1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu

254 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý Chất lượng Trường Cao Đẳng Y Tế Theo Tiếp Cận Bảo Đảm Chất Lượng Giáo Dục Nghề Nghiệp Của Châu Âu
Tác giả Nguyễn Thị Hòa
Người hướng dẫn GS.TS Nguyễn Lộc, PGS.TS Dương Thị Hoàng Yến
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 254
Dung lượng 4,37 MB

Nội dung

Hệ thống quản lý chất lượng hay còn gọi hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong các trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu EQAVET .... 129

Trang 1

THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA CHÂU ÂU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HÒA

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA CHÂU ÂU

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu đã nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hòa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin được gửi lời cám ơn đến Lãnh đạo trường, lãnh đạo phòng Đào tạo, Khoa Quản lí Giáo dục và quý thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Giáo dục

Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án này

Đặc biệt với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất của tác giả xin được gửi tới GS.TS Nguyễn Lộc và PGS.TS Dương Thị Hoàng Yến, những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tác giả tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận án

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo, quý thầy giáo, cô giáo của các Trường Cao đẳng Y tế: Cần Thơ, Phú Yên, Đắk Lắk, Đặng Thùy Trâm, Quảng Trị, Huế, Hà Đông, Phú Thọ và Cán bộ quản lý của Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, thử nghiệm để hoàn thành luận án

Tác giả cũng không quên cảm ơn tới gia đình, những người thân yêu và bạn

bè đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ, giúp đỡ tác giả trong quá trình tác giả học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hòa

Trang 5

CEDEFOP: The European Centre for the Development of Vocational

Training (Trung tâm phát triển giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu)

CL: Chất lượng

CLĐT: Chất lượng đào tạo

CLGD: Chất lượng giáo dục

EQA: External quality assurance (Bảo đảm chất lượng bên ngoài)

EQAVET: European Quality Assurance for Vocational Education and

Training (Bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu)

ETF: European Training Foundation (Tổ chức đào tạo của Châu Âu) GDNN: Giáo dục nghề nghiệp

BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

NCS: Nghiên cứu sinh

NV: Nhân viên

PIER: Planning – Implementation - Evaluation - Review (Lập kế hoạch

- thực hiện - đánh giá - và rà soát, điều chỉnh) Chu trình bảo đảm chất lượng

QLCL: Quản lý chất lượng

QLGD: Quản lý giáo dục

TQM: Quản lý chất lượng tổng thể

TVET: Technical and Vocational Education and Training (Kỹ thuật giáo

dục và đào tạo nghề nghiệp) VET: Vocational Education and Training (Giáo dục nghề nghiệp)

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC BẢNG x

DANH MỤC CÁC HÌNH xii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 4

8 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 4

9 Luận điểm bảo vệ 6

10 Đóng góp mới của luận án 6

11 Cấu trúc của luận án 7

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA CHÂU ÂU 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Những nghiên cứu về quản lý chất lượng trong giáo dục 8

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp 12

1.1.3 Những nghiên cứu về bảo đảm chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp 14

1.1.4 Những nghiên cứu về quản lý chất lượng theo tiếp cận bảo đảm chất lượng ở các cơ sở giáo dục y tế 19

1.1.5 Đánh giá chung 22

1.1.6 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 23

Trang 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản của Luận án 24

1.2.1 Chất lượng 24

1.2.2 Chất lượng giáo dục nghề nghiệp 25

1.2.3 Chất lượng trường Cao đẳng Y tế 25

1.2.4 Chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 25

1.2.5 Quản lý chất lượng và bảo đảm chất lượng 26

1.2.6 Tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 28

1.2.7 Quản lý chất lượng trường Cao đẳng Y tế 30

1.3 Những đặc trưng, các nguyên tắc bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp (VET) và những đặc trưng riêng của trường Cao đẳng Y tế 31

1.3.1 Những đặc trưng của bảo đảm chất lượng 31

1.3.2 Các nguyên tắc của bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp 35

1.3.3 Những đặc trưng của trường Cao đẳng Y tế 36

1.4 Bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 38

1.4.1 Khung bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 38

1.4.2 Hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu 44

1.5 Chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bộ chỉ số bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) và các lý do để tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 44

1.5.1 Chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bộ chỉ số bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 44

1.5.2 Các lý do để tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 46

1.6 Quản lý chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 49

1.6.1 Hệ thống quản lý chất lượng (hay còn gọi hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong) các trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 49

1.6.2 Chu trình bảo đảm chất lượng (quản lý chất lượng) các trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 54

Trang 8

1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo

tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 60

1.7.1 Các yếu tố bên trong 60

1.7.2 Các yếu tố bên ngoài 63

Kết luận chương 1 67

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA CHÂU ÂU 68

2.1 Khái quát về các trường Cao đẳng Y tế tham gia khảo sát 68

2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển 68

2.1.2 Chức năng – nhiệm vụ 71

2.2 Tổ chức nghiên cứu khảo sát thực trạng 79

2.2.1 Mục đích khảo sát 79

2.2.2 Nội dung khảo sát 80

2.2.3 Phương pháp và công cụ khảo sát 80

2.2.4 Tiêu chí và thang đánh giá 82

2.2.5 Địa bàn khảo sát và mẫu khảo sát 84

2.3 Khái quát về bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam 86

2.4 Thực trạng Chất lượng của các trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận 10 chỉ số bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 88

2.5 Thực trạng quản lý chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 96

2.5.1 Thực trạng xây dưng, vận hành, đánh giá và rà soát, điều chỉnh hệ thống BĐCL bên trong theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 96

2.5.2 Thực trạng quản lý chất lượng các trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận chu trình bảo đảm chất lượng PIER (Lập kế hoạch – Triển khai, thực hiện – Đánh giá – Rà soát, điều chỉnh) 103

2.6 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 119

Trang 9

2.7 Đánh giá chung về thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu

(EQAVET) của các trường Cao đẳng Y tế 120

2.7.1 Điểm mạnh 120

2.7.2 Điểm yếu 122

2.7.3 Cơ hội 123

2.7.4 Thách thức 123

2.8 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 124

2.8.1 Ở nước Malta 124

2.8.2 Ở nước Đức 124

2.8.3 Ở nước Hungary 125

2.8.4 Ở nước Anh 125

2.8.5 Ở các nước Đông Nam Á 125

2.8.6 Ở nước Hàn Quốc 126

2.8.7 Ở nước Singapore 127

2.8.8 Ở nước Thái Lan 127

2.8.9 Những kinh nghiệm quốc tế trong quản lý chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 128 Kết luận chương 2 129

CHƯƠNG 3 : ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA CHÂU ÂU VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI 130

3.1 Các nguyên tắc đề xuất hệ thống quản lý chất lượng và các biện pháp 130

3.1.1 Bảo đảm tính hệ thống 130

3.1.2 Bảo đảm chất lượng và hiệu quả 131

3.1.3 Bảo đảm tính khả thi 131

3.1.4 Bảo đảm tính kế thừa 131

3.2 Đề xuất hệ thống quản lý chất lượng (hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong) các trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 132

Trang 10

3.2.1 Giới thiệu hệ thống 132

3.2.2 Mô tả hệ thống quản lý chất lượng các trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 134

3.3 Các biện pháp triển khai hệ thống quản lý chất lượng các trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 137

3.3.1 Biện pháp 1: Đề xuất bộ chỉ số bảo đảm chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 137

3.3.2 Biện pháp 2: Tổ chức hướng dẫn áp dụng Chu trình bảo đảm chất lượng PIER (Lập kế hoạch – Thực hiện – Đánh giá – Rà soát, điều chỉnh) để quản lý chất lượng trường Cao đẳng Y tế 145

3.3.3 Biện pháp 3: Tổ chức hướng dẫn tự đánh giá chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 153

3.3.4 Biện pháp 4: Tổ chức hướng dẫn thực hiện giám sát và quản lý thay đổi các hoạt động của trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) 159

3.3.5 Biện pháp 5: Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của nhà trường, lựa chọn Trung tâm kiểm định chất lượng và thực hiện kiểm định chất lượng trường Cao đẳng Y tế 164

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 167

3.5 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 168

3.5.1 Mục đích khảo sát 168

3.5.2 Nội dung khảo sát 168

3.5.3 Phương pháp khảo sát 169

3.5.4 Đối tượng khảo sát và phạm vi 169

3.6 Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 170

3.7 Thử nghiệm biện pháp đề xuất 180

3.7.1 Mục đích thử nghiệm 180

3.7.2 Giả thuyết thử nghiệm 180

Trang 11

3.7.3 Nội dung thử nghiệm 181

3.7.4 Phạm vi, đối tượng và phương pháp thử nghiệm 182

3.7.5 Quy trình thử nghiệm 182

3.7.6 Cách thức thực hiện: 183

3.7.7 Phương pháp đánh giá và thang đánh giá thử nghiệm 186

3.7.8 Kết quả thử nghiệm 184

Kết luận chương 3 190

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 191

1 Kết luận 191

2 Khuyến nghị 192

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 195

TÀI LIỆU THAM KHẢO 196 PHỤ LỤC 1.PL

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên

của các trường Cao đẳng Y tế tham gia khảo sát 74

Bảng 2.2 Danh mục các ngành nghề đào tạo 75

Bảng 2.3 Quy mô đào tạo /năm 77

Bảng 2.4 Địa bàn khảo sát 85

Bảng 2.5 Cơ cấu mẫu khách thể khảo sát 85

Bảng 2.6 Qui mô khảo sát thực trạng bảo đảm chất lượng trường Cao đẳng Y tế 85

Bảng 2.7 Mức độ phù hợp của hệ thống bảo đảm chất lượng đối với các trường Cao đẳng Y tế 89

Bảng 2.8 Đầu tư vào đào tạo giảng viên và người dạy 90

Bảng 2.9 Tỷ lệ người học tham gia các chương trình giáo dục nghề nghiệp (VET) 90

Bảng 2.10 Tỷ lệ người học hoàn thành các chương trình VET 91

Bảng 2.11 Tỷ lệ người học có việc làm trong các chương trình VET: 91

Bảng 2.12 Sử dụng các kỹ năng yêu cầu tại nơi làm việc 92

Bảng 2.13 Tỷ lệ thất nghiệp 93

Bảng 2.14 Tỷ lệ các nhóm yếu thế 93

Bảng 2.15 Cơ chế xác định nhu cầu đào tạo trong thị trường lao động 94

Bảng 2.16 Các kế hoạch dùng để thúc đẩy việc tiếp cận VET tốt hơn và cung cấp hướng dẫn cho người học (Chỉ số 10) 95

Bảng 2.17 Thực trạng xây dựng các cấu phần trong hệ thống BĐCL bên trong các trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET 97

Bảng 2.18 Thực trạng vận hành các cấu phần trong hệ thống BĐCL bên trong các trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET 99

Bảng 2.19 Thực trạng đánh giá và rà soát, điều chỉnh các cấu phần trong hệ thống BĐCL bên trong các trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET 101 Bảng 2.20 Giai đoạn Lập kế hoạch 104

Trang 13

Bảng 2.21 Triển khai thực hiện 106

Bảng 2.22 Đánh giá 107

Bảng 2.23 Rà soát, điều chỉnh 109

Bảng 2.24 Thông tin đầu vào 112

Bảng 2.25 Quá trình đào tạo 114

Bảng 2.26 Đánh giá quá trình và kết quả 115

Bảng 2.27 Đầu ra 117

Bảng 2.28 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến QLCL trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET 119

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết 170

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi 175

Bảng 3.3 Kết quả thử nghiệm tóm tắt từ phụ lục 1 184

Trang 14

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Các loại chỉ số EQAVET và nhiều phép đo dữ liệu 42

Hình 1.2 Chu trình EQAVET 43

Hình 1.3 Hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong (nguồn: Cedefop 2015) 50

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Y tế 74

Hình 3.1 Hệ thống QLCL trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET 133

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức, kỹ năng nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế Với tầm quan trọng đó, các

cơ sở GDNN nói chung và các trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) nói riêng phải chú trọng đến chất lượng, xem chất lượng là sự tồn tại và phát triển của các trường Chất lượng được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó quản lý được cho là yếu tố rất quan trọng Deming cho rằng “để có chất lượng thì dựa vào sự thỏa mãn nhưng tập trung vào trách nhiệm quản lý” [95, tr.28] UNESCO đã khẳng định quản lí là một yếu tố cấu thành chất lượng của hệ thống giáo dục quốc dân [9] Khi gia nhập WTO, hợp tác song phương (FTA) với các nước, thì việc tuân thủ các quy trình trong quản lý (hay còn gọi là quản lý chất lượng) là một điều bắt buộc [10, tr.60] Hiện nay, QLCL được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với các cơ sở giáo dục nói chung và GDNN nói riêng

Nghị quyết 29 của ban chấp hành Trung ương (2013) về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo, trong đó có nội dung “đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục,

…; coi trọng quản lý chất lượng” Và đã khẳng định đối với giáo dục nghề nghiệp, tập

trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp nhằm bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong nước và quốc tế Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2016, phê duyệt chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 trong đó

có mục tiêu “… áp dụng thống nhất các tiêu chí, tiêu chuẩn khu vực và quốc tế trong tất

cả các lĩnh vực, trước hết là giáo dục đào tạo, y tế, …” và năm 2018, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Nghị quyết số 617/NQ/BCSĐ ngày 28/12/2018 về việc

-tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định

hướng đến năm 2030, với mục tiêu “phát tri n giáo dục ngh nghi p là một trong nh ng nhi m vụ qu n trọng hàng đ u g p ph n n ng c o chất lượng ngu n nh n lực, thích ng với nh ng biến đổi nh nh ch ng c th trư ng l o động, đáp ng yêu c u c cuộc

Trang 16

Cách mạng công nghi p l n th tư, hội nh p quốc tế và phát tri n b n v ng c đất nước”; và “…n ng c o chất lượng giáo dục ngh nghi p t ng bước đạt chuẩn khu vực

và quốc tế đ đáp ng nhu c u nh n lực trong nước và hội nh p với th trư ng l o động khu vực và thế giới”

Thực hiện chủ trương này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành

hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo đảm chất lượng (BĐCL) và quyết liệt chỉ đạo các cơ sở GDNN xây dựng hệ thống QLCL (hệ thống BĐCL bên trong) Thời gian qua, các cơ sở GDNN đã và đang triển khai nhiều biện pháp quản

lý, xây dựng hệ thống BĐCL bên trong, chất lượng của các trường từng bước được cải thiện, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thực tiễn Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện, việc đi vào thực tế hệ thống QLCL của các cơ sở GDNN nói chung

và các trường CĐYT nói riêng còn nhiều vấn đề đặt ra, chưa mang tính hiện đại, chưa phù hợp với đặc điểm của các trường đặc thù như các trường CĐYT, là cơ sở đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cán bộ y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho con người, một lĩnh vực rất quan trọng được toàn xã hội quan tâm Trong khi đó chất lượng đào tạo nhân lực cán bộ y tế chưa theo kịp yêu cầu hội nhập và phát triển

Hiện nay, BĐCL trong Giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) được xem là một phương thức QL tiên tiến và đặc thù riêng cho các CS GDNN

Mặt khác, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của các nước trên thế giới ngày càng cao, đặc biệt ở Châu Âu Theo Báo cáo Già hóa trong Thế kỷ 21 về Thành tựu và Thách thức của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), New York và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi quốc tế (HelpAge International) cho thấy tỷ lệ dân số già hóa ở Châu Âu là 22%, chiếm tỷ lệ cao nhất trên thế giới Đến năm 2050, dự báo tỷ trọng người cao tuổi ở Châu Âu tăng lên 34%, tiếp tục chiếm tỷ lệ cao nhất trên toàn thế giới Điều này cho thấy tỷ lệ dân số già hóa của các nước Châu Âu ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao

Để các trường CĐYT Việt Nam đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động về chăm sóc sức khỏe cho các nước Châu Âu và thế giới Điều này đòi hỏi phải có hệ thống QLCL phù hợp với cơ sở đào tạo và phù

Trang 17

hợp với tiêu chuẩn thế giới Do đó, vấn đề đặt ra cho các trường CĐYT Việt Nam hướng đến phải tiếp cận tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) để xây dựng hệ thống QLCL là rất quan trọng và hết sức cần thiết nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng nhà trường từng bước đạt chuẩn Châu Âu, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động về chăm sóc sức khỏe cho các nước Châu Âu và thế giới, từ đó khẳng định được thương hiệu, nâng cao vị thế của các trường trong xã hội Đồng thời, việc này thực hiện đúng theo chủ trương của Đảng

và Nhà nước đã đề ra

Xuất phát từ những lý do nêu trên, NCS chọn đề tài: “Quản lý chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu” để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất hệ thống QLCL theo tiếp cận EQAVET tại các trường CĐYT và các biện pháp quản lý nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường từng bước đạt chuẩn Châu Âu, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước, Châu Âu và thế giới

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Chất lượng của trường CĐYT theo tiếp cận bảo đảm

chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET)

3.2 Đối tượng nghiên cứu: QLCL trường CĐYT theo tiếp cận bảo đảm chất lượng

giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET)

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Có những thuận lợi và khó khăn gì trong thực tiễn QLCL của các trường CĐYT hiện nay để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho các nước Châu Âu và thế giới

- Nếu tiếp cận EQAVET để triển khai thực hiện QLCL trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET thì có khả năng cung ứng được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước, Châu Âu và thế giới

5 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, các trường CĐYT Việt Nam chưa quan tâm đến tạo ra nguồn nhân lực

có chất lượng đạt chuẩn Châu Âu, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho các nước

Trang 18

Châu Âu và trên thế giới Nguyên nhân các trường CĐYT Việt Nam chưa xây dựng hệ thống QLCL phù hợp theo tiếp cận EQAVET Nếu các trường CĐYT Việt Nam tiếp cận EQAVET để xây dựng hệ thống QLCL và đề xuất các biện pháp triển khai sẽ góp phần bảo đảm và nâng cao chất lượng của các nhà trường từng bước đạt chuẩn Châu

Âu, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước, Châu Âu và thế giới

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn:

- Xây dựng cơ sở lý luận về QLCL trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET

- Đánh giá thực trạng CL các trường CĐYT theo tiếp cận bộ chỉ số BĐCL; thực trạng QLCL các trường CĐYT tiếp cận chu trình và hệ thống BĐCL bên trong giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu; các yếu tố ảnh hưởng đến QLCL trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET

- Đề xuất hệ thống QLCL trường CĐYT và các biện pháp triển khai hệ thống,

nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng các trường từng bước đạt chuẩn Châu Âu, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước, Châu Âu và thế giới

- Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp do đề tài Luận án đề xuất Lựa chọn biện pháp để thử nghiệm

7 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

7.1 Về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu bộ chỉ số và chu trình bảo đảm chất lượng trong EQAVET, đặc biệt là hệ thống BĐCL bên trong các cơ sở GDNN của Châu Âu (CEDEFOP, 2015) và việc vận dụng chúng vào QLCL các trường CĐYT ở Việt Nam,

với những nội dung và biện pháp quản lý cấp trường

7.2 Địa bàn nghiên cứu: 8 trường CĐYT (miền Trung và Tây nguyên, miền Nam và

miền Bắc)

7.3 Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 – 2022

7.4 Đối tượng khảo sát: Khảo sát lãnh đạo (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng); cán bộ

quản lý cấp khoa, phòng, bộ môn, trung tâm; giảng viên, nhân viên của 8 trường Cao

đẳng Y tế, và sinh viên năm cuối

8 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp luận và các cách tiếp cận

8.1.1 Tiếp c n h thống: QLCL trường CĐYT theo tiếp cận BĐCL được xem

Trang 19

xét trên nhiều lĩnh vực về CL trong nhà trường, các lĩnh vực này có mối quan hệ với nhau trong hệ thống QLCL ( hay BĐCL)

8.1.2 Tiếp c n bảo đảm chất lượng giáo dục ngh nghi p c Ch u Âu (EQAVET): Nghiên cứu CL và QLCL các trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET, gồm

tiếp cận bộ chỉ số BĐCL, chu trình BĐCL và hệ thống BĐCL bên trong với mục đích xây dựng hệ thống QLCL nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng các trường CĐYT từng bước đạt chuẩn Châu Âu, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước, Châu

Âu và thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay

8.1.3 Tiếp c n yêu c u xã hội và th trư ng l o động: QLCL các trường

CĐYT nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước, Châu Âu và thế giới

8.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ đề ra, luận án sẽ phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

8.2.1 Các phương pháp nghiên c u lý lu n

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, mô hình hóa, cụ thể hóa … các tài liệu

lý luận và văn bản pháp quy liên quan về QLCL trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET

8.2.2 Nh m các phương pháp nghiên c u thực tiễn

8.2.2.1 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nhằm khái quát hóa được những bài học kinh nghiệm trong QLCL ở các trường CĐYT, làm cơ sở đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn các trường CĐYT Việt Nam hiện nay 8.2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát: Xây dựng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát lãnh đạo (LĐ), cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên (NV) và sinh viên (SV) năm cuối về thực trạng CL, QLCL, các yếu tố ảnh hưởng của các trường CĐYT tham gia khảo sát theo tiếp cận EQAVET

8.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn một số LĐ và một số CBQL của một số trường CĐYT, một số LĐ là nhà tuyển dụng lao động để tìm hiểu việc tiếp cận bộ chỉ số BĐCL, hệ thống BĐCL bên trong, chu trình BĐCL và những thuận lợi, khó khăn thực hiện QLCL trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET

8.2.2.4 Phương pháp chuyên gia: Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia; LĐ, CBQL của một số trường CĐYT tham gia khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất về QLCL các trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET

Trang 20

8.2.3 Nh m các phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các

kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra, phương pháp thử nghiệm

9 Luận điểm bảo vệ

- EQAVET là một phương thức QLCL tiên tiến, được sử dụng để đánh giá

và cải thiện chất lượng đặc thù riêng cho các cơ sở GDNN, giúp đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Châu Âu và thế giới

- Hiện nay, các trường CĐYT Việt Nam chưa quan tâm đến đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho các nước Châu Âu và trên thế giới, do chưa có hệ thống QLCL phù hợp Tiếp cận EQAVET để QLCL các trường CĐYT Việt Nam nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng của các nhà trường từng bước đạt chuẩn Châu Âu, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước, Châu

Âu và thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

- Xây dựng hệ thống QLCL cho các trường CĐYT Việt Nam theo tiếp cận EQAVET và các biện pháp quản lý phù hợp đưa đến sự bảo đảm và nâng cao chất lượng của các nhà trường từng bước đạt chuẩn Châu Âu, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước, Châu Âu và thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế

10 Đóng góp mới của luận án

10.1 Về mặt lý luận

Góp phần hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận về QLCL các trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET Đồng thời đã làm sáng tỏ một số khái niệm chính: “Quản lý chất lượng”; “Bảo đảm chất lượng”, và “Chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận EQAVET”

10.2 Về mặt thực tiễn

Phân tích thực trạng BĐCL hiện nay của các cơ sở GDNN nói chung và các trường CĐYT nói riêng dựa trên các thông tư, văn bản và phân tích dữ liệu khảo sát, tạo cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp

Sử dụng tiếp cận EQAVET để đánh giá CL, QLCL các trường CĐYT Việt Nam hiện nay Từ đó, đề xuất hệ thống QLCL trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET và

các biện pháp triển khai phù hợp với bối cảnh Việt Nam

Trang 21

11 Cấu trúc của luận án

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu đã đề

ra, ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

án được trình bày trong 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp

cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của quản lý chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo

tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu

Chương 3: Đề xuất hệ thống quản lý chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo

tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu và các biện pháp triển khai

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

NGHỀ NGHIỆP CỦA CHÂU ÂU

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu về quản lý chất lượng trong giáo dục

Tribus Myron, Inc.HayWard, CA (1992) với “Quality Management in Education” (Quản lý chất lượng trong giáo dục) quan điểm của tác giả về QLCL là

một phương pháp khác để thiết lập sự nỗ lực của mọi người Mục tiêu là để hài hòa những nỗ lực, tiếp cận nhiệm vụ được giao với sự nhiệt tình, tham gia vào việc cải thiện công việc được thực hiện QLCL là cải thiện mối quan hệ giữa những người quản lý và những người thực sự làm công việc; so sánh quản lý truyền thống (Traditional Management) và quản lý chất lượng (Quality Management) dẫn luận từ tác giả Ed Baker, of the Ford Motor Company [135]

West-Burnham, John; Davies, Brent (1994), “Quality Management as a Response to Educational Change” (Quản lý chất lượng như một đặc trưng để thay

đổi giáo dục) nghiên cứu chỉ ra các phương pháp tiếp cận QLCL được áp dụng trong một số trường hợp như đặc trưng của sự thay đổi Tác giả cho rằng CL được xác định theo nhu cầu của khách hàng, theo nghĩa phù hợp với mục đích Để đạt được điều này thông qua cải tiến liên tục, và được quản lý nó thông qua việc phòng ngừa và có thể đo lường được Trong bối cảnh giáo dục, CL là toàn diện; nhấn mạnh các giá trị, khách hàng và cải tiến liên tục; và sử dụng các kỹ thuật để đánh giá Các lĩnh vực hoạt động chính của QLCL bao gồm sứ mệnh, lãnh đạo, tập trung vào khách hàng và BĐCL [145]

Barlosky, Martin; Lawton, Stephen (1994) với “Developing Quality Schools:

A Handbook” (Phát triển chất lượng Trường học: Sổ tay) đã chỉ ra các trường chất

lượng ở Toronto, Canada đã đưa ra triết lý về CL và được thiết kế để hướng dẫn phát triển và thực hiện các chương trình giáo dục theo định hướng CL Các trường chất lượng cam kết tạo ra môi trường học tập nâng cao thông qua mục đích, hợp tác

Trang 23

với doanh nghiệp giáo dục Các trường chất lượng nhấn mạnh đến mục đích của tổ chức, cam kết lãnh đạo, làm việc nhóm, quá trình học tập, khách hàng và quản lý thông qua dữ liệu [62]

Yin Cheong, Cheng (2001) trong “Paradigm Shifts in Quality Improvement in Education: Three Waves for the Future” (Chuyển đổi mô hình cải thiện chất lượng

trong giáo dục: Ba làn sóng cho tương lai) đã chỉ ra những cải thiện giáo dục trên toàn

thế giới về chất lượng giáo dục đang trải qua ba làn sóng Làn s ng th nhất, BĐCL nội bộ, tập trung việc cải thiện và hiệu quả bên trong Làn sóng th hai, BĐCL giao

diện tức là BĐCL tập trung vào giao diện giữa tổ chức giáo dục và cộng đồng Do đó, BĐCL là để đảm bảo các dịch vụ giáo dục đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan và

chịu trách nhiệm trước công chúng Làn s ng th b , BĐCL trong tương lai, là thúc

đẩy sự thay đổi mô hình trong việc BĐCL giáo dục BĐCL được xác định bởi sự phù hợp của giáo dục đối với các nhu cầu của các cá nhân, cộng đồng và xã hội [149]

Edward Sallis (2002) với “Total Quality Management in Education” (Quản lý

chất lượng toàn diện trong giáo dục) công trình nghiên cứu được tái bản lần thứ ba, tác giả nghiên cứu những vấn đề về CL, nguồn gốc của phong trào CL, những đóng góp của Deming, Shewhart và Juran về CL, sự quan tâm phát triển CL… Tác giả cho rằng

CL có thể là yếu tố thay đổi khác biệt duy nhất đối với một tổ chức; phân tích khái niệm CL là tuyệt đối, CL tương đối; vai trò của khách hàng về CL; chỉ ra các cấp độ của QLCL gồm kiểm soát chất lượng (KSCL), BĐCL và CL toàn diện Đặc biệt, áp dụng QLCL toàn diện trong giáo dục; xây dựng khung CL và phân tích các thành tố trong khung [86]

Vlaši ć Suzana, Vale Smiljana, Križman Puhar Danijela (2009) với “Quality Management in Education” (Quản lý chất lượng trong giáo dục) cho rằng “Quản lý chất lượng là một ph n c quản lý nhằm đạt được các mục tiêu chất lượng thông

qu l p kế hoạch, giám sát, bảo đảm và cải thi n chất lượng” Tác giả khẳng định

rằng việc thực hiện QLCL liên quan đến tất cả mọi người trong tổ chức Trong giáo dục, xác định CL có thể so sánh kết quả với mục tiêu đã đặt ra hoặc so sánh nó với các tiêu chuẩn đã được thiết lập trước đó Đồng thời, CL phải được quản lý một cách chặt chẽ mới đáp ứng được nhu cầu về CL Vai trò của quản lý không những

Trang 24

đạt được mục tiêu mà còn cải tiến CL Phải có hệ thống QLCL và không thể tách rời

với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và Châu Âu Vì một tiêu chuẩn là chính thức hóa các nguyên tắc cơ bản của QLCL [142]

Matorera Douglas (2018) với “Quality Management Systems in Education”

(Hệ thống quản lý chất lượng trong giáo dục) đã chỉ ra và phân tích hệ thống QLCL gồm ba quan điểm: CL, quản lý và hệ thống, trọng tâm chung của hệ thống QLCL là

việc lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, giám sát và kiểm soát hệ thống hoặc quá trình cung cấp giáo dục Để đạt chất lượng giáo dục nên thiết kế từ tầm nhìn của tổ chức

và tầm nhìn phải rõ ràng Các khía cạnh của quản lý giáo dục (QLGD) là: quản lý

cơ sở hạ tầng; KSCL và BĐCL; quản lý các nguồn lực / đầu vào; quá trình giáo dục; quản lý đầu ra [110]

Tibor Gábor Csizmadia (2006) trong luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý

giáo dục với đề tài: “Quality management in Hungarian Higher Education: Organisational Responses to Governmental Policy” (Quản lý chất lượng giáo dục

đại học ở Hungari: sự phản ứng của tổ chức tới chính sách của chính phủ) đã nghiên cứu lý luận về QLCL giáo dục đại học; phân tích các mô hình QLCL: TQM, ISO và EFQM đã được các trường đại học ở Hungari áp dụng trong quản

lý Tác giả cho rằng tiếp cận các mô hình QLCL trong công nghiệp để quản lý các hoạt động của giáo dục đại học không phù hợp với các chức năng cốt lõi của giáo dục và nghiên cứu; Giới thiệu sáu mô hình QLCL chính ở giáo dục đại học; đề xuất xây dựng khung QLCL đối với giáo dục đại học gồm đầu vào, quá trình và đầu ra, phân tích chi tiết các thành tố của khung [134]

Ở trong nước, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về QLCL trong giáo dục, đề xuất

mô hình QLCL…, trong đó tiêu biểu như:

Tác giả Phan Văn Kha với đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2004: “Nghiên c u

đ xuất mô hình QLCL đào tạo đại học ở Vi t N m”, tác giả nghiên cứu đã đánh giá

thực trạng QLCL đào tạo đại học ở Việt Nam, đồng thời xác định những quan điểm trong QLCL và từ đó thiết kế mô hình QLCL đào tạo Trên cơ sở đó tác giả đề xuất

Mô hình QLCL theo ISO 9000 bao gồm 5 bước: xây dựng hệ thống chất lượng; giới thiệu hệ thống và đào tạo đội ngũ; vận hành hệ thống; đánh giá và giám sát hệ thống chất lượng [27]

Trang 25

Tác giả Nguyễn Lộc (2009), chủ biên với công trình nghiên cứu “Cơ sở lý

lu n quản lý trong tổ ch c giáo dục”, tác giả nghiên cứu và phân tích nhiều vấn đề

về lý luận quản lý trong tổ chức giáo dục Tác giả cho rằng quản lý là quá trình lập

kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức; cách nào sử dụng các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được các mục tiêu đề ra Đồng thời tác giả còn phân tích sâu về bản chất của quản lý; các chức năng của quản lý và khẳng định lập kế hoạch như là một chức năng quản lý và kiểm tra cũng như một chức năng quản lý; hướng dẫn lập kế hoạch; các phương pháp lập kế hoạch; các loại kế hoạch của một tổ chức, kĩ thuật và công cụ lập kế hoạch…, và nhiều vấn đề khác liên quan đến quản lý trong tổ chức giáo dục [30]

Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lộc (2010) với “Lí lu n v quản lí”

nghiên cứu và phân tích các vấn đề lý luận quản lý trong tổ chức giáo dục Giới thiệu khái quát về khái niệm quản lý và các thuật ngữ liên quan; phân tích các chức năng của quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra; hướng dẫn cách lập

kế hoạch; các phương pháp lập kế hoạch; kĩ thuật và công cụ lập kế hoạch…, đặc biệt lập kế hoạch chiến lược trong giáo dục; quản lý nguồn nhân lực; lãnh đạo và quản lý trong giáo dục…, Mặt khác, nghiên cứu, phân tích và vận dụng quản lý chất lượng tổng thể (TQM) vào trong giáo dục [32]

Tác giả Nguyễn Đức Chính (2022) chủ biên với “Quản lý chất lượng trong giáo dục” giới thiệu về lịch sử nghiên cứu và phát triển của khoa học QLCL; các khái niệm về CL, CLGD, QLCL; phân tích các cấp độ trong QLCL; các nguyên tắc,

tiền đề xây dựng và vận hành hệ thống QLCL; giới thiệu và phân tích một số mô hình quản lý và BĐCL tiêu biểu; hướng dẫn xây dựng hệ thống QLCL trên cơ sở bộ

tiêu chuẩn đánh giá CL cơ sở giáo dục; hướng dẫn xây dựng kế hoạch chiến lược nâng cao CL các cơ sở giáo dục Đây là cuốn sách chuyên khảo mới, cung cấp một cách nhìn tổng quan về QLCL trong giáo dục [10]

Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2017) trong “Quản

lí giáo dục” đã phân tích và liệt kê một số khái niệm về CL, CLGD; đề xuất 10 biện

pháp BĐCL giáo dục [24]

Tác giả Đặng Xuân Hải (2017) với “Quản lí sự th y đổi trong giáo dục”

nghiên cứu về thay đổi; lý thuyết quản lý sự thay đổi và các bước cơ bản để quản lý

Trang 26

sự thay đổi; phân tích các rào cản và động lực khi thực hiện sự thay đổi; các điều kiện cần và đủ cho một thay đổi thành công; quản lý sự thay đổi trong giáo dục và đưa ra một số quan điểm tiếp cận quản lý thay đổi trong giáo dục; kĩ thuật quản lý

sự thay đổi đối với một cơ sở giáo dục và đào tạo; điều kiện để quản lý sự thay đổi thành công trong giáo dục với nhà trường; vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để giải quyết những thay đổi trong giáo dục và đào tạo hiện nay [22]

Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục với đề tài: “Quản lý chất lượng đào tạo tại các trư ng Đại học Tư thục khu vực mi n trung Vi t N m” của tác giả

Đỗ Trọng Tuấn (2015), nghiên cứu tiếp cận BĐCL của AUN-QA để xây dựng cơ

sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo trong các trường Đại học; phân tích thực trạng về QLCL đào tạo trong trường Đại học Tư thục của Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp QLCL đào tạo cho các trường Đại học Tư thục khu vực miền Trung Việt Nam theo hướng đáp ứng yêu cầu và chuẩn đầu ra cho sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả QL CLĐT, góp phần phát triển hệ thống các trường Đại học Tư thục của Việt Nam [48]

Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD với đề tài: “Quản lý chất lượng đào tạo tại trư ng Đại học Thái Bình theo tiếp c n đảm bảo chất lượng” của tác giả Vũ Thị

Dung (2018) đã xây dựng khung lý thuyết về QLCL đào tạo đại học theo tiếp cận BĐCL; đánh giá thực trạng QLCL đào tạo tại trường Đại học Thái Bình theo tiếp

cận BĐCL; đề xuất hệ thống BĐCL và các biện pháp triển khai hệ thống BĐCL tại

trường Đại học Thái Bình nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tỉnh Thái Bình [17]

1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp

Vargas Zúñiga Fernando (2004), “Quality management in vocational training, The use of standards and their different applications” (Quản lý chất lượng dạy

nghề, sử dụng các tiêu chuẩn và các ứng dụng khác nhau) đã chỉ ra QLCL các cơ sở GDNN, cho thấy các khách hàng, những nhà sử dụng lao động trong thị trường đa dạng, luôn đòi hỏi những ưu đãi tốt nhất và các cơ sở GDNN phải BĐCL Tác giả cho rằng QLCL cơ sở giáo dục là liên quan đến khả năng cạnh tranh của tổ chức Nếu môi trường học tập phản ánh sự phù hợp với các tiêu chuẩn, các năng lực nhất định của người học, điều này liên quan đến CL của người học, có thể được phát triển Một cơ sở đào tạo nghề phát triển thực hành tốt, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế sẽ góp phần phát triển các kỹ năng cốt lõi của người học Đồng thời, các tổ

Trang 27

chức khẳng định thương hiệu bên ngoài và sẽ được chứng nhận CL [141]

Poda!il Martin and Hrmo Roman (2013) với, “Introduction of a Quality Management System for Vocational Education and Training in Slovakia” (Hệ thống

quản lý chất lượng trong giáo dục nghề ở Slovakia) giới thiệu mô hình đánh giá chất lượng giáo dục nghề hiện đang được thực hiện tại nhiều trường ở miền Tây Xlô-va-ki-a

và Áo Phân tích hiện trạng và áp dụng các phương pháp tiếp cận và hệ thống QLCL

hiện có trong GDNN; xây dựng mô hình QLCL GDNN [121]

Michael Glykas, Omar Hasan Bailey, Mirvat Omar Al Maery, Nawaf Omar Al

Maery (2015), “Process and Quality Management in Vocational Education & Training (VET)” (Quy trình và quản lý chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp) nghiên cứu

nhằm đánh giá khái niệm QLCL trong giáo dục nghề (VET) Thuật ngữ chính trong QLCL là "khách hàng", bỡi vì QLCL điều khiển và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống

Mục đích của hệ thống QLCL trong một tổ chức là thiết lập tầm nhìn chung cho tất cả

mọi người, thiết lập và tổ chức các mục tiêu, hướng dẫn, truyền tải các tổ chức hướng đến văn hóa chất lượng QLCL như một chu trình liên tục với các yêu cầu của khách hàng ở phần đầu và sự hài lòng là kết quả cuối cùng Nghiên cứu chỉ ra chu trình QLCL gồm các yếu tố: trách nhiệm quản lý; đo lường, phân tích và cải tiến; sản phẩm; quản lý nguồn lực, yêu cầu của khách hàng, kết quả đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng Trong đó lãnh đạo đóng vai trò chính và ban quản lý là động lực chính xuyên suốt các giai đoạn phát triển, thực hiện và duy trì [111]

Cedefop (2015), “Supporting Internal Quality Management and Quality Culture, Handbook for VET providers” (Cung cấp quản lý chất lượng bên trong và văn hóa chất

lượng, cẩm nang cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp) đây là ấn phẩm đầu tiên mà Trung tâm Phát triển nghề nghiệp của Châu Âu (Cedefop) gửi tới các cơ sở VET, nhằm giúp các cơ sở VET bắt đầu hoặc cải thiện phương pháp tiếp cận CL Để cải thiện CLGD, vì lợi ích của các cơ sở VET cũng như sinh viên và xã hội nói chung Cuốn sổ tay này nhằm hướng dẫn các cơ sở VET thực hiện quá trình QLCL bên trong tổ chức; hướng dẫn áp dụng chu trình (kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, đánh giá); những yếu tố ảnh hưởng đến CL bên trong, bên ngoài tổ chức; tạo văn hóa CL trong các tổ chức giáo dục nghề; cải thiện CL; cung cấp các công cụ đánh giá [74]

Trang 28

Ở trong nước, có những công trình nghiên cứu về QLCL trong giáo dục nghề nghiệp như:

Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục của tác giả Trần Ngọc Trình

(2014), với đề tài: “Quản lý chất lượng đào tạo tại các trư ng Trung cấp chuyên nghi p Thành phố H Chí Minh” nghiên cứu quản lý chất lượng theo tiếp cận ISO

và TQM để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo các trường Trung cấp chuyên nghiệp; tác giả đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo của các Trường trung cấp chuyên nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó đề xuất

hệ thống quản lý chất lượng đào tạo và một số giải pháp tại các trường Trung cấp chuyên nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng tiếp cận ISO – TQM [45] Tác giả Nguyễn Văn Hùng (2016), luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD với đề

tài: “Quản lý đào tạo c trư ng c o đẳng ngh theo tiếp c n đảm bảo chất lượng”

xây dựng cơ sở lý luận của quản lý đào tạo theo tiếp cận BĐCL của trường cao đẳng nghề; đánh giá thực trạng quản lý đào tạo của các trường cao đẳng nghề ở khu vực Bắc trung bộ và miền Trung theo tiếp cận BĐCL; tiếp cận quá trình đào tạo theo mô hình CIPO; đề xuất các giải pháp QLĐT theo tiếp cận BĐCL của các trường Cao đẳng nghề [25]

Tác giả Ngô Xuân Bình (2016), Luận án tiến sĩ chuyên ngành QLGD với đề

tài: “Quản lý chất lượng đào tạo ngành Công ngh thông tin trong các trư ng c o đẳng tại TP H Chí Minh theo tiếp c n TQM” nghiên cứu quản lý chất lượng đào

tạo theo tiếp cận TQM; xây dựng cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin theo tiếp cận TQM; trên cơ sở đó đề xuất hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin ở các trường Cao đẳng tại TP.HCM theo tiếp cận TQM và các giải pháp triển khai thực hiện nhằm bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của ngành học công nghệ thông tin [4]

1.1.3 Những nghiên cứu về bảo đảm chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp

K.K Navaratnam và Rory O'Connor (1993),“Quality Assurance in Vocational Education: meeting the needs of the nineties” (Bảo đảm chất lượng giáo dục nghề

nghiệp: đáp ứng nhu cầu của những năm chín mươi) nghiên cứu cho thấy đào tạo nghề như một quá trình và cách thức BĐCL trong mọi khía cạnh của quá trình Cần

Trang 29

phải thực hiện cam kết liên tục của ban quản lý để thực hiện thành công BĐCL trong GDNN Tác giả cho rằng BĐCL nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến trong GDNN [93]

Cedefop (2009) với “Accreditation and Quality Assurance in Vocational Education and Training” (Kiểm định chất lượng và bảo đảm chất lượng trong giáo

dục nghề) cho rằng: CL luôn được liên kết với các mục tiêu chính sách, thể chế

Nghiên cứu BĐCL và kiểm định chất lượng giáo dục nghề của một số nước như:

Thụy Điển, Ý, Ai-Len, Đức; khung BĐCL như một công cụ chất lượng của Châu

Âu Khung BĐCL là mô hình vòng tròn, bao gồm thiết lập mục tiêu và hoạch định chiến lược, đo lường kết quả theo các mục tiêu được xác định trước và sử dụng kết quả trong việc thay đổi quản lý và lập kế hoạch Khung BĐCL có cấu trúc tương tự

và bao gồm các bước tương tự như chu trình PDCA [70]

Cedefop (2011) trong“Assuring quality in vocational education and training: The role of accrediting VET providers” (Bảo đảm chất lượng trong giáo dục nghề

nghiệp: Vai trò của việc công nhận các cơ sở VET) đã đưa ra khung tham chiếu BĐCL của Châu Âu đối với cấp cơ sở giáo dục và cấp hệ thống Khung tham chiếu BĐCL của Châu Âu bao gồm, chu trình bảo đảm và cải tiến chất lượng (lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và rà soát, điều chỉnh) dựa trên việc lựa chọn các tiêu chí chất lượng Những chỉ số có thể áp dụng để QLCL cả cấp hệ thống và cấp cơ sở giáo dục nghề nghiệp Mục đích để hỗ trợ, duy trì sự đa dạng trong cách tiếp cận, làm công cụ tham chiếu để giúp các quốc gia thành viên giám sát việc cải tiến liên tục các hệ thống VET [72]

National Commission for Further and Higher Education Malta (2013),

“Implementation of Quality Assurance In Vocational Education & Training (VET) Institutions, A Manual for VET Providers” (Thực hiện bảo đảm chất lượng trong các

cơ sở giáo dục nghề nghiệp (VET), sổ tay hướng dẫn cho các cơ sở VET) đã chỉ ra các

cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Malta đã thực hiện chu trình BĐCL PIER gồm, lập kế

hoạch, thực hiện, đánh giá và rà soát, điều chỉnh; các hệ thống BĐCL phù hợp với

tiêu chuẩn quốc gia và Châu Âu, cụ thể Malta đã xây dựng bộ chỉ số bảo BĐCL gồm 11 chỉ số, trên cơ sở bộ chỉ số của Châu Âu, có điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với đất nước Malta và hướng dẫn thực hiện bộ chỉ số này [113]

Trang 30

E Idialu Ethel, Alli Ambrose (2013),“Ensuring Quality Assurance In Vocational Education” (Bảo đảm Chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp) nghiên cứu phân tích khái niệm BĐCL trong giáo dục nghề nghiệp, đồng thời chỉ ra các

thông số BĐCL trong giáo dục nghề nghiệp như: chất lượng giáo viên, kiểm định chương trình, kiểm tra, giám sát, đánh giá; các yếu tố cản trở đến BĐCL; các yếu

tố có thể BĐCL trong giáo dục nghề nghiệp [80]

Suzanne Gatt, Magro - Scerri Maria, Kim Faurschou (2013), “The EQAVET experience in Malta: using similar indicators for different sector and size of VET provider” (Kinh nghiệm EQAVET ở Malta: sử dụng các chỉ số chất lượng tương tự

cho các lĩnh vực và quy mô khác nhau của cơ sở VET) nghiên cứu chỉ ra các cơ sở GDNN ở Malta đã sử dụng các chỉ số BĐCL tương tự các chỉ số trong EQAVET và các chỉ số BĐCL được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của chu trình BĐCL PIER của Châu Âu như: lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và rà soát, điều chỉnh Đồng thời, chỉ ra thách thức các yêu cầu BĐCL và hỗ trợ các cơ sở GDNN trong việc thực hiện để BĐCL [130]

Nikolovska Margareta (2014) với “The Quality Approach in Vocational Education and Training in South Eastern Europe and Turkey: Building on the Torino Process Findings” (Tiếp cận chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp ở miền

Đông Nam Châu Âu và thổ Nhĩ Kỳ: Xây dựng trên sự khám phá của quy trình Torino) đã chỉ ra việc thực hiện chu trình BĐCL: lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá

và rà soát, điều chỉnh; đưa ra bốn yếu tố BĐCL: (1) Thiết lập các mục tiêu chung và

mục tiêu cụ thể; (2) Thiết lập các quy trình để bảo đảm đạt được các mục tiêu chung

và mục tiêu cụ thể; (3) Thiết kế các cơ chế đánh giá những thành tựu và kết quả; (4) Phát triển các quy trình để đạt được những kết quả của mục tiêu hoặc những mục tiêu mới [116]

Raicevic Zeljko and Nikolovska Margareta (2014) trong “Quality Assurance

in Vocational Education and Training: The Experience of Montenegro” Quality

Assurance in Vocational Education and Training, A collection for articles của ETF

(Bảo đảm chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp: kinh nghiệm của Montenegro) đã

chỉ ra kết quả cải cách VET ở Montenegro dựa trên hệ thống VET Các cơ sở VET ở

Trang 31

Montenegro, được chia thành ba loại: các lĩnh vực chuyên môn cao; các chương trình

đa dạng; cơ sở hỗn hợp cung cấp cả giáo dục phổ thông và VET Khung chính sách

để cải thiện chất lượng bên trong VET bao gồm: đánh giá bên ngoài và đánh giá bên trong Đánh giá hệ thống giáo dục ở Montenegro bao gồm tự đánh giá, đánh giá bên trong, báo cáo đánh giá bên trong, quy trình đánh giá bên ngoài và báo cáo đánh giá bên ngoài Đánh giá bên trong thúc đẩy các cơ sở VET tham gia nhiều hơn vào các hoạt động bên trong, xây dựng kế hoạch cải thiện chất lượng VET không chỉ bao gồm các kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, mà còn cung cấp tiếp cận giáo dục cao hơn, tiếp cận thị trường lao động, và cơ hội tốt để phát triển cá nhân và hội nhập xã hội [122]

Emília Galvão Maria (2017), “VET providers' self-monitoring by using the

EQAVET toolbox of indicators” (Tự giám sát của các cơ sở VET bằng cách sử dụng

hộp công cụ các chỉ số EQAVET) đã chỉ ra các cơ sở VET tự giám sát bằng cách sử dụng các chỉ số EQAVET theo chu trình bốn bước và hướng dẫn thực hiện và phân tích các bước trong chu trình như: (1) Tổ chức quá trình tự giám sát của cơ sở VET bằng cách tập trung vào các mục tiêu cung cấp VET và sử dụng các chỉ số EQAVET; (2) Thực hiện kế hoạch tự điều chỉnh thông qua các câu hỏi hướng dẫn và áp dụng các chỉ số EQAVET; (3) Thu thập và phân tích dữ liệu và biến nó thành thông tin thông qua phản ánh của các biên liên quan; (4) Biến thông tin thành bằng chứng bằng cách đánh giá, đưa ra quyết định, thiết lập các ưu tiên và hành động để thay đổi [81]

Watters Elizabeth (2015) với nghiên cứu “Promoting Quality Assurance in

Vocational Education and Training the ETF Approach” (Đẩy mạnh bảo đảm chất

lượng trong giáo dục nghề nghiệp theo tiếp cận ETF) đã chỉ ra QLCL là kết quả của việc sử dụng có hệ thống các chính sách, phương pháp và công cụ theo cách phối hợp để hướng người dân và các tổ chức theo hướng đạt được các mục tiêu CL được xác định trước Tác giả cho rằng công tác BĐCL phụ thuộc vào con người, cá nhân

và tập thể, thực hiện nhiệm vụ công việc của tổ chức đã được định hướng BĐCL là

hệ thống toàn diện bao gồm tất cả các giai đoạn của chu trình BĐCL (kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, đánh giá) và giải quyết bối cảnh, đầu vào, quá trình, đầu ra và kết quả và có hệ thống với cách tiếp cận từ trên xuống Mục đích của BĐCL trong

Trang 32

VET là hỗ trợ các quy trình và thủ tục bảo đảm VET tốt hơn Đồng thời, BĐCL trong VET liên quan đến việc thay đổi nền kinh tế, thị trường lao động và nhu cầu học tập suốt đời, và quốc tế hóa của VET [144]

Bateman Andrea and Coles Mike (2017), “Towards Quality Assurance of Technical and Vocational Education and Training” (Hướng đến bảo đảm chất

lượng kỹ thuật và giáo dục nghề nghiệp (TVET) tài liệu của UNESCO đã chỉ ra

BĐCL trình độ trong TVET tại 13 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương; hệ thống TVET của từng quốc gia; BĐCL; đánh giá; điểm mạnh và điểm yếu chất lượng TVET; cơ hội và rào cản để cải thiện quá trình BĐCL hiện tại và các đề xuất để cải thiện BĐCL trình độ [65]

Bateman Andrea and Coles Mike (2017), “Guidelines for the Quality Assurance of TVET Qualifications in the Asia-Pacific Region” (Hướng dẫn về bảo

đảm chất lượng theo tiêu chuẩn TVET ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương) nghiên cứu thực hiện từ các nhà nghiên cứu và đại diện nhiều quốc gia thuộc Châu Á Thái Bình Dương Nghiên cứu đưa ra mười ba nguyên tắc chính về BĐCL và phân tích chi tiết các nguyên tắc này [64]

Trong nước có những công trình nghiên cứu như sau:

Tác giả, Phạm Cường (2020) với “Đào tạo ngh tiếp c n trình độ khu vực và quốc tế: phân tích t tài li u nước ngoài và chính sách c a vi t nam” nghiên cứu

phân tích các khuyến nghị của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các nghiên cứu và chính sách của Việt Nam để bước đầu đưa

ra một số khuyến nghị cho các cơ sở GDNN nhằm tiếp cận quốc tế và định hướng phát triển Các đề xuất, kiến nghị sẽ góp phần giúp các cơ sở GDNN nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.[15]

Trần Thị Thu Hà (2023) với “Phát tri n h thống bảo đảm chất lượng bên trong

cơ sở giáo dục ngh nghi p” Tác giả cho rằng hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề

nghiệp thực hiện xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống BĐCL theo quy định tại Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH và các hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Tác giả cho rằng để thiết lập hệ thống và vận hành hệ thống BĐCL

trong nhà trường thì các điều kiện sau được coi là cần thiết Th nhất, lãnh đạo nhà

Trang 33

trư ng (đặc bi t là Hi u trưởng) cần thấy được ý nghĩa mang tính quyết định của CL

đào tạo với khả năng tồn tại và phát triển của trường, qua đó có những hành động cụ thể trong thiết lập hệ thống BĐCL của trường; cam kết mạnh mẽ về việc thay đổi mô hình và phương pháp quản lý mới đối với nhà trường; Thấu hiểu những vấn đề mang tính cốt lõi, cơ bản của chất lượng, khách hàng (người học/cơ quan sử dụng nhân lực ) và các nguyên tắc của hệ thống BĐCL tiếp cận theo quá trình; cung cấp các

nguồn lực cần thiết để thiết lập, vận hành hệ thống BĐCL trong nhà trường Th h i, các thành viên trong nhà trư ng, phải hiểu được ý nghĩa, mục đích của việc thiết lập

và vận hành hệ thống QLCL trong nhà trường; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đối với từng công việc cụ thể Đồng thời, các trường phải có nhân lực làm nòng cốt

trong việc thiết lập và vận hành hệ thống BĐCL Th b , tr ng thiết b / cơ sở v t

chất, đảm bảo các yêu cầu mang tính bắt buộc để BĐCL đào tạo theo các quy định

của nhà nước Phải có hệ thống thông tin nội bộ thông suốt đảm bảo cho việc hỗ trợ

thực hiện các hoạt động Th 4, theo dõi và đo lư ng, có khả năng theo dõi, đo lường

các yếu tố liên quan đến hệ thống BĐCL (kết quả thực hiện các quá trình, mức hài

lòng của khách hàng…) Th năm, phương pháp thựuc hi n, cần xác định rõ mục

tiêu, chiến lược phát triển nhà trường, có sự hỗ trợ của cơ quan cấp trên về phương

Trang 34

của BĐCL, đó là: sứ mệnh / quản trị, giảng viên NMEI, sinh viên, chương trình giảng dạy và BĐCL Đối với mỗi thành phần, các tiêu chuẩn và tiêu chí cơ bản để QLCL Hệ thống BĐCL gồm, BĐCL nội bộ và bên ngoài, cải thiện CL và báo cáo

tự đánh giá [147]

Latrach Cecilia, Febré Naldy and Demandes Ingrid (2012) với “Quality Assurance in the Career of Nursing” (Bảo đảm chất lượng trong nghề nghiệp điều

dưỡng) đã chỉ ra các nguyên tắc cơ bản của khái niệm bảo đảm chất lượng trong

giáo dục đại học trong điều dưỡng “Bảo đảm chất lượng là sự kết hợp gi a các hành động được l p kế hoạch và có h thống c n thiết đ cung cấp độ tin c y phù hợp cho sản phẩm hoặc d ch vụ đáp ng các yêu c u v chất lượng” BĐCL được

dựa trên việc thực hiện một hệ thống tài liệu của công việc, thiết lập các quy tắc rõ ràng, cố định và khách quan bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến quá trình hoạt động BĐCL là một đánh giá, phân tích và đánh giá liên tục, có hệ thống và liên tục về mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn được đặt ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế Các tiêu chuẩn và các chỉ số để QLCL cho các trường điều dưỡng và xây dựng hệ thống kiểm định của các trường điều dưỡng [104]

M Al-Shehri Ali (2012) với “Quality Management and Medical Education in Saudi Arabia” (Quản lý chất lượng và giáo dục y tế ở Arabia Saudi) nghiên cứu cho

thấy, QLCL trong giáo dục y tế có hiệu quả và hữu ích, nó phải xuất phát từ bên trong các tổ chức giáo dục chứ không phải do áp đặt từ nguồn bên ngoài Điều này phù hợp với các nguyên tắc học tập của người học và các phương pháp quản lý và lãnh đạo hiệu quả được báo cáo trong tài liệu (Brookfield, 1986; Kaufman, 2003; Al-Shehri & Khoja, 2009) Tạo dựng văn hóa chất lượng trong giáo dục y tế là yêu cầu quan trọng để các bên liên quan nhận thức được lợi ích và mục đích của KĐCL, BĐCL và QLCL Các bên liên quan của giáo dục y tế phải hình thành một liên minh cùng quan tâm và xây dựng lòng tin giữa họ để giúp họ giải quyết các thiếu sót và làm việc theo nhóm một cách minh bạch và hiệu quả hơn [108]

Tankpara Philip Anyelba, Adom Dickson, Adu-Agyem Joe (2021) “Quality assurance policies and implementation in nursing and midwifery training colleges

in Ghana” (Chính sách bảo đảm chất lượng và việc thực hiện tại các trường Cao

Trang 35

đẳng đào tạo điều dưỡng và hộ sinh ở Ghana) nghiên cứu đã đánh giá các hệ thống BĐCL bên trong tại các trường Cao đẳng Y tế ở Vùng Thượng Tây Nghiên cứu tập trung về chính sách BĐCL của các trường Cao đẳng điều dưỡng và hộ sinh (NMTC) ở Vùng Thượng Tây Kết quả cho thấy các trường Cao đẳng điều dưỡng

và hộ sinh (NMTC) ở Vùng Thượng Tây không có chính sách BĐCL Việc thực hiện chính sách BĐCL của các trường Cao đẳng điều dưỡng và hộ sinh (NMTC), liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng mong đợi của tất cả các bên liên quan chính, đặc biệt là thị trường lao động và sinh viên, những người được hưởng lợi trực tiếp Đặc điểm nổi bật của nghiên cứu này là nghiên cứu về các trường Cao đẳng Y tế Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu về chính sách bảo đảm chất lượng, chưa đi vào nghiên cứu hệ thống QLCL ở các trường Cao đẳng Y tế [132]

Said Said Elshama (2022), với “Quality Management in Medical Education between Theory and Application: Paradigm Shift or Falsification of Reality”

(Quản lý chất lượng trong giáo dục y tế giữa lý thuyết và ứng dụng: Thay đổi mô hình hoặc sai lệch thực tế) đã chỉ ra QLCL trong giáo dục y tế không chỉ giới hạn trong việc dạy và học mà còn bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ cho sinh viên Nhiều tổ chức quốc tế, khu vực và quốc gia áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu để cải thiện chất lượng trong các trường y khoa Việc thực hiện các nguyên tắc CL trong

cơ sở giáo dục y tế nên bao gồm quản lý, dịch vụ và ngay cả trong các cơ sở bệnh viện nơi sinh viên thực hành, thực tập QLCL có nghĩa là cải tiến liên tục, cam kết quản lý, kết quả phản ánh các yêu cầu và nhu cầu của khách hàng, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhóm dựa trên sự cạnh tranh và giám sát công việc để giải quyết các vấn đề Do đó, QLCL được coi là một gói gồm các thực hành quản lý toàn diện có khả năng tạo ra văn hóa tổ chức, trao quyền cho mọi người đóng góp vào công việc và đạt được chất lượng của dịch vụ hoặc sản phẩm cuối cùng để đạt được lợi ích lâu dài cho tất cả các thành viên của tổ chức và xã hội dựa trên sự hài lòng của khách hàng [125]

Trang 36

Tổng quan các công trình nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu sinh (NCS) có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Các công trình nghiên cứu cho NCS cái nhìn tổng quan về CL, QLCL, QLCL giáo dục, QLCL đào tạo, QLCL trong GDNN, BĐCL, BĐCL trong GDNN, tiếp cận

BĐCL trong GDNN, hệ thống QLCL và các vấn đề liên quan đến BĐCL trong

GDNN; các hướng nghiên cứu theo các cách tiếp cận BĐCL để làm rõ nội dung cốt lõi của đề tài Qua đó, NCS hệ thống được cơ sở lý luận, cách thức đánh giá thực

trạng, từ đó đề xuất hệ thống QLCL và các biện pháp triển khai, hướng dẫn thực hiện

QLCL các trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET

Qua các công trình nghiên cứu trên, NCS nhận thấy hiện nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về QLCL trường, cụ thể các trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET Với mục đích nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng các trường CĐYT từng bước đạt chuẩn Châu Âu, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước, Châu Âu và thế giới trong bối cảnh hiện nay Chính vì vậy, NCS tiếp tục kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học trên, để tiếp tục nghiên cứu từ đó đề xuất

hệ thống QLCL và các biện pháp triển khai, hướng dẫn thực hiện QLCL các

trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET

1.1.5 Đánh giá chung

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, NCS đưa ra một số nhận định về những vấn

đề chưa được đề cập nghiên cứu như sau:

Th nhất, Phần lớn các công trình nghiên cứu về QLCL đào tạo ở các trường

Đại học, Cao đẳng theo nhiều cách tiếp cận BĐCL khác nhau như AUN – QA,

TQM, CIPO, Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về QLCL trường, đặc

biệt là trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET Vì vậy, NCS tiếp tục nghiên cứu QLCL trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET là một vấn đề hoàn toàn mới, sẽ đóng góp cơ sở lý luận về QLCL các trường CĐYT, do đó cần được nghiên cứu một cách

có hệ thống

Th h i, Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu về QLCL đào tạo đã đề xuất

nhiều mô hình và các phương pháp QL khác nhau, nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Trong khi đó, NCS nghiên cứu QLCL trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET phù hợp cho vận dụng trong QLCL trường CĐYT nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng các trường từng bước đạt chuẩn Châu Âu, đáp ứng nhu cầu thị

Trang 37

trường lao động trong nước, Châu Âu và thế giới trong bối cảnh hiện nay Đây là một hướng đi mới cần được tiếp tục nghiên cứu và áp dụng trong tất cả các trường CĐYT Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Th b , Qua nghiên cứu cho thấy các công trình nghiên cứu trên đề xuất nhiều

giải pháp khác nhau chủ yếu tập trung nâng cao chất lượng đào tạo Trong khi đó, NCS nghiên cứu, phân tích theo hướng QLCL trường theo tiếp cận EQAVET nhằm

đề xuất hệ thống QLCL và các biện pháp triển khai Đây là vấn đề có sự khác biệt với các nghiên cứu khác và cũng chính là một cách tiếp cận hoàn toàn mới mà NCS

sẽ tiếp tục nghiên cứu về hệ thống QLCL và các biện pháp triển khai theo tiếp cận EQAVET đối với các trường CĐYT Việt Nam

1.1.6 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Với các phân tích, nghiên cứu tổng quan nêu trên, QLCL trường theo tiếp cận EQAVET trong thời gian tới cần giải quyết các vấn đề sau:

- Cần tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET)

Th nhất, NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận về QLCL các cơ sở

GDNN trong nước và trên thế giới để tiếp tục kế thừa, củng cố và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án

Th h i, NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu một số mô hình về QLCL các cơ sở

GDNN trong và ngoài nước để vận dụng linh hoạt trong công trình nghiên cứu, phù

hợp cho việc đề xuất hệ thống QLCL và các biện pháp triển khai trong QLCL các

trường CĐYT Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

- Đánh giá thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng các trường Cao đẳng Y

tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET)

Th nhất, đánh giá thực trạng CL các trường CĐYT tế theo tiếp cận

EQAVET, cụ thể tiếp cận 10 chỉ số EQAVET để đánh giá CL các trường

Th hai, đánh giá thực trạng QLCL các trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET,

cụ thể tiếp cận hệ thống BĐCL bên trong và chu trình BĐCL PIER

Th ba, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến QLCL trường CĐYT theo tiếp cận

EQAVET

Trang 38

- Đề xuất hệ thống quản lý chất lượng các trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET) và các biện pháp triển khai

Th nhất: Đề xuất hệ thống QLCL các trường CĐYT trên cơ sở tiếp cận hệ

thống BĐCL bên trong, bộ chỉ số BĐCL và chu trình BĐCL PIER trong GDNN của Châu Âu

Th h i: Đề xuất các biện pháp triển khai hệ thống nhằm bảo đảm và nâng cao

chất lượng mọi hoạt động trong nhà trường

1.2 Một số khái niệm cơ bản của Luận án

1.2.1 Chất lượng

Khái niệm về chất lượng được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau bởi các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước

Viện chất lượng Anh (BSI1991) trên quan điểm chức năng, định nghĩa:

“Chất lượng là tổng hoà nh ng đặc trưng c sản phẩm h y d ch vụ tạo cho nó có khả năng thoả mãn nhu c u đã nêu hoặc ti m ẩn” [10, tr.21]

European Organisation for Quality Control (EOQC), định nghĩa:“Chất lượng là m c

độ phù hợp c sản phẩm đối với yêu c u c ngư i tiêu dùng” [10, tr.22]

Crosby cho rằng:“Chất lượng là sự phù hợp với yêu c u” [10, tr.22], [88, tr.3],

Trang 39

c khách hàng và đ ng th i đáp ng được các chỉ số bảo đảm chất lượng theo quy đ nh

1.2.2 Chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Chất lượng GDNN đã trở nên quan trọng hơn đối với ngành công nghiệp bởi

vì người sử dụng lao động coi lực lượng lao động lành nghề là nền tảng để đạt được

và duy trì lợi thế cạnh tranh (Soden, 1992) dẫn luận từ tài liệu [93]

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, ông cho rằng chất lượng trong giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề là gồm: chất lượng là sự tuân thủ các tiêu chuẩn; chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng; chất lượng là hiệu quả của việc đạt được mục tiêu của trường; chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng [10, tr.32,33]

Trên cơ sở nghiên cứu, Luận án cho rằng: Chất lượng giáo dục ngh nghi p là

vi c một cơ sở giáo dục ngh nghi p đáp ng các chỉ số bảo đảm chất lượng giáo dục ngh nghi p và nhu c u th trư ng l o động trong nước và thế giới

1.2.3 Chất lượng trường Cao đẳng Y tế

Theo Luật giáo dục nghề nghiệp quy định các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gồm các trường Cao đẳng, trung cấp và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư 15 năm 2017 quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong đó gồm kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay còn gọi là kiểm định trường và kiểm định chương trình đào tạo

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính:“Chất lượng một cơ sở giáo dục được xác

đ nh bởi các hoạt động bảo đảm chất lượng trên cơ sở các bộ chuẩn” Chất lượng một cơ sở giáo dục không hiện diện như bản thân nó, mà chỉ xuất hiện như những điều kiện bảo đảm chất lượng [10, tr.62] Hiện nay các cơ sở giáo dục đã và đang

phấn đấu để đạt các tiêu chuẩn và được các cơ quan có thẩm quyền công nhận

Trên cơ sở nghiên cứu, Luận án quan niệm: Chất lượng trư ng C o đẳng Y tế

là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục ngh nghi p, đáp ng các chỉ số bảo đảm chất lượng trong giáo dục ngh nghi p, đ ng th i đáp ng nhu c u c khách hàng, và

th trư ng l o động trong nước và thế giới

1.2.4 Chất lượng trường Cao đẳng Y tế theo tiếp cận bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Châu Âu (EQAVET)

Trên cơ sở nghiên cứu, Luận án đưa ra khái niệm: Chất lượng trư ng C o đẳng Y theo tiếp c n bảo đảm chất lượng giáo dục ngh nghi p c Ch u Âu được

Trang 40

xác đ nh bởi các hoạt động bảo đảm chất lượng trên cơ sở bộ chỉ số bảo đảm chất lượng giáo dục ngh nghi p c Ch u Âu, nhằm đáp ng các chỉ số bảo đảm chất lượng giáo dục ngh nghi p c Ch u Âu và nhu c u th trư ng l o động trong nước, Ch u Âu và thế giới

1.2.5 Quản lý chất lượng và bảo đảm chất lượng

1.2.5.1 Quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là khái niệm được phát triển và hoàn thiện liên tục, được nhiều tác giả, tổ chức sử dụng thuật ngữ quản lý chất lượng bằng nhiều phương pháp khác nhau

Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa cho rằng: “Quản lý chất lượng là t p hợp các hoạt động c ch c năng quản lý chung nhằm xác đ nh chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hi n chúng bằng nh ng phương ti n như l p kế hoạch, đi u chỉnh chất lượng, bảo đảm chất lượng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một h thống chất lượng” [10, tr.43]

AV Feigenbaum, người Mỹ cho rằng: “Quản lý chất lượng là một h thống hoạt động thống nhất, c hi u quả c nh ng bộ ph n khác nh u trong một tổ ch c

ch u trách nhi m tri n kh i các th m số chất lượng, duy trì m c chất lượng đã đạt được và n ng c o n đ đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách kinh tế nhất, thỏ mãn nhu c u ngư i tiêu dùng” [10, tr.44]

Knowles Graeme (2011), cho rằng nếu“Chất lượng” là đi m kết thúc, thì

“Quản lý chất lượng” là cách tiếp c n và quá trình đ đến đ [98, tr.11] Trong

quản lý chất lượng cần phải cải tiến quy trình, thay đổi và quản lý thay đổi [98]

Cedefop (2011), cho rằng “Quản lý chất lượng là tất cả các hoạt động c

quản lý được xác đ nh g m chính sách chất lượng, nh ng mục tiêu và trách nhi m,

và thực hi n chúng bằng kế hoạch chất lượng, ki m soát chất lượng và bảo đảm chất lượng trong một h thống chất lượng” [73, tr.145]

Tác giả Nguyễn Đức Chính, chuyên gia chất lượng đã đưa ra khái niệm:

“Quản lí chất lượng trong giáo dục là x y dựng và v n hành một h thống quản lý (trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí) nhằm tác động vào các đi u ki n đảm bảo chất lượng trong tất cả các gi i đoạn c quá trình giáo dục, cho tất cả các sản phẩm

Ngày đăng: 07/10/2024, 16:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban cán sự Đảng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2018), Ngh quyết số 617/NQ/BCSĐ ngày 28/12/2018 v vi c tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục ngh nghi p đến năm 2021 và đ nh hướng đến năm 2030 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngh quyết số 617/NQ/BCSĐ "ngày 28/12/2018
Tác giả: Ban cán sự Đảng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Năm: 2018
4. Ngô Xuân Bình (2016), Quản lý chất lượng và đào tạo ngành công ngh thông tin trong các trư ng c o đẳng tại thành phố H Chí Minh theo tiếp c n TQM. LATS, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng và đào tạo ngành công ngh thông tin trong các trư ng c o đẳng tại thành phố H Chí Minh theo tiếp c n TQM
Tác giả: Ngô Xuân Bình
Năm: 2016
9. Nguyễn Đức Chính (2017), “Quản trị trường đại học theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lƣợng”, Tạp chí Kho học ĐHQGHN: Nghiên c u giáo dục, T p 33, Số 3 (2017) 1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị trường đại học theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lƣợng”
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2017
10. Nguyễn Đức Chính (Chủ biên), Trần Xuân Bách, Trần Thị Thanh Phương (2022), Quản lí chất lượng trong giáo dục. Tái bản lần thứ nhất có chỉnh lý.Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí chất lượng trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính (Chủ biên), Trần Xuân Bách, Trần Thị Thanh Phương
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2022
14. Nguyễn Hữu Cương (2017), “Phân biệt 3 mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Kiểm định chất lƣợng, đánh giá và kiểm toán chất lƣợng”, Tạp chí Kho học Đại học Quốc gi Hà Nội: Nghiên c u Giáo dục, tập 33, số 1 (2017), trang 91- 96. https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/56706 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân biệt 3 mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Kiểm định chất lƣợng, đánh giá và kiểm toán chất lƣợng”, "Tạp chí Kho học Đại học Quốc gi Hà Nội: Nghiên c u Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Hữu Cương (2017), “Phân biệt 3 mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: Kiểm định chất lƣợng, đánh giá và kiểm toán chất lƣợng”, Tạp chí Kho học Đại học Quốc gi Hà Nội: Nghiên c u Giáo dục, tập 33, số 1
Năm: 2017
15. Phạm Cường (2020), “Đào tạo nghề tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế: phân tích từ tài liệu nước ngoài và chính sách của việt nam”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt tháng 9, ISSN: 2354 – 0753 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nghề tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế: phân tích từ tài liệu nước ngoài và chính sách của việt nam”", Tạp chí giáo dục
Tác giả: Phạm Cường
Năm: 2020
16. Nguyễn Kim Dung (2008), “Các mô hình đảm bảo chất lƣợng trên thế giới và đề nghị ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo kho học V i trò c các tổ ch c ki m đ nh độc l p trong ki m đ nh chất lượng giáo dục đại học Vi t N m, tr.145- 157, Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường Đại học Sư Phạm TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô hình đảm bảo chất lƣợng trên thế giới và đề nghị ở Việt Nam”, "Kỷ yếu hội thảo kho học V i trò c các tổ ch c ki m đ nh độc l p trong ki m đ nh chất lượng giáo dục đại học Vi t N m
Tác giả: Nguyễn Kim Dung
Năm: 2008
17. Vũ Thị Dung (2018), Quản lý chất lượng đào tạo tại trư ng Đại học Thái Bình theo tiếp c n đảm bảo chất lượng. LATS, Viện Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng đào tạo tại trư ng Đại học Thái Bình theo tiếp c n đảm bảo chất lượng
Tác giả: Vũ Thị Dung
Năm: 2018
18. Ngô Đoãn Đãi (2008), “Kiểm định chất lƣợng và đảm bảo chất lƣợng ở một số nước Đông nam Á”, Ki m đ nh, đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo đại học Kỷ yếu hội thảo kho học, tr.52-58. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm định chất lƣợng và đảm bảo chất lƣợng ở một số nước Đông nam Á”, "Ki m đ nh, đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo đại học Kỷ yếu hội thảo kho học
Tác giả: Ngô Đoãn Đãi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2008
19. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp lu n nghiên c u kho học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp lu n nghiên c u kho học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2005
20. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và ki m đ nh chất lượng đào tạo nh n lực theo ISO&TQM, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và ki m đ nh chất lượng đào tạo nh n lực theo ISO&TQM
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
21. Trần Thị Thu Hà (2023), “Phát triển hệ thống bảo đảm chất lƣợng bên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển hệ thống bảo đảm chất lƣợng bên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tác giả: Trần Thị Thu Hà
Năm: 2023
22. Đặng Xuân Hải (2017), Giáo trình quản lý sự th y đổi trong giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý sự th y đổi trong giáo dục
Tác giả: Đặng Xuân Hải
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2017
23. Đỗ Thị Thúy Hằng (2012), Đảm bảo và ki m đ nh chất lượng giáo dục. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo và ki m đ nh chất lượng giáo dục
Tác giả: Đỗ Thị Thúy Hằng
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2012
24. Bùi Minh Hiền (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2017), Quản lí giáo dục. Nxb Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
Năm: 2017
25. Nguyễn Văn Hùng (2016), Quản lý đào tạo c trư ng c o đẳng ngh theo tiếp c n đảm bảo chất lượng. LATS, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý đào tạo c trư ng c o đẳng ngh theo tiếp c n đảm bảo chất lượng
Tác giả: Nguyễn Văn Hùng
Năm: 2016
26. Đặng Bá Lãm, Chủ biên (2005), Quản lí nhà nước v giáo dục: Lí lu n và thực tiễn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quản lí nhà nước v giáo dục: Lí lu n và thực tiễn
Tác giả: Đặng Bá Lãm, Chủ biên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
27. Phan Văn Kha (2007), Quản lý nhà nước v giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước v giáo dục
Tác giả: Phan Văn Kha
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2007
28. Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị (1999), Chính sách và kế hoạch trong Quản lí giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và kế hoạch trong Quản lí giáo dục
Tác giả: Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
29. Nguyễn Lộc (2009), Cơ sở lý lu n x y dựng chiến lược trong giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý lu n x y dựng chiến lược trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Các loại chỉ số EQAVET và nhiều phép đo dữ liệu [81] - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Hình 1.1. Các loại chỉ số EQAVET và nhiều phép đo dữ liệu [81] (Trang 56)
Hình 1.2. Chu trình EQAVET - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Hình 1.2. Chu trình EQAVET (Trang 57)
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Y tế   2.1.2.4. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nh n viên - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Y tế 2.1.2.4. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nh n viên (Trang 88)
Bảng 2.2. Danh mục các ngành nghề đào tạo - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Bảng 2.2. Danh mục các ngành nghề đào tạo (Trang 89)
Bảng 2.3. Quy mô đào tạo /năm - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Bảng 2.3. Quy mô đào tạo /năm (Trang 91)
Bảng 2.5. Cơ cấu mẫu khách thể khảo sát - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Bảng 2.5. Cơ cấu mẫu khách thể khảo sát (Trang 99)
Bảng 2.7.  Mức độ phù hợp của hệ thống bảo đảm chất lượng đối với - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Bảng 2.7. Mức độ phù hợp của hệ thống bảo đảm chất lượng đối với (Trang 103)
Bảng 2.8. Đầu tư vào đào tạo giảng viên và người dạy - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Bảng 2.8. Đầu tư vào đào tạo giảng viên và người dạy (Trang 104)
Bảng 2.21.  Triển khai thực hiện - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Bảng 2.21. Triển khai thực hiện (Trang 120)
Bảng 2.23. Rà soát, điều chỉnh - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Bảng 2.23. Rà soát, điều chỉnh (Trang 123)
Bảng 2.26.  Đánh giá quá trình và kết quả - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Bảng 2.26. Đánh giá quá trình và kết quả (Trang 129)
Bảng 2.28. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến QLCL - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Bảng 2.28. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến QLCL (Trang 133)
Hình 3.1. Hệ thống QLCL trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Hình 3.1. Hệ thống QLCL trường CĐYT theo tiếp cận EQAVET (Trang 147)
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi (Trang 189)
Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm tóm tắt từ phụ lục 1 - Quản lý chất lượng trường cao Đẳng y tế theo tiếp cận bảo Đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp của châu Âu
Bảng 3.3. Kết quả thử nghiệm tóm tắt từ phụ lục 1 (Trang 198)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w