Trong bài báo “Giáo dục và nhận thức về môi trường trong học sinh ở An Độ,Nhật Bản và Thái Lan vì sự phát triển bền vững”, Laiphrakpam và nnk 2019 đã chorằng GDMT có vai trò quan trọng t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT
LƯU THỊ LAM GIANG
NGHIÊN CỨU ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
HƯỚNG TỚI PHÁT TRIEN BEN VUNG THONG QUA HOẠT DONG
TRẢI NGHIỆM DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC DỊCH VỌNG A,
QUAN CÂU GIAY, HÀ NOI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BEN VUNG
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT
LƯU THỊ LAM GIANG
NGHIÊN CỨU DE XUẤT GIẢI PHÁP GIAO DUC MOI TRƯỜNG
HUONG TỚI PHÁT TRIEN BEN VUNG THONG QUA HOẠT ĐỘNG
TRAI NGHIỆM DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG TIỂU HOC DỊCH VONG A,
QUAN CAU GIAY, HÀ NỘI)
LUẬN VAN THAC SĨ KHOA HỌC BEN VUNG
Chuyên ngành: KHOA HOC BEN VUNG
Mã số: 8900201.03QTD
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Hoàng Liên
(Chữ kí của GVHD)
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Liên, không sao chép các công trình nghiên cứu đã
được công bô khác Sô liệu và kêt quả của luận văn là do tôi nghiên cứu và chưa từng
được công bô ở bât kỳ nơi nào dưới tên tác giả khác.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn có nguôn gôc rõ ràng, được
trích dẫn một cách đầy đủ, trung thực và đúng quy cách yêu cầu
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của minh.
Tác giả
Lưu Thi Lam Giang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xuyên suốt quá trình, ké từ khi tình cờ biết đến nội dung Phát triển bền vững chođến giờ đây - khi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình về chủ đề này, tôi luôncảm thấy may mắn vì đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, động viên và giúp đỡ từ những
người thầy, người cô, các anh chị em và bạn bè thân thiết Tôi không chỉ có thêm được
những kiến thức chuyên ngành, mà hơn cả, tôi còn được truyền cảm hứng và có thêmđộng lực theo đuổi đam mê của mình trong lĩnh vực giáo dục với sự hiểu biết về chủ đềPhát triển bền vững - một xu thế phát triển của tương lai
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Liên người đã trực tiếp hướng dẫn và luôn động viên hỗ trợ tôi vượt qua những lúc tưởngchừng như phải từ bỏ vì những khó khăn cản trở chuyến đi khảo sát thực địa trong thờiđiểm bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 hay những bế tắc gặp phải trong quá trìnhthực hiện nội dung nghiên cứu Trong mọi trường hợp, cô đều gợi mở và đưa ra địnhhướng, góp ý về cách thức triển khai thực hiện nghiên cứu, giúp tôi có thêm động lực
-và quyết tâm hoàn thành luận văn với chủ đề mà tôi tâm huyết theo đuổi
Tôi đã học hỏi và thu được nhiều kiến thức thông qua các môn học trong chươngtrình thạc sĩ - với sự giảng dạy nhiệt tình của những giảng viên là các chuyên gia đầungành trong lĩnh vực Phát triển bền vững Tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến
GS TSKH Trương Quang Học, PGS TS Mai Văn Hưng, PGS TS Nguyễn Thị Hoàng
Hà, GS TS Nguyễn Tuấn Anh cùng các thầy cô đã tham gia giảng dạy các môn họctrong chuyên ngành Khoa học bền vững Các thầy cô đã không chỉ nhiệt tình truyền tảicho tôi và các bạn học viên lớp K6 QH2019-KHBV những kiến thức về Phát triển bền
vững với góc nhìn chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, ma quan trọng hơn, đã thực
sự truyền cảm hứng cho tôi trên con đường không ngừng tìm hiểu nghiên cứu về chủ đềmôi trường và Phát triển bền vững
Luận văn này sẽ không thê được hoàn thành nếu tôi không có sự động viên tìnhcảm và giúp đỡ hết lòng từ các anh chị điều phối viên và các cán bộ thuộc Trường Khoahọc liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội Tôi muốn dành sự tri ân đặcbiệt tới chị Nguyễn Thị Vân Tú vì đã theo sát đồng hành và luôn sẵn sàng nhiệt tình hỗtrợ các thủ tục trong quá trình học tập của tôi cũng như khi tôi mong muốn kéo dai thời
gian thực hiện luận văn.
1
Trang 5Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giáo viên, học sinh, phụ huynh
và các cán bộ đang công tác tại Trường Tiểu học Dịch Vọng A vì đã tạo điều kiện giúp
đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thu thập thông tin va dt liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu luận văn.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và các anh chị em đồngnghiệp đã luôn ủng hộ tạo điều kiện và là chỗ dựa tinh thần to lớn giúp tôi có thể đi đếntận cùng và đạt được kết quả trong hành trình nghiên cứu của mình
Với sự nỗ lực cố gắng và những tâm huyết dé hoàn thiện luận văn này một cáchtốt nhất, học viên rất mong đợi và trân trọng những ý kiến góp ý của các thầy cô vànhững người quan tâm dé nghiên cứu này có thé mang lại giá trị thực sự - như là mộtphần đóng góp nhỏ của học viên cho sự phát triển bền vững nói chung và hoạt động
Giáo dục môi trường trong các trường học nói riêng.
Học viên cao học
Lưu Thị Lam Giang
11
Trang 61 Lý do chọn đề tai c.cceccecceccceccssssssessesssessessessesssessessessvcssessessesssessessessecsuessessessesaseeseeses 1
2 Mục tiêu nghiÊn CỨU c1 311121111911 1 1119 1119111 HH ng 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cỨu - 2 2 2+ +k£EE£EE#EE2EE2EEEEEEEEEEEEkEEkrrkrteee 4
4 Câu hỏi nghiÊn CỨU - tk TT TH HH HH ch nh nh ch ng 5
5 Kết cấu của luận văn -¿ St E21 E12111151151112111111111111111111111211E1 1T xe 5CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LY LUẬN 2-5 s<©ssss+vsEssEsteeetserssrssrssrrsrrssrsee 6
1.1 Tổng quan tài liỆu - ¿- ¿- 2 St SE9EEEEE2E12E12E121111715111121121121111111111 111.0 6
1.1.1 Trên thé giớii -©S£k‡SÉEE9EE9EE2E12E12EE21571111111211211211111111 111.1 cie 61.1.2 Ở Việt Nam -.c:-c2vt th nh HH ng ng re 111.1.3 Các mô hình thực hành giáo duc vi sự phát trién bền vững liên quan đến giáodục môi trường được triển khai thực hiện tại Việt Nam s ccxvcszxszx 151.2 Cơ sở lý thUYẾT 2-55 E1 E1 101121121121121121111111111211 11111111 111 re 19
1.2.1 Gido duc 006i an u 19 1.2.2 Hoat dOng trai nghigm 21
1.2.3 Phat triển bền VON cece css essessessessessesvesessessessesssssesssssssessessssseseeseesees 241.2.4 Giáo dục môi trường hướng tới phát triển bền vững - : 261.2.5 Vận dụng cơ sở lý thuyết vào nguyên Cứu 2-2 se+xz+zzrxerseee 311.3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - 2-2 2 2+ £+xezxe£xerzrszxe2 32
1.3.1 Cách tiếp cận 5t x9 1E 12112112111111111111211211 1111111111111 cye 32
1.3.2 Phương pháp nghiÊn CỨU - - 5c S113 1 2111511111511 11 1 ky nếp 34
1.4 Dia ban nghiÊn CỨU - G2 32c 221112113511 91 19111111 1111111111 1 TT HH rệt 36
1.4.1 Thông tin chung - - - s + TH HH kg 36
1.4.2 Tham gia các phong trào hoạt động và chương trình liên quan đến GDMT
Trang 7CHUONG 2 THUC TRANG GIÁO DUC MOI TRƯỜNG HƯỚNG TỚI PHÁT TRIEN BEN VUNG THONG QUA HOAT DONG TRAI NGHIEM TAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC DỊCH VỌNG A s-s-se©ss©sseesecssessessesserssrssre 40
2.1 Phân tích thực trạng theo mô hình Palmer - ¿5-5 *+s+ssserserssss 40
2.1.1 Giáo dục về môi trường - GDMT học qua lý thuyết trong môn học chính
khoa “Hoat dong trai nghigm” "CiẳiẳiẳđaỪODDVỠẦẢ 40
2.1.2 Giáo duc vì môi trường - GDMT học qua thực hành tham gia vào các hoạt
động phong trào ngoại khóa ngoài giờ HOC - 2c St sirrrirerrerrrer 48
2.1.3 Giáo dục trong môi trường - GDMT học qua văn hóa lối sống hàng ngày
trong trường hỌC - - + 1119111910111 1119 11191 HH HH rry 52 2.2 Phân tích thực trạng theo mô hình Trường hoc xanh ‹++-«+++<<+++ 53
3.2.1 Các căn cứ đề xuất các giải pháp -:-+-©+¿+cxt2zxeExerxrsrkerrrerkrerkee 793.2.2 Đề xuất thực hiện các giải pháp - c2 5++SE2E2E2EEEeEEeEkerkerkrree 80KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, <2 2s se ssEsseEseEsevssesserserssrssre 91TÀI LIEU THAM KHAO ccscsssssesssssssssesssssssssessssssssscssessnsssssscsssenssussscssssnssssssessees 94
PHU LUC 155
Trang 8-1-DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
BVMT Bảo vệ môi trường
CBCNV Cán bộ công nhân viên
GD Giáo dục
GDMT Giáo dục môi trường
GD&DT Giao duc va dao tao
GDPT Gido duc phé thong
HDTN Hoạt động trai nghiệm
PIBV Phát triển bền vững
SGK Sách giáo khoa
UBND Ủy ban nhân dân
UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
WCED Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới
VI
Trang 9DANH MỤC BANGBảng 2.1 So sánh kế hoạch giáo dục tiêu học theo Chương trình GDPT mới (2018) và
chương trình GDPT hiện hành (2006) (5c 22.1 E211 E3 + E921 E1EEErrkre 43
Bảng 2.2 Nội dung “Hoạt động hướng đến tự nhiên” trong Sách HĐTN lớp 1 (Kết nốitri thức với cuộc sống) ¬— 44Bảng 2.3 Nội dung “Hoạt động hướng đến tự nhiên” trong Sách HĐTN lớp 2 (Kết nốitri ¡ni CUGC 100 4 45Bảng 2.4 Nội dung “Hoạt động hướng đến tự nhiên” trong Sách HĐTN lớp 3 (Kết nốitri thức với CUGC SỐng) -¿- 2: +2+++2++2EE9EEE92312211221221127112712112112711211211 11.22 e0 45Bảng 2.5 Các nội dung hoạt động có thé tham khảo thực hiện trong các tiết “HDTNtheo chủ đề” và tiết “Sinh hoạt lớp” của môn HDTN cho học sinh tiểu học 63Bảng 3.1 Phân tích SWOT về hoạt động GDMT hướng tới PTBV thông qua HĐTN tạiTrường Tiểu học Dịch Vọng A ¿2:22 ©5£22E2EE9EEE2E3E22122122312711211 211221222 2e 76
Vii
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các trụ cột Trường học xanh - - - << 11191991 19911121 1v ve 19
Hình 1.2 Mô hình dạy học GDMT một cách toàn diện - ¿+5 ++-++s+++2 21
Hình 1.3 Sơ đồ phát triển bền vững (UNESCO) 2-52 22E£2EE+EEtzEzErrxrrrrres 25
Hình 2.1 So sánh môn học va thời lượng của Chương trình GDPT mới (2018) và chương
trình GDPT hiện hành (2006) cấp tiểu học - ¿- ¿+ sSx+E£+E++E£2E££EerEerxerxsrsee 42Hình 2.2 Mạng nội dung “Hoạt động hướng đến tự nhiên” -s-cccs+xerxererxerree 44Hình 2.3 Cấu trúc chương trình HDTN trong SGK Kết nối tri thức với cuộc sống 46Hình 2.4 Cấu trúc một tuần HDTN (3 tiết/tuần) trong SGK Kết nối tri thức với cuộc
0 47Hình 2.5 Kết quả khảo sát tỉ lệ học sinh tham gia các kế hoạch chương trình bảo vệ môi
Hình 2.6 Ví dụ sử dụng phương pháp “Dự án tổ” về nội dung GDMT 64Hình 2.7 Ví dụ sử dụng phương pháp “Dự án lớp” về nội dung GDMT 64Hình 2.8 Kết quả khảo sát tỉ lệ học sinh nhận thấy vấn đề ô nhiễm môi trường ở khuVỰC AN tTƯỜNg ¿2-56 StSE2E12E19E1921121127117171121121171111211111121111.11 111121111 1 re 68
Hình 2.9 Ti lệ lớp học có/không có cây xanh trong lỚp -+-«<++<++see+ssess 69
Hình 2.10 Tỉ lệ lớp học có nhiều/ít cây xanh trong lớp -:-s¿s¿2ss+z++zx+s+ 69Hình 2.11 Kết quả khảo sát tỉ lệ học sinh thực hành giữ vệ sinh trường lớp 71Hinh 2.12 Két qua khao sat vé van dé phân loại rác của hoc sinh -‹- 72Hình 3.1 Nhóm giải pháp đề xuất cho hoạt động GDMT hướng tới PTBV thông quaHDTN tai Truong Tiéu hoc Dich MU - 80
vill
Trang 11PHAN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Môi trường cùng với những vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng đangrất được quan tâm ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới, đặc biệt trong xu thế phát triểnbền vững (PTBV) hiện nay Đã đến lúc tất cả mọi người trong cộng đồng và xã hội cầnchia sẻ trách nhiệm, cùng có kiến £hức hiểu biết đúng đắn và bắt tay vào hành động cụthé dé có thể duy trì bền vững môi trường sống xung quanh, từ đó giúp đảm bảo chấtlượng cuộc sống hiện tại của mỗi người và tương lai cho các thế hệ mai sau Một trongnhững cách thức hiệu quả dé có thé giải quyết những van dé môi trường đang diễn ra
chính là thông qua hoạt động giáo dục môi trường (GDMT) với mục tiêu PTBV trong
các trường học, đặc biệt là ở cấp tiểu học (Lamanauskas và Makarskaité-Petkeviciené,
2023).
Việt Nam là một trong những quốc gia đặc biệt quan tâm đến hoạt động bảo vệmôi trường, đồng thời coi việc đầu tư vào con người thông qua GDMT chính là một giảipháp hiệu quả và kinh tế trong việc ngăn chặn và giảm thiểu hậu quả nghiêm trọng củacác vấn đề môi trường đang diễn ra hiện nay Thông qua các chính sách và quy định
được ban hành, bảo vệ môi trường (BVMT) đã trở thành nội dung chính thức trong toàn
bộ hệ thống giáo dục (GD) quốc dân ở Việt Nam Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã
ra Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 phê duyệt đề án “Đưa các nội dungbảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và tại Điều 153 của Luật BVMTnăm 2020 đã quy định: “Nội dung, chương trình GD của hệ thống GD quốc dân đượctích hợp, lồng ghép kiến thức, pháp luật về BVMT” Ngoài ra, cũng theo Luật Bảo vệmôi trường, kiến thức hiểu biết và ý thức về BVMT của mỗi người dân Việt Nam sẽđược nâng cao thông qua quá trình GD toàn điện về môi trường GDMT trở thành mộtnội dung học tập chính khóa và được giảng dạy trong các cấp học phô thông (Linh Chị,2021; Quốc hội, 2020)
Từ năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Giáo dục, trong đó quy định
“giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc” ở Việt Nam (Quốc hội, 2020) Theo đó, bậctiểu học trong hệ thống giáo dục phổ thông bao gồm học sinh từ 5 đến 11 tuổi chính là
đối tượng cần được đặc biệt quan tâm dé có thé đạt được hiệu quả cao nhất trong côngtác giáo dục BVMT Nếu tập trung đầu tư nguồn lực vào cấp học này thì sẽ thuận lợi
1
Trang 12trong việc tiếp cận tới rộng rãi hàng triệu trẻ em thông qua hệ thống GD tiểu học bắt
buộc trên toàn quốc Với những kiến thức và nhận thức thu được về vấn đề môi trường
và BVMT, tất cả trẻ em ở cấp học này trong tương lai sẽ trở thành lực lượng đông đảo,
có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền và ảnh hưởng tích cực đến công cuộcBVMT và gin giữ tài nguyên của đất nước Thêm vào đó, đối với lứa tuổi tiểu học, họcsinh đang trong giai đoạn hình thành nhân cách và có thể ảnh hưởng sâu sắc khi tiếpnhận các kiến thức về BVMT Trẻ em ở độ tuôi này rất cần có được định hướng đúngđắn về nhận thức cũng như tạo điều kiện thuận lợi dé có thé hình thành được thói quen,xây dựng nhân cách và hành vi tích cực đối với vấn đề môi trường đang diễn ra xungquanh (Hồ Văn Hoang và Nguyễn Bá Phu, 2022) Trẻ em nếu càng sớm được làm quenvới các van đề môi trường thì sẽ càng có xu hướng tham gia tích cực vào các hoạt độngBVMT và chủ động thuyết phục thêm bạn bè và người thân tham gia cùng (Collado và
nnk, 2020; Treagust và nnk, 2016).
Với sự quan tâm dau tư nguồn lực thông qua rất nhiều các văn bản chính sách và
kế hoạch hành động của Nhà nước và cụ thê là trong hệ thống GD, công tác GDMT đãthực sự đem lại hiệu quả, giúp nâng cao kiến thức cũng như ý thức của cả học sinh vàgiáo viên ở cấp tiểu học (Nguyễn Việt Thanh, 2016) Tuy nhiên, hiện trạng ở một số cơ
sở GD ở Việt Nam vẫn còn tập trung nhiều vào hoạt động đào tạo kiến thức lý thuyết
mà chưa thực chất quan tâm và phát huy hết vai trò trong việc định hướng, cũng nhưquản lý và giám sát thực hành hoạt động GDMT ngoài thực tế Đặc biệt khi kiến thức
BVMT không phải là một môn học riêng mà chỉ là nội dung được giảng dạy tích hợp
trong chương trình GD chung Nhiều nơi, mặc dù các trường học đã có nhận thức rất rõ
và đầy đủ về kiến thức BVMT nhưng việc thực hành trên thực tế vẫn chỉ dừng lại ở mức
độ hình thức và mang tính phong trào ở một thời điểm Nhà trường phát động theo từngđợt và giáo viên học sinh tham gia chỉ với mục đích lấy thành tích thi đua Do đó, nhữnghành động thể hiện ý thức BVMT chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhấtđịnh và không được tiếp tục duy trì lâu dài (Phạm Văn Lương, 2022) Bản chất mục tiêucủa GDMT chính là dẫn đến sự thay đổi không chi trong nhận thức mà quan trọng hơn
là sự chuyển biến cụ thể trong hanh động, điều chỉnh hành vi sao cho có lợi cho môitrường và cuộc sống của mỗi người Bởi vậy, có thé nói, chương trình GDMT sẽ khôngthé thành công khi chưa tạo ra được những hành động và sự thay đối trong lối sống lâudài vì một môi trường bền vững (Hồ Đắc Túc, 2014) Bởi vậy, GDMT ngày càng tiệm
2
Trang 13cận với các vấn đề bền vững và hình thành nên xu thế GDMT hướng tới PTBV trên thế
giới và cả ở Việt Nam.
Ngoài ra, một vấn đề tồn tại của học sinh, đặc biệt là ở lứa tuổi nhỏ, chính là: tuyđược cung cấp đầy đủ kiến thức và có được nhận thức đúng về BVMT nhưng các emvẫn còn thiếu môi trường thực hành Những nội dung nhằm GDMT trong sách báo vàchương trình học SGK thường đưa ra các vấn đề môi trường chung đang diễn ra có thể
ở những nơi học sinh chưa được tận mắt chứng kiến Tuy nhiên, theo một sỐ ý kiến của
các giáo viên hiện nay, việc GDMT sẽ có thể mang lại hiệu quả hơn đối với học sinh,nếu đó là những nội dung xuất phát từ chính môi trường thực tế gần gũi xung quanh các
em, như ở trong trường học và địa phương nơi sinh sống (Tường Hân, 2016) Chínhnhững van dé môi trường đang tồn tại ngay trong cuộc sống gần gũi đó sẽ là cơ hội chohọc sinh được thực hành và áp dụng những kiến thức BVMT đã được học vào thực tếhàng ngày Do đó, dé có thé mang lại hiệu quả tốt nhất cho học sinh, hoạt động GDMTcần gắn liền với đời sống thực tế cũng như phù hợp với điều kiện của từng địa phương
Xuất phát từ quan điểm định hướng chính sách, cũng như nhận thấy vấn đề tồntại trong việc thực hành những hoạt động BVMT của học sinh ở ngoài thực tế như đãđược đề cập ở trên, Bộ GD&DT đã xây dựng Chương trình giáo dục phô thông (GDPT)
mới thông qua việc ban hành Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 với
những điểm mới trong nội dung kiến thức cũng như phương pháp và cách tiếp cận (DiệpAnh, 2019) Trong đó, phương pháp GD tích cực lấy người học làm trung tâm và thôngqua các hoạt động thực hành và trải nghiệm là một trong những điểm mới được nhấn
mạnh trong Chương trình GDPT năm 2018 Từ đó dẫn tới sự thay đổi mới trong nội
dung GD - đó là sự xuất hiện của hai môn học mới: Hoạt động trải nghiệm (HĐTN),hướng nghiệp và Giáo dục địa phương (Công Thông tin điện tử Chính phủ, 2023) Ởcấp tiểu học, nội dung GD của địa phương sẽ được tích hợp trong HDTN Đây là một
hoạt động GD bắt buộc và được coi là một môn học, được đánh giá và ghi kết quả học
tập vào học bạ của học sinh.
Có thé nói, GDMT là một nội dung được nhắn mạnh và yêu cầu lồng ghép trong
quá trình giảng dạy chính khóa của giáo viên trên lớp cũng như trong các hoạt động
phong trào ngoại khóa của nhà trường Hiện nay, hoạt động GDMT lại càng được nhấn
mạnh trong chương trình GDPT mới 2018 với sự thay đổi trong phương pháp GD thông
3
Trang 14qua HDTN Nói cách khác, hoạt động GDMT thông qua trải nghiệm giờ đây đã là một
yêu cầu bắt buộc và được nhắn mạnh trong chương trình GD mới Cùng với đó là xu théPTBV thông qua hoạt động GDMT cho đối tượng là hoc sinh tiêu học đang ngày càngđược các nhà trường quan tâm, trong đó có Trường Tiểu học Dịch Vọng A Đây là mộttrong số các trường điểm của quận Cầu Giấy - đã triển khai áp dụng việc giảng dạy nộidung kiến thức môi trường theo Chương trình GDPT mới 2018 và đang tham giaChương trình “Ngôi trường xanh - Vì một Hà Nội xanh” nhăm GDMT thông qua việc
thực hành BVMT hướng tới mục tiêu PTBV.
Xuất phát từ thực tế đó, học viên lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiéncứu đề xuất giải pháp giáo dục môi trường hướng tới phát triển bền vững thông quahoạt động trải nghiệm dành cho học sinh tiểu học (Nghiên cứu trường hợp tạiTrường Tiểu học Dich Vọng A, quận Cau Giấy, Hà Nội)” Kết quả nghiên cứu của đềtài có thé giúp các nha quản lý trong hệ thống GD và các trường học tham khảo và ứngdụng vào việc quản lý và xây dựng kế hoạch thực hiện hiệu quả hoạt động GDMT theohướng PTBV trong các trường tiểu học ở Hà Nội nói chung và ở Trường Tiểu học Dịch
Vọng A nói riêng.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng giáo dục môi trường hướng tới phát trién bền vững thôngqua hoạt động trải nghiệm tại Trường Tiểu học Dịch Vọng A
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong triển khaihoạt động giáo dục môi trường hướng tới phát triển bền vững thông qua hoạt động trải
nghiệm tại Trường Tiểu học Dịch Vọng A
- Đề xuất giải pháp giáo dục môi trường hướng tới phát triển bền vững thông qua
hoạt động trải nghiệm tại Trường Tiểu học Dịch Vọng A.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệmtại Trường Tiểu học Dịch Vọng A, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Trường Tiểu học Dịch Vọng A, quận Cầu Giấy, thành phố Hà
Trang 15+ Về thời gian: thông tin số liệu thu thập trong giai đoạn 2020 đến 2023 (kê từ
khi các trường học trong toàn quốc bắt đầu chính thức áp dụng Chương trình giáo dụcphô thông mới 2018 vào năm 2020), số liệu khảo sát và phỏng vấn được thực hiện trong
năm 2023 (năm học 2022-2023).
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng của hoạt động GDMT hướng tới PTBV thông qua HĐTN trại Trường Tiểuhoc Dịch Vong A như thé nao?
- Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc triển khai hoạt độngGDMT hướng tới PTBV thông qua HĐTN tại Trường Tiểu học Dịch Vọng A là gì?
- GDMT hướng tới PTBV thông qua HĐTN cho học sinh có cần được thực hiện ở cả
trong và ngoài trường học không?
5 Kêt câu của luận văn
Luận văn ngoài phân mở đâu, kết luận và phụ lục, nội dung luận văn chia làm 03
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng giáo dục môi trường hướng tới phát triển bền vững thôngqua hoạt động trải nghiệm tại Trường Tiểu học Dịch Vọng A
Chương 3: Đề xuất giải pháp giáo dục môi trường hướng tới phát triển bền vững
thông qua hoạt động trải nghiệm
Trang 16CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tống quan tài liệu
GDMT, GDMT hướng tới PTBV, GDMT thông qua HĐTN là những nội dung
rất được quan tâm nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Trên thé giới
Yadav và nnk (2021) đã nghiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa GDMT vàPTBV và đặc biệt nhắn mạnh vai trò của GDMT đối với các vấn đề PTBV Theo cáctác giả, tính bền vững và PTBV là một van đề lớn của toàn thé giới nhằm đạt được tươnglai tốt đẹp hơn cho con người Một cách thức hiệu quả dé có thé đạt được những điều
đó là thúc đây GDMT trên toàn cộng đồng và toàn xã hội Thứ nhất, GDMT cần đượcthực hiện thông qua việc phát triển chương trình giảng dạy dựa trên những vấn đề củađịa phương và có sự tham gia của học sinh cùng với người dân trong cộng đồng, từ đógiúp nâng cao trách nhiệm của con người đối với môi trường Thứ hai, GDMT khôngnên chỉ dừng lại ở những kiến thức truyền thống về môi trường dé phát triển hành vi bềnvững của con người Thay vào đó, đối với mọi lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong lĩnhvực GDMT, cần chú ý áp dụng phương pháp học tập sâu hơn thông qua thực hành vềvan đề môi trường trong trường hoc Mỗi tổ chức cần tìm hiểu xác định được mô hình
GD hướng tới PTBV sao cho phù hợp với điều kiện sẵn có để thông qua đó có thểGDMT một cách hiệu quả Thứ ba, các tô chức cần tìm kiếm sự hợp tác nghiên cứucũng như nguồn tài trợ cho các chương trình GDMT nhằm cải thiện vấn đề xã hội vàPTBV Thứ tư, việc khuyến khích đa dạng các phương thức giáo dục không chính thống
có thể sẽ mang lại kết quả GDMT tốt hơn so với hệ thống giáo dục chính quy với phươngpháp giảng dạy truyền thống trong phạm vi lớp học Ngoài ra, các chính sách đưa racũng cần được xây dựng dựa vào nghiên cứu trên thé giới dé có thé cập nhật và phù hợp,nhằm dat được các mục tiêu PTBV
Trong bài báo “Phát triển mô hình GDMT cho học sinh tiểu học ở Malaysia”,
Abdullah và nnk (2019) đã phát triển một mô hình GDMT để xác định mức độ nhậnthức, kiến thức, thái độ và kỹ năng đối với môi trường của học sinh tiéu học ở Malaysia
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua khảo sát sử dụng bảng câu hỏi Mẫu khảo sát
được chọn một cách ngẫu nhiên, bao gồm 1000 học sinh Lớp 5 tại Bán đảo Malaysia vàđược chia thành bốn khu vực: khu vực phía bắc (Kedah), khu vực phía đông (Kelantan),khu vực phía tây (Kuala Lumpur) và khu vực phía nam (Melaka) Kết quả nghiên cứu
6
Trang 17cho thay mức độ nhận thức, kiến thức, thai độ, kỹ năng của học sinh trong khu vựcnghiên cứu đều ở mức cao Thông qua việc sử dụng mô hình GDMT được dé xuất, cáctác giả đã thay răng nhận thức và kỹ năng là hai yếu tố có ảnh hưởng đến thái độ củahọc sinh đối với hoạt động GDMT trong khi không thấy được mối liên hệ rõ ràng giữakiến thức và thái độ Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng nhận thức chính là yếu tố cóảnh hưởng nhiều nhất đến thái độ của học sinh trong mô hình GDMT được đề xuất dànhcho học sinh tiểu học Dé GDMT được hiệu quả, ngoài nhận thức và thái độ đúng vềcác vấn đề của môi trường, học sinh còn cần chuyền hóa những nhận thức, thái độ đótrở thành hành động cụ thé, giúp mang lại tác động tích cực đến môi trường.
Trong bài báo nghiên cứu về “Mô hình GDMT cho học sinh tiêu học tại NhậtBan”, tác giả Mulyadi (2020) đã cho rằng: Nhật Bản là quốc gia mà người dân có nhậnthức cao về tầm quan trọng của việc BVMT Một trong những chìa khóa thành công củaNhật Bản trong việc bảo vệ môi trường là việc GDMT ngay từ lứa tuổi ở bậc tiểu học
và từ những điều nhỏ nhất Trong nghiên cứu này, phương pháp tìm hiểu tải liệu thưviện đã được sử dụng dé phân tích van đề nghiên cứu Ngoài ra, tác giả cũng sử dụngphương pháp nghiên cứu thực địa thông qua những chuyến đi thăm thực tế đến một sốtrường tiểu học ở Nhật Ban dé có thể trực tiếp quan sát và tìm hiểu thông tin về mô hìnhGDMT trong trường học Nghiên cứu đã đề cập đến một số mô hình GDMT được chứngminh là có hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng củamôi trường Thứ nhất, GDMT được dạy thông qua trải nghiệm và quan sát trực tiếp môitrường xung quanh Thay vì những bài giảng lý thuyết trên lớp, học sinh sẽ được tiếpxúc, va chạm và cảm nhận trực tiếp về môi trường thiên nhiên, từ đó sẽ có được suynghĩ tư duy logic, cởi mở sáng tạo và chủ động Thứ hai, trong trường tiểu học ở Nhật
Bản, GDMT được giảng dạy tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên (rika) và môn Khoa
học xã hội (shakai) Ví dụ, khi tim hiểu về thực vật, học sinh được giáo viên hướng dẫntrồng cây thông qua hoạt động trồng cây trong vườn trường Từ đó, học sinh hiểu rằng:cây xanh là yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người nên rất cần duy trì và bảo
vệ cây xanh Thứ ba, GDMT cũng được giảng day thông qua hoạt động học tập tích hop
(sougotekina gakushu) đề rèn luyện khả năng tư duy phản biện khi tìm hiểu về van đềmôi trường thông qua hoạt động phỏng van cộng đồng và người dân xung quanh trường
về tác động của các hoạt động kinh doanh và sinh hoạt có ảnh hưởng đến môi trường.Thứ tư, GDMT được dạy thông qua các hoạt động cụ thể nhằm giữ gìn vệ sinh trong
7
Trang 18trường học Học sinh tiểu học ở Nhật Bản được làm quen với các loại rác thải và thực
hành phân loại rác khi vứt rác vào các thùng rác phân loại được đặt ở trường Mọi người
ở trường tận dụng giờ nghỉ buổi chiều dé cùng nhau don đẹp vệ sinh toàn trường nên
không có dịch vụ dọn đẹp vệ sinh ở các trường học Nhật Bản Thứ năm, GDMT được
dạy thông qua các bài tập gieo hạt trồng cây tại nhà trong kỳ nghỉ hè dài Có thể nói, các
mô hình GDMT được thực hiện một cách thống nhất và đầy đủ ở các Trường tiêu họcNhật Bản nhằm giúp các học sinh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc BVMT
Trong bài báo “Giáo dục và nhận thức về môi trường trong học sinh ở An Độ,Nhật Bản và Thái Lan vì sự phát triển bền vững”, Laiphrakpam và nnk (2019) đã chorằng GDMT có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của học sinh, mang lại
sự thay đổi hành vi, từ đó hướng đến hành động cụ thé bảo vệ môi trường dé PTBV.Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu sách in và điện tử từ nhiềunguồn khác nhau dé tìm hiểu về bối cảnh và tam quan trọng của GDMT đối với sự bềnvững và xem xét các chiến lược và mô hình thực hành GDMT được áp dụng trong hệthống GD ở Ấn Độ, Nhật Bản và Thái Lan Nghiên cứu đã cho rằng GDMT đã tồn tại ởcác quốc gia được nghiên cứu từ xa xưa và bắt nguồn từ truyền thống bảo tồn thiên
nhiên Khi GDMT được đưa vào chương trình giảng dạy, học sinh sẽ ngày càng nhận
thức rõ hơn về các vấn đề môi trường, học cách chăm sóc môi trường và có được các kỹnăng cũng như động lực dé giảm thiêu những van dé môi trường hiện nay
GDMT là một lĩnh vực liên ngành, tích hợp kiến thức từ nhiều ngành khác nhau,giúp người học hiểu được mối quan hệ phức tạp giữa hoạt động của con người và môitrường Trong nghiên cứu về chủ đề học tập trải nghiệm trong GDMT, Shutaleva (2023)
đã trình bay về những nguyên tắc và mô hình chủ yếu của việc day học thực nghiệmtrong GDMT GDMT nhắn mạnh đến việc học tập qua trải nghiệm, thực hành, trong đóhọc sinh tích cực tham gia vào môi trường và học thông qua thực hành Cách tiếp cậnnày cho phép học sinh phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề môi trường vànuôi dưỡng ý thức trách nhiệm đối với môi trường Nghiên cứu đã cho thấy việc học tập
trải nghiệm trong GDMT có thể mang lại lợi ích cho học sinh Thứ nhất, học tập trải
nghiệm mang lại cơ hội cho học sinh hòa nhập với thế giới tự nhiên và phát triển mốiliên hệ với thiên nhiên Việc tương tác trực tiếp với thiên nhiên sẽ kích thích học sinh tò
mò về thế giới tự nhiên, từ đó thúc đây việc tìm hiểu thêm về các vấn đề môi trường.Thứ hai, học tập trải nghiệm có thé giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy phản biện
8
Trang 19và giải quyết vấn đề thông qua việc tham gia vào các hoạt động thực hành Thứ ba, băngcách hòa nhập với thé giới tự nhiên và tìm hiểu về các van đề môi trường, học sinh cóthé phát triển ý thức trách nhiệm đối với môi trường và nhận ra tầm quan trọng của việcbảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai Học tập trải nghiệm cũng có thê giúp họcsinh hiểu được vai trò của các bên liên quan khác nhau trong việc giải quyết các van đềmôi trường, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng và khu vực tư nhân.Nghiên cứu cũng chỉ ra một số mô hình học tập trải nghiệm trong GDMT, bao gồm các
chuyến đi thực tế, các dự án học tập phục vụ cộng đồng, các chương trình GD ngoài
trời, học tập dựa trên công nghệ và dự án khoa học công dân Thông qua việc kết hợpnhững mô hình học tập trải nghiệm này vào các chương trình GDMT, học sinh sẽ có thể
trở thành những người quản lý môi trường có trách nhiệm và tích cực.
Trong bài báo về “Giáo dục môi trường thông qua giáo dục ngoài trời cho họcsinh tiêu học”, Abdullah (2018) đã cho rằng giáo dục ngoài trời là một phương tiện rấthiệu qua dé day học sinh tiêu học về van đề môi trường GD ngoài trời có mối quan hệmật thiết với thiên nhiên thông qua việc biến chính thế giới thực tế thành không gianhọc tập Nghiên cứu đã cho rằng: phương pháp học tập trải nghiệm được áp dụng trongquá trình GD này đã giúp học sinh có thé sử dụng các giác quan của minh dé hiểu vềtoàn bộ bối cảnh của việc học tập Từ đó, học sinh sẽ có sự hiểu biết rõ ràng hơn và nhớđược lâu hơn những bài học về chủ đề môi trường GD ngoài trời đặc biệt phù hợp vớiđối tượng học sinh tiểu học khi mà bản chat của trẻ trong giai đoạn nay là học thông qua
vul chơi.
Trong bộ tải liệu về GD vì sự PTBV dành cho đối tượng giáo viên tiểu học và
trung học cơ sở, UNESCO (2012) đã đưa ra cách tiếp cận toàn trường đối với tính bênvững (whole-school approach to sustainability) Cho đến nay, cách tiếp cận đối với tínhbền vững nay đang ngày càng phổ biến và được thực hiện theo nhiều cách thức khácnhau tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia va địa phương, nhưng đều bao gồm 8vấn đề chung: (1) Chương trình giảng dạy chính quy, (2) Việc học tập của học sinh, (3)
Văn hóa trong nhà trường, (4) Thực tiễn quản lý trường học, (5) Chính sách nội quy của
nhà trường, (6) Sự tương tác giữa nhà trường và cộng đồng, (7) Các sự kiện đặc biệt vàhoạt động ngoại khóa và (8) Sự tham gia của học sinh vào quá trình ra quyết định cóảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày trong trường (UNESCO, 2012)
Cho đến năm 2022, trong báo cáo về những vi dụ thành công trên thé giới của mô
9
Trang 20hình tiếp cận toàn trường đối với PTBV, Mathie & Wals (2022) đưa ra mô hình cáchtiếp cận toàn trường bên vững và chia sẻ những phân tích cụ thé các trường hợp điểnhình về “Trường học sinh thai” và “Trường học xanh” ở nhiều quốc gia trên thé giới.
Mô hình tiếp cận này được UNESCO coi là một công cụ hiệu quả trong việc thực hành
GD vì sự PTBV với mục tiêu GDMT bao gồm 6 khía cạnh nội dung: (1) Thiết kế, nội
dung và đánh giá chương trình giảng dạy, (2) Công tác dạy và học, (3) Thực hành của
tổ chức, (4) Phát triển năng lực, (5) Kết nối với cộng đồng và (6) Quản lý trường học.Tất cả yếu tố tạo nên một trường học như là một 'phòng thí nghiệm sống! dé mỗi cá nhân
có thê thực hành lối sống lành mạnh, công băng, dân chủ và bền vững về mặt sinh thái
Mô hình này được nhấn mạnh với sự tổng thể của sáu nội dung có sự liên quan với nhau,hơn là sự tập hợp lại tông hợp của sáu nội dung riêng lẻ
Trong nghiên cứu “Tich hợp GDMT trong các trường công lập ở khu vực 02: nêu
các phương pháp thực hành tốt nhất của mô hình trường học bền vững và thân thiện vớimôi trường”, Cajucom (2017) đã cho rang việc thực hành lồng ghép nội dung GDMTvào đời sống học đường cần đòi hỏi một cách tiếp cận hợp lý trên nhiều mặt khác nhaunhằm dat được tiến trình hướng tới PTBV trong trường học Nguyên tắc dé thực hiệnđiều đó là “làm theo lời đã nói/nói được làm được” (“walk the talk”) Cụ thé là, các van
đề về quản lý môi trường, xanh hóa chương trình học tập, loại hình tô chức và mối quan
hệ giữa các thành viên trong cộng đồng giáo dục cần được thực hiện nhất quán và phùhợp với hoạt động GDMT mà nha trường dang muốn thực hiện Từ đó, việc thực hànhlồng ghép GDMT sẽ có thé thúc đây hiểu biết về môi trường hướng tới sự PTBV trongtrường học Nghiên cứu đã cho thay rang năm trường học ở Nueva Vizcaya đã thực hiệnrất hiệu quả các biện pháp thực hành, thể hiện trong việc thực hiện các chính sách,chương trình và dự án môi trường, bao gồm: các chương trình quản lý rác thải, tiết kiệmnăng lượng điện và nước, kiểm soát sự ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học, trồng câyxanh, chăm sóc vườn trường, phát triển rừng, chiến địch làm sạch cộng đồng, Tac gia
đã nghiên cứu thực tế hoạt động GDMT theo mô hình GDMT của Palmer (1998) vathấy rằng chương trình giảng dạy trong trường học đã cung cấp những trải nghiệm chohọc sinh dé giúp các em nâng cao kiến thức về môi trường, rèn luyện kỹ năng giải quyếtvấn đề và ra quyết định Từ đó, học sinh sẽ tham gia tích cực trong việc thực hiện cáchành động nhằm bảo vệ môi trường thông qua các phong trào liên quan đến GDMTtrong trường học cũng như các hoạt động cộng đồng được tổ chức bên ngoài nhà trường
10
Trang 211.1.2 Ở Việt Nam
Trong bài báo nghiên cứu của mình, Nguyễn Thùy Vân (2008) đã đề cập một sốvan đề về GDMT cho giáo viên tiểu học Tác giả đã tổng hợp và đưa ra khái niệm vànội dung của GDMT trong bối cảnh quốc tế và trong nước, từ đó đề xuất nội dung vàphương pháp GDMT ở trường tiểu học ở Việt Nam Về khía cạnh GD về môi trường,nội dung GDMT cần được quan tâm và tích hợp trong tất cả các môn học với 12 nộidung liên quan đến 4 quyên của trái đất Về khía cạnh GD vì môi trường, giáo viên tiểuhọc cần GDMT thông qua các hoạt động thực tế như: xây dựng góc sinh giới (nuôi trồngcây cối vật nuôi), theo dõi môi trường (sử dụng dụng cụ đo và ghi chép số liệu hàngngay các dữ liệu về môi trường), tô chức các cuộc thi (viết báo, vẽ tranh, tập kịch ) vềnội dung môi trường, sinh hoạt câu lạc bộ (tổ chức nhóm tuyên truyền viên nhí, các họa
sĩ nhí, triển lãm trưng bày nghệ thuật ) về chủ đề bảo vệ môi trường, tô chức vui chơi(các trò chơi về môi trường, trò chơi sắm vai theo kịch bản ) có nội dung về môitrường, tô chức lao động (phân công học sinh trực nhật, chăm sóc cây cối, vệ sinh trườnghọc, ), tổ chức tham quan đã ngoại ở những nơi có danh lam thắng cảnh đẹp Vềkhía cạnh GD trong môi trường, giải pháp xây dựng môi trường trường học bền vững
sẽ giúp học sinh được trải nghiệm và duy trì các hoạt động cụ thé về GDMT hang ngàymột cách lâu dài và bền vững
Nghiên cứu về “Giáo dục về môi trường và vì môi trường: phương cách thực
»
hiện” của Hồ Đắc Túc (2014) đã cho rằng hiệu quả của GDMT trong trường học khôngchỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức mà quan trọng hơn, đó là việc thay đối lỗi sốnghàng ngày dé mang lại lợi ich ở hiện tai và cho ca thé hé mai sau Noi cach khac, GDMT
vì PTBV cần bao gồm nội dung GD về môi trường và GD vì môi trường Theo đó, bàinghiên cứu đã đề cập đến phương pháp lồng ghép nội dung GDMT vào chương trìnhđào tạo ở các cấp học và cách thức hiệu quả trong việc áp dụng kiến thức vào thực tếbảo vệ môi trường Trước hết, mỗi trường học cần có một cam kết hành động trong việcxây dựng môi trường xanh vì một tương lai bền vững Thứ hai, học sinh trong trườnghọc cần nắm vững khái niệm dé có được hiểu biết sâu sắc mối quan hệ giira con người
và thiên nhiên môi trường, từ đó có được sự thay đổi về hành vi mang lại ảnh hưởngtích cực đến môi trường Thứ ba, chương trình học cần kết hợp giữa giờ học trên lớp vacác hoạt động ngoài lớp học Thứ tư, chương trình GDMT cần được tích hợp và đưa vàochương trình giảng dạy chính thống dé có thé được nhân rộng và tiếp cận đến rộng khắp
11
Trang 22đối tượng học sinh Thứ năm, mục tiêu quan trọng nhất của GDMT chính là phải đưa
đến hành động cụ thé, đó là xây dựng lối sống tích cực và ảnh hưởng tốt giúp mang lại
sự bền vững cho môi trường
Hội nghị trực tuyến “Đối tác nghị viện về hợp tác giáo dục, văn hóa vì sự pháttriển bền vững” (AIPA-ECC) tô chức vào ngày 30/7/2020, tổ chức UNESCO đã có bàitham luận về Kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị của UNESCO về hợp tác GD vì
sự PTBV của ASEAN Theo UNESCO (2020), việc thực hiện GD vì sự PTBV sẽ được
đảm bảo khi nội dung này được lồng ghép vào chương trình giảng dạy quốc gia Cácnước đã đưa GD vì sự PTBV trở thành một thành tố trong các môn học truyền thống,lồng ghép những nội dung phù hợp và mang tính địa phương vào chương trình giáo đụcmới sửa đôi thông qua phương pháp day học tích hợp liên môn Đặc biệt, nội dung GD
vì sự PTBV không phải là một chủ đề môn học riêng mà thường được đưa vào nội dunggiảng dạy thông qua nội dung GDMT Đồng thời, các phương pháp sư phạm hiện đại
cũng được đưa vào chương trình học như phương pháp học tập chủ động, thông qua trải
nghiệm va lay học sinh làm trung tâm, từ đó góp phan tạo nên thói quen học tập suốtđời của mỗi cá nhân Cách dạy học mới này sẽ thay thế cho cách giảng dạy truyền thống.Thay vì là người truyền dạy kiến thức để học sinh lắng nghe, giáo viên giờ đây sẽ chỉđóng vai trò là người hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh tự chủ động trong việc tìmhiểu kiến thức Một số quốc gia cũng đã long ghép nội dung GD vì sự PTBV va GDMTvào chương trình giáo dục tiêu hoc thông qua phương pháp tiếp cận toàn trường Đâychính là cách tiếp cận mới dé tạo ra môi trường học tập cho GD vì sự PTBV thông qua
mô hình bên vững toàn trường (whole-school sustainability framework) mà vi dụ thực
hành là các trwong học xanh (green schools) và trường hoc sinh thai (eco-schools) Các
ngôi trường này sẽ cung cấp nội dung GDMT và hướng tới PTBV, tạo ra môi trường
học tập cho học sinh với 3 mục tiêu: (1) xây dựng trường học trở thành mô hình học tập
để thực hành bền vững, (2) thực hành học tập trong bối cảnh cụ thé thông qua hoạt độnghàng ngày và vấn đề môi trường của địa phương, (3) tạo cơ hội cho học sinh được học
tập tích cực và thông qua trải nghiệm.
Trong luận án nghiên cứu về Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạyhọc môn khoa học ở tiêu học, Võ Trung Minh (2016) đã hệ thống các lý luận về GDMT
dựa vào trải nghiệm cho đối tượng học sinh tiểu học Từ đó, tác giả đề xuất các nguyên
tắc, nội dung và quy trình GDMT thông qua dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học
12
Trang 23ở tiêu học theo mô hình lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb Cụ thé, quy trình
sẽ gồm 4 bước: (1) Giao nhiệm vụ trải nghiệm, (2) Tổ chức cho học sinh quan sát, đốichiếu, phản hồi, (3) Tổ chức cho học sinh tự hình thành khái niệm, (4) Tổ chức cho học
sinh thử nghiệm tích cực Nghiên cứu cũng phân tích về một số đặc điểm của lứa tuôitiểu học có ảnh hưởng đến hiệu quả GDMT dựa vào trải nghiệm ở tiểu học: Đặc điểmnhận thức của học sinh ở tuổi này mang tính trực quan, cụ thể, vì thế cần có sự tiếp xuctrực tiếp với su vật, hiện tượng trong đời sống thực tế va thiên nhiên xung quanh Vềđặc điểm phát triển nhân cách, học sinh tiêu học vẫn mang tính hồn nhiên và đặc biệthứng thú tìm hiểu về thé giới tự nhiên và mọi thứ xung quanh Những xúc cảm có được
từ việc tiếp xúc với thé giới tự nhiên sẽ có tac động mạnh mẽ đối với học sinh, từ đó dédàng hình thành những kiến thức kỹ năng về bảo vệ môi trường một cách đúng dan vàsâu sắc Bởi vậy, việc dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm có thể mang lại hiệu
quả trong GDMT cho đối tượng học sinh, đặc biệt là ở cấp tiểu học.
Bài báo về “Kết quả áp dụng giáo dục trải nghiệm nhằm giáo dục môi trường chohọc sinh qua dạy học môn khoa học ở tiểu học” (Võ Trung Minh, 2014) đã cho thấyhiệu quả của các hoạt động giáo dục trải nghiệm nhăm GDMT cho học sinh tiểu học
trong việc nâng cao kiến thức, thái độ Đặc biệt, kết quả nghiên cứu cho thấy: việc
GDMT thông qua trải nghiệm sé tác động giúp làm tăng mức độ thực hiện hành vi tích
cực đối với MT của học sinh theo hướng thường xuyên hơn so với việc giáo dục theophương pháp truyền thống Tác giả cũng cho rằng yếu tố khu vực sống sẽ có ảnh hưởng
và tác động đến kiến thức và thái độ của học sinh trong việc nhận thức về môi trường
Trong khi đó, hiệu quả của hành vi bảo vệ môi trường của học sinh lại không chịu ảnh
hưởng của yếu tố khu vực sống khi sử dụng phương pháp giáo dục trải nghiệm Do đó,kết quả triển khai thực nghiệm GDMT thông qua trải nghiệm vẫn hiệu quả khi áp dụngtrong phạm vi rộng cho học sinh ở các khu vực sống khác nhau
Trong bài báo về cách tiếp cận giáo dục môi trường tại thực địa, Giáp Bình Nga
và nnk (2018) đã phân tích các khái niệm lý thuyết và nghiên cứu về giáo dục tại thực
địa, giáo dục ngoài trời và GDMT Dựa trên cơ sở đó, nghiên cứu của các tác gia đã cho
thay rang: cần có một cách tiếp cận toàn diện đối với mối quan hệ giữa giáo dục tại thựcđịa, giáo dục ngoài trời và GDMT và cách tiếp cận hệ thống đối với những vấn đề tháchthức của tính bền vững Có thể nói, giáo dục tại thực địa đang là một xu hướng trong
lĩnh vực giáo dục ngoài trời ở Việt Nam Bởi vậy, khi đô thị hóa và công nghệ hóa ngày
13
Trang 24cảng diễn ra mạnh mẽ thì các mục tiêu, lý thuyết và thực hành giáo dục tại thực địa sẽ
cảng cần tiếp tục được tìm hiểu, áp dụng và điều chỉnh.
Theo nghiên cứu của Lê Ngọc Hóa & Huỳnh Thị Hồng Loan (2015), một trongnhững nội dung quan trọng của chương trình giáo dục tiểu học là việc dạy tích hợp chủ
đề GDMT vào các môn học, trong đó có môn Lich sử - Dia ly Các tác giả đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp
dùng bảng hỏi dé điều tra về nhận thức và hành động của học sinh về việc BVMT Cáctác giả đã xác định nội dung bai học trong môn Lich sử - Dia lý có thể tích hợp nội dungGDMT và đưa ra các phương pháp dạy học dé sử dụng trong day học tích hợp, bao gồm:
Phương pháp quan sát, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp trò chơi học tập,
phương pháp thảo luận nhóm Kết quả thực nghiệm dạy học cho thấy tác dụng tích cực
của việc dạy tích hợp GDMT trong việc nâng cao nhận thức và hành động của học sinh
đối với van đề môi trường Nghiên cứu cũng đưa ra những dé xuất đối với giáo viêntrong việc lựa chọn những nội dung có thé khai thác để tích hợp GDMT và xây dựng
nội dung tích hop với mức độ, hình thức và phương pháp tích hop sao cho phù hợp với
đặc điểm của học sinh, điều kiện của trường học và địa phương Các đề xuất đối với nhàtrường bao gồm: có kế hoạch giám sát quá trình day học tích hợp GDMT nham đảm bảothống nhất và đạt hiệu quả; quan tâm đến việc đào tạo tập huấn cho giáo viên về dạyhọc tích hợp; đồng thời phối hợp với gia đình và cơ quan địa phương để có thê cập nhậtcác thông tin về vấn đề môi trường
Trong nghiên cứu về “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ môitrường cho học sinh tiểu học”, Trịnh Thị Hương và Lữ Hùng Minh (2022) đã tiến hànhkhảo sát 27 giáo viên đang day lớp 4 và lớp 5 tại các trường tiêu học ở các quận NinhKiều, Bình Thủy, Phong Điền, Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh — thành phó Cần Thơ Kết quanghiên cứu cho thấy còn tồn tại một số vấn đề: (1) Việc dạy học của giáo viên vẫn còntập trung nhiều vào lý thuyết và chưa quan tâm đến việc thực hành nhăm tạo thói quen
và hành vi gắn với đời sống thực tế hàng ngày của học sinh, (2) Việc tích hợp nội dungGDMT của giáo viên mới chi dừng lại ở việc đặt câu hỏi liên hệ ở cuối bài dé học sinh
tự suy nghĩ và trả lời nên chưa có được sự hứng thú và hiệu quả, (3) Nhà trường chưa
xây dựng được mô hình trường học xanh một cách đồng bộ Hiện nay, các hoạt động
thực hành GDMT (góc xanh trong lớp, các thùng phân loại rác, khu thực hành trải
nghiệm, các khu vực cây xanh trong trường ) mới chi mang tính phong trao theo đợt
14
Trang 25và tự phát của từng lớp, từng giáo viên và học sinh Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuấtcác giải pháp sau: (1) Các nội dung GDMT cần được điều chỉnh để phù hợp với chươngtrình GD phổ thông mới, mang tính thực tế cho học sinh có cơ hội được trải nghiệm va
thực hành tham gia những việc làm nhỏ giữ gìn và bảo vệ môi trường trong trường học
và nơi ở, (2) Tô chức day học sử dụng phương pháp trò chơi và phương pháp học thôngqua trải nghiệm thực tế, (3) Xây dựng mô hình trường học xanh (xây dựng vườn trường
sử dụng nguyên vật liệu tái chế, thiết kế bảng nhắc nhở mang tính vui tươi phù hợp với
HS tiểu học, đặt thùng rác ở vị trí dễ thấy và chia thùng phân loại rác), từ đó khuyếnkhích học sinh thực hành bảo vệ môi trường và góp phần tạo nên môi trường bền vững
ở địa phương, (4) Tích hợp nội dung GDMT vào tài liệu giáo duc địa phương nham giúphọc sinh vừa học vừa có cơ hội thực hành thể hiện hành vi ứng xử phù hợp với môi
trường từ những việc làm đơn giản hàng ngày ở trường học, gia đình và nơi công cộng.
Có thé thay, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về nội dung GDMT, PTBV vớikhái niệm GD vì sự PTBV và phương pháp tiếp cận thông qua trải nghiệm Trong đó,các tài liệu quốc tế đã phát triển nhiều khái niệm và lý thuyết về GDMT, GDMT gắnvới PTBV, GDMT thông qua trải nghiệm và ứng dụng mô hình lý thuyết đó vào trườnghọc Ở Việt Nam, các nghiên cứu tập trung vào hoạt động giảng dạy về GDMT thôngqua trải nghiệm trong trường học, đặc biệt là sau khi chương trình GD phổ thông mới
2018 chính thức được áp dụng giảng dạy trong các trường học trên toàn quốc từ năm
2020 Tuy nhiên, chưa có tài liệu nghiên cứu nào đề cập đến nội dung GDMT thông quatrải nghiệm có mục tiêu hướng đến phát triển bên vững dành cho đôi tượng là học sinhtiểu học tại Hà Nội, cụ thé là tại Trường Tiểu học Dịch Vọng A
1.1.3 Các mô hình thực hành giáo dục vì sự phát triển bền vững liên quan đến giáodục môi trường được triển khai thực hiện tại Việt Nam
a Xây dựng trường học “Xanh — Sạch — Dep” trong các trường học phố thông
“Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp” là một trong 5 nội dung của phong trao
xây dựng “Trường học thân thiện, hoc sinh tích cực” do Bộ GD&DT phát động theo
Chi thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ GD&DT ngày 22 tháng 7 năm 2008 BộGD&DT đã đưa ra kế hoạch chương trình này với mục tiêu: huy động sự tham gia củacác lực lượng trong và ngoài nhà trường dé xây dựng môi trường GD hiệu qua phù hợp
15
Trang 26với điều kiện của từng địa phương và tạo cơ hội cho học sinh được tham gia tích cực,
chủ động vào việc học tập và các hoạt động xã hội cộng đồng.
Từ văn bản chỉ đạo của Bộ GD& ĐT từ năm 2008, Sở GD&DT ở các tỉnh đã lầnlượt triển khai nội dung phong trao, đặc biệt tập trung vào việc xây dựng trường học
Xanh — Sạch — Đẹp — An toàn với các tiêu chí thực hiện đánh giá tùy theo mỗi địa
phương đưa ra Tuy nhiên, mỗi tiêu chí của từng tỉnh đều chia thành 4 nội dung chínhvề: (1) Trường học xanh, (2) Trường học sạch, (3) Trường học đẹp và (4) Trường học
an toàn Trong đó, nội dung GDMT sẽ liên quan mật thiết đến 3 tiêu chuẩn về Trường
học Xanh — Sạch — Đẹp.
Tai Hà Nội, phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh — Sạch — Đẹp — An
toàn” được triển khai từ năm học 2018-2019 do Công đoàn ngành Giáo dục phối hợpvới Sở GD&DT phát động tô chức Hoạt động này van đang tiếp tục triển khai hàngnăm và được gắn với kế hoạch năm học của ngành và của từng trường học trên địa banthành phố Hà Nội Đầu mỗi năm học, các trường học sẽ đăng ký nội dung tham gia vàkết thúc năm học sẽ có đánh giá, khen thưởng và phô biến điển hình (Bộ GD&DT,
2008).
Tiêu chuẩn/tiêu chi có liên quan đến GDMT trong thực hiện phong trào thi dua xây
dựng trường học “Xanh — Sạch — Đẹp — An toàn” cua Công đoàn ngành GD và Sở
GD&DPT Hà Nội:
Theo Công văn số 108/CDGD ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Công đoàn ngành
GD Hà Nội, các tiêu chí thực hiện phong trao thi đua xây dựng trường học “Xanh —
Sạch — Đẹp — An toàn” bao gồm 4 tiêu chuẩn, trong đó, 3 tiêu chuan có liên quan đến
GDMT như sau:
- Trường học “Xanh” bao gồm 2 tiêu chí: tiếp tục trồng thêm cây xanh có bóng máttrong sân trường, thường xuyên tu bồ và chăm sóc các bồn hoa, thảm cỏ, cây cảnh trong
sân trường.
- Truong hoc “Sach” bao gém 3 tiéu chi: Sap xép dé dac dung cu ban ghé dam bao
gon gang, sạch sẽ, thuận tiện sử dung; Thuong xuyên cho hoc sinh tham gia lao động
vệ sinh trường lớp, bảo vệ cảnh quan môi trường nhằm GD ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh, không vứt rác bừa bãi, đảm bảo lớp học và sân trường luôn vệ sinh sạch
sẽ; Đảm bảo đủ nước uống sạch sẽ cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh
hàng ngày.
16
Trang 27- Trường hoc “Dep” bao gồm 6 tiêu chí: Cảnh quan trường học phù hợp với môitrường sư phạm, trang trí lớp đẹp, có cây xanh; Hệ thống cây xanh bồn hoa đảm bảotính thẩm mỹ, lớp học trang trí đẹp; Cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ treo trang trọng; Khâuhiệu, tranh ảnh, bản biểu tuyên truyền chuẩn về nội dung, đảm bảo tính nội dung vàthường xuyên được bảo vệ và thay thế khi bị cũ, hỏng; Trang phục của giáo viên, họcsinh sạch sẽ gọn gàng và phù hợp; Thực hiện Bộ quy tắc ứng xử của Thành phố, củaNgành, nội quy của nhà trường, có ý thức bảo vệ môi trường và biết sống hài hòa, thân
thiện với thiên nhiên, đảm bảo trường học là một trung tâm văn hóa giáo dục và rèn luyện nhân cách cho học sinh.
b Chương trình “Trường học xanh, vì một Hà Nội xanh”
Phong trào xây dựng mô hình bền vững toàn trường (whole-schoolsustainability framework) - mô hình Trường học xanh đang ngày càng phát triển vàlan rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Đây là mô hình trườnghọc bền vững có quy mô và anh hưởng lớn nhất trên toàn thé giới Việc áp dụng chươngtrình này là một cách tiếp cận mới nhằm tạo ra môi trường học tập theo hướng GD vì sự
PTBV.
Chương trình xây dựng mô hình trường học “Xanh — Sạch — Dep — An Toàn”
chính là cách tiếp cận về “Truong học xanh” ở Việt Nam Mô hình này được BộGD&DT phát động từ năm 2008 và cho đến nay vẫn tiếp tục duy trì, trở thành phongtrào thường xuyên ở hầu hết các trường học trên toàn quốc Tuy nhiên, mô hình này vẫncòn mặt hạn chế khi chỉ tập trung vào kết quả thu được không gian môi trường “xanh”trong trường học mà chưa dé cập đến các khía cạnh khác dé có được một mô hình toàn
diện - thu hút mọi thành viên trong trường học tham gia vào quá trình xây dựng “Trường
học xanh” nhằm mục đích hình thành thói quen, văn hóa, lối sông bền vững cho mỗi cá
nhân.
Từ năm học 2020-2021, mô hình “Truong học xanh” được triển khai thí điểm tạiThành phố Hỗ Chí Minh nhăm thúc day hoạt động bảo vệ môi trường trong trường học
thông qua 3 khía cạnh: (1) Quản trị môi trường, (2) GD bảo vệ môi trường và (3) Thực
hành bảo vệ môi trường trong trường học Chương trình đã chứng minh được hiệu quả
và tiếp tục được mở rộng đến các trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giaiđoạn tiếp theo 2021- 2025
17
Trang 28Tại Hà Nội, mô hình “Trường học xanh” đã được triển khai thí điểm ở một sốtrường học bắt đầu từ năm học 2021-2022 thông qua tên gọi “Trường học xanh — Vì một
Hà Nội xanh” Theo Kế hoạch phối hợp số 3739/KH-STNMT-SGDDT ngày 26/05/2021
giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở GD&DT, chương trình được thực hiện với
mục tiêu xây dựng được nhiều ngôi trường xanh — là nơi các cán bộ quản lý GD, giáoviên và học sinh cùng học tập và thực hành các hoạt động bảo vệ môi trường, nhằm pháttriển và duy trì lối sống bền vững thân thiện với môi trường, góp phần giúp xây dựng
Hà Nội trở thành một thành phố xanh Chương trình được thực hiện với sự phối hợp của
Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở GD&DT Hà Nội, cùng với Trung tâm Sống và Họctập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) và Công ty cô phần Lagom Việt Nam.Sau một năm thực hiện, chương trình đã thu được hiệu quả và tiếp tục được mở rộngtriển khai theo Kế hoạch số 3520/KH-SGDĐT ngày 24/10/2022 của Sở GD&DT HàNội về việc triển khai, thực hiện Chương trình “Xây dựng Trường học xanh - Vì một
Hà Nội xanh” giai đoạn 2022 — 2025.
Nội dung khung tiêu chí của mô hình Trường học xanh trong chương trình “Trường học xanh, vì một Hà Nội xanh ”:
Sau một năm thí điểm thực hiện chương trình “Truong học xanh — Vì một HàNội xanh” tại hơn 100 trường học tại 4 quận, huyện (Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, ThạchThất và Dong Anh), Sở Tai nguyên và Môi trường Hà Nội, Sở GD&DT Hà Nội vaTrung tâm Live & Learn đã hoàn thiện Khung tiêu chi Trường học xanh dé có thé sửdụng cho việc triển khai nhân rộng mô hình cho các trường học ở địa bàn Hà Nội giaiđoạn 2022-2025 (xem Phụ lục 2) Khung tiêu chí bao gồm 4 trụ cột chính tương ứng với
4 mảng hoạt động trong trường học: (1) Chính sách quản lý, (2) Cơ sở vật chất, (3) Giáo
dục và truyền thông, (4) Thực hành xanh Các trụ cột này không tách rời mà bồ trợ lẫn
nhau trong quá trình thực hiện hoạt động.
18
Trang 29Trụ cột 1
Chính sách quản lý
“GDMT là một quá trình học tập nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức của con người
về môi trường và các thách thức có liên quan; phát triển các kỹ năng và chuyên môn cầnthiết dé giải quyết các thách thức; và từ đó thúc đây thái độ, động lực và sự cam kết dé
có thé đưa ra những quyết định sáng suốt và thực hiện hành động có trách nhiệm”
(Borah, 2007).
1.2.1.2 Mục tiêu của GDMT
Liên hợp quốc (LHQ) đã tô chức Hội nghị GDMT vào năm 1975 tại Belgrade vàHiến chương Belgrade được đưa ra tại hội nghị này đã được đánh giá cao và coi nhưmột tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề GDMT Theo đó, Hiến chương nay đã nêu 6 mục tiêu
19
Trang 30GDMT bao gồm: Nhận thức, kiến thức, thái độ, kỹ năng, năng lực đánh giá và sự thamgia (UNEP, 1977) Đến năm 1977, Tuyên bố Tbilisi đã đưa ra một số thay đổi, chỉnhsửa còn 5 mục tiêu GDMT, đó là: Nhận thức, kiến thức, thái độ, kỹ năng và sự tham gia
(UNESCO & UNEP, 1977).
1.2.1.3 Mục tiêu của GDMT hướng tới PTBV
Dựa vào các mục tiêu của GDMT, Rajakumar & Selvaraj (2017) đã đưa ra những
nội dung của GDMT hướng tới PTBV bao gồm:
1 Nhận thức: GDMT giúp cho mỗi cá nhân, từng nhóm người và cộng đồng xã hội cóđược nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trường và các vấn đề liên quan đến môitrường và phát triển
2 Kiến thức: GDMT giúp mỗi cá nhân, từng nhóm người và cộng đồng xã hội có được
những kinh nghiệm khác nhau và có được sự hiểu biết cơ bản về những gi cần thiết dé
tạo ra và duy trì một môi trường bên vững.
3 Thái độ: GDMT giúp mỗi cá nhân, từng nhóm người và cộng đồng xã hội có đượcmột tập hợp các giá trị và cảm nhận quan tâm đến môi trường, từ đó có động lực dé tích
cực tham gia bảo vệ môi trường.
4 Kỹ năng: GDMT giúp mỗi cá nhân, từng nhóm người và cộng đồng xã hội có được
các kỹ nang đê xác định, dự đoán, ngăn ngừa và giải quyét các van đê môi trường.
5 Sự tham gia: GDMT mang đến cho mỗi cá nhân, từng nhóm người và cộng đồng xãhội có cơ hội và động lực dé tham gia tích cực ở mọi cấp độ trong việc tạo ra một môitrường bền vững
1.2.1.4 Mô hình GDMT — Mô hình GDMT Palmer
Mô hình GDMT được công nhận rộng rãi và vẫn tiếp tục được nghiên cứu áp
dụng đó là mô hình dạy học GDMT một cách toàn diện do Palmer (1998) phát triển.
Trong mô hình này, GDMT được xem xét bao gồm 3 khía cạnh: giáo đục về môi trường,
giáo dục vì môi trường và giáo dục trong môi trường (Hình 1.2)
- Giáo duc về môi trường: coi môi trường như một đối tượng khoa học dé nghiêncứu, nhằm giúp người học xây dựng nhận thức và hiểu biết về môi trường tự nhiên, tac
động của con người đên môi trường.
20
Trang 31- Giáo dục vì môi trường: có mục tiêu truyền đạt kiến thức về bản chất và đặc trưngcủa môi trường nhằm hình thành thái độ, cách ứng xử, ý thức trách nhiệm về môi trường,
từ đó cung cấp cho người học kỹ năng cần thiết để có thê ra quyết định đúng đắn và cóđạo đức, hướng đến hành động bảo vệ môi trường và PTBV Khia cạnh nay sẽ có liênquan đến bảo tồn thiên nhiên và PTBV
- Giáo duc trong môi trường: coi môi trường như một địa điểm dé giảng dạy, họctập và thực hành Khi đó, việc học tập về vấn đề môi trường diễn ra bên ngoài lớp học,nghĩa là người học sẽ có cơ hội dé sử dụng chính môi trường thực tế xung quanh làmnơi dé học hỏi và trải nghiệm thực tế về các van đề liên quan đến môi trường
Palmer (1998) cho rằng tất cả các thành phần của mô hình GDMT nên được giảiquyết một cách có hệ thong Có nghĩa là: GD về môi trường, trong môi trường và vì môitrường cần được thực hiện một cách đồng thời, gắn liền với giáo dục dựa trên vấn đề vàgiáo dục định hướng hành động Nói cách khác, ba nội dung GDMT đó đều có liên quanvới nhau nhằm đề cập đến những gì can được dạy, cách day và tác dụng của nó: va nó
có thê được sử dụng làm mô hình dạy và học về môi trường điển hình (Palmer & Neal,
1994).
Cả ba khía cạnh trên của GDMT đều tác động đến sự phát triển toàn điện củamỗi cá nhân (nhận thức, kiến thức, thái độ, kỹ năng) thông qua sự quan tâm, trải nghiệm
và hành động.
GD về Trải nghiệm ` GD trong
Môi trường Môi trường
Sự phát triển toàn diện
của mỗi cá nhân:
Nhận thức
Kiến thức Thái độ
Quan tâm Kỹnăng _“ Hành động
Trang 32Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã quan tâm và phát triển nhiều lý thuyết vàtài liệu về chủ đề “hoạt động trải nghiệm” và được đề cập với nhiều tên gọi khác nhau
như: học tập linh hoạt, học tập phục vụ cộng đồng, dịch vụ cộng đồng, Tuy nhiên,
việc sử dụng khái niệm này vẫn còn khá mới ở Việt Nam Cho đến khi Bộ GD&DT banhành Chương trình Giáo dục phô thông mới vào năm 2018, HĐTN là một trong số cácnội dung mới được đưa ra và trở thành một hoạt động giáo dục bắt buộc trong hệ thống
các trường học Theo đó, HĐTN đã được định nghĩa là “hoạt động giáo duc do nhà giáo
dục định hướng, thiết kế và hướng dan thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực
tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy độngtổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học dé thực hiện những nhiệm vụ được giaohoặc giải quyết những van dé của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phùhop với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành trithức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phan phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năngthích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai” (Bộ GD&DT, 2018)
Trong phạm vi luận văn này, khái nệm HDTN được đề cập như là một hoạt động
giáo dục sự có định hướng và hướng dẫn thực hiện của giáo viên Hoạt động này được
thực hiện với cách tiếp cận thực tế nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh tham giatrải nghiệm trực tiếp vào các loại hình hoạt động tương tác khác nhau Từ đó, học sinh
có thê tự suy ngẫm và chuyên hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành những tri thức
và hiểu biết mới, giúp hình thành kĩ năng và năng lực cần thiết dé thích ứng với nhữngvan dé của cuộc sống Với cách hiểu như vậy, “GDMT thông qua HDTN” trong luậnvăn này sẽ được hiểu với ý nghĩa là hoạt động GD sử dụng phương thức HDTN nhằmgiúp học sinh có được ki năng và năng lực giải quyết các van dé có liên quan đến môi
trường.
1.2.2.2 Lý thuyết học tập trải nghiệm
Lý thuyết học tập trải nghiệm phổ biến nhất hiện nay là lý thuyết của David Kolb
đề xuất năm 1984 Mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb là sự kế thừa và pháttriển từ các nghiên cứu trước đó về chủ đề học tập thông qua trải nghiệm của John
Dewey (1859-1952), Mary Parker Follett (1868-1933); Kurt Lewin (1890-1947); Jean Piaget (1896-1980); Lev Vygotsky (1896-1934); Carl Jung (1875-1961); Carl Rogers
(1902-1987); Paulo Freire (1921-1997) va cac nha tam ly hoc, giao duc hoc khac trén
thé giới (Nguyễn Thi Hang, 2017)
22
Trang 33Chu trình học tập trải nghiệm của David Kolb bào gồm 4 bước: (1) Kinh nghiệm
cụ thé (Concrete Experience) - Cảm nhận, (2) Quan sát, chiêm nghiệm và phản hồi
(Reflective Observation) - Nhìn, (3) Hình thành khái niệm trừu tượng (Abstract
Conceptualization) - Tư duy, (4) Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation) - Lam
(Kolb, 1984).
Trong chu trình học tập dựa vào trải nghiệm, các bước được liên kết với nhau vàtạo thành một chu kỳ học tập xoắn ốc khi người học thu nhận được thêm nhiều kiến thứcmới, từ đó tiếp tục nối tiếp và phát triển trong quá trình học tập suốt đời (Võ Trung
Minh, 2015).
Trong tài liệu “Hướng dẫn tổ chức Hoạt động trải nghiệm Tiểu học theo chươngtrình giáo dục phô thông 2018”, giáo viên được hướng dẫn thiết kế tổ chức day học mônHoạt động trải nghiệm dựa trên chu trình học tập của David Kolb, bao gồm đầy đủ baloại hình hoạt động: (1) Huy động kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan đến chủdé; (2) Rèn luyện các kỹ năng thành phan dé góp phan tạo nên mục tiêu về năng lực củachủ dé; (3) Khái quát và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống có liên quan đến chủ đề hoạt
động (Dinh Thị Kim Thoa va nnk, 2021).
1.2.2.3 Giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là một khái niệm rất quan trọng đối với hoạt động GDMT.Tuyên bố Tbilisi tại Hội nghị về GDMT năm 1977 đã cho rằng: Để có được hiệu quatốt nhất, GDMT cần phải thông qua hoạt động trải nghiệm của người học Theo đó,phương pháp giáo dục cần lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tối đa sự tham gia
của học sinh trong thực hành BVMT Bởi vậy, GDMT thông qua hoạt động trải nghiệm
sẽ là con đường nhanh nhất đề thực hiện được mục tiêu GDMT trong trường học (Vũ
Quang Thi, 2018).
Cu thé, trong day học ở bac tiểu hoc, việc học tập thông qua trải nghiệm sẽ tạo
cơ hội cho HS được trải nghiệm trực tiếp với môi trường xung quanh thông qua các giácquan, từ đó phát huy được vai trò chủ thé độc lập và tích cực của HS trong quá trình rènluyện phát triển bản thân Khi đó, giáo viên chỉ có vai trò là người hướng dẫn và tổ chứccác hoạt động dé HS có thé tự trải nghiệm và thu được kiến thức, từ đó đạt được mụctiêu có được năng lực và phẩm chất theo yêu cầu của Chương trình GDPT mới 2018
Trong hoạt động GD này, việc học tập sẽ tập trung vào người học và kinh nghiệm thực
tế của người học Bởi vậy, quá trình học tập này sẽ đòi hỏi người học cần trải nghiệm
23
Trang 34thực tế và từ đó sẽ phản ánh được kinh nghiệm thu được của mình Đây là một địnhhướng GD rat quan trọng, xét trong mô hình GDMT thì đó là khía cạnh giáo duc trongmôi trường (Hồ Văn Hoang và Nguyễn Bá Phu, 2022).
Giáo duc dựa vào địa điểm (place-based education)
Giáo dục dựa vào địa điểm là một phương pháp sư phạm nhấn mạnh đến mốiliên hệ giữa quá trình học tập và địa điểm nơi giáo viên và học sinh có mặt Phương
pháp giao dục này dựa trên trải nghiệm, khác với giáo dục văn bản thông thường va
giao dục dựa trên lớp học (Yemini và nnk, 2023).
Giáo dục dựa vào khu vườn (garden-based education)
Giáo dục dựa vào khu vườn có thê được định nghĩa đơn giản là: một chiến lược
giảng dạy sử dụng khu vườn làm công cụ cho việc học tập Phương pháp sư phạm này dựa trên khái niệm học tap trai nghiệm, nghĩa là khu vườn chính là phòng thí nghiệm
“sống” cho việc thực hiện hoạt động học tập của học sinh Như vậy, ý nghĩa của giáodục dựa vào khu vườn có liên quan đến hai khái niệm: GDMT và giáo dục trải nghiệm.Theo đó, trải nghiệm làm vườn có thé góp phan nâng cao hiểu biết về môi trường sinh
thái và PTBV (Desmond, 2004).
Từ góc độ sư phạm, giáo duc dựa vào khu vườn thuộc phạm vi của giáo duc dựa
vào địa điểm Đây là hoạt động có thê dễ dàng thực hiện va sử dụng ở phạm vi GD ngoạikhóa Các khu vườn (trên các nguyên tắc của giáo đục dựa vào địa điểm) được xây dựngnhằm mục đích kết nối học sinh với địa điểm và làm cho chương trình giảng dạy trở nênphù hợp với bối cảnh học tập bên ngoài lớp học Mặc dù khu vườn nằm trong khuônviên trường học nhưng những kiến thức học được từ không gian này có thể được sửdụng và áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống (Ratcliffe, 2017)
1.2.3 Phát triển bén vững
1.2.3.1 Khái niệm PTBV
Năm 1987, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy banBrundtland) đã lần đầu tiên dé cập đến thuật ngữ PTBV trong báo cáo “Tương lai củachúng ta” Theo đó, PTBV được định nghĩa là “sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhucầu hiện tại nhưng không làm tôn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệtương lai” Tổ chức LHQ đã khẳng định lại định nghĩa này tại Hội nghị Thượng đỉnhthé giới về Môi trường và Phát triển tai Rio de Janeiro - Brazil vào năm 1992
Ở Việt Nam, khái niệm PTBV được đề cập trong Luật Bảo vệ Môi trường 2014
24
Trang 35như sau: “PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ton hạiđến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ,hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (Quốc
hội, 2014).
1.2.3.2 Mô hình phát triển bền vững
Có nhiều lý thuyết mô hình mô tả nội dung của PTBV, bao gồm: mô hình PTBV
của WCED năm 1987, mô hình PTBV của Villen năm 1990, mô hình PTBV của Ngân
hàng Thế giới năm 1990, mô hình PTBV theo Jacobs và Sadler năm 1990
Vào năm 2010, tổ chức UNESCO đã cụ thé hóa vai trò và tiềm năng của yếu tốvăn hóa khi khang định: văn hóa là “một thành tố cơ bản của PTBV” Mối quan hệ giữacon người với môi trường tự nhiên và cách thức quản lý và tác động của con người đến
tự nhiên sẽ được định hình bởi các giá trị, niềm tin và hành vi của con người (Thái và
Thành, 2012).
Giá trị,
niềm tin, hành vi
Hình 1.3 Sơ đồ phát triển bền vững (UNESCO)
Nguồn: European Environment Agency (Trương Quang Hoc, 2012)
Mô hình PTBV theo UNESCO (2010) là sự phát triển cân bằng giữa 3 khía cạnh:
kinh tế, xã hội và môi trường Tuy nhiên, mô hình này nhấn mạnh rằng, mặc dù mục
tiêu phát triển bền vững là giống nhau nhưng cách thức dé đạt được mục tiêu là khácnhau đối với từng quốc gia
Vòng tròn văn hóa bên ngoài của mô hình này thê hiện rằng: tùy theo từng quốcgia, từng xã hội, từng nền văn hóa, từng hoàn cảnh và tùy theo thời gian, trật tự ưu tiên
25
Trang 36thì lộ trình để thực hiện PTBV sẽ có sự khác nhau Ví dụ: ở các nước đang phát triểnnhư Việt Nam thì tăng trưởng kinh tế thường được ưu tiên cùng mục tiêu xóa đói giảm
và Phát triển của LHQ tại Rio năm 1992 Tính chat địa phương ở đây nghĩa là: phụ thuộctùy vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện văn hóa của mỗidân tộc thì mỗi quốc gia, mỗi địa phương, từng tô chức sẽ có được những chiến lược và
kế hoạch hành động cụ thé và phù hợp đối với van đề PTBV
1.2.4 Giáo dục môi trường hướng tới phát triển bền vững
1.2.4.1 Khái niệm “Giáo dục vì sự phát triển bền vững”
Tại Hội nghị Thượng đỉnh LHQ về PTBV vào năm 2015, khái niệm về “Giáodục vì sự phát triển bền vững” (ESD - Education for Sustainable Development) đã đượcđưa ra Theo đó, “Giáo dục vì sự Phát triển bền vững là một quá trình học tập suốt đời,trao quyền cho người học ở mọi lứa tuổi nhằm có được các kiến thức, kỹ năng và thái
độ cần thiết dé có thể nhận thức, giải thích, và giải quyết các thách thức toàn cầu nhưbiến đổi khí hậu, suy giảm da dang sinh học, lãng phi tài nguyên thiên nhiên và van débất bình dang, phân biệt đối xử” (UNESCO, 2015)
Theo GS TS Nguyễn Hoàng Trí (2017), mối quan tâm của chương trình GD
chất lượng cao ở Việt Nam được thể hiện qua GD vì sự PTBV, cụ thể là:
- _ Tính liên ngành, liên môn: nội dung kiến thức về PTBV được tích hợp trong chương
trình học và giáo trình tài liệu SGK các môn học có liên quan đến PTBV
- Thé hiện giá trị: các giá trị và nguyên lý về PTBV được chia sẻ thông qua giáo dục
- Tu duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết van dé theo tình huống: mang lại niềm tin khi
đối mặt với những khó khăn và thách thức của PTBV
26
Trang 37- _ Quyết định có sự tham gia: quá trình ra quyết định có sự tham gia và học tập của
người học.
- Phương pháp giáo dục được đa dạng hóa: sử dụng các phương pháp sư phạm khác
nhau (ngôn từ, nghệ thuật, kịch, tranh luận, trao đôi kinh nghiệm ) đề mô hình hóa
các quá trình.
- Kha năng áp dụng: việc học tập kinh nghiệm được tích hợp và thực hành trong đời
sông hàng ngày của từng người
- Phi hợp với địa phương: nội dung GD nhằm đáp ứng van đề của địa phương
Hiện nay, GD có vai trò quan trọng đối với sự PTBV ở Việt Nam Do đó, trongtiễn trình phát triển của GD Việt Nam, GD vì sự PTBV đang trở thành một xu thế tấtyếu Bộ GD&DT đã có nhiều chính sách và định hướng lồng ghép các nội dung GD vì
sự PTBV vào Chương trình GD phổ thông mới 2018 và các kế hoạch của ngành GDnhằm triển khai các mục tiêu PTBV ở Việt Nam
Bộ GD&DT đã quyết định bat đầu chính thức triển khai áp dụng Chương trình
GD phô thông 2018 trong các cấp học kề từ năm học 2020-2021 Đây là một bước tiếnquan trọng thê hiện sự đổi mới toàn diện về nội dung và phương pháp GD ở Việt Namvới mục đích giúp thay đối nhận thức và hành vi của học sinh, xây dựng hành động tíchcực nhằm hướng tới việc thực hiện các mục tiêu PTBV
về PTBV (Shutaleva và nnk, 2020)
Trong Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất được tô chức tai Rio de Janeiro vào năm
1992, 178 quốc gia tham dự Hội nghị đã đồng ý ký kết thỏa thuận quốc tế về sự pháttriển môi trường và kinh tế xã hội cũng như hành động phù hop dé hướng tới mục tiêu
đó Mục tiêu chính của hội nghị là thúc đây GDMT và hướng tới kế hoạch bền vững.Theo đó, các quốc gia cần hướng tới mục tiêu đạt được sự phát triển kinh tế xã hội, môitrường một cách toàn diện dé thúc day sự phát triển trên toàn cầu (UNEP, 2015)
27
Trang 38Theo UNESCO (2006), GDMT “là một chủ đề nội dung đã có từ lâu, tập trungvào mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và những cách thức dé bảo
tồn, gìn giữ và quản lý các nguồn tài nguyên môi trường một cách hợp lý”, còn GD vì
sự PTBV “bao gồm GDMT nhưng đặt vào bối cảnh rộng hơn của các yếu tô về kinh tế
và xã hội”.
Như vậy, có thể nói, GD vì sự PTBV sẽ có phạm vi mục tiêu rộng hơn GDMT
Mục tiêu của GDMT là trang bị kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường và giảm
bớt các ảnh hưởng tiêu cực của con người đối với môi trường, còn GD vì sự PTBV lại
tập trung vào trang bị nhận thức, kỹ năng, quan điểm và những giá trị cần thiết dé tạo
động lực cho mỗi người tìm đến lối sống bền vững và thân thiện với môi trường Kết
quả cuối cùng của GD vì sự PTBV không chỉ dừng lại ở hành động, mà còn muốn tạo
thành thói quen, xây dựng lối sống bền vững lâu dai cho tat cả mọi người
“Đề thực hiện sự phát triển lâu bền, bảo vệ môi trường nhất thiết sẽ là một bộ phậncấu thành của quá trình phát triển và không thé xem xét tách rời quá trình đó” (NXB
Chính trị quốc gia, 1995) Có thể thấy được mối quan hệ giữa nội dung bảo vệ môi
trường và vấn đề PTBV, đó là: “Để PTBV tất yếu phải bảo vệ môi trường và bảo vệ môi
trường phải vì mục tiêu PTBV” (Lê Thị Thanh Hà, 2022).
Dé tiếp cận với van dé GD vì sự PTBV, GD của Việt Nam hướng tới hai lĩnh vựcnội dung, đó là kiến thức về môi trường và cách thức bảo vệ môi trường Bởi vậy, có
thể thay rõ được vai trò va sự cần thiết của GDMT trong cách tiếp cận của Việt Nam
đối với vấn đề GD vì sự PTBV (Phúc Khang, 2023)
Dựa vào những phân tích về khái niệm GD vì sự PTBV và mối quan hệ giữa GDMT
va GD vì sự PTBV, học viên lựa chọn cách định nghĩa “GDMT vì sự PTBV” theo như
định nghĩa “GD vì sự PTBV” của UNESCO thông qua việc thực hiện các hoạt động
GDMT Cụ thé trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, GDMT hướng tới PTBV
chính là khái nệm GDMT vì sự PTBV và được hiểu là: một quá trình học tập suốt đời,
trao quyền cho người học ở mọi lứa tuổi nhằm có được các kiến thức, kỹ năng và thái
độ cần thiết để có thé nhận thức, giải thích, và giải quyết các thách thức toàn cầu về van
đề môi trường thông qua việc giáo dục kiến thức 1) thuyét, t6 chức hoạt động thuc hành
và xây dựng thói quen /ối sống bên vững
1.2.4.2 Mô hình thực hành GD vì sự PTBV thông qua nội dung GDMT trong trường
học — Mô hình Trường học xanh
28
Trang 39Phương pháp day học doi với nội dung GDMT hướng tới PTBV
Không có phương pháp day học nao “đúng” đối với nội dung GD vì sự PTBV.Tuy nhiên, có một quan điểm nhận được sự đồng thuận rộng rãi, đó là, phương phápdạy học đối với nội dung GD vi sự PTBV cần có sự tham gia và trải nghiệm thực tế dé
có thể thu hút người học và tạo ra được sự khác biệt thực sự đối với sự hiểu biết, suynghĩ và khả năng hành động của người học trong việc giải quyết các vấn đề, mà cụ thể
ở đây là đối với các vẫn đề về môi trường (Achor, 2021) Ngoài ra, các phương phápdạy học gắn liền với nội dung GD vì sự PTBV sẽ kích thích học sinh đặt câu hỏi, phântích, tư duy phản biện và đưa ra quyết định Nói một cách khác, phương pháp dạy học
sẽ chuyền từ “lay giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” và từ việchọc thuộc lòng sang cách học tập có sự tham gia Cụ thể đối với nội dung GDMT,
phương pháp dạy học được sử dụng hiệu quả trong GD vì sự PT thường có liên quan
đến giáo duc dựa vào địa điểm (place-based education) hay còn gọi là giáo duc tại thựcđịa (UNESCO, 2012) Đây là phương pháp giáo dục nhằm giúp học sinh hướng sự chú
y tới các vấn đề ở địa phương và dựa trên cơ sở đó dé thực hiện các hoạt động học tậptại trường học Quá trình này sẽ khuyến khích học sinh tư duy phản biện và phân tíchbối cảnh cụ thể của địa phương Bởi vậy, ngoài mục đích về học tập, phương pháp giáodục này còn có thể gắn việc học tập của học sinh với hoạt động Giáo dục vì sự PTBVthông qua những vấn đề về môi trường và phát triển cộng đồng, từ đó hỗ trợ cho quá
trình GDMT hướng tới PTBV (Giáp Bình Nga và nnk, 2018).
Mô hình bằn vững toàn trường (whole-school sustainability framework)
Nghiên cứu cho thấy rằng: dé có được sự bền vững và hiệu quả lâu dài, thực tế
đòi hỏi cần có cách tiếp cận toàn hệ thong (whole-system approach), cụ thé là, cần tíchhợp nội dung về tính bền vững vào tất cả các khía cạnh của trường học (Barr và nnk,2014) Trong bộ tài liệu về GD vì sự PTBV dành cho đối tượng giáo viên tiểu học vàtrung học cơ sở, UNESCO (2012) đã đưa ra cách tiếp cận toàn trường (whole-schoolapproach) Đây là một phương pháp tiếp cận trong phạm vi toàn trường học về tính bền
vững, trong đó, nội dung GD vì sự PTBV không chỉ dừng lại ở trong giáo trình học
(SGK) mà còn được thé hiện ở các mặt đời sống thực tế diễn ra hàng ngày trong trường
học.
Năm 2004, một nhóm nghiên cứu ở Úc đã thực hiện một đánh giá quốc tế về cácchương trình bền vững của trường học, từ đó xác định chiến lược và phạm vi của các
29
Trang 40chương trình trường học bền vững hiện nay Theo đó, cách tiép cận toàn trường có vaitrò rất quan trọng dé giúp hướng tới việc phát trién cộng đồng bền vững Đây là lần đầutiên có một đánh giá dé xác định tính bền vững của trường học ở cấp độ tổ chức, màkhông chỉ là khía cạnh đơn lẻ về mặt chương trình giảng dạy hay thiết kế tòa nhà
(Henderson va Tilbury, 2004).
Mặc dù quá trình GDMT có thé mang lại những thay đôi tích cực trong việc nângcao kiến thức và thái độ đúng đắn của học sinh đối với các vấn đề môi trường, nhiềunghiên cứu đã chỉ ra được mặt hạn chế còn tồn tại, khi nội dung GDMT vẫn chỉ giới hannhư là những kiến thức lý thuyết trong các bài học ở chương trình giảng dạy truyềnthống Theo xu hướng hiện nay, trường học cần phản ánh cuộc sống thực tế với nhữnghành động cụ thể có liên quan đến việc BVMT Từ đó, học sinh và tất cả mọi ngườitrong trường học có thể chứng kiến tận mắt, trực tiếp cảm nhận được giá tri và đồng thời
có cơ hội thực hành thường xuyên trong thực tế hàng ngày Có như vậy, mỗi trường họcmới có thê hình thành và xây dựng nên những hành động bảo vệ môi trường một cáchlâu đài và thật sự bền vững Khi đó, GDMT không còn chỉ là một nội dung học tập trên
lớp mà sẽ trở thành một thói quen, một văn hóa được thực hành thường xuyên trong
trường học Điều này gắn liền với quan điểm của GD vì sự PTBV với đặc điểm bắtnguồn từ hoạt động GDMT nhưng được thực hành với một chương trình mang tính toàndiện hơn, đó là cách tiếp cận toàn trường đôi với GDMT hướng tới sự PTBV Với cáchtiếp cận này, các trường học thường bắt đầu với một hoạt động bền vững, sau đó sẽ dầntiếp tục với các hoạt động khác Sau một thời gian, nhà trường sẽ ra quy định và duy trìthực hiện một số hoạt động bền vững phù hợp (UNESCO, 2012)
Mô hình bên vững toàn trường (whole-school sustainability framework) naynhằm mục đích lồng ghép việc học tập vì sự bền vững môi trường trong toàn bộ tổ chức.Cách tiếp cận này áp dụng một quan điểm có hệ thống về giáo dục, tạo ra cơ hội cho tất
cả mọi người được sống và hoc tập bên vững trong môi trường giáo dục Các trườnghọc áp dụng phương pháp này với mục đích nhằm liên hệ những kiến thức lý thuyết họcsinh học được từ trong chương trình giảng dạy với những điều mà nhà trường thực hànhtrong thực tế hàng ngày thông qua việc quản lý, vận hành cũng như liên kết cộng đồng
Từ đó, khuyến khích sự tham gia hợp tác từ các nhóm cộng đồng dé thu hút học sinhtham gia vào trải nghiệm thực tế và những hành động thực hành bảo vệ môi trường vì
sự bền vững (Tilbury & Galvin, 2022)
30