1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn văn hóa hàn quốc nghệ thuật múa mặt nạ talchum truyền thống của hàn quốc

18 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ Thuật Múa Mặt Nạ Talchum Truyền Thống Của Hàn Quốc
Tác giả Vũ Ngọc Tường Vy
Người hướng dẫn TS Trần Thiện Nhân
Trường học Trường Đại Học Yersin Đà Lạt
Chuyên ngành Văn Hóa Hàn Quốc
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 12,05 MB

Nội dung

Khái quát chung về nghệ thuật múa mặt nạ Talchum- Một trong những vũ đạo truyền thống còn được lưu truyền và kế tục đến ngày nay của Hàn Quốc, thì múa mặt nạ Talchum là một trong những đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT KHOA NGOẠI NGỮ - ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

-  

-TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA HÀN QUỐC

-NGHỆ THUẬT MÚA MẶT NẠ TALCHUM TRUYỀN

THỐNG CỦA HÀN QUỐC

Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Thiện Nhân

Sinh viên thực hiện : Vũ Ngọc Tường Vy

MSSV : 12211005

Khóa : 2022 – 2025

Đà Lạt, tháng 02 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

B NỘI DUNG CHÍNH 3

I Khái quát chung về nghệ thuật múa mặt nạ Talchum và sự ra đời của điệu múa mặt nạ Talchum 3

1 Khái quát chung về nghệ thuật múa mặt nạ Talchum 3

2 Quá trình hình thành và phát triển 4

2.1 Nguồn gốc 4

2.2 Quá trình phát triển 6

3 Các loại mặt nạ để biểu diễn Talchum 7

3.1 Tên gọi của các chiếc mặt nạ 7

3.2 Đặc điểm tiêu biểu của các loại mặt nạ 8

3.3 Các loại mặt nạ truyền thống 9

4 Trang phục và các loại hình kịch mặt nạ ở Hàn Quốc 10

4.1 Trang phục 10

4.2 Các loại hình kịch mặt nạ ở Hàn Quốc 10

II Talchum – nghệ thuật múa mặt nạ 12

1 Talchum – nghệ thuật múa mặt nạ thời xưa 12

2 Talchum – nghệ thuật múa mặt nạ thời nay 13

III Kết Luận 13

Tài liệu tham khảo 14

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày Văn hóa Đại Hàn Dân Quốc, văn hóa Nam Triều Tiên hay gọi đơn giản là văn hóa Hàn Quốc là một nền văn hóa đương đại được hình thành và phát triển

từ nền văn hóa truyền thống lâu đời của bán đảo Triều Tiên

Hàn Quốc - tên gọi chính thức là Đại Hàn Dân Quốc; là quốc gia cộng hòa lập hiến có chủ quyền thuộc khu vực Đông Á, nằm trên nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên Hàn Quốc được biết đến là 1 trong 4 “con Rồng kinh tế” của Châu Á, có qui mô nền kinh tế lớn thứ 10 Thế giới Và Hàn Quốc hiện tại là 1 quốc giai có sức ảnh hưởng rất nhiều đến thế giới, đặc biệt là Châu Á về văn hóa, ẩm thực,chính trị và kinh tế

Và hiện tại em đang theo học chuyên ngành Hàn Quốc nên em muốn tìm hiểu và chia

sẻ những văn hóa truyền thống của Hàn Quốc Đặc biệt Hàn Quốc có rất nhiều thể loại văn hóa vô cùng độc đáo ví dụ như hội họa, thư pháp, đồ gốm, Trong đó có nghệ thuật múa mặt nạ Talchum có rất đặc biệt nó nói lên tâm tư, nguyện vọng của người dân và ngày nay đã trở thành một trò chơi dân gian truyền thống được bắt gặp ở nhiều nơi Không chỉ vậy mà nghệ thuật múa truyền thống này còn đặc biệt ở chỗ không dùng lời nói hay biểu cảm khuôn mặt để truyền tải tác phẩm đến khán giả mà chỉ bằng những động tác và những chiếc mặt nạ riêng biệt để truyền tải đến khán giả Vì vậy mà loại hình nghệ thuật này chỉ cần cảm nhận bằng thị giác và trái tim có thể thấu hiểu, đồng cảm với số phận của những nhân vật Qua đây có thể nói múa mặt nạ Talchum là một nét đặc trưng của nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc

2 Mục đích nghiên cứu

 Tìm hiểu về sự hình thàh và phát triển của nghệ thuật múa mặt nạ Talchum truyền thống của Hàn Quốc

 Vẻ đẹp và giá trị của nghệ thuật múa mặt nạ Talchum của Hàn Quốc

 Những giá trị văn hóa của thời xưa đã được truyền bá và lưu giữ như thế nào đến thời đại hiện nay

Trang 4

 Từ đó làm rõ nhận định của các học giả về nền văn hóa Cổ Triều Tiên trong hàng nghìn năm phong kiến vừa sáng tạo ra những nét riêng biệt, vừa chịu sự ảnh hưởng sâu sắc nhưng đồng thời cũng là nơi gặp gỡ, tổng hòa và giao thoa giữa Trung Quốc, Nga và Nhật Bản - ba nền văn minh lớn, tiêu biểu nhất của khu vực Đông Bắc Á thời bấy giờ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu

 Thể loại: nghệ thuật múa mặt nạ truyền thống Talchum

 Khách thể: nghệ thuật múa, mặt nạ, trang phục

2 Phạm vi nghiên cứu

 Tìm hiểu trên mạng internet

 Tìm hiểu trên các bài báo nghệ thuật hàn quốc

 Tham khảo các video trên Youtube

B NỘI DUNG CHÍNH

I Khái quát chung về nghệ thuật múa mặt nạ Talchum và sự ra đời của điệu múa mặt nạ Talchum

1 Khái quát chung về nghệ thuật múa mặt nạ Talchum

- Một trong những vũ đạo truyền thống còn được lưu truyền và kế tục đến ngày nay của Hàn Quốc, thì múa mặt nạ Talchum là một trong những điệu múa có lịch sử phát

Điệu múa Talchum

Trang 5

triển lâu đời nhất Không chỉ vậy điệu múa còn được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại

- Trong tiếng Hàn từ “Tal” là đeo mặt nạ và “chum” là nhảy múa Vậy Talchum đơn giản được hiểu là nghệ thuật múa mặt nạ

- Điểm đặc trưng của điệu múa truyền thống là sử dụng mặt nạ trong suốt thời gian biểu diễn ngoài ra trang phục cũng là một yếu tố quan trọng quyết định để tạo ra những buổi biểu diễn sâu sắc, ý nghĩa và mang thông điệp riêng của mỗi buổi diễn Mỗi chiếc mặt nạ được làm ra đều gắn với một tích truyện và một nhân vật đại diện cho các tầng lớp, tính cách con người trong xã hội

2 Quá trình hình thành và phát triển

2.1 Nguồn gốc

- Múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc ở thời kỳ Tam Quốc là một nghi lễ đơn giản để giao

tiếp với thần linh Người Hàn Quốc xưa tin rằng, mặt nạ phản ánh hình ảnh của các vị thần và người đeo mặt nạ mang sức mạnh của thần

Cách các nghệ nhân làm mặt nạ

Trang 6

-Theo như truyền thuyết của Hàn Quốc, nguồn gốc của những chiếc mặt nạ trong văn hóa Talchum có xuất xứ vào thời kỳ Cao Ly Lúc bấy giờ, Huh Chongkak - một người thợ thủ công tại làng Hahoe - đã nhận lệnh từ các vị thần và tìm cách tạo ra 12 chiếc mặt nạ gỗ khác nhau Bên cạnh đó, vị thần còn yêu cầu Huh Chongkak không được gặp mặt ai cho đến khi hoàn tất hết phần việc của mình

- Huh Chongkak miệt mài chế tạo ra được 11 chiếc mặt nạ gỗ Tuy nhiên, lúc anh vừa hoàn thành nửa trên chiếc mặt nạ cuối cùng mang tên Imae (Kẻ Ngốc) thì có một người con gái đã lén nhìn trộm chiếc mặt nạ đó khiến anh bị xuất huyết và chết Huh Chongkak mất đi để lại chiếc mặt nạ cuối cùng vẫn bị giang dở chưa được hoàn thành

- Sau này, tại làng Hahoe điệu nhảy của người dân khi đeo những chiếc mặt nạ gỗ dần dần trở thành một trong những nét văn hóa truyền thống được người dân Hàn Quốc gìn giữ từ đời này sang đời khác

Các chiếc mặt nạ với nhiều biểu cảm khác nhau

Trang 7

12 chiếc mặt nạ do Huh Chongkak chế tạo tượng trưng cho 12 nhân vật khác nhau 12 nhân vật này bao gồm

1 Yangban - Quý tộc

2 Kaksi - Người phụ nữ trẻ hay cô dâu

3 Chung - Tu sĩ Phật giáo

4 Choraengi - Người hầu của Yangban

5 Sonpi - Học giả

6 Imae - Người ngu ngốc và đầy tớ vô dụng của Sonpi

7 Bune - Vợ lẽ

8 Baekjung - Kẻ giết người

9 Halmi - Bà già

10 Chongkak - Cử nhân

11 Byulchae - Người thu thuế

12 Toktari - Ông già

Trong đó, có 9 chiếc hiện đang nằm trong danh sách “kho tàng văn hóa của người Hàn Quốc”, 3 chiếc mặt nạ còn lại (Chongkak, Byulchae, Toktari) đã bị thất lạc

2.2 Quá trình phát triển

- Sau đó đến thời Joseon, văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nó được sử dụng theo một hình thức khác Không còn mang khái niệm về thần linh Dưới thời Joseon, múa mặt nạ Talchum là một hình thức thể hiện sự giận dữ, nỗi bất công của dân thường với các quý tộc, quan lại thời phong kiến

- Theo tập hình thức biểu diễn của thời Joseon, người biểu diễn sẽ đeo mặt nạ, hóa thân thành một nhân vật bất kỳ, sau đó nói ra bức xúc, những điều bất bình mà hàng ngày phải chịu đựng

Trang 8

- Kể từ thời Joseon đến nay, các vấn đề được đề cập đến trong văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn Quốc cũng ngày một đa dạng Các chủ đề như phê phán các tệ nạn trong

xã hội, châm biếm đạo đức giả của tầng

lớp quý tộc, phê phán thầy tu phá giới,

đồng cảm với cuộc sống của bình dân,

… Đặc biệt chủ đề vợ cả vợ bé luôn

mang lại nhiều tiếng cười cho mọi

người

- Sau một thời gian phát triển rộng rãi

được hưởng ứng mạnh nhất, gọi là thời

kỳ hoàng kim, văn hóa múa mặt nạ

Talchum Hàn Quốc đã bị gián đoạn một

thời gian cho đến khi được khôi phục

lại vào khoảng vài thập niên trở lại đây

Vào những năm 80 của thế kỷ trước,

văn hóa múa mặt nạ Talchum Hàn quốc

được phổ biến hóa, nó bắt đầu trở nên

phổ biến tại các trường đại học Ngày

nay, nó đã trở thành một trò chơi dân gian được giới trẻ hưởng ứng Không khó để bắt gặp nhiều nơi dạy và tổ chức biểu diễn múa mặt nạ Talchum ở Hàn Quốc

3 Các loại mặt nạ để biểu diễn Talchum

3.1 Tên gọi của các chiếc mặt nạ

- Tên gọi của mặt nạ trong tiếng Hàn: t’al (탈 ) Tên gọi khác: gamyeon, gwangdae, choarni, talbak, talbagaji

Điệu múa Talchum được phát triển như thế nào ?

Trang 9

Mặt nạ truyền thống

- Nghệ thuật Talchum bao gồm cả điệu múa của diễn viên đeo mặt nạ và cả kịch nghệ

sử dụng mặt nạ

- Chữ t’al có hai nghĩa là “tai họa” và “giải trừ tai họa” Nghệ thuật sử dụng mặt nạ được xem là có công năng tiêu trừ tai họa

3.2 Đặc điểm tiêu biểu của các loại mặt nạ

- Tùy thuộc vào các vùng miền mà mặt

nạ dùng để biểu diễn Talchum có

những đặc điểm và chất liệu khác

nhau

- Mặt nạ thường được điêu khắc từ gỗ,

được thiết kế hơi hoa trương, kì lạ,

mang tính cách điệu, thường có màu

sắc đậm và sáng

Trang 10

- Những chiếc mặt nạ không cần mang dáng vẻ như thật, các mặt nạ thể hiện cho khuôn mặt con người, một số thể hiện cho khuôn mặt thần linh, động vật( có thể có thật hoặc do tưởng tượng)

Những chiếc mặt nạ truyền thống theo tường nhân vật

- Phần lớn mặt nạ đều không thể thở Nhưng có một số ngoại lệ: mặt nạ thần trừ tà Bangsangsi để hở phần mắt, mặt nạ hình sư tử hở phần miệng, có một số mặt nạ khác thiết kế phần mắt và miệng hở một chút

3.3 Các loại mặt nạ truyền thống

- Mặt nạ tôn giáo Một số được tôn thờ ở đền Shaman, được cúng dường, mặt nạ thần trừ tà Bangsangsi để đuổi yêu ma Các mặt nạ được sử dụng ở các nghi thức Shaman như: nghi thức trừ bệnh (byeoggut), nghi thức đuổi cơn dại (uisulgamyeo),

Những chiếc mặt nạ truyền thống theo tường nhân vật

Trang 11

- Mặt nạ nghệ thuật Chủ yếu dùng trong nghệ thuật nhảy múa Mặt nạ Bongsan là các tầng lớp quý tộc như quý ông, đức lan quân,

4 Trang phục và các loại hình kịch mặt nạ ở Hàn Quốc

4.1 Trang phục

- Các diễn viên đeo mặt nạ thường mặc những

chiếc áo lụa Hanbok hoặc trang phục truyền

thống nhiều màu sắc

- Thường có phần tay áo dái giúp chuyển

động của diễn viên trở nên sinh động hơn

nhất là khi họ đeo mặt nạ cố định làm ẩn đi

nét biểu cảm của gương mặt

4.2 Các loại hình kịch mặt nạ ở Hàn Quốc

- Talchum là một loại hình nghệ thuật dân gian rất phổ biến ở Hàn Quốc Vì vậy mà ở mỗi vùng miền có nhiều cách trình diễn và cảm thụ khác nhau

- Các nhân vật ở mỗi màn trình diễn tuy khác nhau nhưng thường được chia theo 2 loại hình nhân vật đối lập là nhân vật thụ động và nhân vật phản động Nhân vật thụ động

là những quý tộc trong thời đại phong kiến thường cao ngạo, tự cao tự đại Nhân vật phản động là người dân bình thường nhưng rất năng động hoạt bát, họ thường không ngần ngại lời nói của mình, sử dụng cả những từ đùa cợt, thô tục để lên án, phê phán những vấn đề trong xã hội

Những buổi diễn Talchum

- Ở mỗi vùng lại có những điệu múa khác nhau thể hiện ý nghĩa và bản sắc riêng

Trang 12

- Ở vùng Hahoe (하회), múa mặt nạ xuất hiện và gắn liền với các nghi thức tôn giáo Shaman, với việc thờ cúng các vị thần thành hoàng làng Qua mỗi điệu múa, người dân gửi gắm vào những nghi lễ thần thánh đó những cầu mong sự yên vui cho dân làng

Trang 13

- Còn múa mặt nạ Yayu (야유) và Okwangdae (오광대) ở đây tính chất, yếu tố thần linh không còn nữa mà thay vào đó là sự thể hiện lòng yêu quê hương đất nước tha thiết

II Talchum – nghệ thuật múa mặt nạ

1 Talchum – nghệ thuật múa mặt nạ thời xưa

- Vào thời xưa múa mặt nạ thường được biểu diễn vào buổi tối nhưng vì xã hội ngày càng phát triển nên múa mặt nạ thường được tổ chức ở các ngày lễ lớn trong năm như

lễ Phật Đản Những điệu múa thể hiện sự dận dữ của bản thân đối với tầng lớp quyền quý thống trị thời phong kiến

Một trong những buổi diễn Talchum thời xưa

- Talchum còn dùng để nói các vấn đề xảy ra trong xã hội như:

 Lên án sự yếu đuối của kẻ hèn yếu

 Phê phán các tệ nạn trong xã hội

Trang 14

 Châm biến bộ mặt giả tạo của tầng lớp quý tộc.

 Phê phán thầy tu phá giới

 Những xung đột giữ vợ cả và vợ bé

-Vì đây là những câu chuyện xảy ra trong cuộc sống nên khi xem chúng ta sẽ cảm nhận được những gì người diễn viên truyền tải và thấu hiểu, thông cảm cho xã hội xưa họ cũng chỉ cần một cuộc sống bình đẳng, một thế giới hòa bình

- Trong suốt buổi diễn, các diễn viên múa sẽ khoác lên mình những bộ trang phục của các tầng lớp khác nhau trong xã hội (pháp sư, quý tộc, người hầu, dân thường, …), kèm theo đó là những chiếc mặt nạ gỗ Ẩn sau bộ trang phục và chiếc mặt nạ, họ có thể thỏa sức giải tỏa, bày tỏ những nỗi niềm, bức xúc và uất hận của bản thân Những khó khăn, bực dọc hằng ngày đều được bộc bạch qua những vai diễn Chính vì thế, khán giả cảm thấy tiếng lòng của mình như được nói ra, nhờ đó họ mới thấy được niềm vui trong cuộc sống

2 Talchum – nghệ thuật múa mặt nạ thời nay

- Nhờ vào sự phát triển về khoa học-công nghệ không chỉ người dân Hàn Quốc biết đến Talchum mà còn cả những người dân ở đất nước khác Du khách nước ngoài không chỉ đến để tham quan mà còn dừng chân lại, hòa mình với điệu múa nghệ thuật truyền thống này

Những buổi biểu diễn Talchum thời nay

- Không chỉ vậy, ngày nay múa mặt nạ còn được đại chúng hóa như một trò chơi dân gian Mỗi màn biểu diễn gắn với cuộc sống thường ngày và pha chút châm biếm, hài hước, mang lại tiếng cười cho khán giả

Trang 15

- Múa mặt nạ có thể kết nối khán giả của các quốc gia hay dân tộc vì đó là hình thức kể chuyện trên nền nhạc mà không dùng bất kì ngôn ngữ nào

- ngày nay không chỉ múa mặt nạ trên nền nhạc truyền thống mà còn có thể kết hợp với nhạc hiện đại

- Talchum đang dần dễ tiếp cận và phát triển trong xã hội Hàn Quốc hiện nay đặc biệt

là với giới trẻ Hàn Quốc và những người bạn quốc tế

III Kết Luận

Lịch sử của Hàn Quốc nói chung và lịch sửa của nền văn hóa Triều Tiên nói riêng vì đất nuốc bị chia cắt làm 2 miền đã từ rất lâu chịu sự phong kiến thời bấy giờ nên đã có

sự giao thoa văn hóa giữa các nước như Trung Quốc, Nga và Nhật Bản

Nói đến múa mặt nạ của Trung Quốc(nghệ thuật biến diện) hay còn gọi là chuyển mặt

nạ, là một nghệ thuật mà trong đó các diễn viên sẽ chuyển từ một mặt nạ này sang một mặt nạ khác và để lộ ra khuôn mặt mới ngay trong chớp mắt trước toàn thể khán giả Các màn trình diễn này đã làm người xem bị mê hoặc trong nhiều thế kỷ qua Theo sử sách Trung Quốc ghi lại, nghệ thuật Biến diện có nguồn gốc từ tỉnh Tây Nam Tứ Xuyên, thường được biểu diễn trên sân khấu nhạc kịch và kỹ thuật của nó liên quan đến đôi bàn tay, là một bí mật cha truyền con nối

Loại mặt nạ múa biến diện của Trung Quốc

Trang 16

Còn nói đến các loại mặt nạ ở Nhật đều rất đa dạng về hình dáng, kích thước và màu

sắc Mỗi loại đều mang một ý nghĩa và vẻ đẹp riêng như mặt nạ nhà hát được thiết kế riêng cho từng nhân vật, mặt nạ tôn giáo là hiện thân của tâm linh, cũng có mặt nạ được đeo trong các dịp lễ hội, mang đặc trưng từng vùng miền

1 Onna-men (女面)

2 Hannya (般若の面)

3 Hyottoko (火男)

4 Okame (おかめ)

5 Namahage (生剥)

6 Men-yoroi (面鎧)

7 Kitsune-men (狐面)

8 Tengu (天狗)

9 Bugaku (舞楽)

10 Oni (鬼)

Những hình ảnh min họa về mặt nạ của Nhật Bản

Các loại mặt nạ ở “xứ Phù Tang” đều rất đa dạng về hình dáng, kích thước và màu sắc Mỗi loại đều mang một ý nghĩa và vẻ đẹp riêng như mặt nạ nhà hát được thiết kế riêng cho từng nhân vật, mặt nạ tôn giáo là hiện thân của tâm linh, cũng có mặt nạ được đeo trong các dịp lễ hội

Ngày đăng: 26/07/2024, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w