1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương
Tác giả Vũ Văn Hải
Người hướng dẫn TS. Lê Hồng Thái
Trường học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 25,65 MB

Nội dung

KHCN và chuyên đổi số các sản pham dịch vụ tích hợp cùng tài khoản thanh toán.Từ kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Chi nhánh cho thấy, việcphát triển hơn vào đối tượng k

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ

VŨ VĂN HAI

CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

VŨ VAN HAI

HOAT DONG CHO VAY KHACH HANG CA NHAN

TẠI NGAN HANG TMCP CONG THUONG VIET NAM

-CHI NHANH CHUONG DUONG

Chuyén nganh: Tai chinh - Ngan hang

Mã số: 8340201

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Hồng Thái

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ XÁC NHAN CUA CHỦ TỊCH HD

HƯỚNG DẪN CHÁM LUẬN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan tự mình tìm hiểu, nghiên cứu và viết luận văn này, quá trìnhlàm luận văn có sự hướng dẫn tận tình từ Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Hồng Thái.Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là chính xác và hoàn toàn trung thực

Những số liệu tại các bảng biểu, đồ thị phục vụ cho việc phân tích, nhận xét vàđánh giá được em thu thập từ các nguồn thông tin rõ ràng và được ghi trong phan tàiliệu tham khảo Nếu phát hiện có bất kỳ sự không trung thực hoặc gian lận nào emxin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn này

Học viên

(Ky và ghi rõ họ tên)

Vũ Văn Hải

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu chương trình cao học và làm luận văn

này, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ,

tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập thé

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và các thầy cô giáo

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất

để em hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ và luận văn của mình Đồng thời, emcũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và tập thé cán bộ nhân viên Ngân hàngTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương đã tạo điều kiện cho em

có điều kiện tham ra chương trình đạo tạo thạc sỹ cũng như cho phép em tiếp cậnthu thập các nguồn thông tin phục vụ nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ Đặcbiệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Giảng viên hướng dẫn: TS Lê HồngThái đã tận tình hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ để em có thể hoàn thành luận văn

thạc sĩ một cách trọn vẹn và hoàn chỉnh.

Bản thân em luôn cố gắng hoàn thành luận văn băng tất cả sự nhiệt tình vànăng lực của bản thân, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếusót cần hoàn thiện Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của quý các

thầy cô và bạn đọc đề bản luận văn được hoàn thiện hơn

Tran trọng cảm on!

Học viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

Vũ Văn Hải

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TU VIET TÁẮTT - 2s 2S2EE£EE#EE£EEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrkrrkrree i

DANH MỤC BANG BIEU o.0 cccsccscssssessesssessessessecssessesseessessessessessesessessesseesesseesees iiDANH MỤC HINH VE - 25s SE E2 1E 1E7121121121171E21121111 11.1 1x te iv

3:00 ‹ |

CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHO

VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tải . - 41.1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài NUGC - - 5 5c 32+ *x*sseereeereserrersee 4

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong HƯỚC - - c3 3S 32v vtrireerrrserrerree 5

1.1.3 Khoảng trống nghiên CỨU - 2-2 2 2 £+E£EE£EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrrei 71.2 Cơ sở lý luận về cho vay KHCN của NHTM -¿- 5¿©2s+2c++cxesrxrsreee 81.2.1 Khái niệm và đặc điểm KHCN của NHTM -2¿-5¿©2++czzvrxeerxrrrree 8

1.2.2 Khái niệm va đặc điểm cho vay KHCN của NHTM 5-5552 10

1.2.3 Phân loại cho vay KHCN của NHĨM St niieeirrrrree 12

1.2.4 Quy trình cho vay KHCN của NHTM - G1 ng re 141.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cho vay KHCN tại NHTM 151.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến cho vay KHCN của NHTM - 20

1.3 Cơ sở thực tiễn về cho vay KHCN của NHTM -2¿©5¿cs+2c++cz+srxz 26

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển cho vay KHCN của một số chi nhánh NHTM 26

1.3.2 Bai học kinh nghiệm rút ra cho Vietinbank — Chi nhánh Chương Dương 29

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2- ©2222 32

2.1 Quy trinh nghién CUU 1 dadaaa 32

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu - - - L5 22.11121113 1111111811111 11 1 re 332.2.1 Thu thập dit liệu thứ cấp -¿ 2-©22©+222x 2222312212221 2112122121 cEEecrke 33

2.2.2 Thu thập dit liệu sơ cấp -¿- ¿- sSx+EE2E2E12E127121121121171211 21111 34

2.3 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu -.- +5 sSsssxsesserssrrsses 38

2.3.1 Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp - ¿+ s+Sk+E++E+EzEerkerkerkerkeree 38

2.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp -¿-2- ++2x+2E2EE+EEeEEerkrrkerkerkerex 38

Trang 6

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁNHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHINHANH CHƯƠNG DƯƠNG 5c 55cctt tre 4I

3.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh ChươngMon 35 41

3.1.1 Quá trình hình thành va phat triỀn ¿2 5 E522 ++E£+E££Ee£xerxerxzxez 413.1.2 Cơ cầu tổ chỨc ::5+tt 2232221111222 11222 1.2.1 re 42

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh giai đoạn 2020-2022 43

3.2 Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- chi nhánh Chương Dương - - - c3 3211191131181 111 111111111111 krry 46

3.2.1 Các sản phẩm cho vay KHCN của Vietinbank - chi nhánh Chương Duong 463.2.2 Quy trình cho vay KHCN tại Vietinbank - chi nhánh Chương Dương 48 3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Vietinbank - chi nhánh Chương Dương - - - - + 1 x11 1 9v 93 9 1n Hà HH Hưng gà 49

3.3 Đánh giá chung về phát triển cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam- chi nhánh Chương Dương - 5 55-5 s + ss+ssexeeeseeers 683.3.1 Kết quả đạt QUOC -:-©5252St SE 2 2 1E21271211211271111211 2111111211111 68

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2 2 E++E£+E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrrex 70CHUONG 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN HOẠT DONG CHO VAY KHCNTẠI NGÂN HANG THUONG MẠI CO PHAN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

— CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 2-22 S2+2E2EEEEEEEESExrrrkrrkrerkee 76

4.1 Định hướng phát triển chung và định hướng phát triển cho vay KHCN tai Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam- chỉ nhánh Chương Dương đến năm 2025 764.1.1 Định hướng phát triển chung của Vietinbank - chỉ nhánh Chương Dương đếnTAM 2025 008 764.1.2 Định hướng phát triển cho vay KHCN của Vietinbank - chỉ nhánh ChươngDương đến năm 2025 - + 2S SE9SE9EE9EEEEE2EE2E2E21717171111121121171 7111111 1e 774.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam- chi nhánh Chương Dương 5s cs«£ss£+s+se+sxs 78

Trang 7

4.2.1 Xây dựng chính sách tiếp thi và chăm sóc khách hàng 784.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay KHCN -2-©52©cs+csscxccez 81

4.2.3 Giải pháp rút ra được từ điều tra sơ CAD vo eeeeseessesseesessessesstessessessessesesseeseees 85

4.3 Một số kiến nghị ¿- 2-5 cSESE9EE9EEEEE9E12112121711111111111 1111111111 xe 884.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 884.3.2 Kiến nghị với UBND quận Long Biên ccsccscsessessesssessecsesssesseesessesssesseeseess 9]KET LUẬN - 22-5252 SE 2E22E12212717112112711121211211 1111112111111 erre 94TÀI LIEU THAM KHẢO 22- 2-52 SE SE2E2EE2EEEEE2112E171 7171121111 re, 95PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ky hiéu Nguyên Nghia

1 KHCN Khách hang cá nhân

2 TMCP Thuong mai cô phan

3 Vietinbank | Ngân hàng thương mại cô phan Công thương Việt Nam

Vietinbank

-4 chi nhánh | Ngân hàng thương mai cổ phần Công thương Việt Nam - chi

Chương nhánh Chương Dương

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1 Thang đo chất lượng cho vay KHCN tại Vietinbank - chỉ nhánh Chương

Bảng 2.2 Mô tả mẫu nghiên cứu - ¿2 2+ £+SSE+E£EE+EE£E£EE£EEEEeEerkrrerkrrerrrrs 37

Bảng 3.1 Hoạt động huy động vốn của Vietinbank - chỉ nhánh Chương Dương giaihit 00220)0/20/22 00c 5 44 Bảng 3.2 Hoạt động tín dung tại Vietinbank - chi nhánh Chương Dương giai đoạn

"2020/22 000nnẼ 45

Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh tại Vietinbank - chỉ nhánh Chương Dương giai đoạn

"02052022 00000ẺẼẺn86 - 46Bảng 3.4 Quy mô khách hàng cá nhân vay vốn tại một số chỉ nhánh NHTM trênđịa ban quận Long Bin 111 1 93 931911 TH Hà HH Hư Hưng gưệt 51

Bảng 3.5: Số lượng KHCN vay vốn mới tại Vietinbank - chỉ nhánh Chương Dương

ban quan Long Bié0 0000020777 .ĂÃ 56 Bang 3.10: Du ng cho vay KHCN cua Vietinbank - chi nhanh Chuong Duong theo

nhom ng gial doan 2020-2022 An -4 57Bảng 3.11: Ty lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá han trong cho vay KHCN của Vietinbank -chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2020-2022 - + 5s + + +*k+sexseexeerrserrses 58Bang 3.12 So sánh nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân của một số Chi nhánhNHTM trên địa ban Quận Long Biên . 5 5 3221332 ESsEEeeerrseesresre 59 Bảng 3.13 Thu nhập từ lãi vay Vietinbank - chi nhánh Chương Dương giai đoạn

