1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên

139 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh Phú Yên
Tác giả Phạm Viết Thành
Người hướng dẫn Trần Văn Trường, Nguyễn Đăng Hội
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lí tài nguyên và môi trường
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 13,28 MB

Nội dung

Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHẠM VIẾT THÀNH

LƯỢNG GIÁ KINH TẾ CẢNH QUAN RẠN SAN

HÔ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI

TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Phạm Viết Thành

LƯỢNG GIÁ KINH TẾ CẢNH QUAN RẠN SAN HÔ PHỤC

VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI TỈNH PHÚ YÊN

Ngành: Quản lí tài nguyên và môi trường

Mã số: 8850101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 TS TRẦN VĂN TRƯỜNG

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA HỌC

TS Trần Văn Trường

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, chu đáo và hết sức tận tình của TS Trần Văn Trường và PGS TS Nguyễn Đăng Hội Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất, chân thành nhất đến hai thầy hướng dẫn - những người đã thường xuyên chỉ dạy, luôn luôn động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện luận án này

Xin gửi lời trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các cán bộ đồng nghiệp tại Khoa Địa lý và Phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành công trình này Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến PGS.TS Phạm Quang Tuấn, TS Đặng Thị Ngọc, ThS Dư Vũ Việt Quân là những thầy cô, đồng nghiệp trong Bộ môn Sinh thái cảnh quan và Môi trường đã hết sức giúp đỡ và cho những lời khuyên sâu sắc để Học viên hoàn thành luận văn

Xin chân thành cám ơn đề tài “Nghiên cứu cảnh quan biển, đảo nhiệt đới ẩm, gió mùa ở Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế biển xanh bền vững”, mã số: ĐTĐL.CN-91/21, thuộc Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học Trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017-2025 (Chương trình 562), Bộ Khoa học và Công nghệ do TS Trần Văn Trường chủ trì đã hỗ trợ tác

giả trong quá trình thực hiện luận văn

Tác giả xin gửi lời cảm ơn Qũy Môi trường Thiên nhiên NAGAO (NEF) đã hỗ trợ tài chính để thực hiện hoạt động nghiên cứu cảnh quan rạn san hô tại Phú Yên

Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ, bạn bè tại Viện Sinh thái nhiệt đới, Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga đã giúp đỡ, khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi

để tác giả hoàn thành chương trình học tập và bảo vệ luận văn

Cảm ơn gia đình đã luôn quan tâm giúp đỡ, chia sẻ và động viên trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022

Tác giả luận án

PHẠM VIẾT THÀNH

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Quốc (United Nations Development Programme)

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT III

MỤC LỤC IV DANH MỤC HÌNH VI DANH MỤC BẢNG VIII

MỞ ĐẦU 1

1 T ÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 M ỤC TIÊU , NHIỆM VỤ 2

3 P HẠM VI NGHIÊN CỨU 3

4 C Ơ SỞ TÀI LIỆU 3

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC 4

6 C ẤU TRÚC BÁO CÁO 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

1.1 T ỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1.1.1 Hướng nghiên cứu cảnh quan rạn san hô 6

1.1.2 Hướng nghiên cứu lượng giá DVHST cảnh quan rạn san hô 12

1.1.3 Hướng nghiên cứu bảo tồn cảnh quan rạn san hô và phát triển du lịch biển tại các cảnh quan rạn san hô 16

1.1.4 Các công trình liên quan đến cảnh quan rạn san hô tỉnh Phú Yên 18

1.2 C Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢNH QUAN RẠN SAN HÔ VÀ LƯỢNG GIÁ CẢNH QUAN SAN HÔ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 20

1.2.1 Quan niệm về rạn san hô 20

1.2.2 Đặc điểm phân bố, cấu trúc, chức năng của cảnh quan rạn san hô 22

1.2.3 Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô 29

1.2.3.1 Quan điểm về lượng giá kinh tế 29

1.2.3.2 Cách tiếp cận 29

1.3 Q UAN ĐIỂM , PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 31

1.3.1 Quan điểm nghiên cứu 31

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 33

1.3.3 Quy trình các bước nghiên cứu 38

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN RẠN SAN HÔ PHÚ YÊN 39

2.1 V Ị TRÍ ĐỊA LÝ 39

2.2 Đ ẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CỦA CẢNH QUAN RẠN SAN HÔ VÙNG BIỂN , ĐẢO P HÚ YÊN 41

2.2.1 Địa chất và trầm tích vùng biển, đảo ven bờ 41

2.2.2 Đặc điểm các dạng địa hình biển, đảo ven bờ 46

2.2.3 Khí hậu, lượng mưa 48

Trang 7

2.2.4 Nhiệt độ không khí 49

2.2.5 Dòng chảy ven bờ 49

2.2.6 Đặc điểm chế độ sóng 50

2.2.7 Chế độ nhiệt – muối ven bờ 52

2.2.8 Chất lượng nước biển ven bờ 53

2.2.9 Thiên tai, bão 53

2.2.10 Bệnh và địch hại của san hô 54

2.3 C ÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG TỚI CẢNH QUAN RẠN SAN HÔ 55

2.3.1 Hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy hải sản 55

2.3.2 Hoạt động giao thông và cảng biển 56

2.3.3 Hoạt động du lịch 56

2.4 P HÂN BỐ , HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC QUẦN XÃ RẠN SAN HÔ KHU VỰC BIỂN , ĐẢO TỈNH P HÚ YÊN 57

2.4.1 Phân bố và diện tích rạn san hô tỉnh Phú Yên 57

2.4.2 Hình thái và độ phủ các hợp phần đáy rạn san hô ven biển, đảo tỉnh Phú Yên 58

2.4.3 Cấu trúc quần xã 61

2.4.4 Hệ thống phân loại cảnh quan rạn san hô và tiêu chí xác định 61

2.4.5 Đặc điểm cấu trúc, chức năng cảnh quan rạn san hô vùng biển, đảo Phú Yên 63

2.5 P HÂN VÙNG CẢNH QUAN RẠN SAN HÔ TỈNH P HÚ YÊN 67

CHƯƠNG 3 LƯỢNG GIÁ KINH TẾ CẢNH QUAN SAN HÔ ĐIỂN HÌNH TẠI PHÚ YÊN VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 69

3.1 K HÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN RẠN SAN HÔ H ÒN Y ẾN 69

3.2 L ƯỢNG GIÁ KINH TẾ CẢNH QUAN RẠN SAN HÔ H ÒN Y ẾN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH 71

3.2.1 Các đặc điểm của du khách tại quần thể Hòn Yến 72

3.2.2 Phân vùng khách du lịch tại quần thể Hòn Yến 75

3.2.3 Ước lượng chi phí du lịch 77

3.2.4 Hồi quy tương quan giữa chi phí và số lượng khách du lịch 80

3.2.5 Xây dựng đường cầu du lịch cho quần thể Hòn Yến 83

3.2.6 Ước lượng giá trị cảnh quan quần thể Hòn Yến và phân tích mức sẵn lòng chi trả quần thể Hòn Yến 83

3.2.7 Ước lượng giá trị cảnh quan rạn san hô tại Hòn Yến 84

3.3 C ÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG CẢNH QUAN SAN HÔ GĂN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI P HÚ Y ÊN 85

3.3.1 Quan điểm phát triển du lịch biển tỉnh Phú Yên 85

3.3.2 Ứng dụng mô hình DPSIR cho việc bảo tồn cảnh quan rạn san hô và phát triển du lịch biển tỉnh Phú Yên 85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 103

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Phân bố san hô trên toàn thế giới (nguồn: NOAA) [11] 6

Hình 1.2 Phân bố san hô tại vùng biển Việt Nam [45] 10

Hình 1.3 Bản đồ phân bố nghiên cứu lượng giá cảnh quan/HST rạn san hô thế giới 13

Hình 1.4 Biểu đồ thể hiện số lượng nghiên cứu DVHST cảnh quan rạn san hô theo các năm 14

Hình 1.5 Biểu đồ thể hiện lượng nghiên cứu DVHST cảnh quan rạn san hô tại Đông Nam Á 14

Hình 1.6 Sơ đồ số lần xuất hiện các phương pháp 15

Hình 1.7 Sơ đồ cấu trúc đứng và cấu trúc ngang rạn san hô trên các đảo 22

Hình 1.8 Sơ đồ hệ thống tổng giá trị kinh tế (TEV) 31

Hình 1.9 Phỏng vấn người dân, khách du lịch tại quần thể Hòn Yến (ảnh chụp ngày 17 – 19, tháng 8, năm 2022) 36

Hình 1.10 Biểu đồ thể hiện đường cầu về giải trí của du khách 37

Hình 1.11 Hình Mô hình DPSIR 37

Hình 1.12 Quy trình các bước nghiên cứu 38

Hình 2.1 Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu cảnh quan rạn san hô ven biển, đảo tỉnh Phú Yên 40

Hình 2.2 Bản đồ địa chất khu vực ven biển, đảo tỉnh Phú Yên 43

Hình 2.3 Bản đồ trầm tích tầng mặt ven biển, đảo tỉnh Phú Yên 45

Hình 2.4 Bản đồ các dạng địa hình khu vực ven biển, đảo tỉnh Phú Yên 47

Hình 2.5 Phân bố hoàn lưu – dòng chảy biển vùng biển ven bờ miền Trung vào mùa Đông - Xuân (tháng 12 – 2 (trái); tháng 3 – 5 (phải) [75] 50

Hình 2.6 Phân bố hoàn lưu – dòng chảy biển vùng biển ven bờ miền Trung (tháng 6 – 8 (trái), tháng 9 – 11 (phải) [75] 50

Hình 2.7 Hoa sóng vùng nước ven bờ Phú Yên [75] 51

Hình 2.8 Một số hình ảnh tàu, thuyền hoạt động trên các rạn san hô tại Hòn Yến (ảnh chụp tháng 4 và tháng 8 năm 2022) 56

Hình 2.9 Các hoạt động du lịch liên quan tới cảnh quan rạn san hô tại Hòn Yến (ảnh chụp tháng 8 năm 2022) 57

Trang 9

Hình 2.10 Sơ đồ phân bố bậc độ phủ san hô cứng tại biển ven bờ Phú Yên 59

Hình 2.11 Sơ đồ bậc độ phủ san hô mềm tại vùng biển ven bờ Phú Yên 60

Hình 2.12 Sơ đồ phân bố bậc độ phủ san hô chết ở vùng biển ven bờ Phú Yên 60

Hình 2.13 Độ phủ (%) của san hô ở các khu vực khảo sát (LC: San hô sống; HC: San hô cứng; SC: San hô mềm; DC: San hô chết) 60

Hình 2.14 Bản đồ cảnh quan rạn san hô ven biển, đảo tỉnh Phú Yên 64

Hình 3.1 Bản đồ cảnh quan rạn san hô quần thể Hòn Yến 69

Hình 3.2 Ảnh chụp toàn cảnh Hòn Yến từ trên cao (trên), chụp ngang (dưới) (ảnh chụp tháng 8/2022) (Nguồn: Phạm Viết Thành) 70

Hình 3.3 Cảnh quan rạn san hô tại điểm lặn san hô Hòn Yến (ảnh chụp tháng 7/2022) (Nguồn: Lê Minh Hòa) 70

Hình 3.4 Mô hình Histogram 82

Hình 3.5 Mô hình P-P Plot 82

Hình 3.6 Đồ thị đường cầu du lịch quần thể Hòn Yến 83

Hình 3.7 Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Bảo tồn cảnh quan rạn san hô” 87

Hình 3.8 Người dân cắm biển và nhặt rác tại quần thể Hòn Yến (ảnh chụp tháng 8/2022) (Nguồn: Phạm Viết Thành) 92

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Giá trị dịch vụ HST rạn san hô tại một số khu vực tại Việt Nam 16

Bảng 1.2 So sánh vai trò của các hợp phần thành tạo cảnh quan rạn san hô 26

Bảng 2.1 Các yếu tố khí hậu tỉnh Phú Yên 49

Bảng 2.2 Bảng số liệu bệnh và địch hại san hô Phú yên năm 2020 54

Bảng 2.3 Số lượng lồng nuôi tôm hùm tại khu vực ven biển tỉnh Phú yên 55

Bảng 2.4 Diện tích rạn san hô khu vực ven biển, đảo tỉnh Phú Yên 58

Bảng 2.5 Tỉ lệ (% tổng số tow) bậc độ phủ của san hô ở vùng khảo sát 59

Bảng 2.6 Cấp phân vị và chỉ tiêu phân loại cảnh quan rạn san hô khu vực ven biển, đảo tỉnh Phú Yên 62

Bảng 2.7 Bảng chú giải cảnh quan rạn san hô ven biển, đảo tỉnh Phú Yên 65

Bảng 2.8 Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan khu vực nghiên cứu 68

Bảng 3.1 Đặc điểm của du khách tại quần thể Hòn Yến 72

Bảng 3.2 Mục đích của du khách khi tới Hòn Yến 73

Bảng 3.3 Bảng phân tích số lượng người trong nhóm của du khách tại Hòn Yến 73

Bảng 3.4 Điểm chưa hài lòng của du khách khi tới Hòn Yến 74

Bảng 3.5 Thời gian ở lại của du khách tại Hòn Yến 74

Bảng 3.6 Mức sẵn lòng chi trả của du khách tới quần thể Hòn Yến 75

Bảng 3.7 Phân vùng khách du lịch tới quần thể Hòn Yến 76

Bảng 3.8 Tỉ lệ tham quan của du khách 76

Bảng 3.9 Chi phí di chuyển của khách du lịch trong từng vùng 79

Bảng 3.10 Chi phí về thời gian của du khách trong từng vùng 79

Bảng 3.11 Tổng chi phí du lịch của du khách các vùng 80

Bảng 3.12 Giá trị du lịch cảnh quan quần thể Hòn Yến 84

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Rạn san hô, đôi khi được gọi là ”rừng mưa nhiệt đới dưới biển” là một phần

quan trọng của đại dương thế giới, là một trong những hệ sinh thái (HST) đa dạng nhất trên Trái đất Mặc dù HST này chỉ chiếm 0,01% diện tích đáy đại dương, nhưng chúng

hỗ trợ 25% tổng số sinh vật biển, cung cấp môi trường sống quan trọng cho vô số loài

cá và động vật không xương sống [82] Các rạn san hô cũng có tác động đáng kể đến các cộng đồng ven biển, đặc biệt ở các nước đang phát triển [46] Chúng cung cấp lương thực và sinh kế, giảm nguy cơ triều cường và lũ lụt cho các bờ biển trên khắp vùng nhiệt đới, bảo vệ chống xói lở và thu hút khách du lịch Giá trị tài sản của các rạn san hô được ước tính là gần 1 nghìn tỷ đô la [60] hoặc thậm chí lên tới 2,75 nghìn tỷ

đô la [81], với giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ từ các rạn san hô vượt quá 375 tỷ

đô la hàng năm, mang lại lợi ích cho hơn 500 triệu người ở ít nhất 90 quốc gia trên toàn thế giới [44,58]

Bất chấp tầm quan trọng của chúng, các rạn san hô phải đối mặt với các mối đe dọa toàn cầu và địa phương bao gồm dòng chảy dinh dưỡng từ các nguồn đất như nông nghiệp hoặc nạn phá rừng, đánh bắt cá quá mức và biến đổi khí hậu [46] Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu trong nhiều năm cho thấy các nước Đông Nam Á trong vòng

20 năm qua đã mất đi chừng 12% số rạn san hô, 48% số rạn khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng Nếu không có hành động ngay lập tức để bảo vệ và phục hồi các rạn san hô, chúng có thể ngừng cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu được các cộng đồng trên toàn thế giới đánh giá cao Tuy vậy, hiện nay đa số các nghiên cứu chỉ tập trung vào các nghiên cứu thành phần loài, ĐDSH, suy thoái HST rạn san hô, phục hồi các HST rạn san hô mà chưa đặt chúng trong bối cảnh các nhân tố giới hạn, những nhân tố tác động đến biến đổi các HST này Vì vậy, việc nghiên cứu cảnh quan rạn san

hô như một đơn vị địa tổng thể có sự đồng nhất tương đối của HST rạn san hô với các nhân tố tự nhiên - nhân sinh giới hạn và ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của chúng giúp xem xét HST rạn san hô một cách toàn diện hơn theo mô hình cấu trúc - chức năng - dịch vụ - giá trị, bao gồm tác động của con người sẽ giúp ích hơn cho công tác bảo tồn và phục hồi các cảnh quan san hô giá trị này

Việt Nam là quốc gia có các rạn san hô (RSH) đa dạng từ Bắc vào Nam: Trong

số 800 loại san hô được phát hiện trên thế giới, Việt nam ước tính có khoảng 340 loại (chiếm 42,5%) [20] Ngoài ra, đã tìm thấy 205 loại san hô cứng và 27 loại san hô mềm tại Hạ Long; Tại Côn Đảo, 219 loại san hô đã sinh sôi nảy nở, là nơi sinh sống cho 160 loại cá rạn san hô [11,22] Năm 2002, Viện Tài nguyên quốc tế đã thống kê có tới 80% rạn san hô của Việt Nam đang trong tình trạng bị nguy hiểm, trong đó 50% nguy hiểm nặng Tới năm 2016, 15 – 20% diện tích các rạn san hô đã bị mất đi Trong đó, các rạn

Trang 12

san hô còn tốt tại Việt Nam hiện chỉ còn khoảng 1% Còn lại khoảng 96% đang trong trạng thái bị đe dọa

Phú Yên có đường bờ biển dài 189 km trải dài qua 4 đơn vị hành chính cấp huyện với 37 đơn vị cấp xã Địa hình bờ biển có nhiều cửa sông, đầm phá, vũng, vịnh, đảo, bờ đá và bãi biển Các hệ sinh thái đầm, phá, vũng - vịnh kết hợp với các HST rạn san hô, thảm cỏ biển phân bố dọc bờ biển có giá trị thuận lợi cho phát triển du lịch, đánh bắt, NTTS và bảo tồn đa dạng sinh học San hô Phú Yên phân bố dọc các bờ đá ven biển từ Sông Cầu tới Đông Hòa Theo số liệu của Viện Hải dương học Nha Trang, tại vùng biển gần bờ Phú Yên hiện có 182 loài san hô, riêng tại Di tích danh thắng quốc gia quần thể Hòn Yến có 17 loài sinh sống và phát triển tốt Đây là một lợi thế lớn để tỉnh phát triển du lịch biển [25]

Trước tình hình các rạn san hô bị xâm hại, khai thác một cách nghiêm trọng và nhu cầu cấp bách về hiểu biết giá trị của các hệ sinh thái rạn san hô và vấn đề bảo tồn các rạn san hô hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ở các vùng biển đảo ven bờ Việt Nam và những nơi có rạn san hô đẹp mang lại giá trị kinh tế cao như tại Phú Yên, đề

tài “Lượng giá kinh tế cảnh quan san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh

Phú Yên” là nội dung quan trọng và cấp thiết trong nghiên cứu cảnh quan san hô, là

cơ sở cho xác lập các giải pháp bảo tồn và phát triển du lịch biển Việt Nam

2 Mục tiêu, nhiệm vụ

a) Mục tiêu: Nghiên cứu tổng hợp đặc điểm cảnh quan rạn san hô tại tỉnh Phú

Yên và thử nghiệm lượng giá giá trị kinh tế của một số dịch vụ cảnh quan rạn san hô tại Hòn Yến cho mục đích bảo tồn và phát triển du lịch biển, đảo và ven biển

b) Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài phải giải quyết các nhiệm

vụ sau:

- Xác định mục tiêu, vấn đề nghiên cứu;

- Thu thập, tổng quan tài liệu và xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, quy trình lượng giá kinh tế cho nghiên cứu cảnh quan san hô, bảo tồn và phát triển cảnh quan san hô;

- Khảo sát thực địa, thiết kế bảng hỏi và điều tra xã hội học người dân và du khách phục vụ lượng giá cảnh quan san hô tại khu vực Hòn Yến;

- Phân tích các nhân tố tự nhiên và nhân sinh thành tạo cảnh quan, từ đó lập bản

đồ và phân tích đặc điểm phân hóa cảnh quan san hô vùng biển, đảo tỉnh Phú Yên;

- Phân tích đặc điểm cảnh quan và lượng giá kinh tế của cảnh quan san hô tại khu vực Hòn Yến, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên;

- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững cảnh quan san hô cho phát triển du lịch biển, đảo và ven biển Phú Yên

Trang 13

3 Phạm vi nghiên cứu

3.1 Phạm vi không gian

Phạm vi không gian nghiên cứu được thiết kế cho phù hợp với 02 tỷ lệ:

1 - Không gian nghiên cứu tổng thể vùng bờ tỉnh Phú Yên ở tỷ lệ bản đồ 1/50.000 (thu về bản in ở kích cỡ A3): nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân hóa cảnh quan rạn san hô tỉnh Phú Yên:

- Phạm vi vùng đất ven biển: được xác định theo ranh giới hành chính của 37

xã, phường, thị trấn ven biển của tỉnh Phú Yên;

- Phạm vi vùng biển ven bờ: được tính từ ranh giới ngoài của các xã ven biển

(tương ứng đường đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm do Bộ TN&MT công bố) ra đến độ sâu -30m nước biển ven bờ của tỉnh Phú Yên Ranh giới phía bắc (giáp vùng biển Bình Định) và phía nam (giáp vùng biển Khánh Hòa) của vùng biển ven bờ được lấy đến ranh giới tương ứng của vùng khai thác thủy sản ven

bờ tỉnh Phú Yên

2 - Không gian nghiên cứu điển hình tại khu vực Hòn Yến ở tỷ lệ bản đồ 1/5.000 (thu về bản in ở kích cỡ A4): được xác định bao gồm hòn Yến, hòn Sụn, vũng Choi, Bàn Than, bãi tắm Phú Thường, gành Dưa, trong đó hòn Yến là điểm nhấn nổi bật nhất của quần thể danh thắng này

3.2 Phạm vi khoa học

Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm phân hóa cảnh quan rạn san hô, lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô và xuất các giải pháp bảo tồn, sử dụng bền vững cảnh quan rạn san hô cho phát triển du lịch biển, đảo

4 Cơ sở tài liệu

Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở hệ thống tài liệu, dữ liệu phong phú, bao gồm:

1- Nhóm các dữ liệu, tài liệu kế thừa từ các nghiên cứu đã được công bố:

* Các dữ liệu không gian:

- Bản đồ địa chất tỉ lệ 1: 100.000 khu vực ven biển Việt Nam;

- Bản đồ địa mạo phía Nam đới bờ tỉnh Phú Yên;

- Bản đồ trầm tích ven biển ven biển Việt Nam;

- Bản đồ phân bố san hô khu vực ven biển Phú Yên;

- Bản đồ nhiệt độ tầng mặt ven biển Việt Nam;

- Bản đồ độ muối ven biển Việt Nam;

Trang 14

- Bản đồ trầm tích tầng mặt quần thể Hòn Yến;

- Bản đồ phân bố rạn san hô quần thể Hòn Yến;

- Ảnh Google Earth mới nhất khu vực ven biển tỉnh Phú Yên;

* Các dữ liệu, tài liệu khác:

- Các bài báo, tài liệu nghiên cứu đã công bố trên thế giới và Việt Nam có hướng nghiên cứu HST, cảnh quan rạn san hô

- Các tài liệu, báo cáo, đề tài, dự án về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Phú Yên;

- Tài kiệu, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã, thành phố ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2022;

- Các số liệu, báo cáo quan trắc môi trường và phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên hàng năm và giai đoạn 2016 – 2020

2- Nhóm các dữ liệu, tài liệu do tác giả thực hiện:

- Kết quả điều tra khảo sát thực địa các đại phương ven biển tỉnh Phú Yên năm 2022;

- Kết quả khảo sát phiếu hỏi người dân và khách du lịch tại quần thể Hòn Yến bao gồm: 10 phiếu hỏi các hộ kinh doanh tại quần thể Hòn Yến, 150 phiếu hỏi khách

du lịch khi tới tham quan quần thể Hòn Yến nhằm mục đích trao đổi, tìm kiếm thông tin về các vấn đề có liên quan đến xác định, đánh giá và lượng giá kinh tế cảnh quan, các mâu thuẫn trong sử dụng cảnh quan rạn san hô và định hướng sử dụng bền vững cảnh quan rạn san hô

5 Ý nghĩa khoa học

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú

hơn cơ sở lý luận về nghiên cứu cảnh quan rạn san hô như một đơn vị không gian biển-đảo ven bờ, cách tiếp cận và phương pháp lượng giá kinh tế của cảnh quan rạn san hô Đặc biệt, đây có thể được xem là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam vận dụng tiếp cận cảnh quan và làm rõ được cấu trúc của cảnh quan rạn san hô cho một lãnh thổ

cụ thể

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu làm rõ cấu trúc cảnh quan rạn san hô

và lượng giá cảnh quan rạn san hô Hòn Yến là tài liệu có giá trị giúp nâng cao nhận thức của dân cư và các nhà quản lý về cấu trúc, chức năng, giá trị của cảnh quan rạn san hô đem lại cho con người Do đó, đây là tài liệu có ý nghĩa cho công tác quy hoạch

và xây dựng hướng dẫn sử dụng, quản lý việc khai thác, phục hồi, sử dụng bền vững tài nguyên rạn san hô tại Phú Yên nói chung và tại Hòn Yến nói riêng

Trang 15

6 Cấu trúc báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Các nhân tố thành tạo và đặc điểm cảnh quan rạn san hô tỉnh Phú Yên Chương 3: Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô tại Hòn Yến và các giải

pháp bảo tồn gắn với phát triển du lịch biển Phú Yên

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Hướng nghiên cứu cảnh quan rạn san hô

Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên thế giới, chúng phân bố chủ yếu tại các vùng biển nhiệt đới [86] Chúng tham gia vào quá trình hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ trên toàn thế giới và đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái của môi trường biển cũng như cung cấp nhiều nguồn lợi có giá trị to lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sinh kế cho các cộng đồng ven biển [47]

Hình 1.1 Phân bố san hô trên toàn thế giới (nguồn: NOAA) [87]

Trên thế giới, việc nghiên cứu HST rạn san hô được tiến hành từ rất sớm Các nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học của rạn, môi trường quanh rạn, các hợp phần và yếu tố tác động tới HST rạn,… tại các vùng rạn san

hô lớn như vùng biển Caribbean, Đông Nam Á, Châu Úc,…

Sự hình thành và phát triển rạn san hô được đề cập tới trong lý thuyết do Darwin khởi xướng và được nhiều tác giả ủng hộ và sử dụng Theo lý thuyết này, các rạn san hô được hình thành và phát triển trên phông hoạt động lún chìm kiến tạo của

vỏ Trái Đất Khi tốc độ lún chìm cân bằng với tốc độ phát triển của san hô tạo rạn thì các rạn san hô liên tục phát triển và tạo nên các trầm tích cabonat nguồn gốc sinh vật

có bề dày rất lớn tới hàng nghìn mét [53] Stoddart và David Ross cũng dựa trên kết quả các lỗ khoan sâu các rạn san hô để khẳng định lý thuyết này [83] Các nghiên cứu của Sorokin năm 1990, 2013 cũng đã trình bày hiện trạng phân bố, đa dạng loài, lịch

sử hình thành và phát triển các rạn san hô trên thế giới Trong đó, tổng diện tích mặt bằng san hô ở các biển và đại dương trên thế giới khoảng 105 km2, sản lượng cacbonat

Trang 17

sinh học tương ứng được tạo ra sau một năm có thể đạt 2,5 tỉ tấn [79] Ngoài ra, ông cũng đã trình bày quá trình phát triển của rạn, quá trình tạo rạn cũng như tương tác giữa các hợp phần đáy để tạo nên các hình thái rạn khác nhau [80]

Tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu Sciencedirect và Google scholar với các thuật ngữ

“reefscape” OR “coral reefscape” OR “coral reef seascape” OR “coral reef landscape” cho 1.200 kết quả, trong khi đó sử dụng thuật ngữ “coral reef ecosystem”

cho ra 431.000 kết quả Điều đó cho thấy, phần lớn các nghiên cứu rạn san hô được thực hiện đến nay tập trung vào cấp độ HST Các hướng nghiên cứu chủ đạo bao gồm

đa dạng sinh học, biến đổi, suy thoái, quản lý và bảo tồn các HST san hô… Một số hướng nghiên cứu hiện đại đang thu hút được nhiều tác giả quan tâm như đánh giá chức năng, dịch vụ HST [43,51,54], phục hồi HST san hô [35,74], BĐKH và biến đổi HST rạn san hô trong kỷ nguyên Anthropocen [41,69], axit hóa đại dương và tác động đến HST rạn san hô, ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu HST rạn san hô [88] …

Cảnh quan rạn san hô còn được nghiên cứu chưa nhiều, nguyên nhân chủ yếu các nghiên cứu được thực hiện theo hướng sinh học hoặc sinh thái học, chiều không gian của rạn san hô còn chưa được thực sự chú ý

Một số nghiên cứu xem rạn san hô như là một hợp phần của kết nối cảnh quan biển (rừng ngập mặn, san hô và cỏ biển) qua đó đảm bảo đa dạng và di truyền của các loài cá tại KBT biển [40,70] hay đảm bảo các tương tác trong lưới thức ăn trong cảnh quan biển nhiệt đới [42] Các tác giả đã áp dụng cách tiếp cận cảnh quan để hiểu được cấu trúc và kết nối sinh cảnh giữa rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn trên các quy mô không gian và thời gian có liên quan cho công tác bảo tồn và quản lý nguồn lợi hải sản theo cảnh quan Từ đó, các tác giả kết luận rằng việc hiểu được mối liên kết bên trong và giữa các sinh cảnh là điều cần thiết để quản lý thành công cảnh quan biển nhiệt đới

Carlos Cruz-Vazquez và nnk (2019) đã phân tích các tác động quản lý lên cảnh quan rạn san hô tại khu bảo tồn biển tại vùng biển Carribe Mexico [52] Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: sự thay đổi về đa dạng sinh cảnh β và khả năng kết nối đã giảm trong khu vực được bảo vệ; Thay đổi về độ phủ của các sinh cảnh và độ phức tạp của các mảnh cảnh quan không liên quan đến KBTB; KBTB dường như làm tăng khả năng phục hồi

ở quy mô cảnh quan rạn san hô dưới các sự kiện khí hậu khắc nghiệt Nghiên cứu của Eva C McClure và nnk (2020) cũng chỉ ra rằng việc thực hiện các KBTB có thể giúp tạo ra sinh khối cá lớn hơn so với ngoài KBTB bất chấp tác động của bão trong một cảnh quan san hô phức tạp [68]

Cảnh quan san hô ngày càng bị tác động bởi các hoạt động của con người Chin

và nnk (2021) đã điều tra xem các quần xã san hô trên các rạn san hô và đê biển ở Singapore có khác biệt hay không và kiểm tra các biến số môi trường ảnh hưởng đến

Trang 18

quá trình sản xuất cacbonat của san hô [73] Khảo sát tại 22 địa điểm thu được 134 loài san hô, với độ phong phú cao hơn đáng kể trên các rạn san hô Độ phủ san hô và chỉ số Shannon không khác nhau giữa các kiểu sinh cảnh Thành phần quần xã là khác biệt giữa các loại môi trường sống, với các đê chắn sóng hỗ trợ một tỷ lệ cao hơn các loài

có kích thước lớn và lớp mạ dày 'Khoảng cách từ đất liền' là biến quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất cacbonat, cao hơn so với đất liền nơi áp lực phát triển và hoạt động của con người là lớn hơn Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các sinh cảnh khác nhu định hình mạnh mẽ các quần xã san hô và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của HST trong hệ thống rạn san hô chịu ảnh hưởng của đô thị hóa

Một số nghiên cứu cũng đã sử dụng các dữ liệu viễn thám đa phổ và các chỉ số cảnh quan để đo lường sự phân bố, cấu trúc không gian của cảnh quan san hô Kerr và Pukis (2018) đã phát triển một thuật toán để xác định độ sâu mực nước từ dữ liệu viễn thám đa phổ tại các cảnh quan san hô không có dữ liệu thực đo [62] Zoffoli và cs (2022) đã sử dụng ảnh vệ tinh WorldView-2 và các dữ liệu khảo sát thực địa để thành lập bản đồ các rạn san hô ở KBTB Abrolhos, từ đó đánh giá cấu trúc không gian của các rạn thông qua các chỉ số cảnh quan [89] Rendis và cs (2016) đã phân loại bản đồ lớp phủ ven biển và rạn san hô sử dụng ảnh vệ tinh IKONOS cho khu vực Mahahual, Quintana Roo, Mexico trong giai đoạn 2000 - 2006, sau đó phân tích các chỉ số cảnh quan Kết quả nghiên cứu cho thấy cảnh quan ven biển và rạn san hô của Mahahual lần lượt mất đi 85 ha thảm thực vật và 43 ha san hô trong vòng 6 năm Sự biến đổi cảnh quan ven biển được gây ra bởi việc xây dựng bến tàu du lịch và nhiều hoạt động phát triển du lịch liên quan dọc theo bờ biển, chẳng hạn như khách sạn và nhà hàng, trong khi đó, sự thay đổi cảnh quan rạn san hô có thể liên quan đến các tác nhân gây căng thẳng tiềm ẩn như phát triển ven biển, hiện tượng tẩy trắng và bão [77]

Tại vùng biển nước nông Hoa Kỳ, Puskis và cs (2007) đã dựa vào tính không đồng nhất về không gian môi trường lắng đọng hiện đại và cổ đại, các yếu tố trầm tích

để thành lập bản đồ quy mô lớn về tướng rạn san hô trên 26 địa điểm rải rộng qua bốn tỉnh rạn san hô, bao phủ hơn 7000 km2 môi trường sống nước nông ở lãnh thổ Hoa Kỳ

ở Thái Bình Dương Đối với mỗi địa điểm, các bản đồ tướng được phân tách thành các

đa giác mô tả chu vi của các mảng có đặc tính trầm tích/sinh vật đáy khác nhau Một

bộ các số liệu không gian địa lý định lượng hình dạng đơn vị, kích thước fractal và các mối quan hệ diện tích tần số đã được áp dụng để điều tra sự biến đổi bên trong và bên ngoài Kiến trúc không gian của các địa điểm rạn san hô này thể hiện các thuộc tính fractal mạnh mẽ trên một phạm vi quy mô mở rộng với sự nhất quán đáng chú ý giữa các tỉnh [76] Collin và cs (2015) nghiên cứu thành lập bản đồ HST cảnh quan rạn san

hô khu vực biển nông Nhật Bản (chu kì 11 năm theo khu vực 1200 km2, độ phân giải 1 arcsec) bằng cách kết hợp các yếu tố về dân số/tài sản và vùng đệm san hô vùng biển

Trang 19

12.000 km2 với các yếu tố gây căng thẳng và giảm thiểu căng thẳng để khả năng phục hồi kinh tế-xã hội và sinh thái (SEE) gắn liền với cảnh quan rạn san hô [49]

Việt Nam là một trong những quốc gia có HST rạn san hô đa dạng nhất thế giới Các nghiên cứu về HST rạn san hô được thực hiện bởi các tác giả trong và ngoài nước thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học từ những năm 1980 Các nghiên cứu này đã giám sát và chỉ rõ các hợp phần thành tạo cảnh quan rạn san hô tại các vùng biển có rạn san hô của Việt Nam, bao gồm: thành phần loài, sự phân bố, các kiểu rạn, cấu trúc rạn, và đa dạng sinh học trên rạn

Về thành phần loài, Việt Nam có khoảng 400 loài san hô cứng [20] thuộc 17 họ, hơn 220 loài san hô mềm thuộc 2 bộ Alcyonacea và Gorgonacea, có khoảng 3000 loài sinh vật biển sinh sống tại các rạn san hô trong đó nhóm cá rạn san hô có số loài phong phú nhất (615 loài), động vật thân mềm (410 loài), rong biển (376 loài), thực vật phù

du (310 loài), động vật phù du (187 loài), động vật da gai (116 loài), động vật giáp xác (92 loài), thực vật ngập mặn (61 loài), giun nhiều tơ (43 loài), cỏ biển (11 loài) [27] Phú Quốc là nơi có cảnh quan rạn san hô đa dạng bậc nhất ở Việt Nam với 480 ha, khoảng 360 loài san hô cứng và hàng chục loại san hô mềm Ngoài ra, đã tìm thấy 182 loài san hô tại Phú Yên; 205 loại san hô cứng và 27 loại san hô mềm tại Hạ Long; Tại Côn Đảo, 219 loại san hô đã sinh sôi nảy nở, là nơi sinh sống cho 160 loại cá rạn san

hô [22,11]

Võ Sĩ Tuấn (2015) đã phân chia các HST rạn san hô của Việt Nam thành 04 vùng địa lý dựa trên các hợp phần thành tạo, cấu trúc rạn và độ phủ:

1-Vùng biển bờ Tây vịnh Bắc Bộ: đặc điểm về HST cảnh quan rạn được đề cập

trong các báo cáo của viện Tài nguyên và Môi trường biển [28] San hô tại vùng biển này ngắn, hẹp (dạng da báo hay rạn đốm) có độ sâu từ 5 - 7m (ngoại trừ Bach Long Vĩ phân bố tới 20m) Một số kiểu rạn có thể kể tới như: rạn kín (có cấu trúc rạn từ 20 – 30m), san hô sống có độ phủ thấp (dưới 2%), đới sườn dốc nghiêng 30 - 400, rộng 15 – 20m, sâu 5 – 6m, san hô phát triển độ phủ khoảng 25%, có nơi 50%, vùng tiếp giáp với đới trên nhiều san hô chết, san hô phát triển tốt nhất ở độ sâu 2 – 3m, đới 3 bằng phẳng có nhiều bùn ; rạn nửa kín phân bố tại nơi khuất sóng, dòng chảy mạnh như Đông Bắc Cô Tô, Lạch Vạn Hà, phía trong Ba Mùn,… Rạn có cấu trúc hẹp (khoảng 10m) có nơi tới 70m (ven đảo), rạn ngắn, vách dốc, đới 1 không rõ, đới hai san hô phát triển độ phủ từ 25 – 40%, đới 3 hẹp, có cát hạt thô; rạn hở phân bố tại phía ngoài Ba Mùn, ngoài Hòn Vành, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ,… rạn kiểu này rộng hơn 2 kiểu rạn trên, độ phủ san hô sống 10 – 15% (cao nhất không quá 30%) Đới khe rãnh tới đới sóng vỗ thường đáy có nhiều đá tảng, rộng 5 - 10 m, có khi tới 20 m, sâu 2 - 3 m, trên

có hầu hà và rong tảo, một số tập đoàn san hô dạng phủ và ngón (1 - 3%) Đới mặt bằng rộng, thành phần phong phú và đa dạng Đới sườn dốc có độ nghiêng trung bình,

Trang 20

san hô khá phong phú về thành phần loài, song độ phủ chỉ 10 - 15%, chỗ cao không quá 30% Đới bình nguyên chân rạn có sỏi pha bùn, xuất hiện nhiều san hô sừng, độ sâu 10 - 17m [11]

Hình 1.2 Phân bố san hô tại vùng biển Việt Nam [20]

2-Vùng biển miền Trung và các đảo Đông Nam Bộ: rạn tương đối lớn rộng từ

vài chục mét đến 200m (Văn Phong, Bến Gỏi, Bắc Côn Đảo), 800m (Phú Qúy), độ sâu

từ 15 – 20m Tại đây cũng chia ra làm 3 nhóm rạn là: nhóm rạn kín: nền đáy thoải, không ổn định, độ sâu 6 - 8 m, tính đa dạng không cao, không có loài ưu thế Ở vùng ven bờ có sự chuyển đổi hệ sinh thái, rừng ngập mặn xuất hiện và phát triển các đới có hiện tượng bùn hóa, nước đục và tốc độ lắng đọng trầm tích tăng; nhóm rạn hở: Các rạn thuộc nhóm này rất phổ biến ở ven biển và các đảo ven bờ miền Trung từ Hải Vân tới Nam Khánh Hoà, đảo Hòn Thu (Phú Quý), và cụm Côn Đảo [10,14,15,22,31,32] Đặc trưng cơ bản của nhóm dạng hở là nền đáy có độ nghiêng lớn Đới ven bờ là đáy

đá được tồn tại ở hai dạng: vách đá dốc đứng hoặc đá tảng, đá cuội ở địa hình ít dốc hơn Vùng dưới sâu hơn có đáy phức tạp, xen kẽ đá, cát, san hô chết San hô phát triển

Trang 21

tốt ở độ sâu từ 5 - 15 m, ở những vùng nước sạch, có độ trong lớn có thể tới 20 m San

hô mềm góp phần quan trọng trong thành phần phủ đáy Ở những chỗ cực thịnh, tính

ưu thế thể hiện rõ ràng Chiều rộng rạn kiểu này tuỳ thuộc địa hình đáy biển, có thể chỉ

60 - 80 m như rạn bắc Hòn Rùa và phía ngoài cửa Vũng Rô, cũng có thể tới 800 m như

ở Hòn Thu [63,65]; nhóm rạn nửa kín: Loại rạn này gặp phổ biến ở ven biển miền Trung như ở vịnh Nha Trang, vịnh Văn Phong, vũng Cây Bàng So với hai nhóm rạn trên, nhóm rạn nửa kín phát triển trong điều kiện môi trường thuận lợi hơn, các nhu cầu về trao đổi nước, độ trong và nền đáy khá phù hợp và có tính ổn định cao Chính

vì thế, rạn thường phong phú về thành phần loài, đa dạng về hình thái tập đoàn, độ phủ cao tính ưu thế thể hiện rõ, một số loài thuộc giống Acropora, Montipora, Porites có khả năng tạo ra những khu vực phân bố đơn loài rộng hàng trăm mét vuông [65]

