1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luật tốt nghiệp hình sự hoá hành vi quấy rối tình dục Đối với người từ Đủ 16 tuổi trở lên

62 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Sự Hoá Hành Vi Quấy Rối Tình Dục Đối Với Người Từ Đủ 16 Tuổi Trở Lên
Tác giả Nguyễn Lê Hạnh Trang
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 480,02 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của tài (10)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (11)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài (12)
  • 5. Kết cấu đề tài (13)
  • CHƯƠNG I......................................................................................................1 (14)
    • 1.1 Khái quát về hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi (14)
      • 1.1.1 Khái niệm về quấy rối tình dục và các biểu hiện của hành vi quấy rối tình dục (14)
      • 1.1.2 Sự khác biệt giữa hành vi quấy rối tình dục và quan hệ tình dục hợp pháp (18)
      • 1.2.1 Đối với nạn nhân và gia đình nạn nhân (18)
      • 1.2.2 Đối với xã hội (19)
    • 1.3 Thực trạng quấy rối tình dục đối với người đủ 16 tuổi trở lên ở Việt (21)
      • 1.3.1 Khái quát tình trạng quấy rối tình dục đối với người đủ từ 16 tuổi trở lên ở Việt Nam (21)
      • 1.3.2 Thực trạng nhận thức và báo cáo về quấy rối tình dục tại cộng đồng 11 (23)
      • 1.3.3 Những thách thức và hạn chế trong xác định và đối phó với hành vi này (24)
      • 1.4.1 Quy định của Bộ luật hình sự 2015 (26)
      • 1.4.2 Quy định của Bộ luật lao động 2019, pháp luật hành chính và các quy định khác có liên quan (33)
    • CHƯƠNG 2....................................................................................................24 (35)
      • 2.1 Khái quát về hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên (35)
      • 2.2 Cơ sở khoa học của việc hình sự hoá hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên ở Việt Nam (37)
      • 2.3 Kinh nghiệm của các nước trong việc hình sự hoá hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên (43)
        • 2.4.1 Kiến nghị hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên (49)
        • 2.4.2 Kiến nghị khác (56)
  • KẾT LUẬN....................................................................................................50 (60)

Nội dung

Hiện nay, pháp luật hình sự chỉ quy định về tội dâm ô đối với người dưới16 tuổi – là một dạng của quấy rối tình dục , mà chưa quy định quấy rối tìnhdục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lê

Tính cấp thiết của tài

Hành vi quấy rồi tình dục ngày càng trở nên phức tạp và đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống pháp luật hiện nay, đặc biệt là khi liên quan đến người từ đủ 16 tuổi trở lên, với sự gia tăng đáng kể của Hành vi quấy rồi tình dục và sự phổ biến của nó trong xã hội đã đặt ra thách thức lớn đối với khả năng xử lý pháp lý của hệ thống Việc nghiên cứu về cách HS hóa hành vi này có thể giúp hiểu rõ hơn về những khó khăn và còn sót trong pháp luật hiện tại Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do quy định pháp luật về xử lý hành vi này hiện nay chưa thật sự nghiêm minh, chưa đủ sức trừng trị, răn đe nên khó thực hiện được mục đích phòng ngừa một cách hiệu quả

Việc hiểu rõ về cách mà hành vi này được hình sự hóa, đặc biệt là khi liên quan đến những người từ đủ tuổi pháp lý, không chỉ giúp bảo vệ quyền tự do cá nhân mà còn tạo ra những cơ hội để cải thiện hiệu quả của hệ thống pháp luật Nghiên cứu sẽ giúp xác định những biện pháp cụ thể để đảm bảo rằng họ không chỉ được bảo vệ mà còn được đối xử công bằng và nhận được sự hỗ trợ pháp lý khi cần thiết

Trong thời gian qua, quy định pháp luật liên quan đến hành vi quấy rối tình dục được đặc biệt quan tâm và liên tục bổ sung để đáp ứng nhu cầu xã hội Theo luật hiện hành, hành vi quấy rối tình dục nơi công cộng sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng Nếu hành vi diễn ra tại nơi làm việc, người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, thậm chí chấm dứt hợp đồng theo Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2019 Luật An ninh mạng 2018 (sửa đổi) cũng bổ sung các hình phạt cho hành vi quấy rối tình dục trên môi trường mạng.

2020) có quy định về bảo vệ quyền lợi cá nhân, bao gồm cả trường hquấy rối tình dục trực tuyến

1 “Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn,cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.”

Hiện nay, pháp luật hình sự chỉ quy định về tội dâm ô đối với người dưới

16 tuổi – là một dạng của quấy rối tình dục , mà chưa quy định quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này cho thấy pháp luật hình sự nước ta chưa phản ánh đầy đủ biểu hiện khách quan của tội phạm trong thực tế, chưa theo kịp diễn biến của tội phạm để kịp thời hình sự hóa những hành vi nguy hiểm cho xã hội Trong bối cảnh vi phạm diễn ra phổ biến, mức độ nguy hiểm cao, tác động lớn đến toàn xã hội, tác giả cho rằng việc hình sự hóa quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên là cần thiết, xuất phát từ một số cơ sở như: (i) thách thức trong hệ thống pháp (ii) bảo vệ nạn nhân và quyền tự do cá nhân (iii) ảnh hưởng xã hội và tâm lý (iv) cải tiến pháp luật và nhận thức cộng đồng (v) đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “ HÌNH SỰ HÓA HÀNH VI

Đề tài khóa luận tốt nghiệp có tính cấp thiết khi tình trạng quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên ngày càng gia tăng phức tạp ở Việt Nam Nó có ý nghĩa về mặt khoa học pháp lý trong việc cung cấp các kiến thức và phân tích về tội phạm này, góp phần nâng cao nhận thức và công tác phòng ngừa Ngoài ra, đề tài này cũng có ý nghĩa thực tiễn khi cung cấp các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn nạn quấy rối tình dục, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị hại.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chính của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của yêu cầu hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên tại Việt Nam Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật cũng như thực tiễn xử lý hành vi này khoá luận sẽ đưa những đề xuất về việc hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của Đề tài, tác giả đã tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau tùy vào đối tượng và mục đích nghiên cứu của từng vấn đề, trong đó có các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp phân tích: đóng vai trò quan trọng và được sử dụng xuyên suốt đề tài nhằm phân tích tìm hiểu các vấn đề lý luận về hành vi quấy rồi tình dục, hình sự hóa và các quy định của pháp luật về xử hành vi vi phạm này, cũng như đưa ra những đề xuất, kiến nghị theo mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra

Phương pháp tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt đề tài, nhằm tổng kết xâu chuỗi các vấn đề từ lý luận đến thực tiễn; tổng hợp để rút ra các kết luận cho mục, chương và toàn bộ nội dung đề tài

Phương pháp so sánh là công cụ hữu hiệu để phân biệt hành vi quấy rối tình dục với hành vi xâm phạm tình dục đã được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).

Phương pháp thống kê: được sử dụng để tập hợp các quy định pháp luật có liên quan cũng như các số liệu, báo cáo làm cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh giá một cách tổng quan về thực trạng quấy rối tình dục hiện nay

Việc áp dụng cụ thể các phương pháp này chỉ mang tính tương đối, bởi trong quá trình triển khai, tùy từng vấn đề, nội dung trình bày mà đề tài luôn kết hợp đan xen các phương pháp nghiên cứu với nhau nhằm đặt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.

Kết cấu đề tài

Ngoài“phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm ba (02) chương:

Chương 1: Khái quát về hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên và quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam

Chương 2: Hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên ở Việt Nam và các kiến nghị.”

Khái quát về hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi

1.1.1 Khái niệm về quấy rối tình dục và các biểu hiện của hành vi quấy rối tình dục

Trong lịch sử, các biểu hiện tương tự của quấy rối tình dục (QRTD) sớm được chú trọng và đề cập trong mục “Phân biệt giới tính” tại khoản VII của Đạo luật Nhân quyền được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1964 Năm 1979, cụm từ “QRTD” lần đầu xuất hiện trong sách “Chuyện QRTD của những nữ công nhân” của tác giả về pháp lý và nữ quyền Catherine MacKinnon.“Tuy nhiên, phạm vi của QRTD trong sách chỉ dùng để chỉ những phụ nữ bị lạm dụng, ép đổi tình dục lấy tiền lương hoặc công việc Cuốn sách không đề cập đến việc những nam công nhân cũng có thể bị quấy rối Do đó, cách nhìn nhận này cũng có phần phiến diện 2 Sau đó, định nghĩa về QRTD chính thức được đưa ra bởi Ủy ban về Cơ hội việc làm bình đẳng tại Mỹ vào năm 1980 Theo đó, Ủy ban về Cơ hội việc làm bình đẳng tại Mỹ định nghĩa QRTD là những hành vi (HV) thể hiện tình dục (TD) không nhận được sự đồng tình của người bị lạm dụng, tạo ra một môi trường làm việc thù địch, đáng sợ hoặc xúc phạm 3 ”

Trải qua quá trình phát triển, các tổ chức quốc tế đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về HV QRTD Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), QRTD là một

HV dựa trên tình dục và không được hoan nghênh, gây khó chịu cho người

2 Daniela Acquadro Maran, Antonella Varetto, Cristina Civilotti, “Sexual Harassment in the Workplace: Consequences and Perceived Self-Efficacy in Women and Men Witnesses and Non-Witnesses”, Behavioral Sciences Journal, No 12 (326), 2022, pp 1.

