Bài giảng Luật Sở Hữu Trí Tuệ Tài liệu này cung cấp một cái nhìn tổng quan và chi tiết về luật sở hữu trí tuệ, một lĩnh vực pháp lý quan trọng trong bối cảnh kinh tế số và hội nhập quốc tế. Được biên soạn bởi giảng viên/luật sư có kinh nghiệm, bài giảng không chỉ giải thích những khái niệm cơ bản như quyền tác giả, bằng sáng chế, thương hiệu, mà còn đi sâu vào các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế. Nội dung bao gồm: • Khái niệm và phạm vi quyền sở hữu trí tuệ. • Quy định pháp luật về bản quyền, sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. • Cách bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. • Phân tích các vụ án, trường hợp điển hình trong và ngoài nước. • Ứng dụng luật sở hữu trí tuệ trong kinh doanh và sáng tạo.
Trang 1Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ
Mục lục
Vấn đề 1: Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ 3
1. Khái niệm và đặc điểm 3
2. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ 3
3. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ 3
4. Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Sở hữu trítuệ 4
III Các bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ 5
1. Quyền tác giả và quyền liên quan 5
2. Quyền sở hữu công nghiệp 5
3. Quyền đối với giống cây trồng 6
Vấn đề 2: Đối tượng và chủ thể của quyền tác giả 7
1. Đối tượng của quyền tác giả 7
8. Chủ sở hữu quyền tác giả 10
9. Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả 11
III Nội dung của quyền tác giả 12
1. Quyền nhân thân (Điều 19) 12
2. Quyền tài sản (Điều 20 khoản 1) 12
3. Giới hạn quyền tác giả 13
4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả 13
Vấn đề 3: Quyền sở hữu công nghiệp 14
1. Sáng chế (Invention) 14
Trang 22. Khái niệm và đặc điểm 14
3. Điều kiện bảo hộ sáng chế (Điều 58 – 61) 14
4. Đối tượng không được bảo hộ sáng chế và thời hạn bảo hộsáng chế 15
5. Kiểu dáng công nghiệp (Industrical design) 16
6. Khái niệm (khoản 13 Điều 4) 16
7. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (Điều 63) 16
8. Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (Điều64) 16
9. Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (Điều 93) 16
III Thiết kế bố trí mạch tích hợp (Intergrated Circuit design) 16
1. Nhãn hiệu (Trademark) 17
2. Khái niệm (khoản 16 Điều 4) 17
3. Phân loại nhãn hiệu 17
4. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu 18
5. Các loại nhãn hiệu 21
6. Tên thương mại (Trade name) 24
7. Khái niệm 24
8. Điều kiện bảo hộ tên thương mại (Điều 76, 77, 78) 24
9. Các trường hợp không được bảo hộ là tên thương mại (Điều77) 25
10.Chỉ dẫn địa lý (Geographical Indication) 26
11.Khái niệm 26
12.Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý 26
Vấn đề 4: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp 27
1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên cơ sở đăng ký vàđược cấp văn bằng bảo hộ 27
2. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bốtrí mạch tích hợp (Điều 86) 27
3. Quyền đăng ký nhãn hiệu (Điều 87) 28
4. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý (Điều 88) 28
5. Nguyên tắc đăng ký 28
Trang 36. Thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp 29
7. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên cơ sở thực tiễn sửdụng 31
III Chấm dứt hiệu lực và hủy bỏ văn bằng bảo hộ 32
1. Chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ (Điều 95) 32
2. Hủy bỏ văn bằng bảo hộ (Điều 96) 32
Vấn đề 5: Chủ thể, nội dung quyền sở hữu công nghiệp 32
1. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp 32
2. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 121) 32
3. Tác giả và quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng côngnghiệp, thiết kế bố trí (Điều 122) 33
4. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp 33
5. Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều123) 33
Vấn đề 6: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 36
1. Các khái niệm chung 36
2. Các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Điều 198) 37
Trang 4Tài liệu:
Nghị định 100/2006 hướng dẫn chi tiết luật SHTT
Nghị định 85/2011 sửa đổi Nghị định 100/2006Nội dung học:
+ Chương 1: Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ
+ Chương 2: Quyền tác giả và quyền liên quan
+ Chương 3: Quyền sở hữu công nghiệp
+ Chương 4: Quyền với giống cây trồng (tự nghiên cứu, không thi)+ Chương 5: Các phương pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Vấn đề 1: Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ
I Khái niệm và đặc điểm
1 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ
– Khái niệm: (Khoản 1 Điều 4) Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổchức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:
+ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả,
+ quyền sở hữu công nghiệp, và
+ quyền đối với giống cây trồng
– Trí tuệ: là khả năng nhận thức lý tính đạt đến 1 trình độ nhất định– Tài sản trí tuệ: tài sản là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người– Sở hữu trí tuệ: việc sở hữu với tài sản trí tuệ
2 Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ
– Thứ nhất, khách thể của quyền sở hữu trí tuệ là tài sản trí tuệ Tài sảntrí tuệ là loại tài sản vô hình
Tài sản thông
Cấu tạo Mang cấu tạo vật chất
VD: cuốn tiểu thuyết
Không mang cấu tạo vậtchất
Trang 5(có thể in trên giấy,trên gỗ, bản điện tử,
…)Chiếc smart phone
VD: nội dung của cuốntiểu thuyết
Khoảng 700 sáng chếđược cấp văn bằng trongmỗi chiếc smart phone
Thời hạn
sử dụng
Bị hao mòn, bị cạnkiệt trong quá trình sửdụng
Không bị hao mòn,không bị cạn kiệt trongquá trình sử dụng, ngượclại càng được sử dụngnhiều thì giá trị lại càngtăng lên
Vấn đề
bảo vệ
Dễ ngăn chặn chủ thểkhác sử dụng
VD chỉ cần cất giữ
Khó ngăn chặn các đốitượng khác sử dụng cáctài sản trí tuệ của mình
VD khó ngăn cấm ngườikhác đọc tác phẩm củamình
Quyền
chiếm
hữu
Mang ý nghĩa quan
Thuộc
tính
Phục vụ lợi ích củachủ sở hữu
Thuộc tính công cộng,
có tính không biên giới
VD 1 tác phẩm có đượcxem ở bất kỳ đâu
Trang 6– Thứ hai, theo truyền thống (và theo luật pháp hầu hết các nướctrên thế giới), quyền sở hữu trí tuệ gồm:
+ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả
+ quyền sở hữu công nghiệp
Ở VN và 1 số nước, quy định quyền quyền sở hữu trí tuệ gồm:
+ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả ==> Cục bảnquyền tác phẩm văn học nghệ thuật – Bộ Văn hóa thể thao và du lịch+ quyền sở hữu công nghiệp ==> Cục sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa họccông nghệ môi
+ quyền đối với giống cây trồng ==> Cục trồng trọt – Bộ Nôngnghiệp
Vấn đề: quyền sở hữu trí tuệ chia làm 3 mảng do 3 bộ khác nhauquản lý ==> chồng chéo (trong khi ở các nước khác chỉ có 1 cơ quanquản lý chung về quyền sở hữu trí tuệ)
Câu hỏi: Tại sao có sự khác nhau ?
Trả lời: Vì luật về quyền sở hữu trí tuệ ở các nước phương tây ra
đời và phát triển mạnh vào thế kỷ 16, 17, khi mà cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ nhất, lần thứ 2 ==> chỉ chú trọng đến quyền tác giả vàquyền sở hữu công nghiệp Còn ở VN và 1 số nước, nền kinh tế chủ yếu
là nông nghiệp nên đưa thêm quyền với giống cây trồng vào luật sở hữutrí tuệ
Ở các nước khác thì quyền với giống cây trồng nằm trong 1 luậtkhác, tách rời khỏi luật sở hữu trí tuệ
– Thứ ba, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ khó kiểm soát tài sản trí tuệ
và khó ngăn chặn chủ thể khác khai thác, sử dụng
– Thứ tư, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện thông
qua thừa nhận hệ thống các quyền dành cho tác giả, quyền sở hữu trí tuệ:
hệ thống luật quốc gia và các điều ước quốc tế
Trang 7– Thứ năm, quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là quyền dân sự mà còn
có thể là đối tượng của các giao dịch thương mại
– Thứ sáu, quyền sở hữu trí tuệ không phải là quyền tuyệt đối:
tức là dù tác giả và chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ được trao cácquyền, nhưng những quyền này cũng bị giới hạn trong những trườnghợp nhất định, VD bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng đối vớisáng chế trong trường hợp tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các tìnhhuống đặc biệt cho mục đích công cộng
II Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ
– Pháp luật về sở hữu trí tuệ đã xuất hiện trên thế giới từ thế kỷ 13:Đạo luật Venice 1474 về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
– Anh ban hành đạo luật về sở hữu trí tuệ từ năm 1710 Pháp banhành luật về bằng độc quyền sáng chế vào 1791 Hoa Kỳ ban hành luậtbảo hộ sáng chế vào 1788
– Các điều ước quốc tế:
+ Công ước Paris 1983 về bảo hộ sở hữu công nghiệp
+ Công ước Berne 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật+ Hiệp định TRIPS 1994 bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan– Việt Nam ban hành luật Sở hữu trí tuệ đầu tiên năm 2005
– Sự ra đời của luật Sở hữu trí tuệ VN là quy trình ngược: khôngphải xuất phát từ nhu cầu giải quyết quan hệ trong xã hội, mà do nhu cầugia nhập WTO nên VN phải xây dựng luật Sở hữu trí tuệ bằng cách “cópnhặt” các quy định từ luật pháp các nước khác và từ các Điều ước quốc
tế về sở hữu trí tuệ như Công ước Berne, Hiệp định TRIPs, … Dẫn tới làluật sở hữu trí tuệ không thể áp dụng được trong thực tế VN, và đến
2009 phải sửa đổi bổ sung
Trang 8Câu hỏi: Tại sao chỉ nói đến quyền sở hữu trí tuệ mà không nói đến
nghĩa vụ sở hữu trí tuệ ?
III Các bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ
1 Quyền tác giả và quyền liên quan
a Quyền tác giả
– Khái niệm (Khoản 2 Điều 4): Quyền tác giả là quyền của tổ chức,
cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
– Đặc điểm của quyền tác giả:
+ Được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung, giá trị nghệ thuật:
vì sự sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học đượcbảo hộ phải mang tính nguyên gốc (theo Công ước Berne) Hơn nữa việcđánh giá tác phẩm là tùy thuộc vào mỗi người, không thể áp đặt
+ Bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm: tác phẩm là ý tưởng sáng
tạo của cá nhân được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, như từngữ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc … Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thứcthể hiện của ý tưởng sáng tạo, chứ không bảo hộ ý tưởng sáng tạo Nóicách khác ý tưởng sáng tạo phải được thể hiện ra dưới hình thức nhấtđịnh thì mới được bảo hộ VD anh A nghĩ ra 1 câu chuyện hay nhưngmới chỉ nghĩ trong đầu, kể cho anh B anh B liền viết câu chuyện đó ra
và gửi đăng báo, khi đó anh A không thể kiện anh B đã vi phạm quyềntác giả
+ Được bảo hộ tự động: vào thời điểm tác phẩm được hoàn thành
thì ngay lập tức quyền bảo hộ tác giả đã được xác lập Việc đăng ký bảo
hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình là việc mà Nhà nước khuyếnkhích để thuận tiện hơn cho việc bảo hộ, chứ không làm thay đổi bảnchất của việc bảo hộ quyền tác giả
b Quyền liên quan đến quyền tác giả
Trang 9– Để tác phẩm đến được với công chúng đòi hỏi có sự đóng góp củanhiều cá nhân, tổ chức khác bên cạnh tác giả và chủ sở hữu quyền tácgiả VD như nhạc sỹ sáng tác bài hát nhưng để đến được với công chúngthì cần có ca sỹ thể hiện, cần có nhà sản xuất băng đĩa …
– Khái niệm (khoản 3 Điều 4): Quyền liên quan đến quyền tác giả(sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối vớicuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệtinh mang chương trình được mã hóa
Có dấu ấn riêng của chủ thể quyền liên quan
Được tạo ra lần đầu tiên
VD tổ chức phát sóng trực tiếp 1 cuộc biểu diễn thì được bảo hộquyền liên quan, nếu chỉ tố chức phát lại hay tiếp sóng cuộc biểu diễn đóthì không được coi là chủ thể của quyền liên quan
+ quyền liên quan được bảo hộ trong thời gian nhất định: 50 năm(Điều 34 Luật SHTT)
+ quyền liên quan được bảo hộ trên cơ sở không gây phương hạiđến quyền tác giả
2 Quyền sở hữu công nghiệp
– Khái niệm: (khoản 4 Điều 4) Quyền sở hữu công nghiệp là quyềncủa tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý,
bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnhtranh không lành mạnh
Trang 10nhãn hiệu: tên hàng hóa
tên thương mại: tên doanh nghiệp
chỉ dẫn địa lý: chỉ ra nguồn gốc, xuất xứ
bí mật kinh doanh:
+ quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký+ quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo thời hạn của vănbằng bảo hộ
Câu hỏi: Tại sao quyền tác giả không cần đăng ký vẫn được bảo
hộ, trong khi quyền sở hữu công nghiệp phải đăng ký mới được bảo
hộ ?
Trả lời: Vì đối tượng của quyền tác giả là tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học đều mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân, không thể
có 2 tác phẩm giống hệt nhau, do đó thủ tục đăng ký bảo hộ không quácần thiết (vì tác giả thực sự có thể chứng minh được mình là người đãsáng tạo ra tác phẩm đó)
Trong khi đó đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp thì hoàn toàn
có thể giống hệt nhau hoặc tương tự nhau đến mức gây nhầm lẫn Nếucùng bảo hộ cho 2 đối tượng giống hệt hoặc tương tự nhau thì sẽ gây hạicho hoạt động thương mại, vì vậy quyền sở hữu công nghiệp chỉ dànhcho chủ thể đăng ký bảo hộ trước theo ngueyen tắc nộp đơn đầu tiên vànguyên tắc ưu tiên
Trang 113 Quyền đối với giống cây trồng
– Khái niệm: (khoản 5 Điều 4) Quyền đối với giống cây trồng làquyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọntạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu
——————-(Tiếp bài trước)
– So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp:
do mình sáng tạo ra hoặc
sở hữu và quyền chốngcạnh tranh không lànhmạnh
Trang 127 đối tượng: gắn với sảnxuất kinh doanh
ký trừ tên thương mại, bímật kinh doanh và nhãnhiệu nổi tiếng
Bảo hộ độc quyền về nộidung, ý tưởng
Chú ý: cùng 1 đối tượng có thể được xem xét để yêu cầu bảo hộ
quyền tác giả hay bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Ví dụ: bao bì của 1sản phẩm (hộp phấn, bao thuốc lá, …) thì:
+ có thể được xem xét dưới dạng 1 tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
==> được bảo hộ tự động trong quyền tác giả Nếu đưa sản phẩm ra thị
Trang 13trường, gặp sản phẩm được thiết kế tương tự, thì cũng rất khó chứngminh xâm phạm quyền tác giả (nếu không chứng minh được họ đã cốtình sao chép, vì quyền tác giả không bảo hộ về nội dung và ý tưởng)+ là hình dáng bên ngoài của sản phẩm ==> được bảo hộ kiểu dángcông nghiệp trong quyền sở hữu công nghiệp ==> cần phải đăng ký đểđược bảo hộ ==> hiệu lực bảo hộ cao hơn
Vấn đề 2: Đối tượng và chủ thể của quyền tác giả
I Đối tượng của quyền tác giả
1 Khái niệm
– Đối tượng của quyền tác giả là tác phẩm Có thể là tác phẩm vănhọc, tác phẩm nghệ thuật, hoặc tác phẩm khoa học ==> Khái niệm: Tácphẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoahọc, được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào (Khoản 7Điều 4)
– Quyền tác giả được bảo hộ tự động, tuy nhiên phải đáp ứng 2 điều kiện:
+ có tính sáng tạo nguyên gốc: là kết quả của hoạt động sáng tạo trí
tuệ trực tiếp của tác giả, được tạo ra lần đầu tiên bởi tác giả và không saochép từ tác phẩm của người khác (Điều 13, Điều 14)
+ được thể hiện dưới hình thức nhất định: (khoản 1 Điều 6) tức là
phải được thể hiện ở 1 hình thức vật chất như viết, in, ghi âm,… để cóthể truyền đạt, sao chép được Như vậy nếu chỉ dừng lại ở ý tưởng thìkhông được bảo hộ
VD: bài thơ là 1 sáng tạo Nếu chỉ kể cho người khác về ý tưởngviết bài thơ thì vẫn chưa được bảo hộ Phải viết bài thơ ra giấy, trên máytính, ghi âm, … thì mới được bảo hộ
Trang 14Nếu nhạc sỹ phổ nhạc cho bài thơ, khi đó hình thức thay đổi (vẫngiữ nguyên nội dung) thì bài hát đó vẫn được bảo hộ ==> tính sáng tạokhông cần tuyệt đối
VD: bài giảng là kết quả sáng tạo trong khoa học, có tính sáng tạonguyên gốc, nếu chỉ nói ra mà không ghi lại thì không được bảo hộ Cònnếu ghi lại (ghi hình, ghi âm) thì sẽ được bảo hộ
VD: bức tranh của bé 3 tuổi ==> vẫn được bảo hộ
– Kết luận: thời điểm bảo hộ tác phẩm là ngay sau khi được thể hiệndưới 1 hình thức vật chất nhất định
Chú ý: sự phân biệt chỉ mang tính tương đối, có tác phẩm có thể
vừa thuộc loại này, lại vừa thuộc lại kia VD 1 bộ phim tài liệu khoa họcvừa có thể là tác phẩm nghệ thuật vừa có thể là tác phẩm khoa học
Chú ý: 1 tác phẩm muốn được bảo hộ phải không được trái đạo đức
xã hội
Chú ý: nói chung 1 tác phẩm khoa học cần tính chính xác cao hơn
so với tác phẩm văn học, nghệ thuật
– Dựa vào hình thức thể hiện tác phẩm (Điều 14 và Nghị định100/2006), chia tác phẩm thành:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tácphẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
+ Tác phẩm báo chí
+ Tác phẩm âm nhạc
Trang 15+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
+ Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Chú ý: một số sự khác biệt trong quy định của VN so với các nước
+ đối tượng của quyền liên quan: theo luật VN gồm có bản ghi âm
và ghi hình (ở nước khác chỉ quy định đối tượng của quyền liên quan làbản ghi âm, còn bản ghi hình được coi là 1 tác phẩm điện ảnh)
Như vậy ở VN thì tác phẩm điện ảnh là đối tượng của quyền tác giả, khi phát sóng sẽ phải xin phép; trong khi bản ghi hình lại được coi
là đối tượng của quyền liên quan thì khi phát sóng không phải xin phép(Điều 33) ==> dễ gây tranh luận trong thực tế (vì sự phân biệt là tùytheo quan điểm)
+ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: người khác được sao chép phục vụnghiên cứu, tuy nhiên lại không áp dụng cho tác phẩm tạo hình, chươngtrình máy tính, kiến trúc
Phân biệt tác phẩm tạo hình và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:
Trang 16Tác phẩm tạo hình
Tác phẩm Mỹ thuật ứng dụng
Giống nhau: đều là sự sắp xếp những hình khối, màu sắc
Tổn tại độc bản
Có tính ứng dụng, tồn tại
ở nhiều bảnMang tính nghệ thuật
mỹ nghệ, bình gốm, bìa sách,họa tiết gạch men
Không được sao chép cho
dù để phục vụ mục đích
nghiên cứu
Được sao chép nhằm mụcđích nghiên cứu
Thời hạn bảo hộ: suốt
cuộc đời tác giả + 50 năm sau
khi tác giả chết
Thời hạn bảo hộ: 75 năm
kể từ thời điểm được công bốlần đầu tiên, hoặc 100 nămnếu chưa được công bố trongvòng 25 năm kể từ khi địnhhình
Câu hỏi: Tác phẩm sân khấu được bảo hộ tại thời điểm nào, có cần
phải ghi âm, ghi hình để được bảo hộ không?
– Dựa vào nguồn gốc hình thành tác phẩm, chia tác phẩm thành 2loại:
Trang 17+ Tác phẩm gốc: được tạo ra lần đầu tiên và hình thức thể hiệnkhông trùng lặp với tác phẩm khác
+ Tác phẩm phái sinh: được tạo ra từ 1 hay nhiều tác phẩm gốc:được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóngtác, cải biên, hoặc chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn(khoản 8 Điều 4)
3 Tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh
– Tác phẩm phái sinh gồm:
+ Dịch: truyền tài trung thực nội dung, tên gọi của tác phẩm từ ngônngữ này sang ngôn ngữ khác Sự sáng tạo ở đây thể hiện ở ngôn ngữ thểhiện của người dịch
+ Phóng tác: sự sáng tạo dựa theo nội dung của tác phẩm khác VDsáng tác bài hát dựa theo bài thơ; làm bộ phim dựa trên tiểu thuyết
+ Chuyển thể: chuyển từ loại hình nghệ thuật này sang loại hìnhnghệ thuật khác VD phổ nhạc cho bài thơ, phim từ tiểu thuyết
+ Cải biên: viết lại từ 1 tác phẩm đã có, thay đổi hình thức thể hiệncủa tác phẩm VD chèo cải biên, tuồng cải biên
+ tuyển chọn: tuyển tập từ những tác phẩm đã có
+ biên soạn: tuyển chọn tác tác phẩm đã có theo 1 chuyên đề
– Chú ý: Bản gốc >< Tác phẩm gốc
+ bản gốc: nằm trong mối quan hệ bản gốc – bản sao
+ tác phẩm gốc: nằm trong mối quan hệ tác phẩm gốc – tác phẩmphái sinh
– Điều kiện để tác phẩm phái sinh được bảo hộ:
+ mang tính sáng tạo nguyên gốc và mang dấu hiệu của tác phẩmgốc
+ được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định
Trang 18+ hành vi làm tác phẩm phái sinh không được gây hại đến quyềncủa tác giả, tác phẩm gốc VD đang trong thời hạn bảo hộ, muốn sửdụng để làm tác phẩm phái sinh thì phải xin phép, trả tiền; nếu hết thờihạn bảo hộ, vẫn phải ghi rõ tác phẩm gốc
– Chú ý: trường hợp đặc biệt: tác phẩm văn học nghệ thuật dângian: dù không có hình thức thể hiện (lưu truyền qua hình thức truyềnmiệng) nhưng vẫn được bảo hộ
4 Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả (Điều 15)
– Tin tức thời sự thuần túy đưa tin: vì mục đích khách quan,
không có tính sáng tạo VD tin vụ tai nạn máy bay
Chú ý: nếu là bài có tính sáng tạo cá nhân thì vẫn được bảo hộ
quyền tác giả
– Văn bản quy phạm pháp luật: vì phục vụ cho mục đích công cộng– Hệ thống, phương pháp, quy trình hoạt động, khái niệm, nguyên
lý, số liệu
II Chủ thể quyền tác giả
Chủ thể quyền tác giả gồm 2 đối tượng:
+ tác giả
+ chủ sở hữu quyền tác giả
1 Tác giả
– Khái niệm: (Điều 8 Nghị định 100/2006) Tác giả là người trực
tiếp sáng tạo ra 1 phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học
Như vậy người đề xuất ý kiến, làm công việc hỗ trợ, đóng góp ýkiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm khôngđược coi là tác giả
Trang 19– Tác giả chỉ có thể là cá nhân, không thể là tổ chức Nếu có từ 2 cánhân trở lên cùng là tác giả thì gọi là đồng tác giả.
– Theo luật SHTT VN, cá nhân được bảo hộ quyền tác giả gồm:+ công dân VN có tác phẩm
+ cá nhân nước ngoài:
Có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thứcvật chất nhất định tại VN
Có tác phẩm được công bố lần đầu ở VN, hoặc công bốđồng thời tại VN trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố lầnđầu
Có tác phẩm được bảo hộ tại VN theo điều ước quốc tế
2 Chủ sở hữu quyền tác giả
– Khái niệm: (Điều 36): Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cánhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyềntác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả hoặc khôngđồng thời là tác giả
– Chủ sở hữu quyền tác giả có thể thuộc 1 trong các trường hợp sau:+ chính là tác giả (Điều 37)
+ tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợpđồng với tác giả (Điều 39)
+ là người thừa kế (Điều 40)
+ là người được chuyển giao quyền (Điều 41)
+ là nhà nước (Điều 42)
– Tác phẩm thuộc về công chúng: là tác phẩm đã hết thời hạn bảo
hộ, hoặc chủ sở hữu từ chối quyền sở hữu và chuyển tác phẩm thành tácphẩm thuộc về công chúng
a Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả
Trang 20– Là khi tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa mình để sáng tạo ra tác phẩm.
– Khi đó tác giả được hưởng toàn bộ các quyền nhân thân (Điều 19)
và các quyền tài sản (Điều 20) của tác phẩm
b Chủ sở hữu là người giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả
– Người đầu tư kinh phí sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác, tức là sở hữu toàn bộ quyền tài sản (khoản 1Điều 20) và quyền công bố tác phẩm
– Tác giả sáng tác tác phẩm có các quyền nhân thân (Điều 19) trừquyền công bố tác phẩm
Chú ý: sự khác nhau giữa “giao nhiệm vụ” (khoản 1 Điều 39) với
“giao kết hợp đồng” (khoản 2 Điều 39)
+ giao nhiệm vụ: là quan hệ lao động, là công việc phải thực hiện,nếu không thực hiện được có thể bị kỷ luật VD trường ĐH Luật giaocho bộ môn Luật SHTT biên soạn giáo trình, nếu không hoàn thành thì
sẽ bị kỷ luật
+ giao kết hợp đồng: là quan hệ dân sự, nếu không hoàn thành sẽphải bồi thường dân sự theo quy định trong hợp đồng
c Chủ sở hữu quyển tác giả là người thừa kế
– Sau khi tác giả chết thì quyền tác giả vẫn còn 50 năm kể từ khi tácgiả chết, và người thừa kế sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tácphẩm đó
d Chủ sở hữu quyền tác giả là nhà nước
– NN là chủ sở hữu quyền tác giả với:
+ tác phẩm khuyết danh,
+ tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển quyền sở hữu cho
NN, hoặc
Trang 21+ tác phẩm còn trong thời gian bảo hộ mà tác giả đã chết nhưngkhông có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sản
– Chú ý: sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của NN vẫn phải trả
tiền theo quy định
So sánh Tác phẩm thuộc nhà nước với Tác phẩm thuộc công chúng
Tác phẩm thuộc nhà
nước
Tác phẩm thuộc công chúng
Gồm: tác phẩm khuyết
danh; tác phẩm được chủ sở
hữu quyền tác giả chuyển
quyền sở hữu cho NN; tác
phẩm còn trong thời gian bảo
hộ mà tác giả đã chết nhưng
không có người thừa kế hoặc
người thừa kế từ chối nhận di
sản
Là tác phẩm đã hết thời hạnbảo hộ; hoặc chủ sở hữu từchối quyền sở hữu và chuyểntác phẩm thành tác phẩmthuộc về công chúng
Khi sử dụng phải xin phép
và trả tiền
Khi sử dụng không phải xinphép, không phải trả tiền
(buổi mới)
3 Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả
a Chủ sở hữu là cá nhân, cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả
– Căn cứ xác định:
Trang 22+ quan hệ giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức với tác giả là quan hệ laođộng: thông qua hợp đồng lao động, hoặc quyết định tuyển dụng (nếu là
cơ quan nhà nước)
+ việc sáng tạo ra tác phẩm là nhiệm vụ mà cơ quan, tổ chức giaocho tác giả: thông qua quyết định giao nhiệm vụ, quyết định phân côngcông việc, … hoặc có thể quy định ngay trong hợp đồng lao động
+ người cung cấp kinh phí, tranh thiết bị vật chất kỹ thuật phục vụcho việc sáng tác ra tác phẩm
b Chủ sở hữu là cá nhân, cơ quan tổ chức giao kết hợp đồng với tác giả
– Căn cứ xác định:
+ quan hệ giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức với tác giả là quan hệ dânsự: thỏa thuận về việc tác giả sẽ sáng tạo ra tác phẩm theo yêu cầu của
cá nhân, cơ quan, tổ chức đó Khi đó nội dung và phạm vi quyền tác giả
sẽ hoàn toàn dựa theo hợp đồng giữa 2 bên
Tình huống: Một công ty thuê 1 họa sỹ thiết kế tờ quảng cáo cho sản phẩm của công ty để phát trong hội chợ Công việc được thực hiện và hợp đồng kết thúc, công ty đã thanh toán tiền đầy đủ Sau đó công ty có lập 1 website để quảng cáo, công ty sử dụng lại những nội dung trong tờ quảng cáo đó để đưa lên website.
Anh họa sỹ cho rằng công ty đã không xin phép để được đưa lên website, rằng công ty đã vi phạm hợp đồng vì hợp đồng chỉ quy định công ty được sử dụng nội dung do anh họa sỹ sáng tác trong hình thức là tờ rơi phát hành trong hội chợ, nên việc công ty sử dụng những nội dung đó cho website là vi phạm quyền tác giả.
Công ty lập luận rằng đã thuê anh họa sỹ sáng tác nên quyền sở hữu thuộc về công ty, và công ty có toàn quyền sử dụng tác phẩm đó.
Hỏi công ty có quyền đó không ?
Trang 23Trả lời: Nếu hợp đồng chỉ ghi công ty thuê anh họa sỹ sáng tác tờ
quảng cáo sản phẩm để in và phát trong hội chợ, mà công ty lại sử dụngnội dung đó trên website, tức là đã sử dụng hình thức thể hiện khác củatác phẩm, thì công ty đã vi phạm thỏa thuận
==> nội dung thỏa thuận trong hợp đồng là hết sức quan trọng, cầnghi rõ chủ sở hữu có những quyền nào
c Chủ sở hữu là người thừa kế quyền tác giả
– Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là suốt cuộc đời tác giả và 50 nămsau khi tác giả chết Do đó khi tác giả chết thì người thừa kế hợp phápcủa tác giả sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm
d Chủ sở hữu là người được chuyển giao quyền tác giả
– Chú ý: cần xác định rõ quyền được chuyển giao là những quyềnnào
VD: sau khi biên soạn giáo trình, tác giả chuyển giao quyền xuấtbản cho Nhà xuất bản
VD: ca sỹ mua độc quyền biểu diễn 1 ca khúc, tức là ở đây ca sỹ chỉđược chuyển giao quyền biểu diễn
e Chủ sở hữu là Nhà nước
– NN là chủ sở hữu quyền tác giả với tác phẩm khuyết danh, hoặctác phẩm mà tác giả đã chết nhưng không có người thừa kế hoặc ngườithừa kế từ chối nhận di sản
– Với tác phẩm thuộc sở hữu của nhà nước, khi sử dụng vẫn phảixin phép và vẫn phải trả tiền vào ngân sách nhà nước
f Tác phẩm thuộc về công chúng
– Tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ
– Tác giả từ bỏ quyền sở hữu của mình, “hiến tặng” cho nhân dân:
VD gia đình nhạc sỹ Văn Cao hiến tặng ca khúc “Tiến quân ca”
Trang 24– Tác phẩm không thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả VDvăn bản pháp luật, văn bản hành chính, bản án, quyết định
– Khi sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng thì không phải xinphép, không phải trả tiền, nhưng vẫn phải tôn trong các quyền nhân thâncủa tác giả
III Nội dung của quyền tác giả
Chia làm 2 nhóm quyền:
+ quyền tinh thần / quyền nhân thân
+ quyền kinh tế / quyền tài sản
1 Quyền nhân thân (Điều 19)
– Các quyền nhân thân tuyệt đối:
+ quyền đặt tên cho tác phẩm: chú ý: tên của tác phẩm không đượcbảo hộ độc quyền, vì có thể có nhiều tác phẩm trùng tên, ngoài ra còn cótrường hợp tác phẩm không có tên nhưng vẫn được bảo hộ
+ quyền đứng tên trên tác phẩm khi tác phẩm được công bố, biểudiễn: để xác định ai là tác giả, có thể ghi tên thật hoặc bút danh
+ quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm: ngoại lệ: tác phẩm pháisinh, trích dẫn để bình luận, minh họa
Tại sao lại nói 3 quyền nhân thân trên là 3 quyền nhân thân tuyệt đối
? Vì chúng có các đặc điểm chung sau:
chỉ mang yếu tố tinh thần, phi vật chất
luôn gắn liền với tác giả, không thể chuyển giao cho người khácđược bảo hộ vĩnh viễn, vô thời hạn
– Quyền công bố: công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công
bố tác phẩm Công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến côngchúng
– Ý nghĩa của việc công bố tác phẩm:
Trang 25+ xác định thời hạn bảo hộ đối với một số loại tác phẩm: thời điểmcông bố là điểm bắt đầu của việc bảo hộ quyền tác giả VD với tác phẩmđiện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, khuyết danh thì thời hạn bảo hộ
là 75 năm kể từ khi công bố
+ xác định phạm vi lãnh thổ bảo hộ quyền tác giả: (Điều 13) cánhân nước ngoài nếu công bố lần đầu tiên ở VN, hoặc công bố ở nướcngoài nhưng công bố đồng thời trong 30 ngày tại VN thì tác phẩm đó sẽđược bảo hộ theo PL VN
2 Quyền tài sản (Điều 20 khoản 1)
– Quyền làm tác phẩm phái sinh: dịch, chuyển thể, cải biên, … tácphẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuật khác
– Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng: có thể biểu diễn trựctiếp trước khán giả, hoặc gián tiếp trong phòng ghi âm, ghi hình Chú ý:
có thể biểu diễn ở bất kỳ đâu ngoại trừ gia đình
– Quyền sao chép tác phẩm: tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất
kỳ phương tiện hay hình thức nào, kể cả việc lưu trữ thường xuyên haytạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử
Sao chép tạm thời: VD xem tác phẩm trực tuyến trên internet
– Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: đưa tác phẩmvào lưu thông (như hàng hóa thông thường) thông qua mua bán, trao đổi,tặng cho
– Quyền nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
– Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữutuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuậtnào khác
– Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: chỉ áp dụng đốivới tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
Trang 26Câu hỏi: Chủ thể đã thực hiện quyền gì khi:
+ Sáng tác lời Việt cho bài hát ==> quyền làm tác phẩm phái sinh+ Làm tranh thêu, tranh đá từ bức tranh sơn dầu ==> quyền làm tácphẩm phái sinh
+ Sản xuất đồ chơi từ nhân vật hoạt hình ==> quyền làm tác phẩmphái sinh
+ Google số hóa tác phẩm văn học trên internet ==> quyền truyềnđạt tác phẩm đến công chúng
– Kết luận:
+ quyền nhân thân tuyệt đối thuộc về tác giả
+ quyền tài sản và quyền công bố thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả
==> các chủ thể khác khi khai thác, sử dụng quyền công bố hoặcquyền tài sản thì sẽ phải xin phép, trả thù lao cho chủ sở hữu quyền tácgiả
3 Giới hạn quyền tác giả
– Pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và PL về quyền tác giả nói
riêng luôn được xây dựng dựa trên nguyên tắc xuyên suốt là nguyên tắc
cân bằng lợi ích
Theo đó, bên cạnh việc tôn trọng quyền sở hữu nhằm khuyến khíchhoạt động sáng tạo, PL cũng tác định các trường hợp giới hạn quyền tácgiả, mục đích là để tạo thuận lợi cho công chúng tiếp cận tác phẩm
Điều 7 khoản 3: Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng,an ninh,dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền
sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.
Trang 27– Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 25) Điều kiện:
+ tác phẩm đã công bố
+ việc sử dụng không nhằm mục đích thương mại
+ chỉ giới hạn trong những trường hợp cụ thể, không làm ảnh hưởngđến việc khai thác bình thường của tác phẩm, không gây phương hại đếnquyền tác giả
+ phải thông tin về tác giả và nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm
– Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xinphép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao (Điều 26)
4 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
– Các quyền được bảo hộ vô thời hạn: gồm các quyền nhân thân
của năm thứ 50) Với tác phẩm có nhiều tác giả thì sẽ căn cứ vào tác
Trang 28Vấn đề 3: Quyền sở hữu công nghiệp
Sự khác biệt của quyền sở hữu công nghiệp so với quyền tác giả :
+ quyền sở hữu công nghiệp mang tính thương mại, trong khi quyềntác giả mang tính tinh thần
+ quyền sở hữu công nghiệp phải đăng ký bảo hộ, trong khi quyềntác giả được bảo hộ tự động
+ thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là ngắn hơn so với thờihạn bảo hộ quyền tác giả
I Sáng chế (Invention)
1 Khái niệm và đặc điểm
– Khái niệm: (khoản 12 Điều 4) Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới
dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác địnhbằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên
– Sáng chế gồm 2 dạng:
+ Sản phẩm:
vật thể: như máy móc, thiết bị, linh kiện, …
chất thể: như vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,
…
vật liệu sinh học: gen động vật, gen thực vật, biến đổi gen, …
+ Quy trình: như quy trình công nghệ, phương pháp chẩn đoán, dự
báo, khai thác, …
Trang 29– Phân biệt khái niệm: phát minh, phát hiện, sáng chế
Sáng
Bản chất
Giải pháp kỹ thuật
Tìm ra các quy luật tự nhiên hoặc chất tự nhiên.
VD: Mari Curi tìm ra chất phóng xạ; Acsimet tìm ra lực đẩy của nước; Newton tìm ra luật hấp dẫn
Tìm ra các quy luật
xã hội.
VD: Adam Schmit tìm ra quy luật ‘bàn tay vô hình”
Giá trị
thương
mại
Có tính thương mại Chỉ có giá trị nghiên cứu khoa học Thời gian
tồn tại Ngắn Tồn tại với lịch sử
Là đối
tượng của
Quyền
sở hữu công nghiệp Quyền tác giả
– Chú ý: nói “Edison phát minh ra bóng đèn điện” là sai, phải là
“Edison sáng chế ra bóng đèn điện”
2 Điều kiện bảo hộ sáng chế (Điều
58 – 61)
– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng
chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tính mới
+ Có trình độ sáng tạo
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp
Trang 30– Luật SHTT VN còn quy định về “giải pháp hữu ích”: về bản
chất thì giải pháp hữu ích là sáng chế nhưng ở trình độ “thấp” hơn, điềukiện bảo shộ giải pháp hữu ích đơn giản hơn sáng chế (không yêu cầu vềtrình độ sáng tạo – Điều 58), thời gian bảo hộ ngắn hơn Lý do có chế
định “giải pháp hữu ích” nhằm phù hợp với trình độ khoa học của VN
còn thấp so với thế giới, việc người VN có được sáng chế là rất hiếm
– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải
pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện:
+ không phải là hiểu biết thông thường
+ Có tính mới
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp
– Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (Điều 90): ưu tiên cấp bằng sáng
chế cho sáng chế có Ngày nộp đơn trước
Chú ý: nếu có nhiều Đơn đăng ký nộp cùng ngày thì sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho 1 đơn theo sự thỏa thuận của các bên, nếu các bên không thỏa thuận được thì từ chối tất cả các đơn.
Chú ý: luật chưa quy định rằng sau khi các đơn bị từ chối, thì sau
đó có được nộp lại không, sau bao lâu được nộp lại
– Nguyên tắc quyền ưu tiên (Điều 91): Ngày ưu tiên
VD: Ngày 1/2/2016, A nộp đơn đăng ký sáng chế X tại VN
Ngày 1/3/2016, B nộp đơn đăng ký cũng sáng chế X tại VN
==> khi đó nếu theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thì chỉ đơn của Ađược xem xét
Tuy nhiên, nếu ngày 1/12/2015, B đã nộp đơn đăng ký sáng chế Xtại Pháp Cả Pháp và VN đều là thành viên của Công ước Paris 1883 vềbảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ==> khi đó ngày 1/12/2015 là “ngày
ưu tiên” (là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên) và trong trường hợp này đơncủa B sẽ được xem xét
Trang 31Chú ý: thời hạn để được hưởng ngày ưu tiên chỉ là 3 tháng, 6 tháng,hoặc 12 tháng tùy vào điều ước cụ thể.
a Tính mới của sáng chế (Điều 60)
Sáng chế được coi là có tình mới nếu không thuộc trường hợp sau:
Thứ nhất:
-bị bộc lộ công khai
- dưới hình thực sử dụng, mô tải bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thứcnào khác
- ở trong hoặc nước ngoài
- Trước ngày nộp đơn đăng ký sáng ché hoặc trước ngày ưu tiên(nếu sáng chế được hưởng quyền ưu tiên (khoản 1 Điều 60)
VD: công ty tạo ra sản phẩm mới, bán ra thị trường rồi mới đăng
ký bảo hộ sáng chế ==> đã bộc lộ công khai ==> mất tính mới ==> không được bảo hộ.
Có trường hợp ngoại lệ: trong trường hợp được phép côngh khai
và đăng ký tron 12 tháng khoản 3 điều 60
– Tính mới được quy định trong luật SHTT VN là tính mới tuyệt
đối, tức là phải “mới” trên toàn thế giới Vì vậy khi đăng ký bảo hộ sáng
chế tại VN, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải rà soát tất cả các sáng chếtrên toàn thế giới xem có bị trùng lặp không
Hiện nay có khoảng 70 triệu sáng chế đã được cấp văn bằng trên thếgiới, và khoảng 150 triệu đơn yêu cầu cấp văn bằng sáng chế chờ cấp
==> có khoảng 220 triệu đối tượng là sáng chế Công việc của cơ quancấp văn bằng sáng chế VN sẽ phải rà soát trong 220 triệu đối tượng này(viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau), nếu không trùng lặp thì mới cấpvăn bằng sáng chế tại VN, và trung bình thời gian xử lý cho mỗi sáng
Trang 32chế là 3-5 năm kể từ ngày nộp đơn, cá biệt có một số đối tượng từ 9-11năm.
Ngoại lệ: Khoản 3 Điều 60,
(xem lại)
chẳng hạn người công bố sáng chế là người không có thẩm quyền,
VD ông A sáng chế ra 1 thiết bị, bà B là vợ ông A lại vô tình trả lờiphỏng vấn của truyền hình về sáng chế đó ==> vẫn được coi là chưa bịmất tính mới
b Trình độ sáng tạo của sáng chế (Điều 61)
– Sáng chế phải là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ramột cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹthuật tương ứng
c Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế (Điều 62)
+ sản xuất hàng loạt sản phẩm, áp dụng lặp lại quy trình
+ tạo ra sản phẩm đồng nhất, ổn định
3 Đối tượng không được bảo hộ sáng chế và thời hạn bảo hộ sáng chế
– Đối tượng không được bảo hộ sáng chế (Điều 59):
+ Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học
Trang 33+ Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạtđộng trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chươngtrình máy tính
+ Cách thức thể hiện thông tin
– Thời hạn bảo hộ sáng chế (Khoản 2 Điều 93)
+ Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến
hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn
+ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và
kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn
– Hết thời hạn bảo hộ, sáng chế thuộc về công chúng, chủ thể khác
có thể sử dụng mà không cần phải xin phép và không phải trả tiền
II Kiểu dáng công
nghiệp (Industrical design)
1 Khái niệm (khoản 13 Điều 4)
– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm
được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợpnhững yếu tố này
Trang 342 Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp
3 Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (Điều 64)
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sảnphẩm quy định: VD bánh xe ô tô phải là hình tròn ==> hình dánh bánh
xe ô tô không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà không nhìn thấy đượctrong quá trình sử dụng sản phẩm: VD hình dáng bên trong của động cơkhông được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (nhưng có thể được bảo hộ làsáng chế)
– Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặccông nghiệp: chú ý: bản vẽ kỹ thuật của công trình xây dựng có thể đượcbảo hộ quyền tác giả
4 Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (Điều 93)
– Thời hạn: 5 năm
– Có thể được gia hạn 2 lần, mỗi lần 5 năm
==> tối đa 15 năm
Trang 35III Thiết kế bố trí mạch tích hợp (Intergrated Circuit design)
– Khái niệm (khoản 15 Điều 4): Thiết kế bố trí mạch tích hợp bándẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết cácphần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn
Thường gọi là IC, chip
– Điều kiện bảo hộ:
+ có tính nguyên gốc: là kết quả sáng tạo của chính tác giả (khôngsao chép từ thiết kế khác), và chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sửdụng, trình bày hoặc mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức bộc lộ khác+ có tính mới thương mại: chưa từng được khai thác trong thực tếvới mục đích thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộpđơn đăng ký
– Thời hạn bảo hộ (Điều 93): Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí
——————–
Ngày 23/03/2023
Giảng viên: cô Đặng Thị Vân Anh (TS)
(tiếp bài trước)
Trang 36IV Nhãn hiệu (Trademark)
1 Khái niệm (khoản 16 Điều 4)
– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
các tổ chức, cá nhân khác nhau
Nhãn hiệu tồn tại dưới dạng từ ngữ, hoặc hình ảnh, hoặc cả từ ngữ
và hình ảnh Ví dụ SONY, LAVIE, hoặc hình ảnh như quả táo cắn dở
của Apple
Chú ý: nhãn hiệu >< thương hiệu
Thương hiệu không phải là đối tượng của luật sở hữu trí tuệ (do đó
không thể bảo hộ thương hiệu), mà thương hiệu là khái niệm trongmaketing, và đây là 1 khái niệm rất rộng, dùng để chỉ vị trí của doanhnghiệp, của sản phẩm trong thị trường; trong thương hiệu bao gồm cảnhà xưởng, máy móc, uy tín, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, và
có cả nhãn hiệu Một thương hiệu có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau,
VD thương hiệu Honda có rất nhiều nhãn hiệu để chỉ các dòng sản phẩmHonda Civic, Honda City, Honda Lead, …
Chú ý: nhãn hiệu >< nhãn hàng hóa (gồm nhãn hiệu và mô tả hànghóa)
2 Phân loại nhãn hiệu
– Dựa vào dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu, có 3 loại:
Trang 37+ nhãn hiệu liên kết
+ nhãn hiệu nổi tiếng
– Nhãn hiệu nổi tiếng: theo PLVN là nhãn hiệu được biết đến rộng
rãi trên lãnh thổ VN (như vậy nếu nhãn hiệu là nổi tiếng trên thế giớinhưng nếu không được biết đến rộng rãi tại VN thì vẫn không được coi
là nhãn hiệu nổi tiếng tại VN) VD một số nhãn hiệu nổi tiếng nhưTrung Nguyên cho cafe, Biti’s cho giày dép, Vietnam Airlines cho hàngkhông, Cocacola cho nước ngọt có ga, …
– So sánh nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu thông thường:
Nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu thông thường
Đăng
ký
Không phải đăng ký (quyền
sở hữu được xác lập trên cơ
sở sử dụng, không phụ thuộcvào thủ tục đăng ký)
Bắt buộc phảiđăng ký
Thực tế: hầu hết các nhãn hiệu nổi tiếng (cả ở VN và trên thế giới)đều đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Ở VN hiện nay vẫn chưa xácđịnh được quy trình thủ tục đánh giá 1 nhãn hiệu là nổi tiếng, và cũngchưa có danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng, cách duy nhất là khởi kiện tạitòa, và quyết định của tòa sẽ có giá trị xác định xem nhãn hiệu đó có nổitiếng không
Trang 38– Lưu ý: dù được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, thì sự thừa nhận
đó chỉ có giá trị trong vụ việc đó Nếu có vụ việc tranh chấp sau đó, thìviệc đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng trước đó là không còn giá trị, mà phảiđánh giá lại từ đầu
– Ưu thế của nhãn hiệu nổi tiếng: với nhãn hiệu thông thường thì
1 nhãn hiệu có thể được đặt tên cho nhiều loại hàng hóa khác nhau,nhưng với nhãn hiệu nổi tiếng thì không được (vì có thể gây hiểu lầmcho người tiêu dùng rằng nhãn hiệu đó là của doanh nghiệp nổi tiếng kiasản xuất, hoặc lợi dụng sự nổi tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng để trục lợi).VD:
Nhãn hiệu thông thường MIC là của hàng hóa phấn viết bảng, nếu
có chủ thể khác đăng ký nhãn hiệu MIC, hay Mic cho dầu ăn, cho sơnquét tường, … thì vẫn được cấp văn bằng bảo hộ vì khác ngành hànhhóa nên không có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng
Với nhãn hiệu nổi tiếng ví dụ SAMSUNG cho mặt hàng điện tử,
nếu có chủ thể khác muốn đăng ký nhãn hiệu SAMSUNG cho mặt hàng
ví dụ bánh mỳ thì sẽ không được cấp phép, lý do là vì có thể gây nhầmlẫn cho người tiêu dùng khi cho rằng mặt hàng bánh mỳ đó là của công
ty SAMSUNG của Hàn Quốc sản xuất
các quy luật tự nhiên
Là thông tin thu được từ hoạt
động đầu tư tài chính, trí tuệ,chưa được bộc lộ và có khảnăng sử dụng trong kinhdoanh
Chú ý: công thức có thể được
Trang 39bảo hộ sáng chế dưới dạngchất thể
Bắt buộc phải đăng ký Không phải đăng ký
Thời hạn bảo hộ là 20 năm kể
từ ngày nộp đơn
Thời hạn bảo hộ: không xácđịnh được thời hạn cụ thể VDcông thức của Cocacola đãhơn 100 năm
Cơ chế bảo hộ cao hơn, chỉ
cần đưa ra văn bằng bảo hộ để
chứng minh
Cơ chế bảo hộ thấp hơn (tựbảo vệ), khi tranh chấp sẽ phảichứng minh bí mật của mình
doanh không bị coi là xâmphạm sở hữu trí tuệ
Phân tích ngược sản phẩm: từ sản phẩm được bán trên thị trường,
sử dụng các biện pháp phân tích thành phần, phân tích cấu tạo, … để tìm
ra cách thức chế tạo ra sản phẩm VD mua 1 chiếc máy về, tháo tung ra
và nghiên cứu từng chi tiết, sau đó sản xuất y hệt ==> vi phạm quyềnSHTT Hoặc VD mua 1 chai bia về phân tích thành phần và sản xuất raloại bia y hệt ==> không bị coi là vi phạm SHTT
3 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
– Đối tượng không được bảo hộ là nhãn hiệu (Điều 73):
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hìnhquốc kỳ, quốc huy của các nước
Trang 40+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểutượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan NN, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của VN và tổ chứcquốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật,biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhâncủa Việt Nam, của nước ngoài
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấuchứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức
đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức nàyđăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận
+ Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dốingười tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng,giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ
– Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu (Điều 93): 10 năm, có thể được gia
hạn tiếp 10 năm, không giới hạn số lần gia hạn
– Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu (Điều 72):
+ nhìn thấy được: phải được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ,hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó,được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc
Ở các nước khác: cho phép bảo hộ nhãn hiệu là âm thanh (như nhạcchuông Nokia), màu sắc (như màu đỏ đặc trưng của thuốc lá Dunhill),mùi vị (như nước hoa Chanel 5)
+ có khả năng phân biệt với hàng hàng, dịch vụ của chủ thể khác:(không nằm trong các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 74)
Có khả năng tự phân biệt:
Không trùng, tương tự, hoặc gây nhầm lẫn: