1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Biện pháp 2023 2024 dd cng ppt

34 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Lớp 3B Trường Tiểu Học Vạn Phú
Tác giả Nguyễn Thùy Vinh
Trường học Trường Tiểu học Vạn Phú
Chuyên ngành Giáo dục đạo đức
Thể loại Biên bản thuyết trình
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 16,05 MB
File đính kèm biện pháp 2023 2024 Đ cng zx.rar (2 MB)

Nội dung

Biện Pháp công tác chủ nhiệm giỏi cấp huyện BIỆN PHAP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 3B TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚ

Trang 1

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 3B TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚ

Người thực hiện: Nguyễn Thùy Vinh Đơn vị: Trường Tiểu học Vạn Phú

Trang 3

I Đặt vấn đề

- Trong hệ thống giáo dục nước nhà, bậc học Tiểu học chiếm một vị trí hết sức quan trọng Bởi vì đây là bậc học nền móng để hình thành, xây dựng cho các em học sinh phát triển về trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, và các kỹ năng trong cuộc sống hằng ngày

- Khi giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả thì chúng ta sẽ góp phần làm nên thành công của công tác giáo dục nói chung, xây dựng cho gia đình, cho xã hội những học sinh tốt, những công dân tốt

- Việc giáo dục học sinh chưa ngoan sẽ tác động đến nhận thức, tình cảm, tâm lí, giúp các em tự điều chỉnh hành vi suy nghĩ, hành vi ứng xử, thái độ học tập theo hướng tích cực

Từ đó các em trở thành những học sinh ngoan, những nhân tố tích cực của lớp, của trường

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3B trường Tiểu học Vạn Phú

Trang 4

I Đặt vấn đề

Giáo viên luôn quan tâm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy Luôn có tinh thần học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức, năng lực sư phạm của bản thân

Đa số học sinh ngoan, biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi Luôn quan tâm đến mọi người, ứng xử tốt trước những tình huống thường ngày

1 Thực trạng:

Trang 5

I Đặt vấn đề

Khó khăn

1 Thực trạng:

Trong lớp có một vài học sinh khó khăn về học nên cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như nề nếp lớp

Mặt khác trong lớp bên cạnh nhiều học sinh ngoan, lễ phép còn có một số em chưa chấp hành tốt nội quy của trường, quy định của lớp và có những hành vi sai lệch về đạo đức

Trang 6

Hầu hết gia đình các em sống bằng nghề nông, một số phụ huynh đi làm ăn

xa, để con ở với ông bà thường là những người lớn tuổi nên việc giáo dục các em chưa được sâu sát.

Một số em cha mẹ chia tay, các em ở với bố hoặc mẹ hoặc những người thân khác trong gia đình bị mất đi chỗ dựa nên hư hỏng sống bất cần.

Còn một số phụ huynh nuông chiều con nên các em thích làm theo ý mình, chưa ham học, thường vi phạm nề nếp, nội quy trường lớp làm ảnh hưởng kết quả thi đua của lớp

Đa số các em được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ quá sớm, không đúng cách, làm cho các em mất tập trung trong việc học, làm giảm khả năng tương tác với mọi người xung quanh.

Trang 7

I Đặt vấn đề

3 Yêu cầu cần giải quyết

Giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3B trường Tiểu học Vạn Phú nói riêng và cho học sinh ở lứa tuổi học sinh Tiểu học nói chung

Trang 8

II Mục tiêu

Mục tiêu chung:

- Giúp học sinh điều chỉnh hành vi

đạo đức trong mối quan hệ với bản

thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng

xã hội

- Qua các hoạt động giáo dục hình

thành cho các em thái độ, tình cảm,

niềm tin đối với bản thân và mọi

người; hình thành các thói quen tự

giác thực hiện những chuẩn mực đạo

+ Về thái độ, tình cảm, niềm tin: giúp học sinh có thái

độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, tôn trọng và

có trách nhiệm với hành động của bản thân để điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với nơi mình sống và học tập.

+ Về hành vi: Giúp học sinh tích cực hơn khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, điều chỉnh hành vi, thái độ của bản thân, yêu quý, tôn trọng, quan tâm mọi người.

Trang 9

III Nội dung, cách thực hiện

Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp.

Kết hợp giáo dục đạo đức trong các môn học.

Thực hiện có hiệu quả các giờ học hoạt động trải nghiệm.

Xây dựng trường, lớp học xanh – sạch – đẹp – an toàn.

Khen thưởng, động viên kịp thời.

Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa.

Phối hợp với mọi lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh.

2

4 5 6 7 3 1

Trang 10

1 Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp.

III Nội dung, cách thực hiện

a) Nắm thông tin học sinh

THÔNG TIN HỌC SINH

2:

6 Họ tên cha: Nghề nghiệp:

thoại:

7 Họ tên mẹ: Nghề nghiệp:

Trang 11

1 Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp.

III Nội dung, cách thực hiện

b) Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp và phân công nhiệm vụ

Đưa ra những tiêu chí để bầu ra ban cán sự cho lớp: có thành tích học tập tốt, năng nổ trong mọi hoạt động, có tinh thần trách nhiệm cao

Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em

Tổ chức cho học sinh bầu Ban cán sự lớp trên tinh thần khách quan dân chủ của tất cả học sinh trong lớp bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm

Trang 12

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ, nghiêm túc quy định

về học tập và rèn luyện theo quy định của trường.

- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, chào cờ, tập thể dục

- Đề nghị giáo viên tuyên dương, cá nhân hoặc tập thể.

- Tổ chức lớp truy bài đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài.

- Theo dõi nề nếp học tập chung, đôn đốc việc học bài cũ, làm bài tập.

- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.

- Theo dõi và kiểm tra các việc trực nhật của các bạn.

- Phân công các bạn tưới chăm sóc bồn hoa của lớp, khi tham gia các buổi lao động do trường tổ chức.

- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp

- Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của giáo viên

- Theo dõi, ghi chép điểm thi đua của từng thành viên trong tổ

- Tổng hợp, báo cáo kết quả cho lớp trưởng vào cuối tuần để xếp loại thi đua giữa các tổ.

Nhiệm vụ của lớp phó học tập:

Nhiệm vụ của các tổ trưởng:

Nhiệm vụ của lớp phó lao động:

Nhiệm vụ của lớp trưởng:

Trang 13

Học sinh chưa ngoan, có hành

vi sai lệch về đạo đức.

Đầu năm học, tôi đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh theo từng đối tượng học sinh như sau:

Theo dõi những biểu hiện hành vi đạo đức của các

em, kết hợp ghi nhận lại trong sổ chủ nhiệm, uốn nắn, giáo dục các em kịp thời ở mọi lúc, mọi nơi.

Trang 14

2 Kết hợp giáo dục đạo đức trong các môn học.

III Nội dung, cách thực hiện

Ở môn Tiếng Việt, thông qua các bài học lồng ghép giáo dục đạo đức, truyền thống văn hóa, bản sắc của dân tộc qua các phần tìm hiểu bài, vận dụng trải nghiệm, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc

Ở môn Tự nhiên và xã hội, tôi giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống xung quanh, ý thức bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân; yêu quý, tự hào về con người, quê hương đất nước mình

Môn Đạo đức là môn học có tác dụng đặc biệt trong giáo dục đạo đức cho học sinh Cung cấp cho học sinh các tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực đạo đức gắn với kinh nghiệm sống, hình thành, định hướng về giá trị đạo đức, biết và phân biệt được cái đúng - cái sai, có định hướng đúng đắn để hình thành tính tự giác, tự lập, rèn luyện tư duy, thái độ, tình cảm và hành

vi đạo đức cho các em

Trang 15

3 Thực hiện có hiệu quả các giờ học hoạt động trải nghiệm

III Nội dung, cách thực hiện

Ở giờ hoạt động trải nghiệm 1 - Chào

cờ: Sau nội dung chào cờ thì giáo viên sẽ

nhắc nhở những vấn đề nổi bậc trong tuần

về học tập, nề nếp, lồng ghép giáo dục đạo

đức cho các em Từ đó, giáo dục, uốn nắn

cho các em các hành vi không đúng mực

Hình ảnh các lớp có thành tích tốt về học tập cũng như nề nếp lớp trong tuần được nhận

cờ luân lưu của trường

Trang 16

Giờ hoạt động trải nghiệm 2 - Giáo dục theo chủ đề được giáo viên tổ chức bằng nhiều hình thức: chơi trò chơi, nhảy múa, hát, vẽ, đọc thơ, diễn tiểu phẩm, thảo luận, để khám phá chủ đề trải nghiệm và lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho các

em

3 Thực hiện có hiệu quả các giờ học hoạt động trải nghiệm

III Nội dung, cách thực hiện

Giờ hoạt động trải nghiệm 3 – Sinh hoạt lớp được giáo viên đặc biệt chú trọng và quan tâm Đây là thời điểm để học sinh tự đánh giá hoạt động học tập và rèn luyện của cá nhân, tập thể lớp sau một tuần học tập, xây dựng kế hoạch cho tuần học tiếp theo Bên cạnh đó, tôi cũng tạo điều kiện cho các em bày tỏ những suy nghĩ mong muốn của mình

Từ đó giáo viên sẽ nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh và có những biện pháp giáo dục phù hợp

Trang 17

4 Xây dựng trường, lớp học xanh – sạch – đẹp – an toàn

III Nội dung, cách thực hiện

Trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn là yếu tố rất quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh Nơi các em được vui chơi lành mạnh, góp phần giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tình cảm, yêu quý cái đẹp Do đó, môi trường giáo dục ở Tiểu học phải thật sự gần gũi thân thiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục về nhận thức, đạo đức, hành vi cho trẻ

Nét nhân văn trong phong trào xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp, an toàn, hạnh phúc chính là rèn cho học sinh nếp sống đẹp, lan tỏa tinh thần sống tích cực vì cộng đồng, bảo vệ môi trường sống, trân trọng thiên nhiên; lan tỏa màu xanh từ không gian lớp học đến khuôn viên nhà trường Từ đó, phát huy được năng lực bản thân trong học tập, thông qua các hoạt động

Trang 18

Hình ảnh các em cùng nhau trang trí lớp học

Trang 19

Hình ảnh các em cùng nhau dọn vệ sinh và chăm sóc cây trong vườn trường

Trang 20

Hình ảnh các em cùng nhau dọn vệ sinh và chăm sóc cây trong vườn trường

Trang 21

Hình ảnh các em cùng nhau dọn vệ sinh lớp học.

Trang 22

5 Khen thưởng, động viên kịp thời:

III Nội dung, cách thực hiện

Lời khen mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học Khen ngợi đúng cách, kịp thời, giúp học sinh hào hứng, vui vẻ

Đối với mỗi học sinh lớp thì lời động viên, khen thưởng là động lực giúp học sinh tiến bộ Những lời khen ngợi chân tình sẽ tạo cho các em cảm giác tự tin, khích lệ qua quá trình phấn đấu vươn lên về mọi mặt trong học tập cũng như trong việc thực hiện nề nếp của các em

Khi khen thưởng giáo viên cần phải công bằng, công minh, đúng người, đúng việc

Trang 23

6 Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa:

III Nội dung, cách thực hiện

Lợi ích khi

tham gia các hoạt

động ngoại khóa

Giúp các em linh hoạt hơn

Giúp cơ thể vận động phát triển thể chất, nâng cao sức đề kháng

Rèn luyện kĩ năng sống, khả năng thích nghi của bản thân

Các em hòa đồng hơn, có sự tư duy sáng tạo, biết khám phá bản thân mình

Trang 24

Trước những lợi ích cũng như theo chủ trương của nhà nước, nhà trường đã tổ chức các hoạt động, sân chơi bổ ích cho học sinh, nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho HS

6 Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoạikhóa:

Trang 25

Đây là hình ảnh nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi giáo dục cho học sinh

6 Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa:

Trang 26

Hình ảnh nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi giáo dục cho học sinh

6 Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa:

Trang 27

Học sinh đang tham gia chương trình giao lưu cùng người khuyết tật với tinh thần

“ Lá lành đùm lá rách”.

6 Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa:

Trang 28

7 Phối hợp với mọi lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh

III Nội dung, cách thực hiện

Thường xuyên liên hệ, trao

đổi với phụ huynh để cùng phối

hợp giáo dục, động viên giúp

đỡ kịp thời từng học sinh nhất

là đối với những học sinh cá

biệt, để thông báo kịp thời cho

Trang 29

7 Phối hợp với mọi lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh

Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

và kiến nghị lên nhà trường có biện pháp giúp đỡ

Ngoài sự quan tâm của nhà trường,

gia đình thì các em còn nhận được sự

quan tâm từ các mạnh thường quân,

chính quyền địa phương thăm hỏi,

động viên trao quà

Trang 30

1 Mức độ phù hợp với học sinh và thực tiễn của nhà trường:

IV Hiệu quả

Học sinh đã biết điều chỉnh hành vi của mình, cũng như nhắc nhở nhau để thực

hiện tốt các hành vi đạo đức đã học Các em ngoan hơn, lễ phép hơn với người lớn

Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung và tham gia mọi hoạt động của lớp, của

trường một cách nhiệt tình có hiệu quả

Các hoạt động học tập, sinh hoạt của lớp đã trở nên nhịp nhàng hơn Học sinh trật

tự, mạnh dạn hơn trong giao tiếp Điều này thể hiện tốt qua các giờ tự học

Học sinh được hình thành lối sống tích cực, lành mạnh, góp phần làm giảm những

tệ nạn trong nhà trường nói riêng và trong xã hội nói chung

Trang 31

Giao tiếp và hợp tác

Giải quyết vấn đề

và sáng tạo

Yêu nước Nhân ái

Chăm chỉ

Trung thực

Trách nhiệm

Trang 33

3 Khả năng phát triển/mở rộng/vận dụng của biện pháp

IV Hiệu quả

Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên thì hiệu quả giờ dạy, kĩ năng giao tiếp, đạo đức của học sinh được nâng lên rõ rệt Học sinh rất hứng thú trong học tập, hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp

Từ những kết quả trên cho thấy việc vận dụng biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh là cần thiết đối với bản thân tôi và các giáo viên trong quá trình giáo dục cho các

em trở thành những học sinh ngoan ngoãn, những công dân có ích cho xã hội Tôi hi vọng vào năm học tiếp các giáo viên trong và ngoài nhà trường sẽ cùng nhau nghiên cứu, cùng nhau thực hiện, học hỏi thêm kinh nghiệm lẫn nhau để biện pháp này được áp dụng rộng rãi hơn và đạt hiệu quả hơn

Trên đây là “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở lớp 3B,

Trường Tiểu học Vạn Phú” Đây cũng là những kinh nghiệm của bản thân đã đúc kết được nhằm

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng, rất mong được sự đóng góp, bổ sung của quý thầy cô, ban giám khảo để biện pháp ngày càng được hoàn thiện hơn.

Trang 34

XIN CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

Ngày đăng: 14/10/2024, 17:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w