1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài vai trò của công ty tập đoàn xuyên quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế trường hợp nghiên cứu tập đoàn samsung

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm và đặc điểm của công ty xuyên quốc gia (8)
    • 1.1.1. Khái niệm (8)
    • 1.1.2. Đặc điểm của công ty xuyên quốc gia (8)
  • 1.2. Vai trò của công ty xuyên quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (10)
    • 1.2.1. Vai trò dịch chuyển quốc tế các nguồn lực (10)
    • 1.2.2. Các vai trò khác (15)
  • PHẦN 2. VAI TRÒ CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (17)
    • 2.1. Giới thiệu về tập đoàn Samsung (17)
      • 2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển (17)
      • 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh (19)
      • 2.1.3. Năng lực sản xuất kinh doanh (vốn, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, trình độ quản lý, công nghệ sản xuất…) (20)
      • 2.1.4. Phạm vi hoạt động (23)
      • 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) (23)
    • 2.2. Vai trò của tập đoàn Samsung trong hội nhập kinh tế quốc tế (24)
      • 2.2.1. Vai trò của dịch chuyển vốn của tập đoàn Samsung trong hội nhập kinh tế quốc tế (24)
      • 2.2.2. Vai trò dịch chuyển quốc tế về lao động (27)
      • 2.2.3. Thúc đẩy hoạt đông thương mại thế giới (29)
      • 2.2.4. Vai trò đối với nước nhận đầu tư (30)
  • PHẦN 3. NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CỦA CÔNG TY SAMSUNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM (31)
    • 3.1. Tổng quan về tình hình công ty đa quốc gia hiện có ở Việt Nam (31)
      • 3.2.1. Chính sách thuế (36)
      • 3.2.2. Chính sách đầu tư (37)
      • 3.2.3. Chính sách lao động (37)
      • 3.2.4. Chính sách môi trường (37)
      • 3.2.5. Chính sách về thương mại và hải quan (38)
      • 3.2.6. Chính sách về chuyển đổi số (39)

Nội dung

Khái niệm và đặc điểm của công ty xuyên quốc gia

Khái niệm

Thuật ngữ công ty xuyên quốc gia thường được dùng để chỉ các công ty mà vốn của nó thuộc sở hữu của các doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Các công ty này đăng ký và tiến hành hoạt động kinh doanh ở các quốc gia nước ngoài (Số lượng mà quốc gia mà nó hoạt động là từ hai quốc gia trở lên và hoạt động thông qua các công ty con, chi nhánh, công ty liên doanh, ) nhưng có trụ sở là nơi phối hợp các hoạt động quản trị toàn cầu đặt tại một quốc gia cụ thể nào đó được gọi là nước chủ nhà

Thuật ngữ công ty xuyên quốc gia được sử dụng để chỉ những công ty có trụ sở chính ở một quốc gia cụ thể, tầm hoạt động của các công ty này vươn sang nhiều quốc gia khác bằng cách thành lập các công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện, ở các quốc gia ấy, nhưng vốn pháp định là của một quốc gia chứ không phải là của nhiều quốc gia.

Đặc điểm của công ty xuyên quốc gia

Nhìn chung, các công ty xuyên quốc gia có bốn đặc điểm nổi bật đó là quy mô thường lớn, mạng lưới hoạt động bao phủ rộng khắp thế giới, có sự cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhau và các công ty đó hoạt động Chính các đặc điểm này tạo ra cho công ty xuyên quốc gia rất nhiều lợi thế so với các loại công ty khác. Đặc điểm thứ nhất là các công ty xuyên quốc gia thường có quy mô lớn, vốn lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm trong xâm nhập, mở rộng thị trường xây dựng thương hiệu, duy trì, bảo vệ và phát triển thương hiệu, Điều này thể hiện thông qua việc các công ty xuyên quốc gia sở hữu khối tài sản khổng lồ, sử dụng rất nhiều lao động, và doanh thu hàng năm thường là rất lớn so với các công ty thông thường. Đặc điểm thứ hai là các công ty xuyên quốc gia có mạng lưới hoạt động bao phủ rộng khắp thế giới Đặc điểm này tạo ra lợi thế so sánh về sản xuất và phân phối trên phạm vi toàn cầu cho các công ty này Với hàng trăm ngàn các chi nhánh, công ty con hoặc liên doanh hoạt động trên thế giới, các công ty xuyên quốc gia dễ dàng bao phủ và chiếm lĩnh nhiều thị trường trên nhiều khu vực địa lý khác nhau trên thế giới Đây như là những “chiếc vòi bạch tuộc” để công ty xuyên quốc gia vươn ra khắp thế giới, tạo ra một hệ thống phân phối toàn cầu Và nhờ vậy mà sản phẩm của các công ty này đến được mọi nơi, tới tay mọi khách hàng trên Trái Đất Lợi thế này được tăng lên rất nhiều thông qua các liên kết ngang và dọc Các liên kết dọc giúp hầu hết các công ty xuyên quốc gia có thể nắm được chắc chắn việc cung cấp nguyên liệu, các sản phẩm trung gian cần thiết cho quá trình sản xuất và khắc phục được những khuyết điểm thường thấy ở thị trường nước ngoài Mỗi liên kết ngang của các công ty con giúp cho việc cung cấp cho các công xuyên quốc gia mạng lưới dịch vụ và phân phối sản phẩm tốt hơn, các công ty xuyên quốc gia được độc quyền khai thác “năng lượng” này vì vậy họ có thể làm cho sản phẩm của mình sản xuất ra thích nghi với điều kiện và thị hiếu của từng địa phương và ổn định chất lượng sản phẩm Không chỉ tạo ra những lợi thế về sản xuất và phân phối, mạng lưới hoạt động rộng còn giúp các công ty xuyên quốc gia dễ dàng thu thập thông tin để phân tích, nghiên cứu và phát triển thị trường Các công ty này dễ dàng nắm bắt được lợi thế so sánh của từng quốc gia từ đó xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm khai thác tốt nhất các lợi thế này Đây chính là cách thức để công ty xuyên quốc gia tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Các công đoạn sản xuất không đòi hỏi nhiều lao động chuyên môn cao thường được chuyển đến các quốc gia có giá thuê nhân công rẻ hoặc có thể thuê gia công ở các quốc gia này Mặt khác, các công ty xuyên quốc gia có điều kiện trong việc mở rộng thị trường đầu tư quốc tế hơn so với các công ty quốc gia thuần túy Các công ty con đặt ở nước ngoài có thể thu nhập thông tin khắp nơi trên thế giới về cho các công ty mẹ giúp cho các công ty này có thể ước lượng, biết trước các tình huống kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để thay đổi giá cả hàng hóa cho phù hợp với từng thời điểm, hay biết rõ thị hiếu của khách hàng để có các kế hoạch sản xuất cụ thể Các công ty xuyên quốc gia có nhiều thuận lợi trong việc điều tiết hoặc thay đổi môi trường đầu tư cho phù hợp mà trong môi trường đó họ hoạt động tốt hơn các công ty quốc gia thuần túy Để xác định địa điểm sản xuất có lợi, các công ty xuyên quốc gia thường đi thăm dò thực tế ở các nước có giá lao động thấp, thường là các nước này khuyến khích đầu tư nước ngoài bằng những ưu đãi về thuế suất và các quyền lợi thương mại khác Hầu hết, các công ty xuyên quốc gia đều có quan hệ tốt đối với nước nhận đầu tư nên có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy các chính sách ở địa phương và do vậy mà có thể thu được nhiều lợi ích hơn các công ty địa phương nhằm tránh được cạnh tranh trong tương lai, tiếp cận trước với khách hàng và làm cho lợi nhuận của công ty xuyên quốc gia có thể được tăng thêm Công ty xuyên quốc gia có nhiều thuận lợi trong việc phân tán các rủi ro và nhờ đó mà thu được nhiều lợi nhuận hơn các công ty nội địa Sự kết hợp tất cả các công ty con ở khắp nơi đã mang lại cho các công ty xuyên quốc gia một lợi thế so sánh cao hơn hẳn các công ty quốc gia thuần túy Mặc dù có mạng lưới rộng lớn như vậy, nhưng công ty xuyên quốc gia luôn có sự thống nhất trong điều hành xuyên suốt từ công ty mẹ đến các công ty con Mặc dù các công ty con có các chiến lược đặc thù để phù hợp với từng quốc gia, khu vực nơi nó hoạt động thì các công ty xuyên quốc gia vẫn theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh mang tính toàn cầu Vì vậy, các sản phẩm, các phương thức quản lý của công ty xuyên quốc gia đều có tính quốc tế hóa rất cao Đặc điểm thứ ba của các công ty xuyên quốc gia là luôn có sự cọ xát giữa các nền văn hóa khác nhau Thật vậy, do hoạt động ở nhiều quốc gia nên các công ty xuyên quốc gia sẽ được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, trong đó có những nền văn hóa gần như tương đồng nhưng cũng có những nền văn hóa hoàn toàn đối lập Các công ty này phải nắm rõ đặc điểm của từng nền văn hóa đó để có chiến lược thích nghi với nó.

Và chính điều này đã giúp cho các công ty xuyên quốc gia có thể dễ dàng thích nghi hóa sản phẩm của mình với từng thị trường riêng biệt, có cách thức ứng xử phù hợp với từng nền văn hóa Vì vậy, sản phẩm của công ty xuyên quốc gia thường xuyên được đón nhận ở các thị trường mà nó hoạt động Ngay trong chính nội bộ công ty xuyên quốc gia cũng luôn có sự sọ xát văn hóa giữa các nhân viên, các nhà quản trị đến từ các quốc gia khác nhau Tuy nhiên, những sự cọ xát về văn hóa này không tạo ra những xung đột mà trái lại nó làm cho văn hóa của công ty trở nên đa dạng, giúp công ty dễ dàng tiếp cận những thị trường mới Đặc điểm thứ tư là các công ty xuyên quốc gia chịu tác động của môi trường bên ngoài ở mỗi quốc gia nơi công ty hoạt động Đó là môi trường văn hóa - xã hội, chính trị, luật pháp, kinh tế của mỗi quốc gia Điều này đòi hỏi các công ty xuyên quốc gia phải nắm bắt, dự báo được những tác động và những sự thay đổi thường xuyên của các môi trường này để có thể thích nghi với chúng và khai thác tốt nhất các lợi thế từ thị trường đó Vì vậy, các công ty xuyên quốc gia cần phải rất mềm dẻo, linh hoạt để dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh

Tóm lại, trong mỗi giai đoạn phát triển, các công ty xuyên quốc gia lại có những đặc điểm riêng, nhưng bốn đặc điểm trên là những đặc trưng cơ bản nhất mà ở bất kỳ giai đoạn nào các công ty xuyên quốc gia cũng có Các đặc điểm này đã tạo ra những lợi thế to lớn cho các công ty, giúp chúng lớn mạnh, phát triển không ngừng và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới Các công ty này đem đến rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế thế giới, song bên cạnh đó nó cũng tạo ra những tác động tiêu cực.

Vai trò của công ty xuyên quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Vai trò dịch chuyển quốc tế các nguồn lực

 Vai trò của TNCs đối với việc di chuyển quốc tế về vốn:

TNCs có vai trò rất quan trọng trong việc di chuyển quốc tế về vốn giữa các quốc gia Tuy nhiên, do số liệu hạn chế, trong phần này chúng ta tập trung nghiên cứu vai trò của TNCs đối với việc di chuyển nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến các quốc gia trên thế giới.

Thứ nhất, TNCs giúp cho quá trình di chuyển vốn quốc tế diễn ra liền mạch, mạnh mẽ và lan tỏa khắp thế giới Vốn được luân chuyển từ công ty mẹ của TNCs ở nước chủ nhà đến các công ty con, các chi nhánh ở nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư tại các nước đó Nhờ vậy, đồng vốn được di chuyển liên tục từ các quốc gia dồi dào vốn sang các quốc gia khan hiếm vốn Với một mạng lưới hoạt động toàn cầu, TNCs biết rõ nơi nào cần dòng vốn của mình để từ đó di chuyển dòng chảy của vốn đến đúng nơi, đúng lúc Trước đây, dòng vốn chủ yếu di chuyển trong nội bộ các quốc gia phát triển với nhau nhưng sau đó, các TNCs phát triển mạnh mẽ, các nguồn lực sản xuất trở nên khan hiếm, thì việc cắt giảm chi phí sản xuất đã trở thành yêu cầu cấp bách Khi việc sản xuất tại các nước phát triển đã trở nên quá đắt đỏ thì các TNCs đã nhận ra những tiềm năng và lợi thế của các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi Vì vậy, TNCs đã tiến hành đầu tư vào các quốc gia này và làm cho dòng vốn quốc tế vượt ra khỏi biên giới của các nước phát triển, lan tỏa ra khắp mọi nơi trên thế giới, để đến với các nước đang phát triển, kém phát triển và cả những thị trường mới nổi Hình 4-1 biểu diễn dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1980-2009. Đơn vị: Tỷ USD

Hình 1.1 Dòng FDI vào trên toàn thế giới và theo nhóm các nền kinh tế giai đoạn 2007-2018

Nguồn: Giáo trình Kinh tế quốc tế, trang 176

Nhìn vào Hình 1.1 ta có thể thấy rằng nguồn vốn FDI chảy đến các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới đều tăng qua các năm và đang chiếm tỷ trọng cao hơn so với nền kinh tế phát triển Chính nhờ các hoạt động FDI của TNCs mà dòng vốn quốc tế có thể lan tỏa khắp toàn cầu, đến được với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, nơi rất cần các nguồn vốn này để phục vụ cho quá trình phát triển Thông qua các hoạt động đầu tư của TNCs mà số vốn và tỷ trọng nguồn vốn FDI ra ở các nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển ngày càng cao, trong khi nguồn vốn FDI ra ở các nền kinh tế phát triển có xu hướng giảm xuống, được thể hiện trong Hình 1.2 dưới đây: Đơn vị tính: %

Hình 1.2 Vốn và tỷ trọng dòng FDI ra nước ngoài của các nền kinh tế phát triển giai đoạn 2005 – 2018.

Nguồn: giáo trình Kinh tế quốc tế, trang 177 Đến năm 2018, dòng FDI vào các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi đã chiếm đến gần một nửa dòng FDI vào trên toàn thế giới.

Thứ hai, TNCs góp phần thúc đẩy tự do hóa đầu tư giữa các nước, giúp cho sự di chuyển quốc tế về vốn diễn ra dễ dàng, thuận tiện hơn Điều này được thể hiện thông qua việc các nước tiến hành giảm bớt các rào cản đầu tư quốc tế Thông qua việc trực tiếp tham gia các hoạt động đầu tư quốc tế, TNCs đã góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nhiều nước, đặc biệt là trở thành chìa khóa thành công cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển Khi quyết định lựa chọn địa điểm và chiến lược đầu tư, TNCs không chỉ căn cứ vào các lợi thế, các nguồn lực, nguồn tài nguyên phong phú, dồi dào của các nước mà còn đặc biệt quan tâm đến các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của nước tiếp nhận Do đó, để thu hút được đầu tư của TNCs, nhiều quốc gia đã không ngừng giảm bớt các rào cản đầu tư để có thể thu hút được nguồn vốn quan trọng này Xu hướng tự do hóa các chính sách đầu tư nước ngoài của các nước đã được xúc tiến mạnh từ những năm 1980, đặc biệt trong ngành dịch vụ, đã tạo ra khuôn khổ mới cho các hoạt động của TNCs cũng như thúc đẩy các công ty này đầu tư ra nước ngoài Ở nhiều nước, đặc biệt ở các nước châu Á là các nền kinh tế chuyển đổi, ngày càng có nhiều điều chỉnh về luật pháp nhằm từng bước cải thiện môi trường đầu tư để thu hút và hưởng lợi từ nguồn FDI và các hoạt động của TNCs Từ năm 1991, UNCTAD bắt đầu theo dõi sự thay đổi luật pháp của các nước đối với FDI và hoạt động của TNCs trên thế giới Kết quả đã chỉ ra rằng, hệ thống luật pháp của các nước, đặc biệt của các nước đang phát triển không ngừng được điều chỉnh.

Từ 1991 đến 2004, số nước có thay đổi về nội dung, số lượng quy chế và chính sách liên tục tăng lên Năm 1991 mới có 35 nước đưa ra 82 điều chỉnh về luật pháp, thì năm

2004 đã có 102 nước thực hiện 271 điều chỉnh quy chế, chính sách Đến năm 2018, trong số 112 biện pháp điều chỉnh về luật pháp có 65 biện pháp điều chỉnh (chiếm 58%) giúp cho môi trường pháp lý của hoạt động đầu tư diễn ra thuận lợi hơn Trong đó, các nước đang phát triển ở châu Á dẫn đầu với 32 biện pháp điều chỉnh (trong tổng số 42 biện pháp) theo hướng tự do hóa/ xúc tiến đầu tư

Bên cạnh những mặt tích cực mà TNCs đem lại cho các nước tiếp nhận, các công ty này còn có những tác động tiêu cực đến các quốc gia như: tạo nên sự độc quyền, thao túng nền kinh tế của nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển, gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Chính vì vậy, nhiều quốc gia đã ban hành những quy định pháp luật nhằm hạn chế sự đầu tư của TNCs vào đất nước của họ Chính điều này đã phần nào làm kìm hãm sự di chuyển quốc tế về vốn trên phạm vi toàn cầu Trong năm 2004, số lượng điều chỉnh luật bất lợi cho hoạt động FDI lên tới 36 Xét về bản chất, trong số 36 điều chỉnh này có 11 điều chỉnh theo chiều hướng giảm khuyến khích đầu tư, 9 điều chỉnh hạn chế đầu tư mới và 5 điều chỉnh ảnh hướng xấu tới hoạt động và lợi ích của nhà đầu tư Còn về khu vực, 24% tổng số điều chỉnh nêu trên là ở các nước Mỹ La Tinh và Caribê, 19% ở châu Phi Nhưng đến năm 2018, trong số 112 biện pháp điều chỉnh thì chỉ có 31 điều chỉnh tăng mức độ bảo hộ đầu tư (trong đó các nước đang phát triển châu Á có

8 biện pháp) Vai trò của TNCs đối với việc di chuyển quốc tế về lao động:

Trong TNCs, việc thay đổi các vị trí làm việc diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là những công nhân có tay nghề, những chuyên gia hoặc các nhà quản trị cấp cao Điều này là dễ hiểu bởi lẽ, TNCs hoạt động trên toàn thế giới, họ tìm kiếm những quốc gia có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá thuê nhân công rẻ để tiến hành xây dựng các nhà máy sản xuất Tuy nhiên, đây chỉ là những lực lượng lao động phổ thông, tay nghề thấp, chưa qua đào tạo bài bản Vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn lao động này, TNCs phải cử các chuyên gia đến các nước sở tại để tiến hành hoạt động đào tạo công nhân, đồng thời cử một số công nhân có tay nghề cao ở chính quốc đến nước tiếp nhận để kèm cặp, chỉ dẫn cách làm việc cho những công nhân mới Không những thế, các công ty mẹ còn thường bố trí những vị trí quản trị lãnh đạo ở các công ty con ở nước ngoài là những nhà quản trị cấp cao ở chính quốc để có thế dễ dàng quản lý các công ty con của mình và có được sự yên tâm nhất định do năng lực của các nhà quản trị được cử đi đã được kiểm chứng Và như vậy, quá trình di chuyển quốc tế về lao động đã diễn ra ngay chính trong TNCs Các công ty này thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn.

Do nhu cầu về nguồn nhân lực của TNCs là rất lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, nên TNCs luôn đưa ra những chính sách tuyển dụng nhân lực toàn cầu Các công ty này tìm kiếm nguồn nhân lực có trình độ cao ở khắp mọi nơi trên thế giới, sau đó tuyển mộ vào làm việc và chuyển những người giỏi nhất về trụ sở chính ở nước chủ nhà. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở các công ty phần mềm, công ty công nghệ cao của Mỹ như: Microsoft, Google, Họ tuyển dụng những kỹ sư phần mềm, những lập trình viên xuất sắc ở khắp mọi nơi trên thế giới từ Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác vào làm việc tại các bộ phận thiết kế, nghiên cứu và phát triển của công ty ở Mỹ để tạo ra những sản phẩm mới, những công nghệ hiện đại nhất Và như vậy, bằng các chính sách tuyển dụng và đãi ngộ tốt, các TNCs luôn thu hút được các nhân tài trên phạm vị quốc tế, “chất xám” từ các quốc gia đang phát triển cứ tiếp tục chảy đến các quốc gia phát triển và đã gây ra hiện tượng chảy máu chất xám nghiêm trọng ở các quốc gia này.

TNCs đầu tư vào các nước tiếp nhận thường kèm theo hoạt động chuyển giao công nghệ cho các đối tác bản địa Quá trình chuyển giao công nghệ thường đi kèm với việc phải cử đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên sang hướng dẫn cách thức vận hành công nghệ đó cho đối tác ở nước sở tại Và đây chính là một hình thức di chuyển lao động quốc tế diễn ra dưới sự tác động của TNCs.

Bên cạnh những tác động tích cực đến quá trình di chuyển lao động quốc tế, TNCs còn gây ra những tác động tiêu cực như hiện tượng chảy máu chất xám ở các quốc gia đang phát triển Vì vậy, nhiều Chính phủ đã đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế việc lao động trình độ cao của nước mình có thể di chuyển ra làm việc tại nước ngoài Những chính sách này đã gây ra những cản trở nhất định cho việc di chuyển lao động quốc tế.Ngoài ra, việc TNCs đưa nhiều nhà quản trị ngoại quốc đến nắm quyền điều hành ở các công ty con ở nước sở tại đã làm cho nhiều Chính phủ không hài lòng Một số nước tiếp nhận đã yêu cầu TNCs phải đưa vào ban điều hành công ty một số lượng nhà quản trị cấp cao bản xứ nhất định để tạo sự cân bằng Ví dụ như đối với các công ty khai thác dầu mỏ của Mỹ ở Ả Rập Xê Út, chính phủ nước này yêu cầu một số lượng nhất định các nhà quản trị bản địa được thuê vào làm ở các vị trí quản lý cao cấp của công ty Và những chính sách này đã hạn chế sự di chuyển lao động quốc tế của TNCs.

Tóm lại, mặc dù TNCs tác động đến cả sự di chuyển quốc tế về vốn và lao động, song vai trò của các công ty này đối với sự di chuyển lao động quốc tế là không thực sự rõ ràng TNCs có ảnh hưởng lớn nhất đến việc di chuyển vốn quốc tế mà cụ thể ở đây là sự di chuyển của các dòng FDI trên toàn cầu.

Các vai trò khác

Với tiềm lực và khả năng mạnh mẽ, TNCs đã sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu, len lỏi vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế, từ sản xuất, tài chính, công nghệ cho đến thương mại Chính điều này đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa Số lượng TNCs trên thế giới tăng nhanh chóng trong những thập kỷ qua. Theo số liệu của UNCTAD, từ con số 38.000 TNCs năm 1994, thì đến năm 2014 con số này đã lên tới hơn 100.000 vào đầu năm 2014

Sự phát triển mạnh mẽ của TNCs đã mang những tác động to lớn đến kinh tế thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng Đồng thời TNCs cũng có tác động tích cực đến những hoạt động thương mại đầu tư chuyển giao công nghệ và thúc đẩy thu hút đầu tư FDI đối với nước nhận đầu tư.

 Thúc đẩy hoạt đông thương mại thế giới

Một trong những vai trò nổi bật nhất của TNCs là thúc đẩy thương mại quốc tế Các công ty xuyên quốc gia đóng góp to lớn vào sự phát triển thương mại thế giới thông qua việc gia tăng lưu thông hàng hóa dịch vụ quốc tế, đồng thời góp phần làm tăng kim ngạch kim ngạch xuất khẩu các nước Hoạt động trao đổi giữa các chi nhánh thuộc TNCs ở các nước này ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của nhiều nước Trong những năm gần đây, với chiến lược đa quốc gia và tạo ra các liên kết giữa thương mại và đầu tư, các công ty mẹ thường xuyên chuyển giao trực tiếp các công nghệ, nguyên liệu và dịch vụ cho các chi nhánh của mình ở nước ngoài Nhờ vậy, tỷ lệ xuất khẩu trong tổng giá trị sản lượng của các chi nhánh TNCs ở nước ngoài tăng nhanh. Ngoài ra còn có hai dòng lưu thông hàng cơ bản khác là hàng hóa nhập khẩu từ công ty mẹ và hàng hóa bán ra từ các chi nhánh nước ngoài cũng góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế

 Vai trò đối với nước nhận đầu tư

Khi đầu tư vào các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, TNCs mang đến nhiều lợi ích to lớn Nguồn lực tài chính và đầu tư được gia tăng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhờ chuyển giao công nghệ và các hoạt động sáng tạo, năng lực công nghệ của quốc gia cũng được nâng cao đáng kể Hơn nữa, TNCs đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu và thương mại của quốc gia, đồng thời tạo ra nhiều việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động Nhờ vậy,TNCs đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nước nhận vốn thu hút thêm nhiều đầu tưFDI Tuy nhiên, ảnh hưởng của TNCs không chỉ giới hạn ở các khía cạnh tích cực Hoạt động của họ cũng có thể tác động tiêu cực đến môi trường, cấu trúc thị trường và mức độ cạnh tranh trong nước Do đó, việc thu hút đầu tư từ TNCs cần đi kèm với những chiến lược bài bản để đảm bảo cân bằng lợi ích và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực Việc xây dựng môi trường pháp lý minh bạch, hệ thống quản lý hiệu quả và nâng cao năng lực giám sát của chính phủ đóng vai trò then chốt trong việc thu hút đầu tư có lợi cho đất nước Nhìn chung, TNCs mang đến nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích và hạn chế những tác động tiêu cực, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan khác.

VAI TRÒ CỦA TẬP ĐOÀN SAMSUNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giới thiệu về tập đoàn Samsung

Samsung là một tập đoàn xuyên quốc gia lớn đến từ Hàn Quốc, có trụ sở chính đặt tại khu phức hợp Samsung Town, Seoul Tập đoàn sở hữu nhiều công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời sở hữu hệ thống cửa hàng trải rộng khắp thế giới Nhờ những thành tựu to lớn và uy tín lâu đời, Samsung vinh dự được xếp hạng trong top những thương hiệu công nghệ đắt giá nhất trên thế giới.

2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển:

Ngay sau khi thành lập vào năm 1969, Samsung Electronics đã bứt phá mạnh mẽ và trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Hàn Quốc Sự tăng trưởng này là do sự bùng nổ của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng nội địa khi thị trường điện tử tiêu dùng trong nước phát triển mạnh mẽ, Samsung đã nắm bắt cơ hội và nhanh chóng trở thành một trong những nhà cung cấp chính cho thị trường nội địa; đồng thời công ty cũng bắt đầu xuất khẩu sản phẩm của mình khi nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường quốc tế, Samsung đã chủ động xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy doanh thu và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường toàn cầu Bên cạnh đó, việc Samsung mua lại Korea Semiconductor, công ty xử lý tấm wafer đầu tiên được thành lập tại Hàn Quốc, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho vị thế dẫn đầu của Samsung trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn sau này.

Vào những năm 1980, Samsung đã thiết lập một bản sắc doanh nghiệp mới:

 Tập trung bảo vệ công nghệ: Samsung chú trọng bảo vệ bí quyết và sở hữu trí tuệ của riêng mình, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

 Tăng cường đầu tư cho R&D: Samsung dành nhiều nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo trong các lĩnh vực then chốt.

 Mở rộng hoạt động kinh doanh bán dẫn: Samsung mở rộng hoạt động kinh doanh bán dẫn sang lĩnh vực VLSI tiên tiến, nắm bắt cơ hội trong thị trường công nghệ cao tiềm năng.

 Thành lập doanh nghiệp viễn thông: Samsung thành lập Công ty Korea Telecommunication.

 Mở rộng hoạt động quốc tế: Samsung thành lập công ty con sản xuất toàn cầu đầu tiên tại Bồ Đào Nha và tăng cường các công ty con bán hàng ở nước ngoài, khẳng định vị thế của một tập đoàn xuyên quốc gia.

Năm 1988, Samsung Electronics đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi sáp nhập với Samsung Semiconductor & Telecommunications, khẳng định vị thế trên trường thế giới. Với phương châm "Chất lượng là trên hết", Samsung Electronics đã sản xuất ra những sản phẩm cạnh tranh đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường Nhờ vậy, thương hiệu Samsung nhanh chóng trở nên quen thuộc và được tin dùng trên toàn thế giới Đặc biệt, Samsung Electronics đã thành công vang dội khi trở thành đối tác chính thức của Olympic Games và trở thành một cái tên quen thuộc trên khắp thế giới Công nghệ DRAM đã giúp Samsung Electronics trở thành nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu toàn cầu, đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành công nghệ nói chung.

Cuối những năm 1990, Samsung Electronics đối mặt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á Tuy nhiên, Samsung đã thành công vượt qua giai đoạn khó khăn này và khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp điện tử Công ty thực hiện tái cơ cấu tổ chức, tinh giản hoạt động và tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi Đồng thời, Samsung tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tung ra các sản phẩm mới và cải tiến công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh Nắm bắt xu hướng hội tụ kỹ thuật số, Samsung nhanh chóng phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường Công ty cũng tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm, từ các thiết bị điện tử tiêu dùng truyền thống đến các linh kiện điện tử và các giải pháp công nghệ cao Chiến lược này đã giúp Samsung tiếp cận thị trường rộng lớn hơn và gia tăng doanh thu Năm 2002, Samsung trở thành nhà sản xuất flash NAND số 1 thế giới Tiếp đến, năm 2006, công ty đạt vị trí số 1 thị trường TV Đến năm 2007, doanh thu của Samsung đạt 100 tỷ USD, đưa công ty vào top 3 nhà sản xuất điện tử tiêu dùng hàng đầu thế giới.

Vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Samsung Electronics đã thể hiện khả năng thích ứng nhờ văn hóa sáng tạo, tự chủ và cơ cấu tổ chức linh hoạt, mỗi bộ phận kinh doanh của Samsung được quản lý độc lập và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn đầy biến động này Công ty vẫn kiên trì đầu tư vào nghiên cứu phát triển, tăng cường năng lực phần mềm và quản lý sở hữu trí tuệ, đồng thời mở khóa các động cơ tăng trưởng mới thông qua đổi mới sáng tạo mở và M&A Chiến lược này đã giúp Samsung tăng cường khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ.

Năm 2010, Samsung trở thành công ty điện tử lớn nhất thế giới về doanh số, đặt công ty vào trung tâm của ngành công nghiệp điện tử toàn cầu.

Tiếp nối thành công vang dội với doanh số và lợi nhuận hoạt động năm 2018, Samsung Electronics bước vào hành trình mới đầy thách thức khi tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 50 vào năm 2019 Kể từ đó, Samsung đã không ngừng đổi mới và sáng tạo để duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về chất bán dẫn bộ nhớ, TV và điện thoại thông minh đồng thời thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực như AI và 5G.

Năm 2019, Samsung đã chính thức công bố tầm nhìn CSR mới mang tên "Together for Tomorrow! Enabling People" Chiến lược này thể hiện cam kết của Samsung với tư cách là một công ty toàn cầu, đề ra định hướng cụ thể cho hoạt động trách nhiệm xã hội của công ty trong tương lai.

 Hàng điện tử tiêu dùng: Samsung liên tục phát triển và mở rộng các sản phẩm chiến lược trong mảng Điện tử Tiêu dùng Kể từ lần đầu tiên dẫn đầu thị phần toàn cầu năm 2006, công nghệ vượt trội và thiết kế sáng tạo đã củng cố khả năng lãnh đạo xuất sắc trong mảng TV và màn hình phẳng Trong lĩnh vực Thiết bị Kỹ thuật số, Samsung đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể bằng cách ra mắt các sản phẩm mới đầy sáng tạo và thiết kế chuyên biệt trên thị trường cao cấp.

 Màn hình hiển thị: với dòng TV Lifestyle, người dùng có thể tự do đặt màn hình ở bất cứ đâu trong nhà

 Thiết bị kỹ thuật số: Với tầm nhìn trở thành nhà sáng tạo gia đình & lối sống, Samsung mang đến sự đổi mới lấy khách hàng làm trung tâm, đáp ứng sâu sắc lối sống đa dạng của người tiêu dùng.

 Thiết bị Y tế & Sức khỏe: với sự Đổi mới Liên tục là tầm nhìn cốt lõi của công ty, Samsung hướng đến việc cung cấp các sản phẩm và giải pháp cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nâng cao sự tự tin trong chẩn đoán của họ.

 CNTT & Truyền thông di động: đổi mới công nghệ tại Samsung Electronics chính là do sự tăng trưởng và hiệu suất xuất sắc của Công nghệ thông tin và Truyền thông di động Điều đó được chứng minh qua doanh số bán hàng hàng năm của hơn 400 triệu thiết bị di động trên toàn thế giới, được thúc đẩy bởi công nghệ điện thoại thông minh tuyệt vời của Samsung Các thiết bị và giải pháp viễn thông tăng cường sức mạnh cho việc mở rộng 4G khắp toàn cầu Và công nghệ hình ảnh kỹ thuật số làm phong phú cuộc sống của mọi người, không chỉ bằng cách ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt mà còn cho phép những kỷ niệm được chia sẻ ngay lập tức, mọi lúc, mọi nơi.

 Truyền thông di động: Là công ty dẫn đầu thị trường ngành di động toàn cầu,Samsung cố gắng cung cấp trải nghiệm sử dụng mới mẻ và khác biệt thông qua những đổi mới có mục đích Những tài sản đáng tự hào của Samsung trong hơn một thập kỷ nghiên cứu và phát triển Galaxy đã đem đến các công nghệ tiên tiến như điện thoại thông minh có thể gập lại, Galaxy 5G, Internet ofThings (Internet Vạn Vật), cũng như Samsung Knox, Samsung Pay, SamsungHealth và Bixby.

Vai trò của tập đoàn Samsung trong hội nhập kinh tế quốc tế

2.2.1 Vai trò của dịch chuyển vốn của tập đoàn Samsung trong hội nhập kinh tế quốc tế

 Đầu tư của Samsung vào thị trường Mỹ

 Samsung Austin Semiconductor được xây dựng vào năm 1996, được mô phỏng theo cơ sở bán dẫn Hwaseong ở Hàn Quốc Samsung đã đầu tư hơn 18 tỷ USD vào việc vận hành hai nhà máy tại cơ sở Austin kể từ năm 1996—biến đây trở thành một trong những khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

 Tác động kinh tế đối với Quận Taylor và Williamson là rất đáng kể Năm

2023, cơ sở sản xuất Austin của Samsung cùng với công trường xây dựng Taylor đã bơm 26,8 tỷ USD vào nền kinh tế địa phương — gần gấp đôi so với 13,6 tỷ USD vào năm 2022 Năm 2023, các hoạt động xây dựng tại cơ sở Taylor đã bơm 11,6 tỷ USD vào nền kinh tế địa phương và hỗ trợ tổng cộng trong số 8.897 việc làm xây dựng trực tiếp và 9.264 việc làm gián tiếp Trong cùng năm đó, các hoạt động tại địa điểm Taylor đã bơm 115 triệu USD vào khu vực đồng thời hỗ trợ 2.317 việc làm trong khu vực.

 Theo Văn phòng Kiểm soát viên Texas, doanh thu thuế bán hàng và sử dụng tích lũy của Thành phố Taylor cho đến tháng 2 năm 2023 là 8,1 triệu USD— cao hơn 5,5 triệu USD so với cùng kỳ năm tài chính 2021-2022.