Trang 10

2020 -2022 0011858 60

Bảng 3.14 So sánh thu nhập ròng từ cho vay khách hàng cá nhân của một số Chi

nhánh NHTM trên địa ban Quận Long Biên 5 5-2333 skrssreersserrre 60Bang 3.15 Kết quả khảo sát về sự til cậy - :-ccccsEcEcEEErkerkerkerkerkrree 61Bảng 3.16 Kết quả khảo sát về khả năng đáp ứng -:-2-©5¿©cx2cxscxecrse 62Bảng 3.17 Kết quả khảo sat về năng lực phục VỤ - - - ke sseirey 63Bảng 3.18 Kết quả khảo sát về sự đồng cảm 22-©5¿©2+c22+c2x+crxsrxrrrecree 65

Bang 3.19 Kết quả khảo sát về phương tiện hữu hình -2-©22 s2 s52 66Bảng 3.20 Kết quả khảo sát về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng cho

vay KHCN tại Vietinbank — Chi nhánh Chương Dương 55555 +55 <+sss2 67

Trang 11

DANH MỤC HÌNH VE

Hình 1.1 Quy trình cho vay KHCN tại NHTM 5 + seeieessrs 15 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu luận văắn - - 5 55 + 1k3 E*kEsiEiesskrerkrree 32Hình 3.1 Mô hình cơ cau tô chức của Vietinbank - chi nhánh Chương Duong 43

Hình 3.2 Quy trình cho vay KHCN tại Vietinbank - chi nhánh Chương Dương 48

Hình 3.3: Số lượng KHCN vay vốn tại Vietinbank - chi nhánh Chương Dương giaihíU:020/202020010Ẻ170778Ẻ 1A 50Hình 3.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hang tại Vietinbank - chinhánh Chương Dương giai đoạn 2020-20/22 - + + kk ng ng giet 54

Hình 3.5: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo mục đích sử dụng vốn tại Vietinbank

-chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2020-2022 -: + 52+ *+*k+sExsexeerseerees 55

Trang 12

PHAN MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài nghiên cứu

Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) nước ta đã đạt được

những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành một mắt xích rất quan trọng cấu thành

sự vận động liên tục của nền kinh tế trong nước Cùng với các thành phần kháctrong thị trường tài chính, hệ thống NHTM đóng một vai trò rất quan trọng trongviệc tham gia bình ồn thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát, phát triển thị trườngngoại hối Đối với ngân hàng thương mại, hoạt động huy động và cho vay vốn là 2sản pham lõi có vai trò hết sức quan trọng vì nó quyết định đến kết quả hoạt độngkinh doanh cũng như sự tổn tại, phát triển của ngân hàng Nghiệp vụ cho vay lànghiệp vụ sinh lợi chủ yếu của ngân hàng thương mại, nếu làm tốt nghiệp vụ chovay cũng chính là thực hiện một trong những chức năng rất quan trọng của ngânhàng thương mại, đó là chức năng tin dụng ngân hang Ngân hàng Thuong mại Cổ

phần Công Thương Việt Nam — Chi nhánh Chương Dương (VietinBank — Chi

nhánh Chương Dương) là một trong những Chi nhánh ngân hàng thương mại lâu

đời, lớn nhất trên địa bàn Hà Nội nói chung và trong hệ thống Ngân hàng Công

thương Việt Nam nói riêng Chi nhánh Chương Dương có mạng lưới kha rộng với |

hội sở chính đặt tại số 32, ngõ 298, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội và 16 phònggiao dịch nam tại các vi tri đông đúc dân cư tai các quận nội thành Ha Nôi Với trên

250 cán bộ nhân viên VietinBank — Chi nhánh Chương Dương có điều kiện và lợi

thế lớn trong việc cạnh tranh, chiếm lĩnh, khai thác thị trường tín dụng trong và

ngoài địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Trước đây, VietinBank — Chi nhánh Chương Duong chủ yếu tập trung vàophân khúc khách hàng t6 chức Tuy nhiên, cùng với xu hướng phát triển của ngànhngân hàng và nhằm giảm thiêu rủi ro, trong những năm gần đây, Chi nhánh bắt đầu

có sự chuyên hướng và chú trọng hơn vào phân khúc khách hàng bán lẻ Ngoai tiền

gửi, dịch vụ thanh toán cá nhân, dịch vụ thẻ thì một trong những hoạt động chủ

yếu nhất cần được quan tâm và phát triển là hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Trang 13

(KHCN) và chuyên đổi số các sản pham dịch vụ tích hợp cùng tài khoản thanh toán.

Từ kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Chi nhánh cho thấy, việcphát triển hơn vào đối tượng khách hàng cá nhân đã có đóng góp lớn vào doanh thu

của Chi nhánh, đồng thời nâng cao chất lượng cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụngtrong cho vay tại Chi nhánh Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạtđộng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh vẫn còn nhiều tổn tại, dẫn tới việcphát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tuy có phát triển nhưng chưa thật

sự tang trưởng mạnh Don cử như: món vay nhỏ, chi phí cao, việc quản lý, giám sát

khách hàng vay gặp nhiều khó khăn, trở ngại do số lượng khách hàng lớn, sức épthiếu hụt lao động gia tăng, xuất hiện dấu hiệu quá tải công việc đối với cán bộ tíndụng, việc chấp hành quy trình nghiệp vụ cho vay còn nhiều ton tại, sai sót; một số

phòng giao dịch có cho vay của Chi nhánh hoạt động chưa hiệu quả trong việc mở

rộng dư nợ gắn với việc khai thác các sản phẩm dịch vụ khác của Vietinbank.Những hạn chế này cần được khắc phục trong thời gian tới

Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời nhận thức rõ yêu cầu cấp bách, cần

thiết phải tìm hiểu, đánh giá một cách chỉ tiết công tác cho vay khách hàng cá nhântai Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh ChươngDương, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Hoat động cho vay kháchhàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam — Chỉ nhánhChương Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động cho vay

KHCN tai Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam — Chi nhánh

Chương Dương, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển về quy mô và chất

lượng của hoạt động này tại chi nhánh trong thời gian tới.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về cho vay khách hàng cá nhântại NHTM.

Trang 14

- Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hang cá nhân tại VietinBank —Chi nhánh Chương Dương trong giai đoạn 2020-2022, từ đó chỉ ra các kết qua đạt

được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động cho vay khách

hàng cá nhân tại VietinBank — Chi nhánh Chương Dương.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cho vay khách hàng cá nhân tạiVietinBank — Chi nhánh Chương Duong trong thời gian tới.

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Vietinbank - Chi nhánh ChươngDương trong giai đoạn 2020-2022 như thế nào và có những hạn chế gì? Nguyênnhân của hạn chế là gì?

- Cần thực hiện những giải pháp gì để cải thiện hoạt động cho vay khách hàng

cá nhân tại Vietinbank - Chi nhánh Chương Duong?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM

Phạm vỉ nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: luận văn thực hiện nghiên cứu hoạt động cho vay KHCN tại Vietinbank - chi nhánh Chương Dương và các phòng giao dịch trực thuộc.

- Phạm vi thời gian: Các số liệu được thu thập và phân tích trong giai đoạn

2020-2022 Các giải pháp được đưa ra có giá trị tham khảo tới năm 2025.

5 Kết cau luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu kết cấu của luận vănbao gồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về hoạt động chovay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Chương Dương

Chương 4: Giải pháp phát triển cho vay khách hang cá nhân tại Ngân hangTMCP Công thương Việt Nam — chi nhánh Chương Dương.

Trang 15

CHUONG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHO

VAY KHACH HANG CA NHAN CUA NGAN HANG THUONG MAI

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến dé tai

Hoạt động cho vay ngân hàng là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà

nghiên cứu cũng như các chuyên gia ngân hàng, do đó, đã có nhiều đề tài nghiêncứu về phát triển cho vay KHCN tại NHTM được công bó Có thé ké đến một số đềtài nghiên cứu đã được công bố sau:

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Parasuraman và cộng sự (1991) đưa ra mô hình SERVQUAL dé đo lường chất

lượng dịch vụ của NHTM với 5 tiêu chí: vật chất, tin cậy, đáp ứng, đảm bảo và

đồng cam Đây là 5 tiêu chí đã được tác giả thực hiện kiểm chứng qua nhiều NHTM

khi đo lường chất lượng dịch vụ đối với KH Parasuraman và cộng sự kết luận rằng

việc đánh giá chất lượng dịch vụ của một NHTM được thể hiện rõ nét thông qua sựhài lòng của KH Kết luận này cung cấp cho tác giả gợi ý về định hướng nghiên cứu

chất lượng cho vay KHCN là cần phải dựa trên việc nghiên cứu sự cảm nhận của

KH này về chất lượng dịch vụ mà NH cung cấp

Ming-Chang Wang và cộng sự (2017) đã cung cấp một mô hình về lãi suấtcho vay cá nhân của ngân hàng bằng cách phân tích tối đa hóa lợi nhuận dự kiến

của họ Sử dụng 804 các trường hợp cho vay cá nhân từ một ngân hàng Dai Loan,

kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy rằng mô hình này có thể xác định lãi

suất giới hạn cho vay cá nhân cho mỗi phân khúc rủi ro để tối đa hóa lợi nhuậnngân hàng nhằm xác định cho vay cá nhân tăng lãi suất một cách chính xác và hợp

lý hơn Lãi suất cho vay cá nhân được xác định bởi mô hình này có thé dùng làm tàiliệu tham khảo cho các dự đoán của ngân hàng liên quan đến việc tăng lãi suất tối

ưu cho các khoản vay cá nhân.

Tiwari và cộng sự (2020) thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi được thiết

kế sẵn, kết hợp với Bộ công cụ dự đoán cho khoa học xã hội Nghiên cứu thực hiện

khảo sát 79 khách hàng vay vốn ngân hàng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu

Trang 16

tố chính tạo ra rủi ro tín dụng là lựa chọn sai khách hàng cho vay, thiếu theo dõi,cạnh tranh ngân hàng không lành mạnh, thiếu kiểm tra kỹ lưỡng tính khả thi của dự

án, chỉ phí lãi vay cao hơn, cấp vốn quá mức, thông tin tình hình tài chính không

đầy đủ, và sự bất đối xứng sâu sắc Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các chiến thuậtchính dé tăng cường các khoản vay có thê là tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vềvay von, thường xuyên theo sát khách hang sau khi giải ngân khoản vay, đánh giámức độ an toàn đầy đủ, thiết lập lãi suất thấp hơn và các thủ tục giấy tờ phù hợp

trước khi giải ngân,

1.1.2 Cac công trình nghién citu trong nước

Huỳnh Lê Hoài Tâm (2016) đã phân tích tình hình cho vay KHCN tại Ngân

hàng TMCP Đầu tư va Phát triển Việt Nam — chi nhánh Quảng Nam thông qua các

chỉ tiêu: dư nợ cho vay, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn, nợ xấu, thị

phần cho vay Bên cạnh khung lý thuyết và phần đánh giá thực trạng, luận văn đãphân tích kinh nghiệm của các chi nhánh NHTM trên cùng địa bàn, cụ thể luận văn

đã phân tích bài học kinh nghiệm tai Vietinbank Quang Nam và Vietcombank QuảngNam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV Quảng Nam Đây là một điểm mớicủa đề tài, điều này giúp các giải pháp được đưa ra mang tính thực tiễn cao

Phạm Thị Thu Hằng (2017) đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bảntrong phát triển cho vay KHCN tại các NHTM Đồng thời, luận văn cũng đã nêu rađược kinh nghiệm phát triển cho vay KHCN tại các chi nhánh khác của Vietinbank,

từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Vietinbank Bắc Giang Bai học đáng chú ýnhất được rút ra từ luận văn là các chi nhánh của Vietinbank đã chú trọng phát triểnnguồn nhân lực — một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực của tôchức thông qua đảo tạo lại nhằm phát triển cho vay KHCN Trên cơ sở các lý luận đưa

ra, luận văn đã phân tích được những điểm thành công, hạn chế và nguyên nhân trongphát triển cho vay KHCN tại Vietinbank Bac Giang Đây là cơ sở dé đưa ra các giảipháp nhằm phát triển cho vay KHCN tại chỉ nhánh Vietinbank Bắc Giang

Nguyễn Duy Huy (2018) đã xây dựng rõ khung lý thuyết liên quan đến mởrộng cho vay KHCN tại NHTM, trong đó tác giả đã chỉ ra khái niệm, đặc điểm,

Trang 17

phân loại và vai trò của cho vay KHCN đối với NHTM Đồng thời, tác giả cũng làm

rõ quan điểm, các chỉ tiêu đánh giá và các yêu tố ảnh hưởng đến cho vay KHCN củaNHTM Bên cạnh đó, có 05 giải pháp được đưa ra nhằm mở rộng cho vay KHCN

tại Ngân hàng thương mại cô phần Tiên Phong - Chi nhánh Ba Đình Dang chú ý,luận văn nhân mạnh giải pháp về nâng cao sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm

và nhân viên cung ứng dịch vụ cho vay KHCN được coi là giải pháp cấp bách cầnthực hiện để mở rộng cho vay KHCN tại chi nhánh

Phí Thị Yến (2018) đã tiếp cận phát triển cho vay KHCN của NHTM theo

hướng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ và kiểm soát rủi ro trong cho

vay KHCN Việc tiếp cận phát triển cho vay KHCN tại NHTM theo hướng kiểmsoát rủi ro trong cho vay KHCN là một bước đột phá của tác giả Điều này thể hiện

việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng cho vay KHCN phải đi kèm với việc

kiểm soát rủi ro giúp phát triển cho vay KHCN tại NHTM an toàn và bền vững

Ngô Xuân Hoà (2018) đã nhấn mạnh tam quan trọng của việc nâng cao sự hài

lòng của khách hàng trong hoàn thiện công tác cho vay KHCN Tác giả đã nghiên

cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng thông qua mô hìnhSEQUAL, từ đó, xác định yếu tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của kháchhàng trong cho vay KHCN Cuối cùng, tác giả đã đề xuất 07 giải pháp nhằm hoànthiện công tác cho vay KHCN, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng nhânviên là một trong những giải pháp quan trọng nhất chỉ nhánh cần thực hiện khi hoàn

thiện công tác cho vay KHCN tại Vietinbank chi nhánh Hòa Binh.

Lê Thị Anh Quyên (2021) đã nghiên cứu về cho vay cá nhân của các NHTMgiai đoạn 2014-2018 Việt Nam sở hữu dân số trẻ với nền kinh tế tăng trưởng ở mức

cao, với 3 triệu người đã tham gia tang lớp trung lưu toàn cau trong giai đoạn 2014

— 2018 Đây là những động lực kích thích chi tiêu cá nhân, giúp Việt Nam trở thànhquốc gia có tỷ lệ chỉ tiêu tiêu dùng trong GDP cao thứ hai trong khối ASEAN 5 Dékhai thác được tiềm năng to lớn này, các NHTM ở nước ta cần tập trung hơn nữanguồn lực vào mảng ngân hàng bán lẻ cũng như hoạt động cho vay cá nhân Nghiêncứu này đi sâu phân tích thực trạng cho vay cá nhân của các NHTM giai đoạn 2014-

Trang 18

2018, từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển cho vay cá nhân của các NHTM trongthời gian tới.

Lê Đức Niêm và Phan Công Thân (2021) đã đánh giá thực trạng cho vaykhách hàng cá nhân (KHCN) thông qua các chỉ tiêu dư nợ cho vay, số lượng kháchhàng vay vốn, thu nhập từ hoạt động cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu Từ đóchỉ ra những kết quả đạt được, những khó khăn và hạn chế trong lĩnh vực cho vayKHCN khu vực nông thôn tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh Bài viết cũng đề

xuất giải pháp phát triển cho vay KHCN khu vực nông thôn, bao gồm: (1) Da danghóa các hoạt động marketing, truyền thông dé giữ chân khách hàng cũ va thu hút

khách hàng mới; (2) Bồ trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ tín dụng:(3) Nâng cao chất lượng thâm định khách hàng vay vốn; (4) Tăng cường phối hợp

với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thé trong công tác xử lý nợ

Nguyễn Thái Thiện (2023) sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê và so sánhvới các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn tỉnh Đà Nẵng ở mảng cho vay KHCNkinh doanh Chính vì vậy, từ các số liệu đánh giá thứ cấp và sơ cấp (khảo sát kháchháng sử dụng dịch vụ), luận văn đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về cho vayKHCN kinh doanh và đánh giá thực trạng, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong

hoạt động cho vay KHCN kinh doanh của Vietinbank — Chi nhánh Da Nẵng trong

thời gian từ 2019-2021 và sự cần thiết trong việc đưa ra các chính sách phù hợpnhằm phát triển cho vay KHCN kinh doanh của Vietinbank — Chi nhánh Đà Nẵngtrong thời gian tới.

1.1.3 Khoảng trồng nghiên cứu

Thông qua tong quan các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả rút ra cáckết luận sau:

- Các công trình ngoài nước chủ yếu nhằm làm rõ các khái niệm, các yếu tốảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN

- Các công trình trong nước: Các nghiên cứu về cho vay KHCN khá nhiều,trong đó các nghiên cứu đã đưa ra khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại, các tiêuchí đánh giá kết quả, cho vay KHCN tại NHTM tương đối cụ thé

Trang 19

Như vậy, các công trình nghiên cứu trước đây đã xây dựng được hệ thong co

sở ly luận và phương pháp nghiên cứu cho đề tai Cụ thé là các khái niệm, đặc điểm,phân loại và vai trò của cho vay KHCN đối với NHTM, những quan điểm, các chỉ

tiêu đánh giá và các yêu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay KHCN của NHTM.Khung lý thuyết rút ra được từ nghiên cứu tông quan là cơ sở dé tác giả giải quyếtcác vẫn đề nghiên cứu đặt ra trong luận văn của mình Tuy nhiên, mỗi đề tài hướng

đến đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau đỏi hỏi những phân tích cụ thể nhamđưa ra những giải pháp cụ thể, bám sát thực tế và có giá trị tham khảo trong phát

triển cho vay KHCN tại Vietinbank - chi nhánh Chương Dương Thêm vào đó, chưa

có công trình nghiên cứu nào về phát triển cho vay KHCN tại Vietinbank - chỉnhánh Chương Dương giai đoạn 2020-2022 được công bố Do đó, luận văn thể hiệntính mới và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.

1.2 Cơ sé lý luận về cho vay KHCN của NHTM

12.1 Khái niệm và đặc điểm KHCN của NHTM

Hiện nay, cụm từ KHCN của NHTM được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực tàichính — ngân hàng Tuy nhiên, chưa có khái niệm chung và thống nhất được sửdụng, có thé kế đến một số cách hiểu như sau:

Theo Nguyễn Văn Tiến (2011), KHCN là tất cả các cá nhân có năng lực pháp

luật dân sự, năng lực hành vi dân sự va chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của

pháp luật.

Theo Hồ Thi Thanh Thúy (2013), KHCN là nhóm các đối tượng bao gồm: cá

nhân, chủ trang trại, hộ gia đình, tổ hợp tác nhóm đối tượng khách hàng này có sốlượng rất lớn

Tại Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 xác định: NHTM là tổ chứckinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từkhách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện

nghiệp vụ chiết khâu và làm phương tiện thanh toán.

Như vậy, từ khái niệm về KHCN và NHTM có thê hiểu: KHCN của NHTM lànhững người có du năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự có nhu

Trang 20

cầu sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ do NHTM cung cấp KHCN có thể là cá nhânhoặc là hộ gia đình.

Từ cách hiểu về KHCN của NHTM nêu trên và kết quả khảo sát các nghiên

cứu, tài liệu liên quan có thé chỉ ra các đặc điểm của KHCN như sau:

Thứ nhất, KHCN bao gồm nhiều tầng lớp có đặc điểm khác nhau về nghềnghiệp, uy tín, thu nhập, khả năng tài chính, độ tuổi, trình độ học vấn, mức độ hiểubiết về các dịch vụ Ngân hàng Đối với KHCN có địa vị xã hội, có thu nhập cao

thường không muốn công khai tất cả các nguồn thu nhập cá nhân, tài sản tích lũy,

tình trạng vay nợ nên họ có tâm lý ngại chuẩn bị hồ sơ vay vốn Ngược lại với cácKHCN có thu thập thấp hơn lại tìm cách bổ sung thêm các nguồn thu nhập không

ôn định Do đó thời gian và cách xử lý hồ sơ vay vốn tai NHTM thường phức tạp

hơn so và rủi ro tín dụng đối với cho vay KHCN cũng cao hơn so với các hình thức

cấp tín dụng khác

Thứ hai, KHCN thường mong muốn sự công bằng và ôn định khi sử dụng dịch

vụ NHTM, mong muốn được bảo đảm quyền lợi, được đối xử công bằng khi giao

dịch tại các kênh phân phối khác nhau của cùng một Ngân hàng và được tư vấn, giảiđáp ngay các thắc mắc một cách đầy đủ và nhiệt tình Do đó, chính sách dành choKHCN cần có sự thống nhất cao giữa các khách hàng khác nhau, giữa các kênhphân phối khác nhau Bên cạnh đó, đặc điểm này đòi hoi NHTM đa dạng hóa kênh

giao tiếp với KHCN: nhân sự quản lý trực tiếp, tổng đài chăm sóc khách hàng tập

trung,

Thứ ba, KHCN thường lựa chon sử dụng dich vụ cho vay căn cứ đầu tiên vàchủ yếu nhất là lãi suất cho vay, mức độ dé dàng khi tiếp cận vốn vay, uy tin của

Ngân hàng, qua giới thiệu của người thân đã sử dụng dịch vụ, thương hiệu, chất

lượng dịch vụ và khuyến mai Do đó, đòi hỏi NHTM không ngừng cải tiễn sảnphẩm dịch vụ dé có mức giá tối ưu cho đối tượng KHCN, xây dựng quy trình chovay, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay rõ ràng, minh bạch Mặt khác, đặc điểm này đỏihỏi NHTM phải tăng cường chăm sóc khách hàng hiện hữu, mở rộng liên kết vớicác tổ chức thương mại, dịch vụ như: Công ty bảo hiểm, chủ thầu xây dựng, đại lý ô

Trang 21

tô nhằm quảng bá hình ảnh NHTM, đồng thời tăng số lượng kênh tiếp cận KHCN,khách hàng giới thiệu khách hàng.

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm cho vay KHCN cia NHTM

1.2.1.1 Khải niệm cho vay KHCN

Các khái niệm về cho vay được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khácnhau Trong lĩnh vực ngân hàng, các khái niệm cho vay được hiểu theo một số cáchnhư sau:

- Trong nghiên cứu của P.Rose (2003) đã chỉ ra: Cho vay là chức năng kinh tếhàng đầu của Ngân hàng, dé tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, các cá nhân

và các cơ quan chính phủ Cho vay chiếm ty trọng cao nhất trong tông tài sản, tạothu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất

- Tại Việt Nam khái niệm cho vay được quy định rõ ràng trong Luật Các tổchức tin dụng số 47/2010/QH12 Cụ thé: Cho vay là hình thức cấp tin dụng, theo đó

bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào

mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc cóhoàn trả cả gốc và lãi

Như vậy, có thể thấy các NHTM có thể căn cứ vào đối tượng cho vay mà cơcầu thành hai hình thức cho vay chính là cho vay KHCN và cho vay khách hàng

doanh nghiệp Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, có thể hiểu: Cho vay KHCN

là một hình thức cho vay, theo đó ngân hàng giao cho đối tượng vay vốn là KHCN

một khoản tiền dé sử dụng vào mục dich với thời gian nhất định theo thỏa thuận,với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi

1.2.1.2 Đặc điểm cho vay KHCN

Từ những đặc điểm về nhóm KHCN của thương mại và những cách hiểu vềcho vay KHCN được chỉ ra ở trên, tác giả đi sâu phân tích các đặc điểm cơ bản của

cho vay KHCN như sau:

- Về đối tượng đi vay: khách hàng đi vay là các cá nhân và các hộ gia đình,vay vốn dé phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của cá nhân, hộgia đình.

Trang 22

- Về hô sơ khoản vay: do cho vay KHCN là phục vụ nhu cầu sản xuất kinh

doanh và tiêu dùng cho các cá nhân và hộ gia đình, không có các hệ thống báo cáo

tài chính như khách hàng doanh nghiệp, khách hàng chỉ cần cung cấp cho ngânhàng những giấy tờ tùy thân cho nên hồ sơ cho vay cũng nhanh và đơn giản hơn

- Về quy mô khoản vay: đa số các khoản cho vay này có quy mô nhỏ, tuynhiên số lượng các khoản vay này lại rất lớn So với các loại hình cho vay khác nhưcho vay khách hàng doanh nghiệp thì giá trị các khoản cho vay này là nhỏ Khách

hàng vay nhằm mục đích tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ giá trị hoặc đầu tư khônglớn, nên nhu cầu của khách hàng là vay các khoản vay có giá trị nhỏ Tuy nhiên, số

lượng KHCN là rất lớn, dẫn đến nhu cầu vay vốn của cho vay khách hàng khá nhân

là rất lớn, dẫn đến tổng dư nợ cho vay tại mỗi NHTM cũng tương đối lớn

- Về lãi suất cho vay KHCN: Lãi suất cho vay linh hoạt do đối tượng đi vay là

KHCN, số lượng khách hàng vay tương đối lớn nên phân thành nhiều nhóm đối

tượng vay khác nhau Điều này dẫn đến lãi suất cho vay KHCN phải linh hoạt đểphù hợp với nhiều nhóm đối tượng đi vay Điều này khác so với các loại hình cho

vay khác, lãi suất cho vay thường được điều chỉnh theo dao động quanh lãi suất củathị trường với biên độ nhất định khi ký hợp đồng tín dụng

- Vé chi phí cho vay: Bat kỳ khoản cho vay nào cũng phải tuân theo quy trình

tín dụng nên chi phí cho một khoản vay là cố định Các ngân hàng đều phải bỏ ra

các chỉ phí bao gồm cả nhân lực và công cụ trong việc phát triển khách hàng, tiến

hành thẩm định, lập hồ sơ, trình và xét duyệt cho vay Mặt khác, các sản phẩm cho

vay KHCN có sự đổi mới liên tục về sản phẩm nên các ngân hàng mat nhiều chi phícho hoạt động quảng cáo và giới thiệu sản phẩm mới làm chi phí cho hoạt động chovay KHCN tăng lên Trong khi đó, do quy mô giá trị các khoản cho vay KHCN nhỏnên tỷ suất phí trên một đồng doanh sé, tỷ suất phí trên một đồng dư nợ lớn

- Về lợi nhuận cho vay: tuy quy mô cho vay nhỏ nhưng số lượng các khoảnvay lại rất lớn dẫn đến thu nhập từ các khoản cho vay KHCN cũng cao hơn, chiếmmột phần không nhỏ trong tổng thu nhập của các NHTM

Trang 23

- Về mức độ rủi ro:

Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khảnăng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏathuận với ngân hàng.

+ Đối với cho vay tiêu dùng nhiều sản pham cho vay không cần tài sản đảm

bảo và nguồn thu chủ yếu là qua quỹ lương hàng tháng của người vay Tuy nhiên,thu nhập của người vay lại có sự biến động, phụ thuộc vảo tình hình sức khỏe, môi

trường kinh tế hay phụ thuộc công việc của người vay Hoặc nhiều khách hàng vay

sản phẩm tiêu dùng nhưng lại sử dụng cho mục đích kinh doanh, sử dụng nhữngkhoản vay không đúng mục đích cam kết trong hợp đồng vay nợ, sử dụng sai trình

tự hoặc đầu tư vào những khâu rủi ro cao mà không thông báo cho ngân hàng; hoặc

là tư cách dao đức khách hàng không tốt, họ có thé khai không đúng, làm giả thông

tin hồ sơ để vay vốn; hoặc là thu nhập của KHCN có sự biến động, dẫn đến khôngthé trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ, gây nguy cơ phát sinh nợ quá hạn hoặc mat

vốn, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng

+ Đối với cho vay kinh doanh cá nhân dựa trên báo cáo thu nhập khác so với

cho vay khách hàng doanh nghiệpcó hệ thống báo cáo tài chính được kiểm toán.Dẫn đến thiếu tính minh bạch trong thông tin tài chính của khách hàng, chất lượngthâm định khách hàng không cao Tắt cả phụ thuộc vào đạo đức của người đi vay và

sự thâm định của cán bộ ngân hàng cho vay

1.2.3 Phân loại cho vay KHCN của NHTM

1.2.3.1 Phân theo mục đích vay vốn

Cho vay KHCN của NHTM bao gồm cho vay KHCN sản xuất kinh doanh và

cho vay tiêu dùng.

