Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
477,5 KB
Nội dung
Phần thứ hai QUYHOẠCHSỬDỤNGĐẤTCẤPTỈNHVÀCẤPHUYỆN CHƯƠNG III. SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNGQUYHOẠCHSỬDỤNGĐẤTCẤPTỈNHVÀCẤP HUYỆN. Chương III thuộc phần thứ hai đề cập đến vấn đề quyhoạchsửdụngđất ở cấptỉnhvàcấphuyện là hai cấpquyhoạch rất quan trọng. Nội dung của chương này gồm hai phần chính là : 1. Sự cần thiết phải lập quyhoạchsửdụngđất ở cấptỉnhvàcấp huyện. Cấptỉnh bao gồm các tỉnhvà thành phố trực thuộc Trung ương. Cấphuyện gồm các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã. Mục này đề cập đến vị trí, vai trò, sự cần thiết phải lập quyhoạchsửdụngđất ở cấptỉnhvàcấp huyện. 2. Nội dung chủ yếu của quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnhvàcấphuyện bao gồm 6 vấn đề lớn là : + Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. + Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế-xã hội gây áp lực lên đất đai. + Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sửdụng đất. + Đánh giá tiềm năng đất đai và xây dựng định hướng sửdụng đất. + Xây dựng các phương án quyhoạchsửdụng đất. + Xây dựng kế hoạchsửdụng đất. 1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUYHOẠCHSỬDỤNGĐẤTCẤP TỈNH, CẤP HUYỆN. 1.1 Vị trí, vai trò của quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnhvàcấp huyện. Trong điều 25 Luật đất đai 2003 quy định tiến hành quyhoạchsửdụngđất theo 4 cấp hành chính: cả nước, tỉnh, huyện, xã. Lập quyhoạch tiến hành theo trình tự từ trên xuống và sau đó lại được bổ sung hoàn chỉnh từ dưới lên. Đối với quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh : Quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong hệ thống quyhoạchsửdụng đất, nhằm đưa công tác quản lý đất đai có nề nếp, mang lại hiệu quả trên nhiều mặt cho đất nước và xã hội. Quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh do UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựngvà được Chính phủ trực tiếp phê duyệt. Trong hệ thống 4 cấp lập quyhoạchsửdụng đất, thì cấptỉnh có vị trí trung tâm và là khung sườn trung gian giữa vĩ mô và vi mô, giữa tổng thể và cụ thể, giữa Trung ương và địa phương. Quyhoạchsửdụngđất đai cấptỉnh tác động trực tiếp đến việc sửdụngđất của các Bộ, Ngành, các vùng trọng điểm, các huyệnvà một số dự án quyhoạchsửdụngđấtcấp xã mang tính đặc thù, vừa cụ thể hoá thêm, vừa bổ sung hoàn thiện quyhoạchsửdụngđất cả nước để tăng thêm sự ổn định của hệ thống quyhoạchsửdụng đất. Quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh còn là một công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai của tỉnh, thông qua tổ chức pháp quyền cấp tỉnh. Mặt khác, quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh sẽ tạo ra những cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tiếp nhận những cơ hội của các đối tượng từ bên ngoài đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Vị trí, vai trò của quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh có thể đưa ra sơ đồ biểu diễn quan hệ trong hệ thống quyhoạchsửdụngđất hiện nay (sơ đồ 3.1). Sơ đồ 3.1. Quan hệ hệ thống quyhoạchsửdụngđất 29 QHSDĐ cả nước và QHSDĐ vùng kinh tế QHSDĐ cấptỉnh QHSDĐ cấphuyện QHSDĐ cấp xã Quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh là tài liệu mang tính chất khoa học, vừa mang tính pháp lý, nó là hệ thống các biện pháp phân tích tổng hợp để hình thành các phương án và thông qua việc so sánh, lựa chọn để thực thi theo pháp luật và pháp lệnh của Nhà nước. Quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh được coi là hệ thống các giải pháp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể là đáp ứng nhu cầu sửdụngđất hiện tại và trong tương lai của các ngành trên địa bàn tỉnh, cũng như nhu cầu sinh hoạt của các đối tượng sửdụngđất trong xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả. Quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh phải tạo ra được những căn cứ mang tính khoa học và pháp lý nhất định để các ngành, các huyện trong tỉnh triển khai quyhoạchsửdụngđất của từng ngành, từng huyện. Quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh phải thực sự làm cơ sở của kế hoạchsửdụngđất 5 năm và hàng năm của tỉnh, hoặc là trực tiếp, hoặc gián tiếp (thông qua kế hoạchsửdụng đất) quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh là căn cứ để UBND tỉnh thực hiện thẩm quyền cụ thể của mình về giao đấtvà thu hồi đất, hoặc chuyển mục đích sửdụng của các loại đất. Đối tượng của quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh là các loại đất trong 3 nhóm đất theo Luật đất đai năm 2003 đã quy định. Đó là, nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Tuỳ theo đặc thù của từng tỉnh, mỗi loại đất này chiếm tỷ lệ khác nhau trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnhvà được chia nhỏ ra thành các nhóm đất khác nhau. Trong khi tiến hành quyhoạchsửdụng đất, cần cụ thể hoá và chi tiết hoá cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn vàtínhphân định các vùng trong tỉnh. Quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh được nghiên cứu xây dựng theo các thời kỳ phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của đất nước, mà cụ thể là của vùng lãnh thổ rộng lớn hơn. Theo đó, tự nó có tính chất riêng như là một biện pháp để không ngừng phát triển sửdụngquỹđất đai theo nghĩa tạo ra giá trị sửdụng mới ngày càng cao của đất. Quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh còn có vai trò định hướng sửdụngđất cho cấphuyệnvàcấp xã. Quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh trong một chừng mực nào đó mang tính chất tổng thể vĩ mô, do đó căn cứ vào quyhoạch sẽ cụ thể hoá một bước nữa trên địa bàn. Quyhoạch tổng thể sửdụngđất cả nước căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển xã hội mà xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng sửdụngđất cả nước, điều hoà quan hệ sửdụngđất giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đề xuất các chính sách, biện pháp, bước đi để khai thác, sửdụng bảo vệ và nâng cao tỷ lệ sửdụng đất, điều chỉnh cơ cấu sửdụngđấtvà thực hiện quy hoạch. Quyhoạch tổng thể sửdụngđấtcấptỉnh coi quyhoạchsửdụngđất của toàn quốc, của vùng làm căn cứ. Quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh là sự cụ thể hoá quyhoạch toàn quốc trong phạm vi của tỉnh mình. Các vấn đề cần giải quyết gồm: + Xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu sửdụngđất cho toàn tỉnh; + Điều hoà nhu cầu sửdụngđất của các ngành, xử lý mối quan hệ giữa khai thác, sửdụng cải tạo và bảo vệ; + Đề xuất cơ cấu, bố cục, phương thức sửdụngđất của tỉnhvà các chỉ tiêu sửdụngđấtvà các biện pháp để thực hiện quy hoạch. Đối với quyhoạchsửdụngđấtcấphuyện : Như ta đã biết, quyhoạchsửdụngđất là hệ thống quyhoạch nhiều cấp. Do sự phát triển của các vùng kinh tế không đồng đều, hiện nay hệ thống thông tin sửdụngđất chưa hoàn thiện, Nhà nước không thể có sự sắp xếp cụ thể cho từng vùng. Cùng với lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương còn có những lợi ích, cần phải do địa phương tự quyết định. Do vậy, xây dựngvà triển khai quyhoạchsửdụngđất cần phải phù hợp với các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước. Quyhoạch của cấp trên là cơ sở, là chỗ dựa cho quyhoạchsửdụngđấtcấp dưới, quyhoạchcấp dưới là sự kế tiếp và cụ thể hoá quyhoạchcấp trên. Quyhoạchsửdụngđấtcấphuyện làm cơ sở để quyết định lựa chọn cho việc đầu tư. Như vậy, đất đai thực sự sẽ được khai thác sửdụng vào mục đích cụ thể theo hướng ổn định, vững chắc của quyhoạchsửdụngđấtcấp tỉnh. Quyhoạchsửdụngđấtcấphuyện dưới sự chỉ đạo của UBND huyện căn cứ vào đặc tính của nguồn tài nguyên đấtvà mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế xã hội để giải quyết các vấn đề như: 30 + Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sửdụngđất của huyện; + Xác định quy mô, cơ cấu vàphân bố sửdụngđất của các ngành; + Xác định cơ cấu, phạm vi vàphân bố đất cho các công trình hạ tầng chủ yếu, đấtdùng cho nông - lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, đô thị, khu dân cư nông thôn, xí nghiệp công nghiệp, du lịch và nhu cầu đất đai cho các nhiệm vụ đặc biệt như khu bảo vệ - bảo tồn, khu vực an ninh, quốc phòng. Đề xuất chỉ tiêu có tính khống chế sửdụng các loại đất theo từng khu vực cho các xã trong huyện. Quyhoạchsửdụngđấtcấphuyện là nền tảng, thông qua việc khoanh định cụ thể các khu vực sửdụng với những chức năng khác nhau, trực tiếp khống chế và thực hiện nhu cầu sửdụngđất của các dự án cụ thể, cũng là điểm mấu chốt thực hiện quyhoạch của cấptỉnhvà cả nước. Quyhoạchsửdụngđấtcấphuyện ở nước ta là một cấp cơ bản trong hệ thống quyhoạchsửdụng đất, là cơ sở để cụ thể hoá quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnhvà cả nước, có tác dụng trực tiếp chỉ đạo và khống chế quyhoạchsửdụngđất của nội bộ các ngành, các xí nghiệp, kế thừa quyhoạchcấp trên và gợi ý cho quyhoạchcấp dưới. Quyhoạchsửdụngđấtcấphuyện là căn cứ, là định hướng cho việc xây dựngquyhoạchsửdụngđấtcấp xã. Do đó, phải được tổ chức dưới sự lãnh đạo chủ chốt của cấp huyện, có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều nhà khoa học, thực hiện một cách thiết thực, làm cho quyhoạch có tính khoa học, tính tiên tiến, tính thực tế, tính khả thi cao. Quyhoạchsửdụngđấtcấp tỉnh, cấphuyện là quyhoạch có tính dài hạn, có tính khống chế vĩ mô đối với đất đai trong một vùng hoặc một địa phương. Nghĩa là dựa vào đặc tính tự nhiên của đất, dự báo dài hạn về yêu cầu của kinh tế xã hội với đất đai nhằm xác định tư tưởng chiến lược, mục tiêu, phương hướng sửdụng đất, phân bố và xác định cơ cấu sửdụng đất, đề xuất các chỉ tiêu khống chế quy mô sửdụngđất cho các yêu cầu sửdụngđất của các ngành vàphân rõ ranh giơí, khu vực sửdụng đất, xác định phương châm, chính sách và biện pháp thực thi quy hoạch. Do đó, nó có tính tổng hợp rất mạnh, đề cập đến nhiều ngành, phạm vi khá rộng, tính chính sách cao. Xây dựng phương án quyhoạch cần có lượng tư liệu, thông tin rất lớn. Để có phương án quyhoạch phù hợp với thực tế, phù hợp với sự phát triển ngày càng mạnh của xã hội và có tính khả thi cao, việc thu thập tư liệu, đánh giá hiện trạng sửdụng đất, phân tích tính thích nghi của đất, đánh giá tiềm năng đất, đề xuất tư tưởng chiến lược sửdụng đất, dự báo các yêu cầu sửdụng đất, phân khu sửdụng đất, thiết kế và tổng hợp phương án quyhoạch phải luôn chú ý bảo đảm tính tổng hợp, so sánh. Phải dưới sự lãnh đạo của quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, có sự tham gia của các ngành, các cán bộ chuyên môn, kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp truyền thống với kỹ thuật hiện đại, phương pháp định tính với định lượng và đưa cơ chế phản hồi vào công tác quyhoạch làm cho quyhoạch có tính khoa học, thực tế vàtính quần chúng. 1. 2. Sự cần thiết phải lập quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnhvàcấp huyện. a. Sự cần thiết lập quyhoạchsửdụngđấtcấp tỉnh. Trong hệ thống chính quyền, cấptỉnh có đầy đủ quyền lực huy động vốn đầu tư, lao động vàđất đai để xây dựng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh một cách mạnh mẽ, vững chắc và ổn định lâu dài. Nếu có quyhoạchsử dụg đất đầy đủ và khoa học sẽ tạo ra bước đi phát triển đúng hướng vàđạt được kết quả tốt. Chính quyền cấptỉnh có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạchsửdụngđất trong địa bàn tỉnhvà là cấp trực tiếp được Chính phủ giao quyền quản lý đất đai trên lãnh thổ tỉnh. Luật đất đai và các văn bản sau luật đều quy định cụ thể quyền hạn quản lý, sửdụngđất đai của chính quyền cấp tỉnh, đó là: - Chính quyền cấptỉnh trực tiếp chỉ đạo lập quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnhvà trình Chính phủ phê duyệt quyhoạchsửdụngđấtcấp tỉnh. - Chính quyền cấptỉnh trực tiếp chỉ đạo lập và phê duyệt quyhoạchsửdụngđấtcấphuyệnvà một số dự án quyhoạchsửdụngđấtcấp xã, quyhoạchsửdụngđất của vùng trọng điểm. - Chính quyền cấptỉnh là cấp hành chính được quyền cho chuyển mục đích sửdụng các loại đất theo phâncấpvà đồng thời là cấp trình Chính phủ phê duyệt cho phép chuyển mục đích sửdụng các loại đất. - Cấptỉnh là cấp điều chỉnh, bổ sung quyhoạchsửdụngđất của cấp huyện. 31 Để thực hiện các quyền lực như trên về quản lý sửdụngvà thống nhất quản lý đất đai theo quy định nhất thiết phải tiến hành quyhoạchsửdụngđấtcấp tỉnh. Quyhoạchsửdụngđất đai cấptỉnh là sự định hướng sửdụngđất cho toàn bộ lãnh thổ do tỉnh quản lý, là cầu nối liên kết giữa các ngành sửdụngđất trên địa bàn tỉnh, đồng thời là bước định hướng quan trọng tới các quyhoạch cụ thể trên địa bàn huyện, các vùng trọng điểm để xây dựng kế hoạch giao cấp đất, tiếp nhận đầu tư lao động. Thiếu quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh sẽ vừa không phát huy được vai trò quan trọng của chính quyền trong hệ thống quản lý, quyhoạchsửdụng đất, vừa có thể gây ra những quyết định sai lầm về sửdụngđất của các ngành và gây thiệt hại cho lợi ích toàn xã hội. Căn cứ vào quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnh mang tính khoa học vàtính pháp lý, các ngành, các huyện trong tỉnh triển khai quyhoạchsửdụngđất cụ thể cho ngành mình, huyện mình. b. Sự cần thiết quyhoạchsửdụngđấtcấphuyệnHuyện là đơn vị hành chính được chia thành xã, thị trấn. Ngoài ra, cấphuyện bao ồm: quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Trong công tác quản lý đất đai theo các điều khoản Luật đất đai năm 2003, nhiệm vụ của cấphuyện thể hiện, đó là: - UBND cấphuyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạchsửdụngđất trên địa bàn quản lý. - Xét duyệt quyhoạchsửdụngđấtcấp dưới trực tiếp. - Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sửdụngđất đối với hộ gia đình, cá nhân, giao đất đối với cộng đồng dân cư. - Cấp giấy chứng nhận quyền sửdụngđất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sửdụngđất ở. Để thực hiện các nhiệm vụ theo hiến pháp và pháp luật, cần phải xây dựng các phương án quyhoạchsửdụngđất với cơ cấu đất hợp lý, khoa học vàđạt hiệu quả cao. Quyhoạchsửdụngđấtcấphuyện làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư, như vậy, đất đai sẽ thực sự được khai thác sửdụng vào những mục đích cụ thể theo hướng ổn định lâu bền. Do đó quyhoạchsửdụngđấtcấphuyện sẽ làm tăng tính ổn định, vững chắc của quyhoạchsửdụngđấtcấp tỉnh. Quyhoạchsửdụngđấtcấphuyện xác định các đặc điểm lãnh thổ của các tiểu vùng trong huyện, từ đó định hướng sửdụngđất cụ thể theo hướng chuyên môn hoá đi đôi với phát triển tổng hợp trong việc phát triển kinh tế-xã hội của các xã trong tiểu vùng, đảm bảo mối quan hệ chỉ đạo của quyhoạchsửdụngđấtcấphuyện đối với quyhoạchsửdụngđấtcấp xã. 1.3. Những căn cứ lập quyhoạchsửdụngđấtcấp tỉnh, cấp huyện. Xác định căn cứ để lập quyhoạchsửdụngđấtcấp tỉnh, cấphuyện có ý nghĩa quyết định tới nội dung, phương pháp vàtính pháp lý của quy hoạch. Các căn cứ này được xét theo các góc độ sau: 1. Các văn bản pháp quy : Căn cứ pháp lý quan trọng nhất của quyhoạchsửdụngđất đai là Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định " Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quyhoạchvà theo pháp luật, đảm bảo sửdụngđúng mục đích và có hiệu quả " (Điều 18 chương II). Phân phối vàphân phối lại đất đai theo quyhoạchvà kế hoạch là biện pháp quan trọng để thực hiện quyền sở hữu đất đai của Nhà nước, đảm bảo cho việc quản lý đất đai được thống nhất, đi vào nền nếp, quy chế chặt chẽ. Ở đây quyền định đoạt đất đai được thể hiện trực tiếp và cụ thể. Chỉ có thực hiện tốt các biện pháp quy hoạch, thì đất đai mới được sửdụng một cách hợp lý và tiết kiệm, đúng mục đích. Vì vậy Nhà nước phải quyhoạchvà kế hoạch hoá việc sửdụngđất đai. Luật đất đai quy định chế độ quản lý vàsử dụng, quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất. Luật đất đai năm 2003 đã xác định rõ tầm quan trọng của công tác quyhoạchsửdụng đất. Tại Điều 6 quy định quyhoạchsửdụngđất là một trong các nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai. Tại các Điều 22, 23, 25, 26 quy định căn cứ nội dung, trách nhiệm và thẩm quyền xét duyệt quyhoạchsửdụng đất. Quyhoạchvà kế hoạch hoá việc sửdụngđất có ý nghĩa rất lớn trong quản lý vàsửdụng đất. Ngoài việc đảm bảo cho việc sửdụngđất đai hợp lý và tiết kiệm, đảm bảo các mục tiêu nhất 32 định phù hợp với các quy định của Nhà nước, cần phải đồng thời tạo ra cho Nhà nước theo dõi, giám sát quá trình sửdụng đất. Để thực hiện Hiến pháp và Luật đất đai, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản dưới luật dưới dạng các nghị định, chỉ thị, thông tư, hướng dẫn của ngành, liên ngành để chỉ đạo công tác quyhoạchsửdụngđất các cấp. Các nghị quyết, quyết định do Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh, huyện ban hành cũng là những văn bản mang tính pháp lý để chỉ đạo việc xây dựngquyhoạchsửdụngđất ở địa phương. 2. Các tài liệu nghiên cứu dự báo và chiến lược phát triển Để xây dựngquyhoạchsửdụngđấtcấp tỉnh, huyện nhất thiết phải thu thập nghiên cứu các tài liệu sau: Tài liệu về chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể đối với cấp tỉnh: Tài liệu về đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước; quyhoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng, của tỉnh; quyhoạchsửdụngđất của cả nước, của vùng; Nghị quyết đại hội Đảng bộ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quyhoạchsửdụngđất đai cấphuyện phải căn cứ vào quyhoạchsửdụngđất đai của tỉnh, quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyệnvà Nghị quyết đại hội Đảng bộ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấphuyện về định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tài liệu mang tính chất chiến lược dài hạn như: Quy hoạh phát triển đô thị, các dự án quyhoạch phát triển của các Bộ, Ngành Trung ương trên địa bàn của tỉnh, huyện. Vì quyhoạch đô thị vàquyhoạchsửdụngđất có mối quan hệ điểm và diện, cục bộ và toàn bộ, nên sự sắp xếp quy mô dùng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng của hệ thống đô thị cần phải được điều hoà trong quyhoạchsửdụngđất đai, nó sẽ tạo ra điều kiện tốt nhất cho xây dựngvà phát triển đô thị Quan hệ giữa quyhoạchsửdụngđất với quyhoạch các ngành là mối quan hệ tương hỗ, vừa phát triển vừa hạn chế nhau, trong một khu vực không thể có sự sai khác về không gian và thời gian, quyhoạch các ngành là bộ phận hợp thành của quyhoạchsửdụng đất, cần phải có sự sắp xếp điều hoà giữa một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện, toàn cục và mặt khác là sự cụ thể hướng đầu tư, biện pháp bước đi về nhân tài, vật lực đảm bảo cho từng ngành phát triển. Tài liệu dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ liên quan đến việc sửdụngđất đai Hiện nay áp dụng trong lĩnh vực quyhoạchđất có thể sửdụng giải đáp của các bài toán về tổ chức lãnh thổ theo 3 dạng: dạng thứ nhất là tìm vị trí của những điểm ranh giới, diện tích nào đó, ví dụ như vị trí của khu dân cư hay trung tâm sản xuất đối với đường xá (ở đây là bài toán vận tải với mô hình lưới). Dạng thứ hai, xác định cơ cấu tài nguyên (các nhóm đất, các nhóm cây trồng nông nghiệp) dùng "bài toán đơn hình" là mô hình tuyến tính. Dạng thứ ba, tính toán các công việc để thực hiện những quyết định đã được thông qua (ví dụ cần thành lập các đơn vị sửdụngđất với kích thước khác nhau với mục đích là tối thiểu hoá các khoảng cách từ các cơ sở trung tâm đến các khoanh đất được sử dụng), có thể ứng dụng mô hình quyhoạch động để tìm giải pháp tối ưu. Trong công tác quyhoạchsửdụngđất các cấp, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến của hệ thống thông tin địa lý (GIS) để hệ thống hoá thông tin xây dựng các loại bản đồ, hỗ trợ lập các phương án quy hoạch, hiệu chỉnh quy hoạch, đồng thời lưu trữ, bổ sung, cập nhật, tra cứu dễ dàng phục vụ cho công tác phân tích và quản lý. 3. Các tài liệu khác Trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu quyhoạchsửdụngđất cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. Căn cứ vào kết quả điều tra, phân tích đánh giá hiện trạng sửdụng đất, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng lãnh thổ và căn cứ vào định mức sửdụngđất của các ngành, lĩnh vực tiến hành tính toán tổng hợp nhu cầu sửdụngđất vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh. 33 Để phương án có tính khả thi cao cần dựa vào việc đánh giá kết quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạchsửdụngđất của kỳ trước. 2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUYHOẠCHSỬDỤNGĐẤTCẤPTỈNHVÀCẤPHUYỆN 2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng nghiên cứu a. Đánh giá các điều kiện tự nhiên • Đánh giá vị trí địa lý Vị trí địa lý của một vùng lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng, có thể mang đến những lợi thế hoặc hạn chế đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của vùng. Vị trí địa lý được xác định theo toạ độ địa lý (kinh độ và vĩ độ). Tuy nhiên, cần xác định vị trí phân bố tương đối của vùng nghiên cứu so với các trung tâm hành chính – kinh tế, các trục giao thông quan trọng (đường sắt, đường bộ hoặc đường thuỷ của khu vực). Từ đó đánh giá các lợi thế và hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển các ngành kinh tế, sự hình thành các thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng khai thác sửdụngđất đai có hiệu quả cao. • Phân tích đặc điểm khí hậu Khí hậu là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng khai thác sửdụng có hiệu quả đất đai. Chúng ta đều biết rằng các các yếu tố lượng mưa, số giờ nắng, nhiệt độ, tổng tích ôn hàng năm, độ ẩm không khí, hướng và cường độ gió, lượng bốc hơi, sương mù, số ngày có sương muối và mưa đá là những yếu tố khí hậu có liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các cây trồng và các loại gia súc, gia cầm. Người ta có thể lợi dụng các đặc điểm khí hậu thời tiết để bố trí mùa vụ cây trồng hợp lý, tổ chức luân canh và thâm canh nhằm nâng cao hệ số quay vòng của đất, phát triển những loại cây – con đặc sản. Những kiến thức về các yếu tố khí tượng thuỷ văn còn giúp cho các nhà sản xuất tránh được những rủi ro, những nguy cơ thất bát, mất mùa. • Đánh giá điều kiện địa hình Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành các loại thổ nhưỡng, đến đặc điểm khí hậu, chế độ nước v.v… Trên các loại địa hình khác nhau hình thành các loại đất với những tính chất rất khác nhau. Do đó, trên các cấp địa hình khác nhau, ngành nông nghiệp nghiệp cần có cách tiếp cận không giống nhau. Trên đất dốc, địa hình được phâncấp theo độ dốc và độ cao tuyệt đối. Độ dốc địa hình được chia thành các cấp sau : Cấp I : dưới 3 0 Cấp II : từ 3 – 8 0 Cấp III : từ 8 – 15 0 Cấp IV : từ 15 – 25 0 Cấp V : trên 25 0 . Độ cao tuyệt đối thường được phâncấp như sau : Cấp I : dưới 100m Cấp II : từ 100 – 300m Cấp III : từ 300 – 700m Cấp IV : từ 700 – 1700m Cấp V : trên 1700m. Trên đất bằng địa hình tương đối được chia thành 5 cấp : cao, vàn cao, vàn, vàn thấp, trũng. Cần xác định diện tích và cơ cấu đất theo các cấp địa hình. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với những khoanh đất cụ thể. • Đánh giá đặc điểm hệ thống thuỷ văn Hệ thống thuỷ văn (sông, ngòi, suối, ao, hồ, đầm, nước ngầm) cũng là những yếu tố cần được nghiên cứu. Hệ thống thuỷ văn là nguồn lợi to lớn đối với sản xuất và đời sống của nhân dân vì đó vừa là nguồn cung cấp nước, vừa là nguồn tiêu thoát nước, vừa là nguồn cung cấp một lượng thuỷ sản quan trọng. Bên cạnh đó, hệ thống thuỷ văn cũng gây ra những tác hại khôn lường (lũ lụt, ngập úng, sự chia cắt lãnh thổ v.v…). Do đó, chúng ta cần nghiên cứu về sựphân bố hệ thống thuỷ văn, trữ lượng và chất lượng nước, thuỷ chế của các dòng sông, khả năng khai thác sửdụng vào các mục đích khác nhau. • Phân tích khái quát về nguồn gốc phát sinh các loại đất Về mặt thổ nhưỡng cần nghiên cứu các vấn đề sau : - Đặc điểm hình thành, đặc điểm phân bố của các loại và nhóm đất theo phát sinh học, tổng hợp diện tích theo các loại và nhóm đất. 34 - Tính chất đặc trưng các loại đất (tính chất vật lý, hoá học và sinh học). - Các thay đổi lớn về môi trường đất có ảnh hưởng đến việc tổ chức sửdụng có hiệu quả đất đai. b. Đánh giá khái quát về mặt kinh tế các tài nguyên thiên nhiên • Tài nguyên đất đai Tài nguyên đất đai được đánh giá theo số lượng, chất lượng và mức độ thích hợp đối với các mục đích sửdụng khác nhau. Theo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ, tài nguyên đất đai được phân chia ra theo các mục đích sửdụng nông nghiệp, phi nông nghiệp vàđất chưa sử dụng. Căn cứ vào diện tích và cơ cấu các loại đất trên có thể đánh giá về mức độ hợp lý và hiệu quả khai thác sửdụngđất hiện nay. Chất lượng đất được đánh giá theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng (thông qua các chỉ tiêu vật lý, hoá học và sinh học của đất), theo đó đất được phâncấp theo các chỉ tiêu thành các mức độ tốt, xấu khác nhau. Trên cơ sở tài liệu thổ nhưỡng tiến hành đánh giá mức độ thích hợp của từng khoanh đất theo các mục đích sửdụng nông - lâm nghiệp đối với 6 loại hình sửdụngđất chính là : đất chuyên trồng lúa, đất chuyên màu, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ, đất nuôi trồng thuỷ sản vàđất trồng rừng. Mức độ thích hợp đất đai được chia thành 4 cấp : thích hợp cao, thích hợp trung bình, thích hợp thấp và không thích hợp. • Tài nguyên nước Tài nguyên nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) được đánh giá theo vị trí phân bố, trữ lượng, chất lượng nước và khả năng khai thác phục vụ các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. • Tài nguyên rừng Tài nguyên rừng bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, mỗi loại trên lại được chia thành 3 nhóm : rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Mỗi nhóm rừng trên cần được đánh giá theo diện tích, cơ cấu và trữ lượng. Đồng thời cần đánh giá chất lượng rừng theo sản lượng, chủng loại cây rừng (rừng gỗ quý, gỗ tạp hay rừng tre nứa), theo khả năng khai thác, đánh giá theo chức năng bảo vệ đất chống xói mòn v.v… Ngoài thực vật, khi nghiên cứu tài nguyên rừng cần đề cập đến các loại động vật, đặc biệt là các loài quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ của Việt Nam. Cần làm rõ về số loài, khu vực phân bố, nguồn thức ăn, các hiểm hoạ đối với chúng. Bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm cũng là một nhiệm vụ quan trọng của công tác quyhoạchsửdụng đất. • Tài nguyên khoáng sản Về tài nguyên khoáng sản, cần xác định được các loại khoáng sản có trong vùng nghiên cứu, vị trí phân bố, độ sâu, trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản và khả năng khai thác công nghiệp. • Tài nguyên nhân văn Tài nguyên nhân văn của vùng nghiên cứu bao gồm các vấn đề như : tôn giáo, dân tộc, các danh nhân, phong tục tập quán, các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam thắng cảnh, các ngành nghề truyền thống của địa phương. Tài nguyên nhân văn là một trong những vốn quý của mỗi địa phương. Nếu được tôn tạo, bảo vệ và khai thác một cách hợp lý thì chúng có thể mang lại những nguồn thu đáng kể. • Cảnh quan và môi trường Khi nghiên cứu vấn đề cảnh quan cần làm rõ về các loại hình cảnh quan, vị trí phân bố, những biến đổi trong thời gian gần đây, khả năng khai thác vào mục đích du lịch sinh thái, đồng thời xác định nhu cầu bảo vệ các cảnh quan. Về môi trường, cần làm rõ thực trạng môi trường chung, hệ sinh thái khu vực, các tác nhân gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm hiện tại và nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí, đất đai, nguồn nước, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục. 35 2.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai a. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế, xã hội * Thực trạng phát triển kinh tế Thực trạng phát triển kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau : - Chỉ tiêu GDP và tốc độ tăng trưởng hàng năm, trong đó phân tích theo cơ cấu giá trị sản xuất của ba nhóm ngành : nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ. Cần phân tích rõ về tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vòng 10-15 năm trở lại đây, những thuận lợi và thách thức chủ yếu. - Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của từng nhóm ngành như : quy mô sản xuất, khối lượng sản phẩm làm ra, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, thị trường tiêu thụ, khả năng cạnh tranh v.v… - Tính toán các chỉ tiêu bình quân : Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm trên 1 đơn vị quy mô, trên 1 lao động, thu nhập bình quân trên 1 nhân khẩu. - Phân tích khả năng tài chính của địa phương, các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. * Đặc điểm dân số, lao động và việc làm Về mặt xã hội, cần phân tích đặc điểm dân số, tốc độ gia tăng dân số trong những năm gần đây, cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc, độ tuổi, theo giới tính, theo thành phần kinh tế, dân số đô thị và nông thôn. Về lao động, cần xác định số lượng lao động, điều tra phân tích về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, thu nhập bình quân, các nguồn thu nhập, vấn đề đào tạo nghề. * Thực trạng phát triển vàphân bố các khu dân cư Mạng lưới điểm dân cư là yếu tố lãnh thổ quan trọng nhất có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên đất đai và lao động. Khi nghiên cứu mạng lưới điểm dân cư cần làm rõ về hình thức định cư (phân tán hay tập trung), đánh giá phân loại các điểm dân cư theo các chỉ tiêu sau : - Vai trò và ý nghĩa của điểm dân cư. - Quy mô dân số và số hộ. - Diện tích đất khu dân cư. - Vị trí phân bố so với các trung tâm kinh tế và các trục giao thông chính. Trên cơ sở đó phân chia các điểm dân cư hiện trạn thành 3 nhóm : - Nhóm I : các điểm dân cư tiếp tục mở rộng và phát triển trong tương lai. - Nhóm II : các điểm dân cư hạn chế phát triển. - Nhóm III : các điểm dân cư sẽ phải di dời. * Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản, hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, các công trình phục vụ mục đích công cộng, giáo dục, y tế, dịch vụ thương mại, du lịch, văn hoá, thể thao, bưu chính viễn thông v.v… Cần điều tra về loại, số lượng, chất lượng công trình, đặc tính kỹ thuật, khả năng phục vụ, vị trí phân bố, diện tích chiếm đất. Đánh giá về mức độ hợp lý, về tính hiệu quả của các công trình. b. Phân tích áp lực đối với đất đai • Áp lực từ sự gia tăng dân số Cần phân tích theo các chỉ tiêu sau : - Tính toán tốc độ gia tăng dân số hàng năm, bao gồm tỷ lệ tăng tự nhiên và biến động cơ học. - Phân tích mức độ gia tăng dân số theo nhân khẩu nông nghiệp và phi nông nghiệp, theo nhân khẩu đô thị và nông thôn, theo các vùng đặc thù. - Phân bố dân cư theo các vùng trọng điểm. Dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng của các nhu cầu lương thực, thực phẩm, tiêu dùng trong xã hội, đòi hỏi phải có thêm nhiều đất cho sản xuất nông nghiệp. Dân số tăng làm cho nhu cầu đất ở cũng tăng theo, dẫn đến xu thế đất nông nghiệp tiếp tục bị giảm do chuyển một phần diện tích sang đất ở. Cần tính toán phần diện tích đất hàng năm phải đáp ứng cho nhu cầu đất ở và xây dựng các công trình văn hoá, xã hội. 36 • Áp lực từ sự tăng trưởng kinh tế Áp lực của sự tăng trưởng kinh tế có thể nhận thấy từ các góc độ sau : - Áp lực từ sự phát triển của các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, thuỷ lợi, xây dựng, du lịch, nghỉ mát, văn hoá, thể thao v.v Do nhu cầu phát triển, hàng năm đã có một phần diện tích khá lớn đất nông nghiệp được chuyển sang cho các nhu cầu phi nông nghiệp. Tuy rằng đây là một xu thế tất yếu của sự phát triển song cần có sự điều tiết hợp lý của Nhà nước, đảm bảo duy trì đất sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định để đảm bảo an ninh lương thực. - Các chính sách mới về phát triển kinh tế xã hội gây áp lực về cường độ sửdụngđất : + Khuyến khích làm giàu bằng các con đường hợp pháp và chính đáng, cho phép tích tụ đất đai ở một mức nhất định. + Chính sách mở cửa hợp tác liên doanh với nước ngoài đã tạo điều kiện hình thành hàng loạt doanh nghiệp, thu hút nhiều lao động, cải thiện đời sống cho một bộ phận nhân dân, song cũng làm mất đi một số diện tích đất nông nghiệp. + Chính sách gọi vốn đầu tư, khuyến khích các cá nhân tham gia đầu tư và thừa nhận 6 quyền của chủ sửdụngđất đai. + Tác động mạnh mẽ của ngành kinh doanh bất động sản. Đây là một ngành còn non trẻ nhưng rất có tiềm năng ở nước ta. Cần tính toán phần diện tích đất bị trưng dụng trung bình hàng năm trong những năm qua cho các nhu cầu phi nông nghiệp. • Áp lực từ sự phát triển của các đô thị Sự phát triển theo hướng đô thị hoá là một xu thế phát triển tất yếu. Các đô thị được mở rộng và nâng cấp, do đó nhiều diện tích bị trưng dụng cho nhu cầu này. Số dân cư nông nghiệp trở thành thị dân (dân cư phi nông nghiệp) ngày càng tăng. Do đó, cần nghiên cứu thực trạng, quy mô và xu thế phát triển của các thành phố về số dân, về xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng, công nghiệp, quy mô và triển vọng phát triển của các thị xã, thị trấn, thị tứ, các vùng ven đô. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ và gây áp lực to lớn đối với đất đai, đòi hỏi phải có những biện pháp giải quyết phù hợp. 2.3. Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sửdụngđất đai a. Đánh giá tình hình quản lý đất đai Tình hình quản lý quỹđất được đánh giá theo các nội dung quản lý nhà nước về đất đai : 1. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sửdụngđấtvà tổ chức thực hiện các văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá vàphân hạng đất, lập bản đồ địa chính. 4. Quản lý quyhoạchvà kế hoạch hoá việc sửdụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. 6. Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sửdụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất. 7. Thống kê, kiểm kê đất đai. 8. Quản lý tài chính về đất đai. 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sửdụngđất trong thị trường bất động sản. 10. Quản lý, giám sát việc thi hành quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất. 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. 12. Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý vàsửdụng đất. 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Đánh giá khái quát về việc thực hiện 13 nội dung trên, đặc biệt là việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp, lấn chiếm đất. Rút ra kết luận về những mặt làm được, những mặt chưa làm được về quản lý đất đai. 37 b. Đánh giá mức độ biến động đất đai Tình hình biến động đất đai nên đánh giá theo chu kỳ 5 năm, khớp với các kỳ kiểm kê và tổng kiểm kê đất đai, từ đó tính toán so sánh mức độ biến động của từng loại đất qua các thời kỳ. Một vấn đề rất quan trọng là phải tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân dẫn đến các biến động đó (kể cả nguyên nhân khách quan và chủ quan). Lập biểu chu chuyển sửdụngđất qua các thời kỳ, đặc biệt là giai đoạn 5 năm gần đây nhất. Đánh giá chung tình hình chu chuyển sửdụng các loại đất. c. Đánh giá hiện trạng sửdụngđất đai Hiện trạng sửdụngđất của các địa phương được mô tả theo mẫu biểu quy định thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện trạng sửdụngđất được phân tích theo mục đích sử dụng, theo thành phần kinh tế và theo các đơn vị hành chính cấp dưới. Theo mục đích sử dụng, cần đánh giá thực trạng của từng quỹđất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp vàđất chưa sử dụng). Mỗi loại đất trên cần đánh giá theo diện tích, tỷ lệ phần trăm cơ cấu, so sánh đối chiếu với toàn vùng hoặc các địa phương có các điều kiện tương đồng để từ đó nhận định về tính hợp lý trong phân bổ quỹ đất. Theo thành phần kinh tế, cần xác định rõ diện tích và cơ cấu đất của các đối tượng sửdụng như : hộ gia đình và cá nhân, các tổ chức kinh tế, nước ngoài và liên doanh với nước ngoài, UBND xã quản lý và các đối tượng khác. Phân tích tính hiệu quả sửdụngđất trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn 5 năm gần đây nhất. Hiệu quả sửdụngđất đai được phân tích theo các chỉ tiêu sau : - Tỷ lệ sửdụngđất là tỷ lệ của phần diện tích đất đai đang được khai thác sửdụng vào các mục đích kinh tế khác nhau so với tổng diện tích tự nhiên và được tính theo công thức : 100* TN HTN P PP − = α Trong đó : α : Tỷ lệ sửdụngđất đai. P T N : Tổng diện tích tự nhiên P H : Diện tích đất chưa sửdụng - Tỷ lệ sửdụng các loại đất được tính theo công thức sau : 100* TN i i P P = β Trong đó : β i : Tỷ lệ sửdụng của loại đất i. P i : Diện tích sửdụng của loại đất i. - Độ che phủ được tính theo công thức sau : 100* TN QR P PP + = γ Trong đó : γ : Độ che phủ đất. P R : Diện tích đất có rừng. P Q :Diện tích trồng cây lâu năm - Hệ số sửdụngđất được tính theo công thức sau : C G P P K = Trong đó : P G : Tổng diện tích gieo trồng cả năm. P C : Tổng diện tích đất canh tác hàng năm. - Giá trị tổng sản phẩm tính trên môt đơn vị diện tích đất nông nghiệp : N ha P GO G = Trong đó : G ha : Tổng giá trị sản phẩm tính trên 1 ha đất nông nghiệp. GO : Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. P N : Tổng diện tích đất nông nghiệp. 38 [...]... trình bày vị trí và vai trò của quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnhvàcấphuyện ? Câu 2 : Hãy trình bày sự cần thiết phải lập quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnhvàcấphuyện ? Câu 3 : Hãy trình bày các căn cứ để xây dựng quy hoạchsửdụngđấtcấp tỉnh vàcấphuyện Câu 4 : Hãy trình bày nội dung đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnhvàcấphuyện ? Câu 5 :... kế hoạchsửdụng các loại đất theo các mục đích sửdụng cho các tổ chức, cá nhân sử dụngđất Kế hoạchsửdụngđất được xây dựng dưới hai hình thức : kế hoạchsửdụngđất 5 năm và kế hoạchsửdụngđất hàng năm Để xây dựng kế hoạchsửdụngđất 5 năm, trước hết cần phân chia mốc thời gian quyhoạch theo các kỳ kế hoạch 5 năm khớp với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước Kế hoạchsửdụng đất. .. nội dung đánh giá thực trạng phát triển kinh tế, xã hội gây áp lực lên đất đai trong quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnhvàcấphuyện ? Câu 6 : Hãy trình bày nội dung đánh giá tình hình quản lý vàsửdụngđất trong QHSD đấtcấptỉnhvàcấphuyện ? Câu 7 : Hãy trình bày nội dung xây dựng phương án quyhoạchsửdụngđấtcấptỉnhvàcấphuyện ? 42 ... tiết cho các quỹđất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp vàđất chưa sử dụng) Kế hoạchsửdụngđất hàng năm được xây dựng chi tiết cho 1 – 2 năm đầu của kỳ kế hoạchsửdụngđất 5 năm thứ nhất Trên cơ sở kế hoạchsửdụngđất 5 năm sẽ xây dựng biểu chu chuyển đất đai chi tiết theo các kỳ kế hoạchvà cho cả thời kỳ quyhoạch 41 Lập dự toán chi thu tài chính theo phương án quyhoạchsửdụng đất, trong đó... định hướng sửdụngđất của các ngành Trung ương và địa phương d Xây dựng định hướng sửdụngđất Định hướng sửdụngđất của các ngành được xây dựng dựa trên các căn cứ sau : - Căn cứ vào kế hoạchvà chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước, của vùng và khu vực - Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường - Căn cứ vào hiện trạng sửdụngđấtvà kết quả... bản đồ cần phải có gồm bản đồ hiện trạng sửdụng đất, bản đồ quyhoạchsửdụng đất, các bản đồ chuyên đề như bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ kết quả đánh giá đất, bản đồ quyhoạch giao thông, thuỷ lợi v.v Các loại bản đồ trên cần được xây dựng ở tỷ lệ thích hợp 2.6 Xây dựng kế hoạchsửdụngđất Nhu cầu về đất của các tổ chức, cá nhân sửdụngđất trong cả giai đoạn quyhoạch sẽ được tổng hợp theo các mốc thời... hoá đất nước, nâng cao độ phì nhiêu và hệ số sửdụngđất 4 Về mặt xã hội và môi trường, quyhoạchsửdụngđất đai phải đảm bảo độ che phủ thực vật của các hệ sinh thái bền vững, phải đáp ứng được nhu cầu tăng lên về đất ở và chất lượng của môi trường sống, đặc biệt chú ý đến tác dộng môi trường của quá trình sửdụngđất để công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhất là ở các khu vực mới phát triển Quyhoạch sử. .. Thuế sửdụng đất, thuế chuyển quy n sửdụng đất, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ, tiền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sửdụng đất, thu từ đấu giá quy n sửdụngđất ở + Các khoản chi gồm có : chi đền bù đất đai khi lấy đất làm nhà ở, lấy đất cho các nhu cầu xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, phát triển công nghiệp, cho xây dựng các công trình công cộng và cho... trong việc tổ chức sửdụngđất đai của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phương Phương án quyhoạchsửdụngđất là kết quả hoạt động thực tiễn của hệ thống bộ máy quản lý nhà nước kết hợp với những dự báo có cơ sở khoa học cho tương lai Quản lý đất đai thông qua quyhoạchvà kế hoạchsửdụngđất vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát huy quy n dân chủ của... của từng khoanh đất cụ thể đối với từng loại hình sửdụngđất Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp đất đai là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất hướng sửdụngđất cho tương lai Lập bản đồ đánh giá mức độ thích hợp của từng khoanh đất b Xây dựng hệ thống quan điểm khai thác, sử dụngđất đai Quyhoạchsửdụngđất trong mọi trường hợp phải quán triệt các quan điểm chủ đạo sau đây : 1 Đất đai nằm trong . quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đối với quy hoạch sử dụng đất cấp xã. 1.3. Những căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện. Xác định căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp. quy n cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và một số dự án quy hoạch sử dụng đất cấp xã, quy hoạch sử dụng đất của vùng trọng điểm. - Chính quy n cấp tỉnh. hiện quy hoạch của cấp tỉnh và cả nước. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ở nước ta là một cấp cơ bản trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất, là cơ sở để cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và