 Đầu tư của Samsung vào thị trường Trung Quốc

Tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc đã ký thỏa thuận với chính quyền tỉnh Thiểm Tây ở phía tây bắc của Trung Quốc để mở rộng hoạt động của nhà máy sản xuất chip tại đây Samsung đầu tư 7 tỷ USD vào giai đoạn hai của nhà máy sản xuất chip ở Tây An, thủ phủ của Thiểm Tây, chủ yếu để sản xuất chip nhớ nhanh tiên tiến Giai đoạn đầu của nhà máy tại Khu phát triển công nghiệp công nghệ cao Tây An đã đi vào hoạt động tháng 5/2014 với tổng vốn đầu tư 10 tỷ USD Dự án nhà máy sản xuất chip của Samsung tại Tây An đã thu hút được hơn 100 doanh nghiệp phụ trợ ở khu vực này, đồng thời củng cố vai trò của Tây An như là một cơ sở chủ chốt của ngành công nghiệp bán dẫn chủ chốt.Nhà máy sản xuất chip nhớ của Samsung tại Tây An là một trong những nhà máy lớn nhất thế giới và đóng góp quan trọng vào doanh thu của Samsung Dưới đây là phân tích chi tiết về kết quả kinh doanh của nhà máy trong những năm qua:

Doanh thu: 25,3 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2020.

Lợi nhuận: 5,2 tỷ USD, tăng 56% so với năm 2020. Đóng góp: 10% vào tổng doanh thu của Samsung Electronics.

Doanh thu: 29,5 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2021.

Lợi nhuận: 7,2 tỷ USD, tăng 38% so với năm 2021. Đóng góp: 12% vào tổng doanh thu của Samsung Electronics.

Doanh thu: 14,9 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022.

Lợi nhuận: 3,8 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022. Đối với Samsung: Trung Quốc là thị trường tiêu thụ điện tử lớn nhất thế giới, việc đầu tư vào Tây An giúp Samsung tiếp cận thị trường tiềm năng khổng lồ này một cách hiệu quả Chi phí nhân công và sản xuất tại Trung Quốc thấp hơn so với Hàn Quốc, giúp Samsung tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh Trung Quốc có mạng lưới nhà cung cấp linh kiện điện tử và phụ tùng dồi dào, đảm bảo nguồn cung ứng ổn định cho nhà máy Tây An Chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách ưu đãi thuế và hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất của Samsung. Đối với Trung Quốc: Việc Samsung đầu tư vào Tây An thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Nhà máy Tây An tạo ra hàng nghìn việc làm cho người lao động địa phương, góp phần cải thiện đời sống và thu nhập cho người dân Samsung là một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, việc đầu tư vào Tây An giúp Trung Quốc tiếp cận công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực sản xuất Việc thu hút các tập đoàn lớn như Samsung đầu tư vào Trung Quốc góp phần nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia này.

Công ty TNHH Chất bán dẫn Samsung (Trung Quốc) định cư tại Khu công nghệ cao Tây An vào năm 2012 Đây là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất được triển khai kể từ khi Trung Quốc cải cách và mở cửa Đến nay, tổng vốn đầu tư dự án đã lên tới 27 tỷ USD Trong mười năm kể từ khi định cư ở Tây An, giá trị sản lượng của các nhà máy bán dẫn của Samsung đã tiếp tục tăng khi năng lực sản xuất tiếp tục được giải phóng từ mức hơn 10 tỷ nhân dân tệ mỗi năm khi bắt đầu sản xuất và dự kiến sẽ vượt 100 tỷ nhân dân tệ vào năm 2022

 Đầu tư của Samsung vào thị trường Việt Nam

Samsung đầu tư chính thức vào Việt Nam năm 2008 với việc xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại tỉnh Bắc Ninh Sau đó, thông qua các hoạt động đầu tư liên tục tại Thái Nguyên, Hà Nội, Hồ Chí Minh, hiện nay Samsung đang vận hành 6 nhà máy, 1 pháp nhân bán hàng, 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển Lũy kế đầu tư tính đến cuối năm 2022 là 20 tỉ đô la Mỹ khẳng định Samsung đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Hiện tại hơn 50% điện thoại của Samsung bán trên toàn thế giới là sản phẩm “Made in Vietnam” Qua đó, Việt Nam đã phát triển nhảy vọt trở thành quốc gia trọng điểm toàn cầu sản xuất điện thoại di động ra toàn thế giới Dưới đây là kết quả kinh doanh của Samsung Việt Nam trong những năm qua:

 Doanh thu: Năm 2023: Doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 74,2 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2020 Quý 1/2024: Doanh thu hợp nhất của Samsung Electronics đạt 71,92 nghìn tỷ KRW, chủ yếu nhờ vào doanh số mạnh mẽ của dòng điện thoại thông minh cao cấp Galaxy S24.

 Lợi nhuận: Năm 2023: Lợi nhuận sau thuế của Samsung Việt Nam đạt 11,9 tỷ USD, giảm 72% so với năm 2022 Quý 1/2024: Lãi sau thuế của Samsung Electronics đạt 5,56 nghìn tỷ KRW.

Năm 2023, nhà máy Samsung Thái Nguyên (SEVT) là nhà máy có đóng góp cao nhất với doanh thu khoảng 23 tỷ USD và lợi nhuận 1,7 tỷ USD Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận của nhà máy này đều giảm so với năm 2022 Ba nhà máy còn lại của Samsung tại Việt Nam cũng ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận giảm Quý 1/2024: Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) là nhà máy duy nhất ghi nhận mức lợi nhuận tăng, đạt 300 triệu USD.

 Vai trò của Samsung đối với Việt Nam:

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Samsung là nhà đầu tư FDI lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên đến 22,4 tỷ USD tính đến năm 2023 Điều này góp phần đáng kể vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Phát triển ngành công nghiệp: Samsung đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử và phụ trợ tại Việt Nam Các nhà máy của Samsung đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia vào chuỗi cung ứng, tạo ra một hệ sinh thái công nghiệp năng động.

Chuyển giao công nghệ: Samsung đã chuyển giao công nghệ tiên tiến cho ViệtNam, giúp nâng cao năng lực sản xuất và trình độ kỹ thuật của đội ngũ lao động Điều này góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Giải quyết việc làm: Samsung tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động Việt Nam, góp phần cải thiện thu nhập và đời sống của người dân.

Phát triển nguồn nhân lực: Samsung đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giúp nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn cho người lao động Việt Nam.