- Cho vay sản xuất kinh doanh: là hình thức tải trợ vốn cho KHCN nhằm mục

đích phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD như: mua nguyên vật liệu, hòa hóa

— dịch vụ, trả lương cho công nhân, mua sắm tài sản cô định dé phục vụ hoạt độngnhư máy móc, thiết bị Đặc điểm chính của hoạt động cho vay SXKD là nguồn trả

nợ chính từ nguồn tiền bán hàng thu được, thời gian vay vốn thời ngắn hạn từ 6

Trang 24

tháng — 12 tháng đối với nhu cầu vốn lưu động và trên 12 tháng đối với nhu cầu vốn

đầu tư vào TSCĐ Lãi suất vay vốn thường thấp và được hưởng nhiều chính sách ưuđãi lãi suất của Ngân hàng Vốn được quay vòng liên tục và nguồn tiền bán hàng

được sẽ được ngân hàng giám sát.

- Cho vay tiêu dùng: là hình thức tài trợ vốn cho mục đích chi tiêu của cánhân, hộ gia đình Các khoản vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúpngười tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như: mua nhà ở - đất

ở, xây dựng nhà ở, sửa chửa nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập,

du lịch, y tế Cho vay tiêu dùng giúp cho cá nhân, hộ gia đình được thỏa mãn nhu

cầu và thụ hưởng các dịch vụ mang lại và họ sẽ dùng nguồn tài chính của mình détrả nợ một lần khi đến hạn hoặc trả hàng tháng, hàng quý theo nhu cầu của họ

1.2.3.2 Phân loại theo thời hạn khoản vay

- Cho vay ngăn hạn: Là loại cho vay có thời hạn đưới 01 năm Ngân hàng chovay ngăn hạn nhằm tài trợ nhu cầu vốn lưu động cho cá nhân, nhu cầu chỉ tiêu ngắn

hạn, tiêu dùng của cá nhân.

- Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 01 năm đến đến 05 năm.Ngân hàng cho vay trung hạn nhằm tài trợ nhu cầu tiêu dùng trung hạn cho cá nhân

- Cho vay dai hạn: Là khoản vay có thời hạn trên 05 năm trở lên Ngân hàng

cho vay dài hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầumua nhà ở, đất ở, xây nhà,

1.2.3.3 Phân loại theo phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng vàngân hàng đều phải làm thủ tục tín dụng cần thiết Khi có nhu cầu vốn, khách hànglàm hồ sơ xin vay khoản tiền cho mục đích sử dụng vốn cụ thê

- Cho vay hạn mức: Đây còn gọi là hình thức cho vay vốn luân chuyền, kháchhàng chỉ cần làm hồ sơ vay vốn lần đầu Sau đó trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã ký,

mỗi lần cần nhận tiền vay, khách hàng chỉ cần lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng

từ chứng minh mục dich sử dung vốn vay thì sẽ được ngân hàng tiến hành giải ngâncho khách hàng Phương thức này áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu bổ

Trang 25

sung vốn thường xuyên, đều đặn, vòng quay vốn nhanh, ngân hàng xác định hạnmức tín dụng, đồng thời mở cho khách hàng một tài khoản tiền gửi thanh toán để

theo dõi dòng tiền về của hoạt động SXKD

- Các phương thức cho vay khác như: cho vay dự án đầu tư, cho vay ứngtrước, cho vay trả góp, cho vay thấu chi

1.2.3.4 Phân loại theo hình thức bảo đảm

- Cho vay có đảm bảo băng tai sản: Là hình thức cấp tin dụng mà điều kiện dé

khách hàng được cấp tin dụng là phải có tài sản đảm bảo (TSĐB) TSĐB có thé làbất động sản, động sản, máy móc thiết bị, khách hàng và ngân hàng phải làm đầy đủ

các thủ tục theo quy định của pháp luật và của ngân hàng trước hoặc sau khi khách

hàng nhận vốn vay

- Cho vay không có TSDB: Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hang dap ứng

đủ các điều kiện cấp tín dụng không có bảo đảm của ngân hàng Ngân hàng sẽ đánh

giá trên năng lực tài chính, cũng như những yếu tổ phi tài chính, khả năng trả nợ củakhách hang dé đưa ra những ứng xử tín dụng phù hợp Ngân hang và khách hàngthỏa thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm hoặc thu hồi nợ trước hạn trong trườnghợp khách hàng được ngân hàng khách hàng đã vi phạm các cam kết trong hợpđồng tín dụng

1.2.4 Quy trình cho vay KHCN của NHTM

Quy trình cho vay KHCN là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ

khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một KHCN (hoặc hộ gia đình) cho đến khi quyết

định cho vay, giải ngân, thu nợ, xử lý nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng Thôngthường, quy trình cho vay KHCN tại NHTM sẽ bao gồm các bước sau:

Trang 26

Hoan thién thu

tuc tai san bao Ky ket hop đông

Chỉ tiêu về số lượng khách hàng là một quan trọng dé đánh giá hoạt động kinh

doanh Chỉ tiêu cho thay quy mô phát triển khách hang của ngân hàng, cho thay khảnăng tìm kiếm khách hàng mới cũng như thị trường mới Chỉ khi ngân hàng pháttriển khách hàng tốt mới đảm bảo khả năng phát triển tốt vì chính khách hàng manglại lợi nhuận và sự thành công cho ngân hàng.

Số lượng khách hàng đến với một ngân hàng càng nhiều thì thé hiện ngân

hàng đó càng được khách hàng tin tưởng, hoạt động thành công, sản pham dịch vuđáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng

Dé đánh giá biến động của số lượng khách hàng cá nhân vay vốn có thé thôngqua một số chỉ số sau:

Tăng/giảm số lượng KHCN = Số lượng KHCN năm t — Số lượng KHCN năm

(t-1)

Trang 27

Tỷ lệ tăng Số lượng KHCN năm t - Số lượng KHCN năm (t-1)

số lượng khách hang mất đi dé đánh giá về sự phát triển khách hàng trong năm

(2) Dư nợ cho vay KHCN

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô cho hoạt động cho vay đối vớiKHCN tại một thời điểm Nếu dư nợ cho vay đối với KHCN càng cao chứng tỏ hoạt

động cho vay KHCN của ngân hàng phát triển về lượng Và ngược lại, dư nợ chovay thấp thể hiện ngân hàng chưa mở rộng được mạng lưới khách hàng Dé thay rõ

sự biến động của dư nợ cho vay ta có thé tính toán một số chỉ tiêu như sau:

Mức tăng tuyệt đối du nợ trong kyMức tăng tuyệt đối dư nợ trong kỳ được tính bằng hiệu số giữa mức dư nợ cho

vay cudi kỳ với dư nợ đầu kỳ

Mức tăng/giảm du nợ = Dư nợ đầu kỳ — Dư nợ cuối kỳ

Tỷ lệ tăng trưởng du nợ cho vay

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ phản ánh tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay giữacác năm, đồng thời cho thấy xu hướng tăng trưởng, phát triển quy mô dư nợ trongtừng năm và trong một giai đoạn Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay được tính:

Tỉ lệ tăng Dư nợ cho vay năm t - Dư nợ cho vay năm (t-1)

= x 100%

trưởng dư nợ Dư nợ cho vay năm (t-1)

Chỉ tiêu càng cao phát ánh mức độ hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng

đang tăng trưởng về quy mô và có hiệu quả tốt Ngược lại ngân hàng đang gặp khókhăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tíndụng chưa hiệu quả.

Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với KHCN:

Dư nợ cho vay KHCN

Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN x 100%

Tong du ng

Trang 28

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng dé

đánh giá hoạt động phát triển cho vay KHCN của NHTM Khi tỷ tọng dư nợ cho

vay KHCN tăng lên so với năm ngoái thì hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng

đã đạt được kết quả tốt, định hướng phát triển sang cho vay KHCN đang đúnghướng.

(3) Thị phần cho vay KHCNThị phần của Chi nhánh trên địa bàn phản ánh sự phát triển về quy mô củaNHTM so với các NHTM khác trên dia bàn.

Thị phần cho Dư nợ cho vay KHCN của Chi nhánh

vay KHCN) = „ x 100%

(%) Tông dư nợ cho vay KHCN trên địa bàn

Thị phần cho vay KHCN càng cao chứng tỏ cho vay KHCN của NHTM càngphát triển và ngược lại

(4) Số lượng sản phẩm cho vay KHCN

Đây là chỉ tiêu phản ánh việc phát triển các sản phẩm cho vay KHCN da dạng,

phù hợp với khách hàng Một ngân hàng với danh mục các sản phẩm cho vay

KHCN đa dạng phù hợp với thì trường thì ngân hàng càng dễ dàng mở rộng hoạt

động cho vay KHCN Chỉ tiêu này có thể được đo lường qua số lượng sản phẩm chovay KHCN của ngân hàng Hoặc số lượng sản pham cho vay khách hàng thườngxuyên sử dụng và đánh giá tốt

Tăng/giảm số lượng sản phẩm KHCN = Số lượng sản phẩm KHCN năm t —

Số lượng sản phẩm KHCN năm (t-1)

(5) Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ qua han/Téng dư nợ x 100%

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh

khả năng thâm định va quản lý tín dụng của ngân hang trong khâu cho vay, đôn đốc

thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay

Đây là chỉ tiêu được dùng dé đánh giá chất lượng cho vay cũng như rủi ro hoạt

Trang 29

động cho vay tại ngân hang Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thé hiện chat lượng tín dụng

của ngân hàng càng kém, và ngược lại Các ngân hàng luôn mong muốn kiểm soátthật tốt nợ quá hạn

- Tỷ lệ nợ xấuPhát triển hoạt động cho vay phải đảm bảo đi đôi với tăng chất lượng cho vaynếu không sẽ làm thành quả của tăng trưởng mất hết Chất lượng cho vay KHCNđược thê hiện hông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng về cho vay KHCN

Ti lệ nợ xấu cho vay KHCN = Nợ xấu cho vay KHCN/ Dư nợ cho vay KHCN

x 100%

Hiện nay, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng dé xử lý rủi ro tíndụng được thực hiện theo Thông tư 02/2013/TT -NHNN ngày 21/01/2013 củaNHNN Việt Nam; Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa

đổi, bé sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN; và các văn bản sửa đổi

bồ sung khác kèm theo Theo đó: Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5

Việc phân loại nợ được thực hiện theo hai phương pháp định lượng và định tính, tùythuộc vào từng ngân hàng có được Ngân hàng nhà nước chấp thuận hay không để

sử dụng phương pháp định tính hay định lượng.

Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt, đây là chỉ tiêu phản ánhchất lượng nợ của ngân hàng, cho biết các rủi ro trong hoạt động cho vay, chỉ tiêunày cũng cho thấy khả năng thâm định và quản lý khách hàng vay của ngân hàng tốthay xấu, quy định và quy trình cho vay có đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng Thực

tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhậnmột tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn Mức dưới 3% có thể coi là ngưỡngkhá tốt trong hoạt động ngân hàng, tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và

Việt Nam là 5%.

Ty lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tông dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu

Nợ xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khó khăn, khoản vay của khách hàng lúc nàykhông còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là khoản vay có nguy cơ mất vốncủa ngân hàng Với các khoản nợ xâu, tô chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ

Trang 30

và trích lập dy phòng rủi ro tín dụng cho từng nhóm nợ cụ thé do vậy làm tăng chiphí và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

(6) Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCNThu nhập từ hoạt động CVKHCN là số tiền khách hàng phải trả cho ngânhàng tại mỗi kỳ hạn nhất định Thu nhập từ CVKHCN chính là thu lãi thuần từCVKHCN cộng với thu phí khác Chỉ tiêu này càng có giá trị cao thì hiệu quả CVKHCN càng lớn và ngược lại Công thức tinh thu nhập CVKHCN như sau:

Thu nhập từ Thu lãi thuần từ

CVKHCN CVKHCN

+ Thu phí khác

Trong đó:

Thu lãi thuần từ CVKHCN phan ánh tổng thu lãi từ CVKHCN sau khi đã trừ

đi khoản chi trả lãi.

Thu lãi thuần từ Tổng thu lãi từ Chi

1.2.5.2 Các chỉ tiêu định tinh

Có nhiều chỉ tiêu định tính phản ánh sự phát triển cho vay KHCN tại NHTM,nhưng trong phạm vi luận văn, tac gia chỉ sử dụng chỉ tiêu đánh giá mức độ hai lòngcủa khách hàng đối với cho vay KHCN của NHTM Bởi lẽ, sự hài lòng của kháchhàng là chỉ tiêu quan trọng nhất rất quan trọng đối với mọi ngân hàng, nó cho biếtchất lượng sản phâm dịch vụ của ngân hàng hiện nay đang được khách hàng đánhgiá ra sao và ngân hàng cần làm gì để cải thiện chất lượng của mình Nếu kháchhàng hài lòng với chất lượng dịch vụ thì NHTM sẽ phát triển tốt cho vay KHCN

Trang 31

Chất lượng dịch vụ cho vay KHCN là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hai

lòng và thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm cho vay KHCN của ngânhàng Nếu ngân hàng đem đến cho khách hàng những cho vay KHCN thỏa mãn nhu

cầu của họ thì đó là bước đầu làm cho khách hàng hài lòng Do đó, muốn nâng cao

sự hài lòng khách hàng, ngân hàng phải nâng cao chất lượng dịch vụ cho vayKHCN.

Có nhiều mô hình đo lường chất lượng dịch vụ cho vay KHCN như mô hình

SERVQUAL của Parasuraman (1988), mô hình SERVPERF (1992), mô hình

GRONROSS (1984), Tuy nhiên, dựa trên sự tìm hiểu các mô hình nghiên cứu ởphần trên, có thể nhận thấy theo mô hình SERVQUAL mang tính kế thừa, chú trọngđến chất lượng dịch vụ thực hiện, đơn giản, dé thực hiện, ít tốn thời gian và chi phíkhảo sát, bảng hỏi ngăn gon va it mat thời gian cho người trả lời Vì vậy, tác giảchon mô hình SERVQUAL dé thực hiện cho nghiên cứu chất lượng dịch vụ cho vayKHCN của NHTM Dé phù hợp cho việc đánh giá, tác giả đã điều chỉnh bộ thang

đo Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay KHCN tại NHTM qua các chỉ tiêu

cụ thể như sau: Sư tin cậy, Khả năng đáp ứng, Năng lực phục vụ, Sự đồng cảm vàPhương tiện hữu hình.

Dé đo lường chỉ tiêu mang tính định tính này cần có những cuộc khảo sát

bằng hình thức điện thoại, lấy phiếu khảo sát hoặc gặp gỡ trực tiếp khách hàng

và đòi hỏi một đội ngũ với các phương pháp thu thập thông tin chuyên nghiệp,

hiệu quả thực hiện.

1.2.6 Các yéu tô ảnh hưởng đến cho vay KHCN của NHTM

1.2.6.1 Các yếu to thuộc về ngân hàng

Một là, chính sách cho vay của ngân hàngChính sách cho vay là chính sách do Hội đồng quản trị ban hành trong từngthời kỳ, được thiết kế nhằm hướng dẫn, kiểm tra và định hướng hoạt động của ngânhàng Nếu ngân hàng với định hướng phát triển cho vay KHCN thì đây là lĩnh vựcđược trọng tâm ưu tiên và có thể phát triển mạnh mẽ

Nội dung của chính sách tín dụng thé hiện các tiêu chuẩn về cho vay, quy định

Trang 32

cho vay, quy trình cho vay, phương thức bảo đảm tiền vay, lãi suất cho vay, các giớihạn về rủi ro tín dụng có thể chấp nhận được và yêu cầu về lợi nhuận tối thiểu

Chính sách cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay, nó là công cụ

dẫn đường cho các cán bộ tín dụng thực hiện cho vay đúng với yêu cầu ngân hàng

Một chính sách tín dụng năng động, linh hoạt, thay đổi phù hợp với điều kiệncủa nền kinh tế, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Ngân hàng và lợi ích của kháchhang, cũng như cân bang giữa lợi ích và rủi ro sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiềukhách hàng, góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng, là căn cứ để hoạtđộng cho vay KHCN phát triển

Ngược lại, với một chính sách tín dụng cứng nhắc, không phù hợp ngân hàng

sẽ không thê đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, khó có thể mở rộngtín dụng và làm giảm tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng.

Hai là, năng lực tài chính và khả năng quản lý của ngân hàng

Năng lực tài chính của ngân hàng xác định dựa trên một số yếu tố như quy mô

vốn chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản, quy mô tín dụng, các ty lệ ROE, ROA, tỷ lệ

tăng trưởng thu nhập qua các năm, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ Một ngânhàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn, quy mô hoạt động rộng, tổng tài sản lớn, khảnăng huy động vốn trong ngắn hạn tốt, danh mục tài sản thanh khoản nhiều, nợ quá

hạn ít thì ngân hàng đó có thể gọi là có sức mạnh về tài chính và ngân hàng đó có

thé đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng hướng tới và hoạt động cho vay được

mở rộng trong đó cho vay KHCN sẽ được phát triển; ngược lại ngân hàng mả nănglực tài chính thấp thì sẽ không có đủ số vốn dé tài trợ cho các danh mục mà ngânhàng quan tâm, do đó hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế, cho vay KHCN sẽ không

được mở rộng Vì vậy, đây là một yếu tố giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng xem xét

khi đưa ra quyết định mở rộng hay hạn chế việc cho vay trong đó có hoạt động chovay KHCN.

Ba là, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ can bộ tín dụng

Cán bộ tin dụng là người trực tiếp tiếp xúc và thâm định cho vay đối với kháchhàng, vì vậy có thé nói chất lượng khoản vay chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng

Trang 33

cán bộ tín dụng ngân hàng Đội ngũ cán bộ tín dụng đông đảo cùng với phẩm chất

đạo đức và trình độ chuyên môn tốt chính là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt

động cho vay KHCN Ngân hàng có đội ngũ cán bộ với những khả năng trên sẽ

thúc đây hoạt động cho vay trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chấtlượng cho vay cao, hạn chế được rủi ro tạo ấn tượng cho khách hàng, nhờ đó thu hútkhách hàng, mở rộng quy mô Vì đội ngũ cán bộ tín dụng thể hiện cho hình ảnh hữuhình của ngân hàng, cho nên họ sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch

vụ của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng.

Bốn là, chính sách marketing của ngân hàng

Hoạt động cho vay KHCN cũng chịu tác động rất nhiều từ hoạt độngmarketing, thông qua các chương trình khuyến mại, các chương trình quảng cáo,giới thiệu sản phẩm, giảm lãi suất, tặng quà nhân ngày lễ của các ngân hàng tạođược sự thân thiện từ khách hàng và thu hút họ đến giao dịch nhiều hơn Nếu ngânhàng chú trọng đến hoạt động marketing thì hoạt động cho vay sẽ phát triển vàngược lại nếu hoạt động marketing ngân hàng không hiệu quả thì hoạt động cho vayKHCN cũng không hiệu quả.

Năm là, mạng lưới của ngân hàng

Số lượng các chỉ nhánh, phòng giao dịch nói lên quy mô của ngân hàng, cũng

như khả năng phục vụ khách hàng tại các địa bàn Từ thực tế cho thấy, các ngânhàng có nhiều điểm giao dịch sẽ có lợi thế trong tìm kiếm khách hàng vì khách hàng

thường mong muôn giao dịch tại các điểm gần và thuận tiện, tiết kiệm chi phí thờigian đi lại Vì vậy các ngân hàng có càng nhiều chi nhánh, phòng giao dịch thì việc

mở rộng cho vay đối với KHCN càng trở nên thuận lợi, nhất là khi các chi nhánh,

phòng giao dịch này đặt tại các khu dân cư có nhiều nhu cầu vay vốn Tại đây ngânhàng dé dàng nam bắt được thông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiến hàng thâm

định, giải ngân và thu nợ.

Sáu là, cơ sở vật chất và công nghệ ngân hangTrên cơ sở nguồn thông tin thu thập từ khách hàng và bên thứ ba, ngân hàngthực hiện thâm định khoản vay dé đánh giá tình hình tài chính, phương án sản xuất

Trang 34

kinh doanh, uy tín, tài sản bảo đảm, về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả

vốn vay cho ngân hàng Ngân hang sẽ tìm kiếm những tính huống có thé dẫn đến rủi

ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó,

dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra Từ đó làm cơ

sở dé ra quyết định tin dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay Khoa côngnghệ có thê giúp ngân hàng nắm bắt thêm rất nhiều thông tin từ khách hàng như:Lich sử nợ vay, tình hình thu nhập, giao dich qua tai khoản thanh toán, các chi phí thường xuyên của khách hàng như điện, nước, điện thoại, các hàng hóa tiêu dùng Đây có thê là các cơ sở thâm định cho vay quan trọng với ngân hàng

Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay KHCN là giao dịch với sé luongkhách hang đông và da dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợpđồng cho vay Do đó, hệ thống công nghệ hiện đại có thể giúp tiết kiệm được thời

gian công sức của cán bộ tín dụng trong tác nghiệp hồ sơ, hệ thống đồng thời vừa

nhằm hạn chế tối da sự nhằm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng

1.2.6.2 Các yếu tô thuộc về khách hàng vay vốn

Thứ nhất, với mỗi khoản vay vấn đề quan tâm đầu tiên là khách hàng sử dụngkhoản vay đúng mục đích Mục đích của khoản vay phải phù hợp với quy định củangân hàng và pháp luật, đặc biệt không được dùng vào các pháp luật nghiêm camhoặc ngân hàng không cho vay Khoản vay phải đúng với mục đích phương án đềnghị vay vốn của khách hàng

Thứ hai, phương án vay vốn của khách hàng hiệu quả khả thi, có khả năngthực hiện cao Đây là cơ sở thâm định của ngân hàng đảm bảo khả năng trả nợ củakhách hàng vì với một phương án hiệu quả, khả thi khả năng trả nợ là rất cao

Thứ ba, khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính lànhmạnh dé thực hiện nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng năng lực tảichính của khách hàng vì đây là cơ sở thực hiện phương án vay vốn, đồng thời cơ sởđánh giá khả năng trả nợ của ngân hàng.

Thứ tư, tư cách pháp lý, đạo đức khách hàng Nếu như khách hàng là người có

lịch sử quan hệ vay vốn tốt, người có ý thức trả nợ, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ được ngân

Trang 35

Thứ năm, khách hàng sử dụng tài sản bảo đảm gì để đảm bảo cho khoản vay,

tài sản bao đảm của khách hàng có giá tri cao, tính thanh khoản càng lớn cũng là cơ

sở để ngân hàng quyết định cho vay dễ dàng hơn, vì tài sản bảo đảm là biện phápthu hồi nợ dự phòng của ngân hàng khi phát sinh rủi ro Mỗi loại tài sản bảo đảm sẽđược ngân hàng đánh giá với hệ số rủi ro khác nhau và khả năng cho vay tối đa khác

nhau Chúng ta có thể ví dụ, khách hàng sử dụng tài sản bảo đảm thanh khoản cao

như số tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi Có thé được ngân hàng cho vay với số tiềntối đa gần với giá trị tài sản, đồng thời điều kiện xét duyệt cho vay có thê được rút

gọn, nhanh chóng hơn.

1.2.6.3 Các yếu tổ thuộc môi trường hoạt động

Thứ nhất, môi trường kinh téMôi trường kinh tế của quốc gia, vùng, tinh là nên tảng cơ ban cho mọi hoạtđộng kinh tế vì thế nó có thể tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với ngân hàngtrong việc mở rộng cho vay KHCN Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì mứcsống của người dân sẽ tăng lên, tâm lý người dân lạc quan hơn vao tương lai nênnhu cau tiêu dùng và đầu tư kinh doanh nên vi thế cũng tăng lên, tạo điều kiện pháttriển hoạt động cho vay của các ngân hàng Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suythoái, lạm phát tăng cao, tình trạng thất nghiệp diễn ra ở nhiều nơi, thu nhập củangười dân có xu hướng giảm thì họ có tâm lí tiết kiệm, hạn chế chi tiêu hay đầu tưkinh doanh, từ đó làm giảm cơ hội cho vay của ngân hàng nói chung và cho vay KHCN nói riêng

Thứ hai, môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị pháp luật là yếu tố bao gồm tình hình chính trị quốc gia,

hệ thống pháp luật, tinh đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật, gắn liền vớiquá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí Các yếu tố này tác động đến tínhtrật tự, 6n định, và là cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Nếu môi trường chính tri én định, hệ thống pháp luật đồng bộ và được thựchiện một cách nghiêm minh sẽ tạo điều kiện để hoạt động cho vay KHCN được diễn

ra thông suốt, hạn chế những rủi ro có thé phát sinh làm tốn hại đến các bên thamgia đên quan hệ tín dụng và cả nên kinh tê.

Trang 36

Nếu môi trường chính trị biến động, hệ thống luật pháp thiếu chặt chẽ, sẽ gây

tâm lí bất an cho xã hội, vừa tạo điều kiện cho tiêu cực phát triển, vừa gây khó khăn

cho việc mở rộng hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay KHCN.

Thứ ba, môi trưòng văn hóa — xã hộiMôi trường văn hóa, xã hội bao gồm các yếu tố về nhân khẩu học, tâm lý, thóiquen, phong tục tập quán nó chi phối hành vi của cá nhân và ảnh hưởng trực tiếpđến quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng

Yếu tố về nhân khẩu học là các yếu tố về độ tudi, giới tính, nghề nghiệp, thu

nhập, trình độ học vấn của người dân Nếu một đất nước, vùng miền với dân số trẻ

có nghề nghiệp và thu nhập ôn định, trình độ dân trí cao thì sẽ có nhu cau về tàichính nhiều hơn, những người này mạnh rạn có quyết định tài chính của mình, điều

nay tạo điều kiện cho hoạt động tin dụng cá nhân của Ngân hàng phát triển

Ngoài ra các yếu tố về tâm lý, thói quen, phong tục tập quán cũng ảnh hưởngrất lớn đến hành vi của người tiêu dùng Tại Việt Nam, một số người dân có thói

quen tiết kiệm dé tiêu dùng trong tương lai, họ ít có tư tưởng di vay dé thỏa mãn các

nhu cầu hiện tại Tại các vùng miền quan điểm này mạnh mẽ sẽ làm hạn chế khảnăng mở rộng cho vay KHCN của các NHTM Việt Nam.

Thứ tư, môi trường công nghệ

Công nghệ được coi là một trong những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh

và phát triển cho ngân hàng Nếu có một môi trường công nghệ hiện đại và đồng bộ

sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng diễn ra nhanh chóng và thong suốt,nâng cao năng suất hoạt động, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và tạo được uy tín,niềm tin cho khách hàng

Công nghệ còn giúp các Ngân hàng tạo ra và cung cấp sản phẩm mới cho

khách hàng, thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, mang ngân hàng về tận

nha cho khách hang, gia tăng thời gian phục vụ không chỉ trong giờ mà còn cả ngoài giờ nhờ các ứng dụng internetbanking.

Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh là yếu tô có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạtđộng kinh doanh của mọi thành phần doanh nghiệp Do đó, trong lĩnh vực ngân

Trang 37

hàng thì sự cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng sẽ ảnh hưởng

trực tiếp đến hoạt động cho vay cá nhân

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là một cuộc đua trong đó yếu tố năng lực

nội tai của bản thân mỗi ngân hàng là nền tảng, ngoài ra dé khang định vị thé củamình thì trên nền tảng đó, mỗi ngân hàng cần tạo ra được sư khác biệt vượt trong

chính sách, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác Chính

sự khác biệt vượt trội góp phần tích cực trong công cuộc phát triển tín dụng cá nhân

của mỗi ngân hàng.

1.3 Kinh nghiệm phát triển cho vay KHCN của một số chỉ nhánh ngân hàngthương mại va bai học kinh nghiệm rút ra cho Vietinbank — Chi nhánh Chương Dương

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển cho vay KHCN của một số chỉ nhánh NHTM

1.3.1.1 Ngân hàng thương mại cổ phan Ngoại thương Việt Nam, Chỉ nhánh Long Biên

Ngân hàng thương mại cô phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh LongBiên (Vietcombank — Chi nhánh Long Biên) là một chi nhánh cấp I có thành tíchxuất sắc nhất toàn hệ thống Vietcombank Trong hoạt động cho vay, Chi nhánh luônđảm bảo tốt các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay từ các chỉ tiêu nợ xấu, nợ quáhạn thấp nhất toàn Quận đến sự hài lòng của khách hàng vay vốn Trong thời gianqua, Vietcombank — Chi nhánh Long Biên luôn có thị phần cho vay khách hàng cánhân đừng đầu toàn quận Long Biên Cụ thể, năm 2022 thị phần ghi nhận đạt 23%toàn quận Long Biên Dé có những kết quả đó, Chi nhánh đã thực hiện các giảipháp như sau:

- Vietcombank — Chi nhánh Long Biên đã tuân thủ tuyệt đối quy trình cho vay

từ Hội sở nhằm đảm bảo cung ứng một cách nhất quán sản phẩm dịch vụ cho vaykhách hang cá nhân đáng tin cậy Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn chú trọng bao mậtthông tin và giao dịch của khách hàng giúp khách hàng an tâm sử dụng dịch vụ Tất

cả các bước thực hiện dịch vụ như thời gian xét duyệt hồ sơ, kế hoạch giải ngan, đều được thông báo trước cho khách hàng

- Vietcombank — Chi nhánh Long Biên đã tối ưu các thủ tục tín dụng nhờ kế

Trang 38

thừa hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân từ hội sở Từ đó, chi nhánh đã

giảm thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn xuống con 1 — 2 ngày Đồng thời,

Vietcombank — Chi nhánh Long Biên cũng biên soạn các tài liệu hướng dẫn, giúp nhân

viên trả lời tốt các câu hỏi, yêu cầu và khiếu nại của khách hàng Trong quá trình thựchiện dich vụ, đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh luôn sẵn sàng giải đáp thắc maccủa khách hàng, giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ nhanh và đầy đủ hơn

- Tập thé cán bộ tín dụng tại Vietcombank — Chi nhánh Long Biên được đảo

tạo thường xuyên dé nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ Tất cả

họ, đều nắm rõ đặc tính của từng sản phẩm dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân, từ

đó, tư vấn cho khách hàng sản phẩm phù hợp với nhu cầu Các cán bộ tín dụng củaVietcombank — Chi nhánh Long Biên có kỹ năng tư vấn tốt, thái độ niềm nở, lịch sựnên ty lệ khách hang hài lòng cao Vietcombank — Chi nhánh Long Biên cũng đưa

ra mức lãi suất rất cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay vốn Thêm vào

đó, Vietcombank đã mở rộng liên kết với các don vị như siêu thị, đại lý 6 tô, dé

phát triển cho vay tiêu dùng đối với đối tượng khách hàng cá nhân

- Vietcombank — Chi nhánh Long Biên thường xuyên có các chương trìnhkhuyến mãi, tặng qua dé phát triển mối quan hệ với các khách hàng thân thiết Nhân

viên được dao tạo dé có thé nắm bắt tốt nhu cầu của khách hang, từ đó, đáp ứng tốt

những nhu cầu này

- Vietcombank — Chi nhánh Long Biên có vi trí đắc địa nằm tại trung tâm củaquận Long Biên, rat dé tìm Đồng thời, Vietcombank — Chi nhánh Long Biên có bãi

đỗ xe rộng, hệ thống phòng chờ dé khách hàng ngồi chờ giao dịch Tại phòng chờ,Vietcombank Long Biên luôn bồ trí các tờ rơi giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ củangân hàng Hệ thống máy tinh vừa được đôi mới vào năm 2022 giúp Vietcombank

— Chi nhánh Long Biên các lỗi liên quan đến xử lý giao dịch

1.3.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phan Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chỉ nhánh

Long Biên

Ngân hàng thương mại cỗ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánhLong Biên (BIDV Chi nhánh Long Biên) là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP

Trang 39

Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập từ năm 1997, có trụ sở tại Tòa Nhà

Văn Phòng Silver Wing, 137 Ð Nguyễn Văn Cừ, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội.

Trong những năm qua, BIDV Chi nhánh Long Biên luôn là một trong 3 chi nhánh

có thị phần cho vay KHCN cao nhất trên địa bàn quận Long Biên, duy trì tỷ lệ nợxau cho vay KHCN dưới 1% Dé đạt được kết quả đó, tập thé cán bộ nhân viên Chinhánh và Lãnh đạo đã đồng lòng thực hiện tốt các giải pháp như sau:

- Dé đáp ứng nhu cầu của khách hàng, BIDV Chi nhánh Long Biên đã tuânthủ quy trình được chuẩn hoá trong cung cấp dịch vụ cho vay khách hàng cá nhâncủa BIDV Trong quá trình cung cấp dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân, BIDV

Chi nhánh Long Biên luôn chú ý đến thời gian giải ngân đúng kế hoạch; tính toántrước số tiền gốc và lãi vay mà khách hàng phải trả; cán bộ tín dụng của BIDV Long

Biên luôn căn cứ theo nhu cầu của khách hàng dé có thể tư van sản phẩm tin dụng

phù hợp Chính điều này đã giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch

vụ tín dụng của chi nhánh.

- BIDV Chi nhánh Long Biên đã tối giản thủ tục nhưng van đảm bảo tuân thủquy trình xét duyệt tin dụng từ BIDV Cu thé, Chi nhánh luôn cé gắng rút ngắn thờigian xét duyệt tín dụng dé có thé đáp ứng yêu cầu của khách hàng tốt hơn Hiệnnay, thời gian xét duyệt cho vay khách hàng cá nhân của BIDV Long Biên chỉ trong

1 ngày Thêm vào đó, BIDV Long Biên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhân

viên để giúp nhân viên có thể ứng phó với các tình huống xảy ra trong quá trình

cung cấp dịch vụ cho khách hàng

- Tập thể cán bộ nhân viên tại BIDV Chi nhánh luôn niềm nở với khách hàng.Đồng thời, nhằm chuẩn hoá quy tắc ứng xử tại chi nhánh cũng đưa ra quy định vềmặc đồng phục thống nhất dé tạo hình anh và ấn tượng với khách hàng Nhân viênđược thường xuyên đào tạo dé nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, đảm bảo cóthé xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng Thêm vào đó, BIDV thường xuyên

phát triển thêm các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân dé phù hợp với yêu cầu

của từng đối tượng khách hàng khác nhau Hiện tại sé lượng dịch vu cho vay khách

hàng cá nhân của chỉ nhánh là nhiều nhất trên địa bàn (18 dịch vụ)

Trang 40

- Bên cạnh các chương trình chăm sóc khách hàng từ Hội sở chính, hàng năm,

BIDV Chi nhánh Long Biên thường xuyên đưa ra các chương trình chăm sóc khách hàng như chúc mừng sinh nhat/ngay kỷ niệm thành lập, tặng quà nhân dịp đặcbiệt, Đồng thời BIDV Chi nhánh Long Biên cũng thúc đây hoạt động bán chéonhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng và phát triển mối quan hệ với kháchhàng lâu dài.

- Trong năm 2020, BIDV Chi nhánh Long Biên là một trong những Chi nhánhchuẩn hoá nhanh nhất bộ nhận diện thương hiệu mới của BIDV Trụ sở của chinhánh khang trang, rộng rãi và nằm ở trung tâm của thành phố Phủ Lý, quận LongBiên thành phố Phủ Lý cũng rất chú trọng vào việc thiết kế các tờ rơi, băng rôn bắtmắt thu hút ự chú ý của khách hang Chi nhánh có hệ thong máy tính xử lý hiện đại,tránh khách hàng phải chờ đợi lâu dé sử dụng dịch vụ

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Vietinbank — Chỉ nhánh Chương Dương

Từ nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng

cá nhân của BIDV — Chi nhánh Long Biên và Vietcombank — Chi nhánh Long Biên,

có thê thấy đât là những bài học đáng quý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chovay khách hang cá nhân đối với Vietinbank — Chi nhánh Chương Dương trong thờigian tdi:

Thứ nhất, Vietinbank — Chi nhánh Chương Duong cần có kế hoạch dao taonhân viên bài bản hơn và phù hợp hơn với sản phẩm cho vay tại Chi nhánh Bêncạnh đó, các khoá đào tạo cần hướng tới các kĩ năng xác định nhu cầu của kháchhàng dé tư van sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân phù hợp, tính toán trước sốtiền gốc và lãi vay mà khách hàng phải trả Đồng thời, chi nhánh cũng cần chú ý

đến việc thông báo cho khách hàng các thủ tục cần thiết để vay vốn và thời gian

thực hiện dịch vụ.

Thứ hai, Vietinbank — Chi nhánh Chương Dương cần kiến nghị và có phương

án nhằm rút ngăn thời gian xét duyệt hồ sơ tín dụng của khách hàng Điều này khiến

khách hàng phải chờ đợi lâu Thêm vào đó, việc biên soạn các tài liệu hướng dẫn,

giúp nhân viên trả lời tôt các câu hỏi, yêu câu và khiêu nại của khách hàng cũng cân

Ngày đăng: 08/10/2024, 03:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN