1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức sản xuất chương trình "Nông thôn ngày nay" trên sóng phát thanh địa phương

144 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức sản xuất chương trình "Nông thôn ngày nay" trên sóng phát thanh địa phương
Tác giả Nguyen Thanh Phong
Người hướng dẫn TS. Nguyen Minh Hai
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 30,68 MB

Nội dung

Với sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó có các Đài Phát thanh vàTruyền hình trong khu vực, chương trình phát triển NN — ND - NT đã trởthành phong trào rộng khắ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THANH PHONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Báo chí học

Vĩnh Long - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THANH PHONG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 8320101-01-UD

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Minh Hải

Vĩnh Long - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá

nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Minh Hải

Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu được trình

bày trong luận văn này là hoan toàn trung thực và khách quan, chưa từngđược công bố dưới bat cứ hình thức nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Nguyễn Thanh Phong

Trang 4

LOI CAM ON

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Minh Hải, người đã

trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Với sự chỉ dẫn, góp ý rất tận

tình, cùng những lời nhắc nhở, động viên của cô đã giúp tôi vượt qua nhiều

khó khăn trong quá trình thực hiện công trình này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô giáo là giảng viên tại Viện Đàotạo Báo chí - Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN, đặc biệt lànhững thay, cô giáo trực tiếp giảng day tôi trong quá trình theo học Các thay,

cô giáo đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn tôi trong quá trình

học tập và nghiên cứu khoa học.

Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn bạn bẻ đồng nghiệp, các phóng

viên biên tập viên, nhóm sản xuất chương trình phát thanh Nông thôn ngày

nay đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận

văn thạc sĩ này.

Trong quá trình hoàn thiện Luận văn, mặc dù rất có gắng, song do trình

độ và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết

Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu dé luậnvăn này có thé hoàn chỉnh hon và đó cũng là kinh nghiệm dé tác giả có thétriển khai những công trình nghiên cứu sau này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Thanh Phong

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIET TAT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VANSTT Chữ tắt Giải nghĩa

7 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

8 HDH Hiện đại hóa

9 KTXH Kinh tế xã hội

10 PT - TH Phat thanh - Truyén hinh

1 PV - PTV - BTV - Phóng viên -Phát thanh viên- Biên tập viên

KTV - Kỹ thuật viên

12 NN -ND-NT Nông nghiệp, Nông dân Nông thôn

13 NTNN Nông thôn ngày nay

14 NTM Nông thôn mới

15 NTVT Người tốt việc tốt

16 |TCSX Tổ chức sản xuất

17 UBND Ủy ban nhân dân

18 XHCN Xã hội chu nghĩa

Trang 6

DANH MỤC CÁC BANG SO LIEU, BIEU DO VÀ HÌNH ANH SỬ

DỤNG TRONG LUẬN VĂN

STT Tên bảng và hình vẽ Trang

1 | Hình 2.1 Đài PT - TH Tiền Giang 45

2 | Hình 2.2 Cơ cấu tô chức của Đài PT - TH Tiền Giang 48

3 | Hình 2.3 Đài PT - TH Vinh Long 48

4 | Hình 2.4 Cơ câu tô chức của Đài PT - TH Vĩnh Long 51

5 | Hình 2.5 Các thê loại được sử dung trong chương trình Nông|_ 70

thôn ngày nay từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020

6 | Bảng 2.1 Kết cầu CTPT NTNN của Đài PT - TH Vĩnh Long 53

7| Bảng 2.2 Kết câu CTPT NTNN của Đài PT - TH Tiền Giang 56

8 | Bảng 2.3 Nội dung tuyên truyền về vấn dé NN - ND - NT được |_ 62

phản ánh trên chương trình Nông thôn ngày nay của Đài PT

-TH Tiền Giang và Vĩnh LongBảng 2.4 Thời lượng và thời gian phát sóng chương trình

9 |Nông thôn ngày nay của Dai PT - TH Tiền Giang và Vĩnh| 81

Long

10 Bang 2.5 Mức độ quan tâm của thính giả đối voi chương trình s2

Nông thôn ngày nay

T Bảng 2.6 Tỷ lệ đánh giá của thính giả khi theo dõi chương 74

trình Nông thôn ngày nay

Trang 7

13 Bảng 2.7 Tỷ lệ đánh giá mức độ chưa hài lòng của thính giả

khi theo dõi chương trình Nông thôn ngay nay 82

14 Bang 2.8 + 2.9 Tỷ lệ người theo dõi còn han chế 85

Trang 8

096710005 4

1 Tính cấp thiết của đề tài -¿- ¿©6522 211211221221 21 21211211211 4

2 Tổng quan nghiên cứu của đề tài - ¿5c sSx+E£+E+Ee£EerxeEzrerkered 6

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 2+ <k*++*+seeEsesereeseree 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - 2 2 + s+++z++zEzxz+xzrxzrxees 9

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - ««++s«++«ec<ss 10

6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài - 2-2 2 2 xe£x+£zxzxerxee 12

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2-5 scsccxerxzreersee 12

8 Kết cầu chương mục của luận văn - «+ s + +vvsseeeseeeseeeees 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỎ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH “NÔNG THÔN NGÀY NAY” TRÊN SÓNG

PHÁT THANH DIA PHƯƠNG - 2 252+SE+EE+EESEEeEEeEEErEErErrkerxee 13

1.1 Một số khái niệm liên 600 — 131.1.1 TỔ Chức SGN XHẤT seeseecsessesssesssesssssesssessesssesssssecssessecsusssecsuessesseesseee 13

1.1.2 Chương trình phát tÏHQHÌH s5 tk E*xkE*kE+eEseeesekeeeeeese 14

1.1.3 Chương trình chuyên đề Nông thôn ngày nay, Chương trình Nông

thôn ngày nay trên sóng phat thanh địa PAUONY 5555 s << s<+ssss+ 16

1.1.4 Phát thanh địa DhƯƠIH cv rrkerei 171.1.5 TỔ chức sản xuất chương trình phát thanh "Nông thôn ngày nay"trên sóng AIA PAUONG cv nh 18

1.2 Chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng vềvan đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và trách nhiệm của báo chí 19

1.2.1 Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh, quan điểm củaĐảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thÔn -«««<+++ 19

1.2.2 Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điển của Đảng

về vai trò, trách nhiệm của báo chí đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển

/11/1-8/14/112/08000Ẻ011n85858e - 22

1.3 Các yếu tô cau thành tổ chức sản xuất chương trình Nông thôn ngàynay trên sóng phát thanh địa phương - - «+ +s + + + **+v£+eeseeeeeeeesexrs 25

Trang 9

1.3.1 Lập kế hoạch thông tỉn -+©++£+£+£++£++rkerkerterrerrrreered 25U05 nan he 261.3.3 Tổ chức thiết bị kỹ thuiật 52-525 +ceSteEEESEEEEerkerkerrrrrrerkee 271.3.4 Tổ chức sản xuất nội UING 0PEPEPPRhe :Ò 27 1.3.5 Dàn dung, phát sóng và tiếp nhận phản hồi se: 291.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc tổ chức sản xuất chương trình nông

thôn ngày nay (TCSXCT NTNN) SLn HH key 30

1.4.1 Căn cứ vào chất lượng nội dung, hình thức của chương trình 301.4.2 Căn cứ vào hiệu quả về kinh tỂ «2 cs+S++E‡+EeEeEeEzrerkerkee 30 1.4.3 Căn cứ vào hiệu quả của hoạt động 16 chức nhân sự 31Tiểu kết chương 1 - 2 2 2+E£SE+EE£EE#EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE 1.1 cveeg 33CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỎ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH “NÔNG THÔN NGÀY NAY” TRÊN SÓNG PHÁT THANH

2.1 Khái quát về Đài PT - TH Tiền Giang và Đài PT - TH Vĩnh Long 342.1.1 Khái quát về Đài PT - TH Tién Œiang -. -:©52©5s©5sc55+: 342.1.2 Khái quát về Đài PT - TH Vinh Long -. - 2-2255: 372.2 Khảo sát quy trình tổ chức sản xuất chương trình phát thanh “Nôngthôn ngày nay” của Đài PT - TH Tiền Giang và Đài PT - TH Vĩnh Long 39

2.2.1 Xây dựng kế hoạch thông tỉ -¿-2cs+ce+cxeceertezxe+rerrsee 392.2.2 Tổ chức nhân sự -e:-ccccccctierrtirrrtirtrtrrrrrrirrrrrrrrrrirrrrree 442.2.3 Tổ chức thiết bị kỹ thuật - + 252 ©ceSE+E+EE+EtEEeEEeEEeErrrrerkees 462.2.4 Tổ chức sản xuất nội UING PP - :.‹+1 47 2.2.5 Dan dựng, phát sóng và tiếp nhận phản hôÌ 2 c5: 582.3 Thanh công, hạn chế và nguyên nhân - ¿5+ z+z+e++z 59

2.3.1 Thành CONG << v.v vn nà 59

2.3.2 HAN 0000886 642.3.3 Nguyên nhân của những hạn CHẾ SE E111 cEkrrkd 70 Tiểu kết chương 2 - 2-2 SE EEEEE1EE12E1111111121111 111111111 xe 73

Trang 10

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ TỎ CHỨC SẢN

XUẤT CHƯƠNG TRÌNH “NÔNG THÔN NGÀY NAY” TRÉN SÓNG PHÁT THANH DIA PHƯƠNG -2- 2 E+EE+EE+EEeEEeEEErEErEerrserxee 74

3.1 Những vấn đề tác động đến TCSX CTPT Nông thôn ngày nay trên

sóng phát thanh địa phuong - - - < + E319 vn re 74

3.2 Nhóm giải pháp chung nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất chươngtrình "Nông thôn ngày nay" trên sóng phát thanh địa phương 76

3.2.1 Bám sát quan điển của Đảng, Nhà nước vê NN - ND - NT 763.2.2 Bám sát nhu cau của công chúng về thông tin trong lĩnh vực

U31 77

3.2.3 Giải pháp về xây dựng kế hoạch thông tỉn -. -©-5-<+- 803.2.4 Giải pháp về tổ chức nhÂH stự -:©-2525s+cs+cxecxezeezxsresrsee 813.2.5 Giải pháp về tổ chức nội AUN -. -+ 2-cs5scxecsccsecxe+rescsee 823.2.6 Giải pháp về tổ chức thiẾt Đị 5< cscceE‡EkEEeEeEerrkrkerkeea 88Tiểu kết chương 3 - 2 2 2SE+SE£EEEEEEEEEEE12112112111171 1171.211111 crxee 90z0 :-11 92

TÀI LIEU THAM KHAO -2¿©5<+2E+EEE+EEE2EEEE2EE2EECEEEcrrkrrrrcee 95

PHU LUC oe 101

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tàiViệt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp vẫn giữ vai tròquan trọng trong nền kinh tế hiện nay với khoảng 70% dân số làm ở lĩnh vựcnày Từ một nước thiếu đói năm 1945 đến nay chúng ta không những đã bảođảm tốt an ninh lương thực, góp phan phát triển kinh tế đất nước và ôn địnhchính trị - xã hội mà còn trở thành một trong những cường quốc xuất khẩugạo lớn nhất thế giới

Mặc dù, trong năm 2020 và 2021, tác động tiêu cực từ đại dịch

Covid-19 khiến nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ bị đình đốn thì sản xuất nôngnghiệp của Việt Nam vẫn phát triển, vẫn đảm bảo ồn định an ninh lương thựctrong nước và xuất khẩu nông sản Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Việt Nam

đã và đang đối mặt với nhiều thách thức từ sự biến đồi của khí hậu, dịch bệnh;chuỗi liên kết giá trị nông sản trong sản xuất còn lỏng, qui mô còn nhỏ lẻ; sựbiến động của thị trường xuất khâu và cạnh tranh từ các quốc gia trong khuvực đòi hỏi cần có những giải pháp tổng thê để không ngừng tăng cườngphát triển bền vững ngành nông nghiệp nghiệp Việt Nam

Dé nông nghiệp phát triển bền vững, báo chí có vai trò hết sức quantrọng bởi báo chí tác động trực tiếp đến nhận thức của người dân, qua đó làmthay đổi nhận thức, dẫn đến thay đổi hành vi của công chúng Trong thời gianqua, báo chí đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chươngtrình xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp bền vững tạo nênkhông khí thi đua, phan đấu trên toàn xã hội Nhiều mô hình điểm, cách làmhay từ mọi miền tô quốc đã được báo chí phản ánh, mô ta, phô biến đến đôngđảo quần chúng nhân dân Nhiều người dân thoát nghèo, học cách làm giàucũng nhờ đọc những bài báo viết về mô hình phát triển nông nghiệp bền vững.

Trang 12

Đồng bằng sông Cửu Lơng (ĐBSCL) - vựa lúa của Việt Nam với 47%diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước - nên vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn (NN — ND — NT) luôn được Dang, Nhà nước va cấp ủy, chính quyên các địa phương trên địa bàn quan tâm đặc biệt Với sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó có các Đài Phát thanh vàTruyền hình trong khu vực, chương trình phát triển NN — ND - NT đã trởthành phong trào rộng khắp trên toàn khu vực, góp phan nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của người dân cũng như hoàn thành vượt mức các mụctiêu phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.

Được xây dựng sau khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành(BCH) Trung ương Đảng khóa X (5/2008) về NN — ND - NT ban hành - Chương trình “Nông thôn ngày nay” của Đài Phát thanh và Truyền hình (PT -TH) Tiền Giang, Vĩnh Long đã được phát sóng hàng ngày Nội dung thông tin

tập trung phản ánh những chủ trương, chính sách cua Dang va nhà nước; công

tác xây dựng nông thôn mới, xây dựng phát triển về NN — ND - NT tại địaphương cũng như những khó khăn, vướng mắc Những thông tin này đãphần nào phản ánh tiến trình, thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện nghịquyết về NN — ND - NT, tạo cơ sở và nền tảng dé người dân, lãnh đạo địaphương, chính quyền các cấp biết được những thuận lợi, khó khăn, vướngmắc dé kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì chương trình Nôngthôn ngày nay vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu sự pháttriển của tình hình Đặc biệt, cuộc các mạng công nghiệp 4.0, đã tác độngmạnh mẽ (cả về cơ hội lẫn thách thức) đến các đài phát thanh nói chung, đảiphát thanh ở ĐBSCL nói riêng Trong khi đó, về mặt lý luận, cho đến thờiđiểm hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về chươngtrình “Nông thôn ngày nay” trên sóng phát thanh, chưa có sự tổng kết thực

Trang 13

tiễn, đánh giá hiệu quả, những mặt được, chưa được về hoạt động này cũngnhư có những giải pháp nâng cao hiệu quả phát sóng của chương trình này Vì

vậy, tôi chọn đề tài “Tổ chức sản xuất chương trình Nông thôn ngày nay trên sóng phát thanh địa phương” đê làm luận văn tốt nghiệp dé chi ra thực trang việc Tổ chức sản xuất các CTPTh về NN — NT - ND của Đài Từ đó, luận văn

sẽ đề xuất các giải pháp khắc phục những ton tại trong công tác tô chức sảnxuất nhằm giúp CTPT Nông thôn ngày nay của Đài PT-TH Tiền Giang vàVĩnh Long ngày càng khăng định vị thế trong lòng thính giả gần xa

1.3 Tổng quan nghiên cứu của đề tàiTrong qua trình nghiên cứu đề tài “Tổ chức sản xuất chương trình

Nông thôn ngày nay trên sóng phát thanh địa phương”, khảo sat chương

trình Nông thôn ngày nay trên Đài PT — TH Tiền Giang và Vinh Long (từtháng 02/2020 đến tháng 02/2021), tác giả đã tiếp cận một số đề tài nghiên cứu về NN — ND — NT và Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh ởĐBSCL Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập trực tiếp về Tổ chức sảnxuất chương trình Nông thôn ngày nay tại 2 Dai PT — TH Tiền Giang và VinhLong Trong những tài liệu đã tiếp cận, tác giả có chú ý đến một số công trìnhnghiên cứu có liên quan gần với dé tài đã chọn Cụ thé như sau:

* Dé cập đến chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về nông

nghiệp, nông thôn, nông dân có các công trình như:

- Cuốn sách “Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020”, tác giả Trần ThịMinh Ngọc, NXB Chính trị Quốc gia, H.2010 Tác giả phân tích, đánh giánhững thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu và hạn chế trong quátrình giải quyết việc làm cho nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng trong quátrình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH), từ đó đề ra phương hướng

Trang 14

và giải pháp cụ thé, thiết thực nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn trongquá trình giải quyết việc làm cho nông dân.

- Cuốn sách “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới” của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên, NXB Chính trị Quốc gia, H.2012 Tác giả bàn về bối cảnh, cơ hội và thách thức trong mô hình tăngtrưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020 Trên cơ sở phân tích lý luận và đánhgiá khách quan, cuốn sách đã chỉ ra những van đề ton tại cũng như xu hướngphát trién của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, đồng thời đề xuấtmột số chính sách nhăm giải quyết những vấn đề tồn tại đang đặt ra trong

nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

* Dé cập đến vị trí, vai trò của báo chí nói chung, phát thanh nói riêngtrong tuyên truyén chủ trương, đường lỗi, chính sách của Đảng, Nhà nước,trong đó có chính sách Nông nghiệp có các công trình như:

- Luận văn thạc sĩ “Báo Đảng địa phương ĐBSCL với van dé nongnghiệp, nông thôn va nông dân hiện nay” (Khao sát các báo Cần Thơ, An

Giang, Cà Mau năm 2014) của Nguyễn Thành Tín năm 2015: Thông qua việc

khảo sát, phân tích, tác giả đánh giá những thành công và hạn chế trong côngtác tuyên truyền về NN - ND - NT trên các báo Đảng địa phương khu vựcĐBSCL, luận văn đưa ra các giải pháp, kiến nghị để đổi mới, nâng cao chấtlượng tuyên truyền về NN - ND - NT, góp phần phát huy hiệu quả cao nhấtmột trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước là phát triển NN - ND -

NT khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

- Luận văn thạc sĩ “VOVI với công tác tuyên truyền "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" (Khảo sát một số chương trình trên hệ VOVI, từ tháng 1/2014 đến tháng 3/2014) của Lê Thị Thơm năm 2014 Luậnvăn tập trung vào những van dé lý luận và thực tiện công tác tuyên truyềnchương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên hệ thống VOVI

Trang 15

* Dé cập về hoạt động sản xuất các chương trình phát thanh nói chung,

chương trình “nông thôn ngày nay” cua các dai phat thanh trong cả nước, ở ĐBSCL có các công trình như:

- Luận văn thạc sĩ “ Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên sóngtruyền hình, Đài PT - TH Nghệ An” (Khảo sát Chương trình thời sự, chuyên

đề từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013) của tác giả Trần Thị Thùy Linh năm

2013 Luận văn tìm hiểu hệ thống lý luận, những chủ trương của Đảng và Nhànước về xây dựng nông thôn mới, phân tích, đánh giá chất lượng tác pham vềtuyên truyền xây dựng nông thôn mới; từ đó rút ra những kết luận cầnthiết, những bài học kinh nghiệm và những đề xuất giải pháp kiến nghịnhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trênsóng truyền hình Đài PT - TH Nghệ An nói riêng và các địa phương kháctrên cả nước nói chung.

- Luận văn “Đổi mới chương trình phát thanh của Đài Phát thanh vàTruyền hình Thanh Hóa đáp ứng nhu cầu công chúng nông thôn” của tác giảMai Thị Nhung năm 2015 Luận văn tìm hiểu khung lý thuyết về đổi mớichương trình phát thanh đài PTTH đáp ứng nhu cầu công chúng nông thôn vàkhảo sát nhu cầu công chúng nông thôn trong tiếp nhận chương trình phátthanh ở Thanh Hóa; Trên cơ sở đó, phát hiện van dé và tìm kiếm khuyến nghịkhoa học nhằm tiếp tục đổi mới chương trình phát thanh đáp ứng nhu cầu

công chúng nông thôn trong tỉnh.

Những nghiên cứu trên đây phần nào đã làm sáng tỏ những vấn đề về

NN - NT - ND; công tác truyền thông nói chung, báo chí nói riêng: vai trò của

cơ quan truyền thông đối với chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá nôngnghiệp, nông thôn; về xây dựng nông thôn mới; mối quan hệ giữa công táctruyền thông và nhiệm vụ xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn;những kết quả từ chủ trương mang lại Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu

Trang 16

đi trước vẫn chưa nghiên cứu sâu về tổ chức sản xuất chương trình Nông thôn

ngày nay trên sóng phát thanh địa phương Chính vậy, tôi lựa chọn nghiên

cứu sâu về nội dung này vì tính cấp thiết của đề tài.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Lam rõ lý luận và thực tiễn hoạt động tổ chức sản xuất chương trình

"Nông thôn ngày nay" trên sóng phát thanh địa phương Từ đó, đề xuất giảipháp nâng cao chất lượng tô chức sản xuất chương trình “Nông thôn ngàynay” trên sóng phát thanh địa phương trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, phần tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn việc tổ chức sảnxuất chương trình “Nông thôn ngày nay” trên sóng phát thanh địa phương

Hai là, phân tích, làm rõ thực trạng cũng như các yếu tố tác động đến việc tô chức sản xuất chương trình phát thanh “Nông thôn ngày nay”.

Ba là, đề xuất một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả tổ chức sảnxuất chương trình “Nông thôn ngày nay” trên sóng phát thanh địa phương

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hoạt động tổ chức sản xuất chương trình "Nông thônngày nay" trên sóng phát thanh địa phương.

Trang 17

- Về thời gian: Luận văn khảo sát từ tháng 02/2020 đến tháng 02/2021,trên cơ sở đó dé đưa ra các giải pháp nâng cao chương trình phát thanh “Nôngthôn ngày nay” đến 2025.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

- Việc nghiên cứu đề tài này được thực hiện dựa trên cơ sở phương phápluận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí; chủtrương, đường lỗi của Đảng Cộng sản Việt Nam, các chính sách, văn bảnpháp luật của Nhà nước về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và hoạt độngtruyền thông về nông nghiệp, nông thôn

- Vì vấn đề tổ chức sản xuất chương trình “Nông thôn ngày nay” trên sóngphát thanh trên thực tế là một trường hợp cụ thể của vấn đề truyền thông pháttriển nên dé tài sẽ dựa trên nền tang lý thuyết truyền thông Sử dụng và hài

lòng (Use and Gratification) của MC Quail Blumler, Brown, 1972 Ly thuyét

này coi công chúng là trung tâm của hoạt động truyền thông, dé cao vai tròcủa người tiếp nhận, nghiên cứu xem công chúng có sử dụng các chương trìnhphát thanh, truyền hình không? Khi sử dụng thì có hài lòng với chương trình

đó không? Nếu có thì mức độ hài lòng như thế nào? Nếu không hài lòng thìtìm hiểu nguyên nhân vì sao họ chưa ưng ý? Lý thuyết "Sứ dung và hài long"coi việc có đáp ứng được nhu cầu của công chúng hay không là tiêu chuẩn cơbản để đánh giá hiệu quả truyền thông

Luận văn sử dụng lý thuyết này là một trong những cơ sở đề đánh giá hiệuquả việc tổ chức sản xuất chương trình "Nông thôn ngày nay" trên sóng phát

thanh địa phương.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng dé hệ thống hóa, phân tích, những van dé lý luận và thực tiễn về tổ chức sản xuất chương trình

nông thôn ngày nay trên sóng phát thanh địa phương.

10

Trang 18

- Phương pháp nghiên cứu trường họp: Luận văn lựa chọn nghiên

cứu trường hợp Đài PT - TH Tiền Giang và Đài PT - TH Vĩnh Long tổ chứcsản xuất chương trình "Nông thôn ngày nay" từ tháng 01/2020 đến tháng12/2020 Thông qua việc khảo sát thực tiễn, quan sát, phỏng van sâu, điều trabảng hỏi, nghiên cứu các dữ liệu văn bản, tác giả sẽ phân tích cách thức haiđài này triển khai hoạt động tổ chức sản xuất chương trình "Nông thôn ngàynay" như thế nào, từ đó soi chiếu vào khung lý thuyết, rút ra các vấn đề đốivới hoạt động này ở các đài địa phương.

- Phương pháp phân tích, tong hợp được sử dụng dé tông hợp, phântích các số liệu, dữ liệu rút ra các luận điểm

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng dé thăm dò ýkiến thính giả, là một trong những kênh để đánh giá hiệu quả của hoạt động

tổ chức sản xuất chương trình.

Với dung lượng 600 phiếu, tác giả tập trung nghiên cứu mức độ hàilòng của thính giả, tìm hiểu những đánh giá của công chúng về chất lượngnội dung chương trình “Nông thôn ngày nay” trên sóng phát thanh Đài PT -

TH Tiền Giang và Vĩnh Long

Thời gian và địa điểm:

Thời gian nghiên cứu: Từ 15/02/2020 - 30/02/2021

Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long

Đối tượng

Tất cả người dân có khả năng tiếp cận trên địa bàn nghiên cứuTiêu chuẩn không lựa chọn: Từ chối tham gia nghiên cứu; Đối tượngmắc bệnh tâm thần hoặc không có khả năng giao tiếp

5.2.4 Phương pháp Phỏng vấn sâuPhỏng vấn sâu nhóm công chúng thường xuyên theo déi các chươngtrình “Nông thôn ngày nay”; Phỏng vấn nhóm chuyên gia, những người có

11

Trang 19

kinh nghiệm thực tế về cách thức tổ chức sản xuất chương trình (phóng viên,

biên tập viên thực hiện chương trình, lãnh đạo phụ trách).

6 Đóng góp mới về khoa học của đề tàiGóp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức sản xuất

chương trình “Nông thôn ngày nay”, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu

quả tổ chức sản xuất chương trình này trên sóng phát thanh địa phương

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về lý luận: Luận văn bé sung và làm rõ hơn hệ thống lý luận về tổchức sản xuất chương trình "Nông thôn ngày nay" trên sóng phát thanh địaphương, giải pháp nâng cao hiệu quả đối với hoạt động này

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo có hệ thong cho các co sở dao taobáo chí, truyền thông, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực báo chí, truyền thông

-Về thực tiễn: Luận văn có thê gợi mở cho các nhà lãnh đạo, quản lý,phóng viên, biên tập viên các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cáchthức tổ chức sản xuất chương trình “Nông thôn ngày nay” trên sóng phatthanh địa phương, nhằm thu hút được đông đảo công chúng, tăng lợi thếcạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày một biến đồi như hiện nay

8 Kết cấu chương mục của luận vănLuận văn ngoai phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,phần nội dung chính gồm có 3 chương cụ thể như sau:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIÊN TO CHỨC SAN XUẤTCHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH “NÔNG THÔN NGÀY NAY” TRÊNSÓNG PHÁT THANH ĐỊA PHƯƠNG

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG TO CHỨC SAN XUẤT CHUONG TRÌNH

“NÔNG THÔN NGÀY NAY” TRÊN SÓNG PHÁT THANH ĐỊA PHƯƠNGCHƯƠNG 3: GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA TO CHỨC SAN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH “NONG THÔN NGÀY NAY” TREN SONG PHÁT

THANH ĐỊA PHƯƠNG

12

Trang 20

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TO CHỨC SAN XUẤT CHUONG

TRÌNH PHÁT THANH “NÔNG THÔN NGÀY NAY” TRÊN SÓNG

PHÁT THANH ĐỊA PHƯƠNG

1.1 Một số khái niệm liên quan1.1.1 Tổ chức sản xuất

Theo Từ điển Tiếng Việt, tổ chức là việc sắp xếp, bố trí thành các bộphận dé cùng thực hiện một nhiệm vu hoặc cùng một chức năng chung [43,

tr.157].

Tổ chức là một sự sắp xếp có hệ thống những người được nhóm lại vớinhau dé đạt được những mục đích nhất định Các đơn vị kinh doanh, nhà hàng,ban nhạc, cơ quan nhà nước là những ví dụ về tô chức

Công tác tổ chức bao hàm 2 nội dung cơ bản là Tổ chức cơ cấu (tổchức cơ cấu quản lý và tổ chức cơ cấu sản xuất kinh doanh) và Tổ chức quá trình (tổ chức quá trình quản trị và tổ chức quá trình chuẩn bị cho sản xuấtsản phẩm)

Vậy các tô chức là những tập hợp bao gồm nhiều cá thể, nhiều thành viên

và rõ ràng, những thành viên này sẽ đưa ra các quyết định và xác định mụcđích hướng đến Và chính các thành viên này cũng sẽ thực hiện hàng loạthành động, hành vi dé hiện thực hoá các mục tiêu, mục đích đã đề ra theo sự

phân công công việc và phân công nhiệm vụ.

Cũng theo Từ điển Tiếng Việt, sản xuất là tạo ra vật phâm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động [43, tr.342], là hoạt động bằng sức lao động của con người hoặc băng máy móc, chế biến các nguyên liệu thành của cải vật chất cần thiết Vật phẩmcho xã hội phải được hiểu bao gồm sản phẩm vật chất và sản phẩm tinhthan mang những nét đặc thù Tính đặc thù của sản phẩm phụ thuộc vào

13

Trang 21

các nhân tố sản xuất như nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn,phươngtiện sản xuất và công nghệ sản xuất.

Nếu coi sản xuất là một quá trình tổ chức sản xuất là biện pháp, các phương pháp, các thủ thuật dé duy trì mối quan hệ và phối hợp hoạt động của các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia vào quá trình sản xuất đó một cách

hợp lí theo gian.

Nếu coi sản xuất là một trạng thái thì tổ chức sản xuất là các biện pháp,phương pháp, các thủ thuật nhăm hình thành các bộ phận sản xuất có mối liên

hệ và phân bé chúng một cách hợp lí về không gian

Dé tô chức sản xuất tao ra sản phẩm, đầu tiên cần phải phân chia quátrình sản xuất tạo nên các sản phẩm thành các quá trình riêng Căn cứ vàophương pháp, kỹ năng khác nhau, dựa trên lao động máy móc sẽ hình thành

nên loại hình sản xuất, cơ cấu sản xuất, lập kế hoạch sản xuất và t6 chức công

tác điều phối sản xuất.

Vì thế, có thé hiểu Tổ chức sản xuất là sự sắp xếp, bố trí các công đoạn từ

đầu đến cuối, tạo thành một quy trình phù hợp, dé từ đó đạt được mục tiêu,mục đích sản xuất đã đề ra với hiệu quả cao nhất

1.1.2 Chương trình phát thanhTheo luật báo chí năm 2016 khoản 10 Điều 3: chương trình phát thanh

là tập hợp các tin, bài trên báo nói theo một chủ đề trong thời lượng nhất định,

có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc

Trong cuốn Báo phát thanh - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản PGS, TSDinh Thị Thu Hang chủ biên thì "Chương trình phát thanh là một chỉnh thétrong đó các thành phần tin bài, âm nhạc, lời dẫn được bồ trí sắp xếp một cách hợp lý trong một khoảng thời gian xác định nhằm đáp ứng nhiệm vụcủa cơ quan truyền thông và mang lại hiệu quả cao nhất đối với ngườinghe” [20, tr 153]

14

Trang 22

Chương trình phát thanh là sự tô chức các tin tức, bài vở, tài liệu cùngcác chất liệu khác trong phát thanh theo thời lượng nhất định, mục đích nhất quán và nhằm vào đối tượng cụ thé “Thông thường một chương trình phátthanh mở đầu băng nhạc hiệu và kết thúc bằng lời chào tạm biệt Ngay sau

nhạc hiệu là lời xướng của phát thanh viên, chỉ ra tên hoặc đặc trưng của chương trình” [28; tr 117 -118].

Trong thực tế tùy theo tiêu chí phân loại, mỗi chương trình phát thanh

có đối tượng tác động riêng, có nội dung phản ánh cũng như phương thức

thực hiện riêng Thính giả dễ dàng phân biệt chương trình phát thanh thanh

niên với chương trình phát thanh dành cho người cao tuôi, hay chương trìnhthời sự với các chương trình phát thanh chuyên dé,

Theo tác giả Tạ Ngọc Tan, “Căn cứ vào đặc điểm nội dung, mục đích thông tin và đối tượng người ta chia chương trình phát thanh thành 4 loạichính: chương trình tin tức, chương trình thời sự tổng hợp, chương trìnhchuyên dé, chương trình giải trí và chương trình giáo dục” [28, tr118] Việcphân loại các chương trình theo các tiêu chí đặc điểm nội dung, mục đíchthông tin và đối tượng theo tác giả “chỉ mang tính tương đối, dựa vào tính nồitrội của những đặc điểm cu thé Vì thế, ranh giới giữa các chương trình chỉmang tính tương đối” [28; tr1 19]

Trong chương X của cuốn Báo Phát thanh, thạc sĩ Vũ Thúy Bình chorằng: "Nếu lấy tiêu chí theo lĩnh vực phản ánh sẽ có: chương trình kinh tế, vănhóa, an ninh quốc phòng, Theo tiêu chí lứa tuổi sẽ có: chương trình thiếunhi, thanh niên, người cao tuổi, Phân chia theo giới sẽ có: chương trìnhphụ nữ, thanh niên, Va nếu chia theo tính chất của thông tin và năng lựcphản ánh sẽ có chương trình thời sự, chuyên đề"[28: tr 219]

15

Trang 23

Dựa vào phương pháp và kỹ thuật sản xuất, người ta chia chương trìnhphát thanh thành 3 loại: chương trình sản xuất tại studio, chương trình sản

xuất trực tiếp tại hiện trường, chương trình kết hợp giữa studio và hiện trường.

Ngoài ra trong thực tế các đài phát thanh còn dành thời lượng cho quảng

cáo dưới các hình thức chương trình quảng cáo độc lập hoặc quảng cáo đơn lẻ

phát xen giữa các chương trình hay kết hợp trong chương trình.

1.1.3 Chương trình chuyên đề Nông thôn ngày nay, Chương trình

Nông thôn ngày nay trên sóng phát thanh địa phương

Theo từ điển Tiếng Việt: “chuyên dé là vấn đề chuyên môn có giới hạn,được nghiên cứu riêng” [43, tr.251].

Nhu vậy, có thể hiểu thuật ngữ chuyên dé bao gồm chuyên va đề

"Chuyên" là chuyên sâu, chuyên biệt, còn "đề" trong phạm vi nghiên cứu này

có nghĩa là van dé, dé tài, chủ đề

Từ phân tích trên cho thấy chuyên đề là vấn đề chuyên môn, chuyên sâu,chuyên biệt về một chủ dé, vấn dé, đề tài nào đó, được biểu hiện thông quanhiều góc độ nhằm làm rõ bản chất của sự việc, hiện tượng đã được nêu ra.Còn thông tin chuyên đề là thông tin chuyên sâu, chuyên biệt về một chủ đề,van dé, dé tài chuyên môn nào đấy, trong các lĩnh vực khác nhau của đời sông

xã hội, đưới các góc độ, cách thức, phương pháp, phương tiện kỹ thuật tiếpcận khác nhau nhằm cung cấp một khối lượng thông tin nhất định về một chủ

dé, van dé, dé tài nào đó cho những đối tượng tiếp nhận có tro tính trước

Có thé khang định, hiện nay ở tất các các Dai PT - TH địa phương trong

cả nước đều có các chương trình chuyên đề trên sóng phát thanh - truyền hình.

Khi các cơ quan báo chí xác định được nội dung cần thông tin đến côngchúng thì việc lập ra kế hoạch dé tổ chức thực hiện công việc của mình sẽ cónhiều thuận lợi hơn Vì hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo nên đòi hỏicấu trúc thông tin phải khái quát hóa được bối cảnh, tình hình cụ thé của các

16

Trang 24

van đề, các sự việc phản ánh đến đông đảo công chúng, giúp cho côngchúng nắm bắt được các van đề, các sự việc diễn ra xung quanh mình.

Từ hai yếu tố trên, có thể hiểu: Chương trình chuyên dé "Nông thôn ngày nay" là chương trình phản ánh chuyên sâu về những vấn đề về nông

nghiệp, nông thôn và nông dân phục vụ chính cho người nông dân.

Chương trình "Nông thôn ngày nay" trên sóng phát thanh địa phương

là thuật ngữ chỉ các chương trình phát thanh chuyên sâu về nông nghiệp,

nông thôn, nông dân trên sóng các đài địa phương.

Đây là chương trình chuyên về NN — ND - NT Do vậy mọi van đề phátsinh trên mọi lĩnh vực có liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nôngthôn đều được phản ánh đậm nét trên chương trình này Do là chương trìnhhướng đến phục vụ đối tượng là cư dân sống ở vùng nông thôn, nên nếu người dân sống ở khu vực này muốn tìm hiểu gì về các van đề có liên quanđến nông nghiệp, nông dân, nông thôn có thể tìm hiểu qua các chương trình

chuyên biệt này.

1.1.4 Phát thanh địa phươngTheo luật báo chí 2016 khoản 11, điều3: kênh phát thanh là sản phambáo chí, gồm các chương trình phát thanh được sắp xếp ổn định, liên tục,được phát sóng trong khung giờ nhất định và có dấu hiệu nhận biết

Phát thanh địa phương là một bộ phận, là kênh thông tin tuyên truyền

quan trọng của cơ quan báo chí địa phương, hoạt động dưới sự định hướngtuyên truyền của các cấp uy Đảng, quan lý của chính quyền địa phương, Luậtbáo chí trên lĩnh vực phát thanh và công chúng phát thanh.

Ở các địa phương, cơ quan Báo của Đảng bộ tỉnh do Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo, quản lý, còn các Đài Phát thanh và Truyền hình do UBND các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương quản lý

17

Trang 25

Với Đài PT - TH cấp tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

Tham mưu giúp UBND tỉnh và Đài quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà

nước trên lĩnh vực thông tin đại chúng, xây dựng, quản lý và phát triển sự

nghiệp phát thanh, truyền thanh, truyền hình trên phạm vi toàn tỉnh

Như vậy có thé thay các Đài PT - TH địa phương có vai trò quan trọng trong việc ø1ữ vững su ôn định chính trị, thúc đây công cuộc đổi mới về mọi

phương diện, nhất là phát triển kinh tế, góp phần nâng cao dân trí và dân chủ

hóa mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương Đồng thời, cùng với các Đài quốc

gia, đài khu vực làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ

trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đưa các Nghị quyết,

chính sách vào cuộc sống; góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản

sắc văn hóa dân tộc; góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường dân

chủ hóa đời sống cơ sở; thực hiện chức năng làm cầu nối giữ Đảng, Nhà nước,

các đoàn thé xã hội với nhân dân; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân

dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Các Dai PT - TH địa phương chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, phátsóng các chương trình truyền hình và phát thanh phục vụ chủ yếu cho nhân

dân và lãnh đạo trong tỉnh.

1.1.5 Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh "Nông thôn ngày nay"

trên sóng địa phương.

Từ tat cả những khái niệm công cụ đã phân tích, trình bài ở trên, tác giảđưa ra khái niệm về Tổ chức sản xuất chương trình Nông thôn ngày nay trên

sóng phát thanh địa phương như sau:

Tổ chức sản xuất chương trình Nông thôn ngày nay trên sóng phát thanh địa phương là hoạt động sử dụng nguồn nhân lực, hệ thống các thiết bị

chuyên dùng một cách có kế hoạch; sắp xếp, bé trí các công đoạn từ đầu đến

cuối, tạo thành một quy trình phù hợp, phát huy khả năng sáng tạo của êkip

18

Trang 26

sản xuất dé tạo ra các sản phẩm có chất lượng về Nông thôn ngày nay phục vu

phát sóng trên đài phát thanh địa phương.

Việc tổ chức sản xuất chương trình này giúp cho các đài địa phương chủ động trong việc tạo nguồn chương trình, đảm bảo kế hoạch phát sóng, quantrọng hơn là thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị mà lãnh đạo Đảng, Nhà nướcgiao phó và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo công chúng.

Việc tổ chức sản xuất giúp không chỉ giúp người dân hiểu thêm vềchương trình xây dựng Nông thôn mới, mà còn góp phần nâng cao nhận thứccủa cán bộ, đảng viên, người dân cũng như nhận thức của chính nông dân vềvai trò, vi trí của họ và của nông nghiệp, nông dân, nông thôn và công cuộcxây dựng nông thôn mới Đồng thời các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý Nhànước từ những chương trình này cũng nắm bắt được những thông tin thiết thực, có được góc nhìn đa chiều về các vấn đề nông nghiệp, đời sống của bà

con nông dan, mà không phụ thuộc vào báo cáo hành chính của các cơ sở ,

từ đó đưa ra các quyết định quản lý kịp thời, sát thực.

1.2 Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm củaĐảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và trách nhiệm của

sẽ không có một thời gian nhàn rỗi như thé cho người lao động; nếu không cómột thời gian dôi ra như thé, thi cũng không có lao động thing dư, và do đó

19

Trang 27

cũng không có nhà tư bản”; “Năng suất lao động nông nghiệp vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của mọi xã hội”; Năng suất lao

động nông nghiệp là cái cơ sở tự nhiên không phải chỉ riêng cho lao động thặng dư trong lĩnh vực của bản thân ngành nông nghiệp mà còn là cái cơ

sở tự nhiên để biến tất cả các ngành lao động khác thành những ngành độc

lập và do đó là cái cơ sở tự nhiên cho giá tri thang dư được tạo ra trong cácngành đó; Bat cứ giá trị thang dư nao cũng thé, cả tương đối lẫn tuyệt đối,đều dựa vào năng suất lao động nhất định nào đó Năng suất lao động ấy,mức năng suất ấy được dùng làm điểm xuất phát phải có trước hết là tronglao động nông nghiệp.

Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, Lênin vị lãnh

tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới, có tầm nhìn đúng đắn, sâu sắc, nhất quán

về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong chiến lược xây dựng chủnghĩa xã hội Chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lénin nói lên ba nộidung cơ bản là: Chính sách kinh tế mới (NEP) - Công nghiệp hóa và xã hộichủ nghĩa - Chế độ hợp tác xã, nhưng vấn đề trọng tâm của ba nội dung cơban ấy là van đề nông nghiệp, bao hàm cả nông dân và nông thôn trong cáchmạng xã hội chủ nghĩa Vì Lênin cho rằng, muốn xây dựng công nghiệp thìphải bắt đầu từ nông nghiệp

* Tự trỏng Hỗ Chi Minh, quan điểm của Đảng về van đề nông nghiệp,

nông dân, nông thôn

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến vấn đề nông dân - một lực lượng to lớn của Cách mạng Người đặc biệt chú ý đến xây dựng và phát triển nông nghiệp và nông thôn Bác Hồ

đã xây dựng cái gốc của cách mang là khối liên minh công nông dé đoàn kết

toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

20

Trang 28

Theo quan điểm của Bác, chính sách và nghị quyết của Đảng và Chínhphủ đều vì lợi ích nhân dân Bác nói: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi;nếu dân dét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Dang và Chính phủ

có lỗi” Tuy nhiên, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có

trở thành hiện thực được hay không lại do chính nhân dân quyết định, nhân

dân phải tô chức nhau lại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, không nên trông

chờ, y lại vào sự giúp đỡ của Dang và Chính phủ Bac nói: “Sự thực ở nơi nao

mà dân tô chức giúp đỡ nhau thì kết quả hơn chỗ cấp phát; dân hăng hái hơn,đoàn kết hơn, sản xuất cũng mạnh hơn”

Đề nông dân phát huy được sức mạnh trong quá trình xây dựng chủ nghĩa

xã hội Bác Hồ chỉ rõ trách nhiệm của cán bộ là phải năm vững các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước, tập hợp, vận động nông dân, tuyên truyền, giải thích rõ các chủ trương, chính sách đó dé nông dân tích cực hưởng ứngthực hiện Trong quá trình lãnh đạo và tô chức nông dân cán bộ “Phải hết sứcquan tâm đến đời sống của nhân dân Phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhândân tăng gia sản xuất và tiết kiệm Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách

của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện ” Người căn dặn: “Vận

động nông dân là phải vận như thế nào cho nông dân động”

Tham nhuan tư tưởng Hồ Chí Minh, từ trước đến nay Dang và Nha nước

ta hết sức quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hộinghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khoá X đã ra nghị quyết về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó xác định: "Nông nghiệp, nông dân và

nông thôn có vi trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là co sở và lực lượng quan trọng dé phát triểnkinh tế-xã hội bền vững, giữ vững ôn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốcphòng: giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinhthái của đât nước ".

21

Trang 29

Quan điểm trên của Đảng thé hiện sự trung thành, sự vận dụng sáng tạo

tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời

kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Thực hiện tốt nghịquyết này, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sẽ phát triển toàn diện theohướng hiện đại, đời sông nông dân Việt Nam sẽ không ngừng nâng cao tạonền tảng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vững mạnh.

Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là những vấn đề mang tầm cỡ chiếnlược của cách mạng Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộcgiải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong tư duy của Đảng nông nghiệp,nông dân, nông thôn là sự phát triển về lý luận, tổng kết sâu sắc thực tiễn tiễntrình cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong công cuộc đôi mới toàn diện đấtnước; có giá trị soi sáng cho những chặng đường cách mạng tiếp theo.

1.2.2 Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư trởng Hỗ Chi Minh, quan điểmcủa Đảng về vai trò, trách nhiệm của báo chí đối với sự nghiệp xâydựng, phát triển nông nghiệp

* Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò, trách nhiệm của

báo chí

Khi nói về vai trò của báo chí, Lênin khăng định: “Trong thời đại ngàynay, không có tờ báo chính trị thì không thể có phong trào gọi là chính trị”,Lênin mong muốn báo chí cách mạng phải trở thành trung tâm tư tưởng củađảng vô sản và của nhân dân lao động.

Theo quan điểm của Lênin, tính đảng của báo chí cách mạng vừa đồnghành, vừa là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và ngược lại, chính cuộc dautranh đó đòi hỏi báo chí vô sản phải phát triển tính đảng một cách nghiêm ngặt Như vậy, tính đảng là một yêu cầu đặt ra, là quá trình trong đó, khuynh

hướng giai cap cua báo chí đã chín muôi phát triên đên trình độ tự giác Lênin

22

Trang 30

công khai tuyên bố tính đảng của báo chí cách mạng, đồng thời phát triển vàlàm rõ từng mặt của nguyên tắc tính đảng của báo chí:

Thứ nhất sự nghiệp báo chí là một bộ phận trong sự nghiệp của giai cấp

vô sản do đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo;

Thứ hai, sự nghiệp báo chí phải trở thành một bộ phan khang khít cua

công tác tổ chức, có kế hoạch thong nhất của Đảng, gan bó mật thiết với côngtác khác trong toàn bộ guồng máy do Đảng lãnh đạo;

Thứ ba, các nhà báo nhất thiết phải tham gia các tổ chức của Đảng và doĐảng lãnh đạo, tức là, “Báo chí phải trở thành các cơ quan của các tổ chứccủa Đảng Các nhà văn nhất thiết phải tham gia các tổ chức Đảng Các nhàxuất bản và các kho sách, các hiệu sách và các phòng đọc sách, các thư viện

và các nơi bán sách báo, tất cả những cái đó phải trở thành của Đảng, chịutrách nhiệm trước Đảng” Báo chí, xuất bản cách mạng ra đời, tồn tại và pháttriển chính là nhằm phục vụ nhiệm vụ chính tri của giai cấp vô sản, luôn ganvới tổ chức Dang Cùng với tinh dang, báo chí cách mang phải có tính nhândân Tính nhân dân thể hiện ở mối liên hệ giữa báo chí với đông đảo tầng lớpnhân dân, nhất là nhân dân lao động - người sáng tạo chân chính của lịch sử.Báo chí phải phản ánh, đánh giá các hiện tượng và sự kiện của đời sống theolập trường của nhân dân lao động, đại diện và bảo vệ quyền lợi của nhân dânlao động Tính nhân dân của báo chí thé hiện ở sự tham gia tích cực vàthường xuyên của đông đảo nhân dân vào hoạt động báo chí.

* Vai trò của báo chí với việc thông tin về nông nghiệp — nông dân —nông thôn

Dù ở thời điểm nào, báo chí luôn có vai trò quan trọng để đưa nhữngquyết sách, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước vào

cuộc sông Báo chí luôn thê hiện vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng.

23

Trang 31

Luật Báo chí 1990, ngay Điều 1, Chương 1 ghi rõ vai trò của báo chí: Báochí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại

chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tô chức xã hội; là diễn đàn nhân dân”.

Thực tế đã chứng minh, sau hơn sau hơn 10 năm thực hiện chương trìnhnông thôn mới, diện mạo nông thôn, nông nghiệp trên cả nước đã có nhiềuthay đổi: Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn điện hơn, các công tác khuyếnnông, lâm, ngư đã đạt hiệu quả tốt hơn Đời sống nông dân từng bước đượcnâng cao Không chỉ vậy, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội khu vựcnông thôn cũng có nhiều thay đổi Nhiều chương trình, dự án xây dựng kếtcầu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được đầu tư, triển khai thực hiện gópphan đôi mới diện mạo nông thôn

Có được những kết quả này, một phần nhờ vào công sức của các cơ quan báo chí, truyền thông từ trung ương đến địa phương Báo chí truyền thông đã góp phần tích cực tuyên truyền, phô biến chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới Nhiều chuyên trang,chuyên mục tuyên truyền về nông thôn, nông nghiệp, nông dân đã được mở

và duy trì, được đánh giá là đặc sắc, thu hút được sự quan tâm của người dân,như các chương trình “Miền quê đáng sống”, “Nông thôn mới”, “Nôngnghiệp sạch”, “Câu chuyện nông thôn, “Nông thôn đôi mới”

Trong những năm qua, các địa phương cũng đã tuyên truyền hiệu quả vềchương trình xây dựng nông thôn mới thông qua nhiều cơ quan báo chí,truyền thông, cùng với các công cụ tuyên truyền khác như sách, phim phóng

sự, hội điễn văn nghệ gắn VỚI gắn với tìm hiểu cơ chế, chính sách, cách làmhay, điển hình tiêu biểu cũng như khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiệnnông thôn mới Những hình thức tuyên truyền này không chỉ giúp ngườidân hiểu thêm về chương trình xây dựng Nông thôn mới, mà còn góp phần

24

Trang 32

nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân cũng như nhận thức củachính nông dân về vai trò, vị trí của họ và của nông nghiệp, nông dân, nôngthôn và công cuộc xây dựng nông thôn mới.

1.3 Các yếu tố cau thành tổ chức sản xuất chương trình Nông thôn

ngày nay trên sóng phát thanh địa phương

Dé sản xuất được một chương trình phát thanh, việc tổ chức sản xuất baogom các yếu tố sau:

- Lập kế hoạch thông tin

- Tổ chức nhân sự

- Tổ chức thiết bị kỹ thuật

- Tổ chức nội dung chương trình

- Dàn dựng, phát sóng và tiếp nhận phản hồi1.3.1 Lập kế hoạch thông tin

Xác định kế hoạch cho chương trình là việc quan trọng hàng dau dé tổchức sản xuất chương trình phát thanh về NN -NT- ND hiệu quả Nó là hànhlang để quá trình truyền thông không đi lệch hướng và xác định được mụctiêu muốn đạt được Mục tiêu, ý tưởng thường được tiếp nhận bởi trưởng, phóban biên tập Các thành viên trong ban biên tập có thé tham gia đề xuất nhưngngười cuối cùng quyết định là trưởng, phó ban biên tập hoặc chủ nhiệmchương trình.

Sau khi nam bắt được kế hoạch tuyên truyền do trưởng, phó ban biên tập

giao phó, biên tập viên là người xác định nội dung chương trình Mỗi chương

trình có một chủ đề về NN - NT - ND, có thể là vấn đề xây dựng Nông thôn

mới (NTM); có thé là xây dựng gương điền hình nông dân giỏi; có thé là chủ

trương chính sách của tỉnh về van đề nông nghiệp, v.v

Việc tổ chức sản xuất nội dung chương trình cần dựa vào những tiêu chí

cụ thể như: hoạt động thực tiễn hay nhu cầu của thính giả

25

Trang 33

Trong CTPT sẽ có thể có tin, bài phản ánh, phóng sự, voxpop, sử dụngphỏng van những nhân vật liên quan, Như vậy sau khi hình thành ý tưởng,xác định mục tiêu, phóng viên cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thểcho chương trình Việc xây dựng kế hoạch cho chương trình có ý nghĩa rấtquan trọng Xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu, nội dung chương trình phátthanh Nông thôn ngày nay sẽ tạo sự thống nhất, giúp ekip sản xuất bám sátvới thực tế đang diễn ra.

Mục tiêu của một kế hoạch thông tin là sự thể hiện phương hướng vàyêu cầu cụ thé của các hoạt động trong sản xuất chương trình phát thanh vềNông thôn ngày này trong một khoảng thời gian xác định.

1.3.2 Tổ chức nhân sự

Dù ở bat cứ hoạt động nào thì van đề mau chốt của quá trình sản xuất cũng là ở khâu tô chức nhân sự Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích nếu không biết hoặc sử dụng kémnguồn tài nguyên nhân sự Con người dù ở xã hội nào, cuộc cách mạng nàocũng sẽ là hạt nhân mang lại thành quả lớn, quyết định sự thành công của mọihoạt động

Tổ chức nhân sự bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Phân tích công việc

- Bố trí nhân sự

- Huy động, quan lý nguồn lực

- Giám sát, đánh giá

Nhân sự của một ekip thực hiện chương trình phát thanh bao gồm: bộ

phận kỹ thuật (âm thanh, dung, ), bộ phận nội dung (đạo diễn, biên tập, dẫn

chương trình ) Một chương trình phát thanh không phải là sản phẩm của cánhân nào mà là sản phâm của tập thê Đây là điêm khác biệt so với các tác

26

Trang 34

phẩm báo in, báo mạng Từ việc phân tích mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi

chương trình, các điều kiện sản xuất, môi trường sản xuất, các đài sẽ tiến hành

bồ trí, phân công nhiệm vụ cho mỗi vị trí nhân sự

1.3.3 Tổ chức thiết bị kỹ thuật

Tổ chức thiết bị kỹ thuật bao gồm hệ thống các phương tiện máy móc, trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động sáng tạo là công việc không thể thiếutrong việc sản xuất chương trình phát thanh

Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị về thực chất là sự ápdụng kỹ thuật và công nghệ trong quá trình sản xuất chương trình phát thanh

Sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa hai yếu tố này sẽ mang lại thành công chochương trình Việc tổ chức thiết bị kỹ thuật ảnh hưởng đến từ khâu tiền kỳ,đến khâu hậu kỳ trong hoạt động sản xuất chương trình, từ các thiết bị ghi âm, thiết bị studio, dựng âm thanh, phát sóng.

Hệ thong máy móc, trang thiết bị kỹ thuật mang lại nhiều tiện ích cho quátrình sản xuất chương trình phát thanh Tuy nhiên, việc tổ chức thiết bị nhưnào dé vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa đổi mới kỹ thuật, công nghệ làmtruyền thanh hiện đại để nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất còn tùy thuộcvào tiềm lực kinh tế, khả năng quản lý, sáng tạo của mỗi Đài

1.3.4 Tổ chức sản xuất nội dung

Tổ chức sản xuất nội dung là khâu rất quan trọng trong việc sản xuấtchương trình phát thanh, nó quyết định đến chất lượng của cả chương trình

Đề xây dựng nội dung một chương trình, cần trải qua các bước sau:

- Xác định mục tiêu, chủ đề, tư tưởng của chương trình.

Từ việc xác định đối tượng phục vụ chính là bà con nông dân, chủ đề xuyên suốt chương trình Nông thôn ngày nay tập trung chính vào các nộidung xoay quanh đời sống sản xuất nông lâm ngư nghiệp và sinh hoạt của bàcon Tuy nhiên, làm thế nào dé chương trình hap dẫn, thu hút được đông đảm

27

Trang 35

bà con nông dân chú ý đón nghe thì đòi hỏi khả năng sáng tạo rất lớn ở các bước tiếp theo.

- Xây dựng khung chương trình: Sắp xếp cụ thê về bố cục chương trìnhhoàn chỉnh, từ nhạc cắt, nhạc hiệu, phân bồ tin bài vào các vị trí xác định, bốtrí như thế nào để thính giả theo dõi một cách thuận lợi, hấp dẫn và rõ néttrong việc tiếp cận nội dung chương trình.

- Sản xuất các sản phẩm linh kiện cho chương trình: Mỗi chương trìnhphát thanh được kết nối bởi nhiều sản phẩm, tác phẩm phát thanh đơn lẻnhững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo chủ đề của từng chương trình

Việc tô chức sản xuất nội dung cho các tác phâm phát thanh thông thườngđược thực hiện theo các bước sau:

Biên tập — Điều phối sản xuất > Sản xuất tiền kỳ > Sản xuất hậu kỳ >Kiểm tra > Phát sóng

Cu thé như sau:

Biên tập: Bao gồm các phóng viên, biên tập viên là người lên ý tưởng về

nội dung chương trình Họ xây dựng kịch bản, chịu trách nhiệm chính chotoàn bộ quá trình sản xuất

Điều phối sản xuất: Bước này được thực hiện sau khi kịch bản do biên tậpviên lên ý tưởng được duyệt Công việc điều phối bao gồm lên kế hoạch bố trícác phương tiện kỹ thuật, kỹ thuật audio để thực hiện sản xuất chương trình

Sản xuất tiền kỳ: Đây là khâu thu nạp những nguyên liệu đầu vào như:phỏng van, tiếng động, âm nhạc, dé chuẩn bị sản xuất, kết nối chương trình.

Sản xuất hậu kỳ: Sau khi đã thu thập đầy đủ nguyên liệu đầu vào trongkhâu tiền kỳ sẽ thực hiện khâu hậu kỳ, gồm các phần việc như kiểm tra lạikịch bản, dựng chương trình, viết lời, đọc tiếng, khớp tiếng, thêm các kỹ xảo

âm thanh nếu cần thiết Lúc này, nhân sự thực hiện quan trọng nhất là phóngviên, biên tập viên (người lên ý tưởng kịch bản) và kỹ thuật viên dựng.

28

Trang 36

Kiểm tra: Đây là khâu mà những người có trách nhiệm kiểm duyệt sẽ thựchiện dé kiểm tra lại về nội dung, hình thức thé hiện của chương trình đã hoànthành trong phần hậu kỳ Nếu có vấn đề thì bộ phận kiểm duyệt sẽ yêu cầusửa lại, nếu không có vấn đề gì thì chương trình được ký duyệt phát sóng.

Phát sóng: Là công việc của những nhân sự có nhiệm vụ truyền dẫn phátsóng theo một khung chương trình phát sóng được lên kế hoạch trước đó

1.3.5 Dàn dựng, phát sóng và tiếp nhận phản hồiSau khi đã phát sóng thì công đoạn theo dõi và xử lý thông tin phản hồi

về các tác phâm phát thanh trong quy trình tổ chức sản xuất là công đoạn hếtsức quan trọng, bởi thông qua công đoạn này, cơ quan báo chí có thể nhậnđược những thông tin từ thính giả dé đưa ra những điều chỉnh và xây dựng kếhoạch sản xuất chương trình tiếp theo

Thông tin phản hồi có thé được tiếp nhận qua kênh hộp thư, gọi điện thoại,qua mạng xã hội, qua điện thoại, email, v.v Công đoạn theo dõi và xử lýthông tin phản hồi cũng chính là tương tác với công chúng Đối với cácchương trình phát thanh về NN - NT - ND, sau khi phát sóng, cần được theodõi chặt chẽ dé tiếp nhận phản hồi của thính giả, từ đó có những thay đổi trựctiếp qua các số chương trình thích hợp, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày một cao

về chương trình thì đó một thành công lớn với đài, điều đó có thể chứng tỏcông chúng có nghe, có quan tâm đên các chương trình Từ những ý kiên của

29

Trang 37

công chúng ma các PV, BTV có thé thay đổi các nội dung chương trình ở các

số sau, hoặc nếu có thông tin gì chưa phù hợp thì có thé rút kinh nghiệm, sửa đổi kịp thời.

Thực tế hiện nay, quá trình sản xuất chương trình, phát sóng, nếu mộtchương trình nào mà không nhận được bat kì phản hồi nào của thính giachứng tỏ chương trình đó thất bại, cần xem lại việc tổ chức sản xuất chương

dung, hình thức của chương trình phát thanh Nông thôn ngày nay Một

chương trình được cho là tổ chức sản xuất tốt khi mang lại cho công chúngnhững sản phẩm hap dẫn, cuốn hút Nếu CTPT NTNN thu hút được đông daongười nghe, chứng tỏ các chủ trương đường lối đến được với dân kịp thời,chương trình hấp dẫn, giúp dân nghe theo, làm theo, đây cũng là một trongnhững định hướng của báo chí cách mạng Việt Nam Như vậy, khi đánh giáhiệu quả của công việc tổ chức sản xuất, cần xem xét việc tổ chức nội dungCTPT NTNN hiện nay đã hấp dẫn chưa, chương trình thu hút bao nhiêu ngườinghe, mức độ hài lòng của công chúng như thé nào, mức độ người theo dõi rasao, v.v Tất cả những điều này sẽ thể hiện chương trình có sức ảnh hưởngnhư thế nào đến với người dân

1.4.2 Căn cứ vào hiệu quả về kinh tế

Nhiệm vụ chính tri của các đài PT - TH địa phương được coi là quantrọng số một là luôn phải đảm bảo đúng định hướng tuyên truyền về các chủ

30

Trang 38

trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, làm tốt công tác tư tưởng,

hướng dẫn dư luận xã hội, xây dựng các phong trào tích cực trong nhân dân

Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, để có được thị phần côngchúng, các đài PT-TH, các chương trình đang phải đối mặt với bài toán hóc búa: vừa phải thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế,thúc day sự phát triển của cơ quan báo chí Một chương trình phát thanh hiệuquả không phải chỉ đảm bảo chất lượng nội dung, hình thức hấp dẫn, thu hútđược đông đảo người nghe, mà còn phải đảm bảo được các yêu cầu về tàichính Do đó, xem xét tiêu chí về tiết kiệm chi phí sản xuất cũng là một trongnhững cơ sở để đánh giá hiệu quả của việc tô chức sản xuất chương trìnhNông thôn ngày nay N ếu một chương trình được tổ chức sản xuất ở mức chỉphí thấp nhất mà vẫn đảm bảo tính hấp dẫn của chương trình thì đó là một thành công rất lớn Đó là kết quả của quá trình tính toán kỹ lưỡng về kinh tế, của cách làm việc, bố trí tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý, sáng tạo Khi đánh giá hiệu quả của tổ chức sản xuất một chương trình cũng cần xem xétđánh giá về hiệu quả kinh tế như thế nào? Việc tô chức thiết bị, nội dung nhưhiện tại có tốn kém không, hay đã tận dụng, sử dụng có hiệu quả thiết bị sẵn

có của Dai? Việc tổ chức sản xuất như vậy liệu đã tiết kiệm chỉ phí, có manglại nhiều quảng cáo, tăng nguồn thu cho chương trình?

1.4.3 Căn cứ vào hiệu quả của hoạt động tổ chức nhân sự

Tổ chức nhân sự là sắp xếp, bố trí nhân lực sao cho hiệu quả nhất, baogồm cả chất lượng nhân sự là sự tinh gọn trong bộ máy Một chương trình được tô chức sản xuất bởi một ekip gọn nhẹ, phù hợp sẽ tiết kiệm được rấtnhiều về chỉ phí sản xuất, khả năng nhân sự, mang lại hiệu quả cao Thực chấtcủa quá trình tổ chức sản xuất là việc phân chia quá trình sản xuất phức tạpthành các quá trình thành phan (tức là các bước công việc), trên cơ sở đó ápdụng các biện pháp tổ chức phân công lao động và các phương tiện kỹ thuật

31

Trang 39

phù hợp Trong quá trình đó, cần tìm ra biện pháp phối hợp hài hoà, hợp lýgiữa các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất nhằm đạt mục đích hiệu quả cao nhất Khi đánh giá hiệu quả của tổ chức sản xuất một chương trình phát thanh cũng phải xem xét đến yếu tố đội ngũ nhân sự được bố trí, sắp xếp như thé nào Việc bố trí tổ chức sản xuất như thế có làm cho bộ máy cồng kénh hay tinh gọn? Néu một bộ may gọn nhẹ ma vẫn tô chức sản xuất tốt thì khẳngđịnh việc tổ chức đó thành công Việc tổ chức nhân sự, thiết bị hợp lý còn cótác dụng tối ưu hoá các lợi ích kinh tế, tiết kiệm thời gian và tạo ra môi trường

làm việc thuận lợi, thoải mái và hiệu suât cao.

32

Trang 40

Tiểu kết chương 1

Quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Đảng xác định rõ: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy những lợi thếcủa nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân,

nông thôn.

Với vai trò của mình, báo chí nói chung và phát thanh nói riêng luôn

thực hiện tốt chức năng của mình trong tuyên truyền, phổ biến các chủ trươngchính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và định hướng dư luận xã hội, trởthành một trong những công cụ quản lý xã hội của các cấp ủy Đảng, chínhquyền địa phương va là kênh thông tin quan trọng trong pho bién, tu vannhững kiến thức về sản xuất nông nghiệp cũng như các lĩnh vực khác

Chương 1 của luận văn tập trung trình bày khung lý luận của đề tài gồm: các khái niệm về tổ chức sản xuất, chương trình phát thanh, khái niệm chương trình chuyên đề Nông thôn ngày nay, tô chức sản xuất chương trình phát thanh Nông thôn ngày nay; Các yếu tố tác động đến hoạt động tổ chứcsản xuất chương trình phát thanh trong tình hình mới; Quy trình tổ chức sảnxuất chương trình Nông thôn ngày nay trên sóng phát thanh địa phương; Cáctiêu chí đánh giá hiệu quả tô chức sản xuất chương trình

Việc tuyên truyền về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trênsóng phát thanh địa phương đều xuất phát từ yêu cầu từ thực tiễn, nhưng thiếtthực nhất vẫn là yêu cầu tự thân của các Đài này, vì đây là một trong những van dé quan trọng và có tính chiến lược hiện nay Đứng trước sự phát triển

vượt bậc của truyền thông, truyền hình, mạng xã hội trong khu vực, phát

thanh càng cần phải nỗ lực khang định mình hơn nữa dé giữ được ưu thế đốivới công chúng, vốn đang hướng đến truyền hình và các kênh truyền thôngkhác ngày càng nhiều hơn

33

Ngày đăng: 08/10/2024, 00:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN