Theo đó, ngành Ngoại giao đã tích cực hợp tác, hỗ trợ, song hành cùng các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong xúc tiễn kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, giúp tìm kiếm, mở rộng
Trang 1NGHIEP VU NGOAI GIAO
CHU DE: NGOAI GIAO KINH TE GIUA VIET NAM VA HAN QUOC
TU NAM 1993 DEN NAY
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Lân
SV thực hiện: Nhóm 6 + 27 — K2021
Huỳnh Trọng Hoàng Huân 2156110223
I>, Thành phó Hỗ Chí Minh, tháng 10 năm 2023
Trang 2
MỤC LỤC
CHU DE: NGOAI GIAO KINH TE GIU'A VIET NAM VA HAN QUOC TU
CHUONG 1: TONG QUAN VE NGOAI GIAO KINH TE
1.1 Khai niém ngoai giao kinh AT 1.2 Đặc điểm và vai trò của ngoại giao kinh An
1.2.1 Đặc điểm của ngoại giao kinh An 1.2.2 Vai trò của ngoại giao kính tẾ -s- s1 1111211 1121111112111111 11 1c 1.3 Các loại hình ngoại giao kinh tế phổ biến 5-5 5c S21 111152121112111 1 xe
CHƯƠNG 2: NGOẠI GIAO KINH TẺ GIỮA VIỆT NAM VA HAN
QUOC TU NAM 1993 DEN NAY
2.1 Các nhân tố thúc đây ngoại giao kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc 2.1.1 Nhân tố bên trong - s11 1111111111211 1111 112111101111 21111111121 11c
2.1.2 Nhân tố bên ngoài - 52 S11 E1 111121111 1111E11211112111111101111 01kg
2.2 Ngoại giao kinh tế Việt Nam - SH 2121511111212 5 8H ee 2.3 Ngoại giao kính tế Hàn Quốc 5+ s2c SE 2112121121111111111112111121 11 re te 2.4 Quan điểm chiến lược ngoại giao kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc 2.4.1 Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam
2.5 Quan điểm chiến lược ngoại giao kinh tế của Việt Nam đối với Hàn
CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU VÀ NHỮNG HÀM Ý
3.1 Một số thành tựu đạt được trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế Việt Hàn
3.1.1 Đối với Việt Nam -s- tt E11 211112112111211111 1 10112121 tr re 3.1.2 Đối với Hàn Quốc S1 111111111111 1111121122111 ng
3.2 Phương hướng phát triển, thúc đây ngoại giao kinh tế với Hàn Quốc 0U)21100/1718E.) ii
Trang 3CHUONG 1: TONG QUAN VE NGOAI GIAO KINH TE
1.1 Khái niệm ngoại giao kinh tế
Ngoại giao kinh tế là một khái niệm tuy không mới, nhưng lại không có định
nghĩa rõ ràng Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này, nhưng về cơ bản, có hai cách hiểu chính như sau: Thứ nhất, coi ngoại giao là phương tiện để đạt được mục tiêu kinh tế, tức là dùng chính trị để làm kinh tế Thứ hai, ngược lại, cho rằng ngoại giao kinh tế là sử dụng kinh tế để gây ảnh hưởng về chính trị, tức là coi kinh
tế là một phương tiện dé dat duoc mục đích chính trị
Hiện nay, lại có một số quan niệm coi ngoại giao kinh tế là sự tổng hợp của hai cách hiểu này Nói cách khác, đó là hai mặt của vấn đề Trong đó kinh tế và chính
trị chuyển đổi linh hoạt, có khi kinh tế là mục tiêu, chính trị là phương tiện và
ngược lại Ngoài ra, khái niệm ngoại giao kinh tế thay đổi phụ thuộc vào mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ quốc gia đó trải qua Tuy thực tế các nước ít đưa ra khái niệm chính thức về ngoại giao kinh tế, nhưng nội hàm của nó thường được hiểu thông qua các ưu tiên và mục tiêu công tác ngoại giao kinh tế của nước đó Đề thấy rõ hơn nội hàm ngoại giao kinh tế, có thê xem xét nội dung thông qua một số nền kinh tế Trước hết tại một quốc gia phát triển như Mỹ, theo Bộ ngoại giao nước này, ngoại giao kinh tế là một cấu phan quan trọng trong “Ngoại giao chuyên đôi” (Transformational diplomacy) Dé la viéc str dung céng cu ngoai giao dé dinh hinh các xu hướng thay đổi, nhằm đem lại lợi ích cho mọi quốc gia Theo đó, ngoại giao kinh tế của Mỹ có gồm hai nội hàm chính là:
- _ Thứ nhất, ngoại giao kinh tế tập trung vào một số khu vực vả quốc gia trọng điểm và ưu tiên nhằm chuyên hóa thê chế kinh tế ở các nước đối tác, cho gần ett hon voi thể chế của Mỹ, tạo điều kiện dé Mỹ đạt được các mục tiêu kinh
tế - chính trị
- - Thứ hai, ngoại giao kinh tế tập trung mở rộng và bảo vệ các lợi ích kinh tế của Mỹ, bao gồm nỗ lực duy trì tính mở của các thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ, giải quyết các vẫn đề kinh tế toàn cầu, cải thiện môi trường kinh doanh toàn cầu và bảo đảm an ninh kinh tế qua các nỗ lực chống khủng bố, bảo đảm an ninh năng lượng
Trang 4Đối với Việt Nam, ngoại giao kinh tế được hiểu là “dùng ngoại giao đề làm kinh tế” Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định ngoai giao kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động đối ngoại của đất nước, bên cạnh hai nhiệm vụ ngoại giao chính trị
và ngoại giao văn hóa Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài được coi la mắt xích quan trọng nhất, đóng vai trò đột phá trong thúc đây thương mại, thu hút đầu tư, mở đường cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường thế giới Tận dụng những thuận lợi và lợi thế của ngoại giao, đề hỗ trợ kinh tế đối ngoại, của
sự phát triên đât nước
1.2 Đặc điềm và vai trò của ngoại giao kính te
1.2.1 Đặc điểm của ngoại giao kinh tế
Ngoại giao kinh tế là một phần quan trọng của quan hệ quốc tế, với mục tiêu chính là thúc đây lợi ích kinh tế của quốc gia thông qua hợp tác và quản lý các hoạt động tính kinh tế địa cầu
Mục tiêu kinh tế: Ngoại giao kinh tế nhằm thúc đây lợi ích kinh tế của quốc gia bao gồm tăng cường xuất khâu, thu hút đầu tư nước ngoài và cải thiện điều kiện thương mại Mục tiêu chính là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của quốc gia
Hợp tác quốc tế: Ngoại giao kinh tế liên quan đến việc hợp tác với các quốc gia khác, tổ chức quốc tế và các đối tác kinh tế đề thực hiện các hoạt động chung, bao gồm các thỏa thuận thương mại, đầu tư, và quản lý tài chính toàn cầu
Quan hệ đa phương: Ngoại giao kinh tế thường xuyên diễn ra thông qua các tô chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và các hiệp hội kinh tế vùng, nơi các quốc gia là thành viên cùng tham gia vào quy tắc và thỏa thuận chung
Chiến lược lâu dài: Ngoại giao kinh tế thường được xây dựng dựa trên chiến lược dài hạn của quốc gia, đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và đảm bảo
sự an toàn và ôn định trong quan hệ kinh tế quốc tế
Trang 5Ảnh hưởng đến chính trị và xã hội: Ngoại giao kinh tế có thê ảnh hưởng đến chính trị và xã hội trong quốc gia Các quyết định thương mại và đầu tư có thể có tác động đến việc làm, thu nhập, và cuộc sống của người dân
Biến đổi liên tục: Ngoại giao kinh tế là một lĩnh vực đang chuyền đổi liên tục,
do ảnh hưởng của các yêu tô kinh tê, chính trị, và công nghệ mới
1.2.2 Vai trò của ngoại giao kinh tế
Thứ nhất, ngoại giao kinh tế có vai trò hỗ trợ tìm hiểu, nghiên cứu mô hình
phát triển kinh tế, các xu thế phát triển của kinh tế thế giới, năm bắt thông tin thị
trường, đự báo về các xu hướng phát triển, hội nhập quốc tế, những diễn biến kinh
tế quan trọng - từ đó tham mưu cho Chính phủ trong công tác hoạch định đường lỗi, chính sách phát triển kinh tế cũng như xã hội của quốc gia
Thứ hai, một vai trò khác cũng khá quan trọng đó là tìm kiểm các nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước Ngoại giao góp phân thiết lập quan hệ thương mại với các quốc gia và vùng lãnh thổ, mở ra những thị trường xuất khẩu tiềm năng, đóng góp vào việc tăng kim ngạch thương mại Ngoại giao kinh tế cũng tích cực vận động, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các đối tác hàng đầu trên thé ĐIỚI
