TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE KHOA LUẬN CHÍNH TRỊ *** BÀI TẬP LỚN Đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh giai cấp và s
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
KHOA LUẬN CHÍNH TRỊ
***
BÀI TẬP LỚN
Đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh giai cấp
và sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay”
Họ và tên: Nguyễn Thu Thảo
Mã sinh viên: 11216970
Lớp: Quản trị doanh nghiệp CLC 63 Lớp học phần: LLNL1107(221)CLC_27 Giảng viên: TS.Nguyễn Văn Thuân
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
A Vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin về liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động xã hội khác 4
1 Liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? 4
2 Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh 4
3 Nội dung của liên minh giai cấp 5
4 Những nguyên tắc cơ bản của liên minh 6
B: Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay 7
1 Những nội dung đã áp dụng 7
2 Thành tựu đã đạt được 8
3 Hạn chế còn tồn tại 10
4 Giải pháp 10
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Lý luận về minh giai cấp giữa các tầng lớp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đi liền với xây dựng chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa Như chúng ta đã biết, đã có 5 hình thái kinh tế xã hội xuyên suốt chiều dài lịch sử của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng Sự hình thành giai cấp chính thức bắt đầu kể từ khi loài người bước vào hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ Cho đến thời điểm hiện tại, song song với các bước chuyển mình từ thấp lên cao của xã hội thì có một vấn đề khiến chúng ta thắc mắc và muốn tìm câu trả lời hơn cả đó là: Trong các xã hội giai cấp chiếm hữu nô lệ, tư bản chủ nghĩa, phong kiến ta đều thấy thiểu số lấn át đa số, tại sao những người dân lao động chiếm tỉ lệ lớn hơn cả thì đều phải chịu áp bức, bóc lột từ một lực lượng ít hơn nhiều là giai cấp tư sản? Phải làm gì để họ có thể thoát ra giành lại quyền cho chính mình, vượt lên khỏi sự đàn áp và chống lại nó? Để trả lời cho câu hỏi này, lý luận về liên minh giai cấp và các tầng lớp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ giúp chúng ta tìm được đáp án chính xác nhất
Bài tiểu luận dưới đây sẽ làm rõ vấn đề về liên minh giai cấp, chỉ rõ ra tính tất yếu
và cơ sở khách quan cũng như những nội dung quan trọng của nó đối với sự phát triển toàn diện của một quốc gia, đặc biệt là Việt Nam Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những thành tựu mà Đảng Cộng sản đã giành được khi thực hiện liên minh giai cấp theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Trang 4NỘI DUNG
A Vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin về liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động xã hội khác
1 Liên minh giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là gì?
- Liên minh là sự kết hợp giữa hai hay nhiều lực lượng để cùng chiến đầu vì một mục đích chung nào đó cả hai bên đặt ra
- Liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sợ hợp tác và liên kết để hỗ trợ nhau nhằm thực hiện ích lợi của các bên trong khối liên minh, tạo động lực để hoàn thành mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
2 Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh
2.1 Tính tất yếu
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng vào thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga
1917, V.I.Lênin chủ trương và củng cố khối liên mình giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân Đây là một trong những nguyễn nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc cách mạng này
- V.I.Lênin đã chỉ rõ cho rằng cần thực hiện liên minh chặt chẽ giữa giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác Nếu không làm được điều này thì không thể giữ vững được chính quyền nhà nước
- Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và các tầng lớp lao động là lực lượng chính trị quan trọng để xây dựng xã hội và bảo vệ xã hội
- Dưới góc độ chính trị, đấu tranh giai cấp có lợi ích đối lập nhau đặt ra đồi hỏi giai cấp ở vị trí trung tâm phải tìm cách liên minh giai cấp, tầng lớp xã hội khác có những điểm chung phù hợp để thực hiện và cùng đạt được những lợi ích chung đã đặt ra
- Dưới góc độ kinh tế, liên minh giai cấp bắt nguồn từ yêu cầu khách quan đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vì vậy liên minh giai cấp là yếu tố quan trọng cho sự thắng lợi
2.2 Cơ sở khách quan của liên minh giai cấp
Trang 5- Liên minh là nhu cầu nội tại của cách mạng xã hội chủ nghĩa, nó không những tạo nên động lực cách mạng mà còn là điều kiện thẳng lợi trong công cuộc cải tạo
và xây dựng xã hội mới
- Cả giai cấp công nhân và giai cấp nông dân đều là tầng lớp chịu áp bức bất công nên họ có cùng mục tiêu là giải phóng chính bản thân
- Công nghiệp và nông nghiệp là hai lĩnh vực sản xuất chính tròn xã hội Vì vậy nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa hai bên thì hai ngành này cũng như các ngành nghề khác sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể phát triển/
3 Nội dung của liên minh giai cấp
- Nội dung cơ bản của liên minh giai cấp là hết sức phong phí và toàn diện, bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Ở mỗi thời kì lịch sử và mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những nội dung cụ thể khác nhau, nhưng đều hướng đến một mục tiêu là đảm bảo thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Nội dung của liên minh giai cấp được thể hiện ở ba lĩnh vực cơ bản của xã hội đó là:
+ Liên minh về chính trị
+ Liên minh về kinh tế
+ Liên minh về văn hoá, xã hội
3.1 Liên minh về chính trị
- Giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động là liên minh về chính trị giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong thời kì đấu tranh giành chính quyền
- Họ cùng tham gia vào chính quyền nhà nước từ cơ sở tới trung ương và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa cũng như thành quả của cách mạng góp phần tạo nên một nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh
- Dựa trên lập trường chính trị của giai cấp công nhân chứ không phải là sự dung hoà lập trường tư tưởng giữa công nhân với nông dân và các tầng lớp lao động xã hội khác với mục tiêu to lớn là tạo khối đại đoàn kết toàn dân, đập tan âm mưu thù địch chống phá xây dựng chủ nghĩa xã hội
3.2 Liên minh về kinh tế
- Đây là một nội dung đặc biệt quan trọng, đó là thực hiện lợi ích kinh tế giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, bao gồm:
+ Thực hiện một cách đúng đắn lợi ích giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội Nếu thực hiện đúng đắn thì liên minh sẽ trở thành động lức thúc đẩy phát triển xã hội và ngược lại
Trang 6+ Để làm được điều này, Đảng và nhà nước phải quan tâm tới xây dựng hệ thống chính sách phù hợp với nông dân, nông nghiệp và nông thôn
- V.I Lênin cho rằng nếu chỉ quan tâm tới xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân mà không quan tâm tới xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với tầng lớp trí thức thì không thể xây dựng một nền sản xuất hiện đại và trụ vững trong đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản
3.3 Liên minh về văn hoá, xã hội.
- Liên minh về văn hoá, xã hội với mục tiêu xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc đồng thời tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của thời đại Bên cạnh đó, mục tiêu cũng là tất cả mọi người đều được hưởng thụ một cách công bằng thành quả của tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội Đây là nhiệm vụ của xã hội đồng thời có ý nghĩa giáo dịch truyền thống, đạo lý, lối sống
- Một xã hội tốt đẹp không thể được tạo nên bởi những cá nhân có trình độ tư tưởng và văn hoá thấp Chính vì thế, công nhân, nông dân và lao động khác phải chủ động học tập và nâng cao trình độ về cả tư tưởng và văn hoá
- Để xây dưng được một xã hội nhân văn, tình hữu nghị giữa các quốc gia chỉ có thể có được trên cơ sở một nền văn hoá phát triển của nhân dân
4 Những nguyên tắc cơ bản của liên minh
4.1 Đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Mục tiêu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Vì vậy, thông qua sự lãnh đạo của Đảng liên mình cần đứng trên lập trường của giai cấp công nhân Nếu không, liên minh sẽ đi chệch hướng và không tồn tại lâu dài
4.2 Đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.
- Khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân chỉ có thể lâu dài
và bền bững khi nó được thực hiện trên tinh thần tự nguyện Để làm được điều đó cần làm tư tưởng để có thể giác ngộ quần nhân dân lao động
4.3 Kết hợp đúng đắn các lợi ích
- Các giai cấp và quan hệ giữa các chủ thể cuối cùng đều hướng tới nhằm thoả mãn các nhu cầu kinh tế, do đó lợi ích kinh tế chính là cơ sở mang yếu tố quyết định nhất và vô cùng nhạy cảm
- Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân có những lợi ích cơ bản là thông nhất bởi họ đều bị bóc lột chủ nghĩa tư bản Các giai tầng là những chủ thể kinh tế khác
Trang 7nhau nên sẽ có những lợi ích khác nhau trong xã hội, Do đó cần phải đặc biệt quan tâm và chú trọng đến cách giải quyết mâu thuẫn giữa các tầng lớp và giai cấp để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, phải thường xuyên phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh, chú ý tới lợi ích thiết thực của nông dân
B: Sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay.
1 Những nội dung đã áp dụng
- Như chúng ta đã biết, dân tộc Việt Nam có truyền thông quý báu đó là đoàn kết Đại đoàn kết là kim chỉ nam xuyên suốt lịch sử và toàn bộ đường lối chiến lược của cách mạng Đó là một nét đẹp vô cùng đáng quý và đáng trân trọng đã được hun đúc qua bề dày lịch sử, ngàn ngàn dựng nước và giữ nước của ông cha ta và các cuộc chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược
- Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta vào năm 1930 đã khẳng định Công nông
là gốc của cách mạng còn trí thức, học trò là nhà buôn là bầu bạn của cách mạng
- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II vào năm 1951, lần thứ VII năm
1991, lần thứ X năm 2006, cụm từ liên minh công nông đều được khẳng định đó là phát huy sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức Đây là sức mạnh dân tộc được phát huy cùng với cơ hội để bước đi lên chủ nghĩa xã hội, là biểu hiện về việc sử dụng sáng tạo và khoa học quan điểm của Lênin về liên minh giai cấp vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
- Những cống hiến của V.I.Lênin dành cho nhân loại nói chung, cụ thể là Việt Nam
đã được thể hiện trong tình hình xây dựng nông thôn mới, thể hiện qua các chính sách như khuyến nông, chính sách ruộng đất…
- Nền nông nghiệp phát triển ổn vững chắc là nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển Điều này một lần nữa thể hiện vai trog không thể tách rời của giai cấp nông dân
- Đảng Cộng sản chủ động tổ chức xây dựng liên minh giai cấp, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nòng cốt để thực hiện đại đoàn kết dân tộc
- Chính vì vậy, Đảng ta luôn coi trọng và đánh giá cao việc cần tăng cường chặt chẽ phối hợp giữa các mối quan hệ chính trị- xã hội, liên minh công- nông- trí trong sản xuất kinh doanh, trong vấn đề chính trị và trong văn hoá, xã hội, tư tưởng
Trang 82 Thành tựu đã đạt được
- Liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đã được chủ tịch Hồ Chí Minh vận dung ngay từ khi bắt đầu con đường cứu nước Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của Lênin về liên minh giai cấp, được thể hiện ở những điều dưới đây:
2.1 Về chính trị
- Khối liên minh giai cấp được xây dựng vững chắc và củng cố theo sự phát triển của đất nước
- Sự tăng lên của sự thống nhất về chính trị và tinh thần, liên minh giai cấp là cơ sở
và hạt nhân của khối đại đoàn kết, đáp ứng lợi ích chính trị mà mỗi giai cấp trong liên minh mong muốn
- Nhờ những áp dụng đó mà đất nước Việt Nam đã đứng vững được trước những biến động không ngừng của nhân loại và trước cả những âm mưu gây chia rẽ và chống phá đến từ các thế lực thù địch
2.2 Về kinh tế.
- Các giai cấp trong xã hội đều có cơ hội để tạo ra những cái mới, tự chủ tài chính một cách tự do và chính đáng Điều này đã giải quyết được lợi ích kinh tế của mỗi giai cấp, làm cơ sở, nền móng cho khối liên minh ngày càng vững chắc hơn
- Nông nghiệp đã được xây dựng theo hướng hiện đại, công nghiệp và dịch vụ cũng được phát triển ở vùng nông thôn, ở trình độ cơ giới hóa nông nghiệp tăng nhanh
2.3 Về văn hoá – xã hội
- Mội trường sống và làm việc có nhiều thay đổi tích cực tình trang ô nhiễm môi trường, khí thải, nước thải đã được quan tâm và đầu tư có hiệu quả hơn Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng
- Cả nước hện nay đang có nhiều cơ sở giáo dịch gồm các trường cao đẳng, đại học, trung cấp và trung tâm giáo dục thường xuyên trên khắp cả nước
- Các chương trình hỗ trợ xã hội được thực hiện như phát bảo hiểm y tế, sổ khám chưa bệnh miễn phí được trao cho các đối tượng chính sách và nhiều chương trình khác đã được triển khai và tiến hành trên khắp đất nước
3 Hạn chế còn tồn tại
- Một số thế lực phản động vẫn còn hoạt động mạnh mẽ Chúng khai thác triệt để các phần tử chống lại nhà nước, điển hình là một số cán bộ và tri thức biến chất; tập trung xuyên tạc và phủ định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với mục đich dùng cộng sản chống lại chủ nghĩa cộng sản
Trang 9- Các chính sách để phát triển ngành nghề thuộc các giai cấp khác nhau chưa được phát triển phù hợp một cách giàu nghèo, vẫn còn xuất hiện rất nhiều sự chênh lệch
rõ ràng giàu nghèo giữa các giai cấp
- Việc thực hiện những chính sách còn chưa được nghiêm chỉnh, vẫn tồn tại hiện tượng tham ô, tham nhũng, trốn thuế, sai sót trong đền bù đất đai dẫn đến mất ổn định chính trị xã hội, từ đó ảnh hưởng tới mối quan hệ liên minh giữa các giai cấp với nhau
4 Giải pháp
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt ở nông thôn để xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế và nâng cao trình độ khoa học công nghệ của các ngành
- Đẩy mạnh công tác vận động toàn dân tham gia bảo đảm an ninh quốc phòng, chống thế lực thù địch đồng thời xử lý nghiêm minh các tổ chức và cá nhân lợi dung dân chủ gây rối nội bộ, làm mất ổn định xã hội Động viên nhân dân tham gia phát triển kinh tế, xây dựng quản lý nền văn hoá tốt đẹp
- Nâng cao chất lượng hoạt động của cả tổ chức nông dân, công nhân trí thức và cả
tổ chức chính trị Đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền và giáo dục chính trị tư tưởng cho các giai cấp
- Đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở và thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn Tăng cường khối liên minh để tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc mạnh mẽ hơn
- Đảm bảo công bằng xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hội theo hướng tích cực hơn
- Giải quyết các mâu thuẫn, khác biệt trong các giai cấp xã hội nhằm xây dựng khối đoàn kết toàn dân
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để nhân dân tự do phát huy, sáng tạo, góp sức vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị của đất nước
- Quan tâm nhiều hơn tới nguyện vọng, tâm tư và lợi ích thiết thức của tất cả các tầng lớp trong xã hội, giữ ổn định chính trị xã hội, xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu mạnh để toàn thể nhân dân có cuộc cống ấm no, hạnh phúc
Trang 10KẾT LUẬN
- Liên minh giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp trí thức yếu tố quan trọng tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân, là chỗ dựa vững chắc của Đảng và Nhà nước ta
Đó là một tất yếu khách quan mà điều kiện lịch sử kinh tế và xã hội quy định cũng như yếu cầu của cách mạng đòi hỏi Để khối liên minh ngày càng vững mạnh và phát huy được tác dụng tối đa thì cả Đảng và Nhà nước cần kịp thời ban hành, thực thi các chính sách nhằm cân bằng lợi ích giữa các giai cấp và phải đề cao, tôn trọng lãnh đạo xây dựng các tổ chức đó
- Thực tiễn liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức của Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói riêng đã khẳng định tư tưởng của Lê-nin về liên minh giai cấp là hoàn toàn đúng đắn và khoa học
- Để đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã khội và phát triển bền vững hơn trong tương lai, Đảng và nhà nước ta cần tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng của V.I.Lênin về liên minh giai cấp trong những điều kiện xã hội, văn hoá, chính trị mới đồng thời nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo
- Bên cạnh Đảng và Nhà nước, mỗi cá nhân cần tự xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm về giai cấp, nhận thức và sự phát triển xã hội để góp phần tạo nên khối đoạn đoàn kết dân tộc lớn mạnh hơn nữa