1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị học - Chức năng tổ chức tại Tập đoàn Samsung

29 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chức năng tổ chức của Tập đoàn Samsung
Chuyên ngành Quản trị học
Thể loại Bài nghiên cứu
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 82,82 KB

Nội dung

Tiểu luận về chức năng tổ chức tại tập đoàn SAMSUNG, bao gồm cơ sở lý luận, thực trạng chức năng tổ chức của Tập đoàn SAMSUNG từ năm 2024 trở về trước và một số đánh giá và đề xuất giải pháp giúp hoàn thiện chức năng tổ chức

Trang 1

MỤC LỤC

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu bài nghiên cứu 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1 Khái niệm và vai trò của chức năng tổ chức 3

1.1.1 Khái niệm của tổ chức 3

1.1.2 Khái niệm của chức năng tổ chức 3

1.1.3 Vai trò của chức năng tổ chức 3

1.2 Cơ cấu tổ chức 3

1.2.1 Khái niệm của cơ cấu tổ chức 3

1.2.2 Vai trò của cơ cấu tổ chức 4

1.2.3 Các thuộc tính của cơ cấu tổ chức 4

1.2.4 Các mô hình cơ cấu tổ chức 6

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức 10

1.2.6 Quá trình thiết kế tổ chức 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG TỔ CHỨC TẠI TẬP ĐOÀN SAMSUNG 10

2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Samsung 10

Trang 2

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 11

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Samsung 12

2.1.3 Quy mô hoạt động 12

2.1.4 Sản phẩm kinh doanh 13

2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Tập đoàn Samsung 13

2.3 Hệ thống quyền hành và trách nhiệm 15

2.3.1 Hội đồng quản trị 15

2.3.2 Chủ tịch 16

2.3.3 Ban Điều hành 16

2.3.4 Hoạt động quản trị trong các bộ phận chức năng 17

2.4 Điểm nổi bật trong cách quản lý nhân sự của Tập đoàn Samsung 18

2.4.1 Khung giờ làm việc riêng biệt 19

2.4.2 Khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo 19

2.4.3 Đầu tư phát triển năng lực nhân viên 19

2.4.4 Văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ 19

2.4.5 Hệ thống đánh giá hiệu quả công việc và chế độ đãi ngộ hấp dẫn 20

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Samsung 20

2.5.1 Chiến lược 20

2.5.4 Môi trường 21

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG TỔ CHỨC CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG 21

3.1 Đánh giá chức năng tổ chức của Tập đoàn Samsung 21

3.1.1 Ưu điểm của chức năng tổ chức của Tập đoàn Samsung 22

3.1.2 Hạn chế của chức năng tổ chức của Tập đoàn Samsung 22

Trang 3

3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện chức năng tổ chức của Tập đoàn Samsung 23

KẾT LUẬN 24

DANH MỤC HÌNH 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu "Phân tích chức năng tổ chức của Tập đoàn Samsung" sẽ đi sâu vàotìm hiểu và đánh giá cách thức Samsung xây dựng, vận hành và điều chỉnh bộ máy tổchức của mình để đạt được những thành tựu như hiện tại Bắt đầu từ việc khảo sát cơ

sở lý thuyết về chức năng tổ chức, nghiên cứu sẽ phân tích mô hình tổ chức hiện tạicủa Samsung, đánh giá các đặc điểm nổi bật như mức độ tập trung hóa, phân quyền vàchuyên môn hóa Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cơcấu tổ chức của Samsung Từ đó, đánh giá hiệu quả hoạt động của Samsung dựa trên

cơ cấu tổ chức và đề xuất các giải pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăngcường sự linh hoạt và khả năng thích ứng của Samsung trong môi trường kinh doanhđầy biến động như hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đề tài "Phân tích chức năng tổ chức của tập đoàn Samsung" là một lựa chọnhấp dẫn và thiết thực cho nghiên cứu quản trị học Samsung, với vị thế là một tậpđoàn đa quốc gia hàng đầu, mang đến một mô hình tổ chức phức tạp và hiệu quả,tạo nên một nguồn tài liệu thực tiễn đáng giá Nghiên cứu này không chỉ giúp làmsáng tỏ cách thức Samsung thiết kế, vận hành và điều chỉnh cấu trúc tổ chức để đạtđược thành công, mà còn cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu cho cácdoanh nghiệp khác, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu ngàycàng gay gắt Bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Samsung vàđánh giá hiệu quả hoạt động của chức năng tổ chức hiện tại của Tập đoàn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu nhằm mục đích khám phá và đánh giá cách thức Samsung thiết

kế, vận hành và điều chỉnh cơ cấu tổ chức để đạt được hiệu quả kinh doanh vượttrội

Trang 5

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu về cơ cấu tổ chức củaSamsung và đánh giá hiệu quả hoạt động của chức năng tổ chức hiện tại của Tậpđoàn

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Tập đoàn Samsung

- Phạm vi thời gian: trước năm 2024

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Bài nghiên cứu đưa ra những thông tin và phân tích về sơ đồ tổ chức, mô hình

tổ chức và đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Samsung,

từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả chứcnăng tổ chức của Tập đoàn

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập, phântích các văn bản, báo cáo, và tài liệu công khai liên quan đến chức năng tổ chứccủa Tập đoàn Samsung

6 Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài lời mở đầu, kết luận, sơ đồ và tài liệu tham khảo; đề tài gồm 3 chươngchính như sau:

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG TỔ CHỨC TẠI TẬPĐOÀN SAMSUNG

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG

TỔ CHỨC CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG

Trang 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm và vai trò của chức năng tổ chức

1.1.1 Khái niệm của tổ chức

Thứ nhất, hệ thống tập hợp các cá nhân có cùng chung mục tiêu và cùng hoạtđộng vì một mục đích chung được gọi là tổ chức Thứ hai, tổ chức chính là quátrình thiết lập, phân công công việc và thực hiện các kế hoạch Thứ ba, tổ chức làmột trong những chức năng cơ bản và quan trọng trong quản trị, bao gồm việc đảmbảo cơ cấu tổ chức và nhân lực cho các hoạt động của tổ chức

1.1.2 Khái niệm của chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức là hoạt động nhằm mục đích xây dựng một hệ thống các vịtrí dành cho từng cá nhân và bộ phận sao cho có thể phối hợp thực hiện tốt nhất cácmục tiêu chiến lược của tổ chức

1.1.3 Vai trò của chức năng tổ chức

- Đảm bảo kế hoạch được triển khai, áp dụng vào thực tế

- Nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho mọi người trong suốt quá trìnhthực hiện công việc

- Tối ưu hóa nguồn lực trong quá trình quản trị

- Giảm thiểu tối đa những sai sót không đáng có và những lãng phí, hao tổn tronghoạt động

- Thích ứng với sự thay đổi của môi trường

1.2 Cơ cấu tổ chức

1.2.1 Khái niệm của cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là một hệ thống thể hiện các mối quan hệ giữa các cá nhân trongcùng một tổ chức, trong đó bao gồm cả các mối quan hệ phi chính thức và các mốiquan hệ chính thức

Trang 7

Cơ cấu tổ chức (chính thức) là một hệ thống các bộ phận bao gồm các đơn vị vàcác nhân có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, được phân công nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm cụ thể, sắp xếp theo cấp bậc và quy trình với mục đích thực hiện một cáchhiệu quả các hoạt động và mục tiêu chung đã đề ra của tổ chức.

1.2.2 Vai trò của cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hoạt động, phối hợphiệu quả giữa các bộ phận, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực bằng cách phân định rõràng quyền hạn và trách nhiệm Việc thiết kế và duy trì một cơ cấu tổ chức phù hợp làyếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra và đảm bảo sự phát triểnlâu dài của tổ chức

1.2.3 Các thuộc tính của cơ cấu tổ chức

a Chuyên môn hoá công việc

Chuyên môn hóa công việc trong cơ cấu tổ chức là quá trình phân các công việc

và giao cho người, đơn vị hoặc bộ phận có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp

để thực hiện Chuyên môn hoá cho phép mỗi người tự chọn cho mình một công việc,

vị trí phù hợp với năng lực của bản thân Mục tiêu của chuyên môn hóa là cho phép tối

ưu hóa hiệu quả công việc, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của tổchức

b Tổ chức được phân chia thành các bộ phận và các mô hình tổ chức bộ phận

Sự hình thành các bộ phận trong cơ cấu tổ chức thể hiện quá trình chuyên mônhóa và hợp nhất các công việc, nhiệm vụ và chức năng hoạt động của tổ chức theochiều ngang

c Quyền hạn trong tổ chức

Trong quản trị học, quyền hạn được hiểu là quyền được đưa ra quyết định, chỉđạo và kiểm soát công việc của người khác trong phạm vi trách nhiệm được giao

Trang 8

Quyền hạn là một yếu tố quan trọng trong việc thiết lập và duy trì trật tự trong tổ chức,đảm bảo mọi người làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung.

