1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2045 (TỶ LỆ 1/10.000) ĐỊA ĐIỂM: HUYỆN ĐỨC HÒA - TỈNH LONG AN

310 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2045 (TỶ LỆ 1/10.000)
Trường học VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN QUỐC GIA – BỘ XÂY DỰNG
Chuyên ngành Quy hoạch đô thị
Thể loại Quy hoạch
Năm xuất bản 2024
Thành phố HÀ NỘI
Định dạng
Số trang 310
Dung lượng 14,24 MB

Nội dung

Cùng với những tiềm năng phát triển công nghiệp trên, Long An còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch như: hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật

Trang 1

VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN QUỐC GIA – BỘ XÂY DỰNG VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- THUYẾT MINH TỔNG HỢP

QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ ĐỨC HÒA,

CƠ QUAN TỔ CHỨC LẬP QUY HOẠCH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

CƠ QUAN THỰC HIỆN LẬP

QUY HOẠCH

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC

HÒA

ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH

VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ

ĐÔ THỊ VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG

THÔN QUỐC GIA

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG 2

DANH MỤC HÌNH 4

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 7

1.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch: 7

1.2. Các căn cứ pháp lý 8

1.3. Phạm vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch 12

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG 14

2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển huyện Đức Hòa 14

2.2. Điều kiện tự nhiên 16

2.3. Hiện trạng môi trường và cảnh quan đặc trưng 21

2.4. Hiện trạng dân số và lao động 23

2.5. Hiện trạng sử dụng đất 29

2.6. Hiện trạng hạ tầng kinh tế - xã hội 33

2.7. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 53

2.8. Tình hình quản lý, đầu tư và phát triển đô thị trên địa bàn huyện Đức Hòa: 90

2.9. Đánh giá hiện trạng đô thị theo các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị loại III 103 2.10. Đánh giá tổng hợp (SWOT) 106

CHƯƠNG 3: TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 110

3.1. Vị trí, vai trò và mối liên hệ vùng 110

3.2. Động lực phát triển đô thị 115

3.3. Dự báo quy mô dân số, lao động 119

3.4. Dự báo quy mô sử dụng đất 121

3.5. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu 121

3.6. Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch và phát triển đô thị 123

3.7. Kinh nghiệm phát triển đô thị tại Việt Nam 128

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ TÍNH CHẤT 134

4.1. Quan điểm 134

4.2. Mục tiêu 134

4.3. Tính chất 135

CHƯƠNG 5: TẦM NHÌN, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 136

5.1. Tầm nhìn: 136

5.2. Chiến lược phát triển: 136

CHƯƠNG 6: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ 142

6.1. Mô hình và hướng phát triển đô thị: 142

6.2. Định hướng phát triển không gian 154

6.3. Xác định khu vực nội thị, ngoại thị 162

6.4. Định hướng phát triển các khu chức năng đô thị: 163

6.5. Định hướng phát triển khu vực dân cư nông thôn: 175

Trang 4

6.6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội: 180

CHƯƠNG 7: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT: 206

7.1. Quy hoạch sử dụng đất toàn đô thị: 206

CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ ĐÔ THỊ 212

8.1. Mục tiêu chung và nhiệm vụ 212

8.2 Nguyên tắc thiết kế: 212

8.3 Các vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị 212

8.4 Xác định mật độ xây dựng và tầng cao xây dựng: 214

8.5. Khung thiết kế đô thị: 216

CHƯƠNG 9: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT: 231

9.1. Giao thông: 231

9.2. Phòng chống thiên tai 244

9.3. Định hướng cao độ nền, thoát nước mặt: 247

9.4. Định hướng phát triển hệ thống cấp nước 255

9.5. Định hướng cấp điện: 260

9.6. Định hướng Thông tin và truyền thông: 265

9.7. Định hướng hệ thống thoát nước thải 270

9.8. Định hướng thu chất thải rắn 280

9.9. Định hướng hệ thống nghĩa trang 285

CHƯƠNG 10: GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 287

10.1. Cơ sở pháp lý: 287

10.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường: 287

CHƯƠNG 11: KINH TẾ ĐÔ THỊ: 298

11.1. Danh mục các quy hoạch, chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: 298

11.2. Nguồn lực thực hiện: 301

CHƯƠNG 12: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 303

12.1. Kết luận: 303

12.2. Kiến nghị: 304

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Dân số trung bình và mật độ dân số huyện Đức Hòa năm 2015 và 2022

24

Bảng 3 So sánh kết quả phát triển khu công nghiệp 36

Bảng 4 Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực phân theo loại hình kinh tế 37

Bảng 5 Tình hình phát triển nông lâm thủy sản của huyện Đức Hòa và tỉnh Long An 40 Bảng 6 So sánh vốn doanh nghiệp của Đức Hòa năm 2015 và 2021 với một số địa phương lân cận 43

Bảng 7 Thống kê về chỉ tiêu phát triển của giáo dục của Huyện 47

Bảng 8 Phát triển y tế của huyện Đức Hòa 49

Bảng 9 Một số chỉ tiêu về mức sống dân cư của Huyện 52

Bảng 10 Hiện trạng hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện 53

Bảng 11 Danh sách hiện trạng đường tỉnh trên địa bàn huyện 55

Bảng 12 Danh sách hiện trạng các tuyến đường huyện trên địa bàn 57

Bảng 13 Mực nước biển dâng theo kịch bản RCP4.5 cho khu vực biển Đông 68

Bảng 14 Bảng tổng hợp đánh giá hiện trạng đất xây dựng 72

Bảng 15 Danh mục trạm biến áp hiện trạng trên địa bàn huyện Đức Hòa 75

Bảng 16 Danh sách các tuyến đường dây trên địa bàn huyện 77

Bảng 17 Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh các khu vực đô thị 80

Bảng 18 Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh các khu vực ngoài đô thị 80

Bảng 19 Hiện trạng các đầu mối XLNT các KCN tập trung 81

Bảng 20 Danh mục thống kê các đồ án, dự án tại huyện Đức Hòa 94

Bảng 21 Các tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn đô thị loại III chưa đạt so với Nghị quyết NQ1210/2016/UBTVQH13 và NQ26/2022/UBTVQH15 105

Bảng 22 Các tiêu chí chưa đạt điểm tối đa theo tiêu chuẩn đô thị loại III của Nghị quyết NQ1210/2016/UBTVQH13 và NQ26/2022/UBTVQH15 106

Bảng 23 Bảng dự báo sơ bộ quy mô dân số 120

Bảng 24 Bảng chỉ tiêu sử dụng đất và hạ tầng xã hội – hạ tầng kỹ thuật 121

Bảng 25 Phương án phát triển các khu công nghiệp huyện Đức Hòa 190

Bảng 26 Phương án phát triển các cụm công nghiệp huyện Đức Hòa 194

Bảng 27 Danh mục trường THCS -THPT xây mới tại huyện Đức Hòa 199

Bảng 28 Các cơ sở đào tạo trên địa bàn Đức Hòa 200

Bảng 29 Các cơ sở y tế cấp đô thị trên địa bàn đô thị Đức Hòa 200

Trang 6

Bảng 30 Các di tích, công trình văn hóa, thể thao tại huyện Đức Hòa 202 Bảng 31 Các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn Đức Hòa 203 Bảng 33 Danh mục dự án ưu tiên đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn xã hội hóa 244

Bảng 34 Bảng tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước đến năm 2045 256 Bảng 35 Phụ tải điện tổng hợp trên địa bàn đô thị 261 Bảng 36 Danh sách các trạm 220kV và 110kV trên địa bàn huyện Đức Hòa 262 Bảng 37 Chỉ tiêu quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc 265 Bảng 38 Bảng chỉ tiêu thoát nước thải 271 Bảng 39 Dự báo lưu lượng nước thải phát sinh theo các giai đoạn quy hoạch 272 Bảng 40 Bảng: Quan trắc chất lượng môi trường trong khu vực quy hoạch 296 Bảng 41 Bảng danh mục các quy hoạch, chương trình, dự án ưu tiên đầu tư 299

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1- Sơ đồ phát triển không gian theo giai đoạn 15 Hình 2- Bản đồ cao độ nền phân bố trên địa bàn huyện Đức Hòa 16

Hình 7- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo ngành 33 Hình 8- Cơ cấu kinh tế giá trị sản xuất theo ngành 34 Hình 9- So sánh giá trị sản xuất công nghiệp, năm 2020 34 Hình 10- Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp chủ lực 36 Hình 11- Số lượng lao động trong các ngành CN chủ lực 37 Hình 12- So sánh quy mô vốn của doanh nghiệp năm 2015 và năm 2021 41 Hình 13- Giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2015 và năm 2021 42 Hình 14- Quy mô doanh nghiệp theo nguồn vốn 43 Hình 15- Quy mô doanh nghiệp theo lao động 44 Hình 16- So sánh tỉ suất lợi nhuận, 2015 và 2021 (%) 45 Hình 17- Thu nhập người lao động, 2015 và 2021 (nghìn đồng) 45 Hình 18- Sơ đồ hiện trạng mạng lưới giao thông đối ngoại 56

Hình 20- Sơ đồ mạng lưới giao thông thủy nội địa 63 Hình 21- Diện tích nguy cơ ngập do triều cao nhất ở kịch bản RCP4.5 68 Hình 22- Sơ đồ phân lưu vực thoát nước chính 71 Hình 23- Hiện trạng kênh rạch trên địa bàn 71

Hình 24- Sơ đồ đánh giá đất xây dựng theo điều kiện tự nhiên 73 Hình 25- Sơ đồ hiện trạng hệ thống cấp nước huyện Đức Hòa 74 Hình 26- Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt khu vực đô thị-nông thôn và các

Hình 27- Hiện trạng vị trí các khu vực XLNT công nghiệp tập trung 82 Hình 28- Hiện trạng các đầu mối tiếp nhận XLCTR sinh hoạt huyện Đức Hòa

83 Hình 29- Hiện trạng các đầu mối xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn huyện

Hình 30- Rà soát các quy hoạch, dự án trên địa bàn Đức Hòa 93

Trang 8

Hình 31- Quy mô dân số, diện tích các đô thị cùng vị thế trong vùng TP.HCM

114 Hình 32- Huyện Đức Hòa trong mối quan hệ với vùng ĐBSCL và vùng

Hình 33- Kết nối tuyến thủy nội địa trên sông Vàm Cỏ Đông 117 Hình 34- Hệ thống trục động lực trong quy hoạch tỉnh Long An 118 Hình 35- Sự phát triển của hệ thống công viên công cộng trong nội đô Thượng Hải từ năm 2000 đến 2010 (Nor Akmar và cộng sự, 2021) 124 Hình 36- Loại hình sinh thái cảnh quan ở Thượng Hải năm 2010 (Nor Akmar

Hình 41- Mô hình phát triển khu vực trung tâm đô thị mới 148 Hình 42- Cấu trúc phát triển đô thị Đức Hòa 152 Hình 43- Cơ cấu phát triển đô thị Đức Hòa 153 Hình 44- Sơ đồ định hướng phát triển không gian 154 Hình 45- Sơ đồ ranh giới nội ngoại thị đến năm 2045 163 Hình 46- Sơ đồ phân khu đô thị khu vực nội thị 164

Hình 48- Mô hình về thung lũng hoa Tây Hồ (rộng khoảng 3,3 ha) tại quận

Hình 49- Mô hình du lịch đêm ven sông tại Singapore 197 Hình 52- Sơ đồ định hướng lại trục động lực theo QHT-686 phát huy tối đa vai trò trong phát triển đô thị trong tương lại 235 Hình 53- Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống giao thông huyện Đức Hòa 235 Hình 54- Sơ đồ mạng lưới giao thông đường thủy và hệ thống giao thông

Hình 55- Sơ đồ mạng lưới giao thông tĩnh bến xe giao thông 237 Hình 56- Sơ đồ các vị trí nghiên cứu xử lý nút giao, tránh xung đột trong quá

Hình 57- Sơ đồ vị trí dự kiến bố trí cầu vượt đô thị 240 Hình 58- Sơ đồ mạng lưới giao thông công cộng xe buýt đô thị 242

Trang 9

Hình 59- Mô hình kè và trồng cỏ, ổn định bờ, thu nước mưa 247 Hình 60- Sơ đồ phân lưu vực thoát nước mưa huyện Đức Hòa 250 Hình 61- Mô tả lượng nước mưa thẩm thấu trước và sau đô thị hóa 252 Hình 62- Áp dụng hệ thống thoát nước xanh đối với các khu vực đô thị hiện

Hình 63- Sơ đồ phân lưu vực thoát nước và xử lý nước thải tập trung 273 Hình 64- Sơ đồ các khu vực phát triển khu-cụm công nghiệp trong khu vực 277 Hình 65- Sơ đồ phân bố các lưu vực xử lý nước thải tập trung các khu công

Hình 66- Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện có bể Aeroten áp dụng

Hình 67- Sơ đồ công nghệ DEWATS xử lý nước thải cho các bệnh viện tuyến

Trang 10

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:

Long An là tỉnh có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp trực tiếp với đô thị đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời là trung tâm của trục tam giác phát triển Phnôm Pênh, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, tỉnh Long An có cơ

sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, đồng bộ với các kết nối giao thông đường bộ và đường biển tương đối thuận lợi; cảng Quốc tế Long An đang đi vào hoạt động có khả năng tiếp nhận tàu từ 50.000 - 70.000 DWT

Năm 2023, quy mô nền kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 168,1 nghìn tỷ đồng, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của cả nước và đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long; GRDP/đầu người đạt 96,4 triệu đồng, tăng 6,3 triệu đồng so với cùng kỳ, gấp 4,2 lần so với năm 2010; giải ngân đầu tư công đứng trong top đầu của cả nước; tính lũy kế đến tháng 12/2023, tỉnh đã thu hút được 1.389 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 13,6 tỷ USD

Ngoài ra Long An có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển công nghiệp, hiện tỉnh Long

An được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2030 toàn tỉnh có 51 khu công nghiệp với tổng diện tích là 12.433 ha Hiện có 26 khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 67,58% và 17 CCN đang hoạt động, tỷ lệ lắp đầy đạt 83,62% Các KCN, CCN phân bố chủ yếu ở khu vực huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc kết nối thuận lợi với Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hệ thống hạ tầng Đặc biệt, trong giai đoạn tới, khi tuyến đường vành đai 3, vành đai 4 được hoàn thành, sẽ là trục động lực kết nối hành lang công nghiệp, đô thị sân bay tới cảng biển1 Cùng với những tiềm năng phát triển công nghiệp trên, Long An còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch như: hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc với hơn 125 di tích, trong đó có 21 di tích cấp quốc gia, 104 di tích cấp tỉnh với những di tích tiêu biểu như Khu vực Ngã tư Đức Hòa; Phế tích kiến trúc Gò Xoài, Gò Đồn,

Gò Năm Tước; Lăng mộ và Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức; Ngã tư Rạch Kiến; Vàm Nhựt Tảo; Chùa Tôn Thanh; Nhà Trăm Cột; Đình Vĩnh Phong; Khu Căn cứ Bình Thành; Khu lưu niệm Nguyễn Thông; Chùa Phước Lâm; Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ (1946-1949); Cụm nhà cổ Thanh Phú Long; Địa điểm An Sơn; Đình Tân Xuân; Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ; Khu vực Đồn Long Khốt; Đồn Rạch Cát… thực hiện phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các di tích đã trở thành nơi về nguồn của thanh thiếu niên, học sinh trong và ngoài tỉnh Ngoài ra, các cơ quan văn hóa còn thực hiện việc kết nối, đưa di tích vào các tuyến du lịch trong dự án phát triển du lịch của tỉnh, tất cả đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa và quảng

bá hình ảnh của tỉnh Long An với bạn bè trong nước và quốc tế

Đức Hòa là huyện nằm phía Đông Bắc của tỉnh Long An, tiếp giáp trực tiếp với Thành phố Hồ Chí Minh Huyện có diện tích tự nhiên là 425,11 km2, bao gồm 20 đơn vị hành chính: 17 xã và 3 thị trấn Đức Hòa có vị trí quan trọng, là cầu nối giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng vai trò là đầu mối giao thông đường bộ của vùng với tuyến đường vành đai

1 Kết nối sân bay Long Thành và cảng biển quốc tế Long An

Trang 11

04, cao tốc Bắc Nam nhánh phía Tây, tuyến thủy nội địa trên sông Vàm Cỏ Đông kết nối cảng quốc tế Long An…, với những lợi thế về vị trí địa lý, Đức Hòa có tiềm năng vô cùng lớn để phát triển kinh tế - xã hội

Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 13/6/2023 đã xác định đến năm 2030 huyện Đức Hòa là đô thị loại III thuộc vùng đô thị trung tâm Là khu vực cửa ngõ kết nối vùng Tp HCM tập trung phát triển khu dân cư, khu đô thị mới; đô thị công nghiệp, đô thị đa chức năng phía Tây Bắc tỉnh Long An theo hướng hiện đại, sinh thái, bền vững; là trung tâm y tế, giáo dục đào tạo cấp vùng; là trung tâm du lịch sinh thái sông Vàm Cỏ Đông, du lịch văn hóa - lịch sử Với vị thế và tiềm năng to lớn như trên, tuy nhiên kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông đối ngoại trên địa bàn huyện chưa

đủ đáp ứng nhu cầu phát triển; dân cư ở rải rác, không tập trung cũng một trong những thách thức đòi hỏi phải có quá trình quy hoạch để tái thiết không gian kiến trúc cảnh quan, xây dựng bộ mặt đô thị hiện đại và gắn với bản sắc đặc trưng của khu vực; tỷ lệ cơ cấu công nghiệp chiếm rất lớn trên 93% thể hiện trong giai đoạn qua huyện chưa chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ để gắn với phát triển đô thị, thiếu những trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim… để phục vụ nhu cầu rất lớn của người dân và công nhân trong các khu công nghiệp

Vì vậy, để thực hiện phân loại đô thị trên địa bàn đáp ứng quy định của pháp luật về phân loại đô thị và kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030 và cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, các Nghị quyết, kế hoạch của Ban thường vụ Tỉnh ủy và Ban chấp hành đảng bộ Tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh Long An

đã trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương (Văn bản số 624/TTg-CN ngày

20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ trương lập quy hoạch chung đô thị Đức Hòa, bến Lức, tỉnh Long An) nghiên cứu, lập quy hoạch chung đô thị Đức Hòa đến năm

2045, trên cơ sở diện tích tự nhiên huyện Đức Hòa, làm cơ sở để nâng cấp, đầu tư phát triển

đô thị đảm bảo đôt thị Đức Hòa đến năm 2030 đạt được các tiêu chí đô thị loại III Như vậy việc lập quy hoạch chung đô thị Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2045 là hết sức cần thiết và cấp bách làm cơ sở phát huy vai trò và vị thế của huyện trong việc phát triển đô thị, làm cơ sở thành lập thành phố Đức Hòa trước năm 2030

1.2 Các căn cứ pháp lý

1.2.1 Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định hướng dẫn thực hiện:

- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 21/11/2017;

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;

- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 của Quốc Hội về luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;

- Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;

Trang 12

- Luật du lịch; Luật Di sản văn hóa, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Điện lực, Luật Đê điều; Luật Kiến trúc ;

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị;

- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một

số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 72/2019NĐ-CP ngày 30/08/2019 của Chính phủ về việc Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

- Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

- Thông tư 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị; Thông tư 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013;

- Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn QCVN 07:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01: 2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ

sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;

- Thông tư số 12/2023/TT-BXD ngày 20/11/2023 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại III trở lên

Trang 13

1.2.2 Nghị quyết, Quyết định, Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ,

ban, ngành trung ương:

- Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã

- Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

- Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

- Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị

- Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính

Quyết định số 1012/QĐ-TT ngày 03/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19/10/2012 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương về việc Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020, định hướng đến năm 2030

- Quyết định số 9428/QĐ-BCT ngày 13/12/2013 của Bộ Công Thương về Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm hội chợ triển lãm trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26/06/2015 của Bộ Công Thương về Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến 2025, tầm nhìn đến năm 2035

- Quyết định số 616/QÐ-BCT ngày 26/2/2018 của Bộ Công Thương về việc Quy hoach phát triên điên lực tỉnh Long An giai đoạn 2016-2025 và các quy hoạch ngành khác có liên quan

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 05//2020/QĐ-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước;

- Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030;

Trang 14

- Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050;

- Quyết định số 1789/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050;

- Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 30/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

- Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 654/QĐ-TTg ngày 30/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 13/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Công văn số 624/Ttg-CN ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấp thuận chủ trương lập quy hoạch chung các đô thị Bến Lức, Đức Hòa, tỉnh Long An với tiêu chuẩn đô thị loại III;

- Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 15/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000;

- Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

1.2.3 Nghị quyết, Kế hoạch, Quyết định, Văn bản của địa phương:

- Quyết định số 2388/QĐ-UBND của UBND tỉnh Long An ngày 17/07/2018 của UBND Tỉnh Long An về việc phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Long An đến năm 2030;

- Quyết định số 12106/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Đức Hòa;

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2023 huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; Bản đồ hiện trạng

sử dụng đất năm 2020 của huyện và các xã;

- Niên giám thống kê năm 2018, 2019, 2020, 2022, 2023 huyện Đức Hòa, tỉnh Long

An

1.2.4 Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ:

- Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An và huyện Đức Hòa;

- Các hồ sơ quy hoạch được duyệt: Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thành phố

Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; các tài liệu quy hoạch ngành giao thông vận tải, du lịch, tài nguyên môi trường…của tỉnh Long An;

Trang 15

- Các tài liệu hồ sơ quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, dự án trên địa bàn huyện Đức Hòa;

- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội do địa phương và các cơ quan liên quan cung cấp;

- Niên giám thống kê năm 2022; sơ bộ 2023;

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 được thực hiện trên cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia

đã được chuẩn hóa được cơ quan chuyên môn phê duyệt

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành khác có liên quan

1.3 Phạm vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch

1.3.1 Cơ sở đề xuất phạm vi lập quy hoạch

Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 13/6/2023 đã xác định, đô thị Đức Hòa là trung tâm tiểu vùng phía Bắc, ưu tiên phát triển đô thị công nghiệp gắn với vành đai 4, trục động lực Đức Hòa, trục động lực Mỹ Quý Tây - Lương Hoà - Bình Chánh, đạt tiêu chí đô thị loại III

Theo quy định về phân loại đô thị tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022

của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đô thị được quy hoạch và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí,

tiêu chuẩn của loại đô thị nào thì được phân loại đô thị theo quy định của loại đô thị tương ứng và là một trong những cơ sở để xem xét thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính (khoản 3 và khoản 4 Điều 2); Đô thị loại III có quy mô dân số tối thiểu 100.000 người (Điều 6) Theo quy định về tiêu chuẩn của đơn vị

hành chính và phân loại đơn vị hành chính tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày

25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tiêu chuẩn của thành phố có diện tích tự nhiên

150 km 2 trở lên và tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên

(Điều 5)

Hiện nay, huyện Đức Hòa là đơn vị hành chính cấp huyện, dân số hiện trạng 328.114người, diện tích tự nhiên 425,11 km2, tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã 3/20=15% Trên cơ sở các phân tích trên, việc xác định phạm vi lập quy hoạch chung đô thị trên toàn bộ địa giới hành chính của huyện Đức Hòa đảm bảo điều kiện diện tích và dân số tối thiểu để đảm bảo tiêu chí đô thị loại III và thành lập thành phố Đức Hòa đến năm 2030; cân nghiên cứu xác định ranh giới nội thị và ngoại thị đảm bảo số đơn vị hành chính dự kiến thành phường chiếm tỷ lệ trên 65%

1.3.2 Phạm vi lập quy hoạch

Ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Đức Hòa (bao gồm 3 thị trấn và 17 xã): có tọa độ địa lý:1106o16’11”-106o31’57” kinh độ Đông và 0o

44’30”-110o 1’38” vĩ độ Bắc

1.3.3 Ranh giới lập quy hoạch

Ranh giới lập quy hoạch được giới hạn như sau:

Trang 16

- Phía Bắc giáp huyện Củ Chi, TP HCM và huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh;

- Phía Nam giáp huyện Bến Lức, tỉnh Long An;

- Phía Đông giáp huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, TP.HCM;

- Phía Tây giáp huyện Đức Huệ, tỉnh Long An

1.3.4 Quy mô lập quy hoạch:

- Các giai đoạn thực hiện quy hoạch:

+ Giai đoạn ngắn hạn: đến năm 2030;

+ Giai đoạn dài hạn: đến năm 2045;

- Diện tích lập quy hoạch khoảng: 42.511 ha

Trang 17

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển huyện Đức Hòa

Đức Hòa nguyên là tên gọi của một thôn trong 74 thôn của tổng Long Hưng, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An (Sách Gia Định thành thông chí, tập trung, trang 34) Khi tỉnh Chợ Lớn được thành lập vào năm 1900 gồm 4 sở đại lý (tương đương quận) là: Đức Hòa, Trung Quận, Cần Đước, Cần Giuộc Năm 1950, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ ra quyết định hợp nhất hai huyện Đức Hòa và Đông Thành (huyện Đức Huệ ngày nay) lấy tên là Đức Hòa Thành thuộc tỉnh Gia Định Ninh (Chợ Lớn- Tây Ninh- Gia Định hợp lại) Năm 1956, khi tỉnh Chợ Lớn nhập với Tân An thì huyện Đức Hòa là một huyện của tỉnh Long An Từ đó đến nay, huyện Đức Hòa có một vài lần thay đổi về địa giới hành chính nhưng tên Đức Hòa vẫn không thay đổi

Về phía Ngụy quyền Sài Gòn khi thiết lập chế độ cai trị ở miền Nam, đến năm 1963,

ra quyết định cắt hai huyện Đức Hòa và Đức Huệ của Long An đem nhập với hai huyện Trảng Bàng và Củ Chi, lập thành một tỉnh mới là tỉnh Hậu Nghĩa, tồn tại đến ngày giải phóng

Bước sang thập niên 20 của thế kỷ XX, Đức Hòa là nơi hội tụ những nhà hoạt động cách mạng như: Nguyễn An Ninh, Châu Văn Liêm, Võ Văn Tần, Đặt biệt, Đức Hòa là địa bàn hoạt động cách mạng nổi bật với sự kiện thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn do đồng chí Võ Văn Tần sáng lập vào ngày 6/3/1930 tại nhà ông Bộ Thỏ, làng Đức Hòa, nay là xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An Từ đó, nhân dân Đức Hòa hoàn toàn tin tưởng và quyết tâm đấu tranh theo đường lối của Đảng vạch ra Tiêu biểu

là sau sự kiện này, 5.000 nông dân Đức Hòa đã đồng loạt kéo về dinh quận Đức Hòa biểu tình, đòi yêu sách dưới sự lãnh đạo của đồng chí Bí thư liên tỉnh ủy Chợ Lớn- Gia Định là đồng chí Châu Văn Liêm Đây là cuộc biểu dương lực lượng lớn nhất Nam bộ lúc bấy giờ

Đức Hòa còn là nơi hoạt động của Xứ ủy Nam kỳ Nơi đây đã khai sinh những đơn vị

vũ trang nổi tiếng thời đánh Pháp như Chi đội 15, tiền thân của Trung đoàn 308 Là nơi thành lực lượng giải phóng quân liên quận Hóc Môn- Bà Điểm- Đức Hòa năm 1945 với sự tham gia của các đồng chí: Tô Ký, Trần Văn Trà,

Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta và thiết lập chế độ cai trị vùng đất Đức Hòa vào cuối năm 1946, Đức Hòa đã trở thành một căn cứ địa, là chỗ dựa, là bàn đạp vững chắc ngay bên cạnh trung tâm đầu não của địch, bất chấp mọi thủ đoạn đánh phá ác liệt của

kẻ thù

Trong thời kỳ diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954-1975, Đức Hòa vừa gánh vác trách nhiệm của một hành lang chiến lược nối liền con đường huyết mạch của cách mạng từ miền Tây đến miền Đông, vừa giữ vững vị trí của một bàn đạp vào đô thị Sài Gòn, vừa là hậu phương nuôi giấu bảo vệ lực lượng cách mạng, góp phần rất lớn vào thắng lợi của cuộc tổng tấn công Xuân Mậu Thân 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975

Đức Hòa đã góp phần vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và

đế quốc Mỹ xâm lược với những anh hùng vang danh trong sử sách Đồng chí Võ Văn Tần là Thường Vụ Trung ương Đảng Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, đồng chí Võ Văn Ngân là Ủy viên

Trang 18

Trung ương Đảng Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ; Các đồng chí trong Ban chấp hành trung ương Đảng: Thiếu tướng Huỳnh Văn Một, đó là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Hạnh, Thượng tướng Thi Văn Tám – thứ trưởng Bộ Công an, , đặc biệt đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đàng và Nhà nước của huyện Đức Hòa

Kết thúc hai cuộc chiến tranh, huyện Đức Hòa được nhà nước tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân với 24 đơn vị, 35 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 361 Mẹ Việt Nam anh hùng

Vào năm 2000, ba khu vực kinh tế khá cân bằng trên địa bàn huyện, trong đó khu vực kinh tế nông nghiệp và công nghiệp có tỷ trọng gần tương đương với nhau trong cơ cấu kinh

tế Khu vực I phát triển với hệ thống canh tác chủ lực là lúa, đậu phộng và chăn nuôi heo, đại gia súc Khu vực II phát triển nhanh do bên cạnh các ngành nghề truyền thống, các xí nghiệp

có quy mô từ trung bình trở lên bắt đầu khởi động tại các khu cụm công nghiệp thuộc Đức Hòa Hạ, Đức Hòa Đông; lĩnh vực thương mại dịch vụ có quy mô nhỏ và phân tán

Trong giai đoạn 2001-2005, khu vực công nghiệp bắt đầu tăng tốc do các cơ sở có quy mô trung bình và lớn bắt đầu đi vào hoạt động và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế; trong giai đoạn này khu vực thương mại - dịch vụ phát triển kém hơn so với công nghiệp Do xuất phát điểm nền kinh tế năm 2000 còn thấp, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này khá nhanh và đến 2005 khu vực II trở thành lĩnh vực kinh tế chủ đạo trên địa bàn

Trong giai đoạn 2006-2020, nông nghiệp vẫn tăng trưởng ở mức độ khá cao nhờ vào gia tăng nhanh sản lượng lúa, rau màu, chăn nuôi heo và đại gia súc Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng đột biến theo tiến độ lấp đầy các khu cụm công nghiệp và gia tăng quá trình sản xuất của các xí nghiệp, khu vực thương mại dịch vụ tăng trưởng chậm do tập trung các nguồn lực vào sản xuất công nghiệp Đến 2020, công nghiệp chiếm vị trí chủ lực và dịch

vụ phát triển trung bình

Sau năm 2021, dưới tác động của đại dịch Covid và suy thoái kinh tế chung, khu vực công nghiệp giảm tốc độ tăng trưởng tuy vẫn là lĩnh vực chủ lực, trong khi đó khu vực dịch

vụ vẫn duy trì và có xu hướng tăng trưởng khá theo tiến độ phát triển đô thị hóa và dần chiếm

vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế

Hình 1- Sơ đồ phát triển không gian theo giai đoạn

Trang 19

2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.1 Vị trí địa lý

Huyện Đức Hòa có vị trí địa lý khá thuận lợi, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 30 km, cách TP Tân An khoảng 35 km, cách TP Tây Ninh khoảng 63km, cách thị trấn Trảng Bàng 8km Có điều kiện thông thương thuận tiện với Campuchia thông qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) và cửa khẩu Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ) Đức Hòa là vùng phụ cận quan trọng của vùng KTTĐPN và vùng kinh tế biên giới Tây Ninh nối kết với khu vực phía Bắc của vùng ĐBSCL

2.2.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình huyện Đức Hòa tương đối bằng phẳng, độ cao bình quân 1÷2m, cao nhất là khu vực Lộc Giang +8m, thấp nhất là kênh Xáng Lớn + 0,6 m Cao độ nền thoải theo hướng Đông Bắc đến Tây Nam Chia làm 3 vùng như sau

Vùng địa hình cao: Bao gồm khu vực Hậu nghĩa, Tân mỹ, An Ninh Đông, An Ninh Tây, Lộc giang, xã Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Lập Hạ, Đức Lập Thượng, TT Đức hòa, Tân Phú Cao độ nền giao động từ 3÷8 m

Vùng địa hình trung bình: Bao gồm TT Hậu Nghĩa, TT Đức Hòa, Hòa Khánh Đông, một phần Hựu Thạnh, Đức Hòa Hạ, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Nam Cao độ nền giao động từ 1,5÷3,0 m

Vùng địa hình thấp: Bao gồm khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông, kênh Xáng Thầy Cai

- An Hạ Cao độ nền giao động từ <1,5 m

Hình 2- Bản đồ cao độ nền phân bố trên địa bàn huyện Đức Hòa

Trang 20

2.2.3 Khí hậu

Huyện Đức Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang sắc thái chung của khí hậu đồng bằng sông Cửu Long, có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, tương đối ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Nhiệt đô ̣trung bình năm (giai đoạn 2000-2016) tại trạm Hiệp Hòa dao động từ 26,5 ÷ 27,0ºC Nhiệt độ thấp nhất trong năm thường rơi vào tháng giêng (trung bình là 25-25ºC), nhiệt độ cao nhất vào các tháng 4-5 (trung bình 29÷30ºC)

Tổng số giờ nắng trong nhiều năm dao động khoảng 2.200 – 2.800 giờ Số giờ nắng trung bình trong ngày dao động từ 6 – 7,5 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất thường vào tháng 3, tháng có số giờ nắng thấp nhất thường vào mùa mưa

Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình nhiều năm khoảng 81 – 88%, biến thiên giữa các tháng trong năm từ 7-9% Độ ẩm cao nhất vào các tháng mùa mưa và thấp nhất vào các tháng mùa khô

Lượng mưa hàng năm biến động từ 1.448 – 1.886 mm/năm Mùa mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh TPHCM xuống phía Tây và Tây Nam Thời gian mưa nhiều trong năm thường trùng với thời gian lũ về

Trong mùa khô gió mùa Đông Bắc chiếm ưu thế với tần suất 60 ÷ 70% Trong mùa mưa gió mùa Tây Nam chiếm ưu thế với tần suất khoảng 70%

Nhận xét: Nhìn chung, đặc điểm khí hậu, thời tiết nêu trên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, du lịch và phát triển đô thị Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến các diễn biễn bất lợi của thời tiết như lũ lụt về mùa mưa, hạn hán và gió Tây khô nóng về mùa khô

2.2.4 Thuỷ văn

a) Thủy văn

Chế độ thủy văn của trên địa bàn

huyện chịu ảnh hưởng đồng thời của các chế

độ nước: lượng mưa trực tiếp tại chỗ, lượng

nước từ thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông đổ

về

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ

Campuchia đi qua Việt Nam tại Xamat, chảy

tiếp qua địa phận tỉnh Tây Ninh theo hướng

Tây Bắc đến cửa Rạch Tràm rồi chảy vào tỉnh

Long An qua các huyện Đức Huệ, Đức Hòa,

Bến Lức theo hướng Đông Nam, sau đó hợp

lưu với sông Vàm Cỏ Tây tại huyện Tân Trụ

tạo thành sông Vàm Cỏ, sau đó gặp sông Sơ đồ mạng lưới và lưu vực thủy văn trên địa bàn huyện Đức Hòa

Trang 21

Soài Rạp rồi đổ ra cửa biển Soài Rạp Sông Vàm Cỏ Đông có diện tích lưu vực khoảng 7.244 km²

Đoạn sông Vàm Cỏ Đông đi qua huyện Đức Hòa dài khoảng 4km, rộng trung bình

400 m; độ sâu đáy sông tại Đức Hòa là 17 m; độ dốc lòng sông trung bình là 0,21% Nhờ có nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng đưa xuống với lưu lượng bình quân 18,5 m³/s nên đã bổ sung nguồn nước tưới cho huyện Đức Hòa và 1 số huyện khác lân cận Lưu lượng dòng chảy bình quân trên sông Vàm Cỏ Đông tính đến Bến Lức là 98,38 m³/s Sông Vàm Cỏ Đông nối với sông Sài Gòn qua hệ thống kênh Xáng lớn – An Hạ – Rạch Tra và hệ thống sông Bến Lức – kênh Đôi – kênh Tẻ Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tương đối kín, trừ trường hợp bị ảnh hưởng bởi lũ sông Mekong lớn và lượng nước xả từ hồ Dầu Tiếng

Kênh xáng Thầy Cai có chiều dài khoảng 30 km, chiều rộng khoảng 20m, là tuyến kênh nối giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, đồng thời là ranh giới tự nhiên giữa huyện Đức Hòa – tỉnh Long An và huyện Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh, được nối với các kênh rạch nhỏ như kênh chính Ba sa, kênh An hạ, kênh Xáng Nhỏ, kênh Cầu Duyên, kênh chính sông Tra - Láng Ven…

2.2.5 Địa chất công trình

Theo tài liệu của viện Vật lý địa cầu Quốc gia, khu vực huyện Đức Hòa nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 6 Khi xây dựng công trình cần tính kháng chấn ứng với cấp dự báo

2.2.6 Địa chất công trình

Cấu tạo địa chất trên địa bàn huyện có cấu tạo trầm tích bở rời, chịu ảnh hưởng của chế độ biển Đông Theo các tài liệu đã nghiên cứu cho thấy tầng trầm tích khá dày, các trầm tích trong tỉnh được chia thành hai đơn vị trầm tích tầng Pleitocen giữa muộn và Holocene phân bố trên cùng, chiếm đại bộ phận diện tích của tỉnh

Một phần diện tích không nhỏ trầm tích Pleistocene bị trầm tích Holocene phủ trùm lên với độ sâu rất khác nhau từ vài mét tới hàng trăm mét Chính trầm tích Pleistocen chôn vùi này cũng là nguồn khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng (gạch, ngói, đất san lấp…) rất quan trọng cho khu vực đặc biệt là vùng ngập lũ

- Trầm tích Holocene

Trang 22

Ngoài khu vực phân bố trầm tích Pleistocen là trầm tích Holocene Là đơn vị trầm tích sông (aQ3IV)

Trầm tích sông (aQ3IV): Tập trung theo các đê sông và các nhánh sông lớn nên còn gọi là trầm tích đê tự nhiên, dễ nhận thấy ở hai ven các sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây Trên trầm tích này hình thành ra đất phù sa gley, thích hợp cho việc trồng lúa nước

Vật liệu xây dựng: Ngoài nguồn vật liệu đất làm gạch ngói, đất san nền và cừ tràm, nói chung các loại vật liệu xây dựng khác trên địa bàn đều phải vận chuyển từ nơi khác đến

2.2.7 Địa chất thủy văn

Trên địa bàn tỉnh Long An nói chung, nước dưới đất chủ yếu tồn tại trong các trầm tích Kainozoi có tuổi từ Miocen trên đến Holocen, phân bổ rộng trên toàn vùng Chiều dày của trầm tích từ mặt đất đến độ sâu khoảng 340 m ở phía Đông, Đông Bắc và đến hơn 400m ở phía Nam, Tây Nam Đất đá chứa nước chủ yếu là cát hạt mịn đến thô lẫn sạn sỏi, đôi chổ xen ít cát bột, sét bột, trong đó thành phần hạt thô là chủ yếu khả năng chứa nước của chúng khá phong phú (trừ trầm tích Holocen và các lớp hạt mịn, bột, bột sét) Độ giàu nước của đất đá trong vùng được chia thành 3 cấp: Cấp giàu nước với tỷ lưu lượng q > 1 l/s.m, trung bình q = 0,2 ÷ 1,0 l/s.m và nghèo nước q <0,2 l/s.m Các lớp bột sét được xem thực tế là không chứa nước Nước dưới đất ở dạng này có đặc điểm thuỷ hóa khá phức tạp: Phần trên thường bị phèn và mặn, phần dưới có chất lượng tốt hơn Tổng độ khoán hóa của nước biến đổi từ nhạt M > 1 g/l đến mặn M >3 g/l Nước chủ yếu thuộc loại có

áp, trừ phức hệ chứa nước Holocen Mực nước dao động theo mùa, phần nào chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, song biên độ dao động thường nhỏ, thường từ 0,1 ÷ 0,3m Nước có hướng vận động từ Bắc – Tây Bắc xuống Nam – Tây Nam Nguồn bổ cập cho những tầng chứa nước bên trên là từ nước mặt, nước mưa, còn những tầng chứa nước bên dưới được

bổ cập từ xa, nơi có diện lộ và bề mặt tiếp xúc với đá gốc ở ngoài địa bàn tỉnh

Theo đặc điểm địa chất, thành phần thạch học, đặc tính chứa nước, dạng tồn tại của nước dưới đất và tính chất thuỷ hóa của chúng, huyện Đức Hòa -tỉnh Long An có các đơn

vị chứa nước sau:

- Tầng chứa nước lổ hỏng các trầm tích Pleistosen trên (qp3)

Phân bổ hầu khắp địa bàn, độ sâu từ diện lộ trên mặt đến độ sâu khoảng 29 ÷ 30m,

bề dày biến đổi từ 0 ÷ 18m Chất lượng nước tầng nầy bị nhiễm mặn do ảnh hưởng với nguồn nước cung cấp nên không thể sử dụng cho dân sinh

- Tầng chứa nước lổ hỏng các trầm tích Pleistosen giữa trên (qp2-3)

Phân bổ trên hầu hết diện tích huyện, chúng chỉ lộ ra ở phía Bắc, Tây Bắc trên địa hình có độ cao lớn hơn +5,0m, chiều sâu đáy tầng chứa nước từ 43 ÷ 125m, chiều dày tầng chứa nước trung bình 74m, nước trong tầng nầy phần lớn diện tích toàn tỉnh bị lợ đến mặn, nước thường xuyên bị nhiễm phèn nên ít được sử dụng phục vụ dân sinh

- Tầng chứa nước lổ hỏng các trầm tích Pliocen trên (n2- 2)

Trầm tích Pliocen trên có diện tích phân bổ rộng, chúng không lộ ra trên bề mặt mà

bị tầng Pleistosen giữa trên phủ trực tiếp Chiều sâu gập lớp mái cách nước từ 43 ÷ 161m, chiều sâu gập lớp đáy cách nước từ 121 ÷ 274m, chiều dày trung bình 86m, bề mặt đáy và mái có xu thế chìm dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây Bắc xuống Đông Nam Khả năng chứa nước ở mức trung bình Nước trong tầng là nước có áp Khu vực phân bổ nước

lợ đế mặn; hướng vận động từ Bắc xuống Nam và Tây Bắc xuống Đông Nam, về quan hệ thủy lực tầng không có quan hệ với tầng phía trên là tầng Pleistosen giữa trên Miền cung

Trang 23

cấp nước chủ yếu là các diện lộ nằm ở xa vùng nghiên cứu dẫn đến cung cấp, tầng có chiều sâu không lớn từ 92 ÷ 250m nên đang là đối tượng chính đã và đang khai thác phục

vụ cho dân sinh tại huyện Đức Hòa

- Tầng chứa nước lổ hỏng các trầm tích Pliocen dưới (n2-1):

Tầng có diện phủ rộng bị tầng Pliocen trên phủ trực tiếp Chiều sâu gập lới mái cách nước 121 ÷ 274m, chiều sâu đáy tầng chứa nước từ 211÷ 348m, chiều dày trung bình 91m Miền cung cấp nước chủ yếu là các diện lộ nằm ở xa vùng nghiên cứu, khả năng chứa nước từ trung bình đến phong phú, chiều sâu của tầng không lớn trung bình từ 200 ÷ 300m, chất lượng nước đạt yêu cầu phục vụ cho dân sinh nên nó là đối tượng chính để khai thác

- Đới chứa nước khe nứt các trầm tích Mexoxoi (ms): Đới nầy chưa được nghiên

Việc khai thác một khối lượng nước ngầm lớn, tập trung tại những vị trí xây dựng các khu công nghiệp là rất khó khăn và rất không an toàn cho nguồn nước ngầm Khi khai thác nước ngầm với quy mô lớn thì sẽ gây ra độ hạ thấp mực nước lớn trong các giếng, dễ gây suy thoái giếng khoan khai thác Mặt khác, khai thác nước ngầm lớn sẽ tác động và làm thay đổi biên giới vùng nước mặn và vùng nước ngọt trong cùng một tầng chứa nước, giữa tầng chứa nước ngọt và tầng chứa nước mặn trong cùng một mặt cắt địa tầng Ngoài

ra, nó cũng gây nên hiện tượng chảy xuyên giữa các tầng chứa nước, phá hỏng các lớp mái ngăn nước, làm thay đổi cấu trúc địa tầng và gây nguy cơ lún sụt bề mặt trên diện rộng

2.2.8 Đất đai, thổ nhưỡng

Qua tài liệu điều tra cơ bản (Nguồn tài liệu của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 xây dựng năm 1988), tỉnh Long An có các nhóm đất chính sau:

a Nhóm đất phù sa

Được phân bố dọc ven sông Vàm Cỏ Tây (VCT), rạch Cái Cái Đất hình thành từ trầm tích sông non trẻ, không chứa vật liệu sinh phèn và không nhiễm mặn Căn cứ vào tài liệu điều tra cơ bản, đất phù sa được chia thành 6 đơn vị, tương đương với nguồn gốc phát sinh

Đó là đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi chưa phân dị, đất phù sa có tầng loang

lổ đỏ vàng, đất phù sa ven sông Vàm Cỏ, đất phù sa gley và đất phù sa trên nền phèn

b Nhóm đất xám

Nhóm đất xám có nhiều loại như: Đất xám bạc màu, đất xám trên nền phù sa cổ, đất xám gley , nhóm đất này phân bố ở các dải đất cao giáp biên giới Campuchia Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mịn dày, dễ thoát nước Nhìn chung đất có hàm lượng các chất

Trang 24

dinh dưỡng thấp Tuy vậy loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, cây ăn trái và cây công nghiệp

Nhóm đất phèn

Đất phèn chiếm một diện tích lớn trong diện tích tự nhiên, là nhóm đất có vấn đề khá nghiêm trọng, hạn chế bởi các độc chất phèn chua (AL+++, Fe++, SO4 ) Được phân bố ở các khu vực có địa hình thấp cao độ thấp hơn 1,50m như khu vực Bầu Nâu, khu vực ven kênh rạch , nhóm đất phèn cũng được phân làm nhiều loại tuỳ theo tính chất hoạt động và

độ sâu của tầng sinh phèn Đất phèn được phân thành 2 loại là: Đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động

Nhóm đất nầy qua nhiều năm được thao chua rữa phèn, hiện nay chất lượng đã được cải thiện người dân có nhiều giải pháp cải tạo biến vùng đất phèn trước đây không thể trồng lúa nay có thể sản xuất lúa 3 vụ cho năng suất cao

2.2.9 Nhận xét

Địa hình huyện Đức Hòa có đặc điểm hướng dốc chủ đạo từ Tây Bắc xuôi xuống Đông Nam Mạng lưới sông hồ kênh rạch của huyện Đức Hòa có đặc điểm phân bố rộng khắp trải đều và dốc nhẹ Hệ thống thủy lộ chính sông Vàm Cỏ Đông liên thông với hồ Dầu tiếng, các tuyến kênh đào nối với sông Tiền và sông Sài Gòn tạo thành mạng lưới thủy lợi dẫn tải nguồn nước mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông thủy kết nối liên vùng

Những năm gần đây, xâm nhập mặn có xu thế bất thường, nguyên nhân xâm nhập mặn do nhiều yếu tố như: Hoạt động mạnh của thủy triều biển Đông + gió chướng, lưu lượng nước thượng nguồn của sông nhỏ hơn bình thường và sự gia tăng sử dụng nguồn nước của các hộ dùng nước, lượng mưa ít và nắng nóng kéo dài Tại Hiệp Hòa đã có trung bình khoảng

4 ngày trong năm chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn (4 g/l)

Với các điều kiện tự nhiên của địa phương, cần nâng cao, phát huy giá trị của các công trình thủy lợi phòng chống thiên tại để đảm bảo nguồn nước mặt, đẩy lùi xâm nhập mặn, cải thiện điều kiện tự nhiên và mang lại môi trường sống xanh, thích ứng được với Biến đổi khí hậu

2.3 Hiện trạng môi trường và cảnh quan đặc trưng

- Huyện Đức Hòa đặc trưng cho

vùng rìa chuyển tiếp giữa dòng phù sa cổ

với đồng bằng ven sông Vàm Cỏ Đông

Kiến trúc cảnh quan chia làm 3 vùng cảnh

quan đặc trưng: vùng cảnh quan đô thj,

vùng cảnh quan nông thôn và vùng cảnh

quan công nghiệp

+ Vùng cảnh quan công nghiệp:

Công nghiệp tạo thành dải chạy bao quanh

khu vực phía Đông và phía Bắc giáp với

khu vực thành phố Hồ Chí Minh Như vậy

Trang 25

hình ảnh đặc trưng về cảnh quan chung khi

cận từ khu vực cửa ngõ phía Đông vào là các nhà xưởng, các khu công nghiệp

Hình 4- Cảnh quan công nghiệp

+ Vùng cảnh quan đô thị: Cảnh quan đô thị tập trung tại một số khu vực tiêu biểu là thị trấn Đức Hòa, thị trấn Hậu Nghĩa , thị trấn Hiệp Hòa và một phần phía Tân Mỹ, đây là những đô thị hiện hữu trong khu vực, Tân Mỹ đang được định hình là một đô thị mới gắn với các chức năng dịch vụ, du lịch, thương mại Đây đều là những khu vực có mật độ dân cư tập trung đông đúc hơn so với các khu vực khác, mạng lưới giao thông dạng ô bàn cờ khá rõ nét Tuy nhiên các đô thị này hình thái vẫn chưa rõ ràng và chưa có tính đặc trưng Sự kết nối giữa những khu hiện hữu và khu đô thị mới còn yếu, thiếu sự hài hòa nên hình thành ra các khu vực khác biệt nhau, không có tính đồng bộ và thống nhất Hiệp Hòa là một đô thị ven sông Vàm Cỏ Đông cần được chú trọng tận dụng giá trị cảnh quan sẵn có

Hình 5- Cảnh quan đô thị+ Vùng cảnh quan nông thôn: Là khu vực dân cư nông thôn gắn với vùng sinh thái nông nghiệp Dân cư nằm đan xen với các khu vực sản xuất nông nghiệp, hình thái nhà kết hợp vườn tạo nên các vùng sinh thái Ngoài ra còn có các mặt nước nhỏ đan cài trong khu vực, đây cũng là một trong những yếu tố bổ sung giúp đa dạng cho không gian mở của đô thị

Trang 26

Hình 6- Cảnh quan nông thôn

- Các giá trị cảnh quan đặc trưng:

+ Sông Vàm Cỏ Đông là một giá trị cảnh quan rất quan trọng của huyện nhưng mối liên kết về cảnh quan với Vàm Cỏ Đông gần như chưa được tạo dựng và sử dụng Dòng sông gần như chưa có vai trò gì đặc biệt, chỉ chạy ngang qua huyện mà chưa có dấu ấn hay được chú trọng trong việc tạo dựng cảnh quan Không gian ven sông chủ yếu là thuần về cảnh quan nông nghiệp

+ Hệ thống kênh rạch, mặt nước nhỏ: Đây là một trong những yếu tố đặc trưng về cảnh quan trong khu vực với nhiều kênh rạch lớn như kênh Thầy Cai, kênh Ba Trong, kênh Cầu Duyên, không chỉ có tác dụng về tiêu thoát nước mà đóng góp giá trị về mặt cảnh quan

+ Cảnh quan sinh thái nông nghiệp: Mảng nông nghiệp nhỏ nằm đan cài trong các vùng phát triển dân cư nông thôn và tạo thành mảng lớn bao ngoài phía giáp sông Vàm Cỏ Đông, đóng vai trò như một vùng giới hạn sự lan tỏa dân cư

Như vậy, khu vực nghiên cứu có môi trường và cảnh quan khá đa dạng thuận lợi để phát triển đô thị dịch vụ song hiện tại các giá trị về mặt cảnh quan chưa được khai thác hết tiềm năng

2.4 Hiện trạng dân số và lao động

2.4.1 Dân số

a Quy mô dân số

- Theo số liệu thống kê, quy mô dân số huyện Đức Hòa năm 2023 khoảng 329.857 người; năm 2022 là 328.114 người – chiếm 18,9% dân số toàn tỉnh Long An và là huyện có quy mô dân số lớn nhất tỉnh So với tiêu chí về quy mô dân số của đô thị loại II được quy định tại Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 (200.000 - ≥ 500.000 người)

- Khu vực dự kiến phát triển nội thị bao gồm 13 xã và thị trấn (TT Hậu Nghĩa, TT Hiệp Hòa, TT Đức Hòa, các xã: Tân Phú, Tân Mỹ, Đức Lập Thượng, Đức Lập Hạ, Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa Đông, Đức Hòa Hạ, Đức Hòa Thượng, Hòa Khánh Đông) có quy mô dân số là 247.567 người – đảm bảo tiêu chí về quy mô dân số khu vực nội thị của đô thị loại II (100.000 ≥ 200.000 người)

- Quy mô dân số trung bình của các xã và thị trấn thuộc huyện là khoảng 16.000 – 17.000 người Một số xã có quy mô dân số lớn như xã Đức Hòa Đông (34.489 người), xã Đức Hòa Hạ (51.695 người) Thị trấn Hiệp Hòa có quy mô dân số nhỏ nhất (7.617 người)

Trang 27

Bảng 1 Dân số trung bình và mật độ dân số huyện Đức Hòa năm 2015 và 2022

Diện tích (km2)

Mật độ dân số

2015 (người/

km2)

Mật độ dân số

2022 (người/ km2)

Trang 28

c Tốc độ tăng dân số

- Tốc độ tăng dân số trung bình của huyện trong giai đoạn 2010 – 2023 là 2,95%/năm; trong đó, giai đoạn 2010 – 2020 là 3,67%/năm; giai đoạn 2021 – 2023, tốc độ tăng dân số chậm hẳn lại, chỉ duy trì ở mức 0,51%/năm

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện có xu hướng giảm dần: trong giai đoạn trước

2013 thường ở mức cao hơn 1%; nhưng giảm dần xuống còn khoảng 0,6 - 0,8% trong những năm gần đây

- Là một huyện công nghiệp, Đức Hòa thu hút rất nhiều dân nhập cư, chủ yếu là lao động từ các vùng và tỉnh khác đến làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Theo Kết quả Điều tra 2019, tỷ suất di cư thuần của huyện là 115,1‰ - cao nhất trong 5 huyện của tỉnh Long An có tỷ suất di cư thuần dương Do đó, trong giai đoạn 2010 đến 2020,

tỷ lệ tăng cơ học của huyện luôn trên 1% Điều này cho thấy di cư là một trong những nguyên nhân đóng góp vào mức tăng dân số của toàn huyện trong hơn 10 năm qua

- Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ tăng dân số cơ học của huyện giảm nhanh từ chỗ ở mức trên 2%/năm (2015) xuống còn -0,02% (2023)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu dân số do Chi cục thống kê huyện và Niên giám thống

kê huyện các năm

- Tốc độ tăng dân số từng đơn vị hành chính cũng cho thấy dân số tăng tập trung tăng nhanh ở các khu vực phát triển công nghiệp, đặc biệt ở xã Đức Hòa Đông (13,37%/năm trong giai đoạn 2015 - 2022); xã Đức Hòa Hạ (tăng trung bình 21,97%/năm trong giai đoạn 2015 - 2022) Hầu hết các xã còn lại tăng trung bình trên 2%/năm trong cùng giai đoạn trên Riêng thị trấn Hiệp Hòa, có tốc độ tăng dân số trung bình giảm 0,04%/năm, thị trấn Hậu Nghĩa có tốc độ tăng dân số trung bình dưới 1%/năm Tỷ lệ dân

số thành thị tăng chậm trong thời gian qua chủ yếu là do xu hướng di cư từ thành thị về nông thôn, di cư giữa các vùng nông thôn khác trong và ngoài tỉnh đến các xã phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ để tìm cơ hội việc làm theo chủ trưởng của tỉnh là mở rộng các khu, cụm công nghiệp ở vùng nông thôn

Trang 29

d Cơ cấu dân số

- Dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm đa số trong tổng dân số của huyện (khoảng 306.000

người) Ngoài ra, toàn huyện có 30 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó, dân tộc Khmer là

có số dân đông nhất với 6.916 người (2,2% tổng dân số chính thức), dân tộc Hoa 1.391

người (0,4% tổng dân số chính thức)

- Tôn giáo: Huyện Đức Hòa hiện có 12 tôn giáo được phép hoạt động trên địa bàn

với 12.831 người theo tôn giáo (4,1% tổng dân số toàn huyện) Trong đó, Công giáo

khoảng 5.343 người (1,69% tổng dân số toàn huyện); Phật giáo khoảng 5.282 người

(1,67% dân số toàn huyện); Các tôn giáo khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dân số toàn

huyện Như vậy, dân số không có tôn giáo vẫn chiếm đại đa số trong cơ cấu dân số của

huyện

- Giới tính và tỷ lệ số giới tính khi sinh: Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy

tỷ số giới tính của dân số huyện khá cân bằng ở mức 100,8 nam/100 nữ Các xã có tỷ số

giới tính cao nhất là các xã tập trung phát triển nhiều khu công nghiệp như Đức Hòa Hạ

(108,6 nam/100 nữ) và Đức Hòa Đông (108 nam/100 nữ)

- Tháp tuổi và thời kỳ dân số vàng: So sánh tháp tuổi dân số giữa năm 2009 và

2019 có thể thấy có sự thu hẹp các thanh phần đáy, cho thấy mức sinh đã giảm trong giai

đoạn 2009 - 2019 Ngoài mức sinh thấp, còn do ảnh hưởng bởi mức độ nhập cư lớn trong

10 năm qua mà chủ yếu là nhóm dân số ở độ tuổi 20 - 50 tuổi Điều này dẫn đến tỷ trọng

dân số các nhóm tuổi dưới 20 tuổi giảm đi tương đối Ảnh hưởng của nhập cư cũng khiến

các thanh ở nhóm tuổi từ 25 - 29 tuổi trở đi của tháp năm 2019 mở rộng so với tháp 2009

Đồng thời, phần đỉnh tháp tiếp tục mở rộng ra phản ánh tỷ lệ người già tăng lên Điều này

cho thấy huyện Đức Hòa vẫn đang duy trì một lực lượng lao động trong độ tuổi lao động

dồi dào Tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi tiếp tục giảm và sự tăng lên của dân số trong độ tuổi

lao động đã giúp Đức Hòa tiếp tục thời kỳ “dân số vàng” Đây là điều kiện thuận lợi để

huyện phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch, tuy nhiên cũng đặt ra cho huyện

nhiều thách thức, đặc biệt trong vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng

được yêu cầu của thị trường lao động cũng như cuộc cách mạng 4.0

Biểu đồ Tháp dân số 2009, 2019

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019

e Chất lượng dân số

Trang 30

- Xu hướng già hóa dân số: Mặc dù, huyện vẫn đang trong thời kỳ “dân số vàng” nhưng ngay sau thời kỳ này sẽ chuyển sang thời kỳ “dân số già” Tỷ lệ người già đang tăng lên trong cơ cấu nhóm tuổi cũng cho thấy xu hướng già hóa dân số với chỉ số già hóa tăng từ 41,1% (2009) lên 51,7% (2019)2 Điều này sẽ gây áp lực lớn đến hệ thống an sinh

xã hội của huyện trong tương lai, đòi hỏi huyện cần có chính sách thích ứng phù hợp

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số: Theo Kết quả Điều tra 2019, toàn huyện có 7,1% dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật - thấp hơn mức trung bình của toàn tỉnh (9,6%)3 Như vậy, vẫn còn một tỷ lệ rất lớn (92,9% dân số

từ 15 tuổi lên) vẫn chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật Đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với huyện trong bối cảnh định hướng tiếp tục lựa chọn công nghiệp là ngành kinh tế ưu tiên

2.4.2 Lao động

- Năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của huyện Đức Hòa khoảng 239.500 người (chiếm 72,6 tổng dân số toàn huyện4), trong đó: lực lượng lao động nam chiếm khoảng 54%; lao động nữ chiếm khoảng 46% Theo khu vực, lực lượng lao động ở khu vực thành thị chỉ chiếm khoảng 9% trong khi lực lượng lao động ở nông thôn chiếm đến 90% Sự chênh lệch về cơ cấu lực lượng lao động này là do chủ trương mở rộng và phát triển các khu, cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn, do đó, thu hút lực lượng lớn lao động về khu vực này

- Theo số liệu thống kê từ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện năm 2023 là 187.234 người, trong đó tổng số lao động

có việc làm thường xuyên là 158.724 người

- Theo Kết quả Tổng điều tra 2019, tỷ lệ lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên của huyện là 13,7% - thấp hơn trung bình của toàn tỉnh là 16,2% Mặc dù là huyện có quy mô dân số và lực lượng lao động đông nhất tỉnh nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động huyện vẫn còn thấp, lực lượng lao động nhập cư hiện nay vẫn chủ yếu là lao động phổ thông Để phát triển kinh tế theo kịp cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và tạo ra các sản phẩm hàng hóa thực sự có chất lượng cao, huyện cần phải giải quyết được khó khăn, thách thức trong việc nâng cao chất lượng của lực lượng lao động hiện nay Trên thực tế, trong nhiều năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động luôn được huyện quan tâm Năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo

là 162.807 người, đạt khoảng 86,95%, còn khoảng 26.639 người lao động chưa qua đào tạo5

- Số lao động qua đào tạo nghề là 99.476 người6, chiếm khoảng 61,05%, trong đó:

2 Theo Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Đức Hòa năm 2019

3 Theo Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Đức Hòa năm 2019

4 Theo Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Đức Hòa năm 2019

5 Số liệu thống kê từ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện

6 Số liệu thống kê từ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện

Trang 31

+Công nhân kỹ thuật do DN đào tạo có chứng chỉ là 19.516 người (19,62%)

+Số lao động đào tạo nghề dưới 3 tháng là 15.900 người (15,98%)

+Số lao động sơ cấp nghề 17.954 người (18,05%)

+Số lao động có bằng nghề dài hạn là 8.399 người (8,44%)

+Số lao động trung cấp nghề là 11.828 người (11,89%)

+Số lao động trung học chuyên nghiệp là 8.430 người (8,47%)

- Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm hiện nay của huyện như sau: Số lao động

có việc làm trong khu vực Nông, lâm và thủy sản là 25.712 người - chiếm khoảng 16,2% tổng số lao động có việc làm; Số lao động có việc làm trong khu vực Công nghiệp là khoảng 82.615 người - chiếm 52,05% tổng số lao động có việc làm và Số lao động có việc làm trong khu vực Thương mại dịch vụ là khoảng 50.397 người - chiếm khoảng 31,75% tổng số lao động có việc làm8 Như vậy, có thể thấy, cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo đúng hướng phát triển kinh tế của huyện

7 Số liệu thống kê từ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện

8 Số liệu thống kê từ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện

Trang 32

Nguồn: Số liệu do Phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội huyện cung cấp

2.5 Hiện trạng sử dụng đất

- Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực nghiên cứu lập quy hoạch là 42.511 ha; trong

đó, diện tích tự nhiên khu vực dự kiến phát triển thành nội thị (bao gồm: thị trấn Đức Hoà, thị trấn Hậu Nghĩa, thị trấn Hiệp Hoà, xã Hiệp Hoà, xã Tân Mỹ, xã Đức Lập Thượng, xã Đức Lập Hạ, xã Mỹ Hạnh Bắc, xã Mỹ Hạnh Nam, xã Đức Hoà Đông, xã Đức Hoà Hạ, xã Đức Hoà Thượng, xã Hoà Khánh Đông) là 26.244,7ha

- Đất xây dựng hiện trạng toàn huyện là khoảng 13.118,4 ha (chiếm 30,9% diện tích toàn huyện), trong đó: đất xây dựng khu vực dự kiến phát triển nội thị khoảng 10.030,1 ha (chiếm 23,6% diện tích toàn huyến) Trong đó:

+ Đất đơn vị ở hiện trạng (tại 3 thị trấn: Đức Hòa, Hậu Nghĩa, Hiệp Hòa): 869,7ha diện tích - chỉ tiêu 226m2/người

Ngoài ra, đất các khu dân cư nông thôn tại các xã dự kiến phát triển thành nội thị (Tân Phú, Tân Mỹ, Đức Lập Thượng, Đức Lập Hạ, Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa Hạ, Đức Hòa Đông, Đức Hòa Thượng, Hòa Khánh Đông) là khoảng 5.590,7ha – chỉ tiêu trung bình 282m2/người

Trên thực tế, mặc dù diện tích các ô/thửa đất của các hộ dân rất lớn (diện tích đất ở hiện trạng theo thống kê của ngành TNMT khoảng 4.185,3ha – chỉ tiêu trung bình 169m2/người và chiếm tỷ lệ 15% tổng diện tích đất tự nhiên khu vực dự kiến phát triển nội thị, trong đó các diện tích đất vườn, đất sản xuất nông nghiệp đan xen trong đó còn khá lớn Đây sẽ là quỹ đất thuận lợi mà người dân có thể chuyển đổi sang các chức năng khác phù hợp với nhu cầu thị trường và đô thị trong tương lai, nhất là khi Đức Hòa sẽ trở thành một trung tâm về sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh và vùng ĐBSCL với việc hình thành và phát triển của nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp đồng bộ với sự đầu tư hoàn thiện các hạ tầng kết nối

Trang 33

Đất khu dân cư nông thôn (tại các xã ngoại thị dự kiến: An Ninh Đông, An Ninh Tây, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Tây, Hựu Thạnh, Lộc Giang, Hiệp Hòa) có tổng diện tích khoảng 2.719,66ha – trung bình 390m2/người

+ Đất dịch vụ - công cộng đô thị: 14,4ha, chiếm 0,1% diện tích đất xây dựng toàn huyện – chỉ tiêu trung bình 0,4m2/người (chưa đáp ứng được chỉ tiêu đất dịch – cộng cộng đối với đô thị loại II (được quy định tại Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15): ≥ 4m2/người)

+ Đất cơ quan, trụ sở đô thị: diện tích 19,1 ha- chiếm 0,1% diện tích xây dựng toàn huyện

+ Đất cây xanh sử dụng công cộng: diện tích 17,0 ha- chiếm 0,1% diện tích xây dựng toàn huyện - chỉ tiêu trung bình là 0,8m2/người (chưa đáp ứng được chỉ tiêu đất dịch – cộng cộng đối với đô thị loại II: ≥ 6m2/người)

+ Đất giao thông trong khu vực dân dụng (tính đến đường chính khu vực): khoảng

902 ha, chiếm 5,5% diện tích đất xây dựng toàn huyện

+ Đất sản xuất công nghiệp, kho tàng là khoảng 5.796,6ha – chiếm khoảng 37,7% tổng diện tích đất xây dựng toàn huyện; Trong đó, diện tích khu, cụm công nghiệp là khoảng 5.023,91 ha (theo số liệu thống kê Hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Hòa năm 2023)

+ Đất dịch vụ du lịch là khoảng 169,5ha – chiếm 1,1% tổng diện tích đất xây dựng toàn huyện

+ Đất các công trình dịch vụ - công cộng cấp ngoài đô thị trên địa bàn huyện Đức Hòa là khoảng 29,51ha – chiếm 0,2% tổng diện tích xây dựng toàn huyện, bao gồm các công trình y tế, văn hóa – thể dục thể thao cấp vùng, tỉnh

+ Đất an ninh có tổng diện tích khoảng 2ha

+ Đất quốc phòng có tổng diện tích khoảng 10,0ha

+ Đất di tích, tông giáo có tổng diện tích khoảng 38,2ha, bao gồm các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, và đất có di tích lịch sử

- Đất nông nghiệp và các chức năng khác có diện tích khoảng 26.214,2 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp (khoảng 23.258,3 ha); Đất nghĩa trang (khoảng 74,1ha); Mặt nước (khoảng 1.940,8 ha); Đất chưa sử dụng (khoảng 98ha)

Chỉ tiêu (m2/

người)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu (m2/ người) Tổng diện tích của đơn vị hành

Trang 34

Chỉ tiêu (m2/

người)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu (m2/ người)

4 Đất cây xanh sử dụng công cộng đô

Đất trung tâm văn hóa, TDTT (chỉ

tiêu đất trụ sở, cơ quan cấp xã, thị

trấn được xác định tại giai đoạn lập

quy hoạch phân khu)

4

Đất trung tâm y tế (chỉ tiêu đất trụ

sở, cơ quan cấp xã, thị trấn được

xác định tại giai đoạn lập quy hoạch

phân khu)

cơ quan cấp xã, thị trấn được xác

định tại giai đoạn lập quy hoạch

Trang 35

Chỉ tiêu (m2/

người)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu (m2/ người)

Trang 36

2.6 Hiện trạng hạ tầng kinh tế - xã hội

2.6.1 Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

- Xét về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng trung bình giá trị sản xuất (GTSX) của huyện Đức Hòa giai đoạn 2011 - 2020 đạt mức cao, khoảng 17,0%/năm (cao hơn mục tiêu trong quy hoạch, 16,5%/năm)9, nhưng có xu hướng sụt giảm, từ bình quân 19,3%/năm giai đoạn 2011 - 2015 xuống 14,8% giai đoạn 2016 - 2020 Năm 2022,

do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng những khó khăn chung của nền kinh tế

cả nước trong điều kiện kinh tế thế giới nhiều biến động khiến tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện bị sụt giảm mạnh chỉ còn một nửa, đạt 7,5%, thấp hơn so với mục tiêu trong Nghị quyết huyện là 9,01%

Cũng theo xu thế này, tốc độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp - xây dựng

dù rất cao, từ trung bình 22%/năm (giai đoạn 2011-2015) giảm xuống 15,6%/năm (giai đoạn 2016-2020) và chỉ còn 7,5% năm 2022, thấp hơn mục tiêu Nghị quyết huyện đề ra

là 9,21% là nguyên nhân chính kéo tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế huyện giảm mạnh Ngược lại, dịch vụ có xu hướng phát triển mạnh Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng trung bình từ 4,5%/năm giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 10,4%/năm giai đoạn 2016-2020 và giảm nhẹ 8,5% năm 2022 do những khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng vẫn đạt chỉ tiêu Nghị quyết huyện là 8,55% Trong khi đó, ngành nông nghiệp gần như không tăng trưởng trong giai đoạn 2011 - 2020, thậm chí có tăng trưởng âm trong giai đoạn 2016 – 2020 do diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai nhưng đã tăng trưởng vượt bậc trong năm

2022, đạt 5,2%, vượt xa mục tiêu huyện đề ra là 1,1% thể hiện vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế trong bối cảnh tất cả các ngành kinh tế đều sụt giảm

Hình 7- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo ngành

Nguồn: Niên giám thống kê huyện

9 Quyết định số 2582/QĐ-UBND tỉnh Long An ngày 17/7/2015 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Đức Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Trang 37

- Xét theo cơ cấu kinh tế, công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của huyện Đức

Hòa, có tỷ trọng tăng từ 90% tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2015 lên 93,5% năm

2020, là kết quả tích cực trong thu hút đầu tư thúc đẩy ngành công nghiệp trên địa bàn huyện; đồng thời, có đóng góp lớn vào phát triển công nghiệp toàn tỉnh Long An, chiếm tới 54,6% tổng GTSX toàn tỉnh năm 2020 Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, giảm dần

từ 6,01% tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2015 xuống 4,84% năm 2020 Tương tự như vậy, tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản trong tổng GTSXcủa huyện cũng có xu hướng giảm nhanh, từ khoảng 4% năm 2015 xuống còn 1,65% năm 2020 Bước sang giai đoạn nền kinh tế dần phục hồi sau Coivd - 19, cơ cấu kinh tế của huyện cũng gần như vẫn giống như trước, tỷ trọng của ngành công nghiệp tiếp tục chiếm khoảng 90% tổng GTSX của Đức Hòa, tiếp đến là dịch vụ khoảng 8,32% và nông nghiệp chiếm 1,7% năm 2022

Thực trạng trên cho thấy dù cơ cấu kinh tế của huyện phù hợp với xu thế theo công nghiệp hóa, nhưng có những biểu hiện mất cân đối, khi tỷ trọng khu vực vực dịch

vụ và khu vực phí dịch vụ chênh lệch rất lớn, ảnh hưởng đến tính linh động của nền kinh tế, khả năng phát triển nhanh và bền vững của huyện Điều này đặt ra thách thức vần phải nâng cao tỷ trọng ngành dịch vụ bởi “phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt”

Hình 8- Cơ cấu kinh tế giá trị sản xuất theo ngành

Nguồn: Niên giám thống kê huyện

2.6.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

a Công nghiệp

- Quy mô ngành công nghiệp: Dù công nghiệp là ngành chủ đạo huyện, có quy

mô lớn nhất Huyện, song so với các địa phương lân cận khác có thế mạnh về công nghiệp, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp của Đức Hòa còn thấp (chỉ hơn Nhơn Trạch) và kém xa Thuận An và đặc biệt Biên Hòa Điều này cho thấy khả năng thu hút đầu tư của Đức Hòa còn kém so, đặt ra thách thức về thể chế, chính sách ưu đãi, hệ thống cơ sở hạ tầng, logistic… để tăng sức hấp dẫn, cạnh tranh thu hút đầu tư

Hình 9- So sánh giá trị sản xuất công nghiệp, năm 2020

Trang 38

Nguồn: Niên giám thống kê các địa phương

- Về phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

+ Trên địa bàn huyện Đức Hòa, tính đến hết tháng 2/2024, có 06 KCN đã cơ bản

hoàn chỉnh hạ tầng, đang hoạt động10 với diện tích gần 2.000 ha, tỷ lệ lấp đầy trung

bình khoảng 60,63%, đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng mở rộng diện tích công nghiệp

để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Đồng thời, đã có 03 KCN đang xây dựng hạ tầng

kỹ thuật và đủ điều kiện tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp11; 02 KCN chưa đủ điều kiện tiếp nhận nhà đầu tư12 Ngoài ra, KCN Đức Hòa III còn 07/12 KCN thành phần đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trong đó KCN Đức Hòa III - Slico đã đủ điều kiện tiệp nhận nhà đầu tư và các nhà đầu tư thứ cấp đang triển khai xây dựng, còn lại 06/12 KCN thành phần còn lại (diện tích 723,39 ha) đang đầu tư xây dựng chưa đủ điều kiện tiếp nhận nhà đầu tư13; 02 KCN (KCN Hoàng Lộc và KCN Anh Hồng 2) đã nộp hồ sơ thực hiện thủ tục quyết định chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ14

Các KCN của Đức Hòa đã thu hút được 1.073 dự án, trong đó có 526 dự án FDI (tổng vốn đầu tư đạt 2,76 tỷ USD) và 547 dự án trong nước (khoảng 67,4 nghìn tỷ đồng); tương đương 56% số dự án và 45% số vốn đầu tư vào các KCN tại tỉnh Long An Các KCN tại Đức Hòa sử dụng khoảng 43% lao động trong KCN của Long An; đóng góp 72,5% tổng thu ngân sách từ KCN của Long An So với các địa phương

xung quanh, KCN tại Đức Hòa chưa thu hút nhiều lao động, song đóng góp vào

ngân sách tốt hơn hẳn, gấp khoảng 6 lần so với TP.Biên Hòa, 1,5 lần so với TP

Thuận An và 1,2 lần so với TP Thủ Dầu Một Trong thời gian tới, khi đẩy mạnh phát triển KCN và thu hút nhiều lao động, huyện Đức Hòa, cần rút kinh nghiệm,

10 bao gồm: KCN Đức Hòa 1, KCN Xuyên Á, KCN Tân Đức, KCN Tân Đô, KCN Hải Sơn, KCN Đức Hòa III (có 5/12 KCN thành phần: KCN Đức Hòa III-Anh Hồng, KCN Đức Hoà III- Việt Hoá, KCN Đức Hoà III- Hồng Đạt, KCN Đức Hoà III- Thái Hoà, KCN Đức hoà III - Tập Đoàn Tân Á Đại Thành)

11 KCN Hựu Thạnh, KCN Trần Anh-Tân Phú, KCN Nam Thuận

12 KCN Lộc Giang, KCN Thế Kỷ

13 gồm: KCN Đức Hòa III-Long Việt, KCN Đức Hòa III-Minh Ngân, KCN Đức Hòa III-Song Tân, KCN Đức Hòa III -Long Đức, KCN Đức Hòa III-Liên Thành, KCN Đức Hòa III-Mười Đây

14 gồm: KCN Hoàng Lộc, KCN Anh Hồng 2

Trang 39

tập trung đầu tư quy hoạch các khu vực phát triển như “ngôi nhà thứ 2”, đặc biệt

là có các khu vực theo chuẩn quốc tế cho người lao động nước ngoài

Bảng 3 So sánh kết quả phát triển khu công nghiệp

Long An

Huyện Đức Hòa

TP Biên Hòa

TP Thủ Dầu Một

TP Thuận An

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022)

+ Cũng tính đến hết tháng 1/2024, Đức Hòa hiện có 18 cụm công nghiệp với

tổng diện tích khoảng 1.042 ha; thu hút đầu tư cụm công nghiệp đi vào hoạt động có tỷ

lệ lắp đầy 100%/8 cụm công nghiệp, có 5 cụm công nghiệp đang triển khai thủ tục đầu

tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật và có 5 cụm công nghiệp thành lập mới

Tuy nhiên, các KCN, CCN phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Đức Hòa Đông, Đức Hòa Hạ, chiếm khoảng 26,3% tổng dân số của toàn huyện Đức Hòa; do đó, cần ưu tiên phát triển khu vực này và quy hoạch các khu vực ngoài KCN đồng bộ để tránh trường hợp khu dân cư ngày càng tiến sát đến KCN như đã xảy ra tại huyện Nhơn Trạch

- Các ngành công nghiệp chủ lực: Ngành công nghiệp chủ lực của huyện đa tập trung chính vào 05 ngành sau: (i) Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; (ii) ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; (iii) Ngành Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); (iv) ngành sản xuất chế biến thực phẩm; (v) và ngành sản xuất trang phục Số doanh nghiệp công nghiệp trong 05 ngành này chiếm gần 55% số lượng DN toàn ngành CN

Hình 10- Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp chủ lực

Trang 40

Nguồn: Niên giám thống kê huyện

Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp phần đông tập trung trong lĩnh vực thâm dụng lao động nhưng đang có xu hướng dịch chuyển sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, nhưng còn hạn chế Tỷ trọng lao động trong nhóm ngành dệt may,

da và sản phẩm liên quan đã giảm từ 30,1% xuống 23,8%, và tương ứng từ 22,5% xuống 19,4% Ngược lại, tỷ trọng lao động tham gia sản xuất sản phẩm cao su và plastic, và sản xuất hóa chất đang tăng lên Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển kinh tế

số của cả nước, huyện Đức Hòa có kết quả khá hạn chế trong phát triển ngành điện tử, máy vi tính – nhóm ngành được coi là công nghiệp nền tảng của kinh tế số

Hình 11- Số lượng lao động trong các ngành CN chủ lực

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trong số các sản phẩm công nghiệp chủ lực của huyện, đáng chú ý là sản lượng giày dép da tăng đột biến gần 42 lần, từ hơn 5.000 đôi năm 2017 lên hơn 215.000 đôi năm 2021; đồng thời năng suất lao động cũng được cải thiện, bởi số lao động chỉ tăng 1,07 lần từ 21,65 nghìn người lên 23,26 nghìn người Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực khác có mức tăng khá là thép xây dựng (tăng 8,7 lần), nước sinh hoạt (tăng 8,6 lần), quần áo may sẵn (tăng 3,9 lần)

Bảng 4 Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực phân theo loại hình kinh tế

Ngày đăng: 15/10/2024, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w