1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

63 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch sử Tâm lý học Hiện đại
Tác giả Triệu Hoàng Lâm, Lê Phan Gia Bảo, Đào Lê Khanh, Nguyễn Tường Vy, Mai Trương Thanh Thuỷ
Người hướng dẫn ThS. Minh Thị Lâm
Trường học Trường Đại học Sài Gòn
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 918,36 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TÂM LÝ HỌC HÀNH VI (7)
    • 1. Nguồn gốc (7)
      • 1.1. Khái niệm (7)
      • 1.2. Các tiền đề triết học và sự phát triển của khoa học (8)
    • 2. Nội dung (9)
      • 2.1. Vài nét về J. Watson (9)
      • 2.2. Học thuyết hành vi (9)
      • 2.3. Thorndike và định luật về hiệu quả (12)
    • 3. Chủ nghĩa hành vi mới (12)
      • 3.1. Lịch sử xuất hiện (12)
      • 3.2. Lý thuyết của Tolman (13)
    • 4. Chủ nghĩa hành vi bảo thủ (14)
      • 4.1. Khái quát về B.F. Skinner (15)
      • 4.2. Con đường đến với tâm lý học hành vi (15)
      • 4.3. Lý thuyết hành vi của Skinner (15)
    • 5. Ưu điểm và nhược điểm của tâm lý học hành vi (17)
      • 5.1. Ưu điểm (17)
      • 5.2. Nhược điểm (18)
    • 6. Ứng dụng (19)
  • CHƯƠNG 2. TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC (21)
    • 1. Giới thiệu (26)
      • 1.1. Jean Piaget (0)
      • 1.2. Ảnh hưởng của Jean Piaget đối với tâm lý học nhận thức (0)
      • 1.3. Tình hình chung tâm lý học nhận thức ngày nay (0)
    • 2. Lý thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget (0)
      • 2.1. Giai đoạn cảm quan-motor (0)
      • 2.2. Giai đoạn tiền phát triển (0)
      • 2.3. Giai đoạn vận động (0)
      • 2.4. Giai đoạn hình thái trừu tượng (0)
    • 3. Ưu điểm và nhược điểm (43)
      • 3.1. Ưu điểm (43)
      • 3.2. Nhược điểm (44)
  • CHƯƠNG 3. PHÂN TÂM HỌC (26)
    • 1.1. Phân tâm học là gì, ý nghĩa? (26)
    • 1.2. Sigmund Freud là ai? (26)
    • 2.1. Tư tưởng E.W.Brucke (27)
    • 2.2. Tư tưởng triết học của Leibniz (27)
    • 2.3. Tư tưởng triết học của A. Schopenhauer (27)
    • 2.4. Tư tưởng sức mạnh của đam mê tính dục về hiện tượng tâm thần của bác sỹ tâm thần Pháp M.Charcot (27)
    • 2.5. Phương pháp thôi miên chữa bệnh tâm thần của J.Breuer (28)
    • 2.6. Vai trò của thành phần tình dục trong vô thức (29)
    • 3. Các khái niệm cơ bản trong thuyết phân tâm học của Freud (29)
      • 3.1. Bản năng, bản ngã và siêu ngã (29)
      • 3.2. Sự phát triển tâm lý tình dục (31)
      • 3.3. Cơ chế phòng vệ (33)
      • 3.4. Giấc mơ (34)
    • 4. Ưu điểm và nhược điểm (35)
      • 4.1. Ưu điểm (35)
      • 4.2. Nhược điểm (35)
    • 5. Ứng dụng (36)
  • CHƯƠNG 4. TÂM LÝ HỌC HOẠT ĐỘNG (38)
    • 1.1. Ba tiền đề của Karl Marx (38)
    • 1.2. L.X.Vygotsky (38)
    • 1.3. Nội dung cương lĩnh đầu tiên (39)
    • 2. Nội dung cơ bản (41)
      • 2.1. Nguyễn tắc coi tâm lý là hoạt động (41)
      • 2.2. Nguyễn tắc gián tiếp (42)
      • 2.3. Nguyên tắc lịch sự và nguồn gốc của chức năng tâm lý (43)
      • 2.4. Nguyên tắc tâm lý là chức năng của não (43)
    • 4. Ứng dụng (45)
  • CHƯƠNG 5. TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN (46)
    • 1. Lịch sử hình thành (46)
      • 1.1. Nguồn gốc (46)
      • 1.2. Khái niệm (46)
    • 2. Tâm lý học hiện sinh (46)
      • 2.1. Martin Heidegger (46)
      • 2.2. Ludwig Binswanger (48)
    • 3. Các học thuyết của tâm lý học nhân văn (49)
      • 3.1. Hiện tượng luận (49)
      • 3.2. Abraham Maslow (50)
      • 3.3. Carl Rogers (51)
      • 3.4. Geogre Kelly (51)
    • 4. Tâm lý học Nhân văn (52)
      • 4.1. Mục đích (52)
      • 4.2. Phương pháp nghiên cứu (52)
      • 4.3. Ưu điểm (52)
      • 4.4. Nhược điểm (53)
  • CHƯƠNG 6. TÂM LÝ HỌC GESTALT (54)
    • 1.2. Tâm lý học Gestalt là gì? (0)
    • 2.1. Tri giác và các quy luật của tri giác (55)
    • 2.2. Tư duy hiệu quả (59)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................57 (63)

Nội dung

Sự xuất hiện của chủ nghĩa thực chứng là một cảnh báo cho tính bất lực, biện, vô bổ củatriết học đương thời chỉ lo bàn lý luận trừu tượng mà không gắn lý luận với hiện thực.Theo tư tưởng

TÂM LÝ HỌC HÀNH VI

Nguồn gốc

Đầu thế kỉ XX, nền công nghiệp của các nước tư bản, đặc biệt là Mỹ phát triển khá mạnh.

Vì vậy cần phải tổ chức tốt, hợp lý hơn nữa lao động con người, điều khiển có hiệu quả hành vi của người lao động, kích thích con người trong quá trình làm việc là những đòi hỏi hợp lý.

Sự xuất hiện và phát triển của tư tưởng máy móc đặt ra những thách thức mới cho con người, đặc biệt là các chuyên gia tâm lý học Xã hội hiện đại với nhịp độ lao động ngày càng nhanh chóng đòi hỏi những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề mới mẻ.

Các mối quan hệ, giao lưu giữa con người với con người cũng được phát triển ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp Do đó con người hay loài người xã hội đã bắt đầu đặt ra các vấn đề cấp thiết đòi hỏi các khoa học, trong đó có tâm lý học phải giải quyết như vấn đề tự do của con người; tự do của xã hội loài người; vấn đề điều khiển huấn luyện con người Đó cũng chính là những cơ sở kích thích việc nảy sinh một dòng tâm lý học mới: Tâm lý học hành vi.

Chủ nghĩa thực chứng, một xu hướng triết học tư sản hiện đại, khẳng định nhiệm vụ của khoa học là mô tả các sự kiện, thay vì tìm cách giải thích chúng.

Những người theo chủ nghĩa thực chứng rất coi trọng các khoa học cụ thể, khoa học kinh nghiệm vì khoa học này mang lại cho con người những kiến thức chân chính.

Sự xuất hiện của chủ nghĩa thực chứng là một cảnh báo cho tính bất lực, biện, vô bổ của triết học đương thời chỉ lo bàn lý luận trừu tượng mà không gắn lý luận với hiện thực.Theo tư tưởng này các nhà hành vi chủ nghĩa đã bỏ sức lao vào nghiên cứu, mô tả các hành vi của con người trước tác động của các kích thích bên ngoài.

Khoa học tâm lý, theo các nhà hành vi, phải được xây dựng lại theo hướng như thế mới trở thành khoa học thực sự và có khả năng thoát khỏi cuộc khủng hoảng về phương pháp luận trong tâm lý.

1.2 Các tiền đề triết học và sự phát triển của khoa học

Chủ nghĩa thực dụng là một trào lưu duy tâm chủ quan được phổ biến khá thịnh hành ở phương Tây đầu thế kỉ XX

Chủ nghĩa thực dụng đề cao "Nguyên lý thực dụng", coi giá trị của chân lý nằm ở tính hữu dụng Quan điểm này tương đồng với các nhà hành vi, họ chỉ quan tâm đến kết quả hành vi mà không cần hiểu cách thức thực hiện, miễn là đạt được mục tiêu đề ra.

Trong việc giải thích thực tiễn, chủ nghĩa thực dụng đã đứng trên lập trường của “ chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để” gần với chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

Về mặt logic, chủ nghĩa thự dụng đã đi đến chủ nghĩa phi lý dưới hình thức công khai ở

W James (1842-1910, nhà tâm lý học Mỹ).

Chủ nghĩa thực dụng xem trọng giá trị thực tiễn của logic, coi các quy luật và hình thức của nó là những công cụ hữu ích Quan niệm này đã phổ biến rộng rãi ở Mỹ và nhiều nước Tây Âu trong một thời gian dài, và có ảnh hưởng đáng kể đến sự ra đời của tâm lý học hành vi.

Chủ nghĩa thực chứng là khuynh hướng của triết học tư sản hiện đại tuyên bố công khai quan điểm cho rằng, nhiệm vụ của khao học là mô tả các sự kiện, chứ không phải đi giải thích chúng Những người theo chủ nghĩa thực chứng rất coi trọng các khoa học cụ thể,khoa học kinh nghiệm vì khoa học này mang lại cho con người những kiến thức chân chính.

Sự xuất hiện của chủ nghĩa thực chứng là một cảnh báo cho tính bất lực, biện, vô bổ của triết học đương thời chỉ lo bàn lý luận trừu tượng mà không gắn lý luận với hiện thực.

Theo tư tưởng này các nhà hành vi chủ nghĩa đã bỏ sức lao vào nghiên cứu, mô tả các hành vi của con người trước tác động của các kích thích bên ngoài.

Để trở thành một khoa học thực sự và thoát khỏi cuộc khủng hoảng về phương pháp luận, khoa học tâm lý cần được xây dựng lại theo hướng mà các nhà hành vi đề xuất.

Nội dung

2.1 Vài nét về J Watson Ông tổ của thuyết hành vi Sinh ra ở miền Nam Carolina, cha ông là một người nghiện rượu nặng , mẹ là một người sùng đạo thường bắt ông tham gia những khóa huấn luyện khắc nghiệt Ông có ác cảm với tôn giáo và trở thành người “vô thần” Năm 1908 ông theo đuổi thuyết hành vi với câu nói nổi tiếng.

“Hãy cho tôi một tá trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường và thế giới riêng của tôi, trong đó tôi có thể chăm sóc chúng và tôi cam đoan rằng khi chọn một cách ngẫu nhiên một đứa trẻ, tôi có thể biến nó thành một chuyên gia bất cứ lĩnh vực nào - một bác sĩ, một luật sư, một thương gia hay thâm chí một kẻ trộm cắp hạ đẳng - không phụ thuộc vào tư chất hay năng lực của nó, vào nghề nghiệp và chủng tộc của cha ông nó.”

Phát triển mạnh từ năm 1913 – 1930, tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi tồn tại người. Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi Hành vi được xem như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của cơ thể với các kích thích của môi trường bên ngoài Đây là luận điểm cơ bản của tâm lý học hành vi Theo các nhà hành vi, ý thức của con người không thể nghiên cứu một cách khách quan vì theo tâm lý học ý thức, ý thức mỗi người tự thân vận động, tự đóng kín trong mỗi người

Do lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu và dùng phương pháp khoa học tự nhiên, tâm lý học lần đầu tiên có dáng dấp của tâm lý học khách quan.

Theo Watson, có tất cả 4 loại hành vi:

 Hành vi tự động minh nhiên

 Hành vi tự động mặc nhiên

Tất cả các hoạt động của con người, bao gồm cả suy nghĩ, đều thuộc vào một trong bốn loại hành vi Theo tâm lý học hành vi cổ điển, hành vi của động vật và con người được đơn giản hóa thành các chuyển động cơ thể, được xem là phản ứng của một cơ quan.

“một hệ thống vật lý” thích nghi với môi trường để đảm bảo sự sống còn

Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức:

S  R (Stimulant: kích thích; Reaction: phản ứng).

Kích thích có thể là một tình huống tổng quát của môi trường hay một điều kiện bên trong nào đó của sinh vật, phản ứng là bất cứ cái gì mà sinh vật làm và nó bao gồm rất nhiều thứ. Điều đó có nghĩa là bất kì hành vi nào của người và động vật đều có thể quan sát, nghiên cứu, phân tích một cách khách quan Thấy được các hành vi của người và động vật trước các kích thích 1 cách khách quan.

Nhờ công thức S-R, thuyết hành vi được Watson định hướng trở thành một ngành khoa học, với mục tiêu cao cả là kiểm soát hành vi của động vật và con người.

Thí nghiệm "Little Albert" là một thí nghiệm tâm lý nổi tiếng được thực hiện bởi John B Watson và Rosalie Rayner Thí nghiệm này dựa trên nghiên cứu của Ivan Pavlov về phản xạ có điều kiện.

Pavlov hơn nữa để cho thấy rằng các phản ứng cảm xúc có thể được (phân tích theo thuyết hành vi cổ điển) ở người.

Người tham gia thí nghiệm là một đứa trẻ mà Watson và Rayner gọi là "Albert B." nhưng ngày nay được biết đến rộng rãi như Little Albert Khoảng 9 tháng tuổi, Watson và Rayner đã tiếp xúc với đứa trẻ với một loạt các kích thích bao gồm một con chuột trắng, thỏ, khỉ, mặt nạ và báo cháy và quan sát phản ứng của cậu bé Cậu bé ban đầu không hề sợ hãi bất kỳ vật thể nào mà cậu được thể hiện.

Lần tiếp theo Albert bị tiếp xúc với con chuột, Watson đã gây ra một tiếng động lớn bằng cách nhấn một ống kim loại với một cái búa Đương nhiên, đứa trẻ bắt đầu khóc sau khi nghe thấy tiếng ồn lớn Sau khi liên tục ghép đôi con chuột trắng với tiếng động lớn, Albert bắt đầu khóc một cách đơn giản sau khi nhìn thấy con chuột Từ đó, phản xạ có điều kiện được hình thành.

Watson và Rayner mô tả phản ứng của đứa bé khi nhìn thấy con chuột: "Ngay khi nhìn thấy con chuột, đứa bé bắt đầu khóc và lập tức quay sang trái, bò đi rất nhanh, đến mức rất khó bắt kịp trước khi cậu bé bò đến mép bàn."

Thí nghiệm Little Albert trình bày và ví dụ về thuyết hành vi cổ điển có thể được sử dụng để điều hoà một phản ứng cảm xúc.

Các yếu tố của điều hòa cổ điển trong thí nghiệm Little Albert.

 Kích thích trung tính: Chuột trắng

 Kích thích không điều kiện: Tiếng ồn lớn

 Phản ứng không điều kiện: Sợ hãi

 Kích thích có điều kiện: Chuột trắng

 Đáp ứng có điều kiện: Sợ hãi

Tổng quát về kích thích trong thí nghiệm Little Albert

Ngoài việc chứng minh rằng phản ứng cảm xúc có thể được điều hòa ở người, Watson và Rayner cũng quan sát thấy rằng sự tổng quát kích thích đã xảy ra Sau khi điều hòa, Albert không chỉ sợ con chuột trắng mà còn có nhiều vật thể màu trắng tương tự Nỗi sợ hãi của anh bao gồm các vật thể lông khác bao gồm bộ lông thú của Raynor và Watson mặc bộ râu Santa Claus.

2.3 Thorndike và định luật về hiệu quả

Edward L Thorndike (1874-1949) là một nhà tâm lý học người Mỹ, người đã tập trung vào nghiên cứu về học tập và hành vi của động vật Định luật về hiệu quả cho rằng khi sự thỏa mãn xuất hiện sau khi có một liên kết hành động nào đó được thực hiện thì khả năng cao là nó sẽ lặp lại Nếu một kết quả không mong muốn theo sau một hành động, thì bản thân hành động đó sẽ ít có khả năng lặp lại hơn Có 2 khía cạnh chủ chốt trong Định luật về hiệu quả

Hành vi mang lại kết quả tích cực ngay lập tức có khả năng được lặp lại cao hơn Ví dụ, việc được sếp khen ngợi vì đến sớm sẽ khiến nhân viên có nhiều khả năng tiếp tục đến sớm trong tương lai.

Hành vi dẫn đến hậu quả tiêu cực thường ít khả năng lặp lại Ví dụ, nếu bạn đi làm trễ và bỏ lỡ một cuộc họp quan trọng, bạn có thể sẽ không đến trễ nữa trong tương lai vì bạn nhận thức được rằng việc bỏ lỡ cuộc họp là một kết quả không mong muốn.

Chủ nghĩa hành vi mới

Vào ngay những năm đầu của thập kỷ thứ ba thế kỷ XX đã bắt đầu xuất hiện khủng hoảng tâm lý học kiểu Watson Các đại biểu xây dựng lên thuyết hành vi mới là E.Tolman (1886-1959), K.Hull (1884-1952) Thuyết hành vi mới ở chỗ, trong công thức S-R truyền thống, những nhà hành vi mới đưa thêm vào các biến số trung gian làm khâu gián tiếp dẫn đến các kích thích và phản ứng.

Theo chủ nghĩa hành vi mới, John B Watson đã đề xuất "thuyết hành vi không sinh lý học" trong "Công thức mới của thuyết hành vi" năm 1922, và gọi nó là "thuyết hành vi mới".

1929, báo cáo “giải thích phản xạ có điều kiện theo chức năng” của Hull đưa ra đã tạo thêm điều kiện thúc đẩy thuyết hành vi mới phát triển.

Theo chủ nghĩa hành vi mới, các biến số trung gian hiểu theo tinh thần thuyết tạo tác, cụ thể là các kiến tạo lý luận có khả năng xác lập các quy luật chủ yếu của hành vi Chính nhờ các “kiến tạo lý luận”, “các yếu tố trung gian”, “ các biến số can thiệp” và dùng các thuật ngữ của tâm lý học chủ quan mà có thể phân tích một cách khoa học các sự kiện thu thập được và giải thích chúng một các chính xác, nhờ vậy, theo các nhà hành vi mới đã định, có thể đưa thuyết hành vi ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

Theo Tolman, hành vi là một tổng thể chứ không phải là sự kết hợp các phản ứng riêng lẻ của cơ thể Hành vi bao gồm các yếu tố vật lý, sinh học và cá nhân, thể hiện qua động tác trọn vẹn với tính định hướng, dễ hiểu, linh hoạt và khả năng so sánh Tolman đưa ra lý thuyết "các biến số trung gian" để giải thích mối liên hệ giữa kích thích (S) và phản ứng (R).

R Trong học thuyết này bao gồm toàn bộ thực chất của tâm lý học khách quan và hành vi chủ nghĩa.

Theo Tolman, hành vi là những cử động chủ động nhắm đến mục tiêu có lợi cho cơ thể, không phải phản ứng trực tiếp với kích thích Khả năng tiếp thu, theo ông, là khả năng định tính chủ ỷ, có thể tồn tại độc lập với tính chủ ý Tính chủ ý là một hiện tượng cơ bản trong hành vi, dường như là vốn tự có trong bản thân cơ thể.

Tolman phủ nhận tiêu chuẩn chủ quan ý định, tính chất chủ quan thể hiện ở chổ thấy trước cử động cuối cùng Trong hệ thống của ông, cái goi là tính tích cực chỉ là tính kiên trì đat tới mục đích, và tính tích cực này được xem xét trong mối quan hệ nhân quả với khách thể- mục đích. Ông đưa ra hai loại biến số để làm cái quy định hành vi:

 Các biến cổ xa hay biến số khởi thủy bao gồm các kích thích từ ngoại giới vào các trạng thái sinh lý ban đầu: Chế độ sử dụng (M); hình loại và dạng thức các kích thích có dự kiến trước cho phù hợp với khách thể - mục đích (G); Các loại hình của những trả lời vận động cần thiết R; Bản chất tổng hòa và số lần thử cần thiết để đạt tới mục đích đúng (OBO) Ngoài S, M và G cüng đều là kích thích quy định hành vi.

 Các biến số thường xuyên bao gồm các biến số trung gian và các biến số can thiệp.

Theo ông, các cử động hành vi bao giờ cũng phải dựa vào ʻnhững điểm tựa vật thể" Điều đó có nghĩa là mọi cử động hành vi diễn ra dưới dạng vận động đều sẽ vô nghĩa, nếu như đặt chúng ra ngoài các thuộc tính vật lý của một noi chốn nào đó Quá trình phân biệt và quá trình cầm nắm sự vật được xem như là các quá trình hình thành cử động hành vi chờ đợi hay yêu cầu, quá trình này được hình thành do có học tập trước đó Cả sự chờ đợi lẫn các giả định mà ông quan sát thấy đều dựa vào các vật thể, các vật thể này làm vai trò chỉ dẫn nhẳm thỏa mãn nhu cầu cơ thế.

Theo Tolman, hành vi được xem xét trong mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Mô hình này được phản ánh trong sơ đồ hành vi do động vật tạo ra, bao gồm các yếu tố: biến độc lập - biến trung gian - biến phụ thuộc - hành vi.

Các thông số này được đưa ra để giải thích những sự kiện quan sát được, nhưng hệ thống của Tolman chỉ tập trung vào ý định và nhận thức, bỏ qua các quá trình thần kinh trong não, vốn không thể quan sát trực tiếp.

Tolman sinh vật hóa toàn bộ hoạt động của con người, giải thích tất cả các động cơ của hoạt động này bảng các loại nhu cầu khác nhau, và các loại nhu cầu cuối cùng được quy về nhu cầu cơ thể, bản năng Theo ông, con người có bốn nhu cầu: “cái trung tính”, “cái tôi”, “cái siêu tôi”, “cái tôi mở rộng”.

Chủ nghĩa hành vi bảo thủ

B.F Skinner (1904-1990), tên đầy đủ là Burrhus Frederic Skinner, sinh ra tại Susquehanna, bang Pennsylvania Ông theo học tại Hamilton College ở New York với mục đích trở thành một nhà văn Tiếp tục học tại Đại học Harvard sau khi nhận được bằng Cử nhân Văn chương Anh vào năm 1926, với sự nỗ lực trở thành một nhà tiểu thuyết, ông đã sớm vỡ mộng vì nhận thấy bản thân không có quan điểm cá nhân để trở nhà một nhà văn

Skinner đã chuyển hướng sang một lĩnh vực khác và nhận được bằng Tiến sĩ về Tâm lý học ở Đại học Harvard vào năm 1931, ông tiếp tục hoạt động như một nhà nghiêncứu. Đến năm 1936, ông phải đến công tác tại trường Đại học Minnesota và trường Đại học Indiana Vào năm 1948, ông quay về Harvard với vai trò là một giáo sư về ngành Tâm lý học đến năm 1974

4.2 Con đường đến với tâm lý học hành vi

Những quan điểm tư tưởng về thuyết hành vi do J.Watson đề xướng và các nghiên cứu sự hình thành phản xạ có điều kiện của Pavlov đã ảnh hưởng lớn trong công cuộc xâydựng lý thuyết hành vi của Skinner Tuy nhiên, Skinner đã thay đổi cơ bản khái niệm thuyết hành vi của J.Watson, cụ thể như sau:

Theo quan điểm của J Watson, thuyết hành vi con người và động vật chủ yếu dựa trên phản xạ có điều kiện của Pavlov, nơi phản xạ bị ức chế hoặc hưng phấn bởi các kích thích nhất định Mô hình này được biểu diễn tổng quát bằng công thức S → R: phản ứng.

Theo Skinner, hành vi tạo tác xuất hiện khi có một kích thích (S) tác động, và hành vi này được củng cố bởi một yếu tố khuyến khích Mô hình này tập trung vào mối quan hệ giữa khuyến khích - hành vi - củng cố, thay vì liên kết kích thích - phản xạ như trong phản xạ có điều kiện.

4.3 Lý thuyết hành vi của Skinner

Khi nói đến hành vi con người, Skinner đã chia thành ba dạng: hành vi phản xạ không điều kiện, hành vi phản xạ có điều kiện và hành vi tạo tác (phản xạ có điều kiện tạo tác).

Hành vi phản xạ không điều kiện là những phản ứng trả lời trực tiếp các kích thích, có cơ chế là bẩm sinh di truyền.

Ví dụ: Phản xạ bú mút ở trẻ sơ sinh, phản xạ tiết nước bọt khi thấy thức ăn.

Hành vi phản xạ có điều kiện là phản xạ trả lời một kích thích này để đón chờ một kích thích sẽ đến (củng cố) sau kích thích thứ nhất.

Ví dụ: Trong thực nghiệm của Pavlov, sau một số lần luyện tập, có ánh sáng kích thích, chó đã tiết nước bọt để đón thức ăn sắp nhận được.

Hành vi tạo tác là một phản xạ tự nhiên của động vật nhằm tìm kiếm vật củng cố Chúng tự thực hiện các thao tác để nhận được vật củng cố đó Trong các nghiên cứu, động vật thường được đặt vào các tình huống cụ thể do con người tạo ra để quan sát hành vi tạo tác của chúng.

Củng cố là những kết quả khiến hành vi xuất hiện thường xuyên hơn và mạnh mẽ hơn Vật củng cố là kết quả làm tăng khả năng lặp lại hành vi tiếp theo sau nó.

Tăng dần “tần số phản ứng” khi “kết quả nhất định tức thì” đi theo nó

“Kết quả theo sau hành vi” phải phụ thuộc vào “hành vi”

⟹ Sự phụ thuộc này là tăng dần “tần số hành vi” có liên quan đến “cái củng cố”.

 Phân loại củng cố Đối với Skinner, kết quả quy định rất lớn đến sự lặp lại hành vi Loại kết quả và thời điểm của kết quả có thể củng cố hoặc làm suy yếu những hành vi tiếp theo Vì thế,Skinner tin rằng chúng ta có thể kiểm soát được hành vi nếu kiểm soát được củng cố.Củng cố tích cực: thể hiện một kích thích mong muốn sau khi có một hành vi nào đó.

Sự vui mừng khi đạt điểm cao trong bài kiểm tra cuối kỳ, nhận được lời khen từ thầy cô, sự ngưỡng mộ của bạn bè và niềm tự hào của bố mẹ đã tiếp thêm động lực cho bạn cố gắng học tập chăm chỉ hơn.

Củng cố tiêu cực là thực hiện một hành vi để loại bỏ những hậu quả mà nó cho là tiêu cực, không mong muốn.

Ví dụ: Bạn cố gắng dọn dẹp phòng thường xuyên để không bị mẹ cằn nhằn.

Củng cố thường xuyên: hành vi mới sẽ học nhanh hơn nếu được củng cố Càng nắm vững hành vi đó càng duy trì tốt hành vi đó.

Củng cố không thường xuyên (củng cố gián đoạn): không thường xuyên được củng cố,chỉ thỉnh thoảng một lúc, thiếu tính liên tục.

Ưu điểm và nhược điểm của tâm lý học hành vi

 Tập trung vào hành vi thực tế

Chủ nghĩa hành vi mới chú trọng vào nghiên cứu hành vi hiện tại của con người Điều này giúp giảm thiểu phụ thuộc vào những giả thiết nguyên tắc và trừu tượng, và thay vào đó tập trung vào những gì mọi người thực sự làm.

 Đa mô hình và khách quan

Chủ nghĩa hành vi mới tiếp cận hành vi con người một cách toàn diện, sử dụng nhiều mô hình và phương pháp quan sát khác nhau, mang đến cái nhìn khách quan và đa chiều về hành vi.

Lý thuyết và phương pháp của chủ nghĩa hành vi mới mang đến nhiều ứng dụng thiết thực trong các lĩnh vực như giáo dục, tâm lý học học tập, nhân sự, tư vấn hướng nghiệp và chăm sóc sức khỏe Việc áp dụng lý thuyết này góp phần nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, đánh giá và dự đoán hành vi con người.

Chủ nghĩa hành vi mới được xây dựng dựa trên phương pháp quan sát, đánh giá và đo lường hành vi, tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học và xác định quy luật hành vi Cách tiếp cận chính xác và hệ thống này giúp dễ dàng lập luận và đưa ra các giải pháp hợp lý.

 Hiệu quả trong công nghệ

Chủ nghĩa hành vi mới đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghệ như thiết kế giao diện người dùng, trải nghiệm người dùng, quảng cáo số, và tối ưu hóa hoạt động của các sản phẩm và dịch vụ Các nguyên lý hành vi trong chủ nghĩa này giúp cải thiện hoạt động và tương tác giữa con người và công nghệ.

Chủ nghĩa hành vi mới giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những yếu tố cụ thể làm thay đổi hành vi con người Điều này tạo cơ hội để thiết kế và triển khai các chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích hành vi tích cực và giảm hành vi không mong muốn.

 Bỏ qua yếu tố tâm lý sâu sắc

Chủ nghĩa hành vi tập trung vào những hành vi rõ ràng và quan sát được bên ngoài Điều này khiến nó bỏ qua các yếu tố tâm lý sâu sắc và các quá trình tư duy bên trong Việc không nắm bắt được những yếu tố này có thể giới hạn hiểu biết và giải thích toàn diện về hành vi con người.

 Thiên về quan sát và đo lường

Chủ nghĩa hành vi chủ yếu dựa trên quan sát và đo lường Điều này đặt yêu cầu cao về khả năng quan sát và đo lường chính xác, và có thể làm mất đi hình dung và sự đa dạng của các yếu tố tâm lý phức tạp.

 Độc đáo của cá nhân

Chủ nghĩa hành vi có thể dẫn đến sự chủ quan hóa và bỏ qua sự đa dạng và độc đáo của từng cá nhân Mỗi người đều có những khía cạnh riêng biệt và tự động hóa hành vi của mình, điều mà chủ nghĩa hành vi có thể không thể đáp ứng được.

 Thiếu khả năng lý giải sự phát triển

Chủ nghĩa hành vi tập trung vào việc giải thích và dự đoán hành vi hiện tại, nhưng thiếu khả năng lý giải sự phát triển và thay đổi của hành vi con người theo thời gian Điều này có thể hạn chế trong việc hiểu và xác định những qui trình và yếu tố phát triển quan trọng trong hành vi con người.

 Có thể bị lạm dụng

Chủ nghĩa hành vi có thể bị lạm dụng trong việc kiểm soát, ảnh hưởng và thao tác tình huống cho mục đích cá nhân hoặc tương tự Khi chỉ tập trung vào hành vi bên ngoài, có khả năng xảy ra lạm dụng và vi phạm quyền riêng tư và tự do của cá nhân.

Mặc dù chủ nghĩa hành vi có những hạn chế như thiếu chú trọng vào yếu tố tâm lý sâu sắc, tập trung vào quan sát và đo lường, thiếu khả năng lý giải sự phát triển và có nguy cơ bị lạm dụng, nhưng những hạn chế này không làm lu mờ giá trị và tầm quan trọng của nó trong nghiên cứu và ứng dụng thực tế.

Ứng dụng

Tâm lý học hành vi có thể được sử dụng để nghiên cứu và điều trị các rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm, và bệnh tự kỷ Các chuyên gia tâm lý học hành vi cũng có thể cung cấp tư vấn về cách thay đổi hành vi không lành mạnh để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tâm lý học hành vi đóng vai trò quan trọng trong giáo dục, giúp nghiên cứu và nâng cao hiệu quả học tập Việc áp dụng kiến thức về học tập và phát triển xã hội trong bối cảnh tâm lý học giúp giáo viên nắm rõ cách trẻ em học hỏi và trưởng thành, từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn.

Tâm lý học hành vi cung cấp những hiểu biết quý giá cho các nhà quản lý về cách điều chỉnh hành vi của nhân viên trong tổ chức Nghiên cứu về lãnh đạo, quản lý nhân sự và quá trình ra quyết định giúp họ tạo động lực, quản lý stress hiệu quả và giải quyết xung đột trong môi trường làm việc.

Tâm lý học hành vi là một công cụ hữu ích trong tư vấn cá nhân và tình cảm, giúp hiểu và giải quyết các vấn đề tâm lý như stress, rối loạn cảm xúc và quan hệ tình dục Các chuyên gia tâm lý học hành vi cung cấp kiến thức, kỹ thuật và hỗ trợ để giúp cá nhân nhận thức và thay đổi hành vi không lành mạnh.

Tâm lý học hành vi đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực marketing, giúp hiểu và dự đoán hành vi tiêu dùng Nghiên cứu về tâm lý tiêu dùng và quyết định mua hàng cho phép các nhà quảng cáo và tiếp thị phân tích nhu cầu, sở thích và hành vi của người tiêu dùng, từ đó xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả.

TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC

Lý thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget

1.1 Phân tâm học là gì, ý nghĩa?

Phân tâm học được định nghĩa là một chuỗi các học thuyết và kỹ thuật trị liệu tâm lý có nguồn gốc từ những công trình và học thuyết của Sigmund Freud Ý tưởng chủ đạo của phân tâm học chính là niềm tin cho rằng tất cả mọi người đều sở hữu những suy nghĩ, cảm xúc, ham muốn, và ký ức ẩn sâu trong vô thức.Tâm trí vô thức có ảnh hưởng lớn đến cách ứng xử, tính cách và sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Phân tâm học có mục tiêu là giúp chúng ta khai thác được tâm trí vô thức và đối diện với chúng, Bằng cách chuyển những nội dung vô thức sang vùng ý thức, con người ta sẽ có thể trải nghiệm sự “thanh tẩy” tâm trí và hiểu sâu sắc hơn về trạng thái tâm lý hiện tại của bản thân Qua quá trình này, con người ta sẽ có thể tìm thấy sự giải thoát khỏi những sự khó chịu và vướng bận về mặt tâm lý.

Dù gặp phải nhiều tranh cãi và phản đối, Freud tiếp tục phát triển các lý thuyết của mình và mở rộng lĩnh vực phân tâm học

Tóm lại, phân tâm học là một lĩnh vực nghiên cứu và trị liệu tâm lý quan trọng, tác động sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta.

Sigmund Freud, tên đầy đủ là Sigismund Schlomo Freud, sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856 và mất ngày 23 tháng 9 năm 1939, là một bác sĩ thần kinh và nhà tâm lý học người Áo Ông được biết đến như là người sáng lập và phát triển học thuyết phân tâm học.

Freud đã tốt nghiệp bác sĩ tại Đại học Y khoa thành Vienna vào năm 1881 Trong sự nghiệp của mình, Freud đã đến Paris và làm việc cùng Jean Charcot – nhà bệnh lý học và thần kinh học người Pháp Ông đã phát triển kỹ thuật “tự do liên tưởng”, một kỹ thuật thực hành cho những người đi theo Phân tâm học.

Freud đã đưa ra kết luận dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của mình rằng ngọn nguồn vấn đề cản trở vô thức lớn nhất là bản chất tình dục, thường gặp ở phụ nữ Ông lý luận rằng có thể đưa xung đột đó trở thành ý thức thông qua tự do liên tưởng và sau đó tìm hiểu tác động để làm thuyên giảm triệu chứng.

E.W.Brucke (1819-1892) là nhà sinh lý học người Đức, người đã đưa lý thuyết hóa học và lý thuyết bảo toàn năng lượng vào việc giải thích các hiện tượng sinh lý người Một tư tưởng ảnh hưởng đến sự ra đời thuyết phân tâm, sau này trong học thuyết có bàn đến khái niệm cơ bản là năng lượng và sự vận động năng lượng.

2.2 Tư tưởng triết học của Leibniz

Leibniz là một nhà triết học, nhà bác học người Đức Học thuyết đơn tử biểu hiện ở các nội dung cơ bản sau: Đơn tử là một thực thể tinh thần thay đổi không thể phân chia ra được Toàn thể vũ trụ được hình thành từ những thực thể tinh thần đó Đơn tử có nhiều trạng thái: Trạng thái có ý thức và vô thức Trạng thái vô thức là trạng thái đơn giản Đây cũng là điều S.Freud đã quan tâm và đưa vào học thuyết của mình.

2.3 Tư tưởng triết học của A Schopenhauer

Schopenhauer là nhà triết học duy tâm người Đức Arthur Schopenhauer (1788-1860), một nhà triết học người Đức, đã đưa ra một quan điểm độc đáo về khái niệm phi lý và lực phi lý Ông cho rằng phi lý và lực phi lý có một vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy con người hành động một cách mù quáng, vô nghĩa S.Freud cũng đã làm rõ các phi lý này thông qua nội dung của học thuyết.

2.4 Tư tưởng sức mạnh của đam mê tính dục về hiện tượng tâm thần của bác sỹ tâm thần Pháp M.Charcot

M.Charcot là người thầy của Freud, đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu về sức mạnh tính dục trong các hiện tượng tâm thần Về sau này, Freud đã tìm kiếm nhằm làm rõ hiện tượng đam mê dục tính ở con người.

2.5 Phương pháp thôi miên chữa bệnh tâm thần của J.Breuer Đây là tên của một công trình được công bố chung với J.Breuer (1842-1925) Thông qua công việc của mình với nhà thần kinh học người Pháp đáng kính Jean-Martin Charcot, Freud bị mê hoặc với chứng rối loạn cảm xúc được gọi là Rối loạn phân ly(Hysteria) Sau đó, Freud và Tiến sĩ Josef Breuer, ông đã giới thiệu Freud với nghiên cứu về trường hợp của một bệnh nhân được gọi là Anna O Đó là một loại bệnh xuất hiện từng cơn, đột nhiên xuất hiền rồi lại biến mất với những biểu hiện rất đa dạng như tự cười phá lên, tự nhiên bị câm, tự nhiên bị liệt một bên chân, bên tay Trong quá trình điều trị, người phụ nữ nhớ lại một số trải nghiệm đau thương nên Freud và Breuer cho rằng người mắc Hysteria chủ yếu là do "những hồi ức".

Những ký ức thời thơ ấu, những mong muốn thầm kín và những động lực ẩn sâu bên trong là những thứ nằm ngoài nhận thức, có ý thức của chúng ta, được gọi là tâm trí hoạt động vô thức

Theo Freud, vô thức chứa đựng những điều mà chúng ta có thể thấy khó chịu hoặc thậm chí là không thể chấp nhận được về mặt xã hội Chúng ta chôn vùi những điều này trong vô thức bởi vì chúng có thể mang lại cho chúng ta nỗi đau hoặc mâu thuẫn trong suy nghĩ.

Mặc dù chúng ta không thể nhận thức được những suy nghĩ, ký ức và động lực tiềm ẩn, chúng vẫn ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ và hành động.

Freud đã sử dụng phương pháp phân tích giấc mơ, gợi ý và thôi miên để điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng Hysteria Mục tiêu của phương pháp này là giúp bệnh nhân nhận thức được nguyên nhân gốc rễ của bệnh và giải phóng những cảm xúc ức chế.

PHÂN TÂM HỌC

Phân tâm học là gì, ý nghĩa?

Phân tâm học được định nghĩa là một chuỗi các học thuyết và kỹ thuật trị liệu tâm lý có nguồn gốc từ những công trình và học thuyết của Sigmund Freud Ý tưởng chủ đạo của phân tâm học chính là niềm tin cho rằng tất cả mọi người đều sở hữu những suy nghĩ, cảm xúc, ham muốn, và ký ức ẩn sâu trong vô thức.Tâm trí vô thức có ảnh hưởng lớn đến cách ứng xử, tính cách và sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Phân tâm học hướng đến việc khai thác tâm trí vô thức và giúp chúng ta đối mặt với những nội dung tiềm ẩn trong đó Bằng cách đưa những nội dung này lên vùng ý thức, chúng ta trải nghiệm "thanh tẩy" tâm trí và hiểu rõ hơn trạng thái tâm lý hiện tại Quá trình này giúp con người giải thoát khỏi những khó chịu và vướng mắc tâm lý.

Dù gặp phải nhiều tranh cãi và phản đối, Freud tiếp tục phát triển các lý thuyết của mình và mở rộng lĩnh vực phân tâm học

Tóm lại, phân tâm học là một ngành nghiên cứu và thực hành trị liệu tâm lý rất quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta.

Sigmund Freud là ai?

Sigmund Freud, tên đầy đủ là Sigismund Schlomo Freud, sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856 và mất ngày 23 tháng 9 năm 1939, là một bác sĩ thần kinh và nhà tâm lý học người Áo Ông được biết đến với vai trò là người sáng lập và phát triển học thuyết phân tâm học, một lý thuyết ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực tâm lý học và văn hóa.

Sigmund Freud tốt nghiệp bác sĩ tại Đại học Y khoa Vienna năm 1881 Sau đó, ông đến Paris và làm việc với nhà thần kinh học nổi tiếng Jean Charcot, nơi ông phát triển kỹ thuật "tự do liên tưởng", một phương pháp điều trị chính trong Phân tâm học.

Freud đã đưa ra kết luận dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của mình rằng ngọn nguồn vấn đề cản trở vô thức lớn nhất là bản chất tình dục, thường gặp ở phụ nữ Ông lý luận rằng có thể đưa xung đột đó trở thành ý thức thông qua tự do liên tưởng và sau đó tìm hiểu tác động để làm thuyên giảm triệu chứng.

Tư tưởng E.W.Brucke

E.W.Brucke (1819-1892) là nhà sinh lý học người Đức, người đã đưa lý thuyết hóa học và lý thuyết bảo toàn năng lượng vào việc giải thích các hiện tượng sinh lý người Một tư tưởng ảnh hưởng đến sự ra đời thuyết phân tâm, sau này trong học thuyết có bàn đến khái niệm cơ bản là năng lượng và sự vận động năng lượng.

Tư tưởng triết học của Leibniz

Leibniz là một nhà triết học, nhà bác học người Đức Học thuyết đơn tử biểu hiện ở các nội dung cơ bản sau: Đơn tử là một thực thể tinh thần thay đổi không thể phân chia ra được Toàn thể vũ trụ được hình thành từ những thực thể tinh thần đó Đơn tử có nhiều trạng thái: Trạng thái có ý thức và vô thức Trạng thái vô thức là trạng thái đơn giản Đây cũng là điều S.Freud đã quan tâm và đưa vào học thuyết của mình.

Tư tưởng triết học của A Schopenhauer

Arthur Schopenhauer, nhà triết học duy tâm người Đức (1788-1860), nổi tiếng với quan điểm độc đáo về bản chất phi lý và lực phi lý Ông cho rằng những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy con người hành động một cách mù quáng, vô nghĩa S Freud cũng đã đào sâu vào khái niệm phi lý này thông qua lý thuyết của mình.

Tư tưởng sức mạnh của đam mê tính dục về hiện tượng tâm thần của bác sỹ tâm thần Pháp M.Charcot

bác sỹ tâm thần Pháp M.Charcot

M.Charcot là người thầy của Freud, đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu về sức mạnh tính dục trong các hiện tượng tâm thần Về sau này, Freud đã tìm kiếm nhằm làm rõ hiện tượng đam mê dục tính ở con người.

Phương pháp thôi miên chữa bệnh tâm thần của J.Breuer

Công trình này được công bố chung với J Breuer (1842-1925), xuất phát từ sự thu hút của Freud đối với chứng rối loạn phân ly (Hysteria) qua công việc với nhà thần kinh học nổi tiếng Jean-Martin Charcot Freud và Tiến sĩ Josef Breuer, người giới thiệu Freud với trường hợp bệnh nhân Anna O., đã cùng nghiên cứu về loại bệnh xuất hiện từng cơn này với các biểu hiện đa dạng như cười phá lên, câm lặng, liệt một bên chân tay Trong quá trình điều trị, Anna O hồi tưởng lại những trải nghiệm đau thương, dẫn đến kết luận của Freud và Breuer rằng Hysteria chủ yếu do "những hồi ức" gây ra.

Những ký ức thời thơ ấu, những mong muốn thầm kín và những động lực ẩn sâu bên trong là những thứ nằm ngoài nhận thức, có ý thức của chúng ta, được gọi là tâm trí hoạt động vô thức

Theo Freud, vô thức chứa đựng những điều mà chúng ta có thể thấy khó chịu hoặc thậm chí là không thể chấp nhận được về mặt xã hội Chúng ta chôn vùi những điều này trong vô thức bởi vì chúng có thể mang lại cho chúng ta nỗi đau hoặc mâu thuẫn trong suy nghĩ.

Mặc dù những suy nghĩ, ký ức và những động lực thôi thúc này nằm ngoài nhận thức của chúng ta, nhưng chúng vẫn ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ và hành xử.

Freud đã sử dụng phân tích giấc mơ, gợi ý và thôi miên để điều trị bệnh nhân mắc chứng Hysteria Mục tiêu là giúp họ nhận thức nguyên nhân gốc rễ của bệnh và giải phóng cảm xúc bị ức chế.

Freud sau này đã từ bỏ thôi miên và thay vào đó phát triển “Kỹ thuật ép” cùng “Phân tích tự do”, khuyến khích bệnh nhân nói tự do bất kỳ điều gì trong tâm trí họ Phương pháp này trở thành công cụ chính của Freud trong việc điều trị chứng Hysteria và các rối loạn tâm lý khác.

Freud cho rằng để chữa trị Hysteria, người bệnh phải tái hiện lại những trải nghiệm qua trí tưởng tượng dưới dạng sống động nhất trong khi bị thôi miên nhẹ

Quá trình giải phóng những cảm xúc bị kìm hãm về một sự kiện đã quên đi được gọi là

“phản ứng” Freud đã phát hiện ra trong quá trình điều trị với bệnh nhân của mình rằng các triệu chứng của Hysteria sẽ biến mất nếu có thể đạt được “phản ứng”.

Vai trò của thành phần tình dục trong vô thức

Theo Freud, thành phần tình dục là một trong những động lực chính của tâm trí vô thức. Ông cho rằng tình dục là một nhu cầu cơ bản của con người, nhưng cũng là một nguồn gây ra nhiều xung đột và khó khăn Các xung đột này có thể xuất phát từ:

 Sự khác biệt giữa các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ em và người lớn, khi mà trẻ em có những ham muốn tình dục mà không thể được thỏa mãn hoặc được công nhận bởi xã hội Ví dụ, trẻ em có thể có những cảm xúc tình dục với cha mẹ hoặc anh chị em của mình (phức hợp Oedipus và Electra).

 Sự khác biệt giữa các giới tính, khi mà nam và nữ có những chiến lược sinh sản và tình dục khác nhau, gây ra sự xung đột và đối kháng (xung đột tình dục).

 Sự khác biệt giữa các chuẩn mực văn hóa và cá nhân, khi mà những ham muốn tình dục của cá nhân có thể bị coi là bất thường, sai trái hoặc nguy hiểm bởi xã hội Ví dụ, những người có xu hướng tình dục đồng giới, song giới, hoặc chuyển giới có thể bị kì thị hoặc bị trừng phạt.

Xung đột nội tâm có thể gây ra căng thẳng, lo âu, ám ảnh và thậm chí rối loạn tâm lý Freud đề xuất liệu pháp phân tâm học để giải quyết vấn đề này, giúp cá nhân nhận thức và giải phóng những ham muốn vô thức, từ đó đạt được sự cân bằng và khỏe mạnh về tâm lý.

Các khái niệm cơ bản trong thuyết phân tâm học của Freud

3.1 Bản năng, bản ngã và siêu ngã

Freud tin rằng nhân cách của một cá nhân có ba thành phần:

3.1.1 Bản năng Đây là cái xuất hiện đầu tiên, cái con người đã có từ khi sinh ra, chứa tất cả các thôi thúc vô thức, cơ bản và nguyên thủy Nó chi phối toàn bộ dời sống của con người, luôn đi tìm kiếm sự dễ chịu, thoải mái ngay tức khắc, đáp ứng mọi khao khát, ham muốn và nhu cầu

Theo Freud, con người sinh ra với hai xung động bản năng, đóng vai trò làm động cơ thúc đẩy căn bản cho tất cả mọi hành vi.

 Một là xung năng Eros Đây là xung động để tồn tại Xung động này bao gồm nhu cầu ăn uống, giữ ấm, và trên hết là hoạt động tình dục.

 Hai là xung năng Thanatos Nó là xung năng là thôi thúc phá hủy Mục đích của nó là phá hủy cái khác, nhưng cũng có một khía cạnh tự phá hủy đối với nó.

Bản ngã, khía cạnh thứ hai của nhân cách, được hình thành từ khi sinh ra và phát triển thông qua tiếp xúc với thế giới Vai trò của bản ngã là kiểm soát những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận, đóng vai trò trung gian hòa giải giữa vô thức và những tiêu chuẩn nhân cách và xã hội.

Khía cạnh nhân cách xuất hiện cuối cùng và là tập hợp những quy tắc, định kiến, kiến thức, đạo đức mà được học từ xã hội, cũng là nơi chứa đựng lương tâm của con người, phản ánh giá trị đạo đức xã hội được đưa vào bên trong.

Siêu ngã thúc đẩy chúng ta hoàn thiện bản thân và sống theo những lý tưởng Siêu ngã tồn tại ở cả ba cấp độ ý thức nhưng chủ yếu hoạt động trong vô thức, bao gồm những quy tắc và chuẩn mực mà chúng ta thường không nhận thức rõ ràng Điều này khiến những suy nghĩ và hành vi của chúng ta thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những chuẩn mực này mà chúng ta không hề hay biết.

Ba khối này tạo nên ba con người:

 Khối vô thức tạo nên con người trung tính mà mong muốn đòi được thoả mãn bằng mọi cách trong đó thoả mãn các đam mê tính dục giữ vị trí hàng đầu.

 Khối tiền ý thức tạo nên con người thực tại tuân theo nguyên tắc hiện thực.

 Khối ý thức tạo nên con người xã hội hoạt động tuân theo nguyên tắc kiểm duyệt chèn ép con người trung tính và thực tại.

Sự mất cân bằng trong ba con người này làm nảy sinh các bệnh tâm thần khác nhau có ở con người. Đối với Freud: Ý thức chỉ được xem như một phần tương đối nhỏ và tạm thời trong toàn bộ đời sống Khu vực vô thức lớn hơn rất nhiều lần so với hữu thức, nó như là phần chìm của tảng băng trôi.

3.2 Sự phát triển tâm lý tình dục

Theo Sigmund Freud, con người trải qua 5 giai đoạn phát triển tâm lý tình dục Nếu gặp trục trặc ở bất kỳ giai đoạn nào, bạn có thể bị mắc kẹt và dẫn đến những vấn đề về nhân cách Hoàn thành thành công các giai đoạn này giúp bạn phát triển một nhân cách khỏe mạnh.

3.2.1 Giai đoạn môi miệng Độ tuổi: Mới sinh- 1 tuổi

Lúc này miệng có vai trò quan trọng trong việc ăn uống và trẻ sơ sinh tìm thấy khoái cảm từ kích thích môi miệng, thông qua việc bú mút Nó cũng sẽ phát triển cảm giác tin tưởng và thoải mái qua các kích thích môi miệng.

Vấn đề đối với Freud đó là quá trình cai sữa Một đứa trẻ bị tước quyền bú sữa mẹ có thể mắc phải những vấn đề nghiêm trọng về quá trình phát triển nhân cách Cắm chốt môi miệng có thể tạo nên các vấn đề về nhậu nhẹt, ăn quá nhiều, hút thuốc hay cắn móng tay.

3.2.2 Giai đoạn hậu môn Độ tuổi: 1-3 tuổi

Vùng khoái cảm: Việc kiểm soát trực tràng và bàng quang

Suốt giai đoạn này, Freud tin rằng Libido tập trung chính ở việc kiểm soát hoạt động của trực tràng và bàng quang Mâu thuẫn chính trong giai đoạn này là ở việc tập cho trẻ đi vệ sinh Đứa trẻ phải học cách kiểm soát nhu cầu cơ thể của mình Vấn đề có thể nảy sinh khi cha mẹ không hướng dẫn con cái đi vệ sinh một cách đúng đắn Thay vào đó, nếu họ trừng phạt, chế giễu hay lăng mạ đứa trẻ vì những chuyện đó.

Theo Freud, phản ứng không hợp lý từ cha mẹ có thể gây ra các hậu quả tiêu cực Ông cho rằng 1 nhân cách hậu môn – xâm lấn sẽ hình thành Con người đó sẽ bừa bộn, lãng phí hoặc phá hoại

3.2.3 Giai đoạn dương vật tượng trưng Độ tuổi: 3 – 6 tuổi

Vùng tập trung khoái cảm: Bộ phận sinh dục

Freud đề xuất rằng trong giai đoạn này, Libido tập trung chính ở bộ phận sinh dục Ở độ tuổi này, trẻ em bắt đầu khám phá sự khác biệt giữa nam và nữ.

Mặc cảm Oedipus xuất hiện trong giai đoạn của sự phát triển tình dục Trong giai đoạn này, một cậu bé trở nên không ý thức về việc hấp dẫn tình dục với mẹ và cảm thấy thù ghét cha (người mà cậu bé coi là đối thủ) Mặc cảm Oedipus được đặt tên theo nhân vật Oedipus trong thần thoại Hy Lạp, người đã vô tình giết cha và cưới mẹ mình.

Ưu điểm và nhược điểm

 Hiểu biết về vô thức

Phân tâm học giúp chúng ta khám phá những mối quan hệ vô thức của con người thông qua liên tưởng, từ đó nhận ra rằng mỗi người đều ẩn chứa những suy nghĩ, cảm xúc, ham muốn và ký ức sâu kín trong tiềm thức.

 Ứng dụng trong điều trị

Phân tâm học có những đóng góp vô cùng quan trọng trong việc chữa trị những người có vấn đề bệnh lý tinh thần.

Phân tích văn hóa và xã hội: Phân tâm học cũng là nền tảng để nghiên cứu các vấn đề văn hóa xã hội, có đóng góp những nguyên lý quan trọng để nghiên cứu văn học, triết học, nghệ thuật, kiến trúc.

Theo Great Ideas in Personality, một trong những điểm mạnh nhất của lý thuyết phân tâm là nó có thể được sử dụng để giải thích bản chất của sự phát triển con người và tất cả các khía cạnh của hoạt động tinh thần.

 Ảnh hưởng lớn đối với các ngành khoa học khác

Học thuyết của Freud đã cách mạng hóa cách chúng ta hiểu về tâm trí và hành vi của con người, để lại di sản lâu dài cho cả tâm lý học lẫn văn hóa.

 Khó chứng minh bằng thực nghiệm

Các khía cạnh của lý thuyết khó được chứng minh bằng thực nghiệm.

 Thời gian và chi phí

Phân tâm học có thể tốn nhiều thời gian và chi phí

 Không phù hợp với mọi rối loạn

Phân tâm học có thể không hiệu quả đối với tất cả các loại rối loạn tâm lý.

 Không chú trọng vào vai trò của ý thức

Freud, với việc tập trung quá mức vào vô thức, đã bỏ qua vai trò của ý thức và bỏ qua yếu tố xã hội - lịch sử trong việc hình thành các hiện tượng tâm lý của con người.

 Quan niệm sai lầm về vô thức

Phân tâm học đã sai lầm ở chỗ coi vô thức mang tính bản năng, đặc biệt là khát vọng tính dục là yếu tố cơ bản chi phối và quyết định các hành vi, trong đó có hành vi đạo đức của con người.

 Có khuynh hướng tiêu cực

Phân tâm học đang bị chỉ trích vì khuyến khích lối sống ích kỷ, tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu cá nhân mà không chú trọng đến trách nhiệm đóng góp cho xã hội.

Nếu muốn phát triển, phân tâm học cần phải mở lòng đối với và cố gắng tích hợp các kết quả từ các ngành liên quan khác.

Phân tâm học cũng là nền tảng để nghiên cứu các vấn đề văn hóa xã hội, có đóng góp những nguyên lý quan trọng để nghiên cứu văn học, triết học, nghệ thuật, kiến trúc…

Tuy nhiên, một số ý tưởng quan trọng của Freud, như việc bày tỏ hoặc nói qua lại về khó khăn của mình có thể giúp ích cho sức khỏe tâm lý, đã được chứng minh trong các nghiên cứu hiện đại và đã trở thành trụ cột của liệu pháp tâm lý.

Ứng dụng

 Trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn hóa, nghệ thuật, văn học

Phân tâm học được sử dụng để phân tích và hiểu rõ hơn về các tác phẩm nghệ thuật và văn học.

 Trong lĩnh vực trị liệu

Lý thuyết của Erikson, một nhà phân tâm học, được sử dụng để giúp bố mẹ dạy con, đặc biệt là trong giai đoạn ở lứa tuổi vị thành niên.

Các nhãn hàng, đặc biệt là trong ngành thời trang, đang sử dụng tâm lý học, bao gồm cả phân tâm học, như một công cụ tiếp thị hiệu quả.

 Điều tra tội phạm và tội phạm học

Mục đích để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những phản kháng tiêu cực đối với các chuẩn mực xã hội.

TÂM LÝ HỌC HOẠT ĐỘNG

Ba tiền đề của Karl Marx

Lấy cảm hứng từ ba tiền đề triết học của chủ nghĩa Marx, bao gồm học thuyết về con người, học thuyết về hoạt động của con người và học thuyết về ý thức, Lev Vygotsky đã xây dựng nền tảng cho tâm lý học hoạt động dựa trên những nguyên lý này.

 Con người: Marx coi con người như một cá thể xã hội, có mối quan hệ sâu sắc với môi trường xã hội của họ Ông tin rằng con người không tồn tại độc lập, mà chúng ta là sản phẩm của xã hội và lịch sử Marx đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ xã hội giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội, và làm nổi bật vai trò của giai cấp công nhân trong xã hội tư sản.

 Hoạt động: Marx tập trung vào vai trò của lao động và sản xuất trong cuộc sống con người Ông coi lao động là cơ sở của mọi giá trị và tài sản xã hội Theo Marx, trong xã hội tư sản, công nhân bị áp bức bởi tầng lớp tư sản, bất công và kẻ tư sản lợi dụng lao động của họ để tích luỹ tài sản.

Marx cho rằng ý thức của con người được định hình bởi điều kiện xã hội và kinh tế, nghĩa là thực tế xã hội ảnh hưởng đến ý thức chứ không phải ngược lại Ý thức được hình thành bởi tầng lớp và môi trường xã hội mà mỗi người thuộc về Ông nhấn mạnh rằng ý thức xã hội thay đổi khi xã hội thay đổi và xung đột xã hội thường bắt nguồn từ mâu thuẫn về tài sản và lợi ích giữa các tầng lớp.

L.X.Vygotsky

Để bàn về tâm lý học hoạt động, ta không thể không nhắc đến tượng đài L.X.Vygotsky.Tuy chỉ sống vỏn vẹn 38 năm, nhưng hết 1 phần 3 quãng đời của ông đã dành cho tâm lý học và để lại nhiều thành tựu đáng nói và là nền móng vững chắc cho tâm lý học hoạt

L.X.Vygotsky sinh ra tại nước cộng hòa Bạch Nga Mặc dù không học chuyên sâu về tâm lý học nhưng Vygotsky rất quan tâm và say sưa nghiên cứu về tâm lý học từ khi còn là sinh viên nhất là về các vấn đề về tư duy và ngôn ngữ, giáo dục trẻ câm, điếc; yếu tố trung gian của hoạt động tâm lý, Ông đã lập nên phòng thực nghiệm tâm lý học trẻ em khuyết tật trong phạm vi học đường năm 1975 và đã chuyển thành Viện nghiên cứu thực nghiệm tật học thuộc Bộ Giáo Dục Liên Xô rồi thành Viện Tật học của Viện Hàn lâm giáo dục Nga. Ông có đóng góp vô cùng quan trọng cho nền Tâm Lý học nói chung và Tâm Lý học hoạt động nói riêng điển hình nhất phải nhắc đến đó là bài báo “Ý thức như một vấn đề của tâm lý học hành vi”.

Nội dung cương lĩnh đầu tiên

Các dòng phái tâm lý học truyền thống, bao gồm cả các dòng phái khách quan, không thể là nền tảng cho một tâm lý học mới nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng hiện tại Để xây dựng một nền tảng tâm lý học thực sự khách quan và khoa học, cần phải bắt đầu từ việc xây dựng lại nền tảng cơ bản của nó.

 Vygotsky đã phân tích và đưa ra nhận xét: “Các hệ thống tâm lý học ngay từ đầu đã mang trong mình hàng loạt các khiếm khuyết”.

Tác giả chỉ trích việc xây dựng tâm lý học dựa trên phản xạ học của V.Bekhterev, cho rằng nó không phân biệt được sự khác biệt giữa hành vi con người và động vật.

 Phê phán gay gắt ý đồ xây dựng hệ thống tâm lý mà không có ý thức (tức điều khiển hành vi người theo lối phản xạ có điều kiện).

 Ông cũng phản đối quan điểm coi tâm lý và hành vi là hai phạm trù tách biệt, không có sự liên quan.

Bằng lập luận sắc sảo của Vygotsky, ông đưa ra các nhận xét, đánh giá và đề xuất cách tháo gỡ tình trạng khủng hoảng của nền tâm lý học hiện thời, trong đó:

Để hiểu tâm lý học một cách toàn diện, cần nghiên cứu cả hành vi và ý thức, hai yếu tố phức tạp nhưng có thực và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống Việc nghiên cứu hành vi giúp hiểu rõ ý thức, và ngược lại, hiểu ý thức cũng giúp giải thích hành vi.

 Hành vi theo ông đó là “cuộc sống”, “lao động”,“thực tiễn” Hành vi chính là hoạt động thực tiễn của con người, cần làm rõ cơ chế, thành phần và cấu trúc của nó.

 Phạm trù phản xạ là cần nhưng không thể lấy phản xạ làm khái niệm cơ bản của tâm lý học Không thể lấy phản xạ là chìa khoá để nghiên cứu. Ý thức là một vấn đề của cấu trúc hành vi:

 Vygotsky phát hiện ra hành vi con người khác con vật ở chỗ, trong hành vi con người có sự kế thừa các kinh nghiệm: kinh nghiệm lịch sử, xã hội và kinh nghiệm tăng cường Kinh nghiệm xã hội ví dụ ta chưa từng đặt chân tới hoang mạc Sahara nhưng ta vẫn biết thông tin và kinh nghiệm nào đó về vùng đất này thì đó là kinh nghiệm người khác mang lại slide chỉ cần ghi kinh nghiệm xã hội và chèn ảnh người thuyết trình giải thích Kinh nghiệm lịch sử là kinh nghiệm các thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau nhưng không theo con đường di truyền sinh vật, kinh nghiệm đã được tăng cường là kinh nghiệm được tích luỹ qua quá trình lao động

 Trong 3 kinh nghiệm đó thì kinh nghiệm đã được tăng cường đóng vai trò chủ đạo là chìa khoá để khám phá bộ mặt tinh thần, tâm lý con người.

Nghiên cứu tâm lý người bằng phương pháp hoạt động: tâm lý con người được tồn tại biểu hiện trong hoạt động:

 Hoạt động tham gia tạo thành tâm lý - ý thức người và chúng thống nhất trong mối quan hệ biện chứng.

V.I Lenin khẳng định rằng để đánh giá tư tưởng và tình cảm thật sự của con người, chúng ta cần dựa vào hành động cụ thể của họ.

Thuyết hoạt động trong tâm lý học được hình thành dựa trên nghiên cứu của A.N Leonchiev và cộng sự, những người đã làm rõ cấu trúc tâm lý của hoạt động, góp phần xây dựng nên một lý thuyết hoàn chỉnh về hoạt động trong tâm lý học.

 Vào những năm cuối thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XX, nền tâm lý học kiểu mới đã thấm nhuần tư tưởng của K.Marx, F.Engels, V.I.Lenin đề xướng.

1.4 A.V Leontiev và thuyết về hoạt động

Khác với Vygotsky, người tập trung vào công cụ, chức năng và nguồn gốc xã hội của hoạt động, Rubinstein lại tiếp cận hoạt động như là một biểu hiện của tâm lý và ý thức.

Leontiev tiếp cận hoạt động với tư cách là một đối tượng của tâm lý. Ông thể hiện rất rõ quan điểm coi mọi dạng hoạt động đều là tâm lý Theo ông, tâm lý học có nhiệm vụ phải nghiên cứu cơ cấu hoạt động, phát hiện chức năng phản ánh tâm lý của nó.

Từ mục tiêu trực quan, ông và cộng sự đã thành công chứng minh được các chức năng tâm lý cá nhân từ quá trình: tri giác, trí nhớ, tư duy… đến các thuộc tính ổn định: nhu cầu, động cơ, trong lý thuyết cấu trúc hoạt động Tạo nên phương pháp tiếp cận hoạt động là một thành tựu vô giá với nền tâm lý học thế giới.

Nội dung cơ bản

Tiếp nối tư tưởng của Vygotsky, các nhà tâm lý học như Leontiev, Rubinstein, Luria và nhiều người khác đã tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện lý thuyết của Vygotsky, khắc phục những hạn chế tiềm ẩn và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của tâm lý học hoạt động.

2.1 Nguyễn tắc coi tâm lý là hoạt động

Tâm lý không chỉ tồn tại bên trong mà còn được thể hiện qua hoạt động, và hoạt động lại góp phần hình thành tâm lý Cả hai yếu tố này cùng tồn tại trong một mối quan hệ biện chứng, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau.

Các thực nghiệm chứng minh cho luận điểm trên:

Thí nghiệm của P.I.A.Galperin năm 1937 cho thấy con người có khả năng tạo ra sản phẩm tốt hơn khỉ khi sử dụng những công cụ đơn giản như que gỗ, cành cây Điều này chứng minh sự khác biệt lớn về khả năng trừu tượng hóa đối tượng giữa hai loài, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động trong tâm lý con người.

Thực nghiệm của L.I.Bagirovich công trình ngôn ngữ và hoạt động trí tuệ thực tiễn năm

1935 chèn hình như trên và giải thích thực nghiệm như sau: ông chọn đối tượng thực nghiệm là những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ chẳng hạn như người trưởng thành hoặc trẻ em và trong quá trình cuộc sống diễn ra hằng ngày và ông quan sát thấy con người họ dùng ngôn ngữ để tương tác với thế giới xung quanh và giải quyết các vấn đề trí tuệ từ thực nghiệm ông rút ra tiềm năng của ngôn ngữ trong hoạt động tâm lý và sự phát triển con người và cách ngôn ngữ ảnh hưởng đến hành vi và tư duy trong cuộc sống hằng ngày.

2.2 Nguyễn tắc gián tiếp Đặc trưng hoạt động của các chức năng tâm lý người cấu tạo theo nguyên tắc gián tiếp Điều đó có nghĩa là phản ánh tâm lý diễn ra không trực tiếp mà phải qua trung gian, ký hiệu do chủ thể tạo ra theo sơ đồ:

Khâu trung gian là những công cụ tâm lý như ngôn ngữ, chữ viết, bản vẽ, giúp con người phản ánh chính xác hơn các tác động của thực tế Số lượng công cụ tâm lý càng nhiều, khả năng phản ánh của con người càng mạnh mẽ.

2.3 Nguyên tắc lịch sự và nguồn gốc của chức năng tâm lý

Các chức năng tâm lý người đều có nguồn gốc xã hội.

Ví dụ: một bạn có trạng thái bị sợ xung phong lên bảng làm bài sẽ bị sai do sự cười nhạo từ bạn bè hay thầy cô giáo nên bạn hình thành tâm lý sợ sệt không dám xung phong - tâm lý sợ sai.

Bản chất của hiện tượng tâm lý người là thuộc về các điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể

Ví dụ: do điều kiện xã hội và lịch sử mỗi quốc gia khác nhau, nên tâm lý chung của mỗi quốc gia cũng khác nhau. Đòi hỏi phải nghiên cứu các chức năng tâm lý trong sự vận động, phát triển của xã hội - lịch sử loài người nói chung và và của mỗi cá thể nói riêng.

2.4 Nguyên tắc tâm lý là chức năng của não

Tâm lý là chức năng phản ánh của một dạng vật chất có tổ chức cao là não Nó gắn liền với hoạt động của bộ não Khẳng định lập trường duy vật biện chứng của K.Marx, vật chất là cái có trước, tâm lý - ý thức có sau, là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua hoạt động của não bộ.

Ví dụ: một người bị chấn thương vùng não có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi con người, não thực hiện chức năng tâm lý con người.

3 Ưu điểm và nhược điểm

 Tôn trọng bản dạng xã hội

Lý thuyết của Vygotsky nhấn mạnh vai trò của ngữ cảnh xã hội và môi trường trong việc phát triển tư duy và con người Theo lý thuyết hoạt động, tương tác giữa cá nhân và xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình học, đặc biệt là thông qua việc tương tác xã hội.

 Chú trọng vào vai trò của ngôn ngữ

Theo Vygotsky, ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là công cụ tư duy Lý thuyết hoạt động của ông khẳng định tầm quan trọng của ngôn ngữ trong quá trình hình thành tư duy và học tập của con người.

 Hướng dẫn và hỗ trợ

Lý thuyết hoạt động tôn trọng vai trò của hướng dẫn và hỗ trợ từ người khác, đặc biệt là từ người có kiến thức và kinh nghiệm Việc này giúp tăng cường quá trình học tập và phát triển cá nhân.

 Mơ hồ và khó đo đạc

Một số người cho rằng lý thuyết hoạt động của Vygotsky có tính mơ hồ và không dễ đo đạc Các khái niệm như "vùng phát triển thực tế" và "vùng phát triển tiềm năng" có thể khá trừu tượng và khó để định rõ trong một bối cảnh thực tế.

 Chưa có đủ bằng chứng khoa học

Mặc dù lý thuyết hoạt động mang lại những hiểu biết sâu sắc về quá trình học tập, một số khía cạnh của nó vẫn chưa được chứng minh bằng bằng chứng khoa học đầy đủ Hiện nay, nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để kiểm chứng và mở rộng lý thuyết này, góp phần củng cố và làm rõ hơn những khía cạnh còn thiếu sót.

 Nhấn mạnh quá mức vào xã hội

Lý thuyết hoạt động có thể bị chỉ trích vì tạo ra sự nhấn mạnh quá mức vào xã hội và bỏ qua yếu tố cá nhân trong quá trình phát triển.

Ứng dụng

 ZPD (Vùng phát triển gần) và nhiệm vụ hướng dẫn

Kết quả ZPD của một học sinh khuyết tật về ngôn ngữ thể hiện khoảng cách giữa khả năng giao tiếp hiện tại của em và khả năng em có thể đạt được với sự hỗ trợ Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh, biểu đồ hoặc các phương thức biểu đạt khác để giúp em hiểu nội dung bài học, hoặc tạo cơ hội cho em tương tác với các bạn cùng lớp để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ.

 Lý thuyết hoạt động của Leontiev ứng dụng trong việc quản lý nhân sự

Ví dụ: Một người lãnh đạo của công ty xây dựng muốn tạo một dự án mới để phát triển công ty, Người này áp dụng thuyết hoạt động vào trong dự án rằng sẽ chú trọng vào việc tương tác xã hội và thông qua kinh nghiệm để học hỏi Nhờ vào đó người lãnh đạo đưa ra phương pháp làm việc là sẽ phân bố các vị trí làm việc ra thành nhiều mảng, tạo môi trường làm việc tích cực và sau khi hoàn thành sẽ đánh giá và phản hồi công việc xem đã tốt hay chưa có cần sửa chổ nào không.

 Sử dụng ngôn ngữ để tư duy

Ví dụ: Trong giáo dục, trong các hoạt động nhóm,… đều được vận hành từ ngôn ngữ mà ra.

 Tạo ra một môi trường hiệu quả

Ví dụ: chẳng hạn như môi trường ở đại học, nơi giúp học sinh được học thông qua việc thực hành và tương tác thực tế với ngành nghề mà họ chọn.

TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN

Lịch sử hình thành

Tâm lý học nhân văn xuất hiện vào những năm 1950 và 1960 như một làn sóng phản đối chống lại thuyết hành vi và thuyết phân tâm - các quan điểm đang thống trị thời kì này.

Mặc dù tâm lý học lực lượng thứ ba suy giảm trong thập niên 1980, nó vẫn để lại dấu ấn sâu sắc cho tâm lý học hiện đại Quan điểm cốt lõi của lý thuyết này là con người có quyền tự do lựa chọn cách sống của mình, với thực tại trực quan, khả năng tự điều khiển và hành vi là những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến hành động của họ.

Vì vậy, cần có một khoa học về con người để nghiên cứu con người như một hữu thể ý thức, chọn lựa, đánh giá, cảm xúc và độc đáo Những nghiên cứu đầu tiên của tâm lý học nhân văn là nghiên cứu về nhân cách của G.Onpot và George Armitage Miller và các nghiên cứu tâm lý học cấu trúc nhân cách của George Alexander Kelly.

Tâm lý học nhân văn hay còn được gọi là tâm lý học lực lượng thứ ba là sự kết hợp hai triết học lãng mạn và hiện sinh. Đầu thập niên 1960, các nhà triết học do Abraham Maslow khởi xướng cho rằng hai lực lượng kia trong tâm lý học, trường phái hành vi và trường phái phân tâm học, đã bỏ quên một số thuộc tính quan trọng của con người Tâm lý học lực lượng thứ ba và tâm lý học nhân văn là một Nhưng ngày nay tâm lý học nhân văn trở thành tên gọi phổ biến hơn.

Theo các nhà tâm lý học nhân văn, tính cách phụ thuộc vào những niềm tin và nhận thức của mọi người về thế giới Điểm chính của tâm lý học nhân văn là nó tập trung vào tính biệt loại của con người, vào cái phân biệt con người với các loài khác.

Tâm lý học hiện sinh

Lý thuyết hiện sinh của Martin Heidegger là một trong những lý thuyết chính của phong trào triết học hiện sinh Heidegger khẳng định con người không phải là những thực thể biệt lập mà sự tương tác với môi trường là yếu tố cốt lõi Do đó, việc cố gắng thống trị bản thể hay tìm kiếm sự đồng nhất sẽ dẫn đến một cuộc sống thiếu tính xác thực.

Heidegger sử dụng thuật ngữ Dasein để khẳng định mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời giữa con người và thế giới Dasein, nghĩa là "sống cho đến khi chết đi", thể hiện sự tương quan giữa hai yếu tố này Mối quan hệ này nhấn mạnh rằng sự hiện hữu của con người phụ thuộc vào thế giới và ngược lại, thế giới cũng cần đến con người để tồn tại Dasein đề cập đến việc hiện hữu trong thế giới, hay hữu-tại-thế.

2.1.2 Chính thực và không chính thực

Theo Heidegger, một điều tiên quyết để sống với một đời chính thực là ý thức sự kiện “ tôi một ngày nào đó phải chết” Với sự ý thức ấy, con người có thể dấn mình thể hiện sự tự do để tạo ra một hiện hữu (tồn tại) có ý nghĩa.

Một đời sống chính thực được sống với sự hào hứng hay thậm chí cấp bách bởi vì người ta nhận ra hiện hữu của mình có giới hạn với thời gian họ có, họ phải khai thác các khả thể của họ và trở thành tất cả những gì có thể trở thành.

Một đời sống không chính thực thì không có sự cấp bách vì người ta không chấp nhận sự tất yếu của cái chết Các cách sống không chính thực khác gồm việc sống một đời theo truyền thống, quy ước, theo những gì xã hội đặt ra và để tâm đến các sinh hoạt hiện tại mà không quan tâm đến tương lai Người không chính thực thì từ bỏ tự do của mình và để người khác lựa chọn đời sống cho mình.

2.1.3 Cảm thức bất lực và lo âu

Theo Heidegger, khi chúng ta không thể hiện được sự tự do cá nhân, chúng ta sẽ cảm thấy như thể bản thân mình không tồn tại thực sự Con người chỉ có thể khẳng định sự hiện hữu của mình bằng cách tự lựa chọn cách sống và hiện thực hóa những lựa chọn ấy.

Tự chọn hiện hữu của mình thay vì sống theo các áp đặt của xã hội, văn hóa, hay của ai khác cũng đòi hỏi can đảm Theo Heidegger, sống một đời sống trung thực có nghĩa là người ta phải cảm thấy âu lo, và âu lo là một phần tất yếu của đời sống trung thực.

Heidegger sử dụng thuật ngữ “sự ném đi” (Geworfenheit) để chỉ sự thực tế rằng chúng ta luôn luôn “ném” vào một thế giới đã tồn tại trước, mà chúng ta không thể kiểm soát hoặc chọn lựa.

Heidegger cho rằng chúng ta không thể tự do hoàn toàn từ những điều kiện cụ thể của cuộc sống mà chúng ta được “ném” vào Thay vào đó, chúng ta phải đối mặt và làm việc với những điều kiện đó “Sự ném đi” cũng liên quan đến khái niệm “Dasein” của Heidegger, chỉ sự tồn tại của con người Dasein luôn luôn “ném đi” vào thế giới và phải đối mặt với những điều kiện cụ thể của cuộc sống.

Dưới ảnh hưởng của Heidegger, Binswanger ứng dụng hiện tượng luận vào tâm bệnh học và sau này ông trở thành một nhà tâm phân học hiện sinh Lấy ý niệm Dasein của Heidegger, Binswanger gọi phương pháp tâm lý trị liệu của mình là Daseinsanalysis (phân tích hưu-thể-tạ-thế).

Binswanger bàn về ba cách hiện hữu khác nhau được các cá nhân gán cho ý nghĩa qua ý thức của họ:

 Umwelt (Quanh thế giới): thế giới các sự vật và sự kiện

 Mitwelt (Với thế giới): các tương tác với người khác

 Eigenwelt (Thế giới riêng): kinh nghiệm riêng tư Để hiểu một người cần phải hiểu cả ba hiện hữu này của người ấy Một trong những ý niệm quan trọng nhất của Binswanger là khái niệm thế giới quan: cách thức cá nhân nhìn và chấp nhận thế giới như thế nào Bất luận thế nào, chính qua thế giới quan mà cá nhân sống đời sống của mình và vì vậy thế giới quan chạm tới mọi cái mà người ta làm.

Nếu một thế giới quan không hiệu quả, tức nó tạo ra quá nhiều âu lo, sợ hãi, hay cảm giác có tội thì nhiệm vụ của nhà trị liệu là giúp khách hàng thấy rằng còn có các cách khác để nhìn và chấp nhận thế giới, người khác và bản thân mình.

2.2.2 Nền tảng của hiện hữu

Các hoàn cảnh một người được “ném vào” quyết định nền tảng của hiện hữu của người ấy, được định nghĩa như là các điều kiện trong đó người ấy thể hiện tự do cá nhân của họ. Bất kể các hoàn cảnh là thế nào, cá nhân khao khát vượt qua chúng, cố gắng biến đổi các hoàn cảnh bằng việc thể hiện tự do của họ.

2.2.3 Tầm quan trọng của ý nghĩa trong đời sống

Người ta có thể bị đẩy vào các hoàn cảnh tiêu cực nhưng không nhất thiết họ phải ngã gục vì những hiện thực ấy.

Bằng chọn lựa, chúng ta thay đổi các ý nghĩa và giá trị của những gì chúng ta kinh nghiệm Bằng cách thể hiện tự do của mình, chúng ta tăng trưởng như những con người đích thực, và vì việc thể hiện tự do là một quy trình không bao giờ chấm dứt, quy trình tăng trưởng cũng không bao giờ hoàn tất.

Trở thành hiện hữu là bản chất của cuộc sống đích thực, và sự lo âu là biểu hiện của nó Ngược lại, đời sống không trung thực thể hiện bởi sự thiếu vắng việc trở thành hiện hữu, bởi người ta không cố gắng bộc lộ đầy đủ bản chất con người của mình.

Các học thuyết của tâm lý học nhân văn

Johann Goethe và Ernst Mach đều nhấn mạnh vào việc nghiên cứu kinh nghiệm nhận thức một cách toàn diện, không cố gắng phân tách nó thành các thành phần cấu tạo Họ cho rằng cảm giác phức tạp bao gồm cả những hậu ảnh hay dư ảnh và ảo giác.

Franz Brentano và các đồng nghiệp các hành vi tâm lý như phán đoán, nhớ lại, trông đợi, hoài nghi, sợ hãi, hi vọng hay yêu mến.

Edmund Husserl, giống như Brentano, tin rằng hiện tượng luận có thể kết nối thế giới vật lý và thế giới chủ quan, bằng cách miêu tả chính xác những gì diễn ra trong ý thức Ông đề xuất hiện tượng thuần túy, tập trung vào hoạt động tinh thần độc lập với thế giới vật lý, nhằm mục tiêu liệt kê chính xác mọi hành vi và quy trình tinh thần giúp con người tương tác với môi trường.

3.2.1 Quan điểm Đầu thập niên 1960, Abraham Maslow khởi xướng một phong trào được mệnh danh là tâm lý học lực lượng thứ ba Maslow khẳng định tính cách cũng có thể trở nên tốt đẹp hơn mức bình thường.

3.2.2 Sự hiện thực hoá bản thân

Maslow nhấn mạnh sự hiện thực hóa bản thân, việc đạt được trọn vẹn tiềm năng của con người Ông cho rằng nhu cầu con người được sắp đặt theo một thứ bậc, thứ bậc nhu cầu càng thấp càng đơn giản và thứ bậc nhu cầu càng cao càng đặc trưng cho con người Các nhu cầu được sắp đặt sao cho khi người ta thỏa mãn một nhu cầu thấp hơn, người ta có thể xử lý một nhu cầu cao hơn

Sinh lý → An toàn → Xã hội (được yêu thương) → Kính trọng → Tự thể hiện bản thân

Theo Maslow, những người đã hoặc đang hiện thực hóa bản thân, tính cách của họ thể hiện những đặc điểm sau:

 Có nhận thức đúng đắn về thực tại

 Có sự độc lập, sáng tạo và chủ động

 Chấp nhận bản thân và người khác

 Quan điểm tập trung vào vấn đề hơn là tập trung vào bản thân

Trong bất kì trường hợp nào, Maslow nhấn mạnh quan điểm rằng tính cách lành mạnh giống với một thứ gì đó hơn là việc không mắc rối loạn tâm lý nào.

Carl Rogers, một nhà tâm lý học nhân văn có ảnh hưởng lớn, là cha đẻ của học thuyết về nhân cách sáng tạo và phương pháp trị liệu "khách hàng là trung tâm", nổi tiếng với việc tập trung vào tiềm năng phát triển của con người Trước khi trở thành nhà tâm lý học, ông từng nghiên cứu thần học Rogers tin rằng bản chất con người là tốt đẹp và có xu hướng tự nhiên hướng tới phát triển, xã hội hóa.

3.3.2 Lý thuyết về nhân cách

Theo Rogers, một đời sống nên được thúc đẩy bởi các tình cảm nội tâm chân chính chứ không phải bởi tập tục, niềm tin, truyền thống, giá trị, hay các quy ước do người khác áp đặt Mỗi người đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện thực hóa tiềm năng của mình. Để thúc đẩy phúc lợi của con người, Rogers khẳng định rằng con người nên liên hệ lẫn nhau bằng một sự tôn trọng tích cực vô điều kiện - chấp nhận hoàn toàn không phán xét một người nào đó.

Lý thuyết của Kelly có thể được coi là hiện sinh đồng thời cũng là nhân văn Ông nhấn mạnh việc nghiên cứu con người toàn diện, phản đối quan niệm về con người một chiều từ phân tâm học và thuyết hành vi Mục tiêu của ông là giúp những người khỏe mạnh mở rộng trải nghiệm đa dạng và những người rối loạn tâm thần chấp nhận thế giới một cách cởi mở hơn Theo Kelly, vấn đề tâm thần chủ yếu dựa vào cách con người quan niệm sự vật.

3.4.2 Thuyết lựa chọn kiến trúc

Kelly nhận thấy rằng mục tiêu chính của nhà khoa học là giảm thiểu sự thiếu chắc chắn và đây cũng là mục tiêu của mọi con người Nếu lý thuyết khoa học hay hệ thống kiến trúc cá nhân có hiệu quả, nó tương đoán tương lai một cách thích đáng và vì thế làm giảm bớt sự không chắc chắn.

Người ta có quyền tự do lựa chọn các kiến trúc mà họ dùng để tương tác với thế giới.Người ta có thể nhìn và giải thích các sự kiện bằng vô số các cách khác nhau vì xây dựng kiến trúc là vấn đề cá nhân Chúng ta tự do nhìn sự vật như chúng ta thích.

Tâm lý học Nhân văn

Nghiên cứu những gì có lợi cho cuộc sống con người: thấu hiểu nhân cách khỏe mạnh, sáng tạo Tập trung vào các vấn đề: tự tồn tại, tự thực hiện, tự phát triển Xem xét những gì đã có và chưa có một cách có hệ thống trong các học thuyết của chủ nghĩa hành vi cũng như phân tâm học: tình yêu, sự sáng tạo, tính độc lập, chiều cao, sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, các giá trị cấp cao, sức khỏe tâm lý và những khái niệm gần với nó.

Nghiên cứu lâm sàng tỉ mỉ, quan sát và nghệ thuật biện luận thế giới bên trong của người khác, phân tích tiểu sử, hoàn toàn đối lập với phương pháp nghiên cứu thực nghiệm hay dùng phân tích toán học để phân tích số liệu với tư cách là một ngành khoa học.

Không mang tính chất lý luận mà ứng dụng vào thực tế, hướng nghiên cứu nhắm đến các lĩnh vực tâm lý trị liệu và những vấn đề thuộc giáo dục ảnh hưởng lớn và sâu rộng.

Bài viết này nhằm mục đích giúp những người bị tha hóa bởi cuộc sống trong môi trường tư sản trở về với đời thường, từ đó nhận ra bản chất tốt đẹp của con người và khơi gợi hoài bão, nỗ lực vươn lên của họ.

 Đưa ra kinh nghiệm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

 Đồng hóa tâm lý học hành vi với công trình của Waston và Skinner: nhấn mạnh các sự kiện môi trường như là nguyên nhân của hành vi con người, đồng thời phủ nhận tầm quan trọng của các sự kiện tinh thần

Tâm lý khoa học tập trung vào việc nghiên cứu các khía cạnh tâm lý của con người, không quan tâm đến các thuộc tính siêu nhiên hay tâm linh.

 Mô tả về con người giống như các nhà nhân văn đề nghị.

 Phê bình thuyết hành vi, phân tâm học và tâm lý khoa học nói chung.

 Thuật ngữ mơ hồ, không có định nghĩa rõ ràng.

TÂM LÝ HỌC GESTALT

Tri giác và các quy luật của tri giác

2.1.1 Quy luật hình và nền

Quy luật này do Rubin, nhà tâm lý học người Đan Mạch tìm ra Quy luật cho rằng, khi ta tri giác thì bao giờ cũng có một phần của trường tri giác nổi bật lên, đậm nét, rõ ràng và có ý nghĩa còn những vật xung quanh thì mờ nhạt, không có ý nghĩa Sự tách biệt đó, ta gọi là “hình” và “nền”.

Hình là cái luôn có trong quan hệ với bộ phận còn lại của trường, đó là nền Nó có tính chất đối tượng, có tính độc lập Hình thường là cái hài hòa, cân đối Nền là cái đằng sau sự vật, khó xác định và nói chung là cái không xác định Nền vừa làm nổi hình nhưng đồng thời cũng là nơi tan biến của hình.

Các quy luật ảo giác trong tâm lý học nhận thức, đặc biệt là những nguyên tắc của trường phái Gestalt, được dựa trên những thí nghiệm thực tế Ví dụ, một thí nghiệm sử dụng hình bát giác được tô màu đen trắng xen kẽ, khi được quan sát trong bóng tối, trên nền cửa sổ, đã hé lộ những hiện tượng ảo giác thú vị.

Ta thấy phần tô màu trắng dường như lúc thì lớn hơn, lúc thì nhỏ hơn phần tô màu đen còn lại phụ thuộc vào điều là phần này khi tri giác được xem là hình hay nền.

Hình ảnh này ẩn chứa cả Batman và Penguin, tùy thuộc vào cách bạn nhìn Nếu bạn tập trung vào màu vàng, bạn sẽ thấy Penguin nổi bật trên nền đen của Batman, và ngược lại.

2.1.2 Quy luật tương quan (Quy luật chuyển hoá)

Quy luật tương quan là sự tương quan trong không gian Wolfgang Kohler đã làm thực nghiệm trên gà Ông cho chúng ăn trên hai tấm mẹt Một mẹt sơn màu xám (I) và một mẹt sơn màu đen (II), tức là màu của mẹt (I) sẽ sáng hơn mẹt (II) Sau khi tập cho gà quen ăn trên mẹt (I), ở lần ăn sau người ta thay mẹt (II) bằng một mẹt (III) có màu sáng hơn cả mẹt (I) Người ta nhận thấy rằng, lúc thả gà chuẩn bị cho chúng ăn, gà chạy đến, đứng chờ sẵn để ăn ở mẹt (III) Như vậy, gà đã tri giác trên cơ sở tương quan các vật của hoàn cảnh đó Khi tri giác, con vật không phản ứng với từng kích thích riêng lẻ, cũng không phản ứng với độ sáng tuyệt đối mà là phản ứng với mối quan hệ của cả tổ hợp kích thích.

Theo quy luật này tri giác bao giờ cũng có xu hướng làm cho hình ảnh tri giác được

“hoàn chỉnh”, trọn vẹn, đẹp mắt Hình ảnh tri giác, theo quy luật Gestalt có một hình thái trọn vẹn, đẹp, hoàn chỉnh, hài hòa đối với người tri giác tại thời điểm đó Vì thế, tri giác không phải là hệ quả của tổng các kích thích, cũng không phải là kết quả của phản xạ này liên tưởng với phản xạ kia Ví dụ nhìn một hình tam giác thiếu một góc, ta vẫn thấy nó là một tam giác đủ cả ba cạnh và ba góc Hay ở hình phía dưới, dù bị đứt nét, chỗ đậm chỗ nhạt, mực vẽ lấm lem nhưng chúng ta vẫn dễ dàng thấy đó là các vòng tròn.

2.1.4 Quy luật tính gần gũi

Các sự vật có tính chất giống nhau, như độ lớn, hình dáng hay màu sắc, thường có xu hướng nhóm lại với nhau, tách biệt với các sự vật khác Năm 1923, Max Wertheimer đã nghiên cứu hiện tượng này bằng cách vẽ các điểm cách đều nhau và các hình tròn nhỏ cũng được sắp xếp theo khoảng cách đều nhau Do tính gần gũi của các kích thích, các điểm và vòng tròn, mặc dù được sắp xếp trên mặt phẳng với khoảng cách như nhau, lại được tiếp nhận như những cột thay vì trải ra trên mặt phẳng Điều này cho thấy sự nhóm lại của các sự vật do tính gần gũi của chúng.

2.1.5 Quy luật về tính không đổi (tính ổn định)

Hình ảnh do trí giác tạo ra có tính chất ổn định Một hòn than đen lúc nào cũng được tri giác như một hòn than đen, dù có điều kiện ánh sáng có thay đổi Như vậy điều kiện khác nhau, kích thích từ bên ngoài có khác nhau nhưng hình ảnh cảm tính vẫn không thay đổi.

Tư duy hiệu quả

Wertheimer phản đối phương pháp học theo nguyên tắc hình thức, vốn bị ảnh hưởng bởi tác động tăng cường bên ngoài và liên tưởng, và thay vào đó, ông cho rằng động lực học tập và giải quyết vấn đề đến từ sự thỏa mãn nội tại, chứ không phải do tác động bên ngoài Học theo các nguyên tắc Gestalt, dựa trên việc hiểu rõ cấu trúc của vấn đề, giúp cho việc ghi nhớ dễ dàng hơn và có thể được áp dụng cho nhiều hoàn cảnh khác nhau Để minh họa sự khác biệt giữa học vẹt và học dựa trên trí hiểu, một thí nghiệm đã được tiến hành: một nhóm người được yêu cầu học thuộc 15 con số trong vòng 15 giây.

Để ghi nhớ chuỗi số 1 4 9 1 6 2 5 3 6 4 9 6 4 8 1, đa số người tham gia thử nghiệm cố gắng học thuộc tối đa các con số trong thời gian cho phép Tuy nhiên, kết quả cho thấy hầu hết chỉ nhớ được một vài con số và sau một tuần, phần lớn không nhớ được bất kỳ con số nào Bí quyết để nhớ chuỗi số này chính là

15 con số này biểu thị các bình phương của các con số từ 1 đến 9 Nhờ thế ta đã có thể dễ dàng nhớ và đọc lại dãy số Ngay cả sau một tuần hay một tháng sau, ta vẫn có thể đọc lại dãy số này chỉ cần ta nắm được quy tắc và biết vận dụng nó Qua thí nghiệm này, ta thấy việc học tập và giải quyết vấn đề dựa trên các nguyên tắc Gestalt có nhiều ưu điểm hơn việc học vẹt hay giải quyết vấn đề dựa trên logic hình thức.

3 Ưu điểm và nhược điểm

 Nhấn mạnh quan điểm toàn vẹn

Tâm lý học Gestalt chú trọng vào việc xem xét toàn diện các yếu tố và mối quan hệ trong một tình huống, từ đó cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề tâm lý và xã hội.

 Tập trung vào trải nghiệm cá nhân

Tập trung vào trải nghiệm cá nhân, cách con người hiểu và cảm nhận thế giới giúp mỗi người phát triển kiến thức về bản thân, nâng cao nhận thức về cảm xúc và tâm trạng của chính mình.

 Các phương pháp thực hành hiệu quả

Tâm lý học Gestalt sử dụng nhiều phương pháp thực hành, như cắt đứt, giả định, và vai trò chói, giúp cá nhân thấy rõ hơn về cách họ tương tác và xử lý vấn đề.

Các nhà phê bình nói rằng nhiều thuật ngữ và khái niệm của trường phái này còn mơ hồ, vì vậy khó đưa vào thực nghiệm Ngay cả tên gọi, theo các nhà phê bình, nó cũng không bao giờ được định nghĩa chính xác cả Về các thuật ngữ như luật Pragnanz, trực giác, cân bằng và mất cân bằng ý thức cũng mơ hồ như thế.

Bên cạnh đó, tư duy với sự lý giải của tâm lý học Gestalt vẫn chưa có được nội dung khoa học hoàn chỉnh, chưa chỉ ra được mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể và hoàn cảnh có vấn đề nảy sinh tư duy, cũng như không chỉ ra được nguyên nhân thực sự của sự xuất hiện và vận hành của quá trình tư duy, đặc biệt là quá tình tư duy ở người.

 Xử lý thông tin và giải quyết vấn đề

Lý thuyết Gestalt tập trung vào cách con người tổ chức thông tin thành các mẫu (patterns) Trong việc giải quyết vấn đề hoặc ra quyết định, hiểu cách một mẫu được tạo thành có thể giúp tăng hiệu suất Người ta có thể sử dụng các nguyên lý Gestalt như nguyên lý gần đồng (similarity), nguyên lý liên kết (proximity), và nguyên lý đóng (closure) để xử lý thông tin một cách hiệu quả

 Nghệ thuật và thiết kế

Lý thuyết Gestalt có ảnh hưởng sâu rộng đến nghệ thuật và thiết kế Cách con người nhận thức hình ảnh và mẫu, bao gồm cách chúng ta nhìn nhận các hình dạng và mối quan hệ giữa các phần của một bức tranh hoặc thiết kế, có thể được áp dụng các nguyên lý Gestalt để tạo ra những tác phẩm thu hút và hấp dẫn hơn.

 Giảng dạy và học tập

Trong lĩnh vực giáo dục, nguyên lý Gestalt có thể được sử dụng để tạo ra các phương pháp giảng dạy hiệu quả Đối với học sinh, hiểu rõ cách tổ chức thông tin và nắm bắt các mẫu có thể giúp họ học nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Tâm lý trị liệu: Lý thuyết Gestalt cung cấp một khung nhìn về cách con người hiểu và giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày Nó có thể được áp dụng trong tâm lý trị liệu để giúp người bệnh hiểu rõ tình huống của họ và tìm cách giải quyết các mối quan tâm tâm lý.

 Tự phát triển và tăng cường nhận thức cá nhân

Hiểu rõ lý thuyết Gestalt giúp bạn nhận thức rõ hơn về cách bạn nhìn nhận và tương tác với thế giới, từ đó cải thiện tự nhận thức và phát triển bản thân Lý thuyết Gestalt cung cấp một khung nhìn mạnh mẽ về cách con người tạo ra ý nghĩa và hiểu thế giới xung quanh, giúp tối ưu hóa hiệu suất, tạo ra những trải nghiệm tốt hơn và tăng cường sự thấu hiểu về bản thân và thế giới.

Ngày đăng: 13/10/2024, 06:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình là cái luôn có trong quan hệ với bộ phận còn lại của trường, đó là nền. Nó có tính chất đối tượng, có tính độc lập - LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI
Hình l à cái luôn có trong quan hệ với bộ phận còn lại của trường, đó là nền. Nó có tính chất đối tượng, có tính độc lập (Trang 56)
Hình ảnh do trí giác tạo ra có tính chất ổn định. Một hòn than đen lúc nào cũng được tri giác như một hòn than đen, dù có điều kiện ánh sáng có thay đổi - LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI
nh ảnh do trí giác tạo ra có tính chất ổn định. Một hòn than đen lúc nào cũng được tri giác như một hòn than đen, dù có điều kiện ánh sáng có thay đổi (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w