Danh mục, kĩnh vực kinh doanh của công ty Bán buôn tổng hợp: Thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu và quyền phân phối bán buôn không thành lập cơ sở bán buôn các hàng hóa không thuộc dan
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN TOÀN CẦU DHL (VIỆT NAM) – DHL GLOBAL
FORWARDING
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS PHẠM VĂN KIỆM NGUYỄN MINH QUÂN
Lớp: K57LQ1
Mã sinh viên: 21D300027
HÀ NỘI – 2024
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 6
1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty 6
1.1.1 Các thông tin chung về công ty 6
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 6
1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường 8
1.2.1 Danh mục, kĩnh vực kinh doanh của công ty 8
1.2.2 Đặc điểm thị trường 8
1.3 Cơ cấu tổ chức 9
1.4 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu 10
1.5 Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập 10
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS 11
2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô/ngành ảnh hưởng đến hoạt động logistics/quản lý chuỗi cung ứng của công ty 11
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế và quy mô sản xuất, kinh doanh 11
2.1.2 Sự phát triển của khoa học và công nghệ 11
2.1.3 Cơ sở hạ tầng để phát triển dịch vụ logistics 12
2.1.4 Gia tăng sức ép cạnh tranh 12
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 14
2.2.1 Đặc điểm thị trường, khách hàng của công ty 14
2.2.2 Tình hình kinh doanh 14
2.3 Thực trạng quản trị logistics và chuỗi cung ứng của công ty 16
CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 17
3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công ty 17
3.1.1 Điểm mạnh 17
3.1.2 Điểm yếu 18
3.2 Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp 18
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của công ty 9
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn DHL Global Forwarding 10
Sơ đồ 1.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Michael Porter 13
Bảng 1.2 Doanh thu theo dịch vụ 15
Bảng 1.3 Doanh thu nửa đầu năm 2024 (Đơn vị: triệu Euro) 15
Hình 1.3 Mô hình cung ứng dịch vụ logistics tại DHL Global Forwarding Việt Nam 16
Hình 1.4 Vị trí của DHL Global Forwarding trong chuỗi cung ứng sản xuất 17
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DHL
EBIT Earnings Before Interest and Taxes Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
RFID Radio Frequency Identification Nhận dạng bằng sóng vô tuyến
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế thì không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Sinh viên chúng em cũng không ngoại lệ, trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè Với lòng biết
ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế và các quý thầy cô bộ môn – Trường Đại Học Thương Mại đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Và đặc biệt, trong học kỳ này, trường và khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận, cọ sát với thực
tế, với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên
Tuy chỉ có bốn tuần thực tập, nhưng qua quá trình thực tập là cơ hội cho chúng em tổng hợp và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyên môn, mở rộng tầm nhìn trong thực tiễn kinh doanh Từ đó em nhận thấy, việc
cọ sát thực tế là vô cùng quan trọng – nó giúp sinh viên xây dựng nền tảng lý thuyết được học ở trường vững chắc hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy/cô đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài báo cáo này của em rất khó có thể hoàn thiện được Một lần nữa,
em xin chân thành cảm ơn thầy cô Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian 4 tuần Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh, kiến thức của em còn hạn chế
và còn nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau
Hà Nội, ngày 15 tháng 1 0năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Quân
Trang 6CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Các thông tin chung về công ty
Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN TOÀN CẦU DHL
(VIỆT NAM) - CHI NHÁNH HÀ NỘI
Tên công ty bằng tiếng Anh: DHL GLOBAL FORWARDING (VIETNAM)
CORPORATION – HANOI BRANCH
Trụ sở chính: Số 364 đường Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chi nhánh Hà Nội: Charm Vit Tower, 117 Đ Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 08 38123 888
Mã số thuế: 0305707643
Website: http://www.dhl.com.vn/
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
a) Lịch sử hình thành và phát triển của Deustch Post DHL
Được thành lập năm 1969 tại San Francisco bởi Larry Hillblom, sinh viên khoa luật Đại học California, Trường Luật Boalt Hall của Berkeley, và Andrey Dalsey, nhân nhân viên bán
hàng của ông ty bảo hiểm Michael's, Poe & Associates (MPA) Hillblom dành một phần khoản vay sinh viên của mình để thành lập công ty, đưa hai người bạn Adrian Dalsey và Robert Lynn vào làm đối tác, với tên viết tắt kết hợp của họ làm tên công ty (DHL)
DHL trở thành công ty giao hàng quốc tế vào những năm 1970, tương tự như Loomis và Purolator, những công ty giao hàng quốc tế lớn duy nhất vào thời điểm đó Vào năm 1979, dưới tên gọi DHL Air Cargo, công ty đã mở dịch vụ vận chuyển hàng hóa giữa các đảo ở quần đảo Hawaii bằng hai máy bay Douglas DC-3 và bốn máy bay DC-6 Adrian Dalsey và Larry Hillblom trực tiếp giám sát các hoạt động hàng ngày cho đến khi công ty phá sản vào năm
1983 Tại thời điểm đỉnh cao, DHL Air Cargo có hơn 100 nhân viên, bao gồm quản lý và phi công
Trang 7Đối thủ lớn duy nhất trong thị trường giao hàng qua đêm là Federal Express (FedEx), mà chưa mở dịch vụ quốc tế đầu tiên cho đến năm 1981, mở rộng đến Toronto, Ontario, Canada
Dù vậy, thị trường nội địa rất có lãi, và DHL là công ty giao hàng lớn thứ ba, đứng sau FedEx
và UPS
Tập đoàn bưu điện Đức (Deustch Post) bắt đầu mua lại cổ phần của DHL vào năm
1998, có được quyền kiểm soát vào năm 2001 Đến cuối năm 2002, Deutsche Post đã mua lại toàn bộ cổ phần còn lại của DHL và chuyển hoạt động sang bộ phận Express của mình Thương hiệu DHL đã được mở rộng sang các bộ phận, đơn vị kinh doanh và công ty con khác của Deutsche Post Ngày nay, DHL Express chia sẻ thương hiệu DHL của mình với các đơn vị kinh doanh khác của Deutsche Post, chẳng hạn như DHL Global Forwarding, DHL Freight, DHL Supply Chain và DHL Global Mail
Vào năm 2002, DHL Airways, Inc., công ty quản lý tất cả các chuyến bay nội địa ở Mỹ, đã được đổi tên thành ASTAR Air Cargo vào năm 2003, sau khi một nhóm quản lý mua lại Hãng hàng không của DHL có hơn 550 phi công làm việc vào tháng 10 năm 2008 Vào tháng 8 năm
2003, Deutsche Post đã mua lại Airborne Express và bắt đầu quá trình sáp nhập DHL
DHL đã kết thúc dịch vụ giao nhận hàng nội địa tại Hoa Kỳ vào năm 2009, đưa UPS và FedEx trở thành hai công ty chuyển phát nhanh bưu kiện lớn tại Hoa Kỳ Dịch vụ nội địa hạn chế vẫn được cung cấp từ DHL, với các gói hàng được giao cho USPS để giao hàng trong nước Vào tháng 4 năm 2009, UPS thông báo rằng DHL và UPS đã chấm dứt đàm phán mà không có thỏa thuận để UPS cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không cho các gói hàng của DHL giữa các sân bay ở Bắc Mỹ DHL cho biết trong một tuyên bố, "Chúng tôi đã không thể
đi đến một thỏa thuận chính xác có thể chấp nhận được cho cả hai bên." DHL tiếp tục sử dụng các nhà cung cấp hàng hóa bằng đường hàng không hiện tại là ASTAR Air Cargo và ABX Air
Vào cuối năm 2020, DHL đã ký thỏa thuận cung cấp vắc xin COVID-19 do BioNTech
và Pfizer sản xuất
Vào tháng 3 năm 2021, DHL Aviation đã thông báo về việc chuyển các trung tâm hoạt động từ Bergamo đến Sân bay Milan Malpensa, nơi DHL mở các cơ sở hậu cần mới
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1988, DHL đã hoạt động với các thương hiệu dịch vụ như: DHL Express, DHL Global Forwarding và DHL Supply Chain Có kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền Việt và ngoại tệ tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật
b) Lịch sử hình thành và phát triển DHL Global Forwarding
DHL Global Forwarding, trước đây gọi là DHL Danzas Air & Ocean, là một bộ phận
Trang 8của Deutsche Post DHL cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không và đường biển Bộ phận này cũng lập kế hoạch và thực hiện các dự án hậu cần lớn dưới thương hiệu DHL Industrial Projects Cùng với DHL Freight, bộ phận này hình thành nên bộ phận Giao nhận/Vận chuyển của Deutsche Post
Ngày 6 tháng 5 năm 2008, DHL Global Forwarding chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam, đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 31/10/2011, DHL Global Forwarding đã chính thức khai trương văn phòng mới tại Hà Nội
1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường
1.2.1 Danh mục, kĩnh vực kinh doanh của công ty
Bán buôn tổng hợp: Thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu và quyền phân phối bán buôn (không thành lập cơ sở bán buôn) các hàng hóa không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc không được phân phối theo quy định pháp luật Việt Nam hoặc không thuộc diện hạn chế theo cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ: Doanh nghiệp trực tiếp tham gia vận tải đường bộ bằng xe của doanh nghiệp; 100% lái xe của doanh nghiệp là công dân Việt Nam (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển)
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa: Dịch vụ kho bãi và kho bãi công-ten-nơ (doanh nghiệp không thực hiện hoạt động cho thuê kho bãi)
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải: Dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc
tế và nội địa bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường biển, đường hàng không và theo hợp đồng vận tải đa phương thức; dịch vụ đại lý vận tải (đường biển và đường hàng không); dịch vụ ghi nhãn và đóng gói; dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay; dịch vụ khai thuê hải quan; dịch vụ vận tải hàng hoá nội địa bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ và đường hàng không (doanh nghiệp không trực tiếp tham gia vận tải hàng hoá và các hoạt động thương mại)
1.2.2 Đặc điểm thị trường
a) Thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu của DGF Việt Nam được chia làm 3 thị trường chính:
o TC1: Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Mỹ La Tinh
o TC2: Châu Âu và Châu Phi
o TC3: Châu Á và Châu Úc
Trang 9DGF cung cấp dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hòa bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt và vận tải đa phương thức tới mọi nơi trên thế giới DHL cung cấp dịch vụ vận chuyển cho tất cả các loại hàng hóa, đảm bảo điều kiện vận chuyển lý tưởng nhất cho các hàng hóa đặc thù Các khách hàng quen thuộc có thể kể đến là APPLE, DELL, SAMSUNG, LG,
b) Thị trường trọng điểm
Nhờ đặc tính địa lý thuận lợi, Việt Nam đã trở thành địa điểm lý tưởng cho việc trung chuyển hàng hóa cũng như đặt nhà máy của các công ty quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đặc biệt là trong chuỗi cung ứng toàn Châu Á Ngoài ra, nhà máy của các khách hàng lớn tại DHL như INTEL, SAMSUNG, APPLE, đều được tặt tại Việt Nam Do đó, Châu Á trở thành thị trường lớn nhất và trọng điểm nhất mà DGF đang khai thác với lưu lượng hàng hóa vận chuyển theo ngày lên đến hàng trăm tấn theo đường hàng không
và hàng nghìn tấn theo đường biển
1.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của công ty
Có thể thấy cơ cấu tổ chức của DHL Global Forwaring Việt Nam được chia ra làm 2 chi nhánh Hà Nội và thành phố Hồ Chính Minh Nhiệm vụ quản trị được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo chức năng quản trị và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn
Trang 10hoá, chỉ đảm nhận một chức năng nhất định
1.4 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu
Đơn vị: triệu Euro
Năm
Chi tiêu
2021 2022 2023 So sánh 2021 với 2022 So sánh 2022 với 2023
Giá trị Tỷ lệ tăng Giá trị Tỷ lệ tăng
Lợi nhuận
Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn DHL Global Forwarding
Nguồn: DHL Annual Report 2021, 2022, 2023
Doanh thu và lợi nhuận trước thuế toàn cầu của DGF có sự khởi sắc rõ rệt sau năm 2021 với doanh thu tăng 40,17% và lợi nhuận tăng 42,62% Sau đại dịch COVID 19, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi dẫn đến nhu cầu về vận chuyển và giao nhận hàng hóa tăng cao rõ rệt cũng với tầm quan trọng của logistics trong quản lý ngày càng tăng cao, tạo nên một thị trường lý tưởng giúp DHL Global Forwarding phát huy tối đa khả năng
Tuy nhiên, vào năm 2023, với một loạt biến cố như xung đột Nga-Ukraine, Trung Đông
và tại Biển Đỏ kết hợp với sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu khiến thị trường logistics tương đối ảm đạm, lượng hàng hóa vận chuyển giảm đi rõ rệt DGF cũng không phải là ngoại lệ khi lợi nhuận năm 2023 giảm sâu, thấp hơn cả lợi nhuận năm 2021
1.5 Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập
Sinh viên thực tập tại bộ phận Procurement Capacity Mangement thuộc Phòng Giao nhận hàng không tại DHL Global Forwarding chi nhánh Hà Nội, thuộc sự quản lý và hướng dẫn của trưởng bộ phận PCM và Trưởng phòng Giao nhận hàng không Công việc chi tiết như sau:
o Phối hợp với các thành viên khác trong PCM để thực hiện các công việc hàng ngày (Lên kế hoạch lộ trình bay, phân bổ hàng hóa dựa trên khối lượng tải có sẵn theo nguyên tắc "tối thiểu chi phí" – "tối ưu dịch vụ" )
o Hoàn thiện công việc trên phầm mềm Cargo-Wise (CW1) - ứng dụng được chỉ định bởi DHL, và các nền tảng đặt chỗ của nhà vận chuyển (carrier)
o Hỗ trợ duy trì hệ thống thông tin nội bộ (Phụ phí của nhà vận chuyển, Hệ thống MTS )
Trang 11o Phối hợp với các bộ phận khác trong Phòng Giao nhận Hàng không (Dịch vụ khách hàng, Operation, ) để hoàn tất các nhiệm vụ vận chuyển
o Theo dõi và truy dấu các lô hàng theo Quy trình Vận hành Chuẩn (SOP) đã thỏa thuận với khách hàng, đặc biệt là các tài khoản VIP
o Giao tiếp với các hãng hàng không (Carrier) để thương lượng giá cả cũng như sắp xếp khối lượng, và thể tích bay dưới sự giám sát của người hướng dẫn
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
LOGISTICS
2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô/ngành ảnh hưởng đến hoạt động logistics/quản lý chuỗi cung ứng của công ty
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế và quy mô sản xuất, kinh doanh
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp logistics nói riêng Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu
tố liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để cung ứng các dịch vụ cho khách hàng Yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp logistics và sự phát triển của các dịch vụ logistics là: Tốc độ tăng trưởng của GDP, lãi suất tiềnvay, tiền gửi ngân hàng, hàng tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, càng cân toán, tài chính, tín dụng, ảnh kiểm soát về giá cả, tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư Các yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Sự thay đổi của các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí còn có thể làm thay đổi cả mục tiêu phương hướng và cả chiến lược doanh nghiệp
2.1.2 Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quản lý logistics và có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động logistics liên quan, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin
và cuộc cách mạng 4.0 đã tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, trị kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người, chính vì thế cũng ảnh hưởng đến Logistics rất lớn Khi khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã làm cho danh mục các sản phẩm được mở rộng, ảnh nhiều sản phẩm mới xuất hiện, kéo theo đó số lượng các doanh nghiệp logistics cũng gia tăng đây là quan trọng làm cho quan hệ kinh tế trong hoạt động Logistics ngày càng trở