3-Vùng biển Tây Nam Bộ: các rạn san hô phân bố tại các đảo xa bờ như Nam

Du, Thổ Chu và Phú Quốc, độ sâu phân bố không quá 10m Các rạn san hô có nét đồng nhất về hình thái và sự trải dài xuống sâu, có gần 200 loài san hô cứng Nhìn tổng quát các rạn viền bờ ở đây đều có kích thước trung bình, rộng khoảng 50 - 100m, sâu tới 10 - 13m, chia thành 5 đới: Đới thứ nhất bắt đầu từ vùng triều tới độ sâu 2m, rộng chừng 11 - 12m, đáy đá sỏi, có các tập đoàn dạng khối và dạng phủ rác, rong Laurencia bám trên các tảng đá; Đới thứ hai rộng chừng 20m, sâu 3m, đáy đá cuội - sỏi nguồn gốc lục nguyên, các mẫu vụn vỏ thân mềm và san hô chết San hô có thành phần loài phong phú, hình thái tập đoàn đa dạng; Đới thứ ba rộng chừng 15 - 30m, sâu

2 - 7m, chất đáy chủ yếu là san hô chết, mẩu vụn san hô, cát thô và chất lắng đọng hữu

cơ nguồn gốc khác nhau vùng này có độ phủ san hô sống cao nhất, tính ưu thế thể hiện rõ ràng; Đới thứ tư rộng chừng 20 - 60m, sâu 6 - 13m, đáy có nhiều tảng san hô chết và bùn Đới này có san hô mềm và san hô sừng phát triển tốt, đặc biệt đông đúc trên chỗ đáy cứng, nhóm san hô cứng chỉ phân bố rải rác; Đới thứ năm - chân rạn, đáy mềm nhiều bùn, san hô sống giảm đi rõ rệt, nhiều nhất vẫn là nhóm san hô mềm và sừng, song mật độ không cao, xen kẽ có một số loài san hô cứng sống đơn độc và loài rong Halophila phân bố rải rác [64]

4-Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: san hô tạo rạn có khả năng phân bố tới

động sâu lớn (40 - 50 m) Ở vùng quần đảo này, ngoài kiểu rạn ven bờ (fringing reef), còn có những cấu trúc dạng vòng (atoll) rất điển hình Về cấu trúc, các rạn viền bờ có

đủ các thành phần, gồm 5 đới: đới khe rãnh ven bờ, đới mặt bằng rạn, đới mào rạn, đới sườn dốc và đới chân rạn; rạn vòng tại đây bao gồm hở bao gồm các đảo nổi và chìm xếp thành chuỗi ôm lấy một lagun rộng và sâu, thông với biển ngoài qua nhiều cửa và rạn vòng kín, atoll kín, là các đảo đơn lẻ, dạng vành khăn giữa là một lagun hoàn toàn kín hoặc thông với biển ngoài qua một vài lạch hẹp và nông [33]

Nhìn chung, các rạn viền bờ ở vùng biển nước ta cũng có cấu trúc tương tự như các kiểu rạn kinh điển, chúng gồm các thành phần cấu trúc như: vùng lagun ven bờ

Trang 22

(hay vùng khe rãnh ven bờ), vùng mặt bằng rạn (reef plats), đới sóng vỗ hay gờ rạn, đới sườn dốc (slope), vùng bình nguyên chân rạn

Ngoài các nghiên cứu về các hợp phần thành tạo cảnh quan rạn san hô còn có các đề tài nghiên cứu giám sát tình trạng phát triển, môi trường sống của HST cảnh quan rạn san hô, các tác động gây suy thoái cảnh quan rạn tại các vùng biển, đảo có san hô điển hình tại vùng biển Việt Nam như vịnh Nha Trang, Côn Đảo, Cù Lao Chàm, Phú Quốc,… Kết quả chỉ ra được các nguyên nhân gây suy thoái cảnh quan rạn, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống, độ phủ các hợp phần đáy cảnh quan rạn san hô,… [2,15,21,29,85]

1.1.2 Hướng nghiên cứu lượng giá DVHST cảnh quan rạn san hô

1.1.2.1 Lượng giá kinh tế tài nguyên

Trên thế giới, các công trình nghiên cứu đầu tiên về lượng giá kinh tế tài nguyên được thực hiện từ những năm 50 của thế kỉ XX Lần đầu tiên nguyên tắc về mức độ sử dụng sử dụng tài nguyên tái tạo tối ưu được Gordon trình bày năm 1954 và ngày càng phát triển có khá nhiều các tác giả nghiên cứu giá trị kinh tế của các HST nói chung và HST biển nói riêng Có thể kể tới các tác giả Fisher, Hanemann et al (1986), Barbier (1994), Freeman III (2003), Heal et al , Barbier và cs (2004) và Maler and Vincent [39,55,67] Theo Freeman III (2003), tổng giá trị kinh tế của một hệ sinh thái được xem như một tài sản là tổng số của những giá trị hiện tại được chiết khấu từ những dòng dịch vụ của nó Các dòng dịch vụ của một hệ sinh thái có thể bao gồm thức ăn, nước ngọt, giải trí, các vòng dưỡng chất…[75]

Các dịch vụ của hệ sinh thái được chia thành các giá trị sử dụng và các giá trị không sử dụng Các giá trị sử dụng lại được chia thành các giá trị sử dụng trực tiếp và các giá trị sử dụng gián tiếp, và giá trị lựa chọn và lưu truyền [39] Các giá trị sử dụng trực tiếp đề cập đến các hàng hóa và dịch vụ sinh thái như là: khai thác gỗ, đánh bắt cá hoặc là các hoạt động giải trí mà được tiến hành trực tiếp bởi con người Giá trị sử dụng gián tiếp nó xuất phát từ những dịch vụ sinh thái mà tạo ra lợi ích từ bên ngoài bản thân hệ sinh thái Ví dụ như chu trình dưỡng chất có đầu ra là nước sạch, vì vậy đây là một dịch vụ có giá trị sử dụng không trực tiếp cho việc tiêu dùng của con người [56] Giá trị lựa chọn là giá trị mà người tiêu dùng sẵn lòng trả cho việc lựa chọn tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ sinh thái trong tương lai [67]

1.1.2.2 Lượng giá kinh tế DVHST cảnh quan rạn san hô

Các nghiên cứu lượng giá DVHST cảnh quan rạn san hô tập trung nhiều và nghiên cứu chi tiết nhất tại vùng biển Đông Nam Á Riêng tại vùng biển thuộc Philippine có tới 35 nghiên cứu lượng giá HST rạn san hô chiếm 35/247 nghiên cứu được phân tích Tiếp sau đó là Indonesia với 20 nghiên cứu, trong đó, 15 nghiên cứu

Trang 23

lượng giá toàn bộ san hô thuộc vùng biển thuộc Indonesia, 02 nghiên cứu tại quần đảo Lombok, 03 nghiên cứu tại phía đông nam tỉnh Sulawesi Việt Nam cũng có 5 nghiên cứu lượng giá DVHST cảnh quan rạn điển hình tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa Khu vực có nhiều nghiên cứu sau Đông Nam Á là vùng biển Caribbean với 40 nghiên cứu, tuy nhiên vùng có số lượng nghiên cứu quy mô lớn và chi tiết nhất tại Châu Mỹ lại là vùng biển thuộc bang Florida, Mỹ và vùng biển ven bờ Ecuador

Hình 1.3 Bản đồ phân bố nghiên cứu lượng giá cảnh quan/HST rạn san hô thế giới

Các vùng biển có các HST rạn san hô ít đa dạng hơn như tại Châu Phi và vùng biển Ấn Độ Dương số lượng các nghiên cứu ít hơn Riêng tại vùng biển châu Úc, nơi

có quần thể rạn san hô Great barrier reef là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới, bao gồm hơn 2.900 rạn san hô riêng rẽ và 900 hòn đảo trải dài trên 2.300km với tổng diện tích 344.000 km2, nằm trên khu vực Biển san hô, ngoài khơi bờ biển Queensland, Đông Bắc Úc Các nghiên cứu lượng giá chủ yếu tập trung tại đây với

12 nghiên cứu lớn nhỏ Ngoài ra, còn có 2 nghiên cứu lượng giá được giá trị HST rạn san hô tại đảo Fiji

Về thời gian, các nghiên cứu lượng giá DVHST cảnh quan rạn san hô bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ trước, tuy nhiên, số lượng nghiên cứu chưa nhiều và chỉ rải rác ở một số nước thuộc vùng biển Caribbean Việc lượng giá DVHST cảnh quan rạn bắt đầu bùng nổ vào giai đoạn 1999 – 2008, các nghiên cứu mang tính cập nhật, đầy

đủ và chi tiết hơn phân bố khắp tại các rạn san hô trên toàn thế giới (Hình 1.3)

Trong 247 nghiên cứu lượng giá kinh tế HST/CQ rạn san hô có 19 dịch vụ HST rạn san hô được lượng giá, trong đó: dịch vụ giải trí chiếm 113/247 nghiên cứu Điều

đó khẳng định giá trị dịch vụ giải trí là dịch vụ quan trọng nhất mà HST/CQ rạn san hô mang lại Tiếp sau đó là các giá trị cung cấp thức ăn (28/247), khả năng chống chịu bão (27/247), môi trường sống (21/247)

Trang 24

Hình 1.4 Biểu đồ thể hiện số lượng nghiên cứu DVHST cảnh quan rạn san hô theo các năm

Việc lượng giá kinh tế hệ sinh thái rạn san hô tại các nước phát triển được các tác giả tập trung chủ yếu vào các dịch vụ như giải trí, khoa học và giáo dục Các dịch

vụ như cung cấp thức ăn, phòng chống bão ít được đề cập hơn Các nghiên cứu lượng giá dịch vụ giải trí đều chiếm trên 75% Tại Úc, các nghiên cứu lượng giá dịch vụ giải trí chiếm 75%, sau đó là các dịch vụ khác như cung cấp thức ăn chiếm 17%, khoa học

và giáo dục chiếm 8% Tại Mỹ, các nghiên cứu lượng giá dịch vụ giải trí chiếm 78%, Khoa học và giáo dục, cung cấp thức ăn là 9%, tính thẩm mỹ chiếm 4%

Hình 1.5 Biểu đồ thể hiện lượng nghiên cứu DVHST cảnh quan rạn san hô tại Đông

Nam Á

Tại các quốc gia đang phát triển và kém phát triển tại Đông Nam Á và Châu Phi, các dịch vụ như cung cấp như: thức ăn, vật liệu, nguyên liệu thô đã được tập trung nhiều hơn, các dịch vụ giải trí, tính thẩm mỹ của hệ sinh thái rạn san hô có xu hướng ít

1 8 4 4 1 1

10

20

12 21

7 21

56

21 17 12 21

1 7 2

10 1

5

12 1

31

PHÒNG CHỐNG BÃO NGUYÊN LIỆU THÔ SINH CẢNH THỨC ĂN KIỂM SOÁT SINH HỌC

GIẢI TRÍ

Trang 25

dần Dịch vụ giải trí chiếm 31 nghiên cứu, sau đó là dịch vụ cung cấp thức ăn, chắn bão với lần lượt 12; 10 nghiên cứu lượng giá

Để phân chia nhóm DVHST cảnh quan rạn san hô, nghiên cứu dựa theo bảng phân chia của Burkhard năm 2014 [45] Kết quả DVHST cảnh quan rạn san hô gồm 3 nhóm là: điều tiết, cung cấp và văn hóa

Nhóm dịch vụ có số lượng nghiên cứu nhiều nhất là văn hóa bao gồm 4 dịch vụ (giải trí, khoa học và giáo dục, tâm linh và lịch sử, văn hóa, tâm linh và lịch sử) chiếm 43% tổng số lượng nghiên cứu, sau đó là nhóm dịch vụ cung cấp với 8 loại dịch vụ (Môi trường sống, thức ăn, vật liệu trang trí, vật liệu y tế, nguyên liệu thô, nguồn gen, nguồn dinh dưỡng, thẩm mĩ) chiếm 33% Cuối cùng là nhóm dịch vụ điều tiết gồm 7 loại dịch vụ dịch vụ (kiểm soát xói lở bờ biển, phòng chống bão, giảm thiểu ô nhiễm, kiểm soát sinh học , sản xuất và lưu trữ khí, phòng chống bão và kiểm xoát xói mòn) với 24%

Hình 1.6 Sơ đồ số lần xuất hiện các phương pháp

Về mặt phương pháp, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là phương pháp WTP (mức độ sẵn lòng chi trả), sau đó đến phương pháp giá trị trường (MP), chi phí

du lịch (TC) và chuyển giao lợi ích Để lượng giá nhóm dịch vụ văn hóa, các tác giả sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp năng suất (PM) và chi phí du lịch (TC); nhóm dịch vụ cung cấp sử dụng phương pháp giá thị trường (MP), chuyển giao lợi ích (BT); nhóm dịch vụ điều tiết sử dụng phương pháp sẵn lòng chi trả (WTP)

Giá trị thấp nhất mà 1 ha HST cảnh quan rạn san hô mang lại trong 1 năm là giá trị dịch vụ môi trường sống rạn san hô nằm tại đảo Galapagos, Ecuador với giá trị là 0,14 USD [59] Giá trị cao nhất là giá trị dịch vụ giải trí của rạn san hô tại vịnh Montego, Jamaica thuộc vùng biển Caribbean với giá trị 1.161.440 USD/ha/năm [78] Trung bình 1 ha cảnh quan/HST rạn san hô sẽ mang lại giá trị 26.302,47 USD/ha/năm Giá trị trung vị là 190,4 tức là trong 1 năm cứ 1ha cảnh quan/HST rạn san hô sẽ có giá trị là 190,4 USD (không tính cụ thể từng dịch vụ cảnh quan/HST rạn san hô)

Trang 26

Tại Việt Nam, việc lượng giá các giá trị kinh tế các DVHST cảnh quan rạn san

hô đã bắt đầu được tiến hành tại các vùng rạn có giá trị như: đảo Cồn cỏ (Quảng Trị), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam); vùng biển, đảo ven bờ tỉnh Phú Yên, tỉnh Khánh Hòa, Có thể kể tới các công trình: Lượng giá kinh tế các giá trị của hệ sinh thái rạn san hô Cù Lao Chàm - Quảng Nam [3]; Tính toán chỉ số giá trị kinh tế hệ sinh thái vùng biển đảo Cồn Cỏ [7] hay các nghiên cứu lượng giá dịch vụ HST rạn san hô tại vịnh Khánh Hòa của tác giả Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn các năm 2001, 2004, 2005 [72] Giá trị dịch vụ HST rạn san hô một số khu vực điển hình của Việt Nam được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 1.1 Giá trị dịch vụ HST rạn san hô tại một số khu vực tại Việt Nam

Địa điểm Năm Dịch vụ Giá trị (USD/ha/năm)

So sánh giá trị dịch vụ HST của các rạn san hô tại Khánh Hòa và Cù Lao Chàm với các kết quả lượng giá kinh tế DVHST cảnh quan rạn san hô ở khu vực Đông Nam

Á (14.266,85 USD/ha/năm) và trên thế giới (24.167,09 USD/ha/năm) thì rạn san hô Cù Lao Chàm đạt ở mức độ cao hơn nhiều (190.600 USD/ha/năm), rạn san hô tại vịnh Khánh Hòa ở mức độ thấp (3.500,04 USD/ha/năm), có giá trị thấp như vậy là do nghiên cứu mới chỉ lượng giá dịch vụ giải trí của HST rạn san hô tại vịnh Khánh Hòa

Nhìn chung, tình hình nghiên cứu DVHST và lượng giá DVHST cảnh quan rạn san hô tại Việt Nam vẫn còn chưa đầy đủ, thiếu cập nhật Các HST cảnh quan rạn có giá trị cao như tại Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Yên,… chưa được tiến hành Một số HST cảnh quan rạn tại Khánh Hòa, Cù Lao Chàm đã được lượng giá tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một vài giá trị của DVHST cảnh quan mà chưa xác định tổng thể từng loại dịch vụ

1.1.3 Hướng nghiên cứu bảo tồn cảnh quan rạn san hô và phát triển du lịch biển tại các cảnh quan rạn san hô

Sự suy giảm của nhiều hệ sinh thái rạn san hô trong những thập kỷ gần đây khiến các nhà quản lý và nghiên cứu Nó phá vỡ các mô hình cũ cho rằng các HST đa dạng này đồng nhất về mặt không gian và ổn định về mặt thời gian trên quy mô hàng thiên niên kỷ Ngược lại, chúng ta thấy các rạn san hô là HST không đồng nhất, mong manh, đang bị tác động ở quy mô toàn cầu [71] Việc đảo ngược tình trạng suy thoái rạn san hô đang diễn ra và trong tương lai đặt ra những thách thức đáng kể và việc chống lại xu hướng tiêu cực này sẽ cần nhiều nỗ lực và đầu tư tài chính [37] McLeod

và cs (2020) nhấn mạnh việc đánh giá khả năng phục hồi sử dụng các chỉ số xã hội và

Trang 27

sinh thái phù hợp với điểu kiện địa phương có liên kết chặt chẽ với mức kháng cự hoặc phục hồi là một công cụ quan trọng để giúp các nhà quản lý ưu tiên các hành động nhằm quản lý rạn san hô tốt hơn Shankar Aswani và nnk (2015)xem những tiến bộ trong khoa học tự nhiên và xã hội có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho việc quản lý rạn san hô

và nâng cao hiệu quả của các biện pháp can thiệp Các lĩnh vực được đề cập bao gồm: tăng cường quản lý và bảo tồn rạn san hô, đối phó với các yếu tố gây sức ép cục bộ đối với rạn san hô, giải quyết các tác động của BĐKH toàn cầu, và xem xét các cách tiếp cận khác nhau đối với việc quản lý các rạn san hô [38]

Chức năng bảo vệ đa dạng sinh học biển luôn được nhấn mạnh như một chức năng quan trọng nhất của các khu bảo tồn biển (trong đó có HST cảnh quan rạn san hô) bởi chúng tạo môi trường, sinh cảnh thuận lợi để các loài cá, sinh vật sinh trưởng

và phát triển Bên cạnh đó, việc hình thành và phát triển các khu bảo tồn biển còn hướng tới việc phát triển kinh tế biển đặc biệt là phát triển cho du lịch biển, ngoài ra còn giúp tăng lượng cá đánh bắt được cả về số lượng và chất lượng ở các ngư trường trên các cảnh quan rạn san hô Các tạo sinh kế ổn định cho người dân địa phương, đồng thời góp phần chống lại các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và các thảm

họa thiên nhiên trên biển

Trên thế giới, vấn đề bảo tồn các HST biển (trong đó có HST cảnh quan rạn san hô) phục vụ mục đích phát triển du lịch biển được chú trọng từ rất sớm, đặc biệt

là tại các nước phát triển như Úc, Mỹ Năm 1913, khu bảo tồn biển đầu tiên được thành lập tại Công viên quốc gia Cabrillo, California và đến cuối năm 2013, Hoa Kỳ

đã có hơn 1.700 khu bảo tồn biển [12] Tính đến năm 2015 đã có 4% diện tích biển được bảo tồn (trong đó HST cảnh quan rạn chiếm diện tích rất lớn) Tại khu vực Đông Nam Á, có tới 80% HST cảnh quan rạn san hô đang bị đe dọa nghiêm trọng, theo Reef Check1 (tổ chức bảo tồn san hô lớn nhất thế giới) chỉ có 5% trong số 27.000 km² san hô của Philippines là ở "tình trạng rất tốt” Các khu bảo tồn biển ngày càng được thành lập nhiều tại khu vực này nhằm nỗ lực bảo tồn các rạn san hô phục vụ phát triển kinh tế

Tại Việt Nam, vấn đề bảo tồn san hô được đã được nhắc tới cùng với từ những năm 1980 thông qua việc thiết lập các khu bảo tồn biển trong các chương trình hợp tác khoa học giữa Việt Nam và Liên Xô cũ Tới giai đoạn 1990 - 2000, các nghiên cứu san

hô chủ yếu tập trung vào những vấn đề liên quan đến tiềm năng đa dạng sinh học, hiện trạng khai thác sử dụng và cơ sở khoa học cho việc thành lập các khu bảo tồn biển Ngoài ra, năm 2000 các Chương trình biển Nhà nước, Qũy Quốc tế bảo tồn Thiên nhiên (WWF) và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã xây dựng

cơ sở đề xuất thành lập Hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam Từ các kết quả đó, 2 khu

1 Reef Check Foundation | Supporting the World's Reefs

Trang 28

bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam đã được thiết lập vào các năm 2001 và 2003 Đối với rạn san hô miền Bắc, từ năm 2003 – 2004 Viện Nghiên cứu Hải sản phối hợp với Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã thực hiện chương trình nghiên cứu đa dạng sinh học tại 2 đảo Cát Bà và Cô Tô làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng khu bảo tồn biển Cùng với các nghiên cứu trên là các hoạt động giám sát các RSH vùng ven bờ Nha trang do Viện Hải dương học thực hiện từ 1998

Gần đây, công tác nghiên cứu phục vụ bảo tồn san hô đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu tại một số khu vực như vịnh Hạ Long, Côn Đảo: “San hô vịnh

Hạ Long: Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rạn san hô” [11] giới thiệu san hô ở vịnh

Hạ Long nhiên cứu các đặc điểm của san hô, vai trò, ý nghĩa của rạn san hô, một số tác động ảnh hưởng đến san hô từ đó đưa ra một số phương pháp khảo sát san hô và biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn lợi trên rạn san hô vịnh Hạ Long; “Rạn san

hô ở Côn Đảo” [22] cũng đã giới thiệu hệ sinh thái san hô dưới biển; Các hệ sinh thái láng giềng: các thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, bãi cát Thế giới sinh vật biển Tầm quan trọng, các mối đe doạ và việc bảo vệ rạn san hô ở Côn Đảo

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 742/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu đến hết giai đoạn 2010 – 2015 thiết lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển và đến năm 2015, có ít nhất 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam nằm trong các khu bảo tồn biển và khoảng 30% diện tích của từng khu bảo tồn biển được bảo vệ nghiêm ngặt

Đến nay, cả nước đã thành lập và đưa vào hoạt động được mạng lưới 10 trong tổng số 16 Khu bảo tồn biển tại Việt Nam gồm: Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo, Phú Quốc Sáu Khu bảo tồn biển đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang hoàn thiện hồ sơ để phê duyệt quy hoạch là: Hòn Mê, Hải Vân – Sơn Chà, Phú Quý, Nam Yết, Cô Tô, Đảo Trần Theo thống kê của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, hệ thống các khu bảo tồn biển này sở hữu gần 70.000 ha rạn san hô, 20.000 ha thảm cỏ biển và một phần rừng ngập mặn; phần lớn các bãi giống, bãi đẻ và nơi cư trú của các loài thủy sản kinh tế; gần 100 loài đặc hữu và nguy cấp Tất cả 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam tập trung ở vùng biển ven bờ, xa nhất là khu bảo tồn biển Nam Yết thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa

1.1.4 Các công trình liên quan đến cảnh quan rạn san hô tỉnh Phú Yên

1.1.4.1 Các công trình về điều kiện tự nhiên ven biển, đảo tỉnh Phú Yên

Các đặc điểm các điểu kiện tự nhiên liên qua tới HST cảnh quan rạn san hô được đề cập tới trong một số đề tài, dự án sau:

Trang 29

Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo tỉnh Phú Yên” [23] và “Hồ sơ đới bờ tỉnh Phú Yên” [18] đã tổng quan về điều

kiện tự nhiên, KT - XH đới bờ biển tỉnh Phú Yên Các báo cáo đã nêu rõ hiện trạng

TN và MT biển, hải đảo, đồng thời đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý, cập nhật

dữ liệu về tài nguyên - môi trường biển, hải đảo

Đặc điểm địa chất khu vực ven biển, đảo được đề cập trong các dự án 47 và

đề tài KC.09 (Đặng Văn Bào) Các thông tin được thể hiện trong các bản đồ tỉ lệ 1:200.000 và 1:500.000 cho ta thấy được rõ đặc điểm địa chất các khu vực có rạn san hô

Những đặc trưng và quy luật cơ bản của khí hậu - thủy văn được nêu rõ trong

“Đặc điểm khí tượng thủy văn Phú Yên”[24]

1.1.4.2 Hệ sinh thái, cảnh quan rạn san hô

Tại vùng ven biển, đảo Phú Yên đã có một số nghiên cứu, điều tra cơ bản về tài nguyên HST cảnh quan rạn san hô được thực hiện bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, do nhiều cơ quan thực hiện

Hiện trạng hệ sinh thái cảnh quan rạn san hô vùng biển, đảo ven bờ tỉnh Phú

Yên được đề cập đầu tiên và tương đối đầy đủ trong các đề tài “Điều tra, đánh giá thực trạng hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng” [13] Gần đây nhất là các nghiên cứu trong dự án “Điều tra, đánh giá, đề xuất các khu bảo vệ, bảo tồn sinh thái cảnh quan vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên” [25], điều tra tổng hợp của Trung tâm Nhiêt đới Việt – Nga năm 2020

[17] và đề tài “Lập phương án bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái san hô Hòn Yến, tỉnh Phú Yên” năm 2022 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên giao Viện Hải dương học chủ trì thực hiện [26] Các nghiên cứu này đã trình bày chi tiết về sự phân bố, đặc điểm loài, cấu trúc quần xã rạn, đặc điểm nền đáy và đa dạng sinh học trên rạn của các HST cảnh quan rạn ven bờ Phú Yên đồng thời làm cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý có thể đưa ra các chính sách quản lý, bảo tồn ĐDSH, phục vụ duy trì và phát triển HST cảnh quan rạn san hô trên địa bàn tỉnh

Ngoài những điều tra tổng thể HST cảnh quan rạn san hô còn có các nghiên cứu

về môi trường nước và các đặc điểm lý hóa của nước khu vực có HST cảnh quan rạn

san hô ven bờ tỉnh Phú Yên được trình bày chi tiết trong 02 công trình “Chất lượng môi trường nước tại các rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên” [16] và “Chất lượng môi trường nước tại các rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên” [30]; Các nghiên cứu về nguồn lợi cá rạn san hô trong đề tài “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bở Phú Yên” [9] và “Coral reef fishes in the coastal waters of Phu Yen” [66]

Trang 30

Nguyễn Thái Hòa (2021) khi nghiên cứu luận án về “Hệ thống cảnh quan khu vực nghiên cứu đới bờ tỉnh Phú Yên” được xác định bao gồm: 3 lớp, 4 phụ lớp, 4 kiểu

CQ với 18 hạng CQ và 63 loại CQ, trong đó có cảnh quan san hô Nghiên cứu không

đi sâu vào thành phần loài và cấu trúc của rạn san hô, mà xem xét toàn bộ rạn san hô Phú Yên là một HST, từ đó xác định được 4 loại CQ san hô trong các đầm, phá, vũng-vịnh và đồng bằng mài mòn-tích tụ ven biển hiện đại [4]

*Qua phân tích tổng quan các nghiên cứu có liên quan, có thể rút ra một số kết luận để làm căn cứ cho xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu của luận văn:

- Hiện nay các nghiên cứu về rạn san hô coi đó là một hệ thống đồng nhất, là một phần của cảnh quan biển hoặc cảnh quan vùng bờ Chưa có nghiên cứu nào về hướng cảnh quan rạn san hô tích hợp các nhân tố phát sinh san hô để làm rõ sự phân hóa của loại cảnh quan này theo không gian biển, đảo

- Đối với lãnh thổ nghiên cứu, các hợp phần thành tạo cảnh quan rạn san hô đã được nghiên cứu, nhưng chưa có nghiên cứu cảnh quan nào, cũng như chưa có nghiên cứu lượng giá cảnh quan rạn san hô phục vụ bảo tồn và phát triển du lịch biển nào được thực hiện