Trách nhiệm xã hội: Samsung tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội tại Việt Nam như hỗ trợ giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường,

 Vai trò của Việt Nam đối với Samsung:

NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CỦA CÔNG TY SAMSUNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Tổng quan về tình hình công ty đa quốc gia hiện có ở Việt Nam

Trong vài thập kỉ qua, Việt Nam đang trở thành một thị trường nhiều hứa hẹn cho các nhà đầu tư ngoại quốc Đây là lý do các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam đang dần bành trướng và mang lại nhiều cơ hội việc làm phong phú cho rất nhiều người lao động.Hiện nay có nhiều công ty xuyên quốc gia đang phát triển và mở rộng quy mô mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam Có thể kể đến một số tập đoàn lớn như Samsung và Intel. Samsung đã công bố kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD xây dựng nhà máy tại Bắc Ninh thông qua dự án Samsung Display Đồng thời phía Intel cũng cho biết sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất tại TP.HCM trong thời gian tới Các công ty lớn như Unilever, P&G, Microsoft… cũng liên tục tuyển nguồn lao động trong nước, mở rộng vốn đầu tư Một ví dụ khác, vào năm 2020, Microsoft công bố kế hoạch tung ra một mẫu máy tính xách tay Surface mới Hãng HP và Dell cũng dự định di chuyển 30% hoạt động sản xuất máy tính sang các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là địa điểm được ưa chuộng.

Theo báo cáo chiến lược năm 2021 của công ty chứng khoán VNDirect, Việt Nam đang vươn lên là một trong những lựa chọn thay thế cho Trung Quốc trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vị trí thuận lợi và hiệu quả trong việc kiểm soát đại dịch COVID- 19.

Việt Nam là một trong những nước nhận được sự quan tâm của nhiều công ty xuyên quốc gia bởi có nguồn lao động giá rẻ, giảm được chi phí đầu tư Ngoài ra, sự ổn định về kinh tế, xã hội, chính trị là yếu tố để “lấy điểm” các nhà đầu tư có ý định tăng quy mô hoặc quan tâm đầu tư vào Việt Nam.

Các nhóm ngành có mức lương cao nhất trong chuỗi các tập đoàn xuyên quốc gia tại Việt Nam bao gồm: hoá chất, công nghệ, thương mại So với các doanh nghiệp ở Việt Nam, mức lương trung bỡnh của tập đoàn xuyờn quốc gia cú mức chờnh lệch gần ẳ.

Bên cạnh đó, các công ty xuyên quốc gia do Việt Nam thành lập cũng góp phần phát triển kinh tế Việt Nam và nâng cao vị thế nước ta trên thế giới Số lượng công ty xuyên quốc gia do Việt Nam thành lập còn hạn chế so với các TNCs nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế và có tiềm năng phát triển thành TNCs trong tương lai Có thể kể đến một số đại diện như:

 TH True Milk: Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sữa và nước giải khát, đã xuất khẩu sản phẩm sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 Masan Group: Tập đoàn đa ngành hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ, khoáng sản và tài chính, sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như Chinsu, Nam Ngư, Techcombank, Masan đang đẩy mạnh đầu tư và mở rộng hoạt động sang các thị trường quốc tế.

 FPT Corporation: Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, cung cấp các giải pháp công nghệ cho khách hàng trong nước và quốc tế, FPT đã có mặt tại hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 Vietjet Air: Hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, đã mở rộng mạng lưới đường bay đến nhiều quốc gia Đông Nam Á và Đông Bắc Á Vietjet Air có tham vọng trở thành hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á.

Các công ty xuyên quốc gia hiện có ở Việt Nam đang đóng góp cho sự phát triển kinh tế quốc tế của Việt Nam theo nhiều cách TNCs giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua việc tăng kim ngạch xuất khẩu, thu hút FDI và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động Theo báo cáo của Tổng cục thống kê về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2023, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tính tới 20/12/2023, ước tính đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước, tăng nhẹ 0,6 điểm phần trăm so với 11 tháng năm 2023 Xuất khẩu (kể cả dầu thô) của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 258,8 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm trước, chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 256,9 tỷ USD, giảm 6,1%, chiếm 72,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước Ta thấy được TNCs đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thông qua việc xuất khẩu sản phẩm do họ sản xuất tại Việt Nam. Đơn vị:

Hình 3.3.Tình hình vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam các năm 2019-2023

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài năm 2023 hơn 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh giảm thì vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần tăng mạnh hơn so với năm trước

Về công ty xuyên quốc gia của Việt Nam ra nước ngoài, lũy kế đến 20/12/2021 theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư, Việt Nam đã có 1.448 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 20,9 tỷ USD Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,3%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (16%) Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,8%); Campuchia (13,6 %); Venezuela (8,7%);… Điều này không chỉ giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn có thể học hỏi kinh nghiệm quản trị, tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế và tận dụng lợi thế về thị trường, thuế quan để xuất khẩu sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Nhìn chung, công ty xuyên quốc gia hiện có ở Việt Nam là nguồn cung cấp FDI quan trọng cho Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thêm việc làm và nâng cao năng lực sản xuất Không những vậy, TNCs Việt Nam tiếp cận các thị trường mới, giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cho Việt Nam, giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào một số thị trường nhất định Sản phẩm chất lượng cao của TNCs Việt Nam giúp nâng cao uy tín và thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế TNCs đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế quốc tế của Việt Nam Tuy nhiên, cần có những chính sách phù hợp để thu hút đầu tư từ TNCs một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan và hạn chế những tác động tiêu cực, đặc biệt là những rủi ro về cạnh tranh và môi trường.

Phân tích về Samsung - một trong những tập đoàn xuyên quốc gia lớn nhất thế giới, có trụ sở chính tại Hàn Quốc Samsung hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995 và hiện nay là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước thông qua thuế và các khoản phí khác Samsung cũng tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Tập đoàn SamSung Hàn Quốc xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Việt Nam năm 2008 Đây chính là một cột mốc quan trọng, đặt nền tảng phát triển các trụ sở khác của tập đoàn tại các quốc gia khác Nhà máy SamSung tại Việt Nam sản xuất các sản phẩm điện tử, điện lạnh theo quy trình, tiêu chuẩn của công ty đề ra.

Ngày đăng: 24/07/2024, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w