1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Nhân học: Phân công lao động trong các hộ gia đình trồng rau (Nghiên cứu trường hợp ở làng Latkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)

175 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân công lao động trong các hộ gia đình trồng rau
Tác giả Kaovang Vaya
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Trường Giang, GS.TS Nguyễn Văn Chớnh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhân học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 59,24 MB

Nội dung

eecseeeesssssecsssseecsssesessneceesnsecessneessnseessnneessuneeesnneessnees 84Biểu đồ 4.2 Nghề nghiệp chính và nghề nghiệp phụ của các thành viên trong gia trồng rau người Hmong ở làng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

~==========

EHIE1 -KAOVANG VAYA

PHAN CONG LAO DONG

TRONG CAC HO GIA ĐÌNH TRÒNG RAU

(Nghiên cứu trường hợp làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viéng

Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

~==========

EHIE1 -KAOVANG VAYA

PHAN CONG LAO DONG

TRONG CAC HO GIA ĐÌNH TRÒNG RAU

(Nghiên cứu trường hợp làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viéng

Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)

LUẬN VĂN THẠC SĨChuyên ngành : Nhân học

Mã số : 831030201

PGS.TS Nguyễn Trường Giang GS.TS Nguyễn Văn Chính

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số

liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong bat

kì một công trình nào khác Các bảng biểu, số liệu được thu thập và phân tích dựa trên nguồn số liệu của các Cơ quan thống kê quốc gia, Chính quyền làng

Lathkhoal, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lào Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn day đủ và trung thực.

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Kaovang VAYA

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành Luận văn với dé tài Phân công lao động các hộ gia

đình trong rau ở làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thi đô Viéng Chăn, CHDCNDL tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điêu kiện giúp đõ tác gia trong học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thây, cô giáo trong Khoa Nhân học và Phòng Đào tạo đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy GS.TS Nguyễn

Văn Chính, đã gợi mở những ý tưởng đâu tiên của luận văn và tận tình hướng dan, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn đúng với mục tiêu dé ra.

Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Chính quyển làng làng

Lathkhoai, huyện Xaythany, thu đô Viéng Chăn; các cô chu, anh chị em cũng

như cộng đồng người Tay phuan và người Hmong đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện dé tài này tại địa

phương.

Xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, ngày thang nam 2024

Tac gia

KAOVANG VAYA

Trang 5

2 Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên CỨU s- s5 se< ssessss se 2

2.1 Mục đích nghiÊn CỨU - -ó- 6 55 11191123 E81 911 v1 ng ng 2 2.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - c5 + E191 E919 99v vn ng 2

2.3 Câu hỏi nghiÊn CỨU - - - G1119 9911190119 vn ngư 3

3 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu .s ° s5 << 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 2 2++E+EE+EE£EEtEEEEEEEEEEEEEEerkerkerkre, 3

3.2 Khách thể nghiên cứu - 2 2 +E+EE+EE+E£+E££E+EE+EEEEzEerkerxrrsrree 3

3.3 Phạm vi va địa bàn nghiên CỨU - 5 25s ‡*+E+eeseeeeeeeeees 3

4 Giả thuyết, các biến số và khung lý thuyết -2- 2° 5° se =ses 4

4.1 Giả thuyết nghiên cứu -¿ 2 ©5£++e+Ek+EEtEEtEEEEEEEEEEEkerkrrkerkrrei 4 4.2 Các biẾn SỐ c:-222 22 v2 22 t2 ro 4 4.3 Khung lý thUyẾt ¿2 s5 +E£2E2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111 11 EEcrkrrki 5

5 Phương pháp nghién CỨU << «<< %9 9 %9 99.9894 9599699599695 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 2-s° «se 6

6.1 Ý nghĩa lý luận 2- 5c £+SE+EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111111EEerkrre, 6 6.2 Ý nghĩa thực tiễn -2 252 22 SE XE EEEEEEEEEE21121111 111k cre, 6

7 Kết cấu của luận văn -. se s2 ssssSseSse se EssEssEssessesserserssrsersssse 7 CHUONG 1 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -. -25cccc2+vcceccvtrrerrrrrrrrrrrrrrrk 8

1.1 Tinh hình nghiên cứu liên quan đền dé tài s s«=<««es 8

Trang 6

1.2 Cơ sở lý luậnn c 0< <6 65% 9689949 9999949 9899494.9988994089989996868999608684 12

1.3 Phương pháp nghién CỨU d- << «5 8 S9 9 9 9995699 9595959958 32

1.3.1 Phương pháp định tính 5< + +vkSskEseeeeeseeeeersxee 32 1.3.2 Phương pháp định lượng 5 + + ++‡kEsseseeeeeesexrs 32

1.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ¿2 2+ s+x+x+EErEzEezrerrxee 33 1.4 Mô tả về mẫu nghiên cứu - 5-5 s se se se sessesseseesessesse 33

1.4.1 Cơ cấu giới -s- s22 21121121127111 1111121121111 E111 33 1.4.2 Co CAU ôn a2 34

1.4.3 Cơ cấu trình độ học VAM v.eceeeccsecsssessssessesssesessesussesesscersvcetsecavenseens 35 1.4.4 Cơ cầu nghề nghiỆp 2-5522 EeExSEEeEESExerkrerkerrrervee 35 1.4.5 Hoàn cảnh kinh tế gia đình -¿ 5¿ 2s x+2z++zxezzxerxeerxerred 37

1.4.6 Cơ cấu gia đình -c¿+c+++z+ExEEkE E21 21121121111 11 E1 T1 cyeeU 37 CHƯƠNG 2 DIA BAN NGHIÊN CỨU ¿ 2¿ 2 +¿+++£xz+z+zzxe+ 39

2.1 Làng Lathkhoai, huyện Xay thany, Thủ đô Viêng Chăn 39

2.2 Lịch sử hình (hành œ5 < 5s 2 S9 99 999.99 0099590891586 40

2.3 Đặc điểm tộc ngườii -. -s << cs©csecse se EssSssEsstssesserserserssrssssse 44

P0) 0s 0 1177 44 2.3.2 Người Tay phuah - <1 3E vn ng ng ệc 48

2.4 Đặc điểm về kinh tế-xã hộii - s2 5c s sssss=ssssessessesersessess 52

QAL VE Kink t6 ẻ Ỏ ÔÒỎ 52

2.4.2 Về văn hóa, giáo dục và xã hội wees csssesesessesstssesestssessessesees 53

CHƯƠNG 3 PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG HỘ GIA ĐÌNH TRÔNG RAU NGƯỜI TAY PHUAN -¿- 2: 5£©2E+2E£+EE£EEE£EEtEEEEEErrrkerkrrrerrei 55

3.1 Đặc điểm hộ gia đình trồng rau người Tay phuan - 55

3.1.1 Cơ cấu giới và tuổi ec ceceececccceccescssesessessessesscsscstssessessessssessesseeseaee 55

3.1.2 Cơ cau trình độ học vấn - + ++©+++zxt+x++rxrzrxerxrrrsrrei 55 3.1.3 Cơ cau nghề nghiỆp + 256 E+EE‡EEEEEEEEEEEEE221 21 EEcrkrrei 56

3.1.4 Hoàn cảnh kinh tế gia đình 2 5+ s++zxzxzrxzrxerxere 57

3.1.5 Cơ cau quy mô gia đình - 2-2 + x+2x££E££E£EE+Ex+rxerxerxeree 58

Trang 7

3.3.

Phân công lao động theo GiGi o Go G55 55s 9 5556595095856 896 58

3.2.1 Đánh giá sự phân công lao động trong hoạt động kinh té-san xuất

0522201 - 59

3.2.2 Đánh giá sự phân công lao động trong hoạt động công việc dong họ

và cộng đồng theo giới -2- 2 2+Ek+ExSEESEEEEEEEEEEE211211 2121 rkeeU 64

3.2.3 Đánh giá sự phân công lao động trong hoạt động công việc nội trợ

và chăm sóc gia đình theo BIỚI - - 5 5 3+ + *+*EE+eeerereeersrerereee 67

Phân công lao động theo tui . ° 2s ©ss©ssesseesesseseessese 71 3.3.1 Đánh giá sự phân công lao động trong hoạt động kinh té-san xuất

ID a lại

3.3.2 Đánh giá sự phân công lao động trong hoạt động công việc dòng họ

và cộng đồng theo tui ¿2 2 2+SE+Ek+EE£EEEEEEEEEE1221221 212121 74

3.3.3 Đánh giá sự phân công lao động trong hoạt động công việc nội trợ

và chăm sóc gia đình theo tuổi - 2-22 s2+s2+E2+E£+EE2EE+EEerxerxerreee 76

3.4 Vai trò giới trong Gia đình << 6s s9 99 599959895688968866866658 79

CHƯƠNG 4 PHAN CONG LAO ĐỘNG TRONG HỘ GIA ĐÌNH TRÔNG RAU NGƯỜI HMONG -22- 2£ 5£+E2EEEEE2EEEEEEEEEEESrkrrkrerkrrrrrrei 83

4.1 Đặc điểm hộ gia đình trồng rau người Hmong . 83

4.1.1 Cơ cấu giới và tUỔi - ¿-++2++ck+EkeEkEEEEEEE2EE2E1 E1 EEcrkerreee 83 4.1.2 Cơ cấu trình độ học vấẫn - ¿+ +t+E+EEE+E+EeEErkeEererxrxrrers 83 4.1.3 Cơ cầu nghề nghiỆp 22- 525222 EeEE2EEEEESExerkrerkerrrerkee 84 4.1.4 Hoàn cảnh kinh tế gia đình ¿- ¿2 2 22 2+Ee£E+EE+Ezrezeersees 85

4.1.5 Cơ cấu quy mô gia đình -¿- 2-2 +s2+s£+E£+E++EE+EE+Exerxerxerreee 86

4.2 Phân công lao động theo GiGi o- o5 <5 5s s9 95 5599589 59% 86

4.2.1 Đánh giá sự phân công lao động trong hoạt động kinh tế-sản xuat87

4.2.2 Đánh giá sự phân công lao động trong hoạt động công việc dòng họ

và cộng đồng theo giới -¿- 2+2<++k+Ek£EEeEEEEEEEE2E1211221 21212 re 91

4.2.3 Đánh giá sự phân công lao động trong hoạt động công việc nội trợ

Va ChAM SOC Bia GIN 00 93

Trang 8

4.3 Phân công lao động theo tuổi - -s s-sss se csessessessessessssess 96

4.3.1 Đánh giá sự phân công lao động trong hoạt động kinh tế-sản xuất

4.4 Vai trò giới trong gia đìÌnhh d << < 5s s9 99 9899555669565688558866 105

CHƯƠNG 5 PHAN CONG LAO ĐỘNG TRONG CÁC HỘ GIA DINH

TRONG RAU Ở LANG LATHKHOAI, TU GÓC NHINH SO SÁNH 108 5.1 Đặc điểm phân công lao động trong các hộ gia đình trồng rau người