Các loại quyền hạn trong cơ cấu tổ chức bao gồm quyền hạn trực tuyến, quyềnhạn tham mưu, quyền hạn chức năng

d Tầm quản trị, cấp quản trị các mô hình cơ cấu tổ chức xét theo số cấp quản trị

Cấp quản trị là các vị trí thuộc hệ thống phân chia cấp quản trị của tổ chức,được phân chia theo mức độ trách nhiệm và quyền hạn Cấp quản trị thể hiện rõ ràngtrên sơ đồ tổ chức, là một phần của cơ cấu tổ chức

Tầm quản trị là định nghĩa chỉ số lượng nhân viên mà một người quản lý có thểgiám sát và điều hành một cách hiệu quả Tầm quản trị có thể rộng hoặc hẹp và để xácđịnh tầm quản trị phù hợp cho từng trường hợp, ta cần xem xét mối quan hệ giữa cácyếu tố sau:

- Năng lực của các cán bộ quản lý tỷ lệ thuận với tầm quản trị

- Mức độ phức tạp của hoạt động quản trị tỷ lệ nghịch với tầm quản trị

- Trình độ, thái độ của cấp dưới tỷ lệ thuận với tầm quản trị

- Sự minh bạch trong xác định quyền hạn, trách nhiệm tỷ lệ thuận với tầm quảntrị

- Hệ thống thông tin cũng tác động đến tầm quản trị

Xét theo số cấp quản trị, các loại mô hình cơ cấu tổ chức được chia thành:

- Cơ cấu nằm ngang: mô hình tổ chức có ít cấp quản lý và quản trị theo hướngphi tập trung

- Cơ cấu mạng lưới: mô hình tổ chức linh hoạt, trong đó các mối quan hệ giữacác cá nhân, bộ phận, hoặc thậm chí các tổ chức khác nhau được thiết lập dựatrên sự hợp tác và trao đổi thông tin bình đẳng

- Cơ cấu hình tháp: loại cơ cấu có rất nhiều cấp bậc quản trị

e Phân chia quyền hạn giữa các cấp quản trị - tính tập trung và tính phân quyền trong cơ cấu tổ chức

Trang 9

Tập trung là phương thức tổ chức mà trao toàn quyền quyết định cho cấp quản

lý cao nhất của một tổ chức

Phân quyền là quá trình trao quyền ra quyết định cho các cấp thấp hơn thuộc hệthống quản lý Mức độ phân quyền càng cao khi:

- Số lượng quyết định được đưa ra ở cấp thấp hơn càng nhiều

- Sự quan trọng của các quyết định cấp thấp hơn đưa ra càng lớn

- Mức độ tác động của các quyết định cấp dưới đề ra càng thấp

- Mức độ kiểm soát và giám sát của cấp trên đối với các quyết định cấp dưới đưa

ra càng thấp

Ủy quyền là việc người quản lý cấp trên trao một phần quyền hạn, trách nhiệm

và công việc cho nhân viên cấp dưới để họ tự quyết định và thực hiện trong một phạm

vi nhất định

f Phối hợp các bộ phận của tổ chức

Phối hợp là sự gắn kết các hoạt động cá nhân, bộ phận, phòng ban với hệ thốngriêng lẻ hướng tới việc thực hiện hiệu quả các mục tiêu chung của tổ chức Mục tiêucủa phối hợp là tạo ra sự chung, sự thống nhất giữa các hoạt động của bộ phận bêntrong và bộ phận bên ngoài của một tổ chức

Các công cụ hỗ trợ phối hợp trong tổ chức bao gồm kế hoạch, hệ thống tiêuchuẩn kinh tế - kỹ thuật, các công cụ cơ cấu, giám sát trực tiếp, hệ thống thông tin vàvăn hóa tổ chức

1.2.4 Các mô hình cơ cấu tổ chức

a Cơ cấu chức năng

Cơ cấu chức năng là mô hình tổ chức doanh nghiệp trong đó các hoạt độngđược chia thành các bộ phận chuyên môn dựa trên chức năng của chúng Mỗi bộ phậngiữ trách nhiệm về một chức năng cụ thể như sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự,nghiên cứu và phát triển (R&D)

Trang 10

- Ưu điểm:

 Tính chuyên môn cao

 Không yêu cầu nhà quản lý phải có kỹ năng toàn diện

 Thuận tiện trong tìm kiếm và đào tạo nhà quản lý

- Nhược điểm:

 Hạn chế tầm nhìn của tổ chức

 Không rõ ràng, minh bạch trong chế độ trách nhiệm

 Khó khăn trong việc phối hợp giữa lãnh đạo và các bộ phận chức năng

b Cơ cấu tổ chức theo bộ phận

Cơ cấu tổ chức theo bộ phận là một mô hình tổ chức trong đó các hoạt độngđược chia thành các bộ phận độc lập dựa trên sản phẩm, dịch vụ, thị trường hoặc khuvực địa lý Mỗi bộ phận hoạt động như một đơn vị kinh doanh riêng biệt, có đầy đủcác chức năng như sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự…

Cơ cấu tổ chức theo bộ phận thường phân chia thành:

- Phân chia bộ phận theo sản phẩm

- Phân chia bộ phận theo khách hàng

- Phân chia bộ phận theo lãnh thổ/địa dư

- Phân chia bộ phận theo chiến lược

c Cơ cấu tổ chức ma trận

Cơ cấu tổ chức ma trận là một mô hình tổ chức kết hợp giữa cơ cấu chức năng

và cơ cấu dự án hoặc sản phẩm Trong mô hình này, nhân viên sẽ báo cáo cho hai cấpquản lý: một quản lý chức năng (theo chuyên môn) và một quản lý dự án hoặc sảnphẩm

- Ưu điểm:

 Có tính năng động cao

 Tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa nguồn nhân lực

Trang 11

 Đáp ứng, thích nghi được với sự biến động của tình hình sản xuất kinhdoanh hiện nay.

 Hình thành nhanh chóng và giải thể cũng dễ dàng

- Nhược điểm:

 Thường chỉ áp dụng cho mục tiêu ngắn hạn và trung hạn

 Tranh chấp giữa lãnh đạo và các bộ phận dễ xảy ra

 Nhà lãnh đạo trong cơ cấu này phải có sức ảnh hướng lớn

 Phạm vi sử dụng bị giới hạn ở một mức độ nhất định

d Cơ cấu trực tuyến

Cơ cấu trực tuyến là một mô hình tổ chức trong đó nhiệm vụ và quyền hạnđược phân theo đường thẳng từ cấp quản lý cao nhất xuống cấp thấp nhất Nhân viênchỉ báo cáo và nhận chỉ đạo trực tiếp từ một người cấp trên duy nhất

- Ưu điểm:

 Chỉ nhận mệnh lệnh trực tiếp từ một người quản lý cấp trên duy nhất

 Rõ ràng, minh bạch trong chế độ trách nhiệm

- Nhược điểm:

 Yêu cầu người quản lý phải có kiến thức, kỹ năng toàn diện để quản lýnhiều lĩnh vực khác nhau

 Gặp hạn chế trong việc sử dụng các chuyên gia

 Xu hướng lãnh đạo gia trưởng

e Cơ cấu trực tuyến - tham mưu

Cơ cấu trực tuyến - tham mưu là một mô hình tổ chức kết hợp giữa cơ cấu trựctuyến truyền thống và các bộ phận tham mưu chuyên môn Mô hình này nhằm khắcphục những nhược điểm của cơ cấu trực tuyến đơn thuần, đặc biệt là trong các doanhnghiệp lớn và phức tạp

- Ưu điểm:

 Tận dụng được chuyên môn của các bộ phận tham mưu

Trang 12

 Giảm khối lượng công việc cho nhà quản lý trực tuyến.

 Tăng tính linh hoạt cho tổ chức

- Nhược điểm:

 Xung đột quyền lực

 Sự phụ thuộc vào bộ phận tham mưu

f Cơ cấu trực tuyến - chức năng

Cơ cấu trực tuyến - chức năng là một mô hình tổ chức kết hợp giữa hai hìnhthức cơ cấu tổ chức phổ biến là cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng Mô hình nàytận dụng ưu điểm của cả hai hình thức để tạo ra một hệ thống quản lý linh hoạt và hiệuquả

- Ưu điểm:

 Tạo điều kiện phát triển cho giám đốc trẻ

 Tận dụng được lợi thế chuyên môn hoá

 Có ưu điểm của cả cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng

- Nhược điểm:

 Vẫn xảy ra nhiều tranh luận

 Hạn chế trong việc sử dụng kiến thức chuyên môn

 Vẫn có xu hướng can thiệp của các đơn vị chức năng

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức

- Chiến lược: Cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh của tổ chức là hai mặtkhông thể tách rời trong công tác quản trị

- Công nghệ: Sự thay đổi, phát triển của công nghệ có thể ảnh hưởng đến môhình tổ chức do thay đổi quy trình phân công công việc và cách thức làm việccủa tổ chức

- Thái độ của lãnh đạo cấp cao và năng lực của đội ngũ nhân lực: Yếu tố này tácđộng nhiều đến việc lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp

- Môi trường: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường vi mô đều có thểtác động tới cơ cấu tổ chức

Trang 13

1.2.6 Quá trình thiết kế tổ chức

Thiết kế tổ chức là quá trình thiết lập khung định hình cho một tổ chức, trong

đó các hoạt động, nhiệm vụ được sắp xếp một cách tối ưu để đạt được mục tiêu chung,nhằm tận dụng tối đa nguồn lực và thích ứng linh hoạt với những thay đổi của môitrường kinh doanh

Quá trình thiết kế cơ cấu tổ chức:

- Nghiên cứu và dự báo những nhân tố sẽ có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức

- Phân nhóm công việc theo chuyên môn

- Thiết lập các bộ phận và xây dựng phân hệ của cơ cấu

- Xây dựng quy định, quy trình cho cơ cấu tổ chức

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG TỔ CHỨC

TẠI TẬP ĐOÀN SAMSUNG2.1 GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN SAMSUNG

Tập đoàn Samsung (tiếng Hàn: 삼삼, Hanja: 三星) là một tập đoàn đa quốc giacủa Hàn Quốc có trụ sở chính tại Samsung Town, Seoul Đây là tập đoàn kinh doanhlớn nhất Hàn Quốc, với nhiều công ty con hoạt động dưới thương hiệu Samsung

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

1938 - 1968: Khởi đầu khiêm tốn với sự thành lập Samsung Sanghoe của LeeByung-chul ở Daegu, Hàn Quốc, chuyên buôn bán thực phẩm khô, vải vóc và mì sợi.Vào những năm 1950, Samsung mở rộng sang các lĩnh vực khác như sản xuất đường,len, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ

1969 - 1979: Samsung Electronics được thành lập và nhanh chóng vươn lên giữ

vị trí nhà cung cấp điện tử tiêu dùng hàng đầu tại Hàn Quốc

1980 - 1987: Samsung chuyển mình thành một công ty công nghệ cao, chútrọng việc bảo mật công nghệ độc quyền, nghiên cứu phát triển, mở rộng hoạt động

Trang 14

kinh doanh trong lĩnh vực bán dẫn và tham gia điều hành Korea Telecommunication,công ty thuộc lĩnh vực viễn thông.

1988 - 1997: Bước ngoặt quan trọng của Samsung Electronics khi sáp nhậpSamsung Semiconductor & Telecommunications vào, giúp tập đoàn vươn lên dẫn đầuthế giới về chất bán dẫn nhờ công nghệ DRAM vượt trội Tập đoàn cũng chú trọngvào việc kiểm soát chất lượng sản phẩm

1998- 2007: Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Tập đoàn đã

mở rộng hơn nữa danh mục linh kiện và sản phẩm của mình, đồng thời đạt được vị trídẫn đầu trên thị trường TV và flash NAND toàn cầu Đến năm 2007, Samsung là mộttrong ba công ty điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới với doanh thu 100 tỷ USD

2008 - 2017: Thông qua cam kết tự chủ, sáng tạo và đổi mới, Samsung đã vươnlên vị trí dẫn đầu và trở thành công ty điện tử lớn nhất thế giới Năm 2010, Samsungtrở thành trung tâm của ngành điện tử toàn cầu với doanh thu khổng lồ

2018 - nay: Samsung tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực

TV, chất bán dẫn, bộ nhớ, điện thoại thông minh Tập đoàn không ngừng đổi mới đểvượt qua thách thức, đồng thời chú trọng vào phát triển bền vững và đóng góp lợi íchcho xã hội

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Samsung

a Tầm nhìn

Samsung có một tầm nhìn rộng lớn và đầy tham vọng, hướng tới việc trở thànhmột công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, đồng thời hướng tới sự phát triển bềnvững và đóng góp tích cực cho cộng đồng Tầm nhìn của này được thể hiện trong khẩuhiệu “Together for Tomorrow” của Samsung, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của tậpđoàn trong việc kiến tạo một thế giới thịnh vượng và bền vững, nơi mọi người đều cómột cuộc sống tốt hơn

b Sứ mệnh

Ngày đăng: 14/10/2024, 21:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w