Vì vậy, việc lập Quy hoạch chung xây dựng xã Thạnh Hòa là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn này nhằm: 150/KH- Cụ thế hóa quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 củ
Lý do, sự cần thiết lập quy hoạch
Xã Thạnh Hòa trước đây đã được UBND huyện Giồng Riềng phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 01 tháng 06 năm 2012 Trong quá trình triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt từ năm 2012 đến nay thì cơ sở hạ tầng tuy có phát triển nhưng chưa đồng bộ, đặc biệt là các cơ sở vật chất phục vụ cho người dân trên địa bàn xã (đường giao thông, trường học, nước sạch…) chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trong khi đó, xã Thạnh Hòa là một trong những xã có đủ điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, tiếp cận khoa học kỹ thuật, các mô hình phát triển kinh tế văn hoá xã hội của các xã trong và ngoài tỉnh Do đó, đồ án quy hoạch nông thôn mới xã Thạnh Hòa đã được phê duyệt trước đây đã không còn phù hợp với tình hình thực tế của xã
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Huyện Giồng Riềng đã ban hành văn bản số 150/KH- UBND ngày 14 tháng 10 năm 2022 về công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, quản lý quy hoạch chung các xã trên địa bàn huyện Vì vậy, việc lập Quy hoạch chung xây dựng xã Thạnh Hòa là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn này nhằm:
Cụ thế hóa quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;
Rà soát, cập nhật các số liệu quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch điều chỉnh cục bộ, quy hoạch tổng mặt bằng đã được phê duyệt;
Quản lý đất đai, thỏa thuận địa điểm đầu tư đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đề ra Đồng thời hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội nhằm phục vụ cộng đồng cũng như phục vụ nhu cầu của người dân trong và ngoài khu vực
Tạo tiền đề cho các bước lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng tiếp theo.
Căn cứ lập quy hoạch
Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Văn bản Hợp nhất số 49/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Văn phòng Quốc hội về Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Văn phòng Quốc hội về Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Văn bản Hợp nhất số 07/VBHN-BXD ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Bộ Xây dựng về Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm
2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 7
Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng 3 năm 2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoach xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Văn bản số 150/KH-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2022 của UBND huyện Giồng Riềng về công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, quản lý quy hoạch chung các xã trên địa bàn huyện;
Căn cứ Quyết định số 2938/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040, tỷ lệ 1/25.000;
Căn cứ Quyết định số 17542/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện Giồng Riềng về việc phê duyệt Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, quy mô 160.593,4 m 2 ;
Căn cứ Quyết định số 8899/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2022 của UBND huyện Giồng Riềng về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng đến năm 2040, tỷ lệ 1/10.000
Căn cứ Thông báo số 211/TB-VP ngày 11 tháng 8 năm 2023 của Văn phòng UBND huyện về ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND huyện Võ Tùng tại cuộc họp Hội đồng kiến trúc, quy hoạch, đô thị và nông thôn huyện;
Căn cứ Văn bản 3078/SXD-QHKT ngày 10 tháng 11 năm 2023 về việc ý kiến đối với Đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040, tỷ lệ 1/ 10.000;
Căn cứ Quyết định 9737/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2023 về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng đến năm
I.2.2 Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ
Các đồ án quy hoạch đã được duyệt và đang triển khai từ phòng Kinh tế Hạ tầng
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của Tài nguyên Môi trường từ phòng Tài Nguyên Môi trường.
Quan điểm và mục tiêu quy hoạch
Đề xuất quy hoạch phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương
Tận dụng hệ thống hạ tầng hiện hữu, định hướng phát triển không gian xã phù hợp với điều kiện tự nhiên
Kết hợp nghiên cứu bổ sung các chức năng phù hợp với các quy định hiện hành
Cập nhật các định hướng từ các đồ án quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển đã phê duyệt cũng như đang tiến hành lập liên quan đến xã Thạnh Hòa
Xác định rõ các phân khu chức năng làm tiền đề phát triển kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo đảm bảo phù hợp với quy hoạch của Huyện
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 8
Cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện Giồng Riềng đến năm 2040; tuân thủ các định hướng trong Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, tỷ lệ 1/25.000 được phê duyệt theo Quyết định số 2938/QĐ- UBND ngày 23 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Kiên Giang
Rà soát điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, tỷ lệ 1/10.000 được phê duyệt theo Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 01 tháng 06 năm 2012 của UBND huyện Giồng Riềng, đảm bảo phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ
Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch phát triển hạ tầng - kinh tế - môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông nghiệp nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã
Xác định tính chất, chức năng, quy mô, tổ chức không gian kiến trúc, các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu quy hoạch, bảo đảm phù hợp với định hướng chung huyện Giồng Riềng
Khai thác hiệu quả sử dụng đất, nâng cấp, phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với khu vực xung quanh
Tạo cơ sở thuận lợi để kêu gọi đầu tư, lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư xây dựng và thực hiện các bước tiếp theo sau khi phê duyệt quy hoạch
Tạo cơ sở pháp lý để quản lý đất đai, quản lý xây dựng và là tiền đề lập các dự án đầu tư xây dựng
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 9
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP
Đặc điểm địa lý
Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, cách thị trấn Giồng Riềng 5km và thành phố Rạch Giá 40km; ranh giới nghiên cứu được xác định như sau:
Phía Bắc, Đông Bắc giáp : xã Thạnh Bình và xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng;
Phía Nam, Đông Nam giáp : thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng;
Phía Tây Nam giáp : xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng;
Phía Tây Bắc giáp : xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng
Quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch là 2.187,91 ha, bao gồm 06 ấp: Tư Hạt, Kênh Tắc, Tà Ke, Xẻo Mây, Trao Tráo, Láng Quắm.
Điều kiện tự nhiên
II.2.1 Địa hình – địa mạo
Xã Thạnh Hòa cũng như các xã khác của huyện Giồng Riềng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng cộng với hệ thống kênh rạch trải đều trên toàn xã là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp
Tuy nhiên do địa hình tương đối thấp nên hàng năm thường bị ngập lũ và thời gian ngập kéo dài là một trở ngại lớn cho bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân
Xã Thạnh Hòa thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ tương đối cao và lượng bức xạ dồi dào a Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình trong năm từ 26,5 0 C đến 27,3 0 C, nhiệt độ bình quân tháng thay đổi từ 25 0 C đến 28 0 C, biến thiên nhiệt độ trung bình 3 0 C – 3,5 0 C với tổng nhiệt độ trong năm từ 9.800 0 C đến 10.000 0 C b Độ ẩm không khí:
Chế độ ẩm có liên quan mật thiết với chế độ mưa do gió mùa quyết định, ẩm độ trung bình hàng năm 82,2% đến 85,7% Ẩm độ đạt giá trị cao nhất vào tháng 9 và 10 (từ
86 - 89%) và thấp nhất vào tháng 1 và 2 (từ 75 – 80%) c Chế độ mưa:
Lượng mưa hàng năm giảm dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 trùng với kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam, mùa khô trùng với kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 của năm kế tiếp Lượng mưa hàng năm khá cao trung bình trên 2.000mm d Gió:
Gió chủ yếu di chuyển theo hai hướng Đông Bắc và Tây Nam Mùa mưa chịu ảnh hưởng phổ biến của gió mùa Tây Nam khi các luồng áp thấp nhiệt đới xuất hiện Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc e Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm 2.551,7 giờ, số giờ nắng trung bình trong ngày 7,6 giờ/ngày
Nhìn chung khí hậu của xã rất thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân: ít
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 10 thiên tai, thời tiết ôn hoà và không có bão đổ bộ trực tiếp Đối với lũ, những năm trước đây cách vài năm mới có một đợt lũ nhưng những năm gần đây hàng năm thường có lũ tràn về nhưng mức độ tàn phá, gây thiệt hại do lũ gây ra không đáng kể do xã có hệ thống đê bao và kênh rạch phong phú Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến diễn biến bất thường của thời tiết như chế độ mưa kéo dài gây úng ngập, mưa ít gây khô hạn nếu kéo dài có thể nước mặn sẽ xâm nhập gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân
Xã Thạnh Hòa bị chia cắt bởi các tuyến kênh trục và hệ thống kênh rạch chằng chịt và trải đều trong toàn xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước mặt phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân
Thuỷ văn của xã cũng như các xã khác nằm ở phía Tây của huyện chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là chế độ thuỷ triều Vịnh Thái Lan và chế độ thuỷ văn sông Hậu, hai yếu tố này tạo nên lưu lượng nước trong các kênh rạch biến thiên theo 3 giai đoạn:
Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 6 mực nước trong kênh rạch thấp chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, nguồn nước bổ sung ít, thuỷ triều lấn sâu vào nội địa nên chế độ dòng chảy theo chế độ nhật triều biển Tây
Thời kỳ chuyển tiếp: Từ tháng 6 đến tháng 8 mực nước trong kênh rạch tăng cao chủ yếu do mưa nhiều và một phần nhỏ ảnh hưởng của thuỷ triều
Mùa lũ: Hàng năm xã thường chịu ảnh hưởng của lũ từ tháng 8 đến tháng 11 do nước sông Hậu kết hợp với lượng mưa tại chỗ giao thoa với triều cường là nguyên nhân gây ngập Trong mùa lũ nước kênh rạch dâng cao hơn mặt ruộng và tràn vào đồng ruộng, cao độ mực nước có chiều hướng tăng dần và đạt đỉnh điểm vào tháng 11
Theo số liệu thống kê lũ lớn xuất hiện ở tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Giồng Riềng nói riêng vào các năm 1978, 1984, 1996, 2000 Diễn biến của lũ thường xuất hiện vào tuần thứ 2 của tháng 8 với mực nước sông dâng lên liên tục và gần cuối tháng hiện tượng ngập lụt xảy ra Nếu đỉnh lũ xuất hiện tại Tân Châu (sông Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu) từ đầu tháng 9, thì ở huyện Giồng Riềng xuất hiện lũ vào cuối tháng 9, đỉnh lũ xảy ra cực đại vào giữa tháng 10, sau đó mực nước lũ chững lại khoảng
10 ngày và từ từ rút liên tục
II.2.4 Địa chất công trình
Khu vực xã Thạnh Hòa hiện tại chưa có khoan thăm dò địa chất công trình, địa chất thủy văn trên phạm vi địa bàn xã Khi xây dựng công trình lớn cần khoan thăm dò địa chất công trình, địa chất thủy văn cụ thể để có phương án xử lý nền móng
II.2.5 Tài nguyên thiên nhiên: 1 a Tài nguyên đất: Đất đai của huyện Giồng Riềng được phân loại theo các nhóm sau:
Nhóm đất phù sa: là loại đất phù sa phát triển, không bị nhiễm phèn mặn, hàm lượng dinh dưỡng cao thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển, được hình thành trong môi trường nước ngọt, phân bố đều khắp trên địa bàn các xã Đây là nhóm đất tốt, rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo Hiện trạng được sử dụng cho sản xuất 02 – 03 vụ lúa/năm
1 Theo báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm
2022 huyện Giồng Riềng – tỉnh Kiên Giang
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 11
Nhóm đất phèn: là loại đất phù sa không được bồi, tầng sinh phèn xuất hiện từ 50
Dân số, đặc điểm về văn hóa, dân tộc và phân bố dân cư
II.3.1 Dân số hiện trạng:
Quy mô dân số hiện trạng xã Thạnh Hòa năm 2021: 7.875 người với tổng số 1.825 hộ; mật độ dân số: 360 người/km² (nguồn Niên giám thống kê huyện Giồng Riềng tính đến ngày 31/12/2021)
II.3.2 Đặc điểm về văn hóa, dân tộc và phân bố dân cư:
Người dân Thạnh Hòa phần lớn là dân tộc Kinh và phần còn lại là dân tộc Khmer
2 TMTH Quy hoạch vùng huyện Giồng Riềng đến năm 2040 tỷ lệ 1/25.000
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 13 là dân bản địa sống lâu đời Cơ cấu hành chính của xã được chia thành 6 ấp: Tư Hạt,
Kênh Tắc, Tà Ke, Xẻo Mây, Trao Tráo, Láng Quắm
Các hoạt động văn hóa, giải trí vẫn chưa đa dạng, gần như tất cả các hoạt động văn hóa, giải trí đều thực hiện tại hội trường UBND xã hoặc trung tâm học tập cộng đồng.
Phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, đánh giá thế mạnh, tiềm năng và các hạn chế trong phát triển kinh tế
thế mạnh, tiềm năng và các hạn chế trong phát triển kinh tế a Phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp: a.1 L ĩ nh v ự c nông nghi ệ p: 3
Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Thạnh Hòa năm 2022 và kế hoạch thực hiện năm 2023 đã đẩy mạnh thâm canh, trồng các loại cây như: sản xuất lúa, rau màu Cây trồng chiếm sản lượng chủ yếu là cây lúa đạt khoảng 23.290 tấn, diện tích trồng cây lúa 4.012 ha (Chi tiết được thống kê ở bảng sau)
Bảng kết quả sản xuất trồng trọt năm 2022
STT Chỉ tiêu Đơn vị Quy mô
I Tổng diện tích sản xuất lúa cả năm ha 4.012
1.1 Diện tích gieo sạ vụ đông xuân ha 1.712,50
1.2 Diện tích gieo sạ vụ hè thu ha 1.712,50
1.3 Diện tích gieo sạ vụ thu đông ha 587
Tổng diện tích sản xuất lúa cả năm tấn 23290
II Rau màu các loại ha 250
Năng suất bình quân tấn/ha 20-30
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong những năm qua xã chưa có chuyển biến mới, do tập quán canh tác của người dân chủ yếu độc canh cây lúa, chưa mạnh dạng đầu tư vào giống cây trồng, vật nuôi, đời sống kinh tế còn khó khăn
3 Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Thạnh Hòa năm
2022 và kế hoạch thực hiện năm 2023
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 14
Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Thạnh Hòa năm 2022 và kế hoạch thực hiện năm 2023, trên địa bàn xã
Thạnh Hòa có tỷ trọng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tăng trưởng khá (Chi tiết được thống kê ở bảng sau)
Bảng kết quả sản xuất chăn nuôi năm 2022
STT Chỉ tiêu Đơn vị Quy mô
II Nuôi trồng thủy sản ha 410
Vèo vèo 910 a.2 L ĩ nh v ự c phi nông nghi ệ p:
Về tiềm năng đất cho mở rộng khu dân cư nông thôn: 4
Như đã đánh giá trong phần hiện trạng sử dụng đất, diện tích đất nông nghiệp trong các khu dân cư nông thôn hiện nay còn rất lớn (chủ yếu là đất vườn tạp xen lẫn trong các khu dân cư) Do đó, khả năng tự giãn trong các khu dân cư nông thôn hiện có là rất lớn
Vì vậy, trong tương lai cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng vào các khu, tuyến dân cư hiện có để đạt tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; tập trung mở rộng các khu, tuyến dân cư hiện có để đáp ứng nhu cầu về giãn dân tại chỗ; chỉ mở mới các cụm, tuyến dân cư ở những khu vực cần thiết; hạn chế chuyển đổi đất chuyên trồng lúa sang phát triển các tuyến dân cư
Về hoạt động Du lịch:
Là xã có tiềm năng phát triển du lịch ở hai bên tuyến sông Giồng Riềng
Về phát triển du lịch đặc điểm tự nhiên của vùng ĐBSCL là nguồn cội hình thành nên giá trị văn hóa sông nước rất đặc trưng trải qua hàng trăm năm lịch sử Các giá trị văn hóa đặc trưng vùng ĐBSCL thường được lồng ghép trong các sản phầm đặc thù của vùng là du lịch sông nước và du lịch sinh thái đất ngập nước Với đặc điểm và tiềm năng tài nguyên du lịch, hệ thống sản phẩm du lịch của vùng ĐBSCL đa dạng và phong phú, dựa trên lợi thế bao gồm: du lịch sinh thái ở các sinh cảnh hệ sinh thái đất ngập nước điển hình; du lịch sông nước gắn với du lịch làng nghề, trải nghiệm cuộc sống người dân, du lịch văn hóa gắn với lễ hội tâm linh… Phát triển du lịch cần khai thác có bảo tồn và phục hồi các tiềm năng của vùng, tăng chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm và định hướng phát triển điểm đến b Đánh giá thế mạnh, tiềm năng và các hạn chế trong phát triển kinh tế:
4 Theo báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm
2022 huyện Giồng Riềng – tỉnh Kiên Giang
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 15
Đất sản xuất nông nghiệp ở xã hầu hết là đất phù sa màu mỡ, có khả năng tưới tiêu chủ động, có lợi thế nổi trội về sản xuất lúa gạo chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu
Trên đất lúa, xấp xỉ 100% diện tích sản xuất lúa ở Giồng Riềng nói chung và xã Thạnh Hòa nói riêng đều thích nghi rất cao (S1) với loại hình sản xuất 02 vụ lúa/năm.Trong đó có khoảng 75-80% thích nghi cho sản xuất lúa 03 vụ/năm Như vậy, trong những năm tới, địa bàn sản xuất lúa sẽ cơ bản ổn định (sau khi phải chuyển một số diện tích thật cần thiết cho nhu cầu phi nông nghiệp)
Đẩy mạnh thực hiện các mô hình kinh tế đa canh tổng hợp Nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả như nuôi cá kết hợp ao mương, ruộng, vườn; trồng rau màu, trên đất vườn, đất liếp; trồng cây ăn trái, nuôi cá tự nhiên
Hệ thống tuyến đường giao thông đối ngoại như đường dọc tuyến sông Giồng
Riềng đảm bảo khả năng kết nối từ thị trấn Giồng Riềng đến các xã lân cận khác
Diện tích đất nông nghiệp lớn (chủ yếu là đất vườn tạp xen lẫn trong các khu dân cư) Do đó, khả năng tự giãn trong các khu dân cư nông thôn hiện có là rất lớn Vì vậy, trong tương lai cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng vào các khu, tuyến dân cư hiện có để đạt tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu
Hệ thống hạ tầng xã hội chưa đảm bảo bán kính phục vụ và quy mô diện tích
Hệ thống đường sá hiện nay mặc dù đã đạt tiêu chí về giao thông của chương trình xây dựng nông thôn mới xã Thạnh Hòa Tuy nhiên, còn một số đoạn đường giao thông chưa hoàn chỉnh nên còn hạn chế về mặt kết nối trong các tuyến đường nội bộ
Hạ tầng sản xuất chưa đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân.
Hiện trạng sử dụng và biến động từng loại đất
a Hiện trạng sử dụng đất
Theo kiểm kê đất đai đến năm 2023 của ngành Tài nguyên môi trường, hiện nay tại xã Thạnh Hòa hình thức đất sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò then chốt chiểm tỷ trọng khoảng 89,66% tổng diện tích đất tự nhiên của xã Gồm các loại đất: đất trồng lúa, đất trồng trọt Ngoài ra, còn có đất xây dựng chiếm 3,33%, đất khác chiếm 7,01%
Chi tiết hiện trạng sử dụng đất được thống kê theo bảng sau (nguồn Thống kê, kiểm kê sử dụng đất đến năm 2023):
BẢNG THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
A Đất nông nghiệp 1.961,50 89,66 Đất trồng lúa 1.772,01 81,00 Đất trồng trọt khác 189,49 8,66
3 Đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích, đình đền 2,42 0,11
4 Đất xây dựng các chức năng khác 0,3 0,01
5 Đất hạ tầng kỹ thuật 28,31 1,29 Đất giao thông 26,68 1,22
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 16 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,63 0,07
C Đất khác 153,36 7,01 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng 153,36 7,01
Tổng cộng 2.187,62 100,00 b Hiện trạng biến động từng loại đất
Trong quá trình tổ chức thực hiện Đồ án Quy hoạch chung xây dựng xã và Đồ án
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới từ khi được phê duyệt đến nay, tình hình sử dụng đất của xã đã có những biến động như sau:
Bảng biến động sử dụng đất theo từng loại đất từ năm 2023 đến năm 2010
Năm 2010 Năm 2023 Biến động tăng giảm từ năm 2023 đến năm
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,12 0,0 2,42 0,11 2,30
5 Đất hạ tầng kỹ thuật 89,6 4,1 28,31 1,29 -61,26 Đất giao thông 89,4 4,1 26,68 1,22 -62,70 Đất nghĩa địa, nghĩa trang 0,19 0,0 1,63 0,07 1,44
C Đất khác 92,53 4,2 153,36 7,01 60,83 Đất sông suối và mặt nước 92,53 4,2 153,36 7,01 60,83
Sản xuất, môi trường, các công trình di tích, danh lam, thắng cảnh du lịch
II.6.1 Hiện trạng về nhà ở:
Nhà ở phân bố mang đậm nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) là: Hệ thống cụm, tuyến dân cư gắn với các trục giao thông thủy - bộ, liền canh, liền cư thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 17
Sơ đồ thể hiện hiện trạng nhà ở
Nhà ở hiện trạng dọc sông Giồng Riềng
II.6.2 Hiện trạng công trình công cộng:
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 18
Sơ đồ thể hiện hiện trạng công trình công cộng a Trụ sở cơ quan, văn hóa, thể thao:
Trụ sở làm việc xã Thạnh Hòa nằm tọa lạc tại ấp Láng Quắm tầng cao 02 tầng, xây dựng kiên cố
Hiện nay, các trung tâm văn hóa từ xã đến ấp đều đã được xây dựng với 6 ấp (Tư Hạt, Kênh Tắc, Tà Ke, Xẻo Mây, Trao Tráo, Láng Quắm.)
Bên cạnh các nhà văn hóa, xã cũng có các sân thể dục thể thao nhằm phục vụ các hoạt động sinh hoạt của toàn xã
Trụ sở làm việc xã Thạnh Hòa Công an xã
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 19
Trung tâm văn hóa thể thao Ban chỉ huy quân sự b Công trình giáo dục:
Xã Thạnh Hòa hiện có 02 cấp là giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, trong đó:
Giáo dục mầm non: Xã có 01 trường mẫu giáo tọa lạc tại ấp Tà Ke
Trường tiểu học: 06 điểm trường trong đó 02 điểm chính và 04 điểm phụ được phân bố đều ở các ấp với 17 phòng học kiên cố và 18 phòng học tạm;
Trường THCS: có 01 trường trung học cơ sở được bố trí tại ấp Trao Tráo với 7 phòng học được xây dựng kiên cố (đạt chuẩn quốc gia)
Trường tiểu học Thạnh Hòa 2 (điểm chính) Trường THCS Thạnh Hòa c Công trình y tế:
Trạm tọa lạc tại ấp Láng Quắm với 08 giường bệnh nhằm phục vụ nhân dân xã d Công trình thương mại dịch vụ:
Hiện nay, xã Thạnh Hòa có 01 cửa hàng xăng dầu nằm trên đường phía nam dọc sông Giồng Riềng Ngoài ra, xã chưa xây dựng các công trình bưu điện và chợ
Công trình tôn giáo, tín ngưỡng:
Giáo hội Thạnh Hòa thuộc ấp Tư Hạt;
Chùa Kim An Bửu Tự, đình Nguyễn Trung Trực thuộc ấp Trao Tráo;
Miếu thần thuộc ấp Kênh Tắc
II.6.3 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, môi trường: a Hệ thống giao thông:
Xã có tỉnh lộ đi qua dài 8,0 km mặt đường rộng 5,5 được láng nhựa;
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 20
Đường trục xã dài: 13,58 km, mặt đường láng nhựa và cấp phối rộng từ 3,5m đến 5,5m;
Đường liên ấp và ngõ xóm dài: 41,98 km, mặt đường cấp phối và đất rộng từ 1,5m đến 3,5m b Cấp điện:
Nguồn điện: Nguồn cấp điện cho xã Thạnh Hòa là trạm 110/22KV Giồng Riềng có công suất 2x25MVA
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên 1.792/1.825 hộ đạt 98,19% c Hệ thống cấp nước:
Hiện tại có 34 hộ ấp Láng Quắm sử dụng nước máy d Thoát nước thải, quản lý rác thải và CTR & nghĩa trang:
Thoát nước thải: Hiện tại các điểm dân cư tập trung cũng như các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã Thạnh Hòa chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hiện trạng nước thải trực tiếp thải ra các kênh rạch gần nhất nên ảnh hưởng đến môi trường nhất là nguồn nước mặt
Rác thải và chất thải rắn: Hiện nay tại xã Thạnh Hòa chưa có bãi rác, các hộ gia đình và các công trình cộng tự thu gom rác thải và chất thải rắn, sau đó đem chôn lấp hoặc đốt
Nghĩa trang: Xã chưa có nghĩa địa tập trung nên việc chôn cất của người dân chủ yếu chôn tại đất sau nhà nên phần nào ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân trong xã e Hiện trạng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất: 5
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu tưới chủ động đạt 80%
Hiện toàn xã có 18 cống, đập được đầu tư xây dựng kiên cố hoá và đang hoạt động tốt, có 13 trạm bơm điện
Trong năm 2022 xã được huyện đầu tư được 04 công trình thủy lợi, trong đó có
02 công trình nạo vét kênh (kênh 5 Tây và Kênh 9 Bầu), 02 công trình thổi bùn (tuyến sông Giồng Riềng và kênh Thầy Giáo).
Xác định các yếu tố tác động của vùng xung quanh ảnh hưởng đến phát triển không gian trên địa bàn xã
II.7.1 Vị trí địa lý kinh tế của xã đối với xung quanh
Không gian chức năng chính có ảnh hưởng đến phát triển không gian của xã Thạnh Hòa bao gồm:
Vùng không gian phía Đông là thị trấn Giồng Riềng (thuộc đô thị loại IV): trong bán kính 5 km có thể tiếp cận trung tâm kinh tế, tài chính, giáo dục và văn hóa cấp huyện nên xã có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận và sử dụng các công trình công cộng trong thị trấn Ngoài ra, xã cũng thuận lợi trong việc giao thương, vận chuyển hàng hóa đến thị trấn và các xã lân cận khác xung quanh thông qua các tuyến giao thông đối ngoại trong tương lai như tuyến đường Sa Đéc - Ô Môn - Giồng Riềng, tuyến đường dọc sông Giồng Riềng, tuyến đường huyện, tuyến đường tránh thị trấn Giồng Riềng…
Vùng không gian phía Tây, Nam, Bắc bao gồm xã Bàn Tân Định, xã Bàn Thạch, xã Thạnh Bình: trong bán kính từ 5-7km có thể tiếp cận các trung tâm xã khác thông qua tuyến đường dọc sông Giồng Riềng (xã Bàn Tân Định), tuyến đường huyện lộ (xã Bàn Thạch), ĐT.963 (xã Thạnh Bình) Bên cạnh đó, những xã có tuyến sông Giồng Riềng
5 Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Thạnh Hòa năm
2022 và kế hoạch thực hiện năm 2023
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 21
(như xã Thạnh Hòa, xã Bàn Thạch) đi qua còn được định hướng phát triển mô hình du lịch trải nghiệm làng nghề kết hợp với thương mại dịch vụ tạo thành hệ thống du lịch đường thủy mang đậm bản sắc của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long
Liên hệ vùng phụ cận xã Thạnh Hòa
II.7.2 Định hướng phân bố dân cư
Dân cư tại các xã lân cận chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm của xã, ấp và dọc các tuyến sông, kênh trong xã
Dân cư ở thị trấn Giồng Riềng sinh sống tập trung tại các ngã giao sông Giồng Riềng và kênh Giồng Riềng - Bến Nhứt
Dân cư ở xã Bàn Tân Định thường bám theo các tuyến đường, tuyến kênh chính như kênh Chưng Bầu, kênh Nước Mặn Mới…
Dân cư ở xã Bàn Thạch thường phân bố theo các tuyến đường kênh, rạch Giồng Đá…
Dân cư xã Thạnh Bình bám theo các tuyến đường chính như kênh Chưng Bầu, kênh Hội Đồng…
Trong bán kính 5-7km, là các điểm dân cư tập trung của xã Thạnh Hòa và thị trấn Giồng Riềng nhưng cách xa tuyến dân cư của các xã lân cận khác Bởi sự chia cắt của mạng lưới sông ngòi dày đặc điển hình của miền sông nước nam bộ
II.7.3 Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất của vùng xung quanh
Hạ tầng xã hội: phân bố tập trung tại khu vực trung tâm xã và trung tâm ấp, ngoài ra còn phân bố dọc các tuyến đường, tuyến kênh chính của từng xã Các công trình hạ
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 22 tầng xã hội này được xây dựng khang trang, đảm bảo bán kính phục vụ cho người dân trong từng ấp
Đối với xã khác, xã Thạnh Hòa có thể tiếp cận các công trình công cộng của thị trấn Giồng Riềng bởi tuyến đường dọc sông Giồng Riềng, tuyến đường tránh Giồng Riềng Nhờ đó, mà rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa các xã trong tương lai
Hạ tầng kỹ thuật: tuyến đường chính thường đi qua các trung tâm xã như tuyến đường dọc sông Giồng Riềng kết nối các xã lân cận khác như thị trấn Giồng Riềng, xã Thạnh Hòa, xã Bàn Thạch, xã Bàn Tân Định và đi thành phố Rạch Giá cũng là đường giao thông quan trọng của khu vực Đường dọc sông Giồng Riềng
(thuộc xã Thạnh Hòa) Đường dọc sông Giồng Riềng (thuộc xã Bàn Thạch)
Hạ tầng phục vụ sản xuất: trong tương lai xã được đầu tư 02 công trình là 01 trạm và
01 cống kênh 8 Thôn Ngoài ra, đầu tư gia cố, nạo vét các tuyến kênh hậu Tà Ke, kênh 8 Hiếu – 3 Nhựt, kênh thủy lợi từ Lung Đế đến lộ mới (HTX Thạnh Hạt) Sau khi hoàn thành, sẽ phục vụ tưới tiêu cho đất nông nghiệp, góp phần vào việc giải quyết được vấn đề thiếu nước tưới, cải thiện cuộc sống người dân trong khu vực.
Việc thực hiện các quy hoạch có liên quan, các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn xã
Hiện tại khu vực xã Thạnh Hòa có đồ án đã được phê duyệt, bao gồm:
STT Tên đồ án/dự án Pháp lý Tình hình thực hiện
1 Đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã
Riềng, tỉnh Kiên Giang, tỷ lệ
Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày
01 tháng 06 năm 2012 của UBND huyện Giồng Riềng Đã và đang thực hiện
2 Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500
Trung tâm xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên
Quyết định số 17542/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm
2021 của Ủy ban nhân dân huyện Giồng Riềng Đã và đang thực hiện
XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG, ĐỘNG LỰC VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN XÃ
Dự báo quy mô dân số, lao động, số hộ cho giai đoạn quy hoạch 10 năm và phân kì
a Dự báo quy mô dân số
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 23
Trên cơ sở hiện trạng dân số xã Thạnh Hòa theo niên giám thống kê năm 2021 là 7.875 người, tổng số hộ là 1.825 hộ và tỷ lệ tăng dân số bình quân của xã khoảng +0,6%/năm
Quy mô dân số được tính toán theo phương pháp toán học, công thức dự báo như sau:
Nt : Dân số năm cần tính
N o : Dân số năm trước đó
X1 : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
X2 : Tỷ lệ tăng dân số cơ học
t : Thời gian (số năm cần tính)
Dự kiến theo thống kê tỷ lệ gia tăng dân số bình quân tất cả các giai đoạn của xã khoảng +0,6%/năm
Định hướng quy mô dân số xã đến năm 2025: 9.484 người
Dự báo quy mô dân số xã đến năm 2030: 9.780 người
Dự báo quy mô dân số xã đến năm 2040: 10.390 người
Việc dự báo quy mô dân số của xã Thạnh Hòa đã được tính toán trong Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040, trong đó:
Định hướng quy mô dân số xã đến năm 2025 dự kiến (làm tròn): khoảng 9.484 người, tương đương với khoảng 2.371 hộ (4 người/hộ)
Dự báo quy mô dân số xã đến năm 2030 dự kiến (làm tròn): khoảng 9.920 người, tương đương với khoảng 2.480 hộ (4 người/hộ)
Dự báo quy mô dân số xã đến năm 2040 dự kiến (làm tròn): khoảng 10.850 người, tương đương với khoảng 2.713 hộ (4 người/hộ)
So sánh đánh giá lựa chọn phương án
Phương án 1 có dự báo gia tăng dân số qua các giai đoạn bằng nhau và tương đối thấp, nguyên nhân là do dân cư có chiều hướng di chuyển từ nông thôn sang thành thị và từ xã đi ra bên ngoài các huyện, tỉnh, thành khác để lao động, làm việc dẫn đến thống kê bình quân, tốc độ tăng dân số bình quân khá thấp nên dự báo dân số chưa đáp ứng nhu cầu phát triển theo từng giai đoạn; còn Phương án 2 có tỷ lệ gia tăng dân số qua các giai đoạn khác nhau phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của xã theo từng giai đoạn và bám sát với dự báo quy mô dân số của xã đã được tính toán trong Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng
Kết luận: Chọn Phương án 2 làm dự báo quy mô dân số phân theo các giai đoạn lập quy hoạch thù hợp với tính toán trong Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng b Dự báo về lao động
Tỷ lệ số lao động của xã hiện trạng trên 50% dân số và có chiều hướng tăng thêm Theo Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040 dự báo sẽ định hướng nâng tỷ lệ lao động của huyện qua đào tạo đến năm 2030 đạt khoảng > 75% và tối thiểu 80% đến năm 2040; nguồn lao động không chỉ dồi dào mà còn có chất lượng để phát triển các lĩnh vực thương mại dịch vụ, công nghiệp và sản xuất nông nghiệp chất lượng cao
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 24
Do đó với dự báo quy mô dân số qua các giai đoạn (tại mục a) nên nguồn lao động sẽ được dự báo như sau:
Định hướng dân số lao động của xã đến năm 2025 : 6.639 người;
Dự báo dân số lao động của xã đến năm 2030 : 7.440 người;
Dự báo dân số lao động của xã đến năm 2040 : 8.138 người
Ứng với từng giai đoạn về phát triển dân số, cơ cấu lao động của từng ngành nghề kinh tế của xã, nhìn chung xu hướng chủ đạo giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp và tăng dần lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
Dự báo loại hình, động lực phát triển kinh tế chủ đạo
Theo Phân vùng phát triển của Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040, xã Thạnh Hòa thuộc Phân vùng 4: Vùng không gian đầu mối giao thông, dịch vụ - thương mại, giao thương phía Tây Nam gồm các xã Long Thạnh, xã Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Phú, xã Bàn Thạch, xã Thạnh Hòa, xã Bàn Tân Định
Trong đó, đô thị Long Thạnh là đô thị loại V làm động lực phát triển Vùng không gian phía Tây Nam là khu vực tập trung thương mại dịch vụ giao thương hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa Gồm vận chuyển hàng hóa đường thủy với sông Cái
Bé, giao thương đường bộ với Quốc lộ 61, DT.963B Đây là khu vực tập trung phát triển điểm dân cư, thu hút dân cư từ công nghiệp để hoàn thiện các cực phát triển của huyện
Các hoạt động kinh tế chính: thương mại dịch vụ, các ngành công nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh chế biến nông sản, buôn bán giao thương trao đổi hàng hóa, phát triển du lịch dựa trên hệ thống nông nghiệp, làng nghề truyền thống, cảnh quan sông Cái Bé
Các định hướng phát triển kinh tế đối với xã Thạnh Hòa:
Nền kinh tế chủ đạo hiện nay của xã Thạnh Hòa là lĩnh vực nông nghiệp, cây lúa là cây trồng chủ lực của xã nên đóng vai trò quan trọng quyết định mức tăng trưởng kinh tế của xã
Trong tương lai, theo định hướng của đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng đã được duyệt, xã còn có thể phát triển mô hình du lịch trải nghiệm gắn liền với tuyến sông Giồng Riềng Mô hình này khuyến khích người dân tham gia để phát triển nền kinh tế địa phương
Loại hình kinh tế chính: a Nông nghiệp:
Bố trí sản xuất lúa:
+ Cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực của xã, tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn phát triển vùng lúa chất lượng cao phục vụ cho thị trường xuất khẩu
+ Xây dựng cánh đồng mẫu lớn gắn với phát triển kinh tế hợp tác, liên kết- sản xuất giữa các hộ nông dân, hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao và tạo điều kiện đầu tư, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa với các doanh nghiệp
+ Từng bước xây dựng mô hình liên kết sản xuất Vận động các doanh nghiệp và người sản xuất liên doanh, liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, góp phần nâng cao chuỗi giá trị và chất lượng nông sản Đảm bảo nhu cầu, chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu
Phát triển sản xuất rau màu luân canh trên đất lúa:
Sản xuất rau, màu hướng vào nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 25 thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)
Phát triển ngành chăn nuôi:
+ Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng vùng sinh thái, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong từng vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường Chọn giữ các giống gia cầm quý đã có từ lâu quen với tập quán người dân
+ Chọn lọc và lai tạo các giống gà thích hợp với nuôi chăn thả trong nông hộ và các trang trại nông nghiệp Cải tiến phương thức chăn nuôi truyền thống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khống chế được dịch bệnh, hướng tới sản xuất bền vững và sản xuất thực phẩm sạch đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu b Du lịch:
Đầu tư xây dựng các khu vực, địa điểm du lịch có quy mô để tạo tiền đề phát triển ngành du lịch trong giai đoạn tiếp theo
Phát triển ngành du lịch từ các điểm định hướng du lịch và với lợi thế cảnh quan sông nước kết hợp với các làng nghề hiện hữu…
Xác định tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp hoặc đất đô thị phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất
Hiện tại diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (89,66%) trên địa bàn xã Thạnh Hòa với cây lúa là cây trồng chủ lực của xã, tiềm năng về sản xuất nông nghiệp là rất lớn, là động lực quan trọng phát triển xã nông nghiệp
Theo Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đến năm
2040, Thạnh Hòa thuộc Vùng không gian đầu mối giao thông, dịch vụ - thương mại, giao thương phía Tây Nam: là khu vực tập trung phát triển điểm dân cư, thu hút dân cư từ công nghiệp để hoàn thiện các cực phát triển của huyện Trong đó, xã Thạnh Hòa chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (loại hình sản xuất chính là trồng lúa cao sản chất lượng cao, chăn nuôi theo hướng toàn diện, vững chắc và nuôi trồng thủy sản), kết hợp thương mại dịch vụ, các ngành công nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh chế biến nông sản, buôn bán giao thương trao đổi hàng hóa, phát triển du lịch dựa trên hệ thống nông nghiệp, làng nghề truyền thống, cảnh quan sông Cái Bé
Do đó, tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng phục vụ dân cư, công trình hạ tầng và sản xuất của xã được nghiên cứu dự báo nhu cầu đến năm 2040 theo Quy hoạch xây dựng vùng huyện như sau:
Hiện trạng quy mô đất xây dựng : 72,76 ha; chiếm 3,33 % diện tích toàn xã
Định hướng quy mô đất xây dựng đến năm 2025 : 204,30 ha; chiếm 9,34 % diện tích toàn xã
Dự báo quy mô đất xây dựng đến năm 2030 : 209,75 ha; chiếm 9,59 % diện tích toàn xã
Dự báo quy mô đất xây dựng đến năm 2040 : 221,38 ha; chiếm 10,12 % diện tích toàn xã
Quy mô đất xây dựng sẽ được nghiên cứu xác định cụ thể trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng tổng hợp, tiềm năng, động lực, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch không gian tổng thể xã và cơ cấu sử dụng đất toàn xã theo yêu cầu về
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 26
Quy hoạch xây dựng nông thôn.
Xác định quy mô đất xây dựng cho từng loại công trình công cộng, dịch vụ; quy mô và chỉ tiêu đất ở cho từng loại hộ gia đình
quy mô và chỉ tiêu đất ở cho từng loại hộ gia đình
III.4.1 Quy mô đất xây dựng cho từng loại công trình công cộng, dịch vụ:
Quy mô đất xây dựng cho từng loại công trình công cộng, dịch vụ cấp xã, ấp được xác định theo yêu cầu về quy hoạch xây dựng nông thôn (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Quy hoạch xây dựng, QCVN 01:2021/BXD - Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày
19//05/2021 của Bộ Xây dựng) như sau:
Chỉ tiêu sử dụng công trình tối thiểu
Trường tiểu học 65 học sinh/1000 người x 10m²/học sinh 0,64 0,71
Trường trung học 55 học sinh/1000 người x 10m²/học sinh 0,55 0,60
4 Chợ, cửa hàng dịch vụ
Cửa hàng dịch vụ trung tâm 1 công trình/khu trung tâm (*) (*)
6 Điểm bưu chính viễn thông Điểm bưu chính viễn thông 1 điểm/xã 0,015 0,015
(*) Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Văn bản 2307/BXD-QHKT về việc hướng dẫn Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025 có quy định: “Tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương, khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn có thể được xác lập tại vị trí tập trung hoặc phân tán, lồng ghép trong các chức năng khác (cụm công nghiệp, khu dịch vụ - thương mại – du lịch, trung tâm hành chính xã
…) được xác định trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã” Theo đó, đồ án đã bố trí khu ch ứ c n ă ng d ị ch v ụ h ỗ tr ợ phát tri ể n kinh t ế nông thôn với quy mô 1,06 ha, nằm giáp tuyến kênh Trao Tráo đảm bảo được quy mô và hướng tiếp cận theo quy định
III.4.2 Quy mô và chỉ tiêu đất ở cho từng loại hộ gia đình:
Theo Quy định đất ở tại nông thôn là đất xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, ao, vườn trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
Nhà ở cho hộ sản xuất nông nghiệp: là loại hình nhà vườn cho hộ thuần nông, xây dựng 1-2 tầng có tổ chức mặt bằng phù hợp với sinh hoạt của gia đình đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, cao ráo; xây dựng vệ sinh tự hoại phù hợp với điều kiện sinh hoạt Có vườn bao quanh nhà Mỗi lô đất có diện tích khoảng 400 - 600m² (kích thước: 15x30m;
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 27
Nhà ở cho hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp: là loại hình nhà ở kết hợp với xưởng sản xuất, xây dựng 1-2 tầng có tổ chức mặt bằng phù hợp với sinh hoạt của gia đình và mô hình sản xuất Có hoặc không có vườn bao quanh nhà Mỗi lô đất có diện tích khoảng
Nhà ở cho hộ thương mại, dịch vụ: là loại hình nhà liền kề, xây dựng 2-3 tầng với đầy đủ tiện nghi phục vụ sinh hoạt, có mặt phố kết hợp kinh doanh thương mại, dịch vụ Diện tích lô đất ở khoảng 100 - 150m² (kích thước: 5x20m; 7,5x20m)
Chỉ tiêu diện tích một khuôn viên nhà ở vùng Tây Nam Bộ
(m 2 ) Đất xây dựng (nhà ở, chuồng trại, đường đi và các công trình phụ khác) 150 - 250 Đất làm kinh tế (trồng rau xanh, cây thực phẩm ngắn ngày, cây ăn quả, làm nghề phụ ) 250 - 350
T ổ ng di ệ n tích đấ t s ử d ụ ng cho m ộ t h ộ 400 - 600
Chuồng trại chăn nuôi gia súc - gia cầm trong lô đất ở (nếu có) phải đặt cách xa nhà ở và đường đi chung ít nhất 5m, cuối hướng gió và phải có hố chứa phân, rác, thoát nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 28
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ XÃ
Định hướng tổ chức hệ thống trung tâm xã, khu dân cư mới và cải tạo Xác định
IV.1.1 Định hướng tổ chức hệ thống trung tâm xã, khu dân cư mới và khu dân cư cải tạo chỉnh trang:
Sơ đồ tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư mới và cải tạo chỉnh trang a Tổ chức hệ thống trung tâm xã:
Trung tâm xã: bao gồm khu vực tập trung các công trình công cộng cấp xã như: UBND xã, bưu điện … nằm trên trục đường chính quan trọng của xã là đường Giồng Riềng 2, đây là công trình Ủy ban nhân dân xã, Đảng ủy xã và nhà văn hóa, hội trường và các ban ngành
Công trình được bố trí thuận tiện với tuyến đường giao thông chính, khoảng cách đến các khu dân cư trong bán kính đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí của người dân trong khu vực
Trong phạm vi bán kính 2–4 km tính từ trung tâm xã có điểm dân cư nông thôn của các ấp khác; có thể tiếp cận điểm dân cư các ấp khác bằng đường hai bên sông Giồng Riềng, đường kênh Họa Đồ, đường kênh Tà Ke, đường kênh Thầy Giáo và đường kênh
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 29
Trao Tráo b Tổ chức không gian khu dân cư mới và khu dân cư cải tạo chỉnh trang: b.1 Các đ i ể m dân c ư :
Xã Thạnh Hòa bao gồm 01 điểm trung tâm xã và 06 điểm dân cư nông thôn
Điểm trung tâm xã: dọc theo sông Giồng Riềng, với tứ cận như sau:
Phía Đông: kênh Thủy lợi và đất ruộng;
Phía Tây : kênh Trao Tráo và đất ruộng;
Phía Bắc : Kênh Nước Mặn
(theo Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, quy mô 160.593,4 m 2 )
Điểm dân cư nông thôn ấp Xẻo Mây: nằm ở phía Tây của xã, với tứ cận như sau:
Phía Đông: giáp kênh Tám Khúc;
Phía Tây : giáp xã Bàn Tân Định và xã Bàn Thạch;
Phía Nam : giáp sông Giồng Riềng;
Phía Bắc : giáp xã Bàn Tân Định
Điểm dân cư nông thôn ấp Tà Ke: nằm giữa kênh Tám Khúc và kênh Ba Nhựt, với tứ cận như sau:
Phía Đông: giáp kênh Ba Nhựt;
Phía Tây : giáp kênh Tám Khúc;
Phía Nam : giáp sông Giồng Riềng;
Phía Bắc : giáp xã Thạnh Bình
Điểm dân cư nông thôn ấp Tư Hạt: nằm dọc ĐT.963 và nằm ở phía Đông Bắc của xã, với tứ cận như sau:
Phía Đông: giáp xã Thạnh Bình;
Phía Tây : giáp kênh Ba Nhựt;
Phía Nam : giáp kênh Bầu Đưng và ấp Kênh Tắc;
Phía Bắc : giáp xã Thạnh Bình
Điểm dân cư nông thôn ấp Kênh Tắc: nằm giáp kênh Ba Nhựt và kênh 6, với tứ cận như sau:
Phía Đông: giáp kênh 6 và xã Thạnh Bình, thị trấn Giồng Riềng ;
Phía Tây : giáp kênh Ba Nhựt;
Phía Nam : giáp sông Giồng Riềng;
Phía Bắc : giáp kênh Bầu Đưng và ấp Tư Hạt
Điểm dân cư nông thôn ấp Láng Quắm: nằm phía nam sông Giồng Riềng và phía Bắc ấp Trao Tráo, với tứ cận như sau:
Phía Đông: giáp thị trấn Giồng Riềng;
Phía Tây : giáp xã Bàn Thạch;
Phía Nam : giáp kênh Tư Hoàng và kênh Út Kề;
Phía Bắc : giáp sông Giồng Riềng
Điểm dân cư nông thôn ấp Trao Tráo: nằm ở phía Nam của xã, với tứ cận như sau:
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 30
Phía Đông: giáp thị trấn Giồng Riềng;
Phía Tây : giáp xã Bàn Thạch;
Phía Nam : giáp kênh Tà Trắng và thị trấn Giồng Riềng;
Phía Bắc : giáp kênh Tư Hoàng và kênh Út Kề b.2 Cách th ứ c t ổ ch ứ c không gian các khu dân c ư :
Các điểm dân cư trong xã kết nối với nhau thông qua các tuyến đường hiện hữu và đường xây dựng mới, đảm bảo nhu cầu đi lại, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã
Tổ chức không gian khu dân cư mới và cải tạo: theo hướng chỉnh trang mở rộng các công trình công cộng hiện hữu Đồng thời, bổ sung các điểm công trình công công cộng để đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ theo quy định
Tổ chức không gian trung tâm: khu vực trung tâm xã được bố trí ngay tại vị trí tập trung các công trình công cộng cấp xã: trụ sở cơ quan, ủy ban nhân dân xã, trường học, bưu điện, trạm xá đáp ứng nhu cầu quản lý và ổn định khu vực khu vực được bố trí thuận tiện với các tuyến đường giao thông chính, khoảng cách đến các khu dân cư không quá xã đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân trong khu vực
Các công trình xây dựng tại các điểm trung tâm và điểm dân cư nông thôn đảm bảo khoảng lùi xây dựng, chỉ giới xây dựng theo quy định của đồ án này
Với phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung xã không quy định chi tiết các nội dung trung tâm xã và các điểm dân cư, sau khi đồ án được duyệt cần thiết phải lập quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn đã được xác định ở đồ án này để làm cơ sở quản lý xây dựng và kiểm soát không gian
Hình ảnh minh họa không gian khu dân cư
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 31
IV.1.2 Quy mô dân số, tính chất, nhu cầu đất ở cho từng khu dân cư mới và cải tạo a Điểm trung tâm xã:
Quy mô diện tích : 16,06 ha;
Diện tích đất ở nông thôn : 5,88 ha;
Quy mô dân số đến năm 2040 : 2.015 người;
Tính chất: điểm dân cư gắn với trung tâm xã
(theo Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, quy mô 160.593,4 m 2 ) b Điểm dân cư nông thôn ấp Xẻo Mây:
Quy mô diện tích : 297,43 ha;
Diện tích đất ở nông thôn: 60,59 ha;
Quy mô dân số đến năm 2040: 1.271 người;
Tính chất: thuộc vùng dân cư nông thôn phát triển kinh tế nông nghiệp và đề xuất nghiên cứu mô hình du lịch trải nghiệm làng nghề kết hợp với các thương mại dịch vụ
Sơ đồ điểm dân cư nông thôn ấp Xẻo Mây
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 32 c Điểm dân cư nông thôn ấp Tà Ke:
Quy mô diện tích: 460,33 ha;
Diện tích đất ở nông thôn : 62,11 ha;
Quy mô dân số đến năm 2040 : 2.156 người;
Tính chất: thuộc vùng dân cư nông thôn phát triển kinh tế nông nghiệp và đề xuất nghiên cứu mô hình du lịch trải nghiệm làng nghề kết hợp với các thương mại dịch vụ
Sơ đồ điểm dân cư nông thôn ấp Tà Ke d Điểm dân cư nông thôn ấp Tư Hạt:
Quy mô diện tích: 344,93 ha;
Diện tích đất ở nông thôn: 72,35 ha;
Quy mô dân số đến năm 2040 :
Tính chất: thuộc vùng dân cư nông thôn phát triển kinh tế nông nghiệp
Sơ đồ điểm dân cư nông thôn ấp Tư Hạt
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 33 e Điểm dân cư nông thôn ấp Kênh Tắc:
Quy mô diện tích :326.18 ha;
Diện tích đất ở nông thôn : 73,02 ha;
Quy mô dân số đến năm 2040: 1.315 người;
Tính chất: thuộc vùng dân cư nông thôn phát triển kinh tế nông nghiệp và đề xuất nghiên cứu mô hình du lịch trải nghiệm làng nghề kết hợp với các thương mại dịch vụ
Sơ đồ điểm dân cư nông thôn ấp Kênh Tắc f Điểm dân cư nông thôn ấp Láng Quắm:
Quy mô diện tích : 344,93 ha;
Diện tích đất ở nông thôn : 66,02 ha;
Quy mô dân số đến năm 2040 : 1.856 người (không tính dân cư trung tâm xã)
Tính chất: thuộc vùng dân cư nông thôn phát triển kinh tế nông nghiệp và đề xuất nghiên cứu mô hình du lịch trải nghiệm làng nghề kết hợp với các thương mại dịch vụ
Sơ đồ điểm dân cư nông thôn ấp Láng Quắm
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 34 g Điểm dân cư nông thôn ấp Trao Tráo:
Quy mô diện tích: 419,84 ha;
Diện tích đất ở nông thôn: 49,68 ha;
Quy mô dân số đến năm 2040: 1272 người;
Tính chất: thuộc vùng dân cư nông thôn phát triển kinh tế nông nghiệp
Sơ đồ điểm dân cư nông thôn ấp Trao Tráo
Định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng, dịch vụ Xác định vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng
Sơ đồ định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng, dịch vụ
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 35
IV.2.1 Vị trí các công trình công cộng:
Các trung tâm công cộng được tổ chức thành 02 cấp, bao gồm: cấp xã và cấp ấp
+ Trung tâm công cộng cấp xã: trung tâm hành chính cấp xã, trường học, y tế, thương mại dịch vụ nằm ở điểm dân cư trung tâm và điểm dân cư nông thôn
+ Trung tâm công cộng cấp ấp: nhà văn hóa, cây xanh, thể dục thể thao được bố trí ở các điểm dân cư để đảm bảo bán kính phục vụ cho các nhóm nhà ở nông thôn
IV.2.2 Quy mô các công trình công cộng: Để đảm bảo tốt công tác quản lý trên địa bàn xã Thạnh Hòa và phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân khu vực đồ án định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng như sau: a Trụ sở cơ quan:
Khu trung tâm hành chính xã Thạnh Hòa (trụ sở làm việc UBND, Đảng ủy …) đã được xây dựng tại vị trí tiếp cận với đường dọc sông Giồng Riềng, có tổng diện tích khoảng 0,61 ha, hiện nay vẫn đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ cho dân cư trên toàn địa bàn xã b Các công trình giáo dục:
Bảng chỉ tiêu công trình giáo dục
Chỉ tiêu sử dụng công trình tối thiểu
Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu
Diện tích yêu cầu (QCVN01:2021/BXD)
Mầm non 50 chỗ /1000 dân 12 m 2 / chỗ 0,65
Trường tiểu học 65 chỗ /1000 dân 10 m 2 / chỗ 0,71 Trường trung học 55 chỗ /1000 dân 10 m 2 / chỗ 0,60
Hệ thống giáo dục xã được tổ chức theo 2 cấp là giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, trong đó:
STT Tên trường Diện tích
Hòa 0,15 Hiện hữu tại ấp Tà Ke Nằm tại ngã giao sông Giồng Riềng và kênh Tà Ke
Hiện hữu tại ấp Láng Quắm Nằm phía nam đường Giồng Riềng 2 (gần THCS Thạnh Hòa)
3 Trường mầm non xây mới 0,26 Xây dựng mới thuộc ấp Trao Tráo
Hòa 2 0,49 Hiện hữu tại ấp Kênh Tắc Nằm phía
Hiện hữu tại ấp Kênh Tắc Nằm tại ngã giao sông Giồng Riềng và kênh Thầy Giáo
Trường tiểu học Thạnh 0,10 Hiện hữu tại ấp Xẻo Mây Nằm tại
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 36
Hòa 2 (điểm Họa Đồ) đường kênh Họa Đồ 2
Hòa 2 (điểm Ngọn Tà Ke) 0,08 Hiện hữu tại ấp Tà Ke Nằm tại đường kênh Tà Ke 2 Trường tiểu học Thạnh
Hòa 1 (điểm Thầy Giáo giữa)
Hiện hữu tại ấp Kênh Tắc Nằm tại đường kênh Thầy Giáo 2
Hòa 1 (điểm Trao Tráo) 0,61 Hiện hữu tại ấp Trao Tráo Nằm tại đường kênh Trao Tráo 2
Thuộc Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, quy mô 160.593,4 m 2 đã duyệt
Các trường trung học cơ sở 1,07
Hiện hữu và mở rộng tại ấp Láng Quắm Nằm phía nam 1 đường Giồng Riềng 2 c Y tế:
Sau quy hoạch, trên địa bàn xã có 01 cơ sở y tế đảm bảo tốt nhu cầu sử dụng của người dân với quy mô diện tích khoảng 0,13 ha
STT Công trình y tế Diện tích (ha) Ghi chú
Thuộc Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, quy mô 160.593,4 m 2 đã duyệt d Đất cây xanh, thể dục thể thao, văn hóa:
Gồm có đất cây xanh, sân thể thao kết hợp làm sân sinh hoạt cộng đồng của người dân gồm sân và nhà văn hóa với quy mô khoảng 2,80 ha, đảm bảo tốt nhu cầu sử dụng của người dân trong khu vực
STT Tên cây xanh, thể dục thể thao, văn hóa
1 Sân thể thao 0,88 Thuộc Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, quy mô 160.593,4 m 2 đã duyệt
4 Cây xanh, thể dục thể thao ấp Tư Hạt 0,83 Xây dựng mới tại tuyến đường kênh Bờ
5 Cây xanh, thể dục thể thao ấp Trao Tráo 0,41 Xây dựng mới tại tuyến đường kênh Ba
6 Trụ sở ấp Xẻo Mây 0,07 Hiện hữu, nằm giáp đường Giồng Riềng 1
7 Trụ sở ấp Kênh Tắc 0,004 Hiện hữu, nằm giáp kênh Thầy Giáo
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 37
8 Trụ sở ấp Trao Tráo 0,004 Hiện hữu, nằm gần đường kênh Trao Tráo
2 (gần TTH Thạnh Hòa 1, điểm Trao Tráo)
9 Trụ sở ấp Tà Ke 0,07 Mượn đất mầm non Thạnh Hòa (xã tạm quản lý)
10 Trụ sở ấp Tư Hạt - Mượn đất ở của dân cư hiện hữu nằm gần kênh Thầy Giáo e Đất chợ - cửa hàng dịch vụ:
Trên địa bàn xã Thạnh Hòa hiện có bố trí chợ được xây dựng mới thuộc Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, quy mô 160.593,4 m 2 đã duyệt với quy mô 0,67 ha f Điểm phục vụ bưu chính, viễn thông
Trên địa bàn xã Thạnh Hòa hiện có bố trí bưu điện xây dựng mới thuộc Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, quy mô 160.593,4 m 2 đã duyệt với quy mô 0,044 ha
IV.2.3 Định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng:
Định hướng cải tạo, chỉnh trang các công trình hiện hữu và bổ sung các khu vực mới Căn cứ phân bố dân cư và khả năng đi lại trên địa bàn xã, nhằm đảm bảo bán kính phục vụ cho người dân Ngoài ra, các công trình công cộng hiện hữu được giữ lại và chỉnh trang, đồng thời, vận dụng các chức năng khác thuộc Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trung tâm xã Thạnh Hòa để sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng
Trung tâm công cộng cấp xã: thiết kế theo xu hướng hiện đại kết hợp truyền thống, hình khối đơn giản, rõ ràng, kết hợp với các công trình công cộng khác khai thác lợi thế không gian tuyến đường trục chính của xã với khoảng lùi đảm bảo theo quy định tại đồ án này, tầng cao tối đa 03 tầng
Trung tâm ấp: thiết kế theo xu hướng hiện đại kết hợp truyền thống, hình khối đơn giản, rõ ràng và các tiện ích công cộng hằng ngày đảm bảo bán kính phục vụ cho người dân Được bố trí tiếp cận với đường liên ấp, trục ấp với khoảng lùi đảm bảo theo quy định tại đồ án này, tầng cao tối đa 02 tầng
Khuyến khích xây dựng đủ quy mô phục vụ, phần còn lại bố trí cây xanh, thảm cỏ đem lại hiệu quả về mặt cảnh quan cho công trình
Sử dụng các yếu tố thiết kế điển hình cho các công trình công cộng, trồng cây và lát đường, thêm các tiện ích hổ trợ và đáp ứng nhu cầu người dân như: nhà vệ sinh công cộng, ghế ngồi, thùng rác
Minh họa trung tâm hành chính cấp xã Minh họa trung tâm thương mại
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 38
Hình ảnh minh họa công trình trường học xây dựng mới
Hình ảnh minh họa công viên cây xanh, thế dục thể thao
Định hướng tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư mới và cải tạo Xác định các chỉ tiêu quy hoạch, định hướng kiến trúc cho từng loại hình nhà ở phù hợp với đặc điểm của địa phương
Sơ đồ tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư mới và cải tạo
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 39
IV.3.1 Không gian khu dân cư mới: a Vị trí: Được bố trí xen cài tại khu vực điểm dân cư trung tâm và bố trí ở các khu vực điểm dân cư nông thôn phát triển mới b Quy mô diện tích: khoảng 284,63 ha c Định hướng tổ chức không gian:
Nhà ở phải được xây dựng theo kiến trúc phù hợp với địa phương, điều kiện tự nhiên và kiến trúc không gian xã Vườn ao kết hợp với chăn nuôi trong khu vực không gian khuôn viên lô đất hộ gia đình nhưng phải đảm bảo quy định điều 56 “Chăn nuôi nông hộ” của Luật chăn nuôi số 32/2018/QH14
Tổ chức các công trình kiến trúc hướng giảm mật độ xây dựng, khuyến khích đóng góp không gian mở, tạo cảnh quan sân vườn Chiều cao xây dựng công trình phù hợp và phát huy đặc trưng của địa hình
Xây dựng mô hình khu ở nông thôn phù hợp với điều kiện địa hình từng khu vực, bảo đảm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái
Sử dụng vật liệu địa phương, an toàn trong điều kiện mưa bão, nắng nóng kéo dài
Khoảng lùi đảm bảo theo quy định tại đồ án này, tầng cao tối đa 02 tầng, khuyến khích tạo sự đồng bộ cảnh quan hai bên đường
IV.3.2 Không gian khu dân cư cải tạo: a Vị trí:
Bố trí tập trung ở khu vực trung tâm, bám theo các tuyến đường chính xã, dân cư rải rác nằm ở các khu vực sản xuất b Quy mô diện tích: 103,02 ha c Định hướng tổ chức không gian:
Ưu tiên các giải pháp chỉnh trang về hình thức kiến trúc, định hướng quản lý kiến trúc tạo sự đồng bộ hai bên đường về khoảng lùi đảm bảo theo khoảng lùi được quy định tại đồ án này, tầng cao tối đa 02 tầng
Khuyến khích xây dựng tường rào thoáng, tường rào bằng cây xanh
Các hộ gia đình xây dựng nhà ở phải có nhà vệ sinh tự hoại
Khi tiến hành cải tạo, sửa chữa khuyến khích tạo sự đồng bộ về mặt kiến trúc cho khu vực, tránh cơi nới tự ý làm mất mỹ quan chung
Nhà ở nông thôn Nhà ở nông thôn
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 40
Định hướng tổ chức các khu vực sản xuất
Sơ đồ định hướng tổ chức các khu vực sản xuất
Sản xuất rau màu luân canh trên đất lúa
Theo định hướng năm 2040, không gian sản xuất xã Thạnh Hòa phần lớn là sản xuất nông nghiệp, trong đó:
Vùng trồng lúa của xã được phân bố trên tổng thể các ấp, tập trung phát triển mô hình nông nghiệp chuyên canh cây lúa áp dụng các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao kết hợp nuôi trồng thủy sản nước ngọt, xen canh, luân canh vào các mùa nước nổi
Khu vực trồng cây lâu năm phân bố tập trung dọc theo các tuyến dân cư nông thôn; sản xuất rau màu và mô hình VAC trên đất nền đất liếp và quanh đất nhà ở, hình thành mô hình nhà ở trang trại tạo ra sự phát triển song song đồng bộ của các khu dân cư gắn với khu vực nông nghiệp
Quy mô diện tích: khoảng 1.539,16 ha
Tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn phát triển vùng lúa chất lượng cao phục vụ cho thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, do đặc thù địa hình, bố trí mùa vụ phù hợp với biến đổi khí hậu, nhất là tình hình xâm nhập mặn, nên bố trí thành 2 vùng sản xuất 2-3 vụ
Tăng cường đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ , cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển cây trồng cạn, cần tăng cường chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất cho nông hộ cũng như nhân rộng hiệu quả các mô hình chuyển đổi
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 41 cây rau màu trên đất lúa liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Định hướng tổ chức kết hợp các khu chức năng khác
Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn
Xã Thạnh Hòa bố trí “khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn”
Về vị trí: là khu vực nằm tại đầu mối giao thông chính (đường kênh Trao Tráo 2) đảm bảo kết nối, vận chuyển hàng hóa an toàn, thuận lợi, đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường cho khu dân cư theo quy định
Về quy mô: 1,06 ha, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế thực tiễn của từng địa phương, phù hợp với quy hoạch chuyên ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Về chức năng: sản xuất công nghiệp (chủ yếu là chế tạo nông cụ, công nghiệp chế biến gắn các vùng sản xuất chuyên canh); thương mại (chuyên doanh bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, chế biến bảo quản, kho bãi); về dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển các lĩnh vực (khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng, chuyển đổi số), dịch vụ thị trường (phân tích, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng; bảo hiểm rủi ro, phòng chống thiên tai; bảo vệ môi trường Định hướng khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 42
Định hướng tổ chức các khu chức năng du lịch
Hai bên tuyến sông Giồng Riềng
IV.6.2 Định hướng không gian:
Phát triển theo mô hình du lịch trải nghiệm làng nghề kết hợp với các thương mại dịch vụ
Khai thác tối đa cảnh quan tự nhiên và tận dụng hình thái đặc trưng tại khu vực
Các công trình dịch vụ có quy mô vừa và nhỏ, thuận tiện trong việc tiếp cận và thân thiện với môi trường
Hình thức kiến trúc độc đáo, sử dụng vật liệu thân thiện, phù hợp với kiến trúc nhiệt đới
Đối với khu du lịch khác mật độ xây dựng 25% và tầng cao phải thông qua cấp phép của cơ quan chuyên ngành
Sơ đồ định hướng tổ chức các khu chức năng du lịch
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 43
Minh họa du lịch trải nghiệm
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Quy hoạch các loại đất trên địa bàn xã cập nhật phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Phương án quy hoạch sử dụng đất của đồ án quy hoạch chung xã Thạnh Hòa đến năm 2040 phải phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Giồng
Riềng và Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đến năm
2040, tỷ lệ 1/25.000 đã được phê duyệt và đồng thời điều chỉnh cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng tổng hợp, tiềm năng, động lực, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch không gian tổng thể xã.
Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển theo các giai đoạn 5 năm, 10 năm và các thông số kỹ thuật chính cho từng loại đất
và các thông số kỹ thuật chính cho từng loại đất Định hướng phát triển chủ yếu biến động giảm về diện tích đất nông nghiệp (bao gồm đất sản xuất nông ngiệp, đất lâm nghiệp), tuy vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhưng chuyển dần sang phát triển đất xây dựng (bao gồm đất ở, đất công trình công cộng, đất cây xanh, thể dục, thể thao, đất tôn giáo, đất hạ tầng kỹ thuật, đất quốc phòng, an ninh, đất phát triển dân cư nông thôn) và đất khác (bao gồm đất sông ngòi, kênh rạch, suối & mặt nước chuyên dụng và đất chưa sử dụng) qua các giai đoạn cụ thể như sau:
V.2.1 Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển theo các giai đoạn 5 năm (2026-2030):
Bảng diện tích đất cho nhu cầu phát triển theo các giai đoạn 5 năm (2026-2030)
Stt Loại đất Diện tích Tỷ lệ
Dân số dự kiến đến năm 2030 9.920
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 44
V.2.2 Xác định diện tích đất cho nhu cầu phát triển theo các giai đoạn 10 năm
Dự kiến đến năm 2040, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, còn lại là đất xây dựng và các loại đất khác, chi tiết như sau:
Bảng diện tích đất cho nhu cầu phát triển đến năm 2040 Bảng diện tích đất cho nhu cầu phát triển theo các giai đoạn 10 năm (20-2040)
Stt Loại đất Diện tích
Dân số dự kiến đến năm 2040 10.850
Sau định hướng quy hoạch đến năm 2040, đất xây dựng cho các điểm dân cư đã phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, QCVN 01:2021/BXD - Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày
19//05/2021 của Bộ Xây dựng như sau:
Stt Loại đất Đơn vị
Chỉ tiêu sử dụng đất
Chỉ tiêu sau quy hoạch
1 Đất xây dựng công trình nhà ở m²/người ≥ 25 357,28
2 Đất xây dựng công trình công cộng, dịch vụ m²/người ≥ 5 7,44
3 Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật m²/người ≥ 5 42,49
4 Cây xanh công cộng m²/người ≥ 2 2,43
Chú thích: Không bao gồm đất để bố trí các công trình hạ tầng thuộc cấp quốc gia, tỉnh, huyện
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 45
Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất
Trên nhu cầu quỹ đất cho các ngành, các lĩnh vực; phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức không gian phát triển trên địa bàn xã; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất của xã như sau:
Hiện trạng (theo ngành TNMT)
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng lúa 1.772,01 80,99 1.731,19 79,13 1.524,07 69,66 Đất trồng trọt khác 189,49 8,66 179,80 8,22 15,09 0,69
2.3 Đất cây xanh, thể dục, thể thao - - - - 2,64 0,12
2.4 Đất tôn giáo, danh lam thắng cảnh, di tích, đình đền
2.6 Đất xây dựng các chức năng khác 0,3 0,01 0,41 0,02 0,09 0,004
2.7 Đất hạ tầng phục vụ sản xuất - - 1,00 0,05 1,00 0,046
2.8 Đất quốc phòng, an ninh - - 0,20 0,01 0,20 0,009
2.9 Đất hạ tầng kỹ thuật (giao thông, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, nghĩa địa, hạ tầng kỹ thuật khác)
28,31 1,29 53,20 2,43 51,86 2,37 Đất giao thông 26,68 1,22 44,31 2,03 46,10 2,11 Đất xử lý chất thải rắn - - - - 2,18 0,10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,63 0,07 3,63 0,17 3,38 0,15 Đất hạ tầng kỹ thuật khác - - 5,26 0,24 0,20 0,01
3.1 Đất sông ngòi, kênh rạch, suối & mặt nước chuyên dụng
3.2 Đất cây xanh cách ly - - - - 41,22 1,88
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 46
QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Quy hoạch hệ thống giao thông
VI.1.1 Cơ sở quy hoạch
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01: 2021/BXD;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07:2016/BXD;
Đường giao thông nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 10380-2014
Bản đồ quy hoạch định hướng không gian…
Bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông
VI.1.2 Nguyên tắc thiết kế
Tuân thủ theo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông huyện Giồng Riềng và QH tỉnh Kiên Giang Thể hiện mặt bằng mạng lưới giao thông đến từng khu chức năng Xác định vị trí quy mô các công trình giao thông như bãi đỗ xe, nút giao thông…
Mạng lưới đường giao thông phải được phân cấp rõ ràng, tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh, hợp lý, đảm bảo kết nối tốt với các vùng vực lân cận
Bố trí đủ quy mô và vị trí hợp lý các công trình giao thông tĩnh đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu về giao thông tĩnh của khu quy hoạch
Các tuyến đường cong được thiết kế với bán kính cong và tầm nhìn thích hợp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
VI.1.3 Giải pháp thiết kế: a Giao thông đường bộ:
Định hướng tuyến chính có tính xuyên suốt, năng lực vận chuyển cao, ít giao cắt Các tuyến đường nông thôn được xây dựng dựa trên việc đấu vào các tuyến đường chính, tạo mạng lưới giao thông thông suốt
Về quy hoạch mạng lưới giao thông: Thống nhất việc tổ chức giao thông theo hướng cải tạo mở rộng lộ giới theo đúng quy định, kết hợp xây mới một số tuyến đường, tạo thành mạng lưới đường hoàn chỉnh a.1 Các tuy ế n giao thông đố i ngo ạ i:
Đường tỉnh: ĐT.963 (lộ giới 32m) nằm tiếp giáp ranh xã về phía Bắc
Các tuyến đường đối ngoại khác gồm: các tuyến đường Sa Đéc – Ô Môn – Giồng Riềng, đường tránh thị trấn Giồng Riềng, ĐH.GR.DH09,… (lộ giới 9÷32m) đều sẽ được đầu tư, mở rộng, nâng cấp nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và nhu cầu sản xuất của người dân toàn xã a.2 Các tuy ế n giao thông đố i n ộ i:
Các tuyến đường trục chính xã (lộ giới 8-32m) được quy hoạch thành một hệ thống nhất, đảm bảo liên kết tốt các khu sản xuất nông nghiệp và các khu dân cư, khu chức năng của khu quy hoạch cũng như liên kết với hệ thống giao thông đối ngoại
Đường nội bộ trong khu vực được tổ chức xây dựng trên cơ sở đảm bảo khả năng kết nối, tiếp cận giữa các công trình, kết nối dễ dàng với mạng lưới đường khu vực, thuận lợi trong các công tác cứu thương, cứu hỏa …
Huy động mọi nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn, trong đó ưu tiên xây dựng đường ôtô đến tất cả các điểm dân cư, kết nối vào các tuyến đường đô thị
Đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) đạt tỷ lệ
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 47
Đường ấp được cứng hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm hoàn thành đạt tối thiểu 100%, Có các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) và đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp
Đường dân sinh, ngõ xóm sạch và không lầy lội, được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp đạt tỷ lệ ≥ 90% b Giao thông đường thủy:
Các tuyến kênh rạch trong khu vực vừa có chức năng hoàn thiện mạng lưới giao thông thủy trên địa bàn xã, phục vụ các phương tiện vừa và nhỏ, vừa có chức năng điều tiết thủy lợi phục vụ sản xuất và phục vụ hệ thống thoát nước mặt c Giao thông phục vụ sản xuất:
Phát triển giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu nông nghiệp hóa sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp
Tại các khu vực sản xuất nông nghiệp, bố trí hệ thống giao thông nội đồng, chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông nguyên vật liệu, hàng hóa và đến các cơ sở sản xuất, đạt tối thiểu đường cấp VI Lộ giới đường 2÷5m, cụ thể là các tuyến đường kênh Năm Tây, đường Kênh Tắc, đường Kênh Bầu Đưng, đường TH1,
Hệ thống đường giao thông nội đồng kết nối thuận lợi với các tuyến đường xã như ĐH.GR.DH09, đường sông Giồng Riềng nhằm tạo động lực phát triển nông nghiệp xã thông qua sự thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, máy móc…
BẢNG THỐNG KÊ HỆ THỐNG GIAO THÔNG
Hành lang Lề đường Lòng đường Trái Phải Trái Phải Trái Phân cách Phải m m m m m m m ĐƯỜNG TỈNH 13.006,0
2 Đường tránh thị trấn Giồng Riềng 32,0 2.730,0 1-1 11,5 11,5 1,0 1,0 3,5 0,0 3,5
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 48
(bờ phụ 963) 8,0 1.554,0 5-5 1,0 1,0 3,0 0,0 3,0 Đường trục xã
2 Đường kênh Họa Đồ 2 5,0 2.190,0 7-7 0,75 0,75 1,75 0,00 1,75 Đường ấp
3 Đường kênh Tà Đậu - Tám Hiếu 5,0 1.250,0 7-7 0,75 0,75 1,75 0,00 1,75
Quy hoạch cao độ nền và hệ thống thoát nước mưa
VI.2.1 Cơ sở thiết kế
Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt dựa trên các tài liệu sau:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng: QCVN 01: 2021/BXD;
Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài– Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 7957: 2008;
Bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường;
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, giao thông
VI.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch
Thống nhất cao độ xây dựng, hướng dốc và thoát nước mặt so với mặt nền Xác định hướng dốc chính theo địa hình tự nhiên, tạo mặt nền thuận lợi cho xây dựng
Cao độ thiết kế bám sát địa hình hiện trạng, khu vực thiết kế tương đối thấp và bằng phẳng, thiết kế phải đảm bảo thoát nước mặt nhanh chóng, tránh ngập úng
Thống nhất cao độ xây dựng, hướng dốc và thoát nước mặt so với mặt nền toàn khu vực
Tạo mặt nền thuận lợi cho xây dựng và đảm bảo thoát nước mặt thuận lợi, không gây ngập úng cục bộ và tuân thủ kiến trúc cảnh quan của toàn khu
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 49
Khu thiết kế tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đắp do địa hình tương đối thấp
VI.2.3 Giải pháp quy hoạch a Công tác thủy lợi:
Công tác thủy lợi đi đôi với việc thoát nước mặt cho các khu dân cư Đối với những khu vực là đất sản xuất nông nghiệp và thủy sản thì thoát nước mặt là công tác nạo vét các bờ kênh, mương để tạo điều kiện cho nước không bị tù, ứ đọng hoặc không bị ngập lụt gây thất thoát và phá hoại mùa màng, thủy sản Các bờ kênh, mương tự nhiên sẽ giữ lại làm công tác thủy lợi, thoát nước và cấp nước cho đồng ruộng hay ao hồ nuôi trồng thủy sản Lượng nước được lưu chuyển sẽ là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp của địa phương
Bên cạnh đó, việc tăng cường đào thêm kênh thoát nước sẽ góp phần làm cho hệ thống thủy lợi và thoát nước mặt trở nên thuận lợi hơn, đời sống người dân ổn định hơn b Quy hoạch cao độ nền:
Cao độ khống chế: Hxd ≥+2,23m Đảm bảo khu đất xây dựng không bị ngập úng, thích ứng biến đổi khí hậu
Cao độ nền phải cao hơn mực nước lũ lớn nhất hàng năm tối thiểu là 0,3m
Khu xây dựng hiện hữu: cao độ nền phù hợp với cao độ nền hiện trạng các công trình xung quanh theo từng vị trí, chủ yếu đắp cục bộ từng mặt bằng công trình, tạo độ dốc thoát nước mặt để không gây ngập úng cục bộ
Các khu vực xây dựng mới: tôn nền đến cao độ xây dựng ≥ +2,23m; Imin ≥0,004 dốc về phía có cống thu gom nước mưa
Các khu vực đất sản xuất nông nghiệp: san lấp tùy theo nhu cầu sản xuất và giai đoạn đầu tư phát triển c Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa:
Sử dụng mạng lưới thoát nước riêng cho nước mưa và nước thải
Đối với khu vực thiết kế, việc thoát nước chủ yếu dựa vào các hướng thoát tự nhiên, về phía các kênh rạch hiện hữu giữ lại cho thoát nước theo hướng ngắn nhất
Nước thoát được thu gom bằng hệ thống cống D600÷D1500
Hệ thống cống thoát nước được bố trí dọc các trục đường chính d Hệ thống kênh thủy lợi phục vụ sản xuất
Xã Thạnh Hòa có một hệ thống kênh thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, phủ đầy toàn bộ mặt bằng xã Các kênh lớn như kênh 8 Thị, kênh Bầu Đưng, kênh Tà Kè, kênh Trao Tráo,… có bề rộng (15 ÷ 25)m Các tuyến kênh phụ có bề rộng khoảng (3 ÷ 15)m Hệ thống kênh rạch kết nối ra sông Giồng Riềng
Hệ thống kênh rạch bao phủ xung quanh các thửa đất sản xuất, đảm bảo cung cấp nước cho các hoạt động trồng trọt hoa màu và nuôi trồng thủy sản
Với sự ảnh hưởng từ chế độ thủy văn trên biển Đông thông qua sông Giồng Riềng, vùng nước tại xã Thạnh Hòa cần được kiểm soát lưu lượng nước ở các cổng vào kênh phụ, kênh nhánh để cho phù hợp với từng mùa vụ
Công tác thủy lợi đi đôi với việc thoát nước mặt cho các khu dân cư Đối với những khu vực là đất sản xuất nông nghiệp thì công tác thủy lợi là công tác nạo vét các bờ kênh, hồ thủy lợi để tạo điều kiện cho nước không bị tù, ứ đọng hoặc không bị ngập lụt gây thất thoát và phá hoại cây trồng
Lượng nước được lưu chuyển sẽ là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp của địa phương
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 50
Quy hoạch hệ thống cấp nước
VI.3.1 Cơ sở thiết kế
Bản đồ đánh giá hiện trạng cấp nước khu quy hoạch
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01: 2021/BXD
Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế - TCXDVN 33:2006
Các văn bản hiện hành có liên quan đến khu quy hoạch
VI.3.2 Chỉ tiêu thiết kế
Chỉ tiêu nước cấp sinh hoạt nông thôn: 80 (l/người.ngđ)
Chỉ tiêu nước cấp CTCC, TMDV, sản xuất: 15% tổng lượng nước cấp sinh hoạt
Thất thoát rò rỉ lấy bằng 15% tổng lưu lượng nước cấp
Hệ số dùng nước ngày lớn nhất lấy bằng 1,20 (cho khu dân cư)
Bảng thống kê lưu lượng nước cấp Đất xây dựng Dân số Chỉ tiêu Cấp nước người lit/người.ngđ m³/ngđ Điểm dân cư ấp Xẻo Mây Đất ở nông thôn 1271 80 101,68 Điểm dân cư ấp Tà Ke Đất ở nông thôn 2156 80 172,50 Điểm dân cư ấp Tư Hạt Đất ở nông thôn 965 80 77,17 Điểm dân cư ấp Kênh Tắc Đất ở nông thôn 1315 80 105,23 Điểm dân cư ấp Láng Quắm Đất ở nông thôn 1856 80 148,44 Đất ở nông thôn (khu trung tâm) 2.015 80 161,20 Điểm dân cư ấp Trao Tráo Đất ở nông thôn 1272 80 101,78
Nước công cộng dịch vụ 15% 130,20
Nước dự phòng, rò rỉ 15% 149,73
Tổng lưu lượng nước cấp là khoảng: 1.400 (m 3 /ngày đêm)
VI.3.3 Định hướng quy hoạch hệ thống cấp nước a Nguồn cấp:
Khu trung tâm xã và các điểm dân cư phía Nam sông Giồng Riềng sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước nông thôn số 1 (công suất 700m³/ngđ)
Các điểm dân cư phía Bắc sông Giồng Riềng sử dụng nước từ trạm cấp nước nông thôn số 2 (công suất 750m³/ngđ)
Tại khu vực dân cư rải rác, tiếp tục sử dụng nguồn nước cấp từ các trạm cấp nước nhỏ hiện hữu trên địa bàn xã Tuy nhiên tổng công suất của các trạm hiện hữu này không đủ đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước cho giai đoạn dài hạn Vì vậy đề xuất nâng cấp công suất thiết kế trạm cấp nước hiện hữu, đồng thời khai thác hết công suất thiết kế của các trạm để đảm bảo cấp đủ nước theo nhu cầu đã tính toán cho khu quy hoạch
Các trạm bơm cấp nước sau khi bơm nước lên được xử lý trước khi đưa vào mạng lưới cấp nước
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 51 b Mạng lưới:
Xây dựng mạng lưới ống cấp nước mạng vòng kết hợp cụt đảm bảo an toàn cấp nước đến các điểm dân cư
Sử dụng ống nhựa HDPE, đường kính D100-D150 dẫn nước từ ống trạm cấp nước đến các hộ dân
Ống chôn sâu 0,7m tính từ mặt đất đến đỉnh ống Gia cố ống ở những chỗ băng đường, nền đất yếu
Bố trí các thiết bị xả khí, xả cặn trên mạng lưới theo quy định
VI.3.4 Quy hoạch hệ thống tưới nước phục vụ sản xuất
Tận dụng một số suối tự nhiên để phục vụ tưới, tiêu cho đất trồng lúa, trồng hoa màu
Nước lấy từ suối vào ruộng, vào các khu trồng trọt bằng các trạm bơm điện hoặc các máy bơm vừa và nhỏ.
Quy hoạch hệ thống thoát nước bẩn và thu gom chất thải rắn
VI.4.1 Cơ sở thiết kế:
Bản đồ đánh giá hiện trạng thoát nước thải khu quy hoạch
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng: QCVN 01: 2021/BXD
Thoát nước - mạng lưới thoát nước và công trình bên trong - tiêu chuẩn xây dựng
Các văn bản hiện hành có liên quan đến khu quy hoạch
VI.4.2 Chỉ tiêu thoát nước bẩn và rác thải:
Chỉ tiêu thu gom nước thải sinh hoạt: 80% lượng nước cấp
Chỉ tiêu thoát nước CTCC, TMDV: 15% nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt nông thôn: 0,8 kg/người.ngđ
Hệ số thoát nước ngày lớn nhất lấy bằng 1,20
VI.4.3 Giải pháp thiết kế mạng lưới thoát nước bẩn: Đất xây dựng Dân số Chỉ tiêu nước thải
Khối lượng CTR người lit/người.ngđ m³/ngđ kg/người tấn/ngđ Điểm dân cư ấp Xẻo Mây Đất ở nông thôn 1271 64 81,35 0,80 1,02 Điểm dân cư ấp Tà Ke Đất ở nông thôn 2156 64 138,00 0,80 1,73 Điểm dân cư ấp Tư Hạt Đất ở nông thôn 965 64 61,74 0,80 0,77 Điểm dân cư ấp Kênh Tắc Đất ở nông thôn 1315 64 84,18 0,80 1,05 Điểm dân cư ấp Láng Quắm Đất ở nông thôn 1856 64 118,75 0,80 1,48 Đất ở nông thôn (khu trung tâm) 2.015 64 128,96 0,80 1,61 Điểm dân cư ấp Trao Tráo Đất ở nông thôn 1272 64 81,42 0,80 1,02
Nước công cộng dịch vụ 15% 104,16 1,30
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 52
Tổng lưu lượng thoát nước thải là: 960 (m 3 /ngày đêm)
Tổng khối lượng rác thải là : 10,0 (tấn/ngđ)
VI.4.4 Giải pháp thiết kế mạng lưới thoát nước thải:
Tại điểm dân cư trung tâm xã, xây dựng mạng lưới thoát nước thải riêng với nước mưa, xây dựng trạm xử lý nước khu trung tâm Qsh: 210m³/ngđ
Các điểm dân cư, sử dụng mạng lưới thoát nước chung, xây dựng các tuyến cống thoát nước trên các trục đường chính dẫn ra kênh gần nhất Bố trí trạm xử lý nước thải ở cuối dòng, sử dụng giếng tách dòng, thu gom nước thải, xử lý trước khi thải ra môi trường
Các khu vực xây dựng mới hoàn toàn phải xây dựng hệ thống thoát nước riêng Các khu vực đã có mạng lưới thoát nước chung phải cải tạo thành hệ thống thoát nước nửa riêng hoặc hệ thống thoát nước riêng
Nước thải trước khi thoát ra mạng lưới thoát nước chung phải được xử lý bằng hầm tự hoại 3 ngăn Nước thải sau trạm xử lý, đạt tiêu chuẩn theo QCVN14:2008/BTNMT cho phép thoát ra môi trường
Tuyến cống thoát nước phân bố trên các tuyến đường Sa Đéc-Ô Môn-Giồng Riềng, đường ĐH.GR.DH09,
Sử dụng cống thoát nước vật liệu BTCT, đường kính D600-D1500
Độ dốc cống đảm bảo i ≥ 1/D
Tại những vị trí cống chôn sâu hơn 6m, bố trí trạm bơm nâng bậc; bố trí giếng tách dòng ở cuối mạng lưới thoát nước, đưa nước thải về trạm xử lý nước
Bố trí hố ga thu gom nước trên mạng lưới với kích thước tối thiểu 1000x1000mm, vật liệu BTCT đảm bảo an toàn khi đặt trên các tuyến đường
VI.4.5 Vệ sinh môi trường: a Xử lý rác thải:
Một trong những nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường nông thôn là do CTR từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất nông nghiệp, CTR từ hoạt động làng nghề và rác thải từ sinh hoạt CTR nông thôn có thể phân thành 3 dạng chính: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nông nghiệp, chất thải rắn làng nghề
Xử lý chất thải rắn:
CTR chăn nuôi chủ yếu được xử lý bằng ủ nóng và hầm Biogas Sau khi xử lý, phân được sử dụng bón cho cây trồng hoặc dùng làm thức ăn cho vật nuôi
Rác thải sinh hoạt được đưa đi khu xử lý chất thải rắn và chôn lấp rác thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (theo Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2012 về phê duyệt đồ án Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025)
Chất thải rắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (làng nghề) được phân loại và xử lý sơ bộ tại chỗ trước khi thu gom và vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn của huyện b Nghĩa trang:
Xã Thanh Hòa sử dụng nghĩa trang nhân dân riêng của xã đặt tại ấp Láng Quắm, quy mô 2,0ha (theo Quyết định số 400/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2013 về phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng hệ thống nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030)
Khuyến khích người dân từng bước di dời các khu mộ nhỏ lẻ về nghĩa trang tập trung của huyện.
Quy hoạch hệ thống cấp điện và chiếu sáng
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 53
Hiện khu vực sử dụng nguồn điện quốc gia trạm biến áp 110/22kV Giồng Riềng thông qua tuyến trung thế 22kv dọc đường tỉnh 963, đường GR 2 và các trục đường chính hiện hữu trong khu quy hoạch
Khu quy hoạch có tuyến đường dây cao thế 220kV, 110kV đi qua cấp điện cho các trạm biến áp cao thế khu vực
VI.5.2 Cơ sở thiết kế
Quy hoạch cấp điện xã Thạnh Hòa dựa trên các tài liệu:
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông…
Chỉ tiêu cấp điện cho khu quy hoạch
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCVN 01: 2021/BXD
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4454:2012 quy hoạch xây dựng nông thôn - tiêu chuẩn thiết kế
Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01 tháng 03 năm 2017 hướng dẫn về quy hoạch nông thôn
Quy phạm trang bị điện phần:
II Hệ thống đường dẫn điện 11TCN - 19 – 2006
III Bảo vệ và tự động 11TCN - 20 – 2006
IV Thiết bị phân phối và trạm BA 11TCN - 21 – 2006
Quyết định số 1867NL/KHKT ngày 16/9/1994 Qui định các tiêu chuẩn kỹ thuật điện khí hóa áp trung thế 22 kV
Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Thủ tướng Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện
Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/04/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện
Các văn bản, quy trình, quy phạm hiện hành của ngành điện và các quy định khác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng công trình điện
VI.5.3 Mục tiêu & nguyên tắc quy hoạch
Xây dựng trạm biến áp riêng cho toàn bộ khu, xây dựng mạng chiếu sáng đường phố, chiếu sáng công cộng, cấp điện sinh hoạt đến từng hạng mục công trình trong khu vực…
Hệ thống cấp điện là hệ thống nổi lâu dài sẽ được ngầm hóa đảm bảo mỹ quan đô thị Hệ thống cấp điện ngoài việc đảm bảo nhu cầu sử dụng cho các hoạt động của khu trung tâm còn phải đảm bảo khoảng cách an toàn với các hệ thống khác như cấp thoát nước
Đất hỗn hợp, du lịch…: 200kW/ha
Đất tôn giáo, quân sự…: 100kW/ha
VI.5.4 Phương án quy hoạch a Nguồn điện
Khu quy hoạch được cấp từ nguồn điện quốc gia trạm biến áp 110/22kV Giồng
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 54
Riềng thông qua tuyến trung thế 22kv dọc đường tỉnh 963, đường GR 2 đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải trong khu vực b Lựa chọn công suất máy biến áp và hình thức trạm
Xác định phụ tải: Căn cứ chỉ tiêu cấp điện, khả năng phát triển phụ tải, dự phòng và hao hụt 15%, cos()=0,85 Công suất phụ tải dự kiến như sau : Đất xây dựng Dân số (người) NHU CẦU
2040 Điểm dân cư ấp Xẻo Mây Đất ở nông thôn 1.395 267,8 315,1 Điểm dân cư ấp Tà Ke - Đất ở nông thôn 1.430 205,9 242,2 Điểm dân cư ấp Tư Hạt - Đất ở nông thôn 1.666 239,8 282,2 Điểm dân cư ấp Kênh Tắc - Đất ở nông thôn 1.681 242,1 284,8 Điểm dân cư ấp Láng Quắm - - Đất ở nông thôn 1.520 218,9 257,5 Đất ở nông thôn (khu trung tâm) 2.015 386,9 455,2 Điểm dân cư ấp Trao Tráo - Đất ở nông thôn 1.144 164,7 193,8
Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các trạm biến áp phân phối 22/0,4kV và
12,7/0,4kV kiểu trạm phòng, trạm đơn thân, compact, trạm giàn, trạm treo cấp điện
0,4kV cho khu quy hoạch
Do đặc điểm của công trình là cấp điện nông thôn mới… nên ưu tiên chọn hình thức trạm là trạm phòng, trạm hợp bộ, trạm đơn thân, trạm giàn, trạm treo…đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị Các vị trí trạm thể hiện trên bản vẽ quy hoạch cấp điện b.1 Tuy ế n trung th ế : Để thực hiện theo quy hoạch vùng với mạng điện khu vực và đồng thời phù hợp với vẻ mỹ quan trong khu trung tâm xã, hệ thống lưới điện được thiết kế nổi lâu dài sẽ được ngầm hóa đảm bảo mỹ quan, do đó xây dựng mới các tuyến đường dây 22kV sử dụng dây nhôm lõi thép tiết diện 50÷240mm2 đấu nối các trạm biến áp phân phối vào tuyến trung thế dọc các đường chính trong khu quy hoạch theo quy hoạch vùng b.2 Tuy ế n h ạ th ế :
Cải tạo, xây dựng hệ thống lưới điện hạ thế đấu nối từ bảng điện hạ thế tại trạm biến áp phân phối đến các tủ phân phối thứ cấp trong khu vực theo dạng lưới kín vận hành hở sử dụng dây nhôm lõi thép AV 50 150mm2 hoặc cáp ABC 50 150mm2 lâu dài sẽ được ngầm hoá đảm bảo mỹ quan đô thị Các phụ tải được lấy điện ở các hộp phân phối thứ cấp gần nhất, việc phân tải theo thực tế sử dụng b.3 H ệ th ố ng chi ế u sáng:
Xây dựng mới hệ thống chiếu sáng đường, chiếu sáng công viên, vườn hoa… là hệ thống ngầm đảm bảo mỹ quan
Chiếu sáng đường: (gồm chiếu sáng đường phố, quảng trường dành cho xe cơ giới, vỉa hè và đường dành cho người đi xe đạp, đi bộ)
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 55
Tất cả các loại đường trong điểm dân cư đều được chiếu sáng nhân tạo, các vỉa hè đường được tổ chức chiếu sáng chung với chiếu sáng đường đảm bảo độ chói tối thiểu qui định
Sử dụng đèn LED có công suất từ 50W-200W, đèn compact, đèn trang trí… ánh sáng vàng làm tăng độ nhạy độ phân biệt đối với mắt thường, tùy theo từng loại đường từng khu vực mà bố trí, sử dụng trụ bát giác STK hình côn cho phù hợp, ở các tiểu đảo sử dụng đèn 2 nhánh hoặc 3 nhánh, ở các quảng trường sử dụng trụ đèn trang trí
Nguồn điện cung cấp cho hệ thống đèn chiếu sáng được lấy từ các tủ phân phối thứ cấp trong khu vực, các tủ này được lắp đặt các contactor, điện kế, rờ le thời gian và một số thiết bị phụ khác Vị trí nguồn được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch cấp điện
Dây dẫn: hệ thống lưới điện chiếu sáng được thiết kế ngầm sử dụng cáp ngầm cách điện bằng PVC 600V tiết diện thích hợp được luồn trong các ống nhựa PVC chịu lực, các vị trí vượt đường giao thông sử dụng ống sắt mạ kẽm thay cho ống nhựa PVC và được chôn trực tiếp trong đất
Chiếu sáng công viên, vườn hoa:
Tất cả cổng ra vào, các sân tổ chức các hoạt động ngoài trời, các đường trong công viên, vườn hoa đều được chiếu sáng đảm bảo độ rọi tối thiểu chiếu sáng công viên, vườn hoa theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo
Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc
Hiện khu vực quy hoạch đã có hệ thống thông tin liên lạc được cấp từ bưu điện huyện Giồng Riềng và bưu điện xã Thạnh Hòa, các trạm BTS trong khu vực nhưng là hệ nổi trên các cột kém mỹ quan và chưa hoàn chỉnh Các tuyến TTLL chính dọc đường tỉnh
963, đường GR 2 và các trục đường chính hiện hữu trong khu quy hoạch
VI.6.2 Mục tiêu và nguyên tắc thiết kế:
Đầu tư xây dựng mới một hệ thống thông tin hoàn chỉnh, có khả năng kết nối đồng bộ với hệ thống bưu chính cơ sở và mạng viễn thông Quốc gia
Các tuyến cống bể và cáp đồng sẽ được đi ngầm
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 56
Điện thoại cố định đạt mật độ 3 thuê bao/100 dân; Số thuê bao điện thoại di động (trả trước và trả sau) đạt mật độ 110 thuê bao/100 dân; Số thuê bao internet băng thông rộng (cố định và di động) đạt mật độ 32 thuê bao/100 dân
VI.6.3 Phương án quy hoạch: a Nguồn cung cấp:
Hệ thống TTLL khu quy hoạch được cấp từ bưu điện huyện Giồng Riềng và bưu điện xã Thạnh Hòa, các trạm BTS trong khu vực nhưng là hệ nổi trên các cột kém mỹ quan và chưa hoàn chỉnh Các tuyến TTLL chính dọc đường tỉnh 963, đường GR 2 và các tuyến đường có dân cư sinh sống b Xác định nhu cầu:
Dự kiến quy hoạch chi tiết cho từng mục đích sử dụng là: Đất xây dựng
2040 Điểm dân cư ấp Xẻo Mây Đất ở nông thôn 1.395 50 1.841 536 Điểm dân cư ấp Tà Ke Đất ở nông thôn 1.430 51 1.887 549 Điểm dân cư ấp Tư Hạt Đất ở nông thôn 1.666 60 2.199 640 Điểm dân cư ấp Kênh Tắc Đất ở nông thôn 1.681 61 2.219 646 Điểm dân cư ấp Láng Quắm - - - Đất ở nông thôn 1.520 55 2.006 584 Đất ở nông thôn (khu trung tâm) 2.015 73 2.660 774 Điểm dân cư ấp Trao Tráo Đất ở nông thôn 1.144 41 1.510 439
TỔNG 391 14.322 4.166 c Bố trí đường dây:
Cải tạo, nâng cấp bưu điện xã Thạnh Hòa, xây dựng mới các trạm viễn thông cung cấp dịch vụ thông tin cho khu quy hoạch
Xây dựng mới các tuyến thông tin liên lạc chính dọc các đường quy hoạch sử dụng cáp quang đấu nối các trạm viễn thông trên vào bưu điện xã Thạnh Hòa
Xây dựng mới lưới nổi TTLL phân phối lâu dài sẽ được ngầm hóa dọc các đường trong khu quy hoạch từ các bưu điện, trạm viễn thông xây dựng mới sử dụng cáp quang cung cấp dịch vụ cho hộ tiêu thụ thông qua các tủ phân phối thứ cấp
Tuyến cống bể: Sẽ được lắp đặt ở một bên đường hoặc cả hai bên đường tuỳ theo cụ thể các nhu cầu Vị trí các tuyến ống được bố trí theo quy hoạch hạ tầng đường dây, đường ống
Các giải pháp bảo vệ môi trường
VI.7.1 Cơ sở pháp lý:
Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 57
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài Nguyên Môi trường về đánh giá môi trường
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu”;
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam);
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm QCVN 09:2015/BTNMT;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2013/BTNMT;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt QCVN 14: 2008/BTNMT;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT
VI.7.2 Đánh giá hiện trạng, xác định các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy hoạch a Đánh giá hiện trạng
Nước thải: Hiện có một số tuyến công thoát nước chung trên các trục giao thông chính, chưa có trạm xử lý nước thải tập trung cho khu vực Hộ dân có hố xí hợp vệ sinh, chủ yếu là xây dựng ngăn hố xí Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu là không làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước; không tạo nơi cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở; không có mùi hôi thối khó chịu
Chất thải rắn: Khu vực quy hoạch hiện nay chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt Nhìn chung, chất thải rắn trong khu vực chưa được thu gom và xử lý tốt theo đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường
Các vi sinh vật gây bệnh có môi trường phát triển và phát tán Các cặn bẩn kết hợp với lượng phù sa trên sông rạch gây mất mỹ quan và giảm thiểu khả năng sử dụng
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 58 cho hoạt sinh hoạt và chăn nuôi
Phần lớn diện tích đất trong xã là đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, sông rạch, kênh thủy lợi Dân cư chỉ tập trung chủ yếu theo các tuyến đường giao thông, một phần dân cư phân bố rải rác trên đất sản xuất nông nghiệp, nên môi trường ở đây ít bị tác động nhiều bởi con người
Hàng năm diện tích trồng cây phân tán đều được thực hiện tốt, góp phần cải thiện môi trường, tăng độ che phủ so với diện tích đất tự nhiên
Hiện trên địa bàn xã không có các hoạt động sản xuất làm suy giảm môi trường
Diện tích đất nông nghiệp khu vực chiềm phần lớn Trong tương lai nếu không quy hoạch lại cơ cấu sử dụng đất thì tình trạng ô nhiễm nước thải và không khí do thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu sẽ gây ô nhiễm môi trường rất lớn, gây mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến phát triển bền vững khu vực, từ đó đi ngược lại xu hướng phát triển đô thị Việt Nam Ngược lại, nếu quy hoạch sử dụng đất đồng thời có các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp sẽ giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu vực, hướng đến phát triển bền vững b Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch:
Các vấn đề môi trường cốt lõi và mục tiêu môi trường và xã hội
TT Các vấn đề môi trường chính
Vấn đề môi trường liên quan Mục tiêu môi trường và xã hội
1 Chất lượng môi trường nước
- Chất lượng nước mặt Ô nhiễm nguồn nước Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT
- Chất lượng nước ngầm Ô nhiễm nguồn nước Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm QCVN
2 Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn
Mức độ ô nhiễm không khí
Duy trì chất lượng không khí dưới mức QCVN 05:2013/BTNMT
- Tiếng ồn Mức độ tiếng ồn trong khu vực
Duy trì mức độ tiếng ồn dưới mức QCVN 26:2010/BTNMT
Làm xáo trộn, phá vỡ các hệ sinh thái tự nhiên
- Bảo vệ hệ sinh thái còn lại
- 90% phố được trồng cây, tăng tỷ lệ đất công viên ở khu vực trung tâm so với năm 2000 (Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia)
- Tăng 30% so với năm 2010 (Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm
- Quản lý nước thải Ô nhiễm nước thải sinh hoạt Đảm bảo nước thải sinh hoạt và đáp ứng QCVN 14:2008/BTNMT
- Quản lý chất thải rắn Ô nhiễm môi trường từ hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn không hợp vệ sinh
90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ (chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050)
- Chất thải Ô nhiễm từ chất 100% chất thải rắn y tế được thu gom để xử lý (chiến lược
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 59
VI.7.3 Dự báo tác động và diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch chung xây dựng xã
Việc san ủi lấy mặt bằng hay chuyển đổi diện tích đất để xây dựng, mở rộng các công trình công cộng, công trình kỹ thuật hạ tầng có thể làm mất đi giá trị cảnh quan và tài nguyên đất
Gia tăng ô nhiễm tiếng ồn do các hoạt động xây dựng, ô nhiễm bụi hoặc độ rung do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng Gia tăng ô nhiễm khi các cơ sở sản xuất đi vào hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường
Việc triển khai xây dựng một số khu dân cư mới theo quy hoạch sẽ dẫn đến mật độ dân cư tăng lên kèm theo các vấn đề về rác thải, nước thải sinh hoạt Việc san nền các khu dân cư cũng gây ra vấn đề ô nhiễm bụi, cản trở các dòng chảy thoát nước tự nhiên, nếu không tính toán kỹ sẽ làm ngập úng cục bộ cho một số khu vực dân cư cũ hoặc ngay cả các khu dân cư mới
DỰ KIẾN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn xã và kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn
Để thực hiện định hướng bố trí không gian phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện phương hướng phát triển các ngành quan trọng ưu tiên trong thời kỳ quy hoạch, một trong các giải pháp quan trọng hàng đầu là xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch phù hợp với quan điểm, nhằm thực hiện các mục tiêu quy hoạch Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư bao gồm:
Các dự án đầu tư phát triển hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, công cộng: Giao thông, năng lượng, thủy lợi và cấp nước, bảo vệ môi trường, hạ tầng đô thị và nông thôn, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, các công trình phục vụ công cộng;
Trong đó các dự án đầu tư phát triển hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, công cộng sẽ chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh Kiên Giang, ngân sách huyện và ngân sách cấp xã; trên cơ sở khả năng cân đối vốn từ kế hoạch đầu tư công Ngoài ra một phần có thể kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn của doanh nghiệp theo các hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc kêu gọi xã hội hóa
Đối với các dự án kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế, chủ yếu sẽ do các doanh nghiệp đầu tư theo hình thức xây dựng kết cấu hạ tầng để cho thuê lại đất, hoặc xây dựng kết cấu hạ tầng kèm theo cơ sở kinh doanh dịch vụ Đối với các dự án này, một số trường hợp cụ thể sẽ được xem xét đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách theo các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh và của huyện, chương trình mục tiêu quốc gia
VII.1.1 Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2025: 6
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
STT Tên công trình Hạng mục
Tải Dự kiến tổng vốn đầu tư (triệu đồng) trọng (tấn)
1 Đường tuyến kênh Tà Ke trục chính (bờ tây) từ nhà bà Trịnh Mỹ
Hằng đến giáp xã Bàn Tân Định, ấp
2 Đường tuyến kênh Tà Ke (bờ đông) từ nhà ông Tư Vốn đến giáp kênh
3 Cầu kênh Họa Đồ XD mới 35 3 3,5 1.225
4 Đường tuyến kênh Tắc (từ cầu kênh Tắc đến nhà ông Trường), ấp kênh Tắc
6 Theo Danh mục dự kiến đầu tư xây dựng cầu GTNT năm 2024 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Giồng Riềng của phòng Kinh tế và Hạ Tầng và báo cáo danh mục quy hoạch cầu, đường GTNT trên địa bàn xã Thạnh Hòa đến năm 2030 của UBND xã Thạnh Hòa
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 65
5 Xây dựng kè làm khuôn viên trước
1 Cầu kênh 3 Bửu tuyến Tà Ke XD mới 30 3,5 3,5 1.590
2 Cầu vàm kênh Họa Đồ XD mới 25 3,5 3,5 1.325
3 Cầu kênh Lục Danh XD mới 20 3 3 910
4 Cầu kênh Bờ Chuỗi tuyến kênh
5 Đường tuyến đường kênh Họa Đồ bờ Tây XD mới 1.000 3 2,5 1.700
6 Đường tuyến đường bờ Tây kênh
Trao Tráo bờ phụ từ huyện lộ giáp vàm kênh 3 Bằng Mở rộng 2.000 3 2,5 3.400
7 Đường tuyến đường bờ Đông Tà
Ke từ nhà 4 Vốn - Bờ Chuỗi XD mới 1.000 2 1,5 1.050
8 Xây dưng bờ kè lộ nhựa sông
Thạnh Hòa từ giáp Thị trấn Giồng
1 Cầu kênh giữa Họa Đồ ngang trường học XD mới 20 3 3,5 1.002
2 Cầu Lung Đế tuyến kênh Lộ Mới XD mới 20 3 3,5 1.002
3 Cầu kênh 3 Lù XD mới 12 3 3,5 601
4 Cầu nhà 2 Thành kênh Thầy Giáo XD mới 40 3,5 3,5 2.332
5 Đường tuyến đường bờ Tây kênh
Tà Ke trục chính giáp BTĐ XD mới 1.000 3 2,5 1.870
6 Đường tuyến từ cầu Kênh Tắc đến kênh KH3 nhà ông Trường XD mới 1.000 2 1,5 1.155
7 Đường tuyến KH3 Hòa Đỏ - 3
8 Đường tuyến từ cầu Kênh Tắc đến nhà 5 Lộc XD mới 1.500 2 1,5 1.733
1 Cầu KH3 nhà 3 Trường XD mới 20 3 3 1.100
2 Cầu giữa kênh Tà Ke điểm trường học 4 Vốn XD mới 50 3,5 3,5 3.200
3 Cầu đoạn giữa kênh 3 Bằng XD mới 12 3 3 660
4 Cầu kênh Bờ Chuỗi tuyến Tà Ke XD mới 15 3 3 825
5 Đường tuyến đường bờ Đông kênh
Thầy Giáo ấp Tư Hạt giáp Kinh
Tắc (từ nhà ông Mỹ - nhà Tuấn
6 Tuyến đường bờ phụ ngang tỉnh lộ
963 ấp Tư Hạt từ nhà ông 2 Cải đến nhà ông Bời
7 Tuyến bờ tây KT từ vàm kênh thầy giáo đến kênh 8 Hiếu XD mới 1.200 2 2,5
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 66
1 Cầu nhà ông Kiệm tuyến kênh Lộ
2 Cầu kênh 3 Nhựt, tuyến Lục Danh
3 Cầu kênh bờ Cảng - Thạnh Hòa -
Thạnh Bình (Nhà ông Bời) XD mới 9 3 2,5 549
4 Cầu kênh 6 giáp Thị Trấn (quán
5 Đường tuyến đường bờ phụ sông
GR từ kênh 6 đến vàm kênh Họa Đồ trục chính XD mới 4.100 3 2,5 9.278
1 Cầu kênh Bờ Cảng ấp Kinh Tắc XD mới 10 3 3 670
2 Cầu 6 Thiệu kênh Thầy Giáo XD mới 20 3,5 3,5 1.540
3 Tuyến đường 4 Ghềnh - Lục Danh XD mới 2.000 2 2,5
4 Tuyến bờ Tây kênh 6 đến KH3 XD mới 2.500 2 2,5
1 Đường tuyến bờ Tây Sóc Miên XD mới 1.000 2 1,5 1.692
2 Đường tuyến cầu kênh Trao Tráo giữa đến Lung Sen XD mới 1.000 2 1,5 1.692
3 Đường tuyến từ cầu kênh 2 Thảo đến nhà bà Dê XD mới 1.000 2 1,5 1.692
Dự kiến sơ bộ nhu cầu vốn và các nguồn lực thực hiện
Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, cần phải có hệ thống các cơ chế chính sách, biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển điểm dân cư, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao…
Vốn đầu tư gồm 2 nhóm là: vốn đầu tư công, vốn từ doanh nghiệp và nhân dân, trong đó, vốn đầu tư công là bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển khu vực Do vậy, để huy động nguồn tài chính cho khu vực thì cần phải có các giải pháp bảo đảm tính chặt chẽ về mặt pháp lý, đồng thời có được sự đồng thuận và sự ủng hộ cao của người dân
Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành 67