Tay phuan và người Himong s- < << << 5< << S4 S4 5 4 5 95.95555695 108

5.1.1 So sánh sự phân công lao động theo gIỚI - - 108

5.1.2 So sánh sự phân công lao động theo tuổi - 115 5.1.3 So sánh vai trò giới và tuổi trong gia đình -s- s2 123

5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sư phân công lao động 125

5.2.1 Các yêu tố về văn hóa gia đình - ¿25s z+sz+xerxerxsrzes 125 5.2.2 Các yếu tô về kinh tế thị trường -¿-¿2+s+s+zx+zxzseee 126 5.3 Một số giải pháp thực tiỄn 5< 5< s<ssssessexsetserseesersses 128

5.3.1 Phát triển kinh tế hàng hóa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp của làng - + + 1k vn ng net 128

5.3.2 Nâng cao trình độ học vấn và nhận thức về phân công lao động

trong hộ gia đình cho dân tộc Tay phuan và H mông - 131

KET LUẬN 5: St E2 EE121EE121E2151111111111111511111111111111111151 1x1 Txe 135 C0: 18 135

2 Một số khuyến nghị chủ yếu nhằm nâng cao tránh nhiệm giữa các

thành viên trong các công việc gia đình s s55 55s s59 55 137

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - - + + s+s+£++EeE+Eerxzxerxz 138

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1: Cơ cau tuổi của hộ gia đình trồng rau ở làng Lathkhoai 34

Bảng 3.1: Cơ cau tuổi của hộ gia đình trồng rau ở làng Lathkhoai 55

Bang 3.2: phân công lao động trong hoạt động chuẩn bị trồng rau theo giới 56

Bang 3.3: Phân công lao động trong hoạt động cộng đồng xã hội theo giới 64

Bang 3.4: Phân công lao động trong hoạt động nội trợ theo giới - 67

Bảng 3.5: Phân công lao động trong hoạt động chuẩn bi trồng rau theo tuôi 71

Bảng 3.6: Phân công lao động trong hoạt động cộng đồng xã hội theo tudi 74

Bang 3.7: Phân công lao động trong hoạt động nội trợ theo tuổi - 74

Bảng 3.8: Đánh giá người ra quyết định các hoạt động trong gia đình người Tày phuan theo tuÔi -s- 5:52 5<SS‡SE2EE9EEEEEEEEE2E121117171121121171711211117121 1111 xe 80 Bảng 4.1: Cơ cau tuổi của hộ gia đình trồng rau ở làng Lathkhoai 82

Bảng 4.2: Phân công lao động trong hoạt động chuẩn bi trồng rau theo giới 87

Bang 4.3: Phân công lao động trong hoạt động cộng đồng xã hội theo giới 90

Bang 4.4: Phân công lao đọng trong hoạt động nội trợ theo gIỚI - - 93

Bang 4.5: Phân công lao động trong hoạt động chuẩn bị trồng rau theo tuôi 97

Bảng 4.6: Phân công lao động trong hoạt động cộng đồng xã hội theo tuổi 100 Bảng 4.7: Phân công lao động trong hoạt động nội trợ theo TT 101 Bang 4.8: Đánh giá người ra quyết định các hoạt động trong gia đình người

Hmong theo tuôi - ¿2-2-5 SESESE2E£+E£EEEEEEEEEEEEE1EE1211212171111111 111.1 xeE 106

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Trình độ học van của các thành viên trong gia đình trồng rau 35Biểu đồ 2.2: Nghé nghiệp chính và nghề nghiệp phụ của các thành viên trong giađình trồng rau ở làng Lathkhoai -2- 22 +¿+++2+++£x++EE++Exerxeerxesrxrrrxees 35Biéu đồ 2.3: Hoàn cảnh kinh tế gia đình -2-©22¿©5¿+2x2zxczxeerxesrxrsrxees 36Biểu đồ 3.1: Trình độ học ::-©2+t25+vt2EExvttEEEkrttrktrrtrttrrrrtrrrrrrirrrirriis 56

Biểu đồ 3.2: Nghề nghiệp chính và nghề nghiệp phụ của các thành viên trong gia

đình trồng rau người Tay phuan ở làng athkhoai 2-5 555 22522522 55Biểu đồ 3.3: Hoàn cảnh kinh tế gia đình ¿- ¿5c s+SE+EE£EE2EE2EEEerEerkerkerkrree 58Biéu đồ 3.4: Phân công lao động trong hoạt động trồng rau giai đoạn 2 theo giới 61

Biểu đồ 3.5: Phân công lao động trong hoạt động trồng rau giai đoạn 3 theo giới 62

Biểu đồ 3.6: Phân công lao động trong hoạt động công việc dòng họ theo giới Ó5

Biểu đồ 3.7: Phân công lao động trong hoạt động công việc chăm sóc gia đình theo

Biểu đồ 3.8: Phân công lao động trong hoạt động trồng rau giai đoạn 2 theo tudi 72

Biéu đồ 3.9: Phân công lao động trong hoạt động trồng rau giai đoạn 3 theo tudi 72Biểu đồ 3.10: Phân công lao động trong hoạt động công việc dòng họ theo tuôi 75

Biểu đồ 3.11: Phân công lao động trong hoạt động công việc chăm sóc gia đình theo

Biểu đồ 3.12: Đánh giá người ra quyết định các hoạt động trong gia đình theo giới

NQUOL Tay phuan 08T 79

Biểu đồ 4.1: Trình độ học VAM eecseeeesssssecsssseecsssesessneceesnsecessneessnseessnneessuneeesnneessnees 84Biểu đồ 4.2 Nghề nghiệp chính và nghề nghiệp phụ của các thành viên trong gia

trồng rau người Hmong ở làng Lathkhoai . c c2: 83

Biéu đồ 4.3: Hoàn cảnh kinh tế gia đình -2¿ 2+ ©++2x++2x2Exvzxxerxesrxesrxees 86Biéu đồ 4.4: Phân công lao động trong hoạt động trồng rau giai đoạn 2 theo giới 88Biéu đồ 4.5: Phân công lao động trong hoạt động trồng rau giai đoạn 3 theo giới 89

Biểu đồ 4.6: Phân công lao động trong hoạt động công việc dòng họ theo giới 9l

Biểu đồ 4.7: Phân công lao động trong hoạt động công việc chăm sóc gia đình theo

Biểu đồ 4.8: Phân công lao động trong hoạt động trồng rau giai đoạn 2 theo tudi 98

Trang 11

Biểu đồ 4.9: Phân công lao động trong hoạt động trồng rau giai đoạn 3 theo tuôi 99Biểu đồ 4.10: Phan công lao động trong hoạt động công việc dòng họ theo tuổi 100Biểu đồ 4.1 1: Phân công lao động trong hoạt động công việc chăm sóc gia đình theo

Biéu đồ 4.12: Đánh giá người ra quyết định các hoạt động trong gia đình theo giới 105

Biểu đồ 5.1: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động chuẩn bị trồng rau theo

giới g1ữa người Tay phuan va Hmong - + + + + *+*EE+eeEseeeeeersesereree 108

Biểu đồ 5.2: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động trồng rau giai đoạn 2

theo giới gitta người Tay phuan và Hmong 5 «+ + + *s++eeeseeeeeese 109

Biểu đồ 5.3: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động trồng rau giai đoạn 3

theo giới g1ữa người Tay phuan và Hmong + «+ *+++v+ssesssersesee 110

Biểu đồ 5.4: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động cộng đồng xã hội theo

giới g1ữa người Tay phuan va Hn - ¿+ + + + * + E+eEEeeeeeeereeeereree 111

Biểu đồ 5.5: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động công việc dòng họ theo

giới giữa người Tay phuan va HmOng «+ + xxx *vksseeesekeeeereeke 112

Biểu đồ 5.6: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động nội trợ theo giới giữa

người Tay phuan và HmONg - s5 1E 9E 119119 11v ng r, 113

Biểu đồ 5.7: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động công việc chăm sóc gia

đình theo giới giữa người Tay phuan và Hmong - +5 + +secssvesees 114

Biểu đồ 5.8: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động chuẩn bị trồng rau theotuôi giữa người Tay phuan và Hmong -2- 22 2 s+E+£E£E++EE+EEerxezEezreerxee 115

Biểu đồ 5.9: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động trồng rau giai đoạn 2theo tuổi giữa người Tay phuan và Hmong - 2 2 2s x+x+E++£++Ezxezxeez 116Biểu đồ 5.10: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động trồng rau giai đoạn 3theo tuổi giữa người Tay phuan và Hmong -2- 22 5¿©5++2x++cxz+zxczseee 117

Biểu đồ 5.11: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động cộng đồng xã hội

theo tuổi giữa người Tay phuan và Hmong - 2 ¿55+ x+£x+£++£+zzzxecxez 118Biểu đồ 5.12: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động công việc dòng họtheo tudi giữa người Tay phuan và Hmong 2-2 5+ ©52+z+£++£xe+xzzxs+cseẻ 119Biểu đồ 5.13: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động nội trợ theo tuổi giữa

người Tay phuan va HmONØ - - 2+ E1 E991 E911 91 E91 9v ng vn ệp 120

Trang 12

Biểu đồ 5.14: So sánh sự phân công lao động trong hoạt động công việc chăm sócgia đình theo tuổi giữa người Tay phuan và Hmong 2-2-5252 55522 122

Biểu đồ 5.15: So sánh sự đánh giá người ra quyết định các hoạt động trong gia đình

theo giới giữa người Tay phuan và Hmong - 5 6+ *+kEseeseessersees 123

Biểu đồ 5.16: So sánh sự đánh giá người ra quyết định các hoạt động trong gia đình

theo tuổi giữa người Tay phuan và Hmong - 2 2 2© x+x+£++£z£zzzzxeei 124

Trang 13

DANH MỤC CÁC TU VIET TAC

Chữ viết tắt Cụm từ đầ y đủ

CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CNH, HDH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 14

PHAN 1: MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động là một vấn đề đang được

quan tâm trong xã hội, cộng đồng nói chung, cũng như trong gia đình nói riêng.Chúng ta đều biết việc phân công lao động từ trước tới nay trong gia đình nhất là

khu vực nông nghiệp, vùng sau vùng xa còn có nhiều bat cập và định kiến về giới,

có ảnh hưởng lớn đến việc phân công lao động trong gia đình Chúng ta cần có cách

nhìn, để sự phân công lao động trong gia đình có sự hợp lý hơn

Mục tiêu phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Nông Lâm Lào đề ra là

thông qua nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững để đảm bảo cho an ninh lươngthực quốc gia, dựa vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa để xây dựng hệ thống sản

xuất nông nghiệp có nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân “Phát triển các loạirau dé trở thành hàng hóa, hình thành vùng trồng rau sạch, an toàn là một trongnhững mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp phải triển khai và mở rộng nhamnâng cao thu nhập và ôn định đời sống của nhân dân”(16, tr 142)

Lào là một nước đang phát triển, là một nước nhỏ, lại có ít dân so với các nướcláng giềng, phần lớn dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp Hiện nay Lào đang tronggiai đoạn thực hiện mục tiêu đưa đất nước thoát nghèo trong năm 2030 và phát triểnbền vững các khía cạnh Trong đó, việc phân công lao động trong gia đình đang nhận

được nhiều sự quan tâm Lào có nhiều đặc điểm về lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hóa

truyền thống, có 50 dân tộc và có nhiều ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau Đó là

những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của nước Lào Cộng hòa Dân

chủ Nhân dân (CHDCND) Lao là một nước đã và dang tiến hành công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) trên cả nước Từ năm 1999 đến nay, làngLathkhoai huyện Xaythany thủ đô Viêng Chăn cũng đã và đang chuyên đổi cơ cấukinh tế, từ nền kinh tế tư nhân tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường có nhiềuthành phần kinh tế và hiện đại, tăng trưởng công cuộc CNH-HĐH theo chiến lượcphát triển của Dang va Nhà nước (17, tr 34) Sự tăng trưởng nhanh chóng đó có tácđộng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội nói chung và các hoạt đông

của người dân trong gia đình nói riêng, đặc biệt là việc phân công lao động trong

gia đình Như vậy, dé hiểu rõ về công việc trong gia đình cũng như sự phân công

1

Trang 15

lao động trong gia đình, là một trong những điều kiện để phát triển đời sống, tăngtrưởng nền kinh tế, xây dựng xã hội có sự văn minh rực rỡ và giúp Đảng và Chínhquyền có thé đưa ra những biện pháp, chính sách can thiệp giúp cải thiện tình hìnhbất bình dang giới nói chung, và nâng cao chat lượng cuộc sống của các hộ gia đình

nói riêng.

Hiện nay, trong quá trình chuyền đổi nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, như chúng ta đã biết người dân Lào đã cócuộc sống gắn bó với nghề nông nghiệp từ lâu này, nhưng ngày xưa chi trồng dé đáp

ứng phục vụ cho đời sống gia đình hàng ngày nhưng đến nay từng nghề nông đã trở

thành nghề chính trong các hộ gia đình như nghề trồng rau của người dân tại làng

Lathkhoai đã sản xuất và phục vụ cho thị trường thủ độ Viêng Chăn Đề dẫn đến sự

mở rộng của các gia đình người Lào đặc biệt là vị trí vai trò của các thành viên trong

gia đình nông nghiệp dé xem xét sự bình đăng trong sự phân công lao động theo giới,theo tuổi, vai trò, quyền và các quyết định việc đặc biệt trong gia đình ngày nay như

thế nào, do vậy em đã lựa chọn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân công lao động

trong các hộ gia đình trồng rau ở làng Lathkhoai, huyện Xaythany, Thủ đôViêng Chăn CHDCND LÀO làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng phân công lao động trong các hộ gia đình trồng rau ở

làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn CHDCND Lào Trên cơ sở đó

tim ra những yếu tô ảnh hưởng và một số kiến nghị nhằm phân công lao động trong

các hộ gia đình trồng rau ngày càng công bằng hơn

- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự phân công lao động trong các hộ gia

đình.

- Cung cấp những lý giải cần thiết về sự tồn tại của các vẫn đề phân công laođộng trong các hộ gia đình nhằm góp phan lap đầy khoảng cách giới trong gia đình

của người dân nước Lào.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu và làm rõ những cơ sở lý luận, một số khái niệm liên quan đến van

đê nghiên cứu.

Trang 16

- Mô tả và phân tích thực trạng phân công lao động trong các hộ gia đình trồng

rau ở làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn hiện nay.

- Tìm hiểu những yếu tô ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong các hộgia đình trồng rau ở làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn hiện nay

- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp đối với sự phân công lao động trong

các hộ gia đình trồng rau ở làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn ngày

càng công bằng hơn

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trang phân công lao động theo giới và theo tuổi trong các hộ

gia đình trồng rau ở làng Lathkhoai huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn như thế

nào?

Câu hỏi 2: có những yêu tố nào đã ảnh hưởng đến sự phân công lao động trongcác hộ gia đình trồng rau ở làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn?

Câu hỏi 3: Xu hướng biến đổi về sự phân công lao động trong các hộ gia đình

ở làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn như thé nào?

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về phân công lao động trong các hộ gia đìnhtrồng rau ở làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn CHDCND Lào

3.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thé nghiên cứu của đề tài là các thành viên trong các hộ gia đình trồng

rau ở làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn CHDCND LÀO là hai tộc

người như người Tày phuan và Hmong.

3.3 Pham vi và địa bàn nghiên cứu

- Phạm vi không gian: đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ở làng Lathkhoai, huyện

Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào.

- Phạm vi thời gian: thời gian thực hiện khảo sát thực tế từ tháng 6 / 2023 đến

tháng 3 /2024).

- Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phân công lao độngtrong các hộ gia đình trồng rau ở làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng

Trang 17

Chăn, CHDCND Lào Từ đó tìm ra yếu tổ ảnh hưởng và đề xuất một số kiến nghị đốivới van đề nghiên cứu.

4 Giá thuyết, các biến số và khung lý thuyết

4.1 Giá thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Hiện nay sự phân công lao động trong các hộ gia đình trồng rau

ở lang Lathkhoai giữa các độ tudi có sự khác biệt nhau rõ rệt

Giả thuyết 2: Những yếu tố cá nhân như: Giới tính, tuổi, dân tộc, trình độ họcvấn, mức sống, thu nhập, nghề nghiệp và quan điểm truyền thống về phân biệt việc

làm có ảnh hưởng khá lớn đến sự phân công lao động trong các hộ gia đình trồng rau

ở làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viéng Chăn hiện nay.

Giả thuyết 3: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sẽ dần dần làm

chuyền biến sự phân công lao động trong các hộ gia đình trồng rau ở làng Lathkhoai,

huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn trong tương lai.

4.2 Các biến số

- Biến số độc lập:

+ Đặc điểm cá nhân: Giới tính, tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp,

thu nhập

+ Đặc điêm của gia đình: Quy mô gia đình, mức sông của các hộ gia đình

+ Đặc điểm dân cư: Nơi sinh sống hiện nay, hoàn cảnh kinh tế-xã hội và vănhóa của nơi sinh sống

- Biến số phụ thuộc: Thực trạng phân công lao động trong các hộ gia đìnhtrồng rau thê hiện các mặt như sau:

+ Phân công lao động trong các hộ gia đình trồng rau theo giới trong các hoạt

động như:

Hoạt động kinh tế: Hoạt động sản xuất và hoạt động kinh doanh

Công việc dòng họ và cộng đồng: Quyền quyết định các việc lớn trong gia

đình, đại diện tham gia các công việc dòng họ, đại diện tham gia các công việc cộng

đồng-xã hội

Công việc nội trợ và chăm sóc gia đình: Di chợ, nau nướng, giặt giũ, don dep

nhà cửa; chăm sóc các thành viên trong gia đình, giáo dục con cái.

Trang 18

+ Phân công lao động trong các hộ gia đình trồng rau theo tuôi trong các hoạt

động như:

Hoạt động kinh tế: Hoạt động sản xuất và hoạt động kinh doanh

Công việc dòng hộ và cộng đồng: Quyền quyết định các công việc lớn trong

các hộ gia đình, đại diện tham gia các công việc dòng họ, đại diện tham gia các công

việc cộng đồng-xã hội

Công việc nội trợ và chăm sóc gia đình: Đi chợ, nau nướng, giặt git, don dep

nha cửa; chăm sóc các thành viên trong gia đình, giáo dục con cái.

