LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn Tổ chức Sản xuất các Chương trình Trực tiếpTruyền hình tại các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực Đông Nam Bộ là côngtrình nghiên cứu của riêng tô
Mục đích và nhiệm vu nghién CỨU - + 33+ 132132 E**EE+EEEerreeerrererrrsrrrsee 12 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 2 ¿+ E+EE+EE+EE+EE+E£ErEerkerxerxrrkrree 13 5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên CỨU - 5 - 55+ £+++sexsexsxs 13 6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -Sc St t E S21 1112111111111 crrex 14 7 Kết cấu luận văn ¿-c- St St tt 12EE151121112111151111111111151111111 111111111 14 Chương 1: MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN CƠ BẢN VE TRUYEN HÌNH, TO CHỨC SAN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYEN HÌNH TRỰC TIEP
Các khái niệm liên quan đề tài - 2-2 s©s£x+E£EEeExrxezrxrrxerxerrees 15 BNN.hẻ.a/'(./lớũMa ĐH 15 2 Chương trình truyén Ninh occccccccccesscsssescessessesssessessessesssessessessesssessessessessesseesees 20 3 Truyền hỡnh trựC IẽẾD 5-55 SE SE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEE1121121121121211 111111 xe 21 4 Tổ chức sản xuất Chương trình truyền hình trực tiẾp -ccce-cs 22 1.2 Đặc điểm, tính chat và vai trò truyền hình trực tiếp
1.1.1 Truyền hình Trong tiếng Anh, truyền hình viết là Television (viết tắt là TV), được hình thành từ 2 từ ““Tele” có nghĩa là “từ xa”, và “Vision” có nghĩa là “nhìn” “Truyền hình” có nghĩa là “nhìn từ xa”.
Qua nghiên cứu các tài liệu cho thấy, ngay từ những ngày đầu của truyền hình chưa có khái niệm về truyền hình, truyền hình trực tiếp, dịch vụ truyền hình mặc dù từ truyền hình có từ 1907 Ý tưởng nhìn thay mọi thứ trong thời gian thực ở khoảng cách xa đã thúc đây các nhà khoa học.
Vào tháng 4 năm 1925, Selfridges ở phố Oxford, London, kỹ sư người Scotland, John Logie Baird đã làm cho hàng trăm người đến xem và kinh ngạc về phát minh của mình bởi một thiết bị cơ học ghi lại hình ảnh và chuyên đổi hình ảnh này thành tín hiệu điện Những tín hiệu này gửi đến một thiết bị nhận qua sóng vô tuyến Các đĩa riêng của thiết bị nhận sẽ quay tương tự, được chiếu sáng bằng đèn neon tạo ra hình ảnh như hình ảnh gốc Đây là chiếc tivi cơ học đầu tiên nhưng không được coi là chiếc tivi điện tử như ngày nay Phát minh của Baird làm tiền đề cho sự ra đời của chiếc tivi điện tử Philo Farnsworth với sự trợ giúp cua Vladimir Zworykin vào năm 1927, và vài thập ky sau chiếc tivi không thay đổi nhiều so với ban đầu Chiếc tivi này người ta gọi là truyền hình, tức là nhìn từ xa.
TV điện tử đầu tiên do Philo Fansworth chế tạo vào năm 1927, ứng dụng công nghệ ống tia cực tím (CRT) để hiển thị hình ảnh truyền hình Hộp kính lồi CRT chia sẻ hình ảnh được ghi trực tiếp từ máy ảnh, tạo nên độ phân giải tương đối.
Máy ảnh điện tử đầu tiên là máy bóc tách hình anh (image dissector) của Philo Fansworth phân tách hình ảnh chụp (capture image) không khác nhiều máy quay phim kỹ thuật số (Digital camera) hoạt động ngày nay Các ống tia âm cực ghi được 8000 điểm riêng lẻ, có thé biến hình ảnh thành sóng điện Phát minh của Fansworth được xem là cha đẻ của hệ thống truyền hình điện tử hoàn toàn đầu tiên trên thế giới.[16].
Hệ thống truyền hình của Farnsworth sử dụng chùm điện tử (hoạt động như máy ảnh thô sơ) để chụp hình ảnh chuyển động, chuyển đổi hình ảnh thành mã và phát đi qua sóng vô tuyến đến các thiết bị nhận khác nhau.
Hình anh, âm _ anh, âm thanh của vat thé Tín hiệu sóng thanh của vật thê (cố định hoặc điên nghe được và ên đôn: , thay duoc trén chuyên động) tivi
Hình 1.1 Sơ đồ hóa khái niệm truyền hình
Từ khi truyền hình được phát minh và phát triển sau đó, nó đã góp phần quan trọng vào một số thời khắc quan trọng về khoa học, lịch sử và văn hóa thế gidi.
Truyền hình giúp con người trên thế giới hiểu biết nhau hơn về văn hóa, khoa học kỹ thuật Và con người xem truyền hình như là một phương tiện dé giải trí, nơi tìm kiếm thông tin, trao đổi kinh nghiệm, học tập, các nhà làm chính trị hay chính quyền, nhà nước sử dụng truyền hình như là một công cu dé truyền bá tư tưởng, chính sách, pháp luật Nên truyền hình còn được xem là một phương tiện thông tin đại chúng Vì vậy khái niệm truyền hình nên hiểu, theo PGS.TS Dương Xuân Sơn cho rằng “Truyền hình là một phương tiện thông tin đại chúng truyền đạt thông tin nhờ kỹ thuật đến đối tượng tiếp nhận là người xem Thông tin trong truyền hình gồm hình ảnh và âm thanh Hình ảnh trong truyền hình có cả hình ảnh động và hình anh tĩnh” [6; tr.3] Nhưng tác giả Tạ Ngoc Tan đưa ra khái niệm truyền hình:
“Truyền hình là một loại phương tiện thông tin đại chúng chuyền tải thông tin bang hình ảnh và âm thanh Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình bắt đầu từ hai từ Tele có nghĩa là “ở xa” và Vision nghĩa là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa” [12; tr.143].
Nghiên cứu tài liệu cho thấy, trên phương diện kỹ thuật, công nghệ: Hệ thống truyền hình điện tử từ khi ra đời cho đến trước khi kỹ thuật số được áp dụng là truyền hình tương tự.
Hình 1.2 Biểu điễn tín hiệu Analog và tín hiệu số (Nguồn Internet).
Ngày nay khoa học phát triển vượt bậc, công nghệ số cùng với Internet đã làm thay đổi phương thức sản xuất truyền hình, làm thay đổi môi trường phát sóng và tivi (thiết bị xem truyền hình) do đó khái niệm truyền hình cũng cần xem xét lại.
- Thứ nhất, thiết bị sản xuất truyền hình
Máy quay phim kỹ thuật số sử dụng thẻ nhớ hoặc ổ cứng để lưu trữ dữ liệu thay vì băng từ như máy quay Analog Sự khác biệt chính nằm ở định dạng hình ảnh và chất lượng hình ảnh vượt trội của máy quay kỹ thuật số Về mặt vật lý, phần ống kính vẫn giữ nguyên, không có sự thay đổi đáng kể.
+ Thiết bị dựng hậu kỳ là những chiếc máy tính đủ mạnh được cài đặt phần mềm dựng Truy xuất dữ liệu từ 6 ứng.
- Thứ hai, sự khác biệt lớn giữa phát sóng Analog và Digital là cách tín hiệu
(“tín hiệu” có nghĩa là bất kỳ sự truyền tải năng lượng tần số vô tuyến nào hoặc thông tin quang học) được truyền từ nguồn đến tivi Truyền hình Analog truyền tín hiệu âm thanh và hình ảnh qua sóng phát sóng của đài truyền hình theo cách tương tự như tín hiệu radio nhờ cột anten, tuy nhiên truyền hình kỹ thuật số tín hiệu hình ảnh và âm thanh được mã hóa và nén trước khi truyền đi.
- Thứ ba, tại Việt Nam, thực hiện Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo của Bộ thông tin và Truyền Thông Việt Nam đã hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất và đã tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất năm 2020, các đài PT-TH chỉ tập trung vào sản xuất nội dung, truyền dẫn phát sóng là phải thuê.[Báo điện tử Chính phủ 11/01/2021], có nghĩa là Việt Nam hiện chỉ còn 2 phương thức truyền dẫn, phát sóng truyền hình kỹ thuật số và Internet Mỗi phương thức tương ứng với các loại hình dịch vụ truyền hình riêng.
- Thứ tw, Truyền hình được truyền dẫn, phát sóng trên đa nền tang và được xem trên mọi thiết bị.
Các yếu tố quyết định chương trình truyền hình được sản xuất
Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là sự tập hợp nhiều người theo một cau trúc có hệ thống tương tác với máy móc, thiết bị và công nghệ với chi phí tài chính hợp lý và tuân thủ quy trình bắt buộc cùng thực hiện, sản xuất một phân đoạn của nội dung dự định phát sóng trên truyền hình Vì vậy, sản xuất chương trình truyền hình phụ thuộc vào 3 yếu tố: Con người, thiết bị và công nghệ, tài chính Đây là 3 yêu tố, theo tác giả không có yếu tố nào là quan trọng hay quyết định vì chỉ thiểu một trong 3 yếu tố thì không sản xuất được chương trình truyền hình Nó cũng như 3 chân của chiếc kiéng nấu ăn, nếu thiếu bất ké chân nào thi không thé đặt nồi cơm lên nấu được Nhu vậy sẽ không có cơm ăn, chương trình truyền hình sẽ không được sản xuất.
Con người là khởi nguồn của mọi việc đặc biệt là sản xuất, không có con người thì không có sản xuất Trong lĩnh vực truyền hình con người là đặc biệt quan trọng hơn hết Sự ứng dụng tiễn bộ khoa hoc công nghệ như robot, công nghệ AI
26 vào sản xuất trong nhiều lĩnh vực và đã cho ra nhiều sản phẩm chất lượng cao nhưng trong sản xuất một chương trình truyền hình không thể không có con người.
Sản xuất chương trình truyền hình, bất ké được thực hiện trong trường quay (Studio) hay ngoài trời (OutSide Broadcasting), trực tiếp (Live Production) hay có hậu kỳ (production with Post-Production) là một quá trình sáng tạo phức tạp, trong đó một tập thé phong vién, bién tap, dao diễn, đội ngũ kỹ thuật tương tác với máy móc dé đưa nhiều thông điệp đến với khán giả Tùy theo mức độ, tính chất và quy mô chương trình truyền hình mà số lượng con người tham gia sản xuất khác nhau. Đối với những chương trình sản xuất có hậu ky, chang han như thực hiện một tin tức thời sự hay một phóng sự truyền hình, với sự hỗ trợ của thiết bị và công nghệ ngày nay, trong một số trường hợp chỉ cần một người thực hiện Một sản phâm chi được thực hiện bởi một người từ khâu ban đầu là ý tưởng cho đến hoàn thành sản phẩm và phát sóng Nhưng sản xuất một chương trình truyền hình phát sóng trực tiếp có quy mô và tính chất quan trọng thì phải cần đến một đội ngũ rất nhiều người tham gia Sản xuất một chương trình truyền hình phát sóng trực tiếp cũng như thực hiện một chuyến bay cần phải có một phi hành đoàn với sự dẫn dắt của cơ trưởng.
Thông qua nghiên cứu tài liệu và kinh nghiệm thực tế, bài viết xác định các vai trò quan trọng trong một chương trình truyền hình trực tiếp, bao gồm: Giám đốc sản xuất, Trợ lý sản xuất, Tổng đạo diễn/Đạo diễn, Biên kịch, Quay phim, Kỹ sư âm thanh, Kỹ sư hình ảnh, Kỹ thuật viên Video, Thiết kế, Người phụ trách ánh sáng, Người dẫn chương trình, Kỹ sư phát sóng, Người lái xe máy Số lượng nhân sự có thể thay đổi tùy thuộc vào địa điểm trực tiếp.
1.3.2 Thiết bị và công nghệ Truyền hình ra đời gắn liền với khoa học kỹ thuật và truyền hình là âm thanh và hình ảnh do đó thiết bị công nghệ rất quan trọng đối với sản xuất truyền hình, nếu không nói là quyết định sự tồn tại và phát trién.
Trong tô chức sản xuất chương trình truyền hình nói đến thiết bị và công nghệ là nói đến máy quay phim và các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ quay phim, biên tập phim (dựng phim), công nghệ và phương thức truyền tải Day là yếu tô cần có dé sản xuất một chương trình truyền hình dù nhỏ và đơn giản như một bản tin thời sự. Nếu không có thiết bị và công nghệ là không có truyền hình bởi truyền hình ra đời và phát triển gắn liền với khoa học và kỹ thuật.
Trong sản xuất chương trình truyền hình, nội dung là then chốt, còn kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp đến khán giả Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung hấp dẫn với hình ảnh đẹp, âm thanh chất lượng cao sẽ tạo nên giá trị cho chương trình Do đó, người tổ chức sản xuất cần chuẩn bị kỹ lưỡng thiết bị, máy móc, tính toán hiệu quả của công nghệ để thuê mướn, phân công nhân sự hiệu quả, tối ưu hóa thiết bị và tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng chương trình.
Tùy theo mức độ, quy mô chương trình THTT mà có sự chuẩn bị thiết bị máy móc khác nhau nhưng dé thực hiện một chương trinh THTT cần có máy quay phim
(Camera); Các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ quay phim (đèn chiếu sáng, chân máy quay phim, boom, dolly; Thiết bị quay trên không như cần câu, kinh khí cầu, máy bay, droll; thiết bị giảm xốc như gymbal, steadycam); Thiết bị âm thanh: tất cả những micro đề sử dụng thu âm thanh như micro định hướng, micro đa hướng, micro nhỏ cá nhân đeo vào áo, micro trên giá ; Hệ thống thông tin liên lạc (bộ đàm, Intercom, Micro wireless; Thiết
28 bi phát dữ liệu chèn, ghi dir liệu lưu trữ, máy làm chậm/siêu chuyên động (EVS) dụng những đoạn Clip nổi bật; Thiết bị tạo trình ký tự, Inforgraphic (CG); Hệ thống màn hình TV kiểm soát (Monitor); Phương tiện chuyên chở: để chở người, thiết bị; Máy phát điện; Hệ thống truyền dẫn, phát sóng: Viba, vệ tinh, cáp quang, Internet Dé có một buổi truyền hình trực tiếp diễn ra, tùy theo dạng THTT trong trường quay hoặc ngoài địa điểm chuan bị phim trường (Studio) hoặc xe mau (A television production truck/OB van) Tùy theo thé loại chương trình sản xuất, tính chất và kinh phí của don vị mà có những thiết bị phù hợp.
1.3.3 Tài chính Đây là yếu tố then chốt vì không có tài chính thi không thể tổ chức sản xuất chương trình Không có kinh phí thì không có tiền để trả lương, thuê nhân viên, thuê mướn các thiết bị, phương tiện dé sản xuất “ Kinh phí là yếu tố quyết định. Không có đủ tiền thì khó mà triển khai được một chương trình có chất lượng, không mời được khách mời giỏi ” [phụ lục 4, Ông TRƯƠNG QUOC HIỆU] “ Kinh phí có vai trò quan trọng trong Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp. Khi có kinh phí đầy đủ, tất cả các lao động ở các khâu sẽ có điều kiện sản xuất tốt hơn” [phụ lục 4, Bà Trần Lê Trúc Hài].
Nói tóm lại, không có tài chính thì ý tưởng vẫn là ý tưởng, không thể biến ý tưởng thành hiện thực Hay nói cách khác, không thể biến đổi ý tưởng thành vật chat nếu không có kinh phí Kinh phí hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chương trình.
Phương thức Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp
1.4.1 Điều kiện dé tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp Truyền hình trực tiếp đóng vai trò quan trọng, thể hiện sức mạnh của truyền hình Nó có sức hấp dẫn thu hút công chúng khán giả nhưng khi quyết định sản xuất một chương trình truyền hình trực tiếp cần phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng.
Thứ nhất, ý tưởng có gi mới và khác lạ, van đề có liên quan đến nhiều người và công chúng có quan tâm không, nó có tác động gì với xã hội
Thứ hai, nguồn tài chính có bảo đảm cho sản xuất không.
Thứ ba, thiết bị và công nghệ có đáp ứng và nó sẽ tô chức THTT ở đâu (trường quay hay ngoài địa điểm )
Thứ tư, đội ngũ tham gia sản xuất có đủ khả năng, năng lực đáp ứng cho
Bat ké một chương trình truyền hình nào khi quyết định đưa vào sản xuất phải nghĩ đến hiệu quả của nó, nghĩa là phải nghĩ đến sự thành công của chương trình, sự tac động của nó đến khán giả và xã hội Nếu nội dung mới, lạ, hấp dẫn sẽ thu hút đông đảo khán giả và tạo hiệu ứng xã hội rất lớn Vì vậy đội ngũ, ekip phải nghiên cứu thị hiểu khán giả, công chúng dé tìm ra những yêu cầu công chúng Bên cạnh đó khi sản xuất chương trình cần phải tính đến những nhân vật có tầm ảnh hưởng, những người nổi tiếng vì những người nỗi tiếng (cho dù ở vị trí giám khảo, người chơi hay khách mời ) có sức hút rất lớn đối với công chúng và công chúng rất quan tâm đến những nhân vật này Mặt khác sản xuất chương trình phải kết hợp các yếu tô giải trí với kiến thức xã hội, học tập, tìm kiếm tai năng, thi đấu về thé lực thì sẽ thu hút nhiều công chúng hơn chương trình sản xuất chỉ mang tính giải trí đơn thuần Vấn đề giải thưởng cũng phải nghĩ đến Thành công của một chương trình truyền hình còn có đóng góp của nhiều yếu tố khác như âm thanh, hiệu ứng, công tác truyền thông
1.4.2 Tổ chức sản xuất chương trình THTT tại phim trường
Phim trường truyền hình là nơi dé đài truyền hình/công ty, doanh nghiệp tổ chức sản xuất chương trình truyền hình qua hậu kỳ hay một chương trình truyền hình trực tiếp Là nơi diễn ra các hoạt động của những người tham gia sản xuất chương trình truyền hình bao gồm cả diễn viên, khách mời, MC/người dẫn chương trình và khán giả xem chương trình tại trường quay.
Tổ chức sản xuất TTTH trong phim trường đơn giản hơn THTT ngoài địa điểm vì các thiết bị được thiết lập sẵn, các Camera, âm thanh và ánh sáng được bảo vệ an toàn không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, không bị xảy ra những rủi ro ngoài mong muốn, nguồn điện 6n định và chủ động Khâu khảo sát địa điểm sản xuất nhẹ nhàng hơn Một phim trường thường có các khu vực: Khu vực sân khẩu; Khu vực điều khiến sản xuất (Control room) và khu vực phòng máy chính (Central
Khu vực sân khấu tách biệt với các khu vực khác bằng một bức tường kính cách âm, chuyên dụng để lắp đặt máy quay, hệ thống âm thanh (micro, loa, tivi), hệ thống đèn chiếu sáng Khu vực này có không gian rộng rãi để thiết kế bối cảnh diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp hoặc thu sẵn.
Khu vực sân khẩu Phòng điều khiển và phòng máy chính
Phim truong/truong quay (Studio)
Khu vực điều khiển trung tâm là nơi tập trung các thiết bị điều khiển máy quay (CCU), máy trộn âm thanh, máy trộn hình ảnh, bộ chọn nguồn hình, bộ điều khiển máy quay, hệ thống màn hình kiểm soát, máy tính đồ họa, máy tính ghi và lưu trữ dữ liệu Khu vực này là nơi làm việc của tổng đạo diễn, thư ký đạo diễn, biên tập, kỹ sư video, kỹ thuật điều khiển máy quay, kỹ sư âm thanh, kỹ thuật phát chèn, kỹ thuật tạo ký tự đồ họa, và tổ chức sản xuất.
- Khu vực phòng máy chính: Phòng này chứa các thiết bị quan trọng liên quan đến công nghệ thông tin phát sóng truyền hình bao gồm bộ định tuyến âm thanh, bộ định tuyến video, máy chủ video, máy nén và bộ ghép kênh sử dụng hệ thống tự động hóa phát sóng với các ứng dụng lập tình và phát sóng dé phát sóng các chương trình truyền hình. Đây là nơi làm việc của các kỹ sư truyền tải, họ giám sát tất cả các hoạt động phát sóng thông qua các thiết bị giám sát mà không ảnh hưởng đến phòng thu Tùy theo phim trường của các đài truyền hình mà có thé được lắp đặt hệ thống liên kết lên vệ tinh, bộ đồng bộ xử lý kỹ thuật số, bảng vá video và bảng vá âm thanh.
1.4.3 Tổ chức sản xuất chương trình THTT ngoài địa điểm (Field)
Tổ chức sản xuất bên ngoài địa điểm là dạng THTT được sản xuất và phát sóng tại địa đêm sự kiện, sự việc đang diễn ra và các phương tiện, kỹ thuật và con
31 người được đưa đến đó THTT theo dạng này rất sinh động, hấp dẫn và luôn tạo cho người xem cảm giác mới mẻ, bất ngờ và những nội dung thật sự tuyệt vời đến nỗi không thê tưởng tượng nỗi và truyền cảm hứng.
Việc tổ chức THTT ngoai dia diém can huy động một số lượng lớn thiết bị, máy móc, mat nhiều thời gian chuẩn bị, bị động nhất là tác động của môi trường bên ngoài, tốn nhiều chi phí và nhân lực, có khi lên vài chục thậm chí đến cả trăm con người như THTT các giải thể thao, cầu truyền hình (trực tiếp nhiều địa điểm). Để tiến hành THTT ngoài địa điểm là cần phải lái xe màu (xe sản xuat/Production truck/OB Van), nhân sự và các thiết bị máy móc đến địa điểm.
Xe Màu Khu vực điêu khiên chính trên xe màu
Xe mau, về mặt cơ bản như một Studio/Trường quay nhưng nó được thiết kế lắp đặt trên một chiếc xe tải để đáp ứng nhu cầu sản xuất chương trình truyền hình phát sóng hoặc chương trình truyền hình trực tiếp bên ngoài địa điểm Một xe màu gồm có các thiết bị như trong một Studio, và có một số thiết bị khác như máy phát điện, Cáp máy quay, bộ phận kết nối tín hiệu xe màu với trung tâm phát sóng (tổng khống chế) qua vệ tinh, viba, cáp quang, internet Xe màu hiện nay là chuẩn HD hoặc xe màu 4K.
1.4.4 Tổ chức sản xuất chương trình THTT trong và ngoài phim trường kết hợp
Truyền hình trực tiếp được tổ chức từ nhiều địa điểm có thể trong phim trường, ngoài địa điểm hay trong và ngoài kết hợp là một hình thức truyền hình trực tiếp phức tạp có quy mô và tính chất quan trọng Đây cũng có thể xem là cầu truyền hình Số lượng thiết bị máy móc, con người và kinh phí lớn hơn rất nhiều lần so với trực tiếp tại một địa điểm THTT nhiều địa điểm phải có tổng đạo diễn và tong không chê, noi xử ly các tín hiệu từ các dia diém truyén về trước khi truyén phát
32 sóng trực tiếp Tổng không chế được xem là phòng điều khiển trung tâm điều phối các điểm trực tiếp khác và quyết định tất cả mọi việc của chương trình THTT.
Quy trình tổ chức sản xuất chương trình trực tiếp
Quy trình là trình tự thực hiện một hoạt động đã được quy định, mang tính chat bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thé của quá trình sản xuất chương trình truyền hình Quá trình sản xuất một chương trình truyền hình trực tiếp dù lớn hay nhỏ về quy mô và mức độ quan trọng, sản xuất trong Studio hay ngoài địa điểm đều phải qua 2 giai đoạn là giai đoạn tiên sản xuât và sản xuât.
Hình 1.3 Các giai đoạn sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp
1.5.1 Giai đoạn tiền sản xuất chương trình THTT Giai đoạn tiền sản xuất (Pre-Production): là giai đoạn mất nhiều thời gian nhất trong TCSX chương trình THTT với rất nhiều công việc cần phải thực hiện như chuẩn bị nguồn tài chính, kế hoạch TCSX, chuẩn bị nội dung chương trình và các thiệt bị máy móc đê sản xuât.
Hình 1.4 Các nhóm công việc cơ bản trong giai đoạn tiên sản xuất
Tiến Hành Trực Tiếp Đây là gia đoạn rất quan trọng, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì sự thành công của chương trình rất cao Giai đoạn này là gia đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất của bất kỳ chương trình truyền hình nào bao gồm lên ý tưởng, viết kịch bản, tìm địa điểm, lập ngân sách (huy động vốn, kêu gọi tài chính, mời gọi tài trợ), thiết
33 lập kế hoạch sản xuất và tài chính, hình thành đội ngũ sản xuất (đạo diễn, quay phim, thiết kế ), thuê mướn diễn viên, khách mời, người dẫn chương trình, các thiệt bi váy móc cân thiệt đê sản xuât
Y tưởng, Lập ngân sách, :, TẠ TẢ viết kịch kêu gọi tài trợ [>| „ Thiết lập ke, h A k hoach san xuat ban huy động von v >) “
Thành lập đội Khảo sátđịa | _[ Triển khai lap ngũ sản xuất diém dat thiét bi
Tập dợt voi may quay (chay thir)
Hình 1.5 Các bước tiến hành trong giai đoạn tiền sản xuất 1.5.1.1 Hình thành ý tưởng viết kịch bản
Trong truyền hình, nhất là TTTH thì kịch bản, kịch bản và kịch bản Chính kịch bản biến một ý tưởng hay một suy nghĩ trừu tượng thành một vật chất nhìn thấy được trên giấy đó là bước khởi đầu xây dựng hình hài của một sản phâm truyền hình Hơn nữa chính nó là con đưởng dẫn dắt mọi thứ đi đúng hướng, đúng mục đích đề ra trong một khoảng thời gian xác định chính xác như truyền hình trực tiếp. Chính vì vậy kịch bản được coi là xương sống của chương trình THTT Tất cả các chỉ tiết, diễn biến của sự kiện từ MC, khách mời, diễn viên, lời thoại, lời dẫn, âm thanh thậm chí những đoạn Clip (hình ảnh) có thể chèn vào chương trình đều có trong kịch ban và được sắp xếp theo một trình tự có “ý đồ” trong một khoảng thời gian nhất định Do đó kịch bản thường giao cho những BTV/Đạo diễn tài năng, có kinh nghiệm trong sản xuất chương trình tryén hình trực tiếp.
1.5.1.2 Lập ngân sách và kế hoạch sản xuất Như đã đề cập phần trước, kinh phí rất quan trọng trong việc tổ chức sản xuất chương trình THTT, nó không chỉ là điều kiện dé tổ chức sản xuất THTT mà còn góp phần nâng cao chất lượng chương trình Vì vậy Giám đốc sản xuất/ Tổ chức sản xuất lập ngân sách, lập kế hoạch quay, lịch quay cụ thé dé tiết kiệm chi phí tập trung kinh phí vào việc đầu tư, thuê mướn thiết bị, máy móc, đạo cụ, thiết kế, ánh sáng và chỉ trả thù lao cho những người tham gia sản xuất, khách mời.
1.5.1.3 Hình thành đội ngũ sản xuất
Trong tất cả các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, hàng hóa thì hoạt động sản xuất sản phẩm truyền hình nói chung và THTT nói riêng là phức tạp nhất, rất dễ gặp rủi ro, sai sót Do đó người tổ chức sản xuất cần phải am hiểu tính chat đặc thù công việc của từng vị trí chức danh trong THTT dé thành lập một Ekip sản xuất hiệu quả tạo ra một chương trình THTT thành công Tùy thuộc vào từng loại chương trình THTT mà có nhân sự khác nhau, trong những chương trình THTT thời sự, đặc biệt là chương trình sản xuất truyền hình số chỉ cần vài người là có thé Tổ chức được chương trình THTT Tuy nhiên, đối với các chương trình THTT ca nhạc, bóng đá, cầu truyền hình thì cần nhiều nhân sự Qua tìm hiểu tôi xin đưa ra đội ngũ nhân sự các chương trình lớn, quan trọng và có tính chất cần nhiêu người có chuyên môn tham gia Nhân sự chủ chốt tham gia trực tiếp sản xuất THTT bao gồm:
- Nhà điều hành sản xuất (Executive Producer)/Người sản xuất (Producer): là người chịu trách nhiệm điều hành sản xuất toàn bộ chương trình truyền hình, quản lý ngân sách và phối hợp với các nhà đầu tư, khách mời (diễn viên) và biên kịch. Chịu trách nhiệm về bản quyền, pháp lý chương trình truyền hình nhưng không trực tiếp tham gia vào chương trình.
- Tổ chức sản xuất (Unit Manager): Là người trực tiếp tham gia vào sản xuất chương trình, thay mặt giám đốc sản xuất giám sát toàn bộ quá trình sản xuất, duy trì sản xuất trong phạm vi ngân sách được phân bổ, làm việc chặt chẽ với đạo diễn, các nhân viên sản xuất khác đảm bảo một môi trường làm việc sáng tạo và ôn định cho tat cả mọi người tham gia sản xuất chương trình Nói chung, tổ chức sản xuất chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất chương trình từ khi bắt đầu cho đến khi chương trình hoàn tat và phát sóng kê cả thanh quyết toán tài chính va các van đề liên quan đến chương trình Chịu trách nhiệm cuối cùng về su thành công của một chương trình truyền hình.
- Đạo diễn (Director): Chịu trách nhiệm chỉ đạo các diễn viên, khách mời và các thao tác kỹ thuật; Kết nối các bộ phận sáng tạo và tài năng (diễn viên, dẫn
35 chương trình, khách mời ); Kiểm soát vị trí máy, góc máy quay, loại hình ảnh, vị trí và Sự chuyên động của diễn viên, khách mời, dẫn chương trình Đạo diễn có trách nhiệm gan kết các bộ phận chuyên môn dé sản xuất chương trình có hiệu qua nhất Hay nói một cách chính xác đạo diễn là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc chuyền đổi kịch bản (văn học, kịch bản giấy) thành thông điệp âm thanh và hình ảnh hiệu quả.
Biên kịch đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một chương trình truyền hình hấp dẫn Họ chịu trách nhiệm viết kịch bản chi tiết bao gồm lời thoại, lời dẫn, âm nhạc, tiếng động, danh sách diễn viên và các yếu tố khác Kịch bản này hướng dẫn mọi khía cạnh của chương trình, từ tâm trạng của từng cảnh quay đến trang phục và dẫn chương trình Trong một số trường hợp, đạo diễn cũng có thể đóng vai trò biên kịch, đảm bảo tính thống nhất về mặt nghệ thuật và tầm nhìn cho chương trình.
Trợ lý sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất truyền hình, hỗ trợ Nhà sản xuất và Đạo diễn trong các nhiệm vụ cần thiết để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả và suôn sẻ.
- Giám đốc hình ảnh (DoP = Director of photography): là người phụ trách về phần hình ảnh (phần nhìn), ánh sáng và bố cục chương trình sử dụng nhiều kỹ năng vật lý và kỹ thuật phức tạp khác nhau Tùy theo chương trình, thể loại DoP được sử dụng khác nhau DoP cũng có thể là người quay phim/vận hành máy quay DoP làm việc cùng với đạo diễn.
- Kỹ sư âm thanh, người ghi âm: Ghi lại toàn bộ âm thanh của chương trình
(đối thoại, âm thanh của chương trình), chịu trách nhiệm nhạc nên liên quan trong suốt chương trình.
- Kỹ sư hình ảnh, kỹ thuật viên Video/Vision Engeneer (kỹ sư thị giác): Phụ trách tất cả mống mắt của máy quay phim (độ phơi sáng/độ mở khâu độ), giao diện tong thé của máy quay phim, khắc phục sự cố của Camera, cáp.