3 Nhật Đăng, “QRTD” có từ bao giờ?”, https://thanhnien.vn/quay-roi-tinh-duc-co-tu-bao-gio-185473323.htm,truy cập ngày 12/3/2023 nhận, để QRTD tồn tại thì phải có hai điều kiện trên 4 Trong khi đó, Nghị viện châu Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu định nghĩa QRTD là HV không mong muốn bằng lời nói, phi lời nói hoặc thể chất có tính chất tình dục, với mục đích gây ảnh hưởng tới nhân phẩm con người, đặc biệt là khi tạo ra một

HV đe dọa, thù địch, môi trường xuống cấp, sỉ nhục hoặc xúc phạm 5 Theo Liên Hợp Quốc, QRTD bao gồm các HV về tình dục không được hoan nghênh như đụng chạm thân thể, theo đuổi tán tỉnh, những nhận xét mang tính màu sắc tình dục, thể hiện các văn hóa phẩm khiêu dâm và đòi hỏi tình dục bất kể bằng lời nói hay hành động và HV này có thể làm nhục hoặc ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe, mang tính phân biệt đối xử khi có cơ sở tin rằng việc từ chối sẽ gây ra các bất lợi liên quan đến công việc của người bị quấy rối 6

Quan niệm về QRTD“ở mỗi quốc gia là khác nhau do có sự khác biệt về văn hóa, chính trị, kinh tế xã hội Theo tổ chức CARE, có đến 10 nhóm HV QRTD từ nhẹ đến nặng, đó là: đùa giỡn, bình luận về tình dục khi người khác không muốn nghe; yêu cầu ai đó gửi hình ảnh khỏa thân hoặc gửi cho người khác những hình ảnh thô tục; ép ai đó hẹn hò với mình hết lần này đến lần khác cho dù người đó đã từ chối; hỏi những câu nhạy cảm về QHTD; dùng những tiếng động hoặc cử chỉ mời gọi; nhìn chằm chằm vào những bộ phận tế nhị; đặt và gọi những cái tên không phù hợp; gạ gẫm QHTD; bắt một người nào đó thực hiện những hành động mà họ không muốn 7 ”Hay theo Đạo luật Việc làm và Nhà ở công bằng 8 thì QRTD gồm nhiều dạng HV gồm: tuổi tác

(40 trở lên), tổ tiên, màu da, tín ngưỡng , từ chối nghỉ phép chăm sóc gia đình và y tế, khuyết tật (tinh thần và thể chất) bao gồm HIV và AIDS, tình trạng

4 ILO, “Sexual Harassment at work”, www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/ -dgreports/ gender/documents/ briefingnote/wcms_738115.pdf, truy cập ngày 17/3/2023

5 Chỉ thị số 2006/54/EC ngày 05/8/2006

6 “General Recommendation No 19”, www.refworld.org/docid/52d920c54.html, truy cập ngày 17/3/2023

7 Phương Thanh, “Nhận diện những HV QRTD”, https://vtv.vn/doi-song/nhan-dien-nhung-hanh-vi-quay-roi- tinh-duc-20180514195047347.htm, truy cập ngày 17/3/2023

8 The Fair Employment and Housing Act (California Government Code Section 12900-12951 & 12927-

12928 & 12955 - 12956.1 & 12960-12976) hôn nhân, tình trạng y tế (đặc điểm ung thư và di truyền), nguồn gốc quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, giới tính và khuynh hướng tình dục 9

Mặc dù các tổ chức quốc tế trên có tính chất và mục tiêu hoạt động khác nhau, nhưng nhìn chung các hành động của các tổ chức đều hướng tới con người, vì sự bảo vệ và phát triển của con người, do đó, các định nghĩa về QRTD của các tổ chức quốc tế có nét tương đồng Đó là những HV có tính chất tình dục hướng tới một người mà người đó không hoan nghênh (unwelcome), không mong muốn (unwish), không chấp nhận (unaccept) gây xúc phạm, làm nhục, đe dọa hoặc tạo ra môi trường thù địch

Tại Việt Nam, QRTD là vấn đề khá nhạy cảm, còn nhiều e dè, kín đáo khi được nhắc đến Điều này một phần xuất phát từ văn hóa của phương Đông nói chung, khi những chuẩn mực đạo đức được xem trọng, coi khinh những ham muốn về vật chất, thể xác, bản năng do đó, tình dục luôn được xem là vấn đề riêng tư, kín đáo Điều này ảnh hưởng đến thái độ của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng với vấn đề tấn công, QRTD Dưới góc độ ngôn ngữ, “quấy rối” là “làm cho rối loạn, mất sự yên ổn, bình lặng” 10 “Tình dục” là “nhu cầu tự nhiên của con người về quan hệ tính giao” 11 “QRTD” là bất cứ lời nói, cử chỉ, hành động hay không hành động nào của người này mà khiến người khác phải nghĩ đến chuyện “dê”, “dâm”,

“dục” hoặc nghĩ đến các bộ phận nhạy cảm của cơ thể người không đúng lúc, không đúng nơi, không đúng hoàn cảnh… 12

Dưới góc độ pháp lý, hiện nay chưa có khái niệm chung về HV QRTD. Thay vào đó, pháp luật định nghĩa QRTD tại nơi làm việc là HV có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận 13 Các trường hợp được xem là QRTD tại nơi làm việc và chỉ có giá trị áp dụng trong môi trường lao động, bao gồm:

Federal law prohibits discrimination based on various protected characteristics, including age (40 and over), ancestry, color, creed, denial of family and medical care leave, disability (mental and physical, including HIV and AIDS), marital status, medical condition (including cancer and genetic characteristics), national origin, race, religion, sex, and sexual orientation These immutable characteristics are considered to be inherent to an individual's identity and are thus protected from discrimination in employment, housing, public accommodations, and other areas of public life.

10 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, tr 814

11 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 996

12 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 1026

13 Khoản 9 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019

“a) HV mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục’ b) QRTD bằng lời nói gồm trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc ngụ ý tình dục; c) QRTD phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày; miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử” 14

Trên thực tế, HV quấy rối không chỉ diễn ra ở nơi làm việc mà còn có thể xuất hiện tại bất kỳ đâu, như nơi công cộng, trên môi trường mạng Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hiện nay chưa có điều khoản nào định nghĩa tổng quan về HV QRTD Điều này ít nhiều gây nên những khó khăn nhất định trong việc nhận diện, đấu tranh, phòng, chống HV QRTD khi HV này diễn ra ngoài môi trường lao động

Qua khảo cứu các nghiên cứu học thuật, tác giả nhận thấy tại Việt Nam, QRTD thường được hiểu là thái độ có liên quan đến giới tính của một hay nhiều người nào đó, được thể hiện bằng lời nói, hành động hoặc ngôn ngữ thân thể với một hay nhiều người khác (có thể cùng hoặc khác giới), gây tổn thương đến phẩm giá của họ hoặc tạo ra môi trường có tính dọa dẫm, bất ổn, khó chịu, thù địch, hạ thấp, lăng nhục, xúc phạm họ QRTD thường được thể hiện dưới ba hình thức là: i QRTD ngôn ngữ (gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó); ii QRTD thể chất (liên quan đến các hình thức đụng chạm, những tiếp xúc cơ thể không mong muốn); iii QRTD phi ngôn ngữ (bao“gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của ngón tay…) 15 ”

QRTD có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi, vùng miền Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu

HV QRTD đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên Căn cứ các giải thích trên, có

Thực trạng quấy rối tình dục đối với người đủ 16 tuổi trở lên ở Việt

1.3.1 Khái quát tình trạng quấy rối tình dục đối với người đủ từ 16 tuổi trở lên ở Việt Nam

Dưới góc độ học thuật,“hình sự (HS) hóa là việc biến một HV vốn không bị pháp luật xử lý hoặc chỉ bị xử lý bằng một chế tài khác và nhẹ thành một

Hành vi trái pháp luật bị xử lý bằng chế tài hình sự - loại chế tài nặng nhất Khi nói đến hình sự hóa, có thể hiểu rằng: một vấn đề không mang bản chất hình sự hoặc ít tính hình sự, nhưng bằng cách nào đó, nó đang tiến đến tính chất hình sự.

18 Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa-Nxb Tư pháp, tr.

HS hóa“với tư cách là một quá trình của hoạt động sáng tạo pháp luật

Do loại HV tiêu cực trước đây chỉ dừng ở mức trái đạo đức hoặc vi phạm các luật khác không còn đủ sức ngăn chặn, cùng với sự xuất hiện của HV mới có tính nguy hiểm nghiêm trọng hơn và lên án về mặt đạo đức, đồng thời bị dư luận phản ứng gay gắt, các nhà làm luật đã nhận thấy nhu cầu quy định các biện pháp cưỡng chế về HS để ngăn chặn loại HV này.

Như vậy,“HS hóa một HV được hiểu là HV đó trước đây không bị pháp luật HS cấm, hoặc dù bị pháp luật HS cấm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội của HV chưa đến mức phải áp dụng loại chế tài nặng hơn, thì trong hoàn cảnh mới, khi tình hình kinh tế - xã hội thay đổi, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của HV tăng lên Vì vậy, Nhà nước cần phải điều chỉnh, chế tài áp dụng cần phải điều chỉnh chế tài áp dụng phải được nghiêm khắc hơn – đó là lúc việc HS hóa được đặt ra và tiến hành 20 ”

Trên thực tế, “HS hóa” là thuật ngữ không chỉ sử dụng trong quy trình lập pháp như được phân tích ở trên mà còn xuất hiện trong quá trình áp dụng pháp luật Những năm gần đây thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta đã xuất hiện hiện tượng khá phổ biến là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì nhiều lý do khác nhau khi giải quyết sự xung đột, mâu thuẫn giữa những quan hệ xã hội đã áp dụng không đúng các quy định pháp luật Kết quả của việc áp dụng pháp luật này dẫn đến thực trạng oan, sai mà các phương tiện thông tin đại chúng đã sử dụng thuật ngữ “HS hóa” để đặt tên cho chúng Do đó, cần phải có sự minh định giữa thuật ngữ “HS hóa” dưới góc độ áp dụng

19 Lê Cảm (2005), “HS hóa và phi HS hóa: những vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số

20 Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa, HS hóa, phi HS hóa những HV xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường đại học

Luật Thành phố Hồ Chí Minh pháp luật và HS hóa trong quy trình lập pháp – thuật ngữ mà đề tài nghiên cứu

HS hóa là thuật ngữ pháp lý dùng để mô tả hiện tượng lạm dụng pháp luật hình sự để giải quyết các quan hệ xã hội đáng lẽ nên được giải quyết bằng các quy phạm pháp luật phi hình sự như pháp luật dân sự, kinh tế, hành chính Nói cách khác, HS hóa là quá trình "biến cải" các quan hệ kinh tế, dân sự thành các quan hệ pháp luật hình sự.

Xét về bản chất thì HS hóa trong hoạt động áp dụng pháp luật là kết quả tiêu cực xuất phát từ hoạt động thực tiễn của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền Như vậy, “HS hóa” trong áp dụng pháp luật và HS hóa trong quy trình lập pháp là hai khái niệm có nội hàm khác nhau Trong phạm vi khóa luận này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề HS hóa trong quy trình lập pháp.

Căn cứ các phân tích trên, có thể hiểu HS hóa HV QRTD đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên là việc thông qua văn bản pháp lý HS, nhà làm luật quy định HV QRTD đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên là tội phạm và quy định sự trừng phạt bằng các chế tài HS đối với các chủ thể thực hiện HV phạm tội đó

1.3.2 Thực trạng nhận thức và báo cáo về quấy rối tình dục tại cộng đồng

Thực tế, tại Việt Nam, khi bị quấy rối nạn nhân đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà không dám lên tiếng, hay tố cáo đến cơ quan chức năng Nạn nhân của QRTD thường gặp khó khăn trong việc phản kháng, hoặc họ chỉ có phản kháng yếu ớt Thông tin thống kê cho thấy rằng chỉ có khoảng hơn 20% số người bị quấy rối có phản ứng, trong đó chỉ có 1,5% nói chuyện với gia đình hoặc bạn bè và 11% báo cáo với cơ quan chức năng, trong khi phần lớn lựa chọn giữ im lặng Điều này dẫn đến việc những kẻ quấy rối tiếp tục hành vi của họ mà không hề nhận thức được rằng đó là không chỉ là không đạo đức mà còn là vi phạm pháp luật” 21 Có thể nhận thấy, lý do nạn nhân không tố cáo là: (i) nạn nhân thường bị đổ lỗi với những lý do như “không có lửa làm sao có khói”, mặc quần áo bó, mặc quần áo ngắn…; (ii) chế tài xử lý HV

QRTD chưa đủ răn đe, khiến các HV QRTD được xem chỉ là trò đùa vui 22

Theo“nghiên cứu của Tổ chức Action Aid, tỷ lệ phụ nữ ở Việt Nam từng bị quấy rối từ lời nói khiếm nhã cho đến hiếp dâm là 87%, con số này thậm chí còn cao hơn so với các nước như Ấn Độ, Campuchia và Bangladesh Số liệu này là một điều đáng buồn trong một quốc gia luôn tôn trọng và bảo tồn giá trị truyền thống Nhiều người vẫn cho rằng những lời nói và hành động của họ, dù có tính chất khiếm nhã, chỉ là trò đùa vô tư.”

Biểu đồ tỉ lệ phụ nữ từng bị quấy rối tại một số quốc gia châu Á - ảnh:

1.3.3 Những thách thức và hạn chế trong xác định và đối phó với hành vi này Đối phó với HV QRTD đòi hỏi sự chú trọng đặc biệt đến việc xây dựng và thực thi các quy định pháp lý hiệu quả Một trong những thách thức lớn nhất đối diện trong lĩnh vực này là sự mơ hồ trong việc định nghĩa và phân biệt các HV QRTD, cần yêu cầu một khung pháp lý rõ ràng và chi tiết Điều

21 Ban Thời sự, “87% phụ nữ Việt Nam từng bị quấy rối”, Đài truyền hình Việt Nam, link truy cập: https://vtv.vn/xa-hoi/87-phu-nu-viet-nam-tung-bi-quay-roi-20230523130250247.htm

22 ACDC, 2018 này không chỉ giúp xác định chính xác HV cần bị xử lý mà còn cung cấp hướng dẫn cụ thể cho cả nạn nhân và thủ phạm về hậu quả pháp lý của các hành động của họ

Ngoài ra, trong những vấn đề chính là nhận thức của cộng đồng, nơi có thể tồn tại sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu lầm về HV QRTD, dẫn đến sự chần chừ hoặc không chắc chắn trong việc báo cáo và xử lý các trường hợp Rào cản ngôn ngữ và văn hóa, đặc biệt trong các cộng đồng đa dạng, cũng làm phức tạp việc giao tiếp và hiểu biết về quy định pháp lý.

HÌNH SỰ HOÁ HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 16 TUỔI TRỞ LÊN Ở VIỆT NAM VÀ

2.1 Khái quát về hình sự hóa hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên

Dưới góc độ học thuật, HS hóa là việc biến một HV vốn không bị pháp luật xử lý hoặc chỉ bị xử lý bằng một chế tài khác và nhẹ thành một HV bị pháp luật xử lý bằng chế tài HS - loại chế tài nặng nhất và cơ sở của HS hóa là việc đánh giá lại tính chất nguy hiểm của HV nào đó

HS hóa với“tư cách là một quá trình của hoạt động sáng tạo pháp luật

HS, nhà làm luật thấy rằng: a) Nếu áp dụng các biện pháp trừng phạt pháp lý từ ngành luật khác ít nghiêm ngặt hơn luật HS thì không còn đủ khả năng để ngăn chặn một số loại HV tiêu cực mà trước đây chỉ được coi là HV phi đạo đức hoặc vi phạm pháp luật khác (và chỉ cần áp dụng chế tài pháp lý được quy định trong ngành luật tương ứng ít nghiêm khắc hơn luật HS) là đủ sức ngăn chặn b) Loại HV nào đó tuy mới xuất hiện và mặc dù trước đây chỉ bị coi là HV trái đạo đức hoặc vi phạm pháp luật khác, nhưng do tính nguy hiểm cho xã hội lớn, nghiêm trọng hơn và tương đối phổ biến hơn nên đến nay việc thực hiện cả hai loại HV đó đều bị lên án về mặt đạo đức, bị dư luận xã hội phản ứng gay gắt hơn và chính vì vậy, - cần phải quy định các biện pháp cưỡng chế về HS tương ứng với việc thực hiện các HV đó.”

Như vậy,“HS hóa một HV được hiểu là HV đó trước đây không bị pháp luật HS cấm, hoặc dù bị pháp luật HS cấm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội của HV chưa đến mức phải áp dụng loại chế tài nặng hơn, thì trong hoàn cảnh mới, khi tình hình kinh tế - xã hội thay đổi, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của HV tăng lên Vì vậy, chính sách của Nhà nước cần phải điều chỉnh, chế tài áp dụng cần phải điều chỉnh chế tài áp dụng phải được nghiêm khắc hơn – đó là lúc việc HS hóa được đặt ra và tiến hành.”

Trên thực tế, “HS hóa” là thuật ngữ không chỉ sử dụng trong quy trình lập pháp như được phân tích ở trên mà còn xuất hiện trong quá trình áp dụng pháp luật Những năm gần đây thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta đã xuất hiện hiện tượng khá phổ biến là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì nhiều lý do khác nhau khi giải quyết sự xung đột, mâu thuẫn giữa những quan hệ xã hội đã áp dụng không đúng các quy định pháp luật Kết quả của việc áp dụng pháp luật này dẫn đến thực trạng oan, sai mà các phương tiện thông tin đại chúng đã sử dụng thuật ngữ “HS hóa” để đặt tên cho chúng Do đó, cần phải có sự minh định giữa thuật ngữ “HS hóa” dưới góc độ áp dụng pháp luật và HS hóa trong quy trình lập pháp – thuật ngữ mà đề tài nghiên cứu

Dưới góc độ áp dụng pháp luật, HS hóa là một cách sử dụng ngôn ngữ thường xuất hiện trong sách báo pháp lý và các thông tin đại chúng, dùng để chỉ thực trạng tiêu cực, áp dụng sai pháp luật, đó là quá trình “biến cải” các quan hệ kinh tế, dân sự… thành các quan hệ pháp luật HS Nói cách khác,

HS hóa trong thực tiễn là áp dụng pháp luật HS để giải quyết các quan hệ xã hội đáng lẽ chỉ cần áp dụng các quy phạm pháp luật phi HS (như: pháp luật dân sự, pháp luật kinh tế, pháp luật hành chính…) để giải quyết

Xét về bản chất thì HS hóa trong hoạt động áp dụng pháp luật là kết quả tiêu cực xuất phát từ hoạt động thực tiễn của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền Như vậy, “HS hóa” trong áp dụng pháp luật và HS hóa Atrong quy trình lập pháp là hai khái niệm có nội hàm khác nhau Trong phạm vi khóa luận này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề HS hóa trong quy trình lập pháp.

Căn cứ các phân tích trên, có thể hiểu HS hóa HV QRTD đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên là việc thông qua văn bản pháp lý HS, nhà làm luật quy định HV QRTD đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên là tội phạm và quy định sự trừng phạt bằng các chế tài HS đối với các chủ thể thực hiện HV phạm tội đó.

2.2 Cơ sở khoa học của việc hình sự hoá hành vi quấy rối tình dục đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên ở Việt Nam

Thứ nhất, HS hóa HV QRTD đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền con người

Quyền con người luôn là mục tiêu phấn đấu của tất cả loài người tiến bộ Quyền con người được bảo đảm và gắn liền với sự phát triển của xã hội. Theo Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền (The Universal Declaration of Human Rights) được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1948 thì: “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái” và “Ai cũng có quyền yêu cầu tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận” Thông qua đó, các quyền con người như quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, cư trú; quyền tự do tình dục đều được ghi nhận và bảo vệ Các quyền con người này đều được các quốc gia tHVên trên thế giới cụ thể hóa vào hệ thống pháp luật của nước mình

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và bảo vệ quyền con người Hiến pháp năm 2013 đã dành hẳn một chương với hơn 30 điều luật quy định cụ thể về quyền con người, quyền công dân Trong đó, khoản 1 Điều

20 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”

Các HV QRTD không những gây nên đau đớn, tổn thương nghiêm trọng cho nạn nhân, mà còn là HV suy đồi đạo đức, trái thuần phong mỹ tục,mất trật tự trị an xã hội, tạo tâm lý hoang mang lo sợ trong nhân dân Điều này đã xâm phạm nghiêm trọng đến các quyền cơ bản của con người, như:quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm… Do đó, để bảo đảm các quyền con người, QRTD cần được đánh giá là HV nguy hiểm cho xã hội, cần được pháp luật HS nói chung và BLHS nói riêng quy định là tội phạm và phải bị trừng trị nghiêm khắc thông qua việc áp dụng trách nhiệm HS, hình phạt tương xứng Việc quy định tội QRTD trong BLHS chính thức hóa các giá trị xã hội của tự do tình dục nói riêng và quyền con người nói chung Theo đó, các HV QRTD sẽ bị coi là tội phạm và trừng trị nghiêm khắc Quyền con người chỉ thực sự trở thành quyền tự nhiên được bảo vệ khi được hệ thống pháp luật công nhận và thừa nhận. Nếu không có sự thừa nhận từ phía pháp luật và thể chế, những quyền này không thể trở thành quyền thực sự và sẽ không được xã hội tôn trọng và bảo vệThứ hai, HS hóa HV QRTD đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên xuất phát từ yêu cầu xây dựng chế tài tương xứng với mức độ nguy hiểm của HV

Thực tiễn cho thấy tình trạng QRTD đang ngày càng xuất hiện một cách lộ liễu, trắng trợn, tuy đã có những trường hợp bị xử phạt hành chính, nhưng kết quả của việc xử phạt chưa phản ánh đúng bản chất và mức độ nghiêm trọng của HV vi phạm Mặc dù, BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định HV dâm ô là tội phạm, nhưng HV này chỉ mới là một trong số các hình thức thể hiện của QRTD Mặt khác, BLHS cũng giới hạn phạm vi bảo vệ, khi chỉ phòng ngừa và chống lại các HV dâm ô với người dưới 16 tuổi Như vậy hiện nay, trong luật HS Việt Nam, không có cơ sở pháp lý nào để xử lý bằng biện pháp HS đối với HV QRTD không mong muốn mà con người phải trải qua Điều này đã dẫn đến nhiều bất cập trong thực tiễn xử lý tội phạm như sau:

Thứ ba, việc xử lý HV QRTD chưa phản ánh đúng bản chất của HV phạm tội, dẫn đến sự hạn chế trong việc bảo vệ quyền của nạn nhân

Ví dụ giả sử 01: Khoản 22h ngày 08/6/2012 V đang đi xe thì bị một nhóm người khống chế, kéo đến một tấm tôn ở giữa cánh đồng cỏ V ngay lập tức bị ba đối tượng lột hết quần áo và thay phiên nhau nghịch ngợm, sờ soạng khắp cơ thể anh Trong khi một người thực hiện hành vi đồi bại, hai người khác giữ chặt tay anh, không cho anh kháng cự Sau đóV bị nhóm đối tượng đâm một vết ở đùi phải trúng động mạch và một vết đâm khác ở vùng ngực,xuyên thủng phổi Thời điểm xảy ra vụ án là khi BLHS năm 1999 đang còn hiệu lực Bởi vì Bộ luật này không quy định HV dâm ô người từ đủ 16 tuổi trở lên là tội phạm, nên HV sờ soạng cơ thể anh V không thể truy cứu trách nhiệm HS Tuy nhiên, giả sử trường hợp vụ án xảy ra vào thời điểm hiện nay, khi BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực, thì vấn đề định tội danh đối với HV tấn công tình dục trên vẫn không thay đổi Như vậy, do hoạt động HS hóa trong BLHS năm 2015 đã chưa bao quát hết các trường hợp xâm hại tình dục trong thực tiễn, nên qua ngần ấy năm vẫn chưa bảo vệ được nhân phẩm, danh dự, quyền tự do tình dục của con người một cách đầy đủ trong mọi hoàn cảnh

Ngày đăng: 09/10/2024, 15:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Phạm Văn Tư (2022), “Ứng phó với QRTD của trẻ vị thành niên”, Tạp chí Tâm lý học, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng phó với QRTD của trẻ vị thànhniên
Tác giả: Phạm Văn Tư
Năm: 2022
23. Lê Cảm (2005), “HS hóa và phi HS hóa: những vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: HS hóa và phi HS hóa: những vấn đề lý luận cơbản
Tác giả: Lê Cảm
Năm: 2005
16. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin Khác
17. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng Khác
18. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa-Nxb. Tư pháp Khác
19. Võ Khánh Linh (2011), Quyền con người, Nxb. Khoa học xã hội Khác
20. Lê Cảm (chủ biên), Giáo trình Luật HS Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007 Khác
22. Jack Tsen-Ta Lee (2005), Workplace Sexual Harassment in Singapore: The Legal Challenge, Singapore Academy of Law Journal, January Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH SỰ HOÁ HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC ĐỐI VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 16 TUỔI TRỞ LÊN - Khóa luật tốt nghiệp hình sự hoá hành vi quấy rối tình dục Đối với người từ Đủ 16 tuổi trở lên
16 TUỔI TRỞ LÊN (Trang 1)
Hình thức theo hướng dẫn của Khoa  Luật; văn phong trong sáng, không có  câu tối nghĩa; không sai chính tả, sai - Khóa luật tốt nghiệp hình sự hoá hành vi quấy rối tình dục Đối với người từ Đủ 16 tuổi trở lên
Hình th ức theo hướng dẫn của Khoa Luật; văn phong trong sáng, không có câu tối nghĩa; không sai chính tả, sai (Trang 7)
Bảng 1. Thống kê một số ảnh hưởng của HV QRTD - Khóa luật tốt nghiệp hình sự hoá hành vi quấy rối tình dục Đối với người từ Đủ 16 tuổi trở lên
Bảng 1. Thống kê một số ảnh hưởng của HV QRTD (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w