- Biến số can thiệp: Hoàn cảnh kinh tế-xã hội, văn hóa và các chính sách của

- Nghề nghiệp rông rau: - ——

- Thu nhập - Phân công Công việc dòng

Đặc điểm gia đình: lao động theo họ và cộng đông

- Quy mô — > giới

- Mức sông gia đình - Phân công

Đặc điểm dân cư:

- Nơi sinh sống hiện nay

Trang 19

5 Phương pháp nghiên cứu

Triển khai nghiên cứu, phân tích các số liệu, các hệ thống, các văn bản phápquy, các công trình nghiên cứu khoa học, các báo cáo, các bài viết trên sách, báo chí,tạp chí trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu dé xác định nhữngvan dé lý luận và thực tiễn cần được đề cập Đồng thời, luận văn đã kết hợp giữa hai

phương pháp nghiên cứu xã hội học như: phương pháp nghiên cứu định tính 15 (15

cuộc phỏng vấn sâu; thỏa luận 2 nhóm, quan sát không tham dự) và phương phápnghiên cứu định lượng 60 hộ gia đình Đồng thời, những thông tin định lượng thu

được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi sẽ được kiểm tra, mã hóa và xử lý bằng

phần mềm thống kê SPSS Dé có cái nhìn đa chiều hơn về kết quả nghiên cứu va phù

hợp với việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, các dữ liệu được phân tích theo cáctương quan như: giới tính, học van, tuổi, của những người tra loi Bên cạnh đó,những thông tin định tính sẽ được xử lý bằng phương pháp phân tích tổng hợp, có sựlựa chọn, khái quát, trích dẫn theo van đề thích hợp nhất (chỉ tiết đề cập của chương 1)

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Qua việc nghiên cứu đề tài: Phân công lao động trong các hộ gia đình trồng

rau ở làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn Cộng hòa Dân chủ Nhân

dan Lào, tác giả hy vọng góp một phần nhỏ kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc bổsung khía cạnh lý luận cho những nghiên cứu nhân học về giới sau này nói chung, vai

trò giới trong phân công lao động trong các hộ gia đình tại làng Lathkhoai, huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói riêng.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu này sẽ giúp cho chúng ta hình dung về thực trạng phân công

lao động trong các hộ gia đình ở nông nghiệp Lào với những đặc trưng riêng, khác

với trường hợp các nghề nghiệp khác Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn có ý nghĩaquan trọng nhằm tăng cường vai trò của mỗi giới ngày càng công bằng hơn và các độtuổi phù hợp hơn

Nghiên cứu dé tài này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu vềgiới và bình dang giới nói chung, về phân công lào động theo giới, theo tuôi trong các

hộ gia đình nói riêng dẫn đến thay đổi vai trò giới Đặc biệt là ở Lào hiện nay, còn rat

6

Trang 20

hiếm về các công trình nghiên cứu về vấn đề giới Đồng thời, tác giả cũng mong rằngvới góc độ nào đó, có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chínhsách Lào trong việc điều chỉnh các chiến lược, chính sách về van đề giới cho phù hợpvới sự phát triển kinh tế-xã hội ngày nay.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 5

chương, 16 tiết

Chương 1: Tình hình nghiên cứu, cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Dia bàn nghiên cứu.

Chương 3: Phân công lao động trong hộ gia đình trồng rau người Tày phuan

Chương 4: Phân công lao động trong hộ gia đình trồng rau người Hmông

Chương 5: Phân công lao động trong các hộ gia đình trồng rau ở làng

Lathkhoai, từ góc nhìn so sánh.

Trang 21

CHUONG 1 TINH HÌNH NGHIÊN CUU,

CO SO LY LUAN VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

1.1 Tinh hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Phân công lao động hộ gia đình là một trong những khía cạnh đã được nghiên

cứu nhiều trong lĩnh vực giới, gia đình và hôn nhân ở Việt Nam và trên thế giới TheoLavee và Katz (2002), có mối liên hệ chặt chẽ giữa các quan điểm giới và phân cônglao động trong hộ gia đình Hầu hết các quan điểm giới trên thế giới đều thuộc mộttrong hai trường phái như: truyền thống hay tiến bộ Quan điểm giới phái truyềnthống cho rằng vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình không bình đăng nhưnhau Nam giới thường giữ vai trò là người ra quyết định và trụ cột gia đình trong khi

phụ nữ giữ vai trò làm người mẹ và nội trợ Ngược lại, quan điểm giới tiến bộ lại ghi

nhận vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình là ngang bằng nhau Do vậy, việcnghiên cứu quan điểm và hành vi của phụ nữ và nam giới trong phân chia lao động

hộ gia đình có thê giúp nhận diện quan điểm giới trong một xã hội nhất định

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng lâu đời của Nho giáo Tư

tưởng đó áp đặt phụ nữ và nam giới ở hai vị trí đối ngược nhau, trong đó nam giới

được ưu tiên và được coi là “phái mạnh”, có địa vị và quyền lực trong gia đình Do

đó, nam giới thường được giao những trọng trách quan trọng như kiếm tiền và đưa raquyết định Ngược lại, Nho giáo cho rằng phụ nữ là “phái yếu” và cần được “pháimạnh” bảo vệ Vì vậy, họ chỉ đóng vai trò hỗ trợ chồng và chăm sóc con cái Chính vì

vậy mà từ trước tới nay, việc phân chia lao động trong hộ gia đình ở Việt Nam chủ

yếu là được dựa trên quan điểm vai trò giới và quan điểm này chủ yếu được hình

thành và duy trì bởi Nho giáo.

Tuy nhiên, do những tác động của toàn cầu hóa và phát triển kinh tế đang diễn

ra mạnh mẽ ở Việt Nam, văn hóa tiêu dùng, tư tưởng bình quyền của nước phươngtây, các phong trào thúc đây quyền và giải phóng phụ nữ cũng như các phong tràotăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ, Nho giáo có khả năng bị giảm tầm ảnh hưởng.Chính vi vậy, cần tiến hành nghiên cứu dé xem xét liệu có bất kỳ sự thay đổi nào về

quan niệm vai trò giới trong phân chia lao động gia đình ở Việt Nam đương đại hay

không?

Trang 22

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu về van đềgiới, đặc biệt hơn là sự phân công lao động theo giới là một chủ đề thu hút sự quantâm của nhiều tác giả trong những năm gần đây, nhất là đưới góc độ xã hội học Bắtđầu từ nghiên cứu với chủ đề: Địa vị phụ nữ ngư dân ở một số làng đánh cá miềnTrung của Mai Huy Bích (1999) Và chủ đề này đề cập đến thực trạng phân công lao

động giữa vợ và chồng trong sản xuất của ngư dân ở một số làng đánh cá miền

Trung Từ đó, chỉ sự khác biệt thậm chí là mâu thuẫn từ góc độ giới trong công việc

giữa vợ và chồng

Tìm hiểu những vấn đề phân công lao động theo giới của gia đình trong bốicảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, với đề tài Điều tra gia đình Việt Nam (2006) chothấy, nhiều người dân vẫn coi sự phân công lao động giữa hai giới là cần thiết, đặcbiệt là ở các công việc như sản xuất, kinh doanh, nội trợ, chăm sóc người giả Trong

đó, phụ nữ phù hợp hơn với các công việc như: nội trợ, giữ tiền, chăm sóc trẻ em,chăm sóc người già, người ốm đau Còn nam giới thì phù hợp hơn với các công việc

sản xuất, kinh doanh, tiếp khách lạ và thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền

Một nghiên cứu khác là, về phân công lao động giữa vợ và chồng trong hộ gia

đình chuyên đổi từ sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản của tác giả Nguyễn ThịHồng Yến (2016) Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân công lao động giữa vợ vàchồng trong hoạt động sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản có những sự khác biệtnhau Quá trình chuyên đổi từ sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản đã làm thay đổimối quan hệ giới cả trong sản xuất lẫn công việc gia đình Nhìn chung, sau khichuyền đổi, phân công lao động giữa vợ và chồng các vai trò như: sản xuất, tái sảnxuất, công việc cộng đồng đã làm thay đổi cách nhìn nhận về vị thế của người phụ

nữ Trong quá trình sản xuất muối người phụ nữ đảm nhiệm vai trò chính trong sảnxuất, thời gian và tần xuất lao động nhiều hơn đàn ông

Dưới góc độ một số nhận xét bước đầu về phân công lao động giữa vợ vàchồng trong gia đình Bắc trung bộ của tác giả Nguyễn Hữu Minh (2016) Kết quả

phân tích cho thấy sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của 6 địaphương ở Nghệ An và Hà Tĩnh không khác biệt nhiều với khuôn mẫu chung ở điềutra gia đình Việt Nam năm 2006, người vợ chịu trách nhiệm chủ yếu đối với các công

việc như: nội trợ, việc chăm sóc con cái hay chăm sóc người gia, người ôm, nam giới

9

Trang 23

làm nhiều hơn đối với công việc tiếp khác, việc họ tộc hay việc sửa chữa đồ dùngtrong nhà Một điểm khác biệt với số liệu chung của quốc gia là tỷ lệ người phụ nữchịu trách nhiệm chủ yếu trong việc đi họp hay giao dịch với bên ngoài tại các địabàn khảo sát là cao hơn đáng kể so với tỷ lệ chung.

Khía cạnh khác nhau như phân công lao động trong gia đình ở Đồng bằng

sông Cửu Long, từ góc nhìn giới của tác giả Trần Hạnh Minh Phương (2016) Trong

nghiên cứu có đề cập đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình,trong những công việc tạo ra thu nhập Tuy nhiên, nghiên cứu này phát hiện van đề

mới đó là, cũng có một số trường hợp người chồng tạm thời chưa có việc làm, trong

khi người vợ đi làm, người chồng sẽ làm công việc trong nhà Hay cả hai vợ chồng

đều đi làm, người chồng buộc phải chia sẻ công việc nhà với vợ dé đảm bao sức khỏe

cho người vợ tiếp tục lao động tạo ra thu nhập của gia đình

Còn ở Lao, vấn đề giới cũng thu hút sự quan tâm của xã hội, nhưng rất hiếm

các bài nghiên cứu về phân công lao động giới Trong những năm gần đây có một bài

nghiên cứu của tác giả Bun Phết Vàng (2014) về Thực trạng phân công lao động

giữa vợ và chong trong gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Vang Viêng, tinh

Viêng Chăn, Lào Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc du quá trình công nghiệp hóa, đôthị hóa có những tác động to lớn đến cấu trúc phân công lao động giữa vợ và chồngtrong gia đình ở huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn Lào nhưng những vấn đề phâncông lao động giới theo truyền thống với sự áp đảo của nam giới so với nữ giới vẫntồn tại tương đối phô biến Mối quan hệ phân công lao động theo giới đã có xu hướngbinh dang hơn so với trước va có sự thay đổi từ một trụ cột sang hai trụ cột của giađình Tuy nhiên, sự thay đổi như vậy van chưa đủ mạnh dé chiếm xu thé áp đảo Phanlớn tính bình đăng giới trong các mối quan hệ phân công lao động trong gia đình mớichỉ tồn tại đưới dạng mong đợi của người trả lời cho cuộc sống tương lai, chứ chưaphải là sự phân công lao động thực tế tồn tại

Một dự án hợp tác giữa Viện Nghiên cứu văn hóa và Hiệp hội Phát triển vaitrò phụ nữ năm 2017, đã nghiên cứu đề tài về cuộc sống của phụ nữ dân tộc với việcthực hiện sự phát triển bền vững Dự án này đã tập trung nghiên cứu tại 3 tỉnh gồm:tỉnh Luéng-pha-bang (huyện Năm-bak, làng Tha-li-tay, bản Thoong- thơng đây là

2 làng có dân tộc Kho Mú; làng Phà-luống có dân tộc Hmong); Tinh

Khum-10

Trang 24

muôồn(huyện Na-cai làng Sốp-hịa có nhiều dân tộc cùng sinh sống, làng Sốp-ma códân tộc Mạ-coong và làng Thong có dân tộc Men); tỉnh Xê-coong (huyện La-mamlàng Cạ-xăng-cang có dân tộc A-lắc,làng Bèng có dân tộc Cạ-tu, làng Xê-nọi códân tộc Triang) Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tín ngưỡng văn hóa của mỗi dântộc còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, trong đó phong tục tập quán coi

trọng người đàn ông, có vai trò là chủ gia đình, là người có trách nhiệm tham gia

vào các hoạt động xã hội và có quyền quyết định các van dé của gia đình Ngoài ra,người dân tộc Men và Hmong còn xác định người đàn ông là người thừa kế của

dòng tộc nên người đàn ông có thé lấy vợ tiếp theo nếu người vợ đầu không sinh

được con trai Người phụ nữ được phân công đảm nhiệm công việc gia đình, chăm

sóc con cái và tuân theo sự hướng dẫn của người chồng Mặc dù từ trước đến nay,

việc phụ nữ đã tham gia đóng góp vào nhiều công việc khác nhau và được bảo vệquyền lợi của minh từ gia đình và xã hội, điều này khiến phụ nữ tham gia tích cựcquá trình phát trién bền vững cũng như phát triển cuộc sống của bản thân được tốt

hơn, nhưng điều này cũng làm gia tăng gánh nặng trách nhiệm cho phụ nữ Vì khi

phụ nữ đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau thì đàn ông lại lơ là đóng góp vào công

việc gia đình.

Như vậy chúng ta có thê thấy rằng phân công lao động theo giới không phải là vẫn

dé mới đối với những nhà nghiên cứu xã hội học của Việt Nam cũng như thé giới.Nhưng đối với Lào nó vẫn còn là một vấn đề mới mẻ và ít được đề cập đến Đặc biệt

là sự phân công lao động hộ gia đình nông nghiệp ở Lào.

1.2 Cơ sở lý luận

Việc phân công lao động giữa các thành viên trong gia đình đã được phát hiện

từ rất sớm trong xã hội loài người Khi hình thành gia đình đã có ngay sự phân công

lao động giữa các thành viên trong gia đình Khuôn mẫu phân công lao động đó đã

được lưu truyền từ thế hệ này sang thé hệ khác và luôn thay đổi theo thời gian vakhông gian nhất định Từ góc độ xã hội học, van dé phan công lao động giữa cácthành viên trong hộ gia đình cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Dưới đây,

xin trình bày một sô khái niệm và phương pháp nghiên cứu vé van dé này.

11

Trang 25

1.2.1 Một số khái niệm liên quan

1.2.1.1 Khải niệm gia đình

Dé đưa ra một định nghĩa day đủ về gia đình thực sự không dé dang Từ xaxưa các nhà triết học, nhà tư tưởng đã hướng đến nghiên cứu về gia đình và đều đã

có gắng đưa ra cách xác định nghĩa về gia đình khác nhau

Theo Lê Ngọc Văn (2012), thì thuật ngữ gia đình được xác định theo một

trong những hai cách tiếp cận vĩ mô hoặc vi mô Vĩ mô thì gia đình là một thiết chế

xã hội, thực hiện những chức năng xã hội nhất định, trước hết là chức năng tái sinhsản ra con người, định nghĩa đó dựa trên tiêu chí cấu trúc và chức năng Còn về vi

mô thì gia đình là một nhóm xã hội nhỏ đặc thù, có đặc trưng cơ bản là được thiết

lập trên cơ sở của hôn nhân mà từ đó hình thành các quan hệ huyết thống ruột thịt

giữa các thành viên, định nghĩa này dựa trên tiêu chí số lượng người (6, tr 27-28)

Theo giáo trình “chủ nghĩa xã hội khoa học”, thì gia đình là một hình thức

cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sởhôn nhân và huyết thống C.Mác đã nói “ hàng ngày tái tạo ra đời sống của bảnthân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở, đó là quan

hệ giữa vợ va chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” (2, tr 145).

Pham Tat Dong-Lé Ngọc Hùng, gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, mộtnhóm xã hội nhỏ mà các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau bởi mối quan hệhôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, vì tính cộng đồng về sinhhoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của cácthành viên trong gia đình cũng như dé thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sảnxuất con người, trong đó có gia đình lớn và gia đình nhỏ

Gia đình lớn thường được coi là gia đình truyền thống liên quan đến dạng giađình trong quá khứ Đó là một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung

với nhau dưới một mái nhà nào đó.

Gia đình nhỏ là các nhóm người thể hiện mối quan hệ của chồng Và VỢ VỚI Các

con Tại đây có kiểu gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ, trong đó giađình nhỏ đầy đủ là gia đình có vợ, có chồng và các con Còn gia đình nhỏ không đầy

đủ là gia đình chỉ có vợ và chồng hoặc vợ và con, chồng và con (7, Tr 310-312)

Tác giả Chung A và Nguyễn Dinh Tấn (1996), gia đình là một nhóm xã hội

12

Trang 26

được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân như: (quan hệ tính giao và quan hệ

tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái,ông bà, họ hàng bên nội, bên ngoại) cùng chung sống; đồng thời có thể có một số

người được gia đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ Các thành viên

trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyên lợi (kinh tế, văn hóa, tình

cảm ) Giữa họ có những ràng buộc về tính pháp lý và được nhà nước thừa nhận

và bảo vệ; đồng thời có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cam

đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình Trong đó, có cả gia đình

day đủ (gia đình có vợ có chồng) và gia đình không day đủ (gia đình chỉ có vợ sống

cùng con hoặc chồng sống cùng con) (8, Tr 190)

Trong luận văn này, gia đình được hiểu là một cộng đồng người được thiếtchế hóa và hình thành trên cơ sở hôn nhân, trách nhiệm về pháp luật và đạo đứcgiữa vợ chồng, con cái và các thành viên ruột thịt cùng chung sống với nhau trongkhoảng thời gian không hạn định Có hình thức gia đình mở rộng (ba thế hệ trở lên)hoặc gia đình hạt nhân với chủ yếu là hai vợ chồng và các con cái

1.2.1.2 Khái niệm hộ gia đình

- Hộ gia đình

Chúng ta được nghe đến thuật ngữ “hộ gia đình”, khi nói đến tất cả các thànhviên của một gia đình và hộ gia đình theo quy định về hộ khâu Tuy nhiên hiện nay,pháp luật đã có những thay đổi co bản đối với hộ gia đình là gì, do đó việc nhận

diện và việc xác định các quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình gặp khó khăn Hộ gia

đình là một thuật ngữ pháp lý để chỉ gia đình trong xã hội nhất định Theo đó, hộ

gia đình là gì được định nghĩa như sau:

Thuật ngữ “hộ” là danh từ được hiểu là “nhóm gồm những người cùng ăn ở

chung với nhau”.

Do đó, ta hoàn toàn có thê hiểu “hộ gia đình” là một tập hợp (nhóm người)cùng chung sống trên cơ sở những mối quan hệ đặc biệt tạo nên sự ràng buộc về

mặt vật chất cũng như tinh thần giữa các thành viên của hộ gia đình đó Hộ gia đìnhtham gia vào rất nhiều các quan hệ xã hội, trong đó phô biên là các quan hệ dân sự

liên quan đến nhà 0, quyền sử dụng đất đai, lối đi, hệ thong tai dién, hé thong cap

thoát nước, san phâm hang hóa va các dịch vụ mà do các thành viên hộ gia đình tạo

13

Trang 27

ra Thông qua các quan hệ này, quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình được phát sinh,thay đổi, hoặc chấm dứt Từ đó có thé xác định những dấu hiệu dé nhận diện mộtnhóm người có đủ điều kiện trở thành hộ gia đình tham gia quan hệ pháp luật dân

sự như sau:

1) Tập hợp từ 02 thành viên trở lên;

2) Giữa các thành viên trong gia đình tồn tại một trong ba mối quan hệ: hôn

nhân, huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng;

3) Cùng chung sống tại một địa chỉ, thuộc một đơn vị hành chính nhất định;

4) Có tài sản chung và cùng duy trì tài sản chung đó bằng cách đóng góp tài

sản hoặc công sức dé thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnhvực như: nông, lâm, ngư nghiệp hoặc các lĩnh vực sản xuất tập thể khác

- Hộ gia đình được phân loại như sau:

+ Hộ một người (01 nhân khẩu) là hộ chỉ có một người đang thực tế thường

chú tại địa bản.

+ Hộ hạt nhân: là loại hộ chỉ bao gồm một gia đình hạt nhân đơn (gia đình

chỉ có một thế hệ) và đã được phân bồ thành: gia đình có một cặp vợ chồng có con

đẻ hoặc bố đẻ cùng với con đẻ, mẹ đẻ cùng với con đẻ

+ Hộ mở rộng: là hộ bao gồm gia đình hạt nhân đơn và những người có quan

hệ gia đình với gia đình hạt nhân Vi dụ như: một người cha đẻ cùng với con đẻ va

những người thân khác, hoặc một cặp vợ chồng với người thân khác

+ Hộ hỗn hợp: là trường hợp đặc biệt của loại hộ mở rộng.

- Trách nhiệm của thành viên trong hộ gia đình;

Tài sản của các thành viên gia đình cùng chung sống gồm tài sản do các

thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập

quyền sở hữu theo quy định của BLDS năm 2015

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên trong

gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận Trường hợp định đoạt tài sản

là bất động sản, động sản có đăng kí, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đìnhphải có sự thoả thuận của tất cả các thành viên trong gia đình là người thành niên cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác

14

Trang 28

Trong trường hợp không có thỏa thuẫn thì áp dụng quy định về sở hữu chungtheo phần được quy định tại BLDS năm 2015 và luật khác có liên quan.

Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của các hộ gia

đình được bảo đảm thực hiện băng tài sản chung của các thành viên trong giađình Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung dé thựchiện nghĩa vụ chung đó thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thựchiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 BLDS năm 2015 Nếu trường hợp cácbên không có thoả thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thìcác thành viên phải chịu trách nhiệm dân sự theo phần tương ứng với phần đónggóp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác địnhtheo phần bằng nhau

1.2.1.3.Khải niệm phân công lao động

Trong thực tế, muốn tìm hiểu khái niệm phân công lao động thì trước hếtphải hiểu khái niệm phân công và phân công lao động

- Khái niệm phân công

Theo từ điển tiếng Việt 2005, phân công là sự giao cho một phần việc nhất

định nào đó Phân công mỗi người một việc nào đó Ví dụ như: được phân công làm

giáo viên chủ nhiệm, được phân công làm trưởng khoa xã hội học, v.v (9, tr 125).

Do đó, theo cách hiểu đơn giản thì khái niệm phân công là sự chia sẻ những

công việc giao cho các thành viên trong gia đình hoặc là sự chia sẻ gánh nặng trong các công việc gia đình của các thành viên trong gia đình.

- Khái niệm lao động Theo tt điển tiếng Việt năm (2005), lao động là hoạtđộng có mục đích của con người nhằm tao ra các loại sản phẩm về vật chất và vềtỉnh thần cho xã hội, lao động bao gồm có lao động chân tay, lao động nghệ thuật và

sức lao động (9, tr 195).

Lao động có hai loại lao động đó là lao động sông và lao động vật hóa Laođộng sống là lao động của con người, lao động vật hóa là lao động bằng máy móc

Mọi hoạt động đều phải dùng người hoặc dùng máy móc để thực hiện Cho nên,

phân công lao động là một quá trình tách riêng biệt các loại lao động khác nhau theo

một tiêu thức nhất định trong điều kiện xác định của gia đình Thực chất là chia các

công việc thành các bộ phận và giao cho mỗi cá nhân phụ trách đê thực hiện tôt và

15

Trang 29

phù hợp với năng lực sáng tạo của các cá nhân đó Sự phân công lao động tat yêu sẽdẫn đến sự hiệp tác lao động trong một gia đình Hiệp tác lao động là một quá trình

mà ở đó nhiều người cùng làm việc trong một quá trình sản xuất hoặc ở nhiều quátrình sản xuất khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau dé nhằm một

mục đích chung.

Sự phân công lao động giữa vợ và chồng (có tác giả dùng thuật ngữ phân

công lao động theo giới) là một chủ đề bắt đầu có được sự quan tâm từ thế kỷ XIX.Những sự quan tâm đó thay đổi theo thời gian cùng với quá trình tiến hóa và pháttriển của con người, cũng như những ảnh hưởng của sự phân công lao động theo

giới mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới.

Theo C.Mác và Ăngghen trong tác phâm “Hệ tư tưởng Đức”, thì được hiểu

sự phân công lao động theo giới khởi nguồn từ lĩnh vực tình cảm, sau đó mở rộngphạm vi đến lĩnh vực sản xuất như: Sự phân công lao động cũng phát triển, lúc đầuchỉ là phân công lao động theo hành vi tình dục và về sau là sự phân công lao động

tự hình thành “một cách tự nhiên”, do những thiên tính bam sinh (như thể lực chănghạn), do những nhu cầu, do Sự ngẫu nhiên, v.v (10, tr 291)

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác và Ăngghen cũngchỉ ra khía cạnh giới về phân công lao động trong xã hội công nghiệp kiểu tư bản

chủ nghĩa như sau:

Lao động càng ít cần đến sự khéo léo và sức lực chừng nảo, nghĩa là côngnghiệp hiện đại càng tiến triển thì lao động của đàn ông càng được thay thé bangnhững lao động của đàn bà và trẻ em Những sự phân biệt về lứa tuổi và giới tínhkhông còn có ý nghĩa xã hội gì nữa đối với giai cấp công nhân Tắt cả đều là công

cụ lao động mà chi phí thì thay đồi tùy theo lứa tuổi và giới tính (10, tr 550)

Sự phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình có thể khác nhau theothời gian và không gian, tùy thuộc vào đặc điểm của kinh tế-xã hội cụ thể

1.2.1.4 Khái niệm về giớiMột số khái niệm liên quan về giới

- Giới và giới tính

Giới tính dùng để chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ Giới chỉ đặc

điêm, vi trí, vai trò của nam và nữ trong tat cả các môi quan hệ xã hội.

16

Trang 30

Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam va nữ là không thé thay đổiđược Những đặc điểm đó có thé hoán đổi cho nhau giữa nam và nữ, được coi làthuộc về khía cạnh Giới Ví dụ như: Phụ nữ cũng có thể mạnh mẽ và quyết đoán.Phụ nữ có thé trở thành lãnh đạo, phi công, thợ máy, kỹ sư Ngược lại nam giới

cũng có thé dịu dang và kiên nhẫn, có thé làm đầu bếp, nhân viên đánh máy, thưký Những đặc điểm có thể hoán đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu

chuẩn mang tính chất xã hội Đó là sự khác biệt về Giới và nó có sự thay đôi

theo thời gian, không gian

Giới tính là bam sinh và đồng nhất (nam va nữ khắp nơi trên toàn thế giớiđều có chức năng, cơ quan sinh sản giống nhau), không thé thay đổi được (giữa nam

va nữ), do các yếu tô sinh học quyết định Chúng ta sinh ra là đàn ông hay dan bà:

chúng ta đều không thé lựa chọn và không thé thay đôi được điều đó

Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội Những sựkhác biệt này là do quá trình học mà thành, đa dạng, và có thé thay đôi Chúng thay

đổi theo thời gian, từ nước này sang nước khác, từ nền văn hoá này sang nền vănhoá khác trong một bối cảnh cụ thé của một xã hội, do các yếu tố: xã hội, lịch sử,

tôn giáo, kinh tế quyết định (Địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị

của người phụ nữ phương Đông, vì địa vi xã hội của phụ nữ Việt Nam khác với dia

vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa vi của phụ nữ nông thôn khác với địa vi của phụ

nữ vùng thành thị).

Quá trình thay đổi các đặc điểm về giới thường cần nhiều thời gian bởi vì nó

đòi hỏi một sự thay đổi: trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách cư

xử vốn được coi là mẫu mực của toàn xã hội Sự thay đôi về mặt xã hội này thườngdiễn ra rat chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đôi của con người

- Vai trò của gidi

Trong cuộc sông, cả nam và nữ nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời

sông xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc đólại khác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định Những công

việc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò gidi.

Vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ

vì nó liên quan đên những đặc điêm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc vê

17

Trang 31

nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội nao đóhoặc một nền văn hoá cụ thê nào đó.

Vai trò của giới được quyết định bởi các yếu tố như: kinh tế, văn hoá, xã hội

Người phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau:

+ Vai trò sản xuất

+ Vai trò tái sản xuât

+ Vai trò cộng đồng

Vai trò sản xuất là các hoạt động làm ra các sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch

vụ dé tiêu dùng và trao đôi thương mại Đó là những hoạt động tạo ra thu nhập,

được trả công Cả phụ nữ và nam giới đều có thé tham gia vào các hoạt động san

xuất đó, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ

không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau.

Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này.

Vai trò tái sản xuất là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ giúp tái

sản xuất dân số và sức lao động bao gồm: sinh con, các công việc chăm sóc giađình, nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, đọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, chăm sóc sức

khoẻ gia đình Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống của con người,đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều

thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công việc thực

sự”, được làm miễn phí, không được các nhà kinh tế đưa vào các con tính Xã hội

không coi trọng và đánh giá cao vai trò này Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò

và trách nhiệm chính trong các công việc tái sản xuất này

Vai trò cộng đồng: bao gồm một tô hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ: ví dụ

như thăm hỏi, động viên gia đình bi nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu cơm hoặc bốtrí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; và huy động cộng đồng đóng góplương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn Công việc cộng đồng có ý nghĩa

quan trọng trong việc phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng Có khi nó đòi hỏi

sự tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay được Có lúc nólại được trả công và có thê nhìn thấy được, ví dụ: là thành viên phân phối hàng cứu

trợ sau bão.

18

Trang 32

Cả nam giới và nữ giới đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên.Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, phụ nữ hầu như đều phải đảm nhiệm vai trò tái sảnxuất, đồng thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất.

Ganh nặng công việc gia đình của phụ nữ cản trở họ tham gia một cách tích cực va

thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng Kết quả là, đàn ông có nhiều thời gian

và cơ hội hơn dé đảm nhận vai trò cộng đồng đó và rất ít khi tham gia vào các hoạt

động tái sản xuất

Sự hiểu biết sâu sắc về vai trò giới giúp chúng ta thiết kế được các hoạt động

phù hợp cho cả nam và nữ, từ đó thu hút được sự tham gia một cách hiệu quả, tích

cực của họ và đồng thời góp phần làm giảm sự bất bình đăng trên cơ sở giới trong

việc phân chia lao động xã hội

Trên thực tế cho thấy sự phân công lao động trong xã hội nhất định thường

có xu hướng dựa vào đặc điểm giới tính Theo đó, công việc đảm nhiệm có tác động

tới vị thế của mỗi người nam và nữ, cơ hội và chất lượng sống của họ Khi xem xét

vai trò giới chính là xem xét phụ nữ và nam giới trong 3 vai trò: vai trò sản xuất, tái

sản xuất, cộng đồng

- Định kiến về giớiĐịnh kiến giới là những nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực vềđặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ

Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới

có kha năng làm và các loại công việc mà họ có thé làm và nên làm Là tập hợp các

đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính

của nam giới hay nữ gIới.

Các định kiến về giới thường theo xu hướng nhìn nhận ít tích cực, khôngphản ánh đúng khả năng thực tế của từng cá nhân dẫn đến việc làm sai lệch và hạnchế những điều mà một cá nhân nam, nữ có thé làm, cần làm hoặc nên làm Vi dụnhư: Quan niệm cho răng người phụ nữ không thê tham gia vào các hoạt động quản

lý giảm nhẹ thiên tai, chỉ nên coi họ là một trong những đối tượng cần quan tâm đặc

biệt trong thiên tai.

- Nhạy cảm giới

19

Trang 33

Nhạy cảm giới là nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm mang tính

xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ những đặc điểm sinh học vốn có của họ

Đồng thời, hiểu được điều này dẫn đến khác biệt giới về khả năng tiếp cận, kiểm

soát nguồn lực và mức độ tham gia, hưởng lợi trong quá trình phát triển của nam

giới và phụ nữ.

Đề giúp làm cho rõ được nhạy cảm giới trong quản lý giảm nhẹ rủi ro thiêntai, có thé lấy ví dụ: Khi một người làm công tác thông tin truyền thông hiểu được

rằng: Phụ nữ ít có cơ hội thu nhận thông tin nói chung và thông tin dự báo thời tiết,

cách phòng tránh thảm họa nói riêng do các bản tin này thường được phát vào thời

gian nấu ăn khi phụ nữ đang đọn đẹp ở trong bếp.

- Trách nhiệm giới

Trách nhiệm giới là có nhạy cảm giới và có những biện pháp hay hành động

thường xuyên, tích cực và nhất quán trong công việc dé loại trừ các nguyên nhânbất bình đăng giới nhằm đạt được bình đăng giới Ví dụ: khi người cán bộ làm công

tác truyền thông có được nhạy cảm giới, họ đã điều chỉnh bằng cách phát lại thôngtin dự báo thời tiết nhiều lần trong ngày thay vì chỉ phát một lần vào đúng giờ nau

cơm Nhu vậy, có thé cho rằng họ đã có trách nhiệm giới trong quá trình triển khai

tổ chức thực hiện công tác thông tin truyền thông

- Số liệu có tách biệt giới

Số liệu giới là số liệu tách biệt giữa nam và nữ trong các chỉ tiêu, các lĩnh

vực cụ thé Các số liệu này cho thấy mức độ của các khoảng cách giới và được thể

hiện dưới nhiều dạng bảng biểu khác nhau Số liệu giới chỉ cho thấy sự khác biệtgiữa nam và nữ mang tính định lượng băng con số hay tỷ lệ cụ thể mà không chobiết vì sao lại tồn tại những khác biệt đó

Hiện nay, những thống kế thiệt hại do thiên tai gây ra thường là trung tính về

giới, ví dụ như: số người bị chết không có số liệu là bao nhiêu nam giới tử vong,

bao nhiêu nữ giới tử vong do thiên tai, do vậy việc tìm hiểu những nguyên nhântrực tiếp và sâu xa gây nên sự thiệt mạng đối với phụ nữ và nam giới cũng rất chungchung Nếu số liệu được tách biệt theo nam và nữ thì việc tìm hiểu nguyên nhân vànhu cầu của phụ nữ và nam giới trong quá trình ứng phó và phòng chống thiên tai

cũng sẽ xác thực hơn, theo đó sẽ giảm nhẹ hơn những thiệt hại do thiên tai cho phụ

20

Trang 34

nữ, nam giới và cộng đồng Nếu số liệu cho thấy trong lũ lụt, phụ nữ bị chết nhiều

hơn nam giới, thì phải chăng do phụ nữ không biết bơi, hoặc họ là những gia đình

neo người có phụ nữ làm chủ hộ nên không có người hỗ trợ khi lũ lụt ập tới, hay họ

bị tàn tật không kịp di chuyên đến nơi an toàn Nếu nam giới bị thiệt hại nhiều hơnthì phải chăng họ đều là những người đi đánh cá ở ngoài khơi mà không kịp tìm nơitrú ân, phải chăng họ không có đủ phương tiện thông tin, liên lạc, phải chăng vì lợiích kinh tế nên họ nhất định không quay về khi biết có bão sẽ có rất nhiều nguyênnhân liên quan đến vai trò của phụ nữ và nam giới, liên quan đến nhu cầu của phụ

nữ và nam giới và đôi khi liên quan đến những định kiến xã hội mà họ quen thuộc

từ khi sinh ra Các thông tin và số liệu như vậy sẽ giúp ích cho việc lên kế hoạchphòng chống và ứng phó giảm thiểu rủi ro thiên tai đáp ứng nhu cầu của cả nam

giới và phụ nữ.

- Bình đăng giớiBình đăng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điềukiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội,

của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó

Các yếu tô cau thành bình đăng giới:

+ Quan tâm đến sợ khác biệt về giới tính giữa nam và nữ cũng như nhữngbất hợp lý về giới có thê tồn tại trong thực tế

+ Chú trọng đến sự tác động của phong tục, tập quán như là những nguyênnhân sâu xa và cơ bản của tình trạng phân biệt đối xử

+ Các chính sách và pháp luật không chỉ quan tâm đến những quy địnhchung mà còn quan tâm đặc biệt đến các quy định thể hiện được hai khía cạnh như:phân biệt những hợp lý yếu tố ưu tiên, bình đăng hoặc vừa ưu tiên, vừa bình dangcho một nhóm cụ thể hoặc là nam hoặc là nữ đề đạt được bình dang giới trên thực tế

- Bất bình đăng giới

Bắt bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam và nữ về vị trí, điều kiện

và cơ hội bat lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người dé đóng góp vàhưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước

21

Trang 35

Nói cách khác, bat bình đăng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ

nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởngkhác nhau giữa nam giới và phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

Các dạng tồn tại bất bình đăng giới như: Gánh nặng công việc, sự phân biệtđối xử, bất bình đăng về kinh tế, chính trị, những định kiến dap khuôn và bạo lực

trên cơ sở giới tính.

- Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào về giớiĐảng và Nhà nước Lào đã rất quan tâm đến các vấn đề về gia đình Đặc biệt

là khía cạnh giới, bởi giới là cơ sở của sự tổn tại và phát triển đời sống nhân loại và

tai tạo ra con người cho xã hội Ngay từ khi mới thành lập Đảng Nhân dân Cách

mạng Lào, Đảng đã rất quan tâm đến vấn đề về giới, nhất là sự phân biệt đối xử

giữa nam và nữ trong đời sống hàng ngày nói chung, phân biệt việc làm trong phạm

vi gia đình và xã hội nói riêng, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cho rằng: phụ nữ là

nhóm yếu thế mà lại bị áp bức bóc lột sức lực bởi nam giới Vì vậy, Đảng Nhân dân

Cách mạng Lào mới tìm cách giải phóng phụ nữ thoát khỏi gánh nặng các công việc

trong gia đình, đó là khuyến khích nam giới chia sẻ việc nhà với phụ nữ, thể hiệntrong chính sách của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Ké từ đó, đến nay quan điểmphân công lao động theo giới đã được tôn trọng và thể hiện xuyên suốt trong cácgiai đoạn cách mạng của các dân tộc ở Lào Hiến pháp Nước Cộng hòa Dân chủNhân dân Lào khang định: “dan bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện”

là một dấu ấn quan trọng về chính sách, pháp luật của Đảng Nhân dân Cách mạng

Lào về vấn đề phân biệt việc làm giữa nam và nữ, chống phân biệt đối xử đối vớiphụ nữ (Hiến pháp năm 2003) Đó là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện sự

phân công lao động giữa nam và nữ trong xã hội Lào (15, tr 20).

Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về

công tác phụ nữ, về việc phân công lao động giữa nam va nữ vẫn luôn thé hiệnxuyên suốt trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung

ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban bí thư về công tác quần chúng, công tác vận độngphụ nữ, công tác cán bộ phụ nữ Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể

nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển nhân cách của mình và khuyến khích phụ

nữ tham gia các hoạt động xã hội cùng với nam giới và từ đó thúc đây sự trung

22

Trang 36

thành và giúp đỡ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống, tức là bình đăng giới nam

nữ Trong các văn kiện của Đảng, khi đề cập đến vấn đề của phụ nữ, thuật ngữ

“giới” lần đầu tiên được chính thức sử dụng trong Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ V của Đảng Nhân Dân Cách mạng Lào Các văn kiện này nhắc đếnvan đề phân công lao động theo giới như: “Đối với phụ nữ thực hiện tốt về chính

sách lao động” và “thiết thực quan tâm đến sự phân biệt về giới, sự tiến bộ của phụ

nữ” Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Nhân Dân Cách mạngLào, nội dung bình đăng giới tiếp tục được khang định: “Đối với phụ nữ, nâng caotrình độ mọi mặt và đời sông vật chất, tinh thần, thực hiện bình đăng giới” Việc

xây dựng và ban hành Luật hôn nhân và gia đình nhằm đảm bảo sự phân công lao

động của nam và nữ một cách tập trung, có hệ thong va day đủ trong giai đoạn mới

hiện nay Đó là sự biéu hiện những bước tiến của việc quan tâm đến phụ nữ trongthực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Lào Trong Nghị quyết của Bộ Chínhtrị đã nêu vị trí, vai trò và tầm quan trọng về vấn đề giới và thúc đây công tác phụ

nữ trong thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Trong khi đó

Nghị quyết đã chỉ ra nhiệm vụ đầu tiên là nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và

sự phân biệt giới, trong đó nhấn mạnh cần phải: “đưa nội dung giáo dục giới, bìnhđăng giới vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các trường chính trị và cáctrường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” (14, Tr 64; 65; 69)

Ngoài ra, còn có rất nhiều văn bản chính thức khác của Đảng và Nhà nước

Lao thé hiện rõ quan điểm về sự phân công lao động giữa nam và nữ trong phạm vi

gia đình và xã hội để người dân hiểu rõ về mối quan hệ nam nữ trong xã hội loàingười như: Luật lao động việc làm (2006), Luật bình đắng giới nam va nữ (2020),

kỷ yếu của Hội phụ nữ Lào, kỷ yếu Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, v.v

- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự phân công lao động theo giớiChủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng dưới thời Pháp thuộc, nhân dân Việt Nam

Trang 37

phụ nữ, bởi vì phụ nữ là phần nửa xã hội, không giải phóng phụ nữ thì không giải

phóng một nửa loài người (3, tr 289).

Chủ tích Hồ Chí Minh đã khang định, Dang Cộng sản Việt Nam đã tích cựcvận động phụ nữ tham gia hội phụ nữ cứu quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ

đã góp phan quan trọng đưa cuộc cách mạng chống Thực dân Pháp và bọn Dé quốc

Mỹ đến thành công rực rỡ Từ đó, địa vị của người phụ nữ đã bắt đầu thay đôi Phụ

nữ được quyền tham gia bầu cử và ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất(Quốc hội) như nam giới Vai trò to lớn của phụ nữ và nam giới ngày càng được théhiện rõ nét qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại (4, tr 231-232)

Trong thực tế, như đã nhận định của một số nhà vị nữ, cuộc đấu tranh dé đi

đến bình đẳng giữa nam và nữ là: “cuộc đấu tranh dài nhất trong lịch sử nhân loại”

Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu sức mạnh ghê gớm mà tư tưởng “trọng nam khinhnữ” đang đè nặng lên các mặt của đời sống xã hội, cũng như khó khăn của việc giảithoát khỏi tư tưởng này Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trọng trai khinh gái là mộtthói quen mấy nghìn năm để lại Vì nó ăn sâu vào đầu óc của mọi người, mọi giađình, mọi tầng lớp xã hội” Có sự phân biệt đối xử như thế là do những quan niệmtruyền thống, còn có một số người “chưa thấy rõ vai trò của người phụ nữ hiện nay

cũng như sau này, nên còn xem thường khả năng của phụ nữ” (5, tr 153).

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những mực tiêu quan trọng của cuộccách mạng là bình đăng giới, trong đó có bình dang giữa nam và nữ: “Chúng ta làm

cách mạng là dé đấu tranh lấy quyên bình dang trai gái đều ngang quyền như nhau”

Tuy nhiên, muốn làm được việc này là không đơn giản, bởi thực tế không phải mọingười đều đã có nhận thức đúng về bình dang nam nữ Chính vì vậy, Hồ Chi Minh

đã chỉ ra cách hiéu chưa đúng về sự bình dang nam nữ: là việc chia đều các công việctrong gia đình giữa người vợ và người chồng Hồ Chí Minh khang định: “Nhiềungười lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm

sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng giới Hiện nay, cách hiểu một

cách “máy móc” về bình đăng nam và nữ như vậy cũng chưa phải đã hết Không ítngười vẫn hiểu bình đăng giới theo nghĩa “cào bằng” mà không cần biết đến sự khác

biệt giới trong đời sông của gia đình và xã hội.

24

Trang 38

Một điều quan trọng nữa là, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: phải tôn trọng phụ

nữ Đó là một nội dung nhân văn trong quan hệ giới mà ngày nay các nhà nghiên

cứu giới thường đề cập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh, điều mà

Người nhắc đến là “đàn ông phải kính trọng phụ nữ” Cho đến ngày nay, nhữngnghiên cứu về giới trong phát triển cũng đưa ra các băng chứng rằng bản chất của sựphát triển kinh tế-xã hội phải xuất phát từ sự tôn trọng lẫn nhau giữa phụ nữ và namgiới Trong phạm vi gia đình, sự yêu thương nhau giữa các thành viên chính là nềntảng của gia đình hạnh phúc Về vấn đề giải phóng phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

chỉ ra một con đường vô cùng tiến bộ dé đi đến mục đích là: “Không thé dùng vũ lực

mà tranh đấu Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, vănhóa, pháp luật” Chủ tịch Hồ chí Minh cho rằng giải phóng phụ nữ không phải là của

riêng ai, mà cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ là sự nghiệp của mỗi cá nhân và toàn

xã hội “phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân Dù to và khó khănnhưng nhất định thành công Bên cạnh đó, phụ nữ cũng phải dau tranh chống cái té

đó” Muốn làm trọn nhiệm vụ vẻ vang đó, theo Chủ tịch Hồ chí Minh thì phụ nữ

“phải xóa bỏ tâm lý tự ti và y lại, phải có ý chi tự cường, tự lập, phải nâng cao lên

mãi trình độ chính trị văn hóa, kỹ thuật” (5, tr 155).

1.2.1.5 Khái niệm về kinh tế tự Cung tự cấpTrong quá trình tìm kiếm các hình thức kinh tế khác nhau, nền kinh tế tựcung tự cấp đã trở thành một khái niệm quan trọng đối với việc hiểu và nghiên cứu

về các mô hình kinh tế Nền kinh tế tự cung tự cấp đại diện cho một hình thức kinh

tế tự quản, trong đó cộng đồng hay tổ chức sản xuất và tiêu thụ các hàng hóa vàdịch vụ mà không phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài

Nền kinh tế tự cung tự cấp là một hệ thống kinh tế nơi các cộng đồng hoặc tôchức sản xuất và tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi của chính mình mà

không phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài Nền kinh tế tự cung tự cấp thườngtồn tại ở các cộng đồng nhỏ, làng quê hoặc trong các tổ chức phi lợi nhuận Trong

hình thức này, người dân tự sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cần thiết cho cuộcsong hàng ngày

- Lợi thế của nền kinh tế tự cung tự cấp

25

Trang 39

Nền kinh tế tự cung tự cấp mang lại nhiều lợi ich đáng kế cho cộng đồng và

tổ chức áp dụng mô hình này Và dưới đây là một số lợi thé của nền kinh tế tự cung

tự cấp:

+ Độc lập và tự chủ: Kinh tế tự cung tự cấp giúp cộng đồng hoặc tô chức trở nên

độc lập và tự chủ trong việc quyết định sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm Họ không phụ

thuộc nhiều vào nguồn cung từ bên ngoài, giúp giảm rủi ro và sự phụ thuộc.

+ Phát triển cộng đồng: Nền kinh tế tự cung tự cấp tạo điều kiện cho sự phát triển

cộng đồng Việc hợp tác và tương tác trong cộng đồng giúp tăng cường mối quan hệ xã

hội, đoàn kết và sự đồng thuận Nó cũng thúc đây sự phát triển kinh tế và tạo ra cơ hội việc

làm và thu nhập cho các thành viên trong cộng đồng.

+ Sử dụng tài nguyên bền vững: Trong kinh tế tự cung tự cấp, việc sử dụng tài nguyên được quản lý một cách bền vững Cộng đồng hoặc tổ chức tận dụng các tài nguyên

nội bộ có sẵn và tái chế nguồn lực, giúp giảm sự lãng phí va bảo vệ môi trường Điều này

đóng góp vào sự bền vững và bảo vệ tài nguyên cho thế hệ tương lai.

+ Tăng cường khả năng chống chịu: Kinh tế tự cung tự cấp tạo ra khả năng chống chịu cao hơn trong môi trường không chắc chắn và khó khăn Khi phải đối mặt với thay đổi hoặc khủng hoảng, cộng đồng hoặc tổ chức có khả năng thích ứng và tự bảo vệ hơn.

Họ có thé điều chỉnh sản xuất và tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu cơ bản và duy trì sự ổn định.

+ Gia tăng sự tương đối và công băng: Kinh tế tự cung tự cấp có tiềm nănggia tăng sự tương đối và công bằng trong cộng đồng Đối với việc tô chức và quản

lý sản xuất và tiêu thụ một cách cận kề, nền kinh tế tự cung tự cấp có thé đảm bao

rằng các nguồn lực và lợi ích được phân phối một cách công bằng và bình đẳng

trong cộng đồng

Nền kinh tế tự cung tự cấp tạo ra một môi trường kinh doanh nhỏ hơn, khôngtập trung quá nhiều quyền lực và tài nguyên vào một số cá nhân hoặc tập đoàn lớn

Thay vào đó, nó khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ nguồn lực của cộng đồng, giúp

ngăn chặn sự tăng trưởng chênh lệch quá mức và bảo vệ quyền lợi của tất cả các

thành viên trong cộng đồng.

- Các yếu tố cầu thành nền kinh tế tự cung tự cấp+ Tự cung: Tự cung là khả năng sản xuất các hàng hóa và dịch vụ dé đáp ứngnhu cầu cơ bản của cộng đồng hoặc tổ chức nào đó Điều này đòi hỏi sự tổ chức và

hiệu quả trong quá trình sản xuât.

26

Trang 40

+ Tự cấp: Tự cấp là khả năng tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất

trong cộng đồng hoặc tô chức mà không phải dựa vào nguồn cung từ bên ngoài Tựcấp đòi hỏi sự tổ chức và quan lý hiệu qua dé dam bảo sự 6n định và đủ nguồn lực

cho việc tiêu thụ.

+ Mạng lưới địa phương: Kinh tế tự cung tự cấp thường dựa trên mạng lưới

địa phương, trong đó các cộng đồng gần kề hợp tác với nhau, dé đáp ứng nhu cầu

sản xuất và tiêu thụ Mạng lưới này có thể bao gồm: việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ,

thông tin và kỹ thuật giữa các cộng đồng Điều đó tạo ra một sự phụ thuộc chặt chẽ

và sự liên kết giữa các cộng đồng, góp phần tăng cường sức mạnh và sự ôn định của

kinh tế tự cung tự cấp.

+ Hợp tác cộng đồng: Trong kinh tế tự cung tự cấp, sự hợp tác cộng đồngđóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển và sự đồng thuận trong sảnxuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Các thành viên trong cộng đồng gắn kết vớinhau và hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, chia sẻ nguồn lực và kiến thức Sự

hợp tác này giúp tăng cường năng suất, hiệu quả và sự 6n định trong kinh tế tựcung tự cấp

+ Chia sẻ nguồn lực: Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, việc chia sẻ nguồn

lực là một yếu tố quan trọng Các thành viên trong cộng đồng chia sẻ nguồn lực,

bao gồm: lao động, đất đai, vật liệu, kỹ năng và kiến thức của mình Qua việc tận

dụng và chia sẻ nguồn lực hiệu quả, cộng đồng có thể sản xuất và tiêu thụ các hàng

hóa và dịch vụ một cách bền vững

+ Tái chế và sử dụng lại: Trong nên kinh tế tự cung tự cấp, việc tái chế và sử

dụng lại các tài nguyên là một phần quan trọng của quá trình sản xuất và tiêu thụ.Thay vì lãng phí tài nguyên, cộng đồng tận dụng và tái sử dụng các tài nguyên cósan dé đáp ứng nhu cầu của mình Việc tái chế và sử dụng lại giúp giảm sự phụ

thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài và tạo ra môi trường phát triển bền vững cho

kinh tế tự cung tự cấp.

Đề minh hoa và hiéu rõ hơn về nền kinh tế tự cung tự cấp, dưới đây là một sỐ

vi dụ cụ thé về các cộng đồng hoặc tô chức áp dụng mô hình kinh tế này:

Cộng đồng nông thôn tự cung tự cấp ở Bắc Ailen: Trong một số khu vực

nông thôn của Bắc Ailen, các cộng đồng đã hình thành mô hình kinh tế tự cung tự

27

Ngày đăng: 08/10/2024, 00:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN