháp xử lý số liệu

Bài nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK của KHCN tại Ngân hàng VietinBank – CN Đông Sài Gòn được thực hiện trên phần mềm SPSS 20.0

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu: mang đến cái nhìn tổng quát các đặc điểm chính của mẫu nghiên cứu sau khi thu thập dữ liệu Đây là quá trình quan trọng và cần thiết để tiến đến phân tích dữ liệu, giúp tạo ra một cái nhìn rõ ràng và tổng quan về dữ liệu trước khi tiến hành các phân tích sâu hơn

Kiểm định độ tin cậy của thang đo:

Tác giả dùng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra Phương pháp kiểm tra này sẽ kiểm tra các biến quan sát có phù hợp hay không Hệ số Cronbach’s Alpha sẽ biến thiên trong khoảng (0;1] Theo Nunnally (1978) một thang đo có độ tin cậy 0.7 trở lên thì đó là một thang đo tốt và được coi là chấp nhận trong nghiên cứu Hệ số Cronbach’s Alpha phải lớn 0,6 thì thang đo đủ điều kiện, từ 0,7 đến 0,8 thì thang đo được coi là sử dụng tốt, từ 0,8 đến gần bằng 1 thì thang đo được coi là sử dụng rất tốt (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Một hệ số quan trọng khác đó là hệ số tương quan tổng (Corrected – Total correlation) Theo Cristobal và cộng sự (2007) cho rằng hệ số này phải từ 0,3 trở lên nếu thấp hơn 0,3 thì cần xem xét loại bỏ các biến quan sát đó Hệ số tương quan tổng càng cao thì biến quan sát càng tốt

Phân tích nhân tố khám phá:

Phương pháp này sẽ đánh giá hai giá trị đó là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Đây là phương pháp thu nhỏ lại một tập hợp biến tương đồng có liên quan với nhau, cụ thể là rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Khi phân tích nhân tố, sự phù hợp sẽ được đánh giá qua hai chỉ số:

Hệ số KMO là hệ số đánh giá mức phù hợp của phân tích nhân tố Theo Kaiser

(1974) thì hệ số KMO phải từ 0.5 trở lên (0.5 ≤ 𝐾𝑀𝑂 ≤ 1) thì phân tích nhân tố mới phù hợp

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): là đại lượng thống kê dùng để kiểm tra các biến có tương quan với nhau hay không Kiểm định này có ý nghĩa thông kê thông qua hệ số sig Bartlett’s Test Nếu sig < 0.05 thì các biến quan sát có sự tương quan với nhau

Trị số Eigenvalue: là trị số dùng để xác định số lượng nhân tố trong phân tích

EFA Trị số Eigenvalue ≥ 1 của nhân tố nào thì nhân tố đó sẽ được chọn để giữ lại trong mô hình

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) là trị số được dùng để thể hiện phần trăm biến thiên của nhân tố và được hiểu là mức biến thiên là 100% thì trị số này giải thích được bao nhiêu phần trăm trong phân tích nhân tố Để được coi là hiệu quả, trị số này cần đạt hơn 50%

Phân tích tương quan Pearson: Hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r) là một thước đo dùng để xác định độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến số định lượng Khác với nhiều phương pháp khác, tương quan Pearson không yêu cầu sự phân biệt rõ ràng giữa biến độc lập và biến phụ thuộc; mọi biến đều được xem xét đồng đều Giá trị của hệ số tương quan Pearson r dao động trong khoảng từ -1 đến 1, cụ thể:

+ Khi r tiến gần đến 1 hoặc -1, mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến càng mạnh mẽ và rõ rệt Nếu r tiến về 1, điều đó cho thấy mối tương quan dương mạnh, tức là khi một biến tăng, biến kia cũng có xu hướng tăng Ngược lại, nếu r tiến về -1, điều này chỉ ra một mối tương quan âm mạnh, tức là khi một biến tăng, biến kia có xu hướng giảm

+ Khi r tiến gần đến 0, hai biến có mối quan hệ tuyến tính trở nên yếu hơn + Nếu r bằng 1, điều này biểu thị một mối tương quan tuyến tính tuyệt đối, nghĩa là hai biến hoàn toàn phụ thuộc tuyến tính vào nhau với mối tương quan dương hoàn hảo

+Nếu r bằng 0, giữa hai biến không có mối quan hệ tuyến tính nào, tức là sự thay đổi của một biến không liên quan đến sự thay đổi của biến kia

Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

Tác giả áp dụng phương pháp Enter để thực hiện phân tích nhằm đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định GTTK

Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập Cụ thể, mô hình này có thể được biểu diễn dưới dạng:

+ Y là biến phụ thuộc tương ứng với biến quyết định

+ 𝑋 𝑖 thể hiện cho 6 biến độc lập và i nhận 6 giá trị từ 1-6

+ 𝐵 𝑖 (i= 1,…,6) là hệ số hồi quy

Phân tích này với mục đích là:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

THỐNG KÊ KẾT QUẢ MẪU

Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả dùng phần mềm SPSS để thực hiện thống kê mô tả nhằm đánh giá cấu trúc mẫu Phân tích này cung cấp cái nhìn tổng quan về đặc điểm của nhóm đối tượng khảo sát bao gồm các biến nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập Các chỉ số thống kê này giúp hình dung rõ hơn về cấu trúc và đặc điểm cơ bản của mẫu Kết quả được trình bày trong bảng 4.1

Bảng 4 1 Thống kê mô tả mẫu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Cao đẳng/ Trung cấp 64 29,1 Đại học 109 49,5

Cán bộ công nhân viên chức Nhà nước 42 19,1 Nhân viên thuộc doanh nghiệp tư nhân 61 27,7

Thời gian gởi tiền tiết kiệm

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Về giới tính: trong 220 đối tượng nghiên cứu được khảo sát thì giới tính nam chiếm đa số với tỉ lệ 57,3%, còn nữ giới thực hiện khảo sát là 42,7%

Về độ tuổi: ghi nhận độ tuổi 18-25 tuổi chiếm 24,5% bên cạnh đó độ tuổi chiếm cao nhất là 53,2%, thấp nhất là độ tuổi >55 tuổi với tỉ lệ 6,4% và cuối cùng là độ tuổi 41-55 tuổi chiếm 15,9%

Về trình độ học vấn: nhóm đối tượng có trình độ đại học chiếm chủ yếu 49,5% kế đến là nhóm cao đẳng/trung cấp với tỉ lệ 29,1%, kế đến là sau đại học 11,8% cuối cùng là phổ thông với tỉ lệ 9,5%

Về nghề nghiệp: Qua khảo sát thấy rằng đối tượng chiếm phần nhiều là nhân viên thuộc doanh nghiệp tư nhân với tỉ lệ 27,7% bên cạnh đó kinh doanh buôn bán chiếm 19,5% thấp nhất là lao động phổ thổng chiếm 15,9%

Về thu nhập trung bình: đa số đối tượng nghiên cứu có thu nhập 15-25 triệu chiếm 36,8% kế đến là 8-15 triệu chiếm 36,4% và thấp nhất là 2 năm 37,3% cuối cùng là 20,9%

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO VỚI HỆ SỐ CRONBACH’S

Bảng 4 2 Kết quả kiểm định thang đo

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến này Thương hiệu ngân hàng Cronbach’s Alpha = 0,836

Sự an toàn Cronbach’s Alpha = 0,832

Sự tiện lợi Cronbach’s Alpha = 0,891

TL5 13,63 24,170 0,560 0,903 Đội ngũ nhân viên Cronbach’s Alpha = 0,901 ĐNNV1 13,46 21,373 0,844 0,859 ĐNNV2 13,48 22,470 0,800 0,869 ĐNNV3 13,61 21,764 0,865 0,854 ĐNNV4 13,56 23,937 0,771 0,876 ĐNNV5 13,30 27,683 0,501 0,927

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Theo kết quả được trình bày trong bảng 4.3, tất cả thang đo trong nghiên cứu đều có hệ số Cronbach’s Alpha vượt qua ngưỡng 0,6 cụ thể là: Thang đo “Thương hiệu ngân hàng” là 0,836; thang đo “Lãi suất” là 0,866, thang đo “Sự an toàn” là 0,832, thang đo “Sự tiện lợi” là 0,891, thang đo “Đội ngũ nhân viên” là 0,901; thang đo “Chăm sóc” là 0,911; thang đo “Quyết định” là 0,856 Ngoài ra, tất cả thang đo này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3, những giá trị này khẳng định rằng các thang đo đều có độ tin cậy cao có thể sử dụng cho các phân tích tiếp theo

