NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4C TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng: + Phương pháp thí nghiệm là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng dụng cụ thí nghiệm để tái tạo lại những hiện tượng đã xảy ra trong thực tế để tìm hiểu và rút ra những kết luận khoa học. Qua đó tạo niềm tin vào khoa học; nâng cao tính tự lực và khả năng tư duy khi tiếp xúc với các hiện tượng thực tế; làm quen và hình thành ở học sinh kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. + Thực hành thí nghiệm trong môn khoa học lớp 4 là một hoạt động giúp cho học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Vì vậy việc thực hành thí nghiệm sẽ giúp các em biết sử dụng những điều đã học vào cuộc sống. Bên cạnh đó khi các em tự làm thí nghiệm cũng như tận mắt nhìn thấy được những gì mình đã làm thì các em sẽ tin tưởng vào kiến thức em đã học và tin vào khả năng thực hành của mình hơn. Không chỉ vậy, trong quá trình các em tham gia vào các hoạt động thí nghiệm bản thân các em đã được luyện tập kiến thức một cách cụ thể cũng như kĩ năng giao tiếp của các em được phát triển.
Trang 1NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4C TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.
I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Thực trạng:
+ Phương pháp thí nghiệm là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng dụng cụ thí nghiệm để tái tạo lại những hiện tượng đã xảy ra trong thực tế để tìm hiểu và rút ra những kết luận khoa học Qua đó tạo niềm tin vào khoa học; nâng cao tính tự lực và khả năng tư duy khi tiếp xúc với các hiện tượng thực tế; làm quen và hình thành ở học sinh kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
+ Thực hành thí nghiệm trong môn khoa học lớp 4 là một hoạt động giúp cho học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại Vì vậy việc thực hành thí nghiệm sẽ giúp các em biết sử dụng những điều đã học vào cuộc sống Bên cạnh đó khi các em tự làm thí nghiệm cũng như tận mắt nhìn thấy được những gì mình đã làm thì các em sẽ tin tưởng vào kiến thức em đã học và tin vào khả năng thực hành của mình hơn Không chỉ vậy, trong quá trình các em tham gia vào các hoạt động thí nghiệm bản thân các em đã được luyện tập kiến thức một cách cụ thể cũng như kĩ năng giao tiếp của các em được phát triển
+ Nhưng thực tế mặc dù các em đã nắm chắc được lí thuyết nhưng khi thực hành thí nghiệm thì vô cùng lúng túng, chưa thành thạo hoặc chưa biết cách thao tác các thí nghiệm Nhiều học sinh làm thí nghiệm chưa đạt yêu cầu Sau khi làm xong các thí nghiệm các em cũng khó giải thích được hiện tượng một cách trôi chảy cũng như phát huy hết khả năng suy luận, tính sáng tạo chủ động của học sinh Các em học và ghi nhớ theo một cách máy móc nên các em mau nhớ và cũng chóng quên Việc lĩnh hội của các em còn xa rời thực tế, các em khó hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật
2 Nguyên nhân:
+ Về phía nhà trường: Cơ sở vật chất nhà trường còn chưa đáp ứng đầy đủ cho việc làm thí nghiệm, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên việc chuẩn bị dụng
cụ cũng như việc thực hành thí nghiệm còn gặp nhiều khó khăn
+ Về phía giáo viên: Một số giáo viên ngại đầu tư công sức cho rằng môn học này không quan trọng như môn Toán, Tiếng việt
Trang 2Bên cạnh đó khi làm thí nghiệm các tiết dạy rất dễ bị thất bại nếu không làm thí nghiệm trước, không có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học cũng như việc chuẩn bị mất nhiều thời gian, kinh phí
Một số giáo viên còn lúng túng khi tiến hành thí nghiệm, chưa biết cách khai thác nên chưa thu hút được học sinh khiến hiệu quả học chưa cao
+ Đối với học sinh: Việc nhận thức về vị trí, vai trò của môn học của các em còn chưa sâu sắc, các em chưa chú trọng vào môn học Tinh thần thái độ học tập của các em còn chưa tự giác, chủ động Khả năng làm thí nghiệm của học sinh còn hạn chế Các em có rất ít trải nghiệm thực tế về kĩ năng thí nghiệm Nhận thức của các em trong lớp không đồng đều dẫn đến việc một số học sinh yếu khi tham gia với các bạn học tốt vẫn không đủ tự tin, mạnh dạn để tham gia các hoạt động thí nghiệm cũng như đưa ra giải thích, kết luận của bản thân Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học thí nghiệm của học sinh chưa tích cực do các em ngại tìm kiếm, sưu tầm
II BIỆN PHÁP ÁP DỤNG
Bản thân tôi là giáo viên dạy ở lớp 4C, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để hấp dẫn kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp các em giải đáp thắc mắc, sự tò mò của học sinh, thực hiện được mục tiêu đã đề ra cũng như đạt kết quả
cao khi học môn Khoa học; đây là lý do tôi chọn và áp dụng biện pháp “Nâng cao hiệu quả học tập môn Khoa Học cho học sinh lớp 4C trường Tiểu học Vạn Phú II bằng phương pháp thí nghiệm ”
Tôi đã áp dụng các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu, lựa chọn thí nghiệm phù hợp
Khi tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm giáo viên cần xác định rõ mục đích của thí nghiệm, phải suy nghĩ thử xem mình tổ chức thí nghiệm nhằm mục đích gì?, nhằm rút ra kiến thức, kĩ năng nào? Để từ đó có hướng thiết kế thí nghiệm cho phù hợp Muốn tổ chức được các thí nghiệm có hiệu quả mỗi giáo viên cần có kế hoạch chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Cần xác định rõ mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ, thời gian thí nghiệm
+ Lựa chọn thí nghiệm phù hợp với nội dung bài học, học sinh và cần được chuẩn bị chu đáo
Biện pháp 2 Giáo viên chuẩn bị bài dạy chu đáo
* Bước soạn bài: Giáo viên phải nghiên cứu kĩ mục tiêu của bài, xác định
đúng trọng tâm của bài, để lựa chọn hình thức tổ chức, phân bố thời gian cho học sinh thực hành thí nghiệm phù hợp
Trang 3Có những thí nghiệm làm ngay trên lớp để rút ra nội dung kiến thức, nhưng cũng có những thí nghiệm học sinh phải làm trước ở nhà rồi mang đến lớp để thảo luận rút ra nội dung bài, cũng có thí nghiệm học sinh về nhà phải làm sau khi học kiến thức mới để kiểm nghiệm lại kết luận của bài Chẳng hạn:
Khi dạy bài “ Nước có những tính chất gì?”, Giáo viên cho HS làm thí nghiệm ngay trên lớp để rút ra những tính chất của nước: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất Khi dạy bài “ Ba thể của nước” HS phải làm thí nghiệm trước ở nhà, đó là đặt khay có nước vào ngăn đá của tủ lạnh sau vài giờ lấy ra mang đến lớp để thảo luận rút ra hiện tượng đông đặc và tan chảy của nước Hoặc khi học bài “ Không khí có những tính chất gì?” sau khi rút ra tính chất của không khí là không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra thì HS có thể về nhà làm thí nghiệm dùng ống bơm để bơm bánh xe đạp hoặc quả bóng để kiểm nghiệm lại kết luận của bài
* Bước chuẩn bị đồ dùng dạy học: Từ mục tiêu bài học, giáo viên lựa chọn
các vật liệu , đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm phù hợp với nội dung kiến thức bài học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện của nhà trường và địa phương Vật liệu, đồ dùng dạy học được lựa chọn phải đảm bào tính khoa học và tính sư phạm Có những vật dụng thí nghiệm giáo viên phải chuẩn bị nhưng cũng
có những vật dụng thí nghiệm học sinh tự chuẩn bị Những vật dụng học sinh phải chuẩn bị là những dụng cụ cần có sẵn ở gia đình, địa phương và đảm bảo an toàn thì các em mang đến trường Việc giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị đồ dùng không chỉ rèn cho các em ý thức chuẩn bị bài, trách nhiệm với công việc mà các
em còn có hứng thú hơn trong học tập vì các em đã được trực tiếp thực hành trên
đồ dùng mình mang đi
Ví dụ: Khi dạy bài “Một số cách làm sạch nước”, giáo viên yêu cầu học
sinh chuẩn bị các dụng cụ như nước đục, 2 chai nhựa, cát, giấy lọc và than bột
Hoặc khi dạy bài “ Nước bị ô nhiễm” có thể yêu cầu học sinh lấy nước ở ao, hồ,…
Đây là các dụng cụ có sẵn ở gia đình ,ở vùng nông thôn
* Chuẩn bị thí nghiệm: Để đảm bảo việc tổ chức dạy thực hành thí nghiệm
trên lớp thành công, giáo viên phải làm thí nghiệm trước ở nhà Mục đích của việc làm thí nghiệm trước ở nhà giúp giáo viên kiểm tra dụng cụ thí nghiệm có đảm bảo
về hiệu quả hay hư hỏng, tiến trình làm thí nghiệm có đúng không, sản phẩm của thí nghiệm có đạt được mục tiêu bài học không… Ngoài ra, giáo viên phải dự kiến được các phương án mà học sinh có thể dự đoán kết quả và kết luận đúng của thí nghiệm
Biện pháp 3: Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài, với đối tượng học sinh
Trang 4Căn cứ vào từng loại thí nghiệm để giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp:
* Thí nghiệm nêu vấn đề: Giáo viên có thể lựa chọn hình thức cá nhân kết
hợp với nhóm Giáo viên giao cho cá nhân làm thí nghiệm trước ở nhà rồi mang kết quả thí nghiệm đến lớp để thảo luận rút ra nội dung bài học
Ví dụ: Khi dạy bài “ Khi dạy bài “ Ba thể của nước” GV cho HS làm thí nghiệm cá nhân trước ở nhà, đó là đặt khay có nước vào ngăn đá của tủ lạnh sau vài giờ lấy ra mang đến lớp để thảo luận rút ra hiện tượng đông đặc và tan chảy của nước
* Thí nghiệm củng cố kiến thức: Sau khi học sinh được tìm hiểu kiến thức
bài mới trên lớp, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để về nhà thực hành
Ví dụ: Khi học bài “ Không khí có những tính chất gì?” sau khi rút ra tính chất của không khí là không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra thì HS có thể về nhà làm thí nghiệm dùng ống bơm để bơm bánh xe đạp hoặc quả bóng để kiểm nghiệm lại kết luận của bài
* Thí nghiệm giải quyết vấn đề: Loại thí nghiệm này học sinh phải tiến
hành thí nghiệm ngay trên lớp, các em phải thực hành thí nghiệm vừa phải rút ra nội dung kiến thức mới trong một thời gian ngắn Vì vậy, khi tổ chức hoạt động thực hành loại thí nghiệm này, tôi thường tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm Hoạt động nhóm giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng,
mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói Nó cũng cho phép học sinh
có cơ hội để học hỏi từ các bạn , phát huy vai trò trách nhiệm , điều đó phát triển kĩ năng xã hội và tính cách của học sinh, đặc biệt là kĩ năng hợp tác, phối hợp với các bạn khác Các thành viên trong nhóm phải làm tích cực, trao đổi, thảo luận, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, biết chia sẻ đồ dùng thí nghiệm, biết tóm tắt
và rút ra ý kiến chung thống nhất của nhóm
Ví dụ: Khi học bài “Nước có những tính chất gì?”, Giáo viên cho HS làm thí nghiệm ngay trên lớp để rút ra những tính chất của nước: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất
Biện pháp 4: Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với dạng bài và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Tình huống xuất phát hay câu hỏi nêu vấn đề là do giáo viên chủ động đưa ra Câu hỏi nêu vấn đề phải có nội dung trọng tâm của hoạt động thực hành thí nghiệm, phải phù hợp với trình độ học sinh, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích
Trang 5tính tò mò của học sinh Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng các câu hỏi đóng
Ví dụ: Trước khi tổ chức cho học sinh thực hành hoạt động “Nước có thể hòa tan một số chất ” trong bài “Nước có những tính chất gì?”, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi nêu vấn đề: “Khi cho muối, đường, cát lần lượt vào 3 cốc nước, theo em chất nào tan được trong nước và chất nào không tan được trong nước ?”
Bằng cách đưa ra tình huống xuất phát hoặc câu hỏi nêu vấn đề như trên đã lôi cuốn được học sinh vào bài học một cách tự nhiên và kích thích tư duy các em, tạo được tâm thế học tập ngay từ đầu hoạt động thực hành thí nghiệm
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Sau tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên , học sinh sẽ bộc lộ biểu tượng ban đầu bằng cách chia sẻ những hiểu biết cá nhân của mình với các bạn trong nhóm Sau đó, nhóm thảo luận, thống nhất quan điểm và ghi vào phiếu học tập rồi báo cáo những hiểu biết của nhóm mình trước lớp
Ở bước này, giáo viên không được đánh giá quan niệm của nhóm nào là đúng, quan niệm nào là sai mà giúp học sinh coi đấy là tình huống, là mâu thuẫn kích thích học sinh thấy được sự cần thiết phải làm thí nghiệm Đồng thời giúp các
em xác định rõ được mục đích của việc làm thí nghiệm
Chẳng hạn: Trả lời câu hỏi nêu vấn đề: “Khi cho muối, đường, cát lần lượt vào 3 cốc nước, theo em chất nào tan được trong nước và chất nào không tan được trong nước ?”, các em sẽ có những quan điểm khác nhau đó là:
+ Đường và muối tan trong nước, cát không tan trong nước
+ Đường, muối, cát đều tan trong nước
+ Đường tan trong nước, muối và cát không tan trong nước
Bước 3: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Đây là điều kiện thuận lợi để học sinh trực tiếp làm thí nghiệm trên đối tượng thật, tạo điều kiện cho các em phát huy tối đa các giác quan khác nhau tiếp xúc với đối tượng Từ đó hình thành biểu tượng đầy đủ về sự vật, hiện tượng trong
tự nhiên
Để tổ chức cho học sinh thực hành thí nghiệm, tôi tiến hành theo trình tự sau:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Tôi hướng dẫn học sinh
làm thí nghiệm bằng cách mô phỏng thí nghiệm bằng lời và động tác của tay chứ không trực tiếp làm thí nghiệm Yêu cầu học sinh quan sát và lắng nghe Sau đó
Trang 6yêu cầu 1 đến 2 học sinh nhắc lại cách làm thí nghiệm và mục đích làm thí nghiệm cho cả lớp nghe
Ở bước này, giáo viên cần lưu ý học sinh một số sai lầm có thể mắc phải trong khi làm thí nghiệm dẫn tới kết quả thí nghiệm không được chính xác cho học sinh biết để tránh
+ Học sinh thực hành làm thí nghiệm: Đây là bước quan trọng nhất trong
quy trình Lúc này học sinh thể hiện sự tập trung cao độ để suy nghĩ, tìm tòi, khám phá Bởi lúc này các em đã ý thức được rằng phải tập trung suy nghĩ, thực hành để đưa ra phương án kiểm tra giả thuyết sao cho phù hợp mà phải đảm bảo thời gian cho phép
Học sinh làm thí nghiệm và ghi lại kết quả thí nghiệm của nhóm mình vào phiếu học tập Nội dung yêu cầu của phiếu học tập ở bước này cũng giống như nội dung yêu cầu của phiếu học tập ở bước “Bộc lộ quan điểm ban đầu” Chính vì vậy,
sự chia sẻ của học sinh trong phiếu học tập thường rất đa dạng, mỗi nhóm hiểu kiến thức theo một ý Nhưng sau khi được làm thí nghiệm, dù có những từ ngữ khác nhau nhưng giúp học sinh so sánh kết quả sau khi làm thí nghiệm với biểu tượng ban đầu của mình về sự vật, hiện tượng Nếu xảy ra trường hợp học sinh vẫn kết luận sai về nội dung kiến thức, tôi không nhận xét đúng, sai mà hướng dẫn cho nhóm đó thực hành thí nghiệm lại để các em tiếp tục thảo luận và rút ra kiến thức trọng tâm của bài
Bước 4: Kết luận kiến thức mới
Sau khi thực hiện xong thí nghiệm, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả:
+ Yêu cầu đại diện các nhóm học sinh báo cáo kết quả
+ Cùng cả lớp tiến hành so sánh kết quả giữa các nhóm Thống nhất kết luận đúng Trường hợp các nhóm không thống nhất thì xác định nguyên nhân và xử lí nguyên nhân đó để khẳng định tính đúng đắn của chân lí khoa học
+ Cuối cùng, giáo viên chốt lại kiến thức rồi cho học sinh đối chiếu lại với biểu tượng ban đầu, tự các em phát hiện ra cái sai để các em một lần nữa hiểu sâu
về kiến thức của bài
V KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để thực hiện từng giờ môn Khoa học một cách bài bản, có kế hoạch Tôi nhận được một số kết quả như sau:
- Bản thân tôi và các giáo viên khác có cái nhìn khác hơn về vai trò của thí nghiệm trong quá trình dạy học Khoa học và đã thường xuyên sử dụng phương pháp này khi dạy học Khoa học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Trang 7- Với những biện pháp như đã trình bày ở trên đã giúp cho cả giáo viên và học sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết học Khoa học Trong các giờ Khoa học các em đã có hứng thú hơn, làm việc tích cực hơn tiết học không còn khô cứng mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và thu hút học sinh hơn
- Học sinh không còn lúng túng khi làm thí nghiệm các em biết sử dụng các dụng cụ thí nghiệm một cách thuần thục hơn từ đó cho thấy các em đã biết cách vận dụng các lí thuyết đã học vào thực tiễn của cuộc sống
- Các tiết học có hoạt động thí nghiệm đã trở nên hấp dẫn hơn, thu hút hơn
và giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách nhanh hơn, dẽ dàng hơn và nhớ lâu hơn Học sinh được trực tiếp tri giác trực tiếp đối với các đối tượng cần nghiên cưu trong quá trình thực hành thí nghiệm qua đó phát triển năng lực nhận thức của học sinh, đặc biệt là khả năng quan sát tư duy giúp học sinh hình thành cảm giác thẩm mĩ, tính chính xác của thông tin thu được từ thí nghiệm
- Các nội dung học tập trở nên sinh động hơn, nâng cao hứng thú học tập môn học cũng như tạo niềm tin của học sinh vào khoa học mà còn là động lực thúc đẩy học sinh yêu thích môn Khoa học hơn
- Tất cả các thí nghiệm của các em đều đạt yêu cầu, số lượng học sinh làm tốt tăng đáng kể Các giờ Khoa học là các khoảng thời gian các em khám phá ra rất nhiều điều bổ ích và bài học sâu sắc thông qua việc tự bản thân thực hành các thí nghiệm
- Qua quá trình làm thí nghiệm cũng rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm…
* Dưới đây là các minh chứng của biệp pháp:
Trong quá trình giảng dạy về Khoa học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh nắm thí nghiệm và vận dụng vào thực tiễn của lớp 4C Đây là bảng
kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp Nâng cao hiệu quả học tập môn Khoa học cho học sinh lớp 4C ở trường Tiểu học Vạn Phú II bằng phương pháp thí nghiệm vào quá trình dạy- học Khoa học lớp 4.
Lớp 4C
Số học sinh nắm chắc lí thuyết nhưng chưa thực hành tốt thí nghiệm
Số học sinh chưa nắm chắc lí thuyết, chưa thực hành tốt thí nghiệm
Số học sinh nắm chắc lí thuyết và thực hành tốt thí nghiệm
Tổng số học sinh: 35 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Trước khi áp dụng
biện pháp
Trang 8Sau khi áp dụng
biện pháp
Từ bảng trên thấy được trước khi áp dụng sáng kiến số học sinh nắm được lí thuyết và thực hành thành thạo, có hứng thú với thực hành thí nghiệm còn hạn chế Những học sinh có đam mê khoa học, thích nghiên cứu, tìm tòi và nắm chắc lí thuyết từ đo vận dụng vào thực tiễn còn rất ít Số học sinh trong lớp nắm lí thuyết nhưng chưa thực hành thí nghiệm chưa tốt hoặc chưa nắm được lí thuyết và chưa biết cách thực hành thí nghiệm còn nhiều
Nhưng sau khi áp dụng sáng kiến thì số học sinh nắm được lí thuyết và thực hành thành thạo, có hứng thú với thực hành thí nghiệm cũng như những học sinh
có đam mê khoa học, thích nghiên cứu, tìm tòi và nắm chắc lí thuyết từ đo vận dụng vào thực tiễn đã được cải thiện hơn rất nhiều Số học sinh trong lớp nắm lí thuyết nhưng chưa thực hành thí nghiệm chưa tốt hoặc chưa nắm được lí thuyết và chưa biết cách thực hành thí nghiệm đã giảm đi rõ rệt Điều này cho thấy được việc áp dụng sáng kiến đã mang lại hiệu quả nhất định và cần được phát huy hơn
Một số hoạt động minh họa cho bài dạy cụ thể:
Ví dụ 1: Bài 20: Nước có những tính chất gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của nước
* Bước 1: Nêu vấn đề: Gv cầm chai nước trên tay và hỏi HS: Trên tay cô
cầm đồ vật gì? Trong cuộc sống hằng ngày, các em đã dùng nước để làm gì? GV chốt lại các câu trả lời và nêu: Vậy các em có bao giờ nghĩ nước có những tính chất
gì chưa?
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về tính chất của nước:
+ Tất cả những thắc mắc của các em là đều muốn biết một số tính chất của nước
+ Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, theo em chúng ta tiến hành các thí nghiệm – nghiên cứu nào?
* Bước 2: HS thảo luận và đưa ra các phương án tiến hành thí nghiệm
- Rót nước và sữa vào 2 cốc có màu trắng giống nhau
- Đổ nước vào các vật dụng màu trắng có hình dạng khác nhau như: chai nhựa nhỏ, chai nhựa lớn, cốc nước nhỏ, cốc nước lớn, bình đựng nước hình tròn, hình chiếc phễu
- Đổ nước lên mặt kính được đặt nghiêng trên một khay nằm ngang
Trang 9- Đổ nước vào chiếc khăn bông được căng phía trên khay.
- Đổ muối, đường, cát lần lượt vào 3 cốc nước và dùng thìa khuấy đều
* Bước 3: Tiến hành thí nghiệm
- Những HS có chung cách tiến hành thí nghiệm sẽ tập hợp lại thành nhóm, cùng bàn bạc, thảo luận về thí nghiệm của nhóm mình và dự kiến những dụng cụ cần thiết HS ghi ( hoặc vẽ) những gì định làm vào vở
- Các nhóm lấy dụng cụ thí nghiệm cần thiết và tiến hành thí nghiệm GV đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ HS nếu cần thiết
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành
* Bước 4: Thu nhập kết quả
Các nhóm trình bày kết quả và trao đổi về các kết quả đạt được So sánh kết luận với ý kiến ban đầu để khắc sâu kiến thức Chẳng hạn:
Nhóm 1:
+ Rót nước và sữa vào 2 cốc có màu trắng giống nhau: Nước trong suốt không màu, không mùi, không vị Sữa có màu trắng , mùi thơm, vị ngọt
+ Đổ nước vào các vật dụng màu trắng có hình dạng khác nhau như: chai nhựa nhỏ, chai nhựa lớn, cốc nước nhỏ, cốc nước lớn, bình đựng nước hình tròn, hình chiếc phễu Nước không có hình dạng nhất định
Nhóm 2:
+ Đổ nước lên mặt kính được đặt nghiêng trên một khay nằm ngang: Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra khắp mọi phía
+ Đổ nước vào chiếc khăn bông được căng phía trên khay: Nước thấm qua một số vật
Nhóm 3: Đổ muối, đường, cát lần lượt vào 3 cốc nước và dùng thìa khuấy đều: Nước có thể hòa tan một số chất
Bước 5: Kết luận
Nước trong suốt không màu, không mùi, không vị Nước không có hình dạng nhất định Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra khắp mọi phía Nước thấm qua một số vật Nước có thể hòa tan một số chất
Ví dụ 2: Bài 25: Nước bị ô nhiễm
* Bước 1: Nêu vấn đề
GV nêu: Ở bài học “ Nước có những tính chất gì?” các em đã biết được đặc điểm của nước dùng trong cuộc sống hằng ngày Còn đối với nước lấy ở hồ, ao…
Trang 10gọi là nước gì? Chúng có đặc điểm như thế nào? Muốn biết được điều này chúng ta phải làm thế nào?
- Em nào có băn khoăn, thắc mắc hãy đưa ra những câu hỏi Ví dụ:
+ Nước ở ao, hồ…có màu không ?
+ Nước ở ao, hồ…có mùi không?
+ Nước ở ao, hồ…có chất bẩn không?
+ Nước ở ao, hồ…có chứa các vi sinh vật không?
- Chúng ta phải làm gì để giải quyết thắc mắc trên? Vậy phương án tối ưu nhất bây giờ là làm thí nghiệm
* Bước 2: HS thảo luận và đưa ra phương án tiến hành thí nghiệm
Dùng phễu có lót bông để lọc hai chai nước Một chai chứa nước ao, hồ… Một chai chứa nước máy Sau khi lọc xong, quan sát từng miếng bông trả lời câu hỏi: Miếng bông dùng để lọc chai nước nào bẩn hơn? Vì sao? Nêu đặc điểm của nước máy và nước ở ao, hồ
* Bước 3: Tiến hành thí nghiệm:
- Những học sinh có chung cách tiến hành thí nghiệm sẽ tập hợp lại thành nhóm, cùng bàn bạc, thảo luận về thí nghiệm của nhóm mình và dự kiến những dụng cụ cần thiết Học sinh ghi ( hoặc vẽ) những gì định làm vào vở
- Các nhóm lấy dụng cụ thí nghiệm cần thiết và tiến hành thí nghiệm Giáo viên đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ HS nếu cần thiết
* Bước 4: Thu nhập kết quả
Các nhóm trình bày kết quả và trao đổi về các kết quả đạt được Ví dụ:
- Nhóm 1,3,5: Miếng bông dùng để lọc chai nước ở ao,hồ…bẩn hơn vì nước
có nhiều các, bụi, rong, vi sinh vật lẫn trong nước
- Nhóm 2,4,6: Nước máy trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật Nước ở ao, hồ…có màu xanh, đục, có mùi hôi, có chất bẩn , có chứa các vi sinh vật
* Bước 5: Kết luận:
Nước bị ô nhiễm là nước có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe
Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người