1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN MÔN HỌC GIỚI THIỆU NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỀ TÀI LỘ TRÌNH NGHỀ NGHIỆP CỦA BẢN THÂN

15 53 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lộ trình nghề nghiệp của bản thân
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm
Người hướng dẫn Trình Trọng Tín
Trường học Trường Đại học Công nghệ Thông tin
Chuyên ngành Giới thiệu ngành Thương mại điện tử
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 135,52 KB

Nội dung

Ngành Thương mại điện tử ở Trường Đại học Công nghệ thông tin là ngành học cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực Thương mại điện... Chương trìn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN

⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: GIỚI THIỆU NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI: “LỘ TRÌNH NGHỀ NGHIỆP” CỦA BẢN THÂN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Trâm

Lớp: EC005.O11

Mã số sinh viên: 23521615

Giảng viên hướng dẫn: Trình Trọng Tín

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2023

⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕⁕

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP 5

2.1 Mục tiêu ngắn hạn…… 5

2.1.1 Vị trí việc làm mong muốn 5

2.1.2 Công ty mong muốn làm việc 6

2.1.3 Ngôn ngữ mong muốn sử dụng tại công ty 6

2.2 Mục tiêu dài hạn……… 6

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ……….… 8

3.1 Những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần chuẩn bị 8

3.1.1 Kiến thức 8

3.1.2 Kỹ năng 8

3.1.3 Thái độ 8

3.2 Phương pháp đạt được các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết 9

3.2.1 Những kiến thức, kỹ năng, thái độ có thể học được tại UIT 9

3.2.1.1 Kiến thức 9

3.2.1.2 Kỹ năng 9

3.2.1.3 Thái độ 10

3.2.2 Những kiến thức, kỹ năng, thái độ phải trau đồi thêm bên ngoài 10

CHƯƠNG 4: LỘ TRÌNH NGHỀ NGHIỆP 12

4.1 Năm nhất và năm hai đại học 12

4.2 Năm ba và năm tư đại học 12

4.3 Trong hai năm tiếp theo sau khi ra trường 13

4.4 Trong 5 năm tiếp theo 13

4.5 Trong 10 năm tiếp theo 14

LỜI KẾT LUẬN 15

DANH SÁCH THAM KHẢO, CHÚ THÍCH 16

Trang 3

Chương 1: MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là sự phát triển của nền kinh tế và nền công nghệ một cách vượt bậc Sự ra đời của Internet và trở nên phổ biến trong cộng đồng dân

cư đã thúc đẩy xuất hiện them nhiều các cách thức kinh doanh mới Xu hướng kinh doanh dịch chuyển từ mua bán trực tiếp sang online, sử dụng các nền tảng trực tiếp làm trung gian giúp việc lưu thông, trao đổi hàng hóa ngày một gia tăng Ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng nền tảng trực tiếp để vận hành hoạt động thương mại của họ Chính vì thế, hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến đã xuất hiện, đó chính là Thương mại điện tử (E-commerce)

Thương mại điện tử, hay còn được gọi là e-commerce, là một trong những bộ mặt nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Trong những năm gần đây, TMĐT đã phát triển mạnh

mẽ trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thương mại điện tử đạt 193.100 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2021 Trong đó, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ đạt 168.400 tỷ đồng, tăng 27,5% so với năm 2021

Ngày nay, việc tìm kiếm và mua sắm sản phẩm từ nền tảng trực tuyến của thế giới không còn là điều xa lạ Bất cứ ai sở hữu một kết nối internet đều có thể tiếp cận các trang web thương mại điện tử và khám phá hàng loạt sản phẩm đa dạng Thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là một nền tảng mua bán, mà còn là sự kết nối và giao tiếp giữa người mua và người bán trên toàn cầu Điều này mở ra cánh cửa cho việc tạo dựng mối quan hệ tương tác, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp

Ngành học Thương mại điện tử cũng chính vì thế mà trở nên phổ biến khi được đào tạo

ở rất nhiều trường đại học Ngành Thương mại Điện tử (e-commerce) là một lĩnh vực đào tạo ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh môi trường kinh doanh hiện đại đang chuyển đổi nhanh chóng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet Đây là một ngành học đa ngành, kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau để đào tạo sinh viên về cách quản lý, phát triển

và tối ưu hóa các doanh nghiệp thương mại điện tử Ngành học TMĐT cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực TMĐT Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành TMĐT, trong đó có Đại học Công nghệ thông tin (UIT) và các trường kinh tế Tuy có một số nét tương đồng giữa chương trình đào tạo nhưng ngành Thương mại điện tử ở Đại học Công nghệ thông tin vẫn mang một số nét đặc thù riêng biệt Trường Đại học Công nghệ thông tin là một trường đại học công nghệ, cũng chính vì thế mà chương trình đào tạo của ngành Thương mại điện tử ở đây mang thiên hướng về công nghệ nhiều hơn, thay vì đào tạo thiên hướng kinh tế như bao trường đại học khác

Ngành Thương mại điện tử ở Trường Đại học Công nghệ thông tin là ngành học cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực Thương mại điện

Trang 4

tử Chương trình đào tạo của ngành Thương mại điện tử ở Trường đại học công nghệ thông tin được thiết kế theo hướng tích hợp kiến thức về công nghệ thông tin và kinh doanh, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực Thương mại điện tử Sinh viên được trang

bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng bao gồm: Kiến thức về công nghệ thông tin(Lập trình, thiết kế website, phát triển ứng dụng di động), Kiến thức về kinh doanh(Quản trị kinh doanh, marketing), Kiến thức chuyên sâu về TMĐT(Marketing online, thiết kế website, vận hành kho vận, thanh toán điện tử, bảo mật thông tin)

Chính vì chương trình đào tạo dàn trải rộng nên sinh viên ngành Thương mại điện tử trường Đại học Công nghệ thông tin sau khi ra trường có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau như: Chuyên viên Marketing, chuyên viên phát triển web, Business Analyst…Rất nhiều hướng nghề dành cho sinh viên ra trường, vì vậy nên việc xác định lộ trình nghề nghiệp cho mỗi một sinh viên là rất quan trọng Đó cũng chính là lý do tôi viết tiểu luận này, nhằm xác định cho bản thân một lộ trình nghề nghiệp hợp lý

Trang 5

Chương 2: MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP 2.1 Mục tiêu ngắn hạn

2.1.1 Vị trí việc làm mong muốn

Là một sinh viên của trường Đại học Công nghệ thông tin, và là sinh viên của chuyên ngành Thương mại điện tử, đứng trước rất nhiều sự lựa chọn về ngành nghề của bạn thân sau này, tôi đã cân nhắc rất kỹ về lựa chọn nghành nghề của mình sau này Vị trí việc làm mà tôi mong muốn được làm sau này chính là Mobile Developer Có rất nhiều lý do khiến tôi đưa ra lựa chọn này Như chúng ta đã biết, để lựa chọn chính xác ngành nghề sẽ gắn bó với chúng ta sau này, thì phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Đó là sự kết hợp giữa những việc bạn yêu thích, những việc bạn làm giỏi, những việc xã hội cần, và việc đó có đem lại thu nhập cho cuộc sống của bạn hay không Đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn nghành nghề, ta nên chọn ngành nghề mà bản thân yêu thích và có khả năng làm được Từ nhỏ, tôi đã rất yêu thích công nghệ và những gì mới mẻ trong lĩnh vực này, tôi cũng rất thích sáng tạo và tạo ra các sản phẩm công nghệ hữu ích cho người dung Tôi luôn bị cuốn hút bởi những chiếc máy tính và điện thoại thông minh, và tôi luôn tự hỏi tại sao những chiếc thiết bị này lại có thể hoạt động được Sau này lớn lên, tôi bắt đầu tìm hiểu về lập trình và trở nên thích thú với nó, dần dà tôi cảm thấy đây chính là công việc mà bản than muốn theo đuổi sau này Yếu tố thứ hai và cũng không kém phần quan trọng đó là liệu ngành nghề đó có phù hợp với khả năng của bạn không Là một sinh viên của một trường đại học thiên về công nghệ, bản thân của mỗi sinh viên đã được trang bị kiến thức và

kỹ năng lập trình cần thiết cho ngành nghề liên quan đến công nghệ sau này, và Mobile Developer cũng không phải là ngoại lệ Trường đại học công nghệ thông tin cung cấp cho sinh viên các kiến thức về ngôn ngữ, kỹ năng lập trình, framework và các kỹ thuật lập trình liên quan đến phát triển ứng dụng di động Đồng thời, tôi vẫn luôn bị thu hút bởi lập trình phát triển phần mềm, và đó cũng là động lực giúp tôi học tập và làm việc để phát triển khả năng của mình phù hợp với ngành nghề ngày sau này Yếu tố thứ ba đó là liệu công việc đó

có đáp ứng nhu cầu của xã hội hay không Trong thời đại phát triện công nghệ ngày nay, tôi tin rằng ngành công nghệ thông tin nói chung và Mobile Developer nói riêng sẽ luôn có cơ hội phát triển trong tương lai Sự phát triển của công nghệ thông tin đi đôi với sự tăng lên của nhu cầu sử dụng các ứng dụng di động Và điều này làm gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Mobile Developer sau này Yếu tố cuối cùng là ngành nghề có đem lại thu nhập cho bản thân sau này không Thu nhập của ngành Mobile Developer được đánh giá là khá và có triển vọng phát triển trong tương lai, Theo khảo sát của CareerBuilder, mức lương trung bình của Mobile Developer tại Việt Nam là 21,8 triệu đồng/tháng Có nhiều yếu tố ảnh hướng đến thu nhập như kinh nghiệm, kỹ năng, vị trí,… Dựa vào bốn yếu tố đó,

Trang 6

tôi mong muốn trở thành một Mobile Developer trong tương lai.

2.1.2 Công ty mong muốn làm việc

Có rất nhiều công ty đang tuyển dụng vị trí Mobile Developer trên thị trường hiện tại, kể cả công ty start-up hay công ty outsource, công ty start-up mang lại cho nhân viên một môi trường năng động, sáng tạo, nhiều cơ hội thử thách bản thân, trong khi đó, Công ty outsourcing thường có nhiều dự án đa dạng, giúp nhân viên có cơ hội làm việc với các công nghệ mới và học hỏi từ những người có kinh nghiệm Cá nhân tôi cảm thấy 2 loại công ty trên đều có những ưu điểm riêng biệt của nó Tuy nhiên, đối với tôi, sau khi ra trường, trước tiên tôi có mong muốn làm việc tại các công ty Outsource để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức, đồng thời có cơ hội tiếp xúc với nhiều dự án lớn hơn Trong số các công ty outsource, tôi đặc biệt thích và có mong muốn được làm việc tại hai công ty đó là : FPT Software và TMASolutions

TMA Solutions là công ty TNHH Giải pháp Phần mềm Tường Minh, được thành lập vào năm 1997 FPT Software là công ty TNHH phần mềm FPT, được thành lập vào năm

1988 Hai công ty đều là một trong những công ty phần mềm chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm cho các khách hàng trong và ngoài nước và đang tuyển dụng các vị trí mobile developer cho các nền tảng Android, iOS, Flutter, Nhân viên vị trí này được tham gia vào quá trình phát triển các ứng dụng di động, làm việc với các công nghệ mới tiên tiến trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, và có cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp

2.1.3 Ngôn ngữ mong muốn sử dụng tại công ty

Cả FPT Software và TMA Solutions đều sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp chính với toàn bộ đối tác khác hàng Đây là ngôn ngữ chung cho tất cả các dự án phần mềm, và giúp các lập trình viên có thể cộng tác giao tiếp với nhau một cách dễ dàng Đồng thời, tiếng anh cũng là một ngôn ngữ bắt buộc đối với toàn bộ nhân viên của hai công ty trên Đó cũng chính là lý do tại sao tôi muốn sử dụng tiếng anh tại hai công ty này Muốn phát triển và học hỏi trong môi trường công nghệ, điều kiện tiên quyết đầu tiên đó chính là phải biết tiếng anh Ngoài tiếng anh ra, các ngoại ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn,… cũng được sử dụng trong một số dự án trong công ty, vì thế nên biết ngoại ngữ

bạn có nhiều cơ hội làm việc với các dự án lớn, đa dạng và phát triển nghề nghiệp lâu dài

Về ngôn ngữ lập trình, tôi mong muốn sử dụng Kotlin, Java hoặc Flutter tại công ty Đây là các ngôn ngữ lập trình và framework được sử dụng phổ biến để phát triển ứng dụng di động, với nhiều ưu điểm như tốc độ, an toàn và dễ học Các mobile developer có thể sử dụng ngôn ngữ hoặc công nghệ khác, tùy thuộc vào vị trí cụ thể Vì thế nên trong quá trình làm việc, mỗi người sẽ có thể phải sử dụng những ngôn ngữ khác nhau, không như mong muốn ban đầu, nên sẽ phải tự trau dồi thêm kiến thức để đáp ứng được nhu cầu của công ty

2.2 Mục tiêu dài hạn

Trang 7

Trong tương lai, tôi mong muốn được đi làm tại các nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Mỹ,… Đây đều là các thị trường phát triển công nghệ mạnh mẽ, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn hơn Ở đây, tôi có thể làm việc với những người đồng nghiệp giỏi về chuyên môn, giàu kinh nghiệm, và tôi có thể học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ họ Đồng thời, làm việc tại các công ty nước ngoài, tôi có thể sẽ nhận được đãi ngộ tốt hơn, về lương, chính sách,…Tôi mong muốn nhận được một mức lương cao hơn ( > 1000 $) tương xứng với khả năng của mình, mức lương cao sẽ giúp tôi trang trải cuộc sống tốt hơn, có điều kiện

để học tập, phát triển bản thân Vì vậy, để có thể đạt được mục tiêu nghề nghiệp đã đề ra,

tôi cần nỗ lực học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và không ngừng nâng cao kỹ năng của bản thân Tôi tin rằng với sự nỗ lực và quyết tâm của bản thân, tôi sẽ có thể đạt được các mục tiêu nghề nghiệp đã đề ra và trở thành một Mobile Developer giỏi

Trang 8

Chương 3: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ 3.1 Những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần chuẩn bị

3.1.1 Kiến thức

Kiến thức là nền tảng quan trọng để mỗi người có thể trở thành một Mobile Developer giỏi Trong đó cụ thể cần phải chuẩn bị các kiến thức sau:

 Kiến thức về ngôn ngữ lập trình, framework, thư viện,… sử dụng cho việc lập trình ứng dụng di động như Kotlin, Java, Flutter, Android Studio, Firebase,…

 Kiến thức về các lĩnh vực liên quan như kiến thức thiết kế giao diện người dung (UI/UX), lập trình mạng (HTTP, HTTPS), lập trình đám mây (AWS, Azure, Google Cloud Platform,…

 Kiến thức về các nguyên tắc thiết kế, phát triển ứng dụng di động Các công nghệ liên kết với các dịch vụ web như RESTful API, GraphQL,

 Kiến thức về các phương pháp Agile practices, SOLID principles, …

3.1.2 Kỹ năng

 Kỹ năng lập trình: Nắm vững các ngôn ngữ lập trình như Java, Kotlin, Swift Ngoài ra, cũng cần phải hiểu về các khái niệm lập trình như OOP, Design Patterns, và SOLID 123

 Kỹ năng thiết kế giao diện người dùng (UI: Cần phải hiểu về các nguyên tắc thiết

kế UI/UX, các công cụ thiết kế như Sketch, Figma, Adobe XD, và các thư viện

UI như React Native, Flutter, và Xamarin 123

 Kỹ năng phát triển ứng dụng di động cho iOS và Android: Bạn cần phải hiểu về các nền tảng phát triển ứng dụng di động như iOS và Android Bạn cần phải nắm vững các công nghệ và công cụ phát triển như Xcode, Android Studio, và các ngôn ngữ lập trình như Swift và Kotlin

 Kỹ năng phát triển ứng dụng di động liên kết với các dịch vụ web: Cần phải hiểu

Trang 9

về các công nghệ liên kết với các dịch vụ web như RESTful API, GraphQL, và các thư viện như Retrofit và Alamofire

 Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

 Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm

 Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: Ngoại ngữ là cầu nối giúp các lập trình viên giao tiếp với nhau trong công việc, đồng thời giao tiếp với khách hàng, sử dụng trong các dự án, nên phải có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo Cụ thể là tiếng anh

3.1.3 Thái độ

Thái độ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một Mobile Developer Sinh viên cần rèn luyện các thái độ cần thiết để có thể trở thành một lập trình viên giỏi, tiến bộ trong công việc, một Mobile Devloper cần có những thái độ cơ bản sau đây :

 Thái độ cầu thị, ham học hỏi: Công nghệ phát triển rất nhanh chóng, vì vậy Mobile Developer cần luôn cập nhật các xu hướng công nghệ mới để có thể đáp ứng được các yêu cầu của công việc

 Thái độ chủ động, sáng tạo: Mobile Developer cần có khả năng tự suy nghĩ, giải quyết vấn đề Họ cần có khả năng sáng tạo ra những ý tưởng mới, những giải pháp mới để tạo ra những ứng dụng di động độc đáo, sáng tạo

 Thái độ hợp tác, làm việc nhóm: Phát triển ứng dụng di động thường là công việc nhóm Mobile Developer cần có khả năng hợp tác, làm việc nhóm hiệu quả để có thể hoàn thành dự án một cách tốt nhất

 Thái độ chịu trách nhiệm: Mobile Developer cần có trách nhiệm với công việc của mình Họ cần đảm bảo chất lượng của ứng dụng, đáp ứng được các yêu cầu của người dùng

 Thái độ kỷ luật, chủ động trong công việc

3.2 Phương pháp đạt được các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết

3.2.1 Những kiến thức, kỹ năng, thái độ có thể đạt được tại UIT

3.2.1.1 Kiến thức

Theo học ngành Thương Mại Điện Tử, sinh viên được trang bị khối kiến thức về kinh tế, công nghệ thông tin Các kiến thức, kỹ năng mà sinh viên ngành Thương Mại Điện Tử được trang bị có thể được áp dụng cho vị trí Mobile Developer, bao gồm:

 Kiến thức về kinh tế : Marketing, Giúp Mobile Developer hiểu được nhu cầu của doanh nghiệp và người dùng, từ đó phát triển các ứng dụng di động đáp ứng được nhu cầu đó

Trang 10

 Kiến thức về công nghệ thông tin : Lập trình, thiết kế web, thiết kế ứng dụng

di động, Giúp Mobile Developer có nền tảng vững chắc để học tập và phát triển các kỹ năng lập trình, thiết kế ứng dụng di động,

 Kiến thức về các ngôn ngữ lập trình : C++, Java, và có nền tảng về OOP, SQL,

 Kiến thức về ngoại ngữ: Được giảng dạy tại trường, với đầu ra bắt buộc có bằng 4 kỹ năng TOEIC, sinh viên được trang bị ngoại ngữ khi bắt đầu đi làm

3.2.1.2 Kỹ năng

Sinh viên ngành Thương Mại Điện Tử nói riêng và UIT nói chung được trang bị nhiều

kỹ năng, trong số đó có nhiều kỹ năng phù hợp, bổ trợ cho hướng nghề Mobile Developer, cụ thể phải kể đến như:

 Kỹ năng lập trình: Java, C++, Python,

 Kỹ năng thiết kế web : HTML, CSS, JavaScript,

 Kỹ năng thiết kế ứng dụng di động: Kotlin, Swift, React,

 Kỹ năng phân tích dữ liệu: SQL

 Kỹ năng sáng tạo: Kỹ năng tư duy logic, kỹ năng tư duy tổng quát,

 Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán,

 Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết xung đột,

 Kỹ năng sống: Khi tham gia các hoạt động trải nghiệm như Mùa hè Xanh, Xuân Tình Nguyện tại trường UIT

3.1.1.3 Thái Độ

UIT là một trong các trường đại học công nghệ hàng đầu tại phía Nam Việt Nam, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội Để đạt được mục tiêu này, UIT chú trọng đào tạo sinh viên không chỉ về kiến thức, kỹ năng mà còn về thái độ Các thái độ của sinh viên sẽ được rèn luyện khi học tập tại UIT bao gồm:

 Thái độ ham học hỏi, cầu tiến: UIT luôn khuyến khích sinh viên chủ động tìm kiếm kiến thức, không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân Sinh viên được tạo điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, đội, nhóm, để có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia, các sinh viên giỏi khác

 Thái độ chủ động, sáng tạo: UIT mong muốn sinh viên trở thành những người có tư duy độc lập, sáng tạo, không ngại thử thách Sinh viên được khuyến khích đưa ra ý tưởng mới, giải pháp mới để giải quyết các vấn đề

 Thái độ hợp tác, làm việc nhóm: Trong thực tế, công việc thường được thực hiện theo nhóm UIT chú trọng rèn luyện cho sinh viên khả năng hợp tác, làm việc nhóm hiệu quả Sinh viên được tham gia các dự án nhóm, các hoạt động ngoại khóa, để rèn luyện kỹ năng này

Ngày đăng: 09/10/2024, 06:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w