4.2.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

Bảng 4 3 Kết quả phân tích EFA

STT Yếu tố đại diện

1 Đội ngũ nhân viên ĐNNV3 ,907

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Từ bảng 4.3, cho thấy hệ số KMO được ghi nhận là 0,844, nằm trong khoảng 0,5 đến 1 và thử nghiệm của Bartlett đạt giá trị Sig là 0,000, cho thấy phân tích EFA có giá trị thống kê về mặt ý nghĩa Kết quả EFA đối với thang đo các yếu tố trong nghiên cứu đã trích xuất được 6 nhân tố với giá trị Eigenvalues là 1,304, đồng thời phương sai trích rút đạt 73.586% đều thỏa điều kiện Điều này có nghĩa phân tích EFA có thể áp dụng đối với tập dữ liệu nghiên cứu, từ đó phân chia 24 biến quan sát thành 6 nhân tố chính

Bảng 4 4 Mô hình EFA cho biến phụ thuộc

Yếu tố đại diện Biến quan sát Nhân tố

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã chỉ ra rằng biến phụ thuộc được đại diện bởi ba biến quan sát, tất cả nhóm lại thành một nhân tố duy nhất Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5, điều này khẳng định chúng đóng góp quan trọng và có ý nghĩa rõ ràng với biến phụ thuộc Hệ số KMO đạt giá trị 0,612 vượt qua ngưỡng 0,5, cho thấy rằng dữ liệu phù hợp để thực hiện EFA Kiểm định Bartlett’s test cho ra kết quả với giá trị Sig là 0,000, thấp hơn 0,05, chỉ ra rằng các biến quan sát có mối tương quan đáng kể với nhau khi xem xét trên toàn bộ tập dữ liệu Giá trị Eigenvalue =2,340, phương sai trích chiếm 77,999% tổng biến thiên của dữ liệu, phản ánh khả năng giải thích của nhân tố đối với dữ liệu

Tổng kết lại, việc thực hiện EFA trên tập dữ liệu này là hoàn toàn phù hợp Do đó, mô hình không cần bất kỳ sự điều chỉnh nào và có thể tiến hành phân tích sâu hơn

4.2.3 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY

Bảng 4 5 Mô hình tương quan Pearson

TH LS AT TL ĐNNV CS QĐ

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Kết quả từ phân tích tương quan Pearson đã chỉ ra rằng, mức ý nghĩa Sig của tất cả các biến độc lập TH, LS, AT, TL, ĐNNV, CS với biến phụ thuộc QĐ đều nhỏ hơn 0,05 Cho thấy rằng có mối tương quan tuyến tính giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc Trong số các biến độc lập, yếu tố "Chăm sóc khách hàng" (CS) có hệ số tương quan cao nhất với quyết định gửi tiền, đạt 0,648 Điều này chứng tỏ chăm sóc khách hàng có ảnh hưởng mạnh mẻ nhất với biến phụ thuộc Do đó “chăm sóc khách hàng” là nhân tố quan trọng nhất tác động đến quyết định GTTK của khách hàng Ngược lại, yếu tố "Đội ngũ nhân viên" (ĐNNV) có hệ số tương quan thấp nhất chỉ đạt 0,242 Mặc dù vẫn có mối quan hệ tuyển tính, nhưng đây là nhân tố có mối quan hệ yếu nhất so với các nhân tố khác

Bảng 4 6 Mô hình phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa t Sig

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Dựa trên kết quả từ bảng 4.6 của phân tích hồi quy đa biến Giá trị R 2 hiệu chỉnh đạt 0,497, cho biết các biến độc lập trong mô hình giải thích được khoảng 49,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc Hệ số Durbin-Watson đo được là 2,041, nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5, cho thấy không có dấu hiệu tự tương quan bậc nhất trong dữ liệu Kiểm định F cho thấy giá trị Sig = 0,000 < 0,05, cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp Giá trị Sig của kiểm định t của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05, chỉ trừ biến đội ngũ nhân viên (ĐNNV) với giá trị > 0,05, do đó biến này đã bị loại khỏi mô hình Đánh giá VIF cho thấy không có vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình, với hệ số VIF của mỗi biến đều dưới 2

4.2.4 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA QUYẾT ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM

GIỮA CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC Để xác định sự khác biệt giữa quyết định gửi tiền với các nhóm đối tượng dựa trên đặc điểm cá nhân của các nhóm đối tượng, tác giả sử dụng phân tích Independent Sample T-Test cho các biến định tính 2 giá trị và phân tích phương sai Anova cho biến định tính có 3 giá trị trở lên

4.2.4.1 Ki ểm đị nh Independent Sample T-Test

Sự khác biệt giữa hai giới tính

Biến giới tính được phân thành hai giá trị là Nam và Nữ Do đó, tác giả đã áp dụng phân tích Independent Sample T-Test để so sánh sự khác biệt về quyết định gửi tiền giữa hai nhóm Nam và Nữ

Bảng 4.7 Kiểm định khác biệt giữa 2 nhóm giới tính

Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Dựa trên bảng 4.7, kết quả của kiểm định Levene's cho thấy giá trị Sig = 0,000

< 0,05 Điều này cho biết rằng có sự khác biệt về phương sai giữa hai nhóm (nam và nữ) Tuy nhiên, khi áp dụng kiểm định t với giả định không đồng nhất phương sai (Equal variances not assumed), giá trị Sig của kiểm định t là 0,099 > 0,05 Kết quả này cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về quyết định gửi tiền giữa hai nhóm giới tính nam và nữ

4.2.4.2 Ki ếm đị nh One-way ANOVA

Sự khác biệt giữa những người có độ tuổi khác nhau

Bảng 4 8 Kiểm định Levene theo tuổi

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Giá trị Sig trong bảng 4.8 là 0,680 lớn hơn 0,05 nên sử dụng kết quả sig của kiểm định F trong bảng Anova

Bảng 4 9 Kiểm định Anova theo tuổi

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Giá trị Sig kiểm định F bằng 0,566>0,05 do đó không có sự khác biệt về quyết định gửi tiền giữa các nhóm tuổi khác nhau

Sự khác biệt giữa những người có trình độ học vấn khác nhau

Bảng 4 10 Kiểm định Levene theo trình độ học vấn khác nhau

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Giá trị Sig trong bảng 4.10 là 0,039 nhỏ hơn 0,05 nên sử dụng kết quả sig của kiểm định F trong bảng Welch

Bảng 4 11 Kiểm định Welch theo trình độ học vấn khác nhau

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Giá trị Sig kiểm định F bằng 0,301>0,05 do đó không có sự khác biệt về quyết định gửi tiền giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau

Sự khác biệt giữa những người có nghề nghiệp khác nhau

Bảng 4 12 Kiểm định Levene theo nghề nghiệp

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Giá trị Sig trong bảng 4.12 là 0,777 lớn hơn 0,05 nên sử dụng kết quả sig của kiểm định F trong bảng Anova

Bảng 4 13 Kiểm định Anova theo nghề nghiệp

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 20.0

Giá trị Sig kiểm định F bằng 0,433>0,05, do đó không có sự khác biệt về quyết định sử dụng giữa các nhóm ngành nghề khác nhau

Sự khác biệt giữa những người có thu nhập khác nhau

Bảng 4 14 Kiểm định Levene theo thu nhập khác nhau

Levene Statistic df1 df2 Sig

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Giá trị Sig trong bảng 4.14 là 0,047 nhỏ hơn 0,05 nên sử dụng kết quả sig của kiểm định F trong bảng Welch

Bảng 4 15 Kiểm định Welch theo thu nhập

Nguồn: Trích xuất từ SPSS 20.0

Giá trị Sig kiểm định F bằng 0,17>0,05 như vậy không có sự khác biệt về quyết định sử dụng giữa các nhóm thu nhập khác nhau

THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ

Bảng 4 16 Kết luận các giả thuyết mô hình

H1 Thương hiệu ngân hàng có tác động tích cực đến quyết định gửi tiền Chấp nhận

H2 Lãi suất có tác động tích cực đến quyết định gửi tiền Chấp nhận

H3 Sự an toàn có tác động tích cực đến quyết định gửi tiền Chấp nhận

H4 Sự tiện lợi có tác động tích cực đến quyết định gửi tiền Chấp nhận

H5 Đội ngũ nhân viên không tác động đến quyết định gửi tiền Bác bỏ

H6 Chăm sóc khách hàng có tác động tích cực đến quyết định gửi tiền Chấp nhận

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Các kết quả phân tích cho thấy rằng có mối quan hệ tích cực giữa nhiều nhân tố với quyết định gửi tiền Thương hiệu ngân hàng, lãi suất, sự an toàn, sự tiện lợi, chăm sóc khách hàng đều tác động tích cực đáng kể đối với quyết định này, được chứng minh qua các hệ số B dương theo thứ tự tác động mạnh nhất đến yếu nhất: 0,416 cho chăm sóc khách hàng, 0,171 cho sự tiện lợi, 0,162 cho thương hiệu ngân hàng, 0,139 cho sự an toàn, 0,133 cho lãi suất Đối với chăm sóc khách hàng với hệ số B = 0,416, có nghĩa là khi mỗi giá trị của biến sự tiện lợi tăng lên 1 đơn vị thì giá trị của biến quyết định cũng sẽ tăng thêm 0,416 đơn vị Đây là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định GTTK của KHCN tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn, điều này cho thấy khách hàng luôn xem xét nhân tố chăm sóc khách hàng đầu tiên, chất lượng dịch vụ luôn mang đến cho khách hàng sự hài lòng Kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu và tương đồng với kết quả các nghiên cứu Đặng Thị Minh Thy (2021); Ahsan Ali và cộng sự (2022); Gunasekara và cộng sự (2018); Siddique (2012); Hedayatnia và Eshghi (2011) Đối với sự tiện lợi với hệ số B = 0,171, có nghĩa là khi mỗi giá trị của biến sự tiện lợi tăng lên 1 đơn vị thì giá trị của biến quyết định cũng sẽ tăng thêm 0,171 đơn vị Khách hàng luôn thích và đến những nơi có thủ tục giao dịch nhanh gọn, không gian rộng rãi và hệ thống máy ATM được trang bị khắp nơi thuận tiện cho khách hàng rút và gửi mọi lúc, mọi nơi Kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu và tương đồng với kết quả các nghiên cứu Hoàng Long Thịnh và Ngô Thị Nga (2021);

Lê Đức Thủy và Phạm Thu Hằng (2017); Siddique (2012); Hedayatnia và Eshghi

(2011) Đối với thương hiệu ngân hàng với hệ số B = 0,162, có nghĩa là khi mỗi giá trị của biến thương hiệu ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì giá trị của biến quyết định cũng sẽ tăng thêm 0,162 đơn vị Theo kết quả cho thấy KHCN luôn ưu tiên lựa chọn những ngân hàng có nhiều năm hoạt động và ổn định, VietinBank là một trong những ngân hàng đó Kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu và tương đồng vơi kết quả các nghiên cứu của Bùi Nhất Vương và cộng sự (2020); Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hồ Xuân Nhi (2021); Trần Phạm Hữu Châu (2020); Ahsan Ali và cộng sự (2022) Đối với sự an toàn với hệ số B = 0,139, có nghĩa là khi mỗi giá trị của biến sự an toàn tăng lên 1 đơn vị thì giá trị của biến quyết định cũng sẽ tăng thêm 0,139 đơn vị Khách hàng luôn quan tâm đến sự an toàn về thông tin và tài sản của họ, vì thế khách hàng lựa chọn những nơi có độ bảo mật thông tin cao và tài sản của họ được bảo vệ an toàn Kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu và tương đồng với kết quả các nghiên cứu Hoàng Long Thịnh và Ngô Thị Nga (2021); Lê Đức Thủy và Phạm Thu Hằng (2017); Ahsan Ali và cộng sự (2022); Gunasekara và cộng sự (2018); Siddique (2012) Đối với lãi suất với hệ số B = 0,133, có nghĩa là khi mỗi giá trị của biến lãi suất tăng lên 1 đơn vị thì giá trị của biến quyết định cũng sẽ tăng thêm 0,133 đơn vị Theo kết quả cho thấy khách hàng luôn chú trọng đến những ngân hàng có lãi suất hấp dẫn, minh bạch, giúp khách hàng đem lại nhiều lợi nhuận và tin tưởng để gửi tiền Kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu và tương đồng với kết quả các nghiên cứu Trần Phạm Hữu Châu (2020); Bùi Nhất Vương & cộng sự (2020), Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hồ Xuân Nhi (2021); Khaled Subhi Rajha và cộng sự (2014); Gunasekara và cộng sự (2018) Đối với đội ngũ nhân viên hệ số Sig lớn hơn mức ý nghĩa 0,05 có nghĩa là không có sự tác động của biến này lên biến phụ thuộc Kết quả này cho thấy khách hàng có thể đặt ưu tiên cao hơn các nhân tố khác như lãi suất hấp dẫn, tính an toàn,

… Bên cạnh đó, có thể sự phát triển của công nghệ đã làm giảm sự tương tác trực tiếp giữa khách hàng với nhân viên Các dịch vụ trực tuyến và tự động hóa đã làm cho khách hàng nhiều giao dịch mà không cần sự hỗ trợ Chính vì vậy, đã khiến mối quan hệ giữa họ và nhân viên ít sự thân thiết

Tác giả đã thu thập dữ liệu thông qua khảo sát và tiến hành các phân tích như thống kê mô tả mẫu, độ tin cậy của thang đo, EFA, phân tích tương quan và hồi quy đa biến Kết quả nghiên cứu đã xác định năm nhân tố tác động đang kể đến quyết định GTTK của KHCN tại VietinBank – CN Đông Sài Gòn theo thứ tự từ mạnh đến yếu: Chăm sóc khách hàng (CS) > Sự tiện lợi (TL) > Thương hiệu ngân hàng (TH) > Sự an toàn (AT) > Lãi suất (LS) Ngoài việc phân tích các yếu tố tác động, tác giả cũng đã thực hiện nghiên cứu sự khác biệt của các biến nhân khẩu học đối với quyết định này.

Ngày đăng: 17/10/2024, 17:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2. Mô hình lý thuyết về hành vi dự định (TPB) - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Hình 2.2. Mô hình lý thuyết về hành vi dự định (TPB) (Trang 25)
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu (Trang 31)
Bảng 3.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 3.1. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan (Trang 32)
Bảng 3.2. Thang đo chính thức cho các nhân tố - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 3.2. Thang đo chính thức cho các nhân tố (Trang 37)
Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu (Trang 47)
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định thang đo - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định thang đo (Trang 49)
Bảng 4.3. Kết quả phân tích EFA - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 4.3. Kết quả phân tích EFA (Trang 51)
Bảng 4.4. Mô hình EFA cho biến phụ thuộc - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 4.4. Mô hình EFA cho biến phụ thuộc (Trang 53)
Bảng 4.5. Mô hình tương quan Pearson - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 4.5. Mô hình tương quan Pearson (Trang 54)
Bảng 4.6. Mô hình phân tích hồi quy tuyến tính đa biến - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 4.6. Mô hình phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (Trang 56)
Bảng 4.7. Kiểm định khác biệt giữa 2 nhóm giới tính - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 4.7. Kiểm định khác biệt giữa 2 nhóm giới tính (Trang 57)
Bảng 4.9. Kiểm định Anova theo tuổi - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 4.9. Kiểm định Anova theo tuổi (Trang 58)
Bảng 4.8. Kiểm định Levene theo tuổi - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 4.8. Kiểm định Levene theo tuổi (Trang 58)
Bảng 4.13. Kiểm định Anova theo nghề nghiệp - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 4.13. Kiểm định Anova theo nghề nghiệp (Trang 60)
Bảng 4.16. Kết luận các giả thuyết mô hình - Các nhân tố Ảnh hưởng Đến quyết Định gửi tiền tiết kiệm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh Đông sài gòn
Bảng 4.16. Kết luận các giả thuyết mô hình (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w