1.2 Cơ sở lý luận về cảnh quan rạn san hô và lượng giá cảnh quan san hô gắn với phát triển du lịch

1.2.1 Quan niệm về rạn san hô

Rạn san hô (coral reef) là hệ sinh thái đa dạng nhất của đại dương và là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên Trái Đất Các rạn san hô chỉ chiếm chưa tới 1% diện tích các đại dương nhưng có tới 25% sinh vật biển tồn tại và phát triển tại đó Rạn san hô thành tạo từ cacbonat canxi có nguồn gốc sinh vật, trong đó san hô tạo rạn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển rạn san hô, sau đó đến rong vôi và các nhóm sinh vật khác

Ban đầu từ những Polyp san hô nhỏ nhóm động vật (Cnidaria), các polyp này

phát triển khoang hình cốc theo chiều dọc, đôi khi chia thành vách ngăn tạo một đĩa mới cao hơn tạo, kiểu phát triển này tạo nên các quần xã san hô lớn, các quần xã tạo rạn này cùng với các sinh vật khác có cấu tạo cơ thể chứa canxi cacbonat tương tự san

hô tạo thành rạn san hô

Phần lớn các loài san hô phát triển tốt nhất trong môi trường nước ấm, nông, trong sạch, nhiều nắng và dao dộng Chỉ trừ một loài là san hô lửa, tất cả san hô được chia thành hai phân lớp chính: san hô cứng (bao gồm san hô đá và san hô sừng) – có

bộ xương chứa đá vôi (canxi cacbonat), được xem là thành phần chính cấu thành nên rạn san hô; và san hô mềm – không có xương, rất mềm dẻo đến mức đu đưa theo dòg nước San hô cứng khi chết đi còn lại bộ xương trắng, đỏ hay đen San hô mềm khi

Trang 31

chết đi sẽ không để lại gì cả Chúng có thể tồn tại với rất nhiều hình dạng Chẳng hạn san hô cứng có thể trông giống vỏ não (san hô não), hình sao, hình cành cây (san hô cành), hình đĩa,… Một số loại san hô mềm bao gồm san hô quạt, bút biển – trông giống như chiếc bút lông chim,…

Về cấu tạo, rạn san hô gồm 2 phần chính: phần khung cứng và phần không gian lấp đầy Phần khung cứng là phần xương của các quần thể san hô tạo rạn được gắn kết nhờ rong vôi, còn không gian lấp đầy là các lỗ hổng, các khoảng không trống rỗng trong khung cứng của rạn hình thành ngay từ khi rạn mới hình thành và phát triển Vật liệu lấp đầy các khoảng trống là sản phẩm vụn nát, một phần là của chính các quần thể san hô bị phân hủy do sóng đập và các nguyên nhân khác, một phần còn lại là vỏ sò ốc của động vật thân mềm, xương gai động vật da gai, vỏ động vật giáp xác, động vật trùng lỗ, bọt biển, tảo động vật, vật liệu vôi do các loại rong tảo tạo ra và di tích khung xương của các nhóm sinh vật biển khác Tất cả chúng được gắn kết bởi xi măng cacbonat, chuyển hóa thành đá làm cho rạn trở thành một khối cứng rắn, vững chắc

Sinh vật tạo rạn là những sinh vật tham gia vào quá trình tạo rạn, đóng góp vật liệu do chúng tạo ra vào việc xây dựng và phát triển của rạn ở các mức độ khác nhau

Ở các rạn san hô, các sinh vật tạo rạn đứng đầu là san hô cứng (chủ yếu nhóm san hô tạo rạn Hermatypic và thủy tức và thủy tức hình san hô Millepora), tảo vôi (hay rong san hô, rong vôi); tiếp theo là động vật Thân mềm, động vật trung lỗ ngoài ra, tham gia vào quá trình tạo rạn ở mức độ khác nhau thấp hơn còn có một số nhóm sinh vật khác như Hải Miên, Giun nhiều tơ, Da gai, Giáp xác, một số nhóm vi khuẩn, rong tảo các loại…

Có ba loại cấu trúc rạn chính là: dạng riềm (ringing reefs), rạn chắn (barrier reefs) và rạn vòng (atolls), trong đó:

- Rạn vòng (Atoll): Trên quan điểm hình thái, có thể chia rạn vòng ở đây thành hai kiểu: Kiểu thứ nhất là rạn vòng hở gồm một dẫy các đảo nổi và chìm xếp thành chuỗi ôm lấy một lagun rộng và sâu, thông với biển ngoài qua nhiều cửa Kiểu thứ hai

là atoll kín, là các đảo đơn lẻ, dạng vành khăn giữa là một lagun hoàn toàn kín hoặc thông với biển ngoài qua một vài lạch hẹp và nông

- Rạn riềm điển hình: bao gồm mặt bằng rạn ở đới nông tương đối bằng phẳng giáp với vùng triều và sườn dốc dạng thoải dần đến độ sâu 6 - 12 m

- Rạn riềm không điển hình: cấu trúc rạn này không có đới mặt bằng rõ rệt mà thoải dần từ bờ hoặc hình thái phụ thuộc vào địa hình của nền đáy

- Không tạo rạn: là các tập hợp san hô phân bố rải rác trên các lố đá chìm hoặc các vật liệu đáy ở độ sâu 2 – 10m

Trang 32

Hình 1.7 Sơ đồ cấu trúc đứng và cấu trúc ngang rạn san hô trên các đảo

1.2.2 Đặc điểm phân bố, cấu trúc, chức năng của cảnh quan rạn san hô

1.2.2.1 Quan niệm về cảnh quan rạn san hô

Theo quan điểm hệ thống, cảnh quan được quan niệm là địa tổng thể

(geosystem) hay tổng hợp thể lãnh thổ: “cảnh quan là toàn bộ đặc tính của một vùng trên Trái Đất ”[61], “sự thống nhất toàn diện trong cấu trúc khu vực định cư và vùng lãnh thổ” Cảnh quan có thể được áp dụng cho mọi cấp phân vị của cảnh quan, các

đơn vị phân loại và phân vùng cảnh quan, và cho mọi loại lãnh thổ ở các quy mô khác

nhau Theo quan điểm hệ thống, Ixatsenko (1991) cho rằng "cảnh quan như một địa hệ", bởi lẽ cảnh quan là một phức hợp bao gồm các bộ phận cấu thành (đá mẹ, địa

hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và thực vật, ) tác động lẫn nhau bởi các dòng vật chất và năng lượng, đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một hệ thống [48] Cảnh quan

là tổng hợp thể (hoslistic entity), bao gồm hai bộ phận: bộ phận nhìn thấy được (visual unit) và bộ phận không nhìn thấy hay còn gọi là bộ phận “tư duy” (mental unit) Bộ phận nhìn thấy là tổ hợp giữa đường nét sơn văn của địa hình và lớp phủ mặt đất, tạo nên “phong cảnh” Bộ phận không nhìn thấy bao gồm những giá trị tinh thần mà con người cảm nhận được và những giá trị chức năng của cảnh quan [36] Quan niệm trên không mâu thuẫn với những quan niệm của trường phái Nga ở khía cạnh: chỉ cụ thể hóa, giúp người nghiên cứu cảnh quan dễ dàng nhận biết cảnh quan ngay từ khi nhìn thấy và quan sát được, đồng thời lý giải tại sao tên gọi của cảnh quan thường gắn với địa hình và lớp phủ sử dụng đất (land use)/lớp phủ mặt đất (land cover)

Ở Việt Nam, cảnh quan được hiểu theo nghĩa là tổng hợp thể lãnh thổ (quan niệm chung), đơn vị cá thể - không lặp lại trong không gian (đơn vị phân vùng), và đơn vị

Trang 33

kiểu loại - lặp lại trong không gian (đơn vị phân kiểu) [8]; Nguyễn Cao Huần (1992) [5];

Phạm Hoàng Hải và cs (1997) [6] Quan niệm cảnh quan là các cá thể địa lý chặt chẽ

hơn vì đơn vị cá thể là một địa hệ thống cụ thể, còn đơn vị kiểu loại là những cá thể được gộp nhóm theo một số dấu hiệu chung Quan niệm kiểu loại được ứng dụng nhiều hơn khi xây dựng bản đồ cảnh quan các cấp Shishenko (1988) nhấn mạnh cần phải hiểu

cảnh quan đồng thời ở cả 3 khía cạnh: cảnh quan như một địa hệ thống hay tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên của bất kì lãnh thổ nào, cảnh quan là đơn vị loại hình (các đơn vị loại cảnh quan các cấp: kiểu, lớp, loại, ) và cảnh quan là đơn vị cá thể Ví dụ: một khoanh

vi cảnh quan bất kì nào trước hết là một tổng hợp thể tự nhiên (theo khái niệm chung) bản thân nó vừa là một cá thể (mang tính cá thể) vì không thể có khoanh vi thứ hai giống nó tồn tại trong thực tế, vừa là một bộ phận nằm trong một đơn vị mang tính kiểu loại (mang tính loại hình)

Theo trường phái sinh thái cảnh quan Bắc Mỹ, Forman và Gordon [80] định nghĩa cảnh quan là một khu vực đất đai không đồng nhất, bao gồm một nhóm các hệ sinh thái tương tác, được lặp lại trong các hình thức tương tự trong không gian; là một thể khảm của các hệ sinh thái tương tác (ở mọi quy mô); một khu vực bất đồng nhất không gian ở ít nhất một nhân tố quan tâm [84] Tại châu Âu, cảnh quan được định

nghĩa trong công ước Florence về cảnh quan (COE, 2000) [50], theo đó Cảnh quan là một khu vực được nhận thức bởi con người mà đặc tính của nó là kết quả của hoạt động và tương tác của các nhân tố tự nhiên và/hoặc nhân văn”

Cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào về cảnh quan rạn san hô, dựa trên quan điểm cảnh quan và các đặc trưng, các định nghĩa về rạn san hô, trong nghiên cứu

này, quan niệm: Cảnh quan RSH là một loại cảnh quan ngập nước xuất hiện chủ yếu

tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, được tạo thành từ sự tương tác, đồng nhất tương đối của các quần xã san hô và các sinh vật tạo rạn trên nền của các yếu tố trầm tích, thủy, hải văn, địa hình đáy biển và tác động của con người theo thời gian

1.2.2.2 Tính đặc thù của cảnh quan rạn san hô

Cảnh quan rạn san hô là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của các quá trình động lực biển, có sự phân dị không gian ở các tỉ lệ khác nhau với những đặc điểm sau:

a) Tính biến động, kém ổn định các yếu tố thành tạo cảnh quan rạn san hô

Sự tồn tại và phát triển của cảnh quan rạn san hô phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của san hô tạo rạn Đây là nhóm sinh vật hẹp sinh thái, nhạy cảm với những biến đổi của môi trường sống, ngưỡng sinh thái tương đối hẹp về độ sâu, nhiệt

độ, độ muối, nền đáy,… :

Trang 34

- Các yếu tố về địa hình, trầm tích và chất lượng môi trường trầm tích: sự phân

bố và đặc điểm hình thái rạn san hô phụ thuộc vào các yếu tố như cấu tạo đường bờ, đáy biển và sự lắng đọng trầm tích Phần lớn hình thái của cảnh quan rạn san hô là sự

kế thừa của các địa hình cổ đã được hình thành trước đó Sự phát triển của cảnh quan rạn hiện đại chỉ làm thay đổi rất ít hình thái của nền địa chất mà chúng phát triển trên

đó Trầm tích và môi trường trầm tích là nguyên nhân chính gây biến đổi cảnh quan rạn, môi trường trầm tích chứa các kim loại nặng, dầu mỡ sẽ gây chết san hô

- Các yếu tố khí hậu, khí tượng: đóng một vai trò lớn trong việc tác động và làm

biến đổi cảnh quan rạn san hô Gió tham gia vào quá trình hình thành sóng và dòng chảy ven bờ tác động trực tiếp lên cấu trúc rạn san hô (1 hợp phần của cảnh quan rạn san hô) hay sự gia tăng lượng mưa, đặc biệt các lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn trong mùa mưa bão không chỉ gây ra các thiệt hại về kinh tế - xã hội mà còn làm gia tăng áp lực lên các rạn san hô, ảnh hưởng của nước ngọt, hiện tượng bùn hóa làm tăng tỉ lệ chết san hô các rạn ven bờ, làm thay đổi cấu trúc, chức năng của cảnh quan rạn san hô Nhiệt độ không khí ổn định, nhiệt độ cao trùng với mực nước thấp của thủy triều sẽ cung cấp một nguồn năng lượng, tạo sự phát triển cao cho các cảnh quan rạn san hô, đặc biệt là các cảnh quan rạn san hô ven bờ

- Đặc điểm thủy văn: nhiệt độ nước biển, dòng chảy, và các con sông ảnh

hưởng trực tiếp tới cấu trúc cảnh quan rạn san hô, các yếu tố này không ổn định làm

ức chế sự phát triển các loài san hô tạo rạn hoặc gây chết san hô Đặc biệt là tại các cảnh quan rạn san hô thuộc vùng biển nông có nhiều bùn Đây là mối nguy tiềm tàng nếu có bão hoặc gió lớn gây biển động

- Đặc điểm thủy hóa, chất lượng môi trường nước: san hô là loài cực kì nhạy

cảm với môi trường nước biển, độ muối, độ đục theo cấu trúc đứng của cảnh quan rạn san hô

b) Là nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc thù

Cảnh quan rạn san hô là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và đặc trưng gắn điều kiện biển, trong đó, nổi bật nhất là tài nguyên sinh học biển, tài nguyên du lịch tự nhiên; tài nguyên năng lượng, tài nguyên khoáng sản…

Vùng rạn san hô là nơi sinh sống và phát triển của 25% các loài sinh vật biển đã được phát hiện đặc biệt trong đó là các nhóm cá rạn san hô, là nguồn cung cấp thức ăn chính cho các cộng đồng ven biển

c) Có năng suất sinh học lớn nhưng nhạy cảm cao đối với các hoạt động phát triển, biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Trang 35

Cảnh quan rạn san hô là loại cảnh quan có năng suất sinh học rất lớn, được coi

là năng suất nhất đại dương, tuy nhiên, với đặc thù của các cảnh quan biển chúng rất nhạy cảm với các hoạt động phát triển, tác động của con người

Sự gia tăng dân số kèm theo đó là nhu cầu về nguồn dinh dưỡng, thức ăn, giải trí,… tăng cao dẫn tới các hoạt động phát triển của con người nhuw: các hoạt động khai thác quá mức và sử dụng các phương tiện hủy diệt; các hoạt động nạo vét luồng lạch, khai hoang để nuôi trồng thủy sản, khai khoáng và phá rừng gây ra tăng lắng đọng trầm tích gây hại cho san hô, nặng hơn có thể làm mất rạn; đô thị hóa (đặc biệt là việc xây dựng ven biển) cũng là nguyên nhân chính gây lắng đọng trầm tích; hoạt động du lịch không bền vững (khai thác quá mức tại vùng cảnh quan rạn, hoạt động tàu thuyền phục vụ du lịch,…) gây tuyệt chủng cục bộ, suy thoái cảnh quan rạn

Biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và nước dâng do bão làm thay đổi các yếu tố thủy, hải văn và khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp tới cảnh quan rạn san hô, các cảnh quan rạn san hô bị phá hủy, biến đổi tiêu cực gây suy thoái HST rạn và suy giảm nguồn lợi sinh vật quanh rạn

Đối với cảnh quan rạn san hô, nhóm nguyên nhân do tự nhiên tác động mang tính quy luật, xảy ra từ từ, cảnh quan rạn có thể thích ứng từ từ và tự phục hồi Còn nhóm tác động do xon người tác động làm suy thoái, cảnh quan rạn sẽ kém chống chịu hơn đối với sự thay đổi môi trường sống, dễ mất cảnh quan rạn hơn

1.2.2.3 Các hợp phần thành tạo trong cấu trúc đứng của cảnh quan rạn san hô

Cấu trúc đứng của cảnh quan là sự sắp xếp của các hợp phần địa lý theo tầng, tạo thành lớp vỏ cảnh quan Cấu trúc đứng của cảnh quan rạn san hô tương tự cấu trúc đứng của cảnh quan biển và có sự khác biệt với cấu trúc đứng của cảnh quan trên đất liền, sắp xếp theo chiều từ dưới lên: địa chất – đá mẹ, địa hình đáy biển, lớp phủ nền đáy, rạn san hô, trầm tích và môi trường trầm tích bề mặt, các khối nước biển và sinh vật đan xen quanh rạn san hô lên đến bề mặt biển, khí quyển Các hoạt động con người quanh, trên rạn san hô

Đối với cảnh quan rạn san hô: độ sâu cột nước trung bình từ 0 – 50m, nơi xa bờ

có thể đến 90m, độ sâu tối ưu tạo rạn là 5 – 20m (có nơi đến 50m) Tại miền Bắc, cột nước nơi ưu thế cho san hô tạo rạn là khoảng 2 – 10m, miền Trung tới 20m Không có

sự tham gia của thổ nhưỡng, thay vào đó là trầm tích bề mặt đáy biển; chiếm vị trí trọng tâm là HST rạn san hô Hợp phần khí hậu thông qua điều kiện nhiệt, bức xạ và ánh sáng tác động trực tiếp lên khối nước theo độ sâu

Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần địa lý thường thể hiện

rõ và sâu sắc ở giữa các cặp hoặc nhóm cặp các hợp phần/yếu tố thành tạo, đó là: địa

Trang 36

hình - trầm tích bề mặt đáy; địa hình - trầm tích bề mặt đáy - HST rạn; tính chất của tầng nước (nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng) - HST rạn

Trong nghiên cứu cảnh quan, để đơn giản hóa các thông tin về hợp phần, cặp quan hệ trên sẽ được khái quát thành các lớp thông tin phục vụ cho việc xác định các đơn vị và ranh giới cảnh quan cụ thể bằng công nghệ viễn thám, GIS và bản đồ

Bảng 1.2 So sánh vai trò của các hợp phần thành tạo cảnh quan rạn san hô

Khí hậu

Tác động gián tiếp, có sự phân tầng (nhiệt độ, ánh sáng) trong khối nước theo cơ chế chuyển động thẳng đứng

Rạn san hô Yếu tố thành tạo CQ quan trọng có ảnh hưởng trực

tiếp (không phụ thuộc ở độ sâu lớn hơn 50m)

b Các hợp phần nhân sinh

Hoạt động của con người

- Sử dụng mặt nước cho giao thông thủy, khai thác

và nuôi trồng thủy, hải sản, du lịch, lâm nghiệp (ven bờ), khai thác khoáng sản, dược liệu…

1.2.2.4 Hệ thống đơn vị phân loại trong cấu trúc ngang của cảnh quan rạn san hô

a) Định nghĩa, nguyên tắc, tiêu chí và hệ thống phân loại cảnh quan

Định nghĩa: Phân loại cảnh quan là sự nhóm gộp các đơn vị CQ cùng cấp trong

hệ thống các bậc đơn vị phân loại thành các đơn vị kiểu loại của cấp xác định dựa vào một hoặc một số tiêu chí, chỉ tiêu nhất định

Phân loại cảnh quan là căn cứ quan trọng để nghiên cứu cấu trúc ngang (sự sắp xếp theo chiều ngang của các đơn vị phân loại cảnh quan, cùng hoặc khác cấp, trong không gian lãnh thổ) của bất kỳ lãnh thổ nào, trong đó có cảnh quan rạn san hô Vì thế, nghiên cứu cấu trúc ngang của cảnh quan rạn san hô cần chú yếu các vấn đề chính sau:

Trang 37

+ Số bậc phân loại cảnh quan rạn san hô (trong phạm vi không gian tới độ sâu 50m nước) cần được thống nhất

-+ Rạn san hô có thể phân bố tới 50m nước nhưng do ranh giới khu vực nghiên cứu rạn san hô chỉ phân bố dưới 30m nước nên trong phạm vi này không tách các cảnh quan khối nước vì toàn bộ khối nước từ trên mặt biển đến đáy biển đều ảnh hưởng trực tiếp tới HSR rạn san hô

b) Nguyên tắc xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan rạn san hô:

Hệ thống phân loại cảnh quan rạn san hô gồm 2 nhóm nguyên tắc:

- Nhóm nguyên tắc phản ánh tính đồng nhất và tính không đồng nhất của đơn vị cảnh quan:

+ Nguyên tắc phát sinh - hình thái: Các đơn vị CQ được phân chia có sự giống nhau về những đặc điểm tính đồng nhất cả về hình thái và nguồn gốc phát sinh;

+ Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Các đơn vị cảnh quan được phân chia có tính đồng nhất trong khoảng giá trị nhất định của một số tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh các mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần cấu tạo nên CQ Tuy nhiên, trong chính đơn vị cảnh quan đó đồng thời vẫn có sự phân hoá nội bộ khiến cho mỗi đơn vị lại có thể phân chia ra những đơn vị CQ cấp thấp hơn;

+ Nguyên tắc ưu tiên yếu tố trội: Nguyên tắc này được sử dụng dựa vào tầm quan trọng của yếu tố/thành phần quyết định sự phân hóa cấp đơn vị xem xét Việc áp dụng đúng nguyên tắc yếu tố trội sẽ giải thích được nguyên nhân cơ bản trong việc phân chia các đơn vị CQ cùng cấp phân loại

- Nguyên tắc đảm bảo tính trật tự logics của các bậc đơn vị và tiêu chí phân chia: Các bậc đơn vị và các tiêu chí xác định đảm bảo các yêu cầu chính sau:

+ Số bậc đơn vị phân loại phải đơn giản, sắp xếp logic từ đơn vị lớn đến đơn vị nhỏ nhất - bậc đơn vị cơ sở phân loại tương ứng với tỷ lệ nghiên cứu;

+ Số bậc đơn vị cấp dưới liền kề phải lớn hơn hoặc ít nhất bằng với cấp đơn vị xếp trước đó;

+ Các tiêu chí phân loại cấp lớn phải phủ được không gian lớn hơn; các tiêu chí cho cấp nhỏ phải bao gồm các tiêu chí cấp lớn nhưng không cần viết lại

c) Tiêu chí và hệ thống phân loại cảnh quan đới bờ tỉnh Phú Yên:

Các tiêu chí cụ thể xác định các cấp đươn vị phân loại cảnh quan rạn san hô không giống so với cảnh quan trên đất liền do sự khác nhau giữa vai trò của các yếu tố thành tạo của cảnh quan đất liền và cảnh quan rạn san hô Tuy vậy, cảnh quan rạn san

hô có tính liên tục, không thể tách rời Hệ thống phân loại cảnh quan và các chỉ tiêu

Trang 38

phân vị của chúng được xây dựng cũng phải thể hiện được tính liên tục trong cùng một

hệ thống nhất quán, logic và có tính thứ bậc, bao hàm cả tính địa đới và phi địa đới theo địa ô, đai cao/đẳng sâu

1.2.2.5 Các mối đe dọa tới cảnh quan rạn san hô

Khoảng 25% các cảnh quan rạn san hô trên thế giới bị tác động và không thể tự phục hồi, 50% cảnh quan rạn bị đe dọa nghiêm trọng Các mối đe dọa chính đối với cảnh quan rạn san hô và môi trường sống xung quanh rạn bao gồm:

- Các phương thức đánh bắt mang tính hủy diệt : Chúng bao gồm đánh bắt

bằng chất độc xyanua, đánh bắt bằng thuốc nổ, giá cào và trực tiếp dùng dụng cụ cứng đập vào san hô Nghề giá cào là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các rạn san hô

- Đánh bắt quá mức : Điều này ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái của các rạn

san hô, làm gián đoạn chuỗi thức ăn và gây ra những tác động xấu tới sự cân bằng sinh thái trong rạn

- Du lịch không bền vững : Chèo thuyền, lặn, câu xuất hiện tại đa số các rạn san

hô trên khắp thế giới, các tác động này là nguyên nhân không nhỏ làm giảm diện tích rạn Ngoài ra, với việc con người tác động trực tiếp vào các rạn san hô như: khuấy động trầm tích, khai thác san hô và thả neo trên các rạn san hô cũng là nhưng nguyên nhân chính làm rạn san hô phát triển theo chiều hướng tiêu cực Ngoài ra, còn một số khu du lịch và cơ sở hạ tầng đã được xây dựng trực tiếp trên các rạn san hô, và một số khu nghỉ dưỡng đổ thẳng nước thải hoặc các chất thải khác vào vùng nước xung quanh các rạn san hô

- Ô nhiễm : Chất thải đô thị và công nghiệp, nước thải, hóa chất nông nghiệp và

ô nhiễm dầu đang đầu độc các rạn san hô Những chất độc này được đổ trực tiếp vào đại dương hoặc được các hệ thống sông mang đi từ các nguồn ở thượng nguồn Một số chất gây ô nhiễm, chẳng hạn như nước thải và dòng chảy từ nông nghiệp, làm tăng mức độ nitơ trong nước biển, gây ra sự phát triển quá mức của tảo, khiến các rạn san

hô 'nghẹt thở' do tảo phủ dẫn tới không thể hô hấp và đón ánh sáng

- Bồi lắng: Xói mòn do xây dựng (cả dọc theo bờ biển và trong đất liền), khai

thác mỏ, khai thác gỗ và canh tác đang dẫn đến tăng trầm tích ở các con sông Trầm tích lúc này đổ ra biển làm tăng độ đục của nước biển, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và tồn tại của các rạn san hô Việc phá rừng ngập mặn, nơi thường giữ lại một lượng lớn trầm tích cũng gây ảnh hưởng lớn tới các rạn san hô

- Khai thác san hô : San hô sống được lấy ra từ các rạn san hô để sử dụng làm

gạch, các vật liệu lấp đường hoặc làm xi măng cho các tòa nhà mới San hô cũng được

Trang 39

bán làm quà lưu niệm cho khách du lịch đây là nguyên nhân gây thiệt hại lâu dài tới rạn

- Biến đổi khí hậu : San hô không thể tồn tại nếu nhiệt độ nước quá cao Sự

nóng lên toàn cầu đã dẫn đến mức độ tẩy trắng san hô gia tăng và điều này được dự đoán sẽ tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trong những thập kỷ tới Vì vậy, cách tiếp cận tổng hợp trên toàn thế giới để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu là nhu cầu trước mắt để bảo vệ các rạn san hô

1.2.3 Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô

1.2.3.1 Quan điểm về lượng giá kinh tế

Lượng giá các giá trị kinh tế tài nguyên nói chung và giá trị của san hô nói riêng

là một chủ đề mang tính chất khoa học, ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây trên thế giới bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển do nhu cầu khách quan và sự cần thiết của thông tin phục vụ quản lý Cùng với nhu cầu khách quan đó, cơ sở lý thuyết và các phương pháp và mô hình lượng giá ngày càng đa dạng và hoàn thiện mặc dù cũng trở nên phức tạp hơn nhằm đưa lại các kết quả chính xác, tin cậy cho các hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên

1.2.3.2 Cách tiếp cận

Nhìn chung trên thế giới hiện nay, xu hướng chung là có ba cách tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của cảnh quan san hô:

- Đánh giá phân tích tác động (Impact Analysis Valuation): được sử dụng để

đánh giá thiệt hại của cảnh quan san hô khi có chịu các tác động tiêu cực từ bên ngoài như sự cố tràn dầu, ô nhiễm công nghiệp, thiên tai

- Đánh giá từng phần (Partial Valuation): được sử dụng để đánh giá giá trị kinh

tế của hai hay nhiều phương án sử dụng san hô khác nhau (ví dụ: phát triển du lịch hoặc bảo tồn)

- Đánh giá tổng thể (Total Economic Valuation): được sử dụng để đánh giá

phần đóng góp tổng thể của tài nguyên san hô cho hệ thống phúc lợi xã hội

Trong ba hướng tiếp cận đánh giá trên, đánh giá tổng thể có vai trò quan trọng

vì nó cung cấp thông tin nền cho các hoạt động quản lý đồng thời là dữ liệu đầu vào cho đánh giá phân tích tác động và đánh giá từng phần

a) Phương pháp, nội dung

Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã phát triển các phương pháp thực nghiệm để đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên Cho đến nay, chưa có một hệ thống phương pháp nào được xây dựng và áp dụng riêng biệt để đánh giá giá trị của RSH, thay vào đó người ta xây dựng các phương pháp chung rồi áp dụng cho RSH

Trang 40

như một dạng tài nguyên cụ thể Về cơ bản, tương ứng với từng nhóm giá trị kinh tế khác nhau sẽ có những phương pháp đánh giá thích hợp

Giá trị, xét về góc độ kinh tế, giá trị được xác định bởi con người trong xã hội chứ không phải do chính quyền hay quy luật của tự nhiên quy định Các nhà kinh tế đã phát triển một nguyên tắc phân loại các giá trị kinh tế khi liên hệ với môi trường tự nhiên Có 3 phương pháp khác nhau để đánh giá giá trị: giá trị sử dụng, giá trị lựa chọn

và giá trị tồn tại

Giá trị sử dụng: Các nhà kinh tế phải tính giá trị sử dụng, là loại giá trị được

rút ra từ hiệu quả sử dụng thực của môi trường Người câu cá, thợ săn, người đi dạo… tất cả đều sử dụng môi trường và thu được lợi ích mà không phải trả tiền trực tiếp

Giá trị lựa chọn: Mỗi cá nhân có thể tự đánh giá cách lựa chọn để sử dụng môi

trường hay tài nguyên môi trường trong tương lai Giá trị lựa chọn là giá trị của môi trường như là lợi ích tiềm tàng trong tương lai khi nó trở thành giá trị thực sử dụng trong hiện tại Mỗi cá nhân có thể biểu lộ sự sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để chống lại những khả năng sử dụng của một người nào đó trong tương lai Giá trị lựa chọn còn có thể bao gồm cả giá trị sử dụng của những người khác (nghĩa là thấy hài lòng khi thấy những người khác cũng thu được những lợi ích nên bạn sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho người khác) và giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai (giá trị truyền lại là sự sẵn lòng chi trả để bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho con cháu của chúng ta)

Giá trị lựa chọn = giá trị sử dụng cá nhân + giá trị sử dụng bởi những người khác + giá trị sử dụng bởi các thế hệ tương lai;

Tổng giá trị người sử dụng thu được = giá trị thực sử dụng + giá trị lựa chọn

Giá trị tồn tại: Các tài nguyên môi trường đều có giá trị thực nội tại của chính

bản thân chúng Giá trị này không liên quan đến việc sử dụng nên được gọi là giá trị phi sử dụng Giá trị sử dụng là những vấn đề đạo đức như sự xuống cấp của môi trường, sự cảm thông đối với các loài sinh vật Ví dụ như mỗi cá nhân đều cảm thấy hài lòng với việc bảo vệ các cá thể còn lại của một số loài như loài cú đốm hay loài cá voi xanh lưng gù Hầu như tất cả mọi người đều coi trọng sự tồn tại của các loài này hơn là chỉ đơn giản thích thú ngắm nhìn chúng Họ đánh giá cao sự tồn tại của chính các loài vật này Tổng giá trị của các tài nguyên môi trường được tính bằng tổng của

cả 3 thành phần nói trên:

Tổng giá trị kinh tế = giá trị thực sử dụng + giá trị lựa chọn + giá trị tồn tại

= giá trị sử dụng + giá trị chưa sử dụng

Ngày đăng: 08/10/2024, 20:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Chung NMT (2022). Các đặc trưng chế độ gió cho khu vực đảo Hòn Yến (tỉnh Phú Yên) từ phân tích bộ giữ liệu NCEP CFSR (1979 - 2020). Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ Biển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các đặc trưng chế độ gió cho khu vực đảo Hòn Yến (tỉnh Phú Yên) từ phân tích bộ giữ liệu NCEP CFSR (1979 - 2020)
Tác giả: Trần Văn Chung NMT
Năm: 2022
2. Đỗ Huy Cường (2018). Biến động môi trường lớp phủ và giải pháp phát triển bền vững tại các đảo san hô khu vực quần đảo Trường Sa. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến động môi trường lớp phủ và giải pháp phát triển bền vững tại các đảo san hô khu vực quần đảo Trường Sa
Tác giả: Đỗ Huy Cường
Năm: 2018
3. Nguyễn Thị Minh Hiền NTM, Chiến HT, An PH, Hà TM (2010). Lượng giá kinh tế các giá trị của hệ sinh thái rạn san hô Cù Lao Chàm-Quảng Nam. Viện tài nguyên và Môi trường biển (IMER) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lượng giá kinh tế các giá trị của hệ sinh thái rạn san hô Cù Lao Chàm-Quảng Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hiền NTM, Chiến HT, An PH, Hà TM
Năm: 2010
5. Nguyễn Cao Huần và ccs (2004). Mô hình tích hợp ALES-GIS trong đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp huyện Sa Pa-tỉnh Lào Cai. VNU J Sci Nat Sci Technol. Số 20.(4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình tích hợp ALES-GIS trong đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp huyện Sa Pa-tỉnh Lào Cai
Tác giả: Nguyễn Cao Huần và ccs
Năm: 2004
6. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997). Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam
Tác giả: Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1997
11. Nguyễn Đăng Ngải và ccs (2008). San hô vịnh Hạ Long: Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rạn san hô. H.: Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: San hô vịnh Hạ Long: Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rạn san hô
Tác giả: Nguyễn Đăng Ngải và ccs
Năm: 2008
12. Đặng Xuân Phương, Nguyễn Lê Tuấn (2014). Quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển và hải đảo. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển và hải đảo
Tác giả: Đặng Xuân Phương, Nguyễn Lê Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2014
13. SEMLA (2009). Điều tra, đánh giá thực trạng hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng. Viện Hải Dương Học Báo Cáo Tổng Kết Đề Tài. Số 107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, đánh giá thực trạng hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên và đề xuất giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng
Tác giả: SEMLA
Năm: 2009
14. Tống Phước Hoàng Sơn (2008). Điều tra hiện trạng phân bố rạn san hô vùng biển ven bờ Khánh Hòa làm cơ sở quy hoạch, bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững. Viện Hải Dương Học Báo Cáo Tổng Kết Đề Tài. Số 162 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra hiện trạng phân bố rạn san hô vùng biển ven bờ Khánh Hòa làm cơ sở quy hoạch, bảo vệ, phục hồi và sử dụng bền vững
Tác giả: Tống Phước Hoàng Sơn
Năm: 2008
15. Hồ Văn Thệ (2009). Sinh vật phù du vùng rạn san hô Việt Nam Cù Lao Chàm, Cù Lao Cau và Côn Đảo. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh vật phù du vùng rạn san hô Việt Nam Cù Lao Chàm, Cù Lao Cau và Côn Đảo
Tác giả: Hồ Văn Thệ
Năm: 2009
16. Nguyễn Hồng Thu (2011). Chất lượng môi trường nước tại các rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên (Water quality at coral reefs in the coastal area of Phu Yen province). Tuyển Tập Báo Cáo Hội Nghị Khoa Học và Công Nghệ Biển Toàn Quốc Lần Thứ V Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng môi trường nước tại các rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên (Water quality at coral reefs in the coastal area of Phu Yen province)
Tác giả: Nguyễn Hồng Thu
Năm: 2011
19. Nguyễn Ngọc Tuấn (2020). Xu thế phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt vùng biển Đông từ dữ liệu viễn thám. Hội nghị Khoa học quốc gia về công nghệ địa không gian trong khoa học Trái Đất và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu thế phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt vùng biển Đông từ dữ liệu viễn thám
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tuấn
Năm: 2020
20. Võ Sĩ Tuấn (2005). Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam: = Coral reefs of Vietnam. Tp. Hồ Chí Minh: Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam: = Coral reefs of Vietnam
Tác giả: Võ Sĩ Tuấn
Năm: 2005
30. Lê Thị Vinh NHT (2010). Chất lượng môi trường nước tại các rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên. Hội Nghị Khoa Học Và Công Nghệ Biển Toàn Quốc Lần Thứ V Tr. , Tr.151–8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng môi trường nước tại các rạn san hô vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên
Tác giả: Lê Thị Vinh NHT
Năm: 2010
31. Nguyễn Huy Yết (2003). San hô và rạn san hô vùng biển Bắc Hải Vân-Đảo Sơn Trà (Thừa Thiên Huế). Nhà xuất bản KH và KTBáo cáo khoa học hội nghị toàn quốc lần thứ 2 Những vấn … Sách, tạp chí
Tiêu đề: San hô và rạn san hô vùng biển Bắc Hải Vân-Đảo Sơn Trà (Thừa Thiên Huế)
Tác giả: Nguyễn Huy Yết
Nhà XB: Nhà xuất bản KH và KTBáo cáo khoa học hội nghị toàn quốc lần thứ 2 Những vấn …
Năm: 2003
32. Nguyễn Huy Yết (2004). San hô và rạn san hô vùng Sơn Chà–Hải Vân. Báo Cáo Chuyên Đề Đề Tài “Cơ Sở Thiết Lập KBTB Hải Vân–Sơn Chà Viện Tài Nguyên Và Môi Trường Biển Sách, tạp chí
Tiêu đề: San hô và rạn san hô vùng Sơn Chà–Hải Vân
Tác giả: Nguyễn Huy Yết
Năm: 2004
33. Nguyễn Huy Yết (2008). Nguồn lợi sinh vật và các hệ sinh thái ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. NXB Khoa Học Tự Nhiên Và Công Nghệ Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn lợi sinh vật và các hệ sinh thái ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". NXB Khoa Học Tự Nhiên Và Công Nghệ Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Huy Yết
Nhà XB: NXB Khoa Học Tự Nhiên Và Công Nghệ Hà Nội. "Tiếng Anh
Năm: 2008
34. A. Forman RTT, Godron M (1986). Landscape Ecology. Wiley Truy cập 6 tháng 3 2017, UR: http://www.wiley.com/WileyCDA/WileyTitle/productCd-0471870374.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Landscape Ecology
Tác giả: A. Forman RTT, Godron M
Năm: 1986
35. Abrina TAS, Bennett J (2021). A benefit-cost comparison of varying scales and methods of coral reef restoration in the Philippines. Sci Total Environ.ElsevierSố 799., Tr.149325 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A benefit-cost comparison of varying scales and methods of coral reef restoration in the Philippines
Tác giả: Abrina TAS, Bennett J
Năm: 2021
36. Antrop M, Van Eetvelde V, Belayew D, Droeven E, Kummert M, Feltz C (2004). Landscape research in Belgium. Belg Rev Belge Géographie. National Committee of Geography of Belgium/Société Royale Belge de Géographie(2–3), Tr.209–22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Landscape research in Belgium
Tác giả: Antrop M, Van Eetvelde V, Belayew D, Droeven E, Kummert M, Feltz C
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Phân bố san hô trên toàn thế giới (nguồn: NOAA) [87] - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 1.1. Phân bố san hô trên toàn thế giới (nguồn: NOAA) [87] (Trang 16)
Hình 1.2. Phân bố san hô tại vùng biển Việt Nam [20] - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 1.2. Phân bố san hô tại vùng biển Việt Nam [20] (Trang 20)
Hình 1.4.  Biểu đồ thể hiện số lượng nghiên cứu DVHST cảnh quan rạn san hô theo các năm - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện số lượng nghiên cứu DVHST cảnh quan rạn san hô theo các năm (Trang 24)
Hình 1.7. Sơ đồ cấu trúc đứng và cấu trúc ngang rạn san hô trên các đảo - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 1.7. Sơ đồ cấu trúc đứng và cấu trúc ngang rạn san hô trên các đảo (Trang 32)
Hình 1.12. Quy trình các bước nghiên cứu - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 1.12. Quy trình các bước nghiên cứu (Trang 48)
Hình 2.5. Phân bố hoàn lưu – dòng chảy biển vùng biển ven bờ miền Trung vào mùa - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 2.5. Phân bố hoàn lưu – dòng chảy biển vùng biển ven bờ miền Trung vào mùa (Trang 60)
Hình 2.7. Hoa sóng vùng nước ven bờ Phú Yên[26] - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 2.7. Hoa sóng vùng nước ven bờ Phú Yên[26] (Trang 61)
Hình 2.8. Một số hình ảnh tàu, thuyền hoạt động trên các rạn san hô tại Hòn Yến (ảnh - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 2.8. Một số hình ảnh tàu, thuyền hoạt động trên các rạn san hô tại Hòn Yến (ảnh (Trang 66)
Hình 2.9. Các hoạt động du lịch liên quan tới cảnh quan rạn san hô tại Hòn Yến (ảnh - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 2.9. Các hoạt động du lịch liên quan tới cảnh quan rạn san hô tại Hòn Yến (ảnh (Trang 67)
Hình 3.1. Bản đồ cảnh quan rạn san hô quần thể Hòn Yến - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 3.1. Bản đồ cảnh quan rạn san hô quần thể Hòn Yến (Trang 79)
Hình 3.2. Ảnh chụp toàn cảnh Hòn Yến từ trên cao (trên), chụp ngang (dưới) (ảnh - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 3.2. Ảnh chụp toàn cảnh Hòn Yến từ trên cao (trên), chụp ngang (dưới) (ảnh (Trang 80)
Hình 3.4. Lát cắt cảnh quan rạn san hô khu vực Hòn Yến - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 3.4. Lát cắt cảnh quan rạn san hô khu vực Hòn Yến (Trang 81)
Hình 3.5. Mô hình Histogram  Hình 3.6. Mô hình P-P Plot - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 3.5. Mô hình Histogram Hình 3.6. Mô hình P-P Plot (Trang 92)
Hình 3.8. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Bảo tồn cảnh quan rạn san hô” - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 3.8. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Bảo tồn cảnh quan rạn san hô” (Trang 97)
Hình 3.9. Người dân cắm biển và nhặt rác tại quần thể Hòn Yến (ảnh chụp tháng 8/2022) - Lượng giá kinh tế cảnh quan rạn san hô phục vụ phát triển du lịch biển tại tỉnh phú yên
Hình 3.9. Người dân cắm biển và nhặt rác tại quần thể Hòn Yến (ảnh chụp tháng 8/2022) (Trang 102)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN