1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo biện pháp thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, biện pháp xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Vậy để xây dựng được một tập thể vững mạnh thì một trong những công việc tôi thấy cần thiết là ‘XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ VỚI HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM”.. Giáo viên chủ nhiệm là người được hiệu

Trang 1

1 1

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2

2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3

2.1 Cơ sở lý luận 3

2.2 Thực trạng của vấn đề 4

2.3 Các biện pháp tiến hành 5

2.4 Hiệu quả của vấn đề 16

3 KẾT THÚC VẤN ĐỀ 17

3.1 Ý nghĩa của đề tài 17

3.2 Bài học kinh nghiệm và kiến nghị: 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 2

1 ĐẶT VẤN ĐỀ.

Không riêng gì nước ta mà ở hầu hết các nước trên thế giới, vấn đề giáo dục đạo đức học sinh ngày càng trở thành mối quan tâm của các nhà sư phạm, các nhà văn lớn cũng như các nhà quản lí giáo dục và xã hội

Ở nước ta, cùng với những thay đổi về xã hội, tâm lí về nhiều mặt, vấn

đề chủ nhiệm trong nhà trường đã trở thành vấn đề có ý nghĩa chính trị xã hội, trước mắt cũng như về lâu dài Vấn đề này được Đảng và Nhà nước quan tâm Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi

cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước;

có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả

Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9) Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời

kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “

Bên cạnh đó, thời đại công nghệ mạng phát triển, các em phụ thuộc nhiều vào thế giới mạng nên dần xa lánh các mỗi quan hệ không cùng trang lứa, mà GVCN được xem như người gần gũi nhất với các em Vậy để xây dựng được một tập thể vững mạnh thì một trong những công việc tôi thấy cần

thiết là ‘XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ VỚI HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM” Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài này!

Trang 3

2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

2.1 Cơ sở lí luận.

Giáo viên chủ nhiệm là người được hiệu trưởng bổ nhiệm, là người tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp, các hoạt động tập thể và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác giáo dục đạo đức, lối sống và chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt của lớp mình được quy định tại Quyết định số 16/QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông

Giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trường học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục và dạy dỗ học sinh

Lớp học có nền nếp, học sinh chăm ngoan cũng nhờ một phần rất lớn ở cái tài của giáo viên chủ nhiệm

Các thầy cô chủ nhiệm lớp ở các trường đang làm đúng vai trò, nhiệm

vụ của giáo viên chủ nhiệm được quy định trong Điều lệ trường học:

Như việc xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh

Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn; Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh…

Trang 4

Các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ

hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

Tuổi thiếu niên là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” ,điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh

mẽ về cơ thể, điều kiện sống, hoạt động…của các em

2.2 Thực trạng của vấn đề.

Bản thân tôi cảm thấy công tác chủ nhiệm vô cùng nan giải Nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo một em học sinh, là nền móng

để cho các em lớn lên và trưởng thành, trở thành một người có năng lực và phẩm chất đạo đức chuẩn mực Vì vậy mục đích các biện pháp, giải pháp của

đề tài này là muốn tạo mối quan hệ tốt với học sinh để rèn các kĩ năng sống, giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức cho các em học sinh nói chung và các

em học sinh của lớp mình đang chủ nhiệm nói riêng Sao cho cuối năm đạt kết quả cao trong mọi lĩnh vực

Thuận lợi:

Về phía giáo viên:

Trang 5

-Được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ kịp thời của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể về công tác chủ nhiệm

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhà trường có bốn phòng trình chiếu truy cập in-ter-net cũng tạo nên một thuận lợi không nhỏ trong quá trình chủ nhiệm

- Phòng giáo dục tạo điều kiện sinh hoạt chuyên đề theo cụm cũng tạo cho giáo viên giao lưu học hỏi kinh nghiệm

Về phía học sinh:

- Đa số học sinh thuộc khu vực trung tâm thị trấn, có điều kiện tiếp cận thông tin trên các trang mạng xã hội nên việc chủ nhiệm cũng gặp thuận lợi

Khó khăn:

- Là lứa tuổi có nhiều biến động, nên việc tiếp cận để tìm hiểu tâm tư của các em tương đối khó

Qua chủ nhiệm nhiều năm, đặc biệt là hai năm gần đây, khi yêu cầu ngày càng cao về phát triển năng lực học sinh, tôi đã áp dụng khá thành công việc tạo mối quan hệ tốt với học sinh lớp chủ nhiệm để giáo dục đạo đức cho các em

2.3 Các biện pháp tiến hành.

Năm học 2021-2022 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9a1, là một lớp

có lực học khá giỏi Qua một thời gian, bản thân tôi nhận thấy lớp học luôn có chuyển biến tốt, và sau đây là một số giải pháp tôi đã vận dụng và thấy có hiệu quả tốt trong việc giáo dục tâm lí cho học sinh

Trang 6

Các biện pháp, giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm thì rất nhiều và

đa dạng, nhưng bản thân tôi xin được đúc kết lại với các nội dung chính, quan trọng nhất, cụ thể như sau:

2.3.1 Triển khai công tác xây dựng nề nếp đầu năm: Công tác xây dựng

nề nếp lớp học là nhiệm vụ hàng đầu của một giáo viên chủ nhiệm, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên cần phải đưa tập thể lớp đi vào nề nếp ngay từ đầu năm, thì lớp học đó mới đạt được nhiều thành tích trong suốt năm học Để làm tốt công tác xây dựng nề nếp của lớp, tôi hướng tới thực hiện những việc làm sau:

a) Nắm thông tin học sinh: Việc nắm các thông tin của học sinh đầu năm là rất cần thiết Có được thông tin học sinh giúp cho giáo viên chủ nhiệm phục

vụ cho việc ghi chép hồ sơ giáo viên, nắm được hoàn cảnh gia đình, lực học của năm trước, việc liên lạc với gia đình các em,…Vì thế ngay từ đầu năm, tôi đã làm Phiếu ghi thông tin học sinh, phát cho từng em, hướng dẫn các em ghi đầy đủ, rõ ràng, sau đó thu lại để phục vụ cho công tác chủ nhiệm lớp của mình

b) Xử lý thông tin:

Sau khi thu phiếu điều tra, tôi đã có đầy đủ các thông tin của học sinh, phục vụ cho những việc sau:

+ Ghi chép vào hồ sơ: Tôi đã ghi chép đầy đủ thông tin cần thiết vào sổ theo dõi chất lượng, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc với gia đình học sinh…

Trang 7

+ Xếp chỗ ngồi học sinh: Tôi cho các em tự chọn chỗ ngồi phù hợp vì nếu được học với một tâm lí thoải mái, học sinh sẽ cảm thấy vui vẻ và học tập tích cực hơn Tuy nhiên với một cam kết là không làm mất trật tự trong giờ học + Trao đổi, chia sẻ: Tôi chủ động đến gặp một số em, để hỏi thăm thêm về gia đình, hoàn cảnh sống thường ngày của gia đình,…động viên, chia sẻ, giúp đỡ

c) Bầu ban cán sự lớp: Bầu ban cán sự lớp là việc cần làm ngay từ đầu năm, đây là một trong những điều kiện để các em thể hiện mình, có ý thức tự quản tốt, có ý thức đi vào nề nếp Do đó tôi đã sắp xếp thời gian hợp lý nhất, cho các em tổ chức bầu ban cán sự lớp theo quy định, chọn ra những em có năng lực tốt để đảm nhận nhiệm vụ của lớp giao phó, sau đó phân công nhiệm

vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban cán sự

2.3.2 Xây dựng mối quan hệ thầy – trò:

Tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể: Tham gia các hoạt động tập thể giúp cho các em rất nhiều về kĩ năng sống, các em có cơ hội thể hiện mình trước đám đông, thể hiện những tài năng, năng lực và kĩ năng giao tiếp của mình Chính vì thế trong công tác chủ nhiệm, tôi luôn chú trọng việc tham gia, tổ chức cho các em hoạt động tập thể theo quy định, lịch của trường, lớp Các giờ hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động thể dục thể thao, vui chơi, múa hát,…tôi đều tạo điều kiện cho các em được luyện tập, tham gia đầy đủ và có hiệu quả nhất Ví dụ trong phong trào xây dựng Trường học xanh-sạch-đẹp an toàn, tôi cho các em tự bàn bạc, lên ý tưởng và cùng nhau thiết kế, tạo nên mô hình trang trí cây xanh độc đáo trong sân trường

Trang 9

Từ đầu năm, tôi cho các em viết thư hoặc vẽ tranh về “Ước mơ của em” Tôi muốn nắm được ước mơ của các em như là cách để các em bộc lộ tâm tư, tình cảm.Tôi khá bất ngờ trước những lá thư mà các em bộc lộ ước mơ: Có em vẽ tranh, có em chỉ viết ngắn gọn rằng em không dám ước mơ… Qua những bức thư đó, tôi có thể hiểu được phần nào tâm lí của học sinh mình

Trang 11

12

Trang 12

thư để gửi cho GVCN, tôi đã đọc và hồi âm cho các em bằng những trang thư tay cùng với những bí mật chỉ cô trò mới biết

Ngoài ra, tôi cũng thường tương tác với các em qua mạng xã hội, trao đổi, nhắn tin thường xuyên với các em Những điều khó nói trực tiếp thì qua tin nhắn cũng dễ bộc lộ hơn

Tạo cho các em được niềm tin để các em chia sẻ những điều riêng tư là bước đầu thành công trong việc giáo dục các em, bởi có được mối quan hệ tốt, các em sẽ cố gắng để không làm cho giáoviên phải buồn lòng Tôi thường không quát mắng học sinh mà luôn lắng nghe: vì sao các em lại làm như thế?

Sau đây là một ví dụ khi xử lí học sinh vi phạm nội quy:

Trang 13

Khi đã yêu thương các em thật lòng thì có thể cảm hóa các em dễ dàng hơn, một học sinh đã từng bất mãn gia đình, bỏ nhà đi mà giờ đã nói lời hối hận thì thât đáng yêu thương nhiều hơn:

Trang 14

Và đây là một ví dụ rất đáng yêu của học sinh lớp tôi:

Trang 15

17

Trang 16

những học sinh đặc biệt, đó là những em đặc biệt về hoàn cảnh, tính cách Vì

là học sinh đặc biệt nên chúng ta cần có biện pháp đặc biệt hơn Vẫn lấy câu:

“Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng” để giáo duc học sinh Chính vì lẽ đó mà tôi được rất nhiều học sinh tin yêu Đó cũng chính là hạnh phúc của một nhà giáo

2.4 Hiệu quả của giải pháp:

Sau khi thực hiện các biện pháp trên, lớp chủ nhiệm đã đạt được một số kết quả tương đối tốt:

+ Tỉ lệ chuyên cần đạt trên 99%

+ Duy trì sĩ số: 100%

+ Đạt giải nhì phong trào “Trang trí cây xanh xây dựng trường học Xanh-sạch-đẹp-an toàn”

+ Kết quả xếp loại hai mặt của lớp 9a1:

Học lực:

Giỏi: 23HS - 53.49%

Khá: 19HS - 44.19%

TB: 1HS - 2.33%

Hạnh kiểm:

Tốt: 38HS - 88.37%

Khá: 4HS - 2.33%

Trang 17

3 KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

3.1 Ý nghĩa của đề tài.

Tóm lại, công việc chủ nhiệm có nhiều khó khăn nhưng cũng mang lại nhiều niềm vui cho người làm nghề giáo Khi chúng ta có được sự tin yêu của các em thì mỗi lần đến lớp, nhìn thấy ánh mắt ngây thơ của các em thì chúng

ta có thêm nhiều động lực để gắn bó và hi sinh với nghề Và ngược lại, khi các em đã tin tưởng và yêu thương cô giáo thì các em cũng sẽ cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui Tôi hạnh phúc khi mỗi lần đi trên sân trường, nghe tiếng học sinh bảo nhau: “Cô mình kìa!” Đó là điều mà chỉ giáo viên chủ nhiệm mới có!

Trên đây là một số ví dụ tôi đã thực hiện trong quá trình chủ nhiệm

mà theo tôi sẽ gây cho học sinh thêm hứng thú, làm cho các em cởi mở hơn trong việc giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, với người lớn tuổi Vì thế

có thể áp dụng đề tài này cho nhiều lớp khác và với bất kỳ đối tượng học sinh nào, ở trường THCS nào trong huyện

3.2 Bài học kinh nghiệm và kiến nghị.

Để thực hiện đề tài đạt hiệu quả cần có nhiều yếu tố:

Trước hết, người giáo viên cần phải có tâm huyết với nghề, với trẻ Qua đó giáo viên cũng cần mở lòng cho các em tâm sự, cần tạo ra nhiều hoạt động cho các em cùng tham gia Thật sự yêu thương học sinh, đối xử với các em bằng tình yêu và sự công bằng

Trang 18

Về phía học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên luôn chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp và có thái dộ sẵn sàng hợp tác với thầy cô để các buổi học học đạt hiệu quả

Với nhà trường và các cấp quản lý, tôi kính mong có sự đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất Tạo nhiều sân chơi cho học sinh khám phá chính mình Ngoài tổ chức các hội thảo để giáo viên được gặp gỡ, trao đổi

và học hỏi kinh nghiệm với các giáo viên trong huyện thì có thể mở rộng giao lưu học hỏi với các giáo viên huyện khác

Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã sử dụng đối với lớp 9a1, Trường THCS Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có thể áp dụng thành công hơn

Trang 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo Giáo dục Việt Nam ngày 24/11/2019

2 Những việc cần làm của giáo viên chủ nhiệm: Trang Hoa Tiêu.VN

Ngày đăng: 10/10/2024, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w