Thứ ba, ngoại giao kinh tế có vai trò quan trọng trong việc chủ động và tích cực xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước năng động, đôi mới, phát triển thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa ở trong và ngoài nước, đa dạng và phong phú về hình thức, chủ đẻ, quy mô cũng như đối tượng
Thứ tư, thúc đây quá trình hội nhập của đất nước qua việc làm sâu sắc quan hệ
với các đối tác, tạo đan xen lợi ích, kiến tạo môi trường thuận lợi đề phát triển kinh
tế; ngoại giao chủ động lồng ghép nội dung hợp tác kinh tế vào tiếp xúc cấp cao, đồng thời tích cực hỗ trợ, thúc đây nhằm cụ thê hoá các thỏa thuận, cam kết cấp cao Trong quá trình đó, ngoại giao đã quan tâm bảo hộ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong hợp tác quốc tế; hỗ trợ xử lý các tranh chap thương mại, bảo vệ lợi ích của lao động Việt Nam ở nước ngoài, qua đó tạo
Trang 6niềm tin và động viên khích lệ đáng kế đối với các doanh nghiệp, người dân tiếp tục
yén tâm lao động và mở rộng kinh doanh tại nước ngoài
Thứ năm, ngoại g1ao kinh tế chủ động, di đầu trong tham mưu, đề xuất về sự
tham gia và đóng góp sáng kiến của quốc gia tại các tô chức, cơ chế hợp tác kinh tế
đa phương như ASEAN, APEC, WTO, RCEP, hợp tác tiêu vung, WEF, ASEM,
G7, G20, OECD v.v giúp tiếp cận các nguồn lực phát triển và bảo vệ các lợi ích
thiết thực của đât nước
Thứ sáu, công tác ngoại giao kinh tế không chỉ là một trụ cột công tác của Bộ
Ngoại giao mà còn là công tác phục vụ phát triển kinh tế của cả nước Vì vậy, công
tác phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, đoanh nghiệp được Bộ Ngoại giao coi
trọng và quan tâm triển khai thực chất trong thời gian qua
Theo đó, ngành Ngoại giao đã tích cực hợp tác, hỗ trợ, song hành cùng các
Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong xúc tiễn kinh tế đối ngoại và hội nhập
quốc tế, giúp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu, kết nối với các đối tác
tiềm năng, thu hút đầu tư, thúc đây du lịch và chuyến giao công nghệ v.v qua đó
cùng nhau tạo nên những thành tựu chung và quan trọng trong phát triển kinh tế của
đât nước
1.3 Cac loại hình ngoại giao kinh tế phé bién
Ngoại giao kinh tế là một hình thức của ngoại giao mà trong đó các quốc gia sử
dụng các công cụ kinh té dé dat được mục tiêu chính trị Qua đó, các loại hình
ngoại giao kinh tế phổ biến đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận
lợi cho thương mại, đầu tư và hợp tác kinh đoanh giữa các quốc gia
Một là, thỏa thuận thương mại tự do (Free Trade Agreement — FTA)
Đây là một loại hình ngoại giao kinh tế giữa hai hoặc nhiều quốc gia nhằm
loại bỏ hoặc giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác Thỏa thuận thương
mại tự do thúc đây sự mở cửa thị trường và tăng cường giao thương hàng hóa và
dịch vụ giữa các quéc gia Chang han, Hiép định thương mại tự do Bắc Mỹ
(NAFTA) giữa Mỹ, Canada và Mexico; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -
Trang 7EU (EVFTA) là một hiệp định quan trọng giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
(EU)
Hai là, hiệp định ddu tu
Cac hiép dinh đầu tư tạo điều kiện và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư
nước ngoài trong quốc gia đối tác Điều này có thê bao gồm việc loại bỏ các rào cản
đối với đầu tư nước ngoài, bảo vệ sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc chuyên giao công nghệ và kiến thức Thực tế, Hiệp định đầu
tư giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVETA) nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đầu tư và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư từ EU tại Việt Nam
Ba là, liên mình kinh tế
Đây là một hình thức hợp tác kinh tế giữa các quốc gia nhằm tăng cường
quyên lợi và lợi ích chung Các liên minh kinh tế thường bao gồm việc thực hiện
các chính sách chung về thương mại, đầu tư, tài chính và các lĩnh vực khác đề tạo
điều kiện thuận lợi cho các thành viên Chắng hạn, Liên minh kinh tế ASEAN
(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) tạo ra một thị trường chung và tạo điều kiện
thuận lợi cho giao thương và hợp tác kinh tế trong khu vực
Bon la, khu vuc kinh té dac biét (Special Economic Zone - SEZ)
Khu vực kinh tế đặc biệt Trung Quốc và khu vực kính tế tự đo Singapore là
một khu vực có quy định đặc biệt về quản lý kinh tế và thương mại Những khu vực
này thường được thiết lập đề thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường xuất khâu và
phát triển các ngành công nghiệp đặc thù Cụ thể, khu vực kinh tế đặc biệt
Shenzhen ở Trung Quốc, nơi có chính sách thuế, quy định và quản lý kinh tế khác
biệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển ngành công nghiệp công nghệ
cao Bén canh do, khu céng nghiép Jurong (Jurong Industrial Estate) ở Singapore
thu hút hàng ngàn công ty trong và ngoài nước, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như
công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí, hóa chất và logistics
Năm là, hợp tác kinh tế toàn điện
Trang 8Đây là một hình thức hợp tác kinh tế đa phương giữa các quốc gia nhằm thúc đây
sự phát triển toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại, đầu tư, khoa học
công nghệ, đào tạo và văn hóa Hợp tác kinh tế toàn diện thường có sự tham gia của
nhiều quốc gia và tạo ra lợi ích chung cho cộng đồng quốc tế Thực tế, Hợp tác kinh
tế toàn diện Trung - Nam Á (RCEP) giữa 15 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương tạo ra một khu vực thị trường lớn và tăng cường hợp tác trong thương
mại, đâu tư, dịch vụ và quyên sở hữu trí tuệ
CHƯƠNG 2: NGOẠI GIAO KINH TẺ GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN
QUÓC TỪ NĂM 1993 ĐÉN NAY
2.1 Các nhân tố thúc đây ngoại giao kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc
2.1.1 Nhân tổ bên trong
Việt Nam nam trên bán đảo Đông Dương, vị trí địa lý của Việt Nam rất thuận
lợi trong việc giao lưu với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, trong đó có Hàn
Quốc Với vị trí địa lý đó, Việt Nam sẽ là “cầu nối” kinh tế - văn hóa giữa khu vực
Đông Á và Đông Nam Á, giữa Hàn Quốc với khu vực Đông Nam Á và bán đảo
Đông Dương
Trong quá trình đổi mới và mở cửa nên kinh tế, Việt Nam rất cần phương thức quản lý mới, công nghệ tiên tiến, vốn, nhân lực có tri thức, phát triển cơ sở hạ
tầng, mở rộng thị trường và hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới Việc tăng
cường hợp tác kinh tế với Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam có sự bổ sung cơ cấu quan
trọng trong phát triển kinh tế
Mỗi quan hệ chính trị ôn định giữa hai quốc gia là yêu tô quan trọng để thúc
đây ngoại giao kinh tế Chính sách mở cửa hội nhập quốc tế, phát triển ngoại giao
kinh tế để thu hút các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, giúp nền kinh
tế Việt Nam ngày càng phát triển
Nhân tố thị trường cũng khuyến khích Hàn Quốc mở rộng quan hệ buôn ban
với Việt Nam Dân số đông nên Việt Nam là một thị trường lớn, việc tắng đầu tư -
buôn bán với Việt Nam sẽ giúp Hàn Quốc chồng lại sự bảo hộ thị trường của các
Trang 9nước bạn hàng truyền thống của Hàn Quốc như Mỹ, Nhật, Tây Âu và thâm nhập
vào các thị trường mới khác
Một yếu tô khuyến khích Chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến Việt Nam là yếu
tố chỉ phí lao động Chi phí lao động gia tăng ở Hàn Quốc đã làm mất dân lợi thé so
sánh của hàng hóa Hàn Quốc trên thị trường thế giới Yếu tố này thúc đây Hàn
Quốc chuyền giao các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động ra những nước có chỉ
phí nhân công rẻ, trong đó có Việt Nam Cụ thê như tiền lương của một công nhân
ngành điện/điện tử của Việt Nam chỉ bằng 1⁄4 tiền lương mà Hàn Quốc phải trả cho
một công nhân nước họ, hay tiền lương trả cho một công nhân ngành may của Việt
Nam được trả bằng 15% lương trả trong các công ty may tại Hàn Quốc
2.1.2 Nhân tố bên ngoài
Từ những năm 1980 trở về trước, bạn hàng buôn bán và đầu tư chủ yếu của
Hàn Quốc là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu Tuy nhiên từ tháng 1-1989: Mỹ đã đưa Hàn
Quốc ra ngoài các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi chính (GSP), nên khả năng
xuất khâu của Hàn Quốc sang các thị trường truyền thống này giảm xuống và xuất
khẩu của Hàn Quốc sang các thị trường Đông Nam Á có xu hướng tăng lên
Tiến trình toàn cầu hóa mà trước hết là toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh
mẽ, là xu thế lớn lôi cuỗn sự tham gia của mọi khu vực và quốc gia trên thế giới
Bên cạnh tiến trình toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế
giới phát triển ngày càng nhanh chóng, tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế toàn cầu Sự phát triển của công nghệ thông tin làm thay đôi lợi
thế cạnh tranh của các nền kinh tế trên thế giới, làm xuất hiện các nền kinh tế tri
thức Trong bối cảnh đó, Việt Nam luôn đặt ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa phục vụ đất nước
2.2 Ngoại giao kinh tế Việt Nam
e© Công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước
Việt Nam đã xác định ngoại giao kinh tế như một trong những trọng tâm quan
trọng của hoạt động đối ngoại, đặc biệt trong bối cảnh thể giới đang chứng kiến
Trang 10những biến đổi nhanh chóng và sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế Nhà nước Việt Nam đã thê hiện quan điểm và chủ
trương rõ ràng về ngoại giao kính tế, nhằm mục tiêu chủ động tạo đựng môi trường
quốc tế thuận lợi và tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Chi thi 41-CT/TW về công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đây mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được ban hành vào ngày 15 tháng 4 năm 2010
bởi Ban Bi thư Trung ương Đảng đã nêu rõ:
Mục tiêu của ngoại giao kính tế là chủ động tạo đựng môi trường quốc tế thuận
lợi, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước
Quan điểm chỉ đạo của nhà nước về ngoại giao kinh tế được xác định đưới ba nét
chính:
- _ Thứ nhất, ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên trong
hoạt động đối ngoại bao gồm cả hoạt động đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển và đảm bảo an ninh của đất nước
- - Thứ hai, ngoại giao kinh tế phải bám sát chủ trương, chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, gắn kết chính trị - ngoại giao với kinh tế, phát huy tối đa quan hệ chính trị thuận lợi và lợi thế ngoai giao phuc vu phat triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước
- Thứ ba, ngoại giao kinh tế cần đóng vai trò là một công cụ hữu hiệu đưa
nước ta phát triển nhanh và bền vững, xác lập vị thế của Việt Nam trên tầm cao mới trong kinh tế thế giới và cộng đồng quốc tế
Ngoại giao kinh tế còn có nhiệm vụ cụ thê và đa dạng, từ việc mở rộng quan hệ
quốc tế, vận động viện trợ, thu hút nguồn vốn, công nghệ và tri thức, đến việc thúc
đây các doanh nghiệp và địa phương tham gia hoạt động đối ngoại Các cơ quan
tham mưu, các viện nghiên cứu, và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển chính sách ngoại
giao kinh tế
Trang 11Như vậy quan điểm và chủ trương của nhà nước về ngoại giao kinh tế Việt Nam
thể hiện sự nhạy bén và linh hoạt trong việc tận dụng các cơ hội và đối mặt với các
thách thức của môi trường kinh tế thế giới ngày nay Đây không chỉ là một phần
quan trọng trong hoạt động đối ngoại của quốc gia, mà còn là yếu tố quyết định đến
sự phát triển và vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế
® Công (ác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030:
Sau 12 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 15/4/2010 cua Ban Bi thu
khóa X, công tác ngoại giao kinh tế đã có chuyên biến mạnh mẽ, đóng góp quan
trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, ngoại giao
kinh tế chưa theo kịp tình hình và yêu cầu phát triển đất nước, chưa gắn kết chặt
chẽ với ngoại giao về quốc phòng, an ninh, văn hoá - xã hội đề tạo thành sức mạnh
tong hop Vi vay, đề thực hiện thắng lợi các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế
- xã hội và đường lối đối ngoại mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra; nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế một cách toàn diện, chỉ thị số
15-CT/TW về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm
2030 được Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 10/5/2022 nêu rõ quan
điểm và chủ trương của Nhà nước về ngoại giao kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
này được xác định theo một số nguyên tắc và mục tiêu quan trọng sau đây:
Thứ nhất, nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, tam quan trọng
của công tác ngoại giao kinh tế Xác định ngoại giao kinh tế là một nhiệm vụ cơ
bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam, một động lực quan trọng dé phát triển
đất nước nhanh, bền vững; đóng vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực
bên ngoài, góp phần đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, tăng cường tiềm lực,
sức cạnh tranh và năng lực thích ứng của nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập,
tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả
Thứ hai, mở rộng và đan xen lợi ích kinh tế: Việt Nam cần tiếp tục mở rộng và
làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác kinh tế Đặc biệt, quan hệ với các nước
lang giéng, đối tác chiến lược và toàn diện cần được phát triển tích cực Công tác
ngoại giao kinh tế cần gan két chat ché véi quan hé chinh tri va đối ngoại để tối ưu
hóa lợi ích quốc gia
Trang 12Thứ ba, nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực
hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030
Đặc biệt, xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa
phương và doanh nghiệp làm trung tâm Khuyến khích sự tham gia chủ động, tích
cực của các địa phương, doanh nghiệp và người dân vào hoạt động ngoại g1ao kinh
tế Đồng thời, hỗ trợ các ngành và doanh nghiệp tận dụng hiệu quả thị trường quốc
tế
Như vậy quan điểm và chủ trương của Nhà nước về ngoại giao kinh tế Việt Nam
trong giai đoạn đây mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đến năm 2030
tập trung vào việc tận dụng lợi ích kinh tế từ quốc tế nhằm thúc đây sự phát triển
bền vững của đất nước
2.3 Ngoại giao kinh tế Hàn Quốc
Quan điềm và chủ trương ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc là một trong những
chiến lược ngoại giao và khung chính sách mà quốc gia này áp đụng nhằm thúc đây
quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế với các quốc gia khác Vì vậy, họ tập trung
vào việc mở cửa thị trường, tăng cường xuất khâu, thu hút đầu tư nước ngoài và
thúc đây sự hợp tác kinh tế toàn cầu Cụ thể, một số khía cạnh quan trọng của quan
điểm và chủ trương ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc ngày nay được tiến hành và
công bô rộng rãi
e® Quan điểm
Quan điểm ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc ngày nay là một khái niệm tông
quát để chỉ những nguyên tắc và chiến lược mà quốc gia này thực hiện trong quan
hệ kinh tế với các quốc gia khác Cụ thê, Hàn Quốc đã áp dụng quan điểm ngoại
giao kinh tế từ những năm 1960, khi quốc gia bắt đầu phát triển kinh tế từ một nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một quốc gia công nghiệp hóa và hiện đại Các
chính sách và biện pháp quan trọng đã được triển khai nhăm ủng hộ quan điểm
ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc, bao gồm việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận
lợi, khuyến khích đầu tư nước ngoài và tăng cường xuất khâu
Trang 13Chính sách “Hàn Quốc hóa” (Korea Inc.) đã được thực hiện vào những nam
1960 và 1970, trong giai đoạn Hàn Quốc đang tiễn hành công nghiệp hóa và xây
dựng các tập đoàn công nghiệp lớn Chính phủ Hàn Quốc đã tài trợ và hỗ trợ các
công ty lớn như Samsung, Hyunđai và LG, giúp họ phát triển và mở rộng hoạt động
xuất khâu Điều này đã tạo ra một cú hích lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc và đưa
nước này trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới
Chính sách “Koreas Global Commerce Strategy” đã được công bố vào năm
2021 Chiến lược này đặt mục tiêu tạo ra một môi trường thương mại công bằng,
mở và bền vững, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu và đa dạng hóa nguồn
cung ứng Cụ thể, Hàn Quốc tập trung vào việc tăng cường hợp tác thương mại với
các quốc gia và khu vực mới, đồng thời nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của
sản phâm xuất khâu Hàn Quốc cũng đây mạnh công nghệ và sáng tạo, đặc biệt là
trong lĩnh vực công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và ô tô điện, đề giữ vững sự cạnh tranh
trên thị trường quốc tế
Quan điểm ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc xây dựng và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do Thực tế, Hiệp định
Thương mại Tự do Hàn Quốc - Hoa Kỳ (KORUS FTA) đã được ký kết vào năm
2007, mở ra cánh cửa cho việc tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia
Hiệp định này đã tăng cường xuất khâu Hàn Quốc đến Hoa Kỳ và đây mạnh hợp
tác kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn Ngoài ra, quốc gia này đã ký kết nhiều hiệp
định như Hiệp định Thương mại tự do Hàn Quốc - Liên minh châu Âu (EU - Korea
FTA) và gần đây là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn điện ASEAN-Korea (AKFTA)
và RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực Đông Á - Thái Bình
Dương) Nhờ vào việc ký kết và thúc đây các hiệp định này, Hàn Quốc đã mở rộng
thị trường xuất khẩu, giảm các rào cản thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp cận các thị trường quốc tế Điều này giúp thúc đây
xuất khâu, tăng doanh thu và mở rộng cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Hàn
Quốc
e Chủ trương
Trang 14Chủ trương ngoại giao kính tế của Hàn Quốc là một chiến lược và khung chính
sách mà quốc gia này áp dụng đề thúc đây quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế
với các quốc gia khác Chủ trương nảy tập trung vào việc mở cửa thị trường, tăng
cường xuất khâu, thu hút đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa thị trường xuất khâu và
thúc đây hợp tác kinh tế quốc tế Những chính sách này phản ánh cam kết của Hàn
Quốc trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế toàn cầu và tạo cơ hội kinh
doanh mới
Một là, chính sách “New Southern Policy” (2017)
Chính sách “New Southern Policy” được xây đựng nhằm thiết lập quan hệ
kinh tế và đối tác với các quốc gia trong khu vực Đông Nam A Bang cach tang
cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, công nghệ, văn hóa và nhân văn,
Hàn Quốc mong muốn tạo ra một mạng lưới chặt chẽ hơn và đa dạng hóa thị trường
xuất khâu của mình Hơn thế nữa, chính sách “New Southern Policy” đã tạo ra
nhiều cơ hội kinh doanh và hợp tác kinh tế cho Hàn Quốc trong khu vực Đông Nam
Á Thực tế, Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toản điện ASEAN -
Korea (AKFTA) và đây mạnh quan hệ thương mại với các quốc gia trong ASEAN
như Việt Nam, Indonesia và Thái Lan
Bên cạnh đó Hàn Quốc cũng đã tăng cường đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc vào
các quốc gia Đông Nam Á và thúc đây hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới
và phát triển bền vững Mặt khác, chính sách "New Southern Policy Plus" là hình
thức mở rộng của chính sách trên và tập trung vào việc đây mạnh hợp tác kinh tế
với các quốc gia Đông Nam Á và Ân Độ, bao gồm việc tăng cường quan hệ thương
mại, đầu tư, hợp tác công nghệ và đôi mới
Hai la, chinh sach "New Northern Policy" (2017)
Chính sách “New Northern Policy” được công bố nhằm thiết lập quan hệ kinh
tế và hợp tác với các quốc gia trong khu vực Bắc Á, bao gồm Nga, Kazakhstan,
Uzbekistan, Turkmenistan và các quốc gia Trung Á khác Mục tiêu của chính sách
này là mở rộng thị trường xuất khâu, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng,
Trang 15công nghệ và văn hóa Mặt khác, chính sách "New Northern Policy Plus" là hình
thức mở rộng của chính sách trên Nó tập trung vào việc thúc đây quan hệ kinh tế
và hợp tác với các quốc gia trong khu vực Bắc Á, đặc biệt là Nga và Trung Quốc
Với việc mở rộng hợp tác kinh tế; đặc biệt trong các lĩnh vực như năng lượng,
tài nguyên, công nghệ thông tin, xây dựng và vận tải; Hàn Quốc đã ký kết và thúc
đây các hiệp định thương mại, đầu tư và hợp tác khoa học công nghệ với các quốc
gia trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt
động và mở rộng thị trường ở Bắc Á Bên cạnh đó, chính sách này đã tạo ra cơ hội
đề Hàn Quốc hợp tác với các quốc gia Bắc Á trong lĩnh vực năng lượng Hàn Quốc
đã đây mạnh hợp tác về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng
lượng mặt trời Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã tham gia vào các dự án năng lượng
tải tạo và các hoạt động liên quan đến năng lượng ở khu vực Bắc Á
Ba la, chính sách phát triển công nghiệp (1960)
Từ năm 1960 đến nay, chính sách phát triển công nghiệp của Hàn Quốc đã trải
qua nhiều giai đoạn và điều chỉnh Tuy nhiên, sự tập trung vào việc phát triển công
nghiệp, đa dạng hóa kinh tế và nâng cao cơ sở hạ tầng đã là nhân tố quan trọng
trong suốt quá trình này Cụ thể, Hàn Quốc đã áp dụng các chính sách nhằm thúc
đây phát triển các ngành công nghiệp quan trọng như công nghệ thông tin, điện tử,
ô tô, hàng không và năng lượng tái tạo Nhờ vào việc đây mạnh xuất khâu các sản
phẩm công nghiệp, quốc gia này đã trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu
thé giới
Cụ thê, chính sách phát triển công nghiệp đã đóng góp quan trọng vào tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc Các biện pháp như hỗ trợ tài chính, thuế
suất thấp và khuyến khích đầu tư nước ngoài đã thu hút các công ty đa quốc gia đến
đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất ở Hàn Quốc Bên cạnh đó, chính sách này đã
góp phần xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc Qua đó, sự phát triển
vượt bậc về giao thông, điện lực, viễn thông và hệ thống cung cấp nước được cải
thiện vượt bậc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công
nghiệp và tăng cường sự cạnh tranh của Hàn Quốc trên thị trường quốc tế Cuối
Trang 16cùng, việc đa dạng hóa cơ cầu kinh tế và phát triển các ngành công nghiệp đa dạng
là kết quả của chính sách phát triển công nghiệp Trước đây, Hàn Quốc chủ yếu dựa
vào ngành công nghiệp chế biến và xuất khâu lao động Tuy nhiên, nhờ vào chính
sách này, quốc gia này đã phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, ô tô,
hàng không, công nghệ thông tin và năng lượng tái tạo nhằm tạo ra sự đa dạng hóa
nền kinh tế và nâng cao giá trị gia tăng của sản phâm Hàn Quốc trên thị trường
quôc tê
Mặt khác, chính sách phát triển công nghiệp của Hàn Quốc đã trở thành một
gương mẫu cho các nước đang trong quá trình phát triển kinh tế Quốc gia này được
coi là một trong những thành công vượt bậc trong việc chuyển từ một nền kinh tế
nghèo khó sang một nền kinh tế phát triển và công nghiệp hóa Vì vậy, nhiều nước
khác đã học tập và áp dụng các phương pháp và chính sách tương tự đề thúc đây sự
phát triển kinh tế của nước nhà Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của các
ngành công nghiệp như điện tử, ô tô, công nghệ thông tin và hàng không, Hàn Quốc
đã trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế Sản pham va
công nghệ "Made in Korea" da c6 mat trén toan cầu và cạnh tranh trực tiếp với các
công ty và ngành công nghiệp của các quốc gia khác Cuối cùng, chính sách này đã
thu hút sự quan tâm và đầu tư từ các quốc gia khác Các công ty đa quốc gia đã đến
Hàn Quốc để đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất và tận dụng lợi thế về cơ sở hạ
tầng và nguồn nhân lực Điều này đã tạo ra cơ hội hợp tác kinh tế và chuyến giao
công nghệ giữa Hàn Quốc và các đối tác quốc tế
Bốn là, chính sách hợp tác kinh tế quốc tế (1960)
Từ năm 1960 đến nay, với sự phát triển của chính sách hợp tác kinh tế quốc
tế, Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ hàng đầu thể
giới, và đóng góp đáng kế vào sự phát triển kinh tế toàn cầu Cụ thế, Hàn Quốc
tham gia vào các tô chức kinh tế quốc tế như WTO và ký kết các hiệp định thương
mại tự do với nhiều quốc gia và khu vực Hàn Quốc cũng thúc đây hợp tác kinh tế
vùng lãnh thô như hợp tác trong khuôn kh6 ASEAN+3 và RCEP
Trang 17Về xuất khẩu và thương mại, các sản phẩm “Made In Korea” như điện tử, ô tô,
thiết bị viễn thông và hàng tiêu dùng đã chiếm lĩnh thị trường quốc tế Hàn Quốc là
một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ hàng đầu thế giới Chính
sách hợp tác kinh tế quốc tế đã giúp Hàn Quốc mở rộng thị trường xuất khâu và
tăng cường quan hệ thương mại với nhiều quốc gia Bên cạnh đó, quốc gia này đã
phát triển một số tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới như Samsung, Hyundai,
LG và SK Nhờ vào chính sách hợp tác kinh tế quốc tế, các tập đoàn này đã mở
rộng hoạt động và đầu tư trên toàn cầu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Hàn
Quốc và tạo ra hàng ngàn việc làm Cuối cùng, việc tận dụng chính sách hợp tác
kinh tế quốc tế đã giúp quốc gia này thu hút các công ty đa quốc gia trong quá trình
chuyển giao công nghệ và sở hữu một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp từ các quốc
gia khác Điều này đã giúp Hàn Quốc nâng cao năng lực công nghiệp, cải thiện độc
lập công nghệ trong nhiều lĩnh vực và tạo ra cơ hội hợp tác và phát triển kinh tế hai
chiêu
2.4 Quan điểm chiến lược ngoại giao kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Mỗi quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là một điển hình thành công của chính sách
đối ngoại, cụ thê là chính sách ngoại giao kinh tế của hai nước đành cho nhau Quan
hệ hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong những năm qua đã có sự phát triển
vượt bậc trên các lĩnh vực, đem lại lợi ích và hiểu biết, tin cậy sâu sắc lẫn nhau cho
cả hai phía Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hai nước còn
có những tiềm năng rất to lớn có thế bổ sung cho nhau trong quá trình hợp tác và
phát triển Hy vọng răng, với quyết tâm và nỗ lực chung của hai nước, mối quan hệ
đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc sẽ phat triển mạnh mẽ hơn nữa
trên mọi lĩnh vực trong thời gian tới
2.4.1 Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam
e© Chính sách “Ngoại giao phương Bắc” của Hàn Quốc và mục tiêu kinh tế
trong quan hệ với Việt Nam
Đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, tinh hình thế giới
có nhiều biến động, những khác biệt về hệ ý thức không còn là trở ngại trong quan
Trang 18hệ giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau Phát triển kinh tế trở thành ưu
tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước của mỗi quốc gia
Trước bối cảnh trên Hàn Quốc đã tiến hành thúc đây quá trình dân chủ hóa
trên nhiều phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các chính sách mới,
phù hợp với tình hình phát triển của thế giới và khu vực
Về đối ngoại Hàn Quốc đề ra chính sách ngoại giới mới, mềm déo, linh hoạt
hơn phù hợp với tình hình phát triển của thể giới và khu vực nhằm giải quyết các
vấn đề an ninh và kinh tế đất nước, tạo tiền đề cho việc thống nhất hai miền Triều
Tiên
Một trong những hướng phát triển mới trong chính sách ngoại giao của Hàn
Quốc thời kỳ sau chiến tranh là “đa dạng hóa quan hệ” Trước tiên, Chính phủ Tổng
thông Roh Tae Woo ( 1988-1993) dé ra “Chính sách phương Bắc (Nordpolitik) chủ
trương “đi đường vòng” bằng cách cải thiện quan hệ với các nước bạn bè của Triều
Tiên Việc Hàn Quốc theo đuôi quan hệ ngoại giao với Cộng hòa dân chủ nhân dân
Triều Tiên đã góp phần tăng cường quan hệ với các nước XHCN trước đây - những
quan hệ bị suy yếu do khác biệt chế độ chính trị
Từ năm 1989 thị trường xuất khâu Hàn Quốc sang các nước Đông Nam Á
tăng lên, đồng thời Hàn Quốc cũng sớm nhận thấy rằng Việt Nam có vị trí địa lý
thuận lợi, sẽ trở thành “cầu nối” kinh tế - văn hóa giữa khu vực Đông Nam Á và
Đông Á, hay giữa khu vực Đông Nam Á và bán đảo Đông Dương Vì vậy, việc
bình thường hóa quan hệ thúc đây hợp tác là phù hợp với lợi ích kinh tế của hai
nước, đồng thời phù hợp với lợi ích chính trị của hai nước trong quan hệ quốc tế đa
cực hóa thoi ky hau chiến tranh lạnh
e© Chính sách “hướng Nam” của Hàn Quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa và
thúc đây quan hệ kinh tế với Việt Nam
Từ những năm đầu thập niên 90, đề thực hiện chiến lược “Toàn cầu hóa”, Hàn
Quốc đã triển khai chính sách “hướng Nam”, phát triển mạnh mẽ các quan hệ hợp
tác kinh tế với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt
Nam Kế từ khi chính thức thiết lập ngoại giao năm 1992, chính sách ngoại giao
kinh tế đối với Việt Nam ngày càng được Hàn Quốc chú trọng và ưu tiên hơn
Trang 19Về đầu tư trực tiếp và thương mại, ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, Hàn
Quốc đã có sự trao đổi mậu dịch với Việt Nam Sau khi Việt Nam ban hành Luật
đầu tư nước ngoài (năm 1989), các đoanh nghiệp Hàn Quốc đã bắt đầu đầu tư vào
Việt Nam Song quan hệ này chỉ thật sự phát triển kê từ khi chính thức thiết lập
quan hệ ngoại giao Về thứ hạng đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngay sau khi có quan
hệ chính thức với Việt Nam, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 10 Năm 1993, Hàn Quốc
vượt qua các nước khác và đứng vị trí thứ 3 sau Hồng Kông và Đài Loan và liên tục
năm trong nhóm quốc gia, vùng lãnh thô đi đầu
Việt Nam là một trong những nước được ưu tiên trong chính sách viện trợ của
Hàn Quốc, và trở thành nhà tài trợ song phương lớn thứ hai (sau Nhật Bản) Hàn
Quốc đã chọn Việt Nam là I trong 26 nước “Đối tác chiến lược hop tac ODA”
Năm 1991, Hàn Quốc thành lập Cơ quan hợp tác Quốc tế (KOICA) dưới sự bảo trợ
của Bộ ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc, đề thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ
thuật và viện trợ không hoàn lại của chính phủ Hàn Quốc đối với các nước đang
phát triển Năm 1994, văn phòng KOICA Việt Nam được thành lập, thông qua đó
Kolca liên tục cập nhật thông tin và mong muốn của Việt Nam nhăm tối đa hóa
hiệu quả của các chương trình hợp tác phát triển của hai nước; thực hiện đự án dựa
trên nhu cầu của Chính phủ Việt Nam KOICA liên tục tăng mức viện trợ nhằm
giúp Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội và VN luôn nằm trong 4 nước nhận viện trợ
lớn nhất từ KOICA
KOICA chú trọng hợp tác với Việt Nam trên 5 lĩnh vực: xây dựng năng lực và
phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt
là những người dân ở khu vực miền trung; Phát triển khu vực nông thôn, vùng sâu
vùng xa; Xây dựng thế chế, chú trọng vào những lĩnh vực liên quan đến chuyên đôi
nền kinh tế thị trường: Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội Các lĩnh vực
ưu tiên kế trên được thực hiện thông qua các hình thức tài trợ nhau như sau: tổ chức
các khóa học đào tạo tại Hàn Quốc cho cán bộ Việt Nam; Cử chuyên gia và tình
nguyện viên tới làm việc tại các cơ quan của Việt Nam; Hợp tác nghiên cứu phát
triển; Thực hiện các dự án hỗ trợ (xây dựng trường học, bệnh viện, hệ thống IT,
cung cấp trang thiết bị ); Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc dang
hoạt động tại Việt Nam
Trang 20e Chính sách hướng Nam mới của Hàn đối với ASEAN và trọng tâm trong
quan hệ với Việt Nam
Việt Nam có vị trí và vai trò rất quan trọng trong Chính sách hướng Nam mới
của Hàn Quốc Không chỉ là quốc gia có vị trí trung gian, là cầu nối giữa Hàn Quốc
và các nước ASEAN, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác 30 năm với Hàn Quốc, trong
đó có hơn 10 năm là đối tác chiến lược và hai nước đang hướng đến Đối tác chiến
lược toàn diện
Việt Nam được Hàn Quốc xác định là đối tác quan trong, đối tác trọng tâm
trong Chỉnh sách hướng Nam mới của Hàn Quốc
Trong việc triển khai Chính sách hướng Nam mới, Việt Nam được Chính phủ
Hàn Quốc xác định là đối tác quan trọng, đối tác trọng tâm Tổng thống Moon Jae
In từng khẳng định: Quan hệ của chúng tôi (Hàn Quốc) với ASEAN là không thế
thiếu đối với thịnh vượng và hòa bình, và Việt Nam ở vị trí trung tâm của mỗi quan
hệ đó” Có rất nhiều yếu tô để đưa Việt Nam trở thành đối tác trọng tâm trong việc
thực hiện chính sách này
Việt Nam được Hàn Quốc đánh giá cao vì sở hữu vị trí địa chính trị trung tâm
trong khu vực Đông Nam Á, với môi trường chính trị ôn định và nhiều tương đồng
về văn hóa với Hàn Quốc Việt Nam là một trong những nước có dân số đông nhất
trong ASEAN, gần 100 triệu người, với tăng trưởng GDP duy trì trên 6% Quy mô
nền kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 370 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ tư
Đông Nam Á (dự kiến năm 2022, tăng từ 7,5% đến 8,0% với GDP là 398 tỷ USD);
thu nhập bình quân hơn 3.700 USD/người; quy mô thương mại đạt 670 tỷ USD,
thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế
Tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai là rất cao và đây là
môi trường đầu tư lý tưởng đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc Nhiều chỉ dấu như
quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội cho thay méi quan hé Viét Nam - Han Quốc rất sâu
sắc và rộng lớn Cụ thế, Việt Nam là đối tác kinh tế lớn nhất của Han Quốc tại
ASEAN, 30% đầu tư Hàn Quốc vào ASEAN hướng vào Việt Nam; kim ngạch
Trang 21thương mại Việt Nam - Hàn Quốc tương đương 50% tổng kim ngạch thương mại
giữa Hàn Quốc và ASEAN
Về hoạt động phát triển du lịch giữa hai nước, trong số các nước ASEAN,
Việt Nam là điểm đến yêu thích của nhiều người Hàn Quốc Hàn Quốc là thị trường
lớn thứ hai của du lịch Việt Nam, với 4,3 triệu lượt người tại thời điểm trước dịch
Covid-19 (nam 2019) Ở chiều ngược lại, số lượng người Việt Nam đi du lịch Hàn
Quốc tăng 2,L lần trong giai đoạn 2016 - 2019, từ 251.000 lượt lên 523.000 lượt
Trong 9 tháng đầu năm 2022, khi Việt Nam mở cửa du lịch quốc tế, đã có hơn
500.000 lượt khách Hàn Quốc trong tổng số gần 1,9 triệu khách quốc tế đến Việt
Nam
Như vậy, với sự nỗ lực của chính phủ và nhân dân hai nước, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày một tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu Trên nền
tảng đó, vai trò của Việt Nam trong ASEAN và trên trường quốc tế nói chung sẽ
ngày một được nâng cao và được phát huy, góp phân tích cực vào quá trình triển
khai Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc trong thời gian tới, đem lại sự phồn
vinh, thịnh vượng và hòa bình bên vững cho cả Việt Nam, Hàn Quốc và khu vực
2.4.2 Biện pháp
e Biện pháp chính sách “hướng Nam” của Hàn Quốc trong bối cảnh toàn
cầu hóa và thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam
Thông qua văn phòng KOICA Hàn Quốc thực hiện hợp tác với Việt Nam
trong 5 lĩnh vực: xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người dân ở khu vực miễn trung;
Phát triển khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; Xây dựng thế chế, chú trọng vào
những lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi nền kinh tế thị trường: Xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế- xã hội thông qua các hình thức tài trợ nhau như sau: tô
chức các khóa học đào tạo tại Hàn Quốc cho cán bộ Việt Nam; Cử chuyên gia và
tình nguyện viên tới làm việc tại các cơ quan của Việt Nam; Hợp tác nghiên cứu
phát triển; Thực hiện các dự án hỗ trợ (xây dựng trường học, bệnh viện, hệ thống
IT, cung cấp trang thiết bị ); Hợp tác với các tô chức phi chính phủ Hàn Quốc
đang hoạt động tại Việt Nam
20
Trang 22e Biện pháp trong chính sách hướng Nam mới của Hàn đối với ASEAN và
trọng tâm trong quan hệ với Việt Nam
Hai bên sẽ tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác chế tạo, đây
nhanh chuyền giao công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, ô tô,
cơ khí, đệt may, điện tử v.v ; thiết lập Trung tâm tư vấn và giải pháp công nghệ
Việt Nam - Hàn Quốc (TASK) tại Việt Nam Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã tăng
cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tai tao, an toan năng lượng, như thành lập
và vận hành Trung tâm huấn luyện và thử nghiệm an toàn năng lượng; nghiên cứu
các giải pháp tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam Hai nước cũng thực hiện hiệu quả
dự án Viện Khoa học công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (VKIST), đồng thời tham gia
cô phân hóa dự án Nhà máy lọc đầu Dung Quất, phat trién điện gió Việt Nam hoan
nghênh Hàn Quốc tham gia đầu tư vào các dự án lớn về cơ sở hạ tầng của Việt
Nam, nhất là với hình thức hợp tác công tư (PPP) và đề nghị Hàn Quốc tiếp tục coi
Việt Nam là đối tác trọng tâm, dành cho Việt Nam các khoản tín dụng ưu đãi, thực
hiện hiệu quả Thỏa thuận hợp tác tải chính trong một số dự án lớn về cơ sở hạ tầng
giao thông, chuyến giao công nghệ Hai bên sẽ cùng thảo luận sửa đổi Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần, nghiên cứu thúc đây hợp tác công nghệ trong tài chính
(FINTECH) đề khuyến khích hợp tác đầu tư
Tổng thống Moon Jae In đã bày tỏ cam kết tăng cường giao lưu các cấp,
khăng định sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về hợp tác công nghiệp chế tạo với Việt
Nam dé góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam,
hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu Tổng thống Hàn
Quốc đánh giá cao hiệu quả của Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn
Quốc, đã tạo bước phát triển vượt bậc trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt
Nam và Hàn Quốc; góp phần quan trọng vảo việc thúc đây tự đo hóa thương mại
Tổng thống Moon Jae In khăng định, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục khuyến
khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam; đồng thời
mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện mở rộng hợp tác đầu tư trên
các lĩnh vực: tài chính, y tế và dược phẩm, cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị thông
minh, nhất là các dự án lớn như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành, dự án
Metro thành phố Hồ Chí Minh, xây đựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc, điện gió
21
Trang 23Bên cạnh đó, việc duy trì quan hệ tốt đẹp với cả hai miền Triều Tiên cũng là
một trong những thế mạnh của Việt Nam mà Hàn Quốc muốn tranh thủ trong tiến
trình giải quyết vấn đề Triều Tiên Hàn Quốc mong muốn từ tắm gương và kinh
nghiệm thành công của Việt Nam đề khuyến khích quá trình cải cách kinh tế, mở
cửa của Triều Tiên nhắm hướng tới mục tiêu thống nhất hòa bình Bán đảo Triều
Tiên
2.5 Quan điểm chiến lược ngoại giao kinh tế của Việt Nam đối với Hàn
Quốc
Thứ nhất, Việt Nam luôn xem Hàn Quốc là đối tác chiến lược quan trọng hàng
đầu trong quan hệ ngoại giao giữa các nước Chủ động củng cố, nâng cao mỗi quan
hệ giao lưu hợp tác kính tế với Hàn Quốc thông qua các chuyền thăm của lãnh đạo
các cập
Biếu hiện từ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao đến nay, phần lớn trong các
chuyền thăm giữa hai nước thì Việt Nam là cuộc gia chủ động liên hệ, chủ động tới
thăm và chủ động thê hiện sự mong muôn thúc day moi quan hệ giữa hai nước
Thứ hai, tạo nhiều điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc
sang Việt Nam đầu tư và mở rộng
Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến sự phát triển của cộng đồng doanh
nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam Cụ thé, Thu tướng Phạm Minh Chính, ngoải các
cuộc tiếp xúc, đã có 2 cuộc đối thoại với đoanh nghiệp Hàn Quốc dé lang nghe,
tháo gỡ vướng mắc, giúp doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư, kinh đoanh hiệu quả tai
Việt Nam
Hay vào năm 2021, do ảnh hưởng của địch Covid 19, Các quan chức cấp cao
của Việt Nam như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Phạm Minh
Chính đã đối thoại trực tiếp và tích cực hỗ trợ các đoanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt
Nam nhằm tháo gỡ khó khăn trong tình hình dịch bệnh
22
Trang 24Việt Nam hoan nghênh doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng quy mô đầu tư vào
Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học công nghệ, đổi mới
sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số, chuyên đổi số, năng lượng sạch, đô thị thông
minh, sinh thái Chính phủ Việt Nam tiếp tục hỗ trợ, lắng nghe và giải quyết những
khó khăn, vướng mắc, những nguyện vọng của nhà đầu tư Hàn Quốc theo quy định
pháp luật, giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc yên tâm đầu tư lâu đài tại Việt Nam
Việt Nam xem xét tích cực, sớm có quan điểm về World Expo 2030; hoan nghênh
các ngân hàng Hàn Quốc mở chi nhánh tại Việt Nam; ủng hộ, tạo điều kiện đề công
dân Hàn Quốc đi lại, du lịch, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam; ủng hộ việc mở rộng
quy mô các cơ sở giáo dục của Hàn Quốc tại Việt Nam
Thứ ba, Việt Nam luôn chủ động đưa ra những đề nghị đề thúc đây sự hợp tác
và nhờ vào sự giúp đỡ từ Hàn Quốc để đây mạnh phát triển kinh tế của minh
Chăng hạn như:
Thúc đây thương mại: Việt Nam muốn tăng cường xuất khẩu các mặt hàng
chủ lực như sản phẩm nông nghiệp, điện tử, đệt may và hàng tiêu dùng sang Hàn
Quốc Đồng thời, Việt Nam cũng mong muốn mở rộng thị trường nhập khâu từ Hàn
Quốc đề đảm bảo sự cân đối trong thương mại hai chiều
Đầu tư và hợp tác công nghệ: Việt Nam mong muốn thu hút thêm đầu tư từ
Hàn Quốc vào các ngành công nghiệp hiện đại như ô tô, điện tử, công nghệ thông
tin và năng lượng tái tạo Đồng thời, Việt Nam cũng mong muốn hợp tác với Hàn
Quốc trong việc chuyên giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao
Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Việt Nam mong muốn tăng cường
hợp tác với Hàn Quốc trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam có
nhu cầu trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng công nghệ của lao
động, đặc biệt là trong các ngành công nghệ thông tin và kỹ thuật
Hợp tác văn hóa và du lịch: Việt Nam mong muốn tăng cường trao đổi văn
hóa và du lịch với Hàn Quốc để thúc đây quan hệ nhân dân và tăng cường thị
trường du lịch giữa hai quốc gia
23
Trang 25CHƯƠNG 3: THÀNH TỰU VÀ NHỮNG HÀM Ý
3.1 Một số thành tựu đạt được trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế Việt Hàn
Quan hệ ngoại giao kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành một tắm gương về sự hợp tác và phát triển chung trong khu vực châu Á Trong hơn 30 năm phát triển quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế song phương đã diễn ra rất thuận lợi qua việc hai bên đã ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) năm 2015 và cùng tham gia vào nhiều hiệp định thương mại đa phương khác như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (AKTIGA), Hiệp
định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Khuôn khô kinh tế Ân Độ Dương
- Thai Binh Duong (IPEF)
3.1.1 Đối với Việt Nam
Hiện nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, đứng thứ
hai về hỗ trợ phát triển (sau Nhật Bản) và đứng thứ ba về thương mại (sau Trung
Quốc và Mỹ)
a) Về đầu tư:
Tính hết tháng 8/2023, Hàn Quốc là đối tác FDI lớn nhất tại Việt Nam với
hơn 9.756 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 83 tỷ USD Riêng trong 8 tháng đầu
năm 2023, Hàn Quốc đứng thứ 4/100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 308 dự án, tong von dau tu gan 4,6 ty USD
Những năm gân đây, Hàn Quốc luôn là nhà đầu tư số một ở Việt Nam thế
hiện qua việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022 Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao hoạt động kinh doanh và đóng góp của doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam
Các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc không chỉ mang lại lượng vốn đầu tư lớn, mà còn đóng góp một cách tích cực vào nền kinh tế Việt Nam Tính đến năm
2022, với khoảng 700 nghìn lao động được sử dụng, doanh nghiệp FDI của Han Quốc đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam Trong đó, riêng
Samsung đã chiếm khoảng 1⁄4 giá trị kim ngạch xuất khâu của Việt Nam với con số
24
Trang 26hàng chục tỷ USD/năm FDI của Hàn Quốc chủ yếu thuộc lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo (84% tông vốn đăng ký); Chuyên môn R&D; Xây dựng; Kinh doanh bất động sản trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, FDI của Hàn Quốc chiếm 86% tông vốn đầu tư, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển
và nâng cao năng lực sản xuất của ngành công nghiệp nước nhà Ngoài ra, đầu tư vào lĩnh vực sản xuắt, lắp ráp thiết bị điện tử, công nghiệp, công nghệ cao chiếm ưu thể so với các đự án công nghiệp nhẹ, thâm dụng lao động trước đây
VỐN FDI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp và nông thôn, cũng như xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế, xã hội của Việt Nam ODA của Hàn Quốc dành cho Việt Nam bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi với mức lãi suất thấp và các khoản viện trợ đa phương
Về viện trợ không hoàn lại: Vào năm 1994, văn phòng đại diện của KOICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc) đã được thành lập tại Việt Nam nhằm thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn
Quốc đối với Việt Nam Trong giai đoạn từ 2016-2020, KOICA đã viện trợ 183,560
triệu USD vi mức dao động từ 32 triệu đến 42 triệu USD/năm Và Việt Nam cũng là quốc gia nhận ODA không hoàn lại nhiều nhất của Hàn Quốc tại khu vực chau A - Thai Binh Duong (7,3% tong ODA của Hàn Quốc) trong giai đoạn này
25
Trang 27Về các khoản vay và hỗ trợ đa phương: Từ năm 1993 đến hết năm 2020, Chính phủ Hàn Quốc ký hiệp định cho vay hoặc cam kết cung cấp tín dụng cho Việt Nam trị giá khoảng gần 4 tỷ USD với hàng trăm dự án đã và đang thực hiện
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2022) Và trong năm 2023, hai bên đã ký kết Thỏa thuận
hợp tác EDPF (Quỹ Xúc tiến kinh tế Hàn Quốc) trị giá 2 tỷ USD Điều này sẽ tạo
cơ sở phía Việt Nam tiếp cận và triển khai các dự án vay vốn ODA không ràng buộc của Chính phủ Hàn Quốc đề triển khai các dự án đầu tư phát triển có quy mô lớn trong lĩnh vực giao thông, hạ tầng đô thị của Việt Nam
Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là lĩnh vực luôn được Hàn Quốc
ưu tiên nguồn lực ODA lớn nhất Trong các đự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam, viện trợ của Hàn Quốc đóng vai trò rất lớn vì đây là lĩnh vực được mà Hàn Quốc được đánh giá là có nhiều kinh nghiệm và năng lực thực hiện hơn Việt Nam Một số dự án điển hình trong lĩnh vực này đã vũ đạng trên khai như Dự án cải tạo khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện trên tuyến đường sắt Thống Nhất với tông mức
đầu tư là 1.480 tỷ đồng, trong đó 1.239 tỷ đồng là vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc va 242 tỷ đồng là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (Thời nay, 2022), đự án xây đựng cầu Vĩnh Thịnh (Quốc lộ 2C) với tổng mức đầu tư là 137 triệu đô la Mỹ (USD), gồm 100 triệu USD vốn vay ODA và 37 triệu USD vốn đối
ứng của Chính phủ Việt Nam (Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2022), dự án xây đựng đường Lê Tẻ - Rach Sỏi thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có
lũng mức đầu tư là 6.355 7 tỷ đồng trong đó 200 triệu USD (khoảng 1.549 ty dong)
là nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc và 1.806,3 tỷ đồng là vốn đối ứng
của Chính phủ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải 2022)
Các lĩnh vực liên quan đến môi trường phát triển và đầu tư, phía Hàn Quốc
đã tài trợ các dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực quy hoạch, nhà ở và phát triên đô thị, hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng dự án “Xây dựng chính sách tông thế
nhà ở xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2030” (Thành Vân, 2021) Theo
thông cáo bảo chỉ của Công thông tin điện tử Bộ Tài chính ngày 21/2, trong khuôn khô nguồn vốn ODA, Hàn Quốc sẽ thúc đây việc thực hiện dự án sử dụng rừng ngập mặn ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và chuyến giao công nghệ liên quan để
26
Trang 28nuôi trồng các loại động vật giáp xác như tôm, cua, ốc và hiện đại hóa khu vực nuôi
Như vậy, việc tăng cường các dự án ODA từ Hàn Quốc trong lĩnh vực kinh
tế trong 30 năm qua đã trở thành nguồn vốn quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đồng thời cũng thúc đây quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu
c) Về thương mại
Hàn Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ) Năm 2022, tông kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 86,4 tỷ USD Trong đó, kim ngạch xuất khâu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 24.3 tỷ USD, tăng 10,7%, và kim ngạch nhập khâu đạt 62,l tỷ USD, tăng
10,3% so với năm 2021 Nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc chiếm tỷ trọng
17,3% trong tông kim ngạch nhập khâu của Việt Nam Đây là một bước tiến quan trọng, tiếp tục củng có vị thế của Việt Nam trên bản đồ thương mại thế giới
Những mặt hàng chủ lực như điện tử, hàng dệt may, thủy sản, da giày vả nông sản giữ một vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Xuất khâu các sản phẩm điện tử đã tăng mạnh trong vài năm qua, với sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cũng như sự hỗ trợ đắc lực từ các đối tác nước ngoài Điều này không chỉ thúc đây nhanh chóng sự phát triển của các ngành công nghiệp điện tử Việt Nam mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động trong lĩnh vực này Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đã có bước tiễn lớn với việc mở rộng thị trường xuất khâu, đặc biệt với các sản phâm nông sản chất lượng cao được yêu thích trên thị trường quốc tế
Kế từ khi ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc
(VKFTA) năm 2015 Việt Nam còn nhận được thêm nhiều ưu đãi về thuế quan Theo đó, nhiều loại hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản, dệt may, da giày, và điện tử được loại bỏ hoặc giảm mạnh thuế quan khi nhập khâu vào Hàn Quốc (đã có ít nhất 92% các dòng thuế nhập khâu giữa hai nước được loại bỏ)
27
Trang 29Điều nảy tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
Nhờ ưu đãi thuế quan, Việt Nam có cơ hội tiếp cận các thị trường đa dạng tại Hàn Quốc, mở rộng phạm vi kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong quá trình xuất khẩu ma còn thúc đây các hoạt động hợp tác đầu tư và kinh doanh
3.1.2 Đối với Hàn Quốc
Sau 30 năm, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc đã ảnh hưởng tích cực đến Hàn Quốc khắc phục được vấn đề chi phí lao động và tài nguyên, đồng thời giúp các công ty của Hàn Quốc mở rộng hoạt động sản xuất, tạo cơ hội thị trường, thuận lợi cho đầu tư và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thương mại đến công nghiệp và công nghệ
Thứ nhất, quan hệ ngoại giao kinh tế với Hàn Quốc đã đóng góp quan trọng vào thúc đây phái triển kinh tế Hàn Quốc
về thương mại, Việt Nam la đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc tại ASEAN, chiếm 30% đầu tư và 50% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và
ASEAN Từ năm 2017 đến hiện nay thì Việt Nam tiếp tục duy trì ở vị trí thứ 3, là
đối tác thương mại lớn của Hàn Quốc (chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc)! Trong năm 2022, kim ngạch thương mại song phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi
tổng kim ngạch xuất nhập khâu của Việt Nam với Hàn Quốc đạt 86,4 tỷ USD, tăng
10,4% so với năm 2021 Trong đó xuất khâu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 24.3
tỷ USD, tăng 10,7%, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 62,1 tỷ USD, tăng 10,3% Việt
Nam là một đối tác quan trọng đã thúc đây sự phát triển của nền kinh tế và công nghiệp Hàn Quốc, cùng với sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm và dịch vụ Việt Nam Việt Nam được xem là một nguồn cung cấp hấp dẫn và đối tác thương mại đáng tin cậy trong nhiều lĩnh vực Nhu cầu nhập khâu của Hàn Quốc từ Việt Nam Nam đã tăng lên theo thời gian
1 Cục Hải quan Hàn Quốc, Thống kê xuất khâu hằng năm (2l), =9} %2| Z†l =)
28