1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn phong trào thi Đua quyết thắng Ở sư Đoàn 3, quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (tt)

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong trào Thi đua Quyết thắng Ở Sư Đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Dương Khánh Hưng
Người hướng dẫn TS Nguyễn Duy Phương, TS. Trần Thị Quang Hoa
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 536,4 KB

Nội dung

Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, những năm qua Nhà nước và Quân đội ta đã phát động nhiều phong trào thi đua, tạo nên động lực to lớn, góp phần làm nên nh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Nguyễn Duy Phương

2 TS Trần Thị Quang Hoa

Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Văn Thế

Phản biện 2: TS Ngô Thị Kiều Oanh

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng họp tại: Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Lúc 09 giờ 30, ngày 09 tháng 9 năm 2024

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Thi đua là một phương pháp tích cực động viên sự sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hành động của mọi người, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng; là trường học thực tiễn sinh động giáo dục, bồi dưỡng con người mới xã hội chủ nghĩa Đồng thời, là một trong những giải pháp cơ bản xây dụng, củng cố các tổ chức đảng, chính quyền và tổ chức quần chúng Trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, nhiều phong trào thi đua yêu nước đã được phát động và trở thành cao trào cách mạng của quần chúng nhân dân Hồ Chí Minh đã chỉ rõ sự gắn bó chặt chẽ giữa thi đua với lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, đây

là minh chứng cho sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể nước ta Người khẳng định: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thì đua là những người yêu nước nhất”

Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, những năm qua Nhà nước và Quân đội ta đã phát động nhiều phong trào thi đua, tạo nên động lực to lớn, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Riêng trong Quân đội, phong trào thi đua yêu nước được cụ thể hoá thành phong trào Thi đua Quyết thắng, động viên, khuyến khích mọi cá nhân, đơn vị phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành tốt nhiệm vụ giành, giữ vững nền độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Sư đoàn 3, Quân khu 1 là một sư đoàn chủ lực của Quân khu và Quân đội, những năm qua, phong trào Thi đua Quyết thắng luôn được các cấp đặc biệt quan tâm và đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ

Trang 4

Trong thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng, nhiều nội dung, hình thức mới ra đời, xuất hiện nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến Phong trào Thi đua Quyết thắng tại Sư đoàn 3 đã xây dựng được tinh thần quyết tâm cao, động lực quan trọng góp phần thúc đẩy đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao

Tuy nhiên, trong thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng ở

Sư đoàn 3 vẫn còn một số bất cập, hạn chế như: chậm đổi mới nội dung, hình thức, chưa có nhiều biện pháp đột phá để nâng cao chất lượng phong trào, việc duy trì và giữ vững gương điển hình tiên tiến chưa vững chắc, một số cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên còn tư tưởng ngại học tập, rèn luyện… Đây đang là trở lực của phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay

Trước những diễn biến của tình hình thế giới, khu vực, nhiệm vụ cách mạnh, nhiệm vụ Quân đội và Quân khu đang đặt ra những vấn đề mới cho việc thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng ở sư đoàn 3 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tác chiến cơ động chiến lược của Bộ ở hướng Bắc, ngoài thực hiện đồng bộ các mặt công tác chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật… sư đoàn đoàn cần phải chú trọng và có những giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài:

“Phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo

tư tưởng Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ Chính trị học

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư

Trang 5

tưởng Hồ Chí Minh để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ huấn luyện,

sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích, luận giải Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

và những vấn đề cơ bản về chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở

Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Đánh giá thực trạng; làm rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư

đoàn 3, Quân khu 1 hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân

khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 theo tư tưởng Hồ Chí Minh; thời gian khảo sát từ năm 2019 đến nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng, Quân đội về

Trang 6

công tác TĐ, KT và phong trào TĐYN

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, liên ngành, trong đó chú trọng kết hợp phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, xin ý kiến chuyên gia

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 03 chương, 7 tiết

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO THI ĐUA QUYẾT THẮNG Ở SƯ ĐOÀN 3, QUÂN KHU 1 HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1.1 Một số khái niệm về chất lượng, chất lượng phong trào Thi đua Quyết thắng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1.1 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

* Vai trò của thi đua yêu nước

Một là, thi đua góp phần phát huy tinh thần yêu nước của mỗi người, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa

Hồ Chí Minh cho rằng thi đua là cách tốt nhất giúp mọi người tiến

bộ, thi đua để cải tạo con người Muốn phong trào thi đua yêu nước phát triển rộng khắp, giành được nhiều thắng lợi phải dựa vào lực lượng và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân hăng hái thi đua, từ đó lấy phong trào thi đua là trường học thực tiễn xây dựng con người mới xã hội chủ

Trang 7

nghĩa Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng của cách mạng

xã hội chủ nghĩa là vì sự tiến bộ của con người Quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn quan tâm đến phong trào thi đua yêu nước, coi đó là nội dung quan trọng, giải pháp hàng đầu để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Người khẳng định: “Chiến sĩ thi đua là những người mới, những người luôn luôn cố gắng thực hành cần kiệm liêm chính, là những người tôi trung của nhân dân, con hiếu của Tổ quốc” [28, tr.409]

Hai là, thi đua yêu nước phát huy tính tích cực của mọi người, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả trên tất cả các mặt công tác

Bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua là nhằm khơi dậy, phát huy hành động cách mạng, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người, thực hiện tốt hơn những công việc hàng ngày, vì mục tiêu độc lập dân tộc, tự

do, hạnh phúc cho con người Việt Nam

Như vậy, qua các phong trào thi đua yêu nước đã phát huy tính tích cực của mọi người, nâng cao năng suất lao động, cũng như chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, phẩm chất đạo đức, trí tuệ của mọi người được phát huy, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng đề ra

* Mục đích của thi đua yêu nước

Một là, nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Sinh thời, Hồ Chí Minh khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [36, tr.627] Thực chất, mục đích đó là khát vọng thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khát vọng giải phóng toàn diện con người Đây cũng chính là mục đích duy nhất, cuối cùng của các

Trang 8

phong trào thi đua yêu nước Mọi tư tưởng, quan điểm, hoạt động của Hồ Chí Minh đều nhằm hướng về mục đích cao cả ấy Thi đua yêu nước với

tư cách là động lực to lớn để động viên mọi lực lượng hăng hái, tích cực, quyết tâm chiến đấu, sản xuất, thực hiện thành công độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Thi đua là yêu nước, yêu nước gắn liền với độc lập dân tộc, gắn liền với chế độ xã hội chủ nghĩa

Hai là, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng đặt

ra trong từng giai đoạn

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, khi phát động phong trào thi đua, Hồ Chí Minh luôn căn cứ vào tình hình cụ thể từng giai đoạn cách mạng, ra chỉ tiêu thi đua cụ thể, thiết thực, có tính khả thi Khi cả nước thực hiện nhiệm vụ kháng chiến - kiến quốc, thi đua yêu nước có mục đích là: “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”

Ba là, nhằm động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia đông đảo, tạo động lực thúc đẩy cách mạng phát triển

Thi đua là biện pháp quan trọng thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng đã đề ra Hồ Chí Minh cho rằng: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, thắng lợi của cách mạng là do sự phấn đấu, hy sinh và trí thông minh, sáng tạo của hàng triệu nhân dân, nhất là công nhân, nông dân và những người trí thức cách mạng” [35, tr.467]

* Nội dung thi đua yêu nước

Hồ Chí Minh để lại những quan điểm, nội dung thi đua vừa rộng lớn, vừa sâu sắc: “Thi đua phải là toàn dân, toàn diện”, “mọi người đều thi đua, mọi việc đều có thi đua” [27, tr.169]

Trang 9

Một là, thi đua trên lĩnh vực lao động sản xuất, phát triển kinh tế

Hồ Chí Minh nhận rõ vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế, đất nước tự do, độc lập mà dân chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không có nghĩa lý gì Giá trị của tự do, độc lập chỉ được thể hiện khi mà dân được ăn no, mặc đủ Ngay sau khi giành chính quyền, Người kêu gọi nhân dân cả nước tích cực tăng gia sản xuất, quyết tâm diệt giặc đói với các nội dung như: “Làm cho mau, Làm cho tốt, Làm cho nhiều” [26, tr.556]

Hai là, thi đua trên lĩnh vực văn hoá, xã hội

Căn cứ vào từng giai đoạn, từng nhiệm vụ cách mạng để xác định nội dung thi đua cho phù hợp Tháng 8/1945, trong hoàn cảnh kinh tế, tài chính của đất nước gặp muôn vàn khó khăn, Hồ Chí Minh đã phát động các phong trào: “Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo cứu đói” Đứng trước vấn nạn hơn 95% dân số mù chữ, phong trào “Bình dân học vụ” đã động viên được đông đảo nhân dân thi đua xoá mù chữ, nâng cao dân trí

Ba là, thi đua trên lĩnh vực quân sự

Khi thực dân Pháp quay lại xâm nước ta, Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, mục tiêu đánh đuổi giặc Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc Trong kháng chiến chống Mỹ, các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”… đã khơi dậy, hun đúc, khuyến khích nhiệt huyết cách mạng của tuổi trẻ, đưa hàng triệu thanh niên vào tuyến đầu của cuộc kháng chiến, góp phần to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

* Yêu cầu thi đua yêu nước

Một là, thi đua phải phát huy được truyền thống yêu nước của dân tộc

Trang 10

Mục tiêu của thi đua là làm cho con người tiến bộ, cải tạo xã hội, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng Do đó, thi đua yêu nước phải giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đẩy lùi các thói hư, tật xấu, hủ tục lạc hậu Nhận thức rõ sức mạnh bắt nguồn từ lòng yêu nước của nhân dân, Hồ Chí Minh đã thổi bùng ngọn lửa nhiệt tình cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân bằng các phong trào thi đua yêu nước

Hồ Chí Minh yêu cầu lấy truyền thống yêu nước để phát động, tổ chức các phong trào thi đua, coi thi đua là động lực phát huy lòng yêu nước Việc gắn thi đua với yêu nước, yêu nước với thi đua đã làm cho phong trào thi đua của nhân dân ta mang bản sắc Việt Nam, với tinh thần dân tộc, ý thức tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước

Hai là, thi đua phải khách quan, trung thực

Mặc dù, Hồ Chí Minh không dùng từ “khách quan”, “trung thực” trong phong trào thi đua yêu nước, nhưng Người rất chú ý đến việc thi đua phải khách quan, trung thực Trong bài nói chuyện tại Đại hội thi đua “Năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều” toàn Miền Bắc, ngày 12/02/1965, Người nhấn mạnh: “Để bảo đảm phong trào thi đua thắng lợi vẻ vang, cần có hai điều: một là cán bộ và công nhân phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm và tinh thần làm chủ tập thể…” [35, tr.485] Như vậy, đối tượng tham gia thi đua phải có đạo đức cách mạng, có trách nhiệm và tinh thần làm chủ tập thể Thi đua phải trên tinh thần vì tập thể chứ không vì cá nhân, thi đua không phải là ganh đua, mà cần khách quan, trung thực, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau

Ba là, thi đua phải thực sự dân chủ

Trang 11

Thi đua yêu nước là hoạt động có ý thức của con người, nó chỉ có thể thành công khi được hưởng ứng nhiệt tình, vô tư của các cá nhân, tập thể tham gia Làm thế nào để có được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình, tự giác ấy? Để đạt được điều đó phong trào thi đua phải thực sự dân chủ

Bốn là, thi đua phải có sự lãnh đạo đúng

Thi đua là hoạt động quần chúng rộng lớn, mang tính cách mạng, năng động, sáng tạo, đòi hỏi phải được tổ chức chặt chẽ và có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Hồ Chí Minh khẳng định: “Thi đua phải

có sự lãnh đạo đúng” [28, tr.146] Câu nói trên của Người tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc Để phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ, liên tục, thu được hiệu quả cao, cần có sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đoàn thể nhân dân, nhằm mục đích chung, thực hiện đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước

Như vậy, phong trào thi đua yêu nước muốn đạt được kết quả cao, nhất thiết phải có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đây cũng là một nguyên tắc trong phát động và triển khai các phong trào thi đua yêu nước

Năm là, thi đua phải kết hợp với khen thưởng

Nhìn nhận một cách tổng quát, nếu thi đua là động lực để thúc đẩy các phong trào hành động cách mạng, thì khen thưởng cũng là một động lực để thúc đẩy thi đua phát triển Thi đua và khen thưởng là hai mối quan

hệ khăng khít bổ sung, hỗ trợ cho nhau

* Biện pháp thi đua yêu nước

Một là, tuyên truyền, giáo dục, cổ động nhân dân thi đua yêu nước

Trang 12

Với quan điểm dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để đem lại hạnh phúc cho dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ cần phải phát huy sức mạnh của toàn dân, tuyên truyền, động viên đông đảo nhân dân tích cực tham gia phong trào yêu nước Nhân dân là vốn quý nhất, lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng, sức mạnh đoàn kết của nhân dân là sức mạnh vô địch,

“chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” Thực tế đã chứng minh có lực lượng dân chúng tham gia thì việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được

Do đó, phải tuyên truyền, giáo dục, cổ động nhân dân để dân biết, dân hiểu

và tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước

Hai là, có kế hoạch, có biện pháp, có quyết tâm

Để tổ chức một phong trào thi đua thành công, nhất định phải có chương trình, kế hoạch, biện pháp đúng đắn Sau khi xác định mục đích, nội dung thi đua, vấn đề vô cùng quan trọng là đề ra được kế hoạch cụ thể, thiết thực phù hợp Mỗi phong trào thi đua dù nhỏ, đều phải được tổ chức tốt, có trọng tâm, trọng điểm, có chương trình, kế hoạch cụ thể

Ba là, coi trọng việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm

Hồ Chí Minh cho rằng muốn phát động phong trào thi đua có hiệu quả, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đánh giá… phải thường xuyên kịp thời Trong công tác lãnh đạo, khi phát động phong trào thi đua, phải có mục tiêu cụ thể với từng đối tượng, từng ngành, từng giới Thi đua ngắn ngày, dài ngày, từng đợt, hay nhiều đợt, đều phải có kiểm tra, tổng kết đánh giá kết quả, biểu dương, khen thưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Sau đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi” [28, tr.146]

Trang 13

Việc sơ kết, để tổng kết rút kinh nghiệm, suy tôn các cá nhân, các tập thể gương mẫu phải chính xác Chống chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa cào bằng trong thi đua Những gương điển hình tiên tiến không chỉ là hạt nhân của phong trào thi đua, còn là nguồn cung cấp cho Đảng, Nhà nước

những cán bộ ưu tú, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng nước nhà

1.1.2 Một số khái niệm

Theo Từ điển tiếng Việt, “phong trào là hoạt động chính trị,

văn hoá, xã hội lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia” [58,

tr.929], “thi đua là đua nhau làm việc cho có nhiều năng suất” [54,

tr.1233], đó là việc cùng nhau đem hết tài năng, sức lực ra làm nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác và học tập

Theo Luật thi đua, khen thưởng 2022, Điều 3 nêu rõ: “Thi đua là

hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia

tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình”

Tổ chức phong trào Thi đua Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1

là biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy lòng nhiệt tình, sức sáng tạo của cán

bộ, chiến sĩ, công nhân viên toàn Sư đoàn vào việc thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng Sư đoàn vững mạnh toàn diện

Từ những phân tích trên có thể quan niệm: Phong trào Thi đua

Quyết thắng ở Sư đoàn 3, Quân khu 1 là tổng thể các hoạt động tích cực của các tổ chức, lực lượng, nhằm đem hết tài năng, sức lực cống hiến, trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, phấn đấu đạt thành tích tốt nhất trong huấn luyện, rèn luyện và các mặt công tác khác, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Ngày đăng: 15/10/2024, 10:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w