1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Về các trận đại dịch hạch ở châu âu thời trung cổ on the great plagues in europe in the medieval period”, tạp chí nghiên cứu châu âu số (240

12 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 8,01 MB

Nội dung

Trang 1

LICH SU - VAN HOA XA HOI CHAU ÂU

Vé CAC TRAN DAI DICH HACH G CHAU AU

THỜI TRUNG CÔ

Lư Vĩ An#

Tóm tắt: Dịch hạch là một trong những dịch bệnh chết người, gây ra nổi khiếp sợ đối với nhân loại trong lịch sử Ở châu Ấu thời Trung cổ, bệnh dịch hạch đã gây ra hai đại dịch khủng khiếp, với tỉ lệ tử vong cao, khiến rất nhiều người chết và tác động đến nhiều mặt của nhân khẩu, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa cũng như quân sự Đại dịch thứ nhất là đại dịch

Justinian xảy ra vào thời sơ kỳ trung đại; còn đại dịch thứ hai được biết đến như “Cái chết

Đen” xảy ra vào thời hậu kỳ trung đại Dựa vào các nguôn tài liệu liên quan, bài viết này tìm hiểu về nguôn gốc, sự bùng phát và lây lan cùng với tác động của hai đại dịch này trong lịch sử châu Âu thời Trung cô và bước đâu tìm hiểu cách thức ứng phó với đại dịch của người dân đương thời

Từ khóa: đại dịch, dịch hạch, đại dịch Justinian, “Cái chết Đen”, châu Âu, thời Trung cổ Abstract: Plague is one of the deadliest epidemic diseases, that caused the fears of human in history and the horrible challenges to human existence In the Medieval Europe, the plague caused two terrible pandemics, with high mortality rates, led to massive deaths and impacted on many aspects of European demography, economy, society, politics, culture and military The first pandemic was the plague of Justinian that occurred in the early medieval period; and the second pandemic known as the “Black Death” occurred in the late medieval period Based on the relevant research works, this article seeks to the origin, outbreaks and spread as well as the effects of these two pandemics in the Medieval European history The article also initially indicates the response measures of European people to pandemics at that time

Keywords: pandemic, plague, Justinian’s plague, “Black Death”, Europe, Medieval period

Bénh dich hach do truc khudn Yersinia choc, từng là nỗi khiếp đảm đối với nhân

pestis gay ra la mot dich bệnh cổ xưa và chết loại Xét về mặt bệnh học, dịch hạch gồm ba

Trang 2

48 NGHIEN CUU CHAU AU - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°9(240).2020

thể chính là dịch hạch thể hạch (bubonic

plague), dịch hạch thể viêm phổi (pneumonic

plague) va dich hạch thể nhiễm trùng huyết

(septicemic plague)! Trong số đó, dịch hạch

thể hạch là phô biến hơn cả Mầm bệnh dịch

hạch lây truyền chủ yếu qua trung gian

truyền bệnh là bọ chét sống trong các loài gam nhấm như chuột và sóc marmot, trong

đó vật chủ mang mầm bệnh quan trọng là

chuột đen (rattus rattus), chuột nâu (rattus norvegicus) và chuột nhà (mus musculus)’

Vào năm 1894, tác nhân gây ra bệnh dịch

hạch được xác định đồng thời bởi bác sĩ

Alexandre Yersin? va bac si Shibasaburo

Kitasato Lic dau né duoc goi 1a Pasteurella

pestis nhung dén nam 1971 thì nó được đổi

theo tên của bác sĩ Yersin là Yersinia pestis như một cách để vinh danh đóng góp của

ông trong việc tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch

Những ghi chép đầu tiên về bệnh dịch

hạch được biết đến trong sử thi Gilgamesh,

viết bằng tiếng Akkad ở vùng Lưỡng Hà vào

thiên niên kỷ thứ II trước Công nguyên (TCN)° Dịch hạch cũng được cho là đã xuất

hiện ở đế chế Hittite từ cuối thế kỷ XIV

TCN Tín ngưỡng của người Hittite còn tôn sùng vị thần dịch hạch có tên là Sulinkatte Tuy một số trận dịch thời cổ đại như dịch ' Frank M Snowden (2019), pp 48-49 ? Dionysios Ch Stathakopoulos (2016), p 126

3 Alexandre Yersin (1863-1943) la m6t bác sĩ người

Pháp gốc Thụy Sĩ, người từng làm việc với bác sĩ

Louis Pasteur lừng danh tại Paris và cũng là người

gắn bó cả cuộc đời, sự nghiệp tại Việt Nam

4 Dionysios Ch Stathakopoulos, Jbid., p 124 > Orhan Kili¢ (2004), s 19-20

© Orhan Kilic (2020), s 20

bénh Athens (430-426 TCN) xay ra trong thời kỳ chiến tranh Peloponnisos giữa hai

thành bang Athens - Sparta và dịch bệnh Antonine (164-180) ở đế chế La Mã được

gọi là plague nhưng không hắn do bệnh dịch hạch gây ra mà rất có thể là bệnh đậu mùa” Trong lịch sử nhân loại, bệnh dịch hạch đã

từng bùng phát thành ba làn sóng đại dịch Đại dịch thứ nhất (first pandemic) 1a dai dich

hach Justinian thoi sơ kỳ trung đại, đại dịch thir hai (second pandemic) la “Cai chét Den”

thoi hau ky trung dai va dai dich thir ba

(third pandemic) 1a dai dich hạch A chau (hay Man Chau) vao nira sau thé ky XIX’ Hai trong số ba đại dịch hạch này xảy ra chủ yếu ở châu Âu, đại dịch hạch còn lại diễn ra chủ yếu ở châu A

1 Dai dich hach thir nhat: “Dai dich

Justinian”

Đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch hạch thứ nhất xảy ra vào nam 541, sau đó là

chuỗi 18 lần bùng phát liên tiếp kéo dài trong

vòng 200 năm, đến tận năm 750 (một vài tài

liệu cho là năm 755 hoặc 767) mới chấm dứt,

tức trung bình cứ I1,6 năm lại có một đợt

dịch xảy ra? Đại dịch này là một trong

những thảm họa dịch bệnh lớn đầu tiên trong lịch sử châu Âu cũng như lịch sử nhân loại

Nó diễn ra trong bối cảnh đáng chú ý: để chế

Tây La Mã vừa sụp đồ, những nỗ lực khôi

phục việc kiêm sốt tồn bộ vùng Địa Trung Hải của đế chế Đông La Mã (tức Byzantine)

7 John Aberth, Plagues in World History (2011), p

22:

Trang 3

Oé cae teen dai dich 49

thất bại, sự khởi phát của Hồi giáo và quá

trình bành trướng mạnh mẽ của người Ả Rập

ở khu vực Tây Á, Bắc Phi và Tây Nam châu

Âu, sự gia tăng khác biệt và mầm mống ly giáo giữa cộng đồng Kitô phương Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp và Kitô phương Tây ảnh hưởng của văn hóa Latin

Đại dịch được cho là có øguồn gốc từ

vùng Thượng Ai Cập, châu Phi Trận dịch đầu tiên xảy ra vào giữa tháng 7 năm 541 tai

Pelusium ở đồng bằng sông Nile!° Từ đây

dịch bệnh lây lan lên phía bắc tới Alexandria

và hoành hành ở đây vào mùa thu cùng năm

Đầu năm 542, dịch bệnh lan sang phía đông

đến Jerusalem Sau đó, dịch bệnh lan tới thủ

đô của đế chế Byzantine là Constantinople

và từ đây có lẽ nó đã lây lan khắp toàn bộ

khu vực Tiểu Á, miền bắc Palestine, Syria và Ba Tu Dich bệnh hoành hành ở Constantinople cho đến thang 8 Đến cuối

năm 541, nó lan tới Bắc Phi và có thể cả

Sicily với Tây Ban Nha Năm 543, dịch bệnh

được biết tới ở Ý, bán đảo Balkan, Tây Ban Nha và Pháp Nó cũng lan tới Ireland vào

năm 544, nhưng dường như chưa được biết

tới ở Anh mãi cho đến một thé ky sau đó!! Sau đợt bùng phát đầu tiên này, đại dịch nhiều lần tái bùng phát ở các nơi khác nhau

thuộc vùng Dia Trung Hải trong suốt nửa sau

thế kỷ thứ 6, toàn bộ thế kỷ thứ 7 và nửa đầu thế kỷ thứ 8 Theo tổng kết của nhà sử học

Dionysios Stathakopoulos, 18 đợt bùng phát

của đại dịch được biết đến lần lượt như sau:

10 Dionysios Ch Stathakopoulos, /bid., p 113

'! John Aberth, Jbid., pp 23-24

Pot 1: Pelusium, Gaza, Negev va Alexandria

(541),

Constantinople, Tiéu A, Bac Phi, Sicily (542), Italy, Tay Balkan, Tay Ban Nha, mién nam nước Pháp (543), Rome, Ireland (544) Dot 2: Amida (Syria) (557-558),

Constantinople (558), Cicilia (Tiéu A), Syria

va Lưỡng Hà (560-561) Dot 3: Italy, Pháp (571), Constantinople, Đông Địa Trung Hải (573-574), Ireland (576) Đợi 4: Tây Ban Nha, Pháp (584 va 588), Rome, Phap (590), Italy, Istria, Antioch va Marseille (591-592) Dot 5: Thessalonica (597), Rumeli (598), Constantinople, Tay Tiéu A, Syria, Dong Dia

Trung Hải (599), Bắc Phi, Italy, Pháp,

Ravenna (599-600) va Verona (601) Dot 6: Constantinople va c6 thé Alexandria (618- 619) Dot 7: Palestine (626-627), Ba Tu (627-628) Dot 8: Syria, Palestine va Iraq (639) Dot 9: Ireland, Anh (664-666), Kufa (Iraq) (669-670), Ai Cap, Palestine, Kufa, Lichfield (Anh) (672-673) Dot 10: Rome, có thể gồm ca Ticinum (Pavia), Ely (Anh) (680) Dot 11: Anh (684-687), Syria (687), Basra (Iraq) (689), Ai Cap (689-690) Dot 12: Toledo, Tay Ban Nha (693), Nam Phap (694), Syria, Constantinople (698), Iraq, Syria, Lưỡng Ha (699-700) Dot 13: Syria (704-706), Iraq (706), có thể gồm Tây Ban Nha (709-711): Dot 14: Syria (713), Ai Cap, dao Crete (714-715) Dot 15: Iraq va Syria (718-719) Dot 16: Ai Cap (724), Syria, Lưỡng Hà (725-726) Dot 17: Syria, Ai Cap, Palestine, Iraq (732-735), Tiéu A (735) Dot 18: Ai Cap, Bac Phi (743-744), Luong Ha, Syria, Iraq (744-745), Calabria, Sicily,

Trang 4

50 NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°9(240).2020 - Rome, Hy Lạp, vùng Aegea (745-746), Constantinople (747-748), Iraq, Syria va Lưỡng Hà (747-750)12 Trong những lần bùng phát, đợt bùng

phát đầu tiên vào các năm 541-544 được xem là biến cố quan trọng nhất của đại dịch này với những tác động lịch sử đáng kẻ Do đợt bùng phát đầu tiên xảy ra vào thời trị vì

của hoàng đế Byzantine là Justinian | (527-

565) nên tên gọi của trận dịch đã được đặt theo tên vị hoàng đề là đại dịch Justinian và thậm chí nó còn được dùng để chỉ toàn bộ giai đoạn kéo dài 200 năm của cả đại dịch

này }$,

về nguyên nhân dân đến đại địch, thông

thường sự xuất hiện và lây lan của một địch bệnh thường chịu tác động bởi những yếu tố tự nhiên như thiên tai, biến đổi khí hậu hay sự mất cân bằng sinh thái, môi trường và

những yếu tố kinh tế - xã hội gây ra bởi con người Nhưng theo quan niệm thời bấy giờ,

dịch bệnh xảy ra được cho là do hệ quả của

chuỗi các thiên tai như động đất, lũ lụt, hỏa

hoạn, sao chối và nhật thực xảy ra trước đó Theo quan niệm của các nhà y học Hy Lạp cé dai là Hippocrates va Galen ving Pergamon thi “miasma”, loại khí độc ô nhiễm do động đất, hỏa hoạn hay sao chổi

gây ra là nguyên nhân dẫn đến địch bệnh'4,

Những quan niệm như vậy vẫn còn tồn tại đến thời trung đại Sự xuất hiện của dịch bệnh còn găn liên với đức tin tôn giáo về vai

'* Dionysios Ch Stathakopoulos, [bid., pp 113-123 '3 J.N Hays (2005), p 23

"4 Joseph P Byrne (2004), p 2

trò của các thé lực siêu nhiên hay trách

nhiệm của đạo đức cá nhân và cộng đồng trong việc gây ra dịch bệnh Procopius xứ Caesarea (mất 565) - nhà sử học Byzantine thời đó tin rang hoang dé Justinian I là “một con quỷ đội lốt người” và là người chịu trách

nhiệm cho những thiên tai, bao gồm dịch bệnh như sự trừng phạt của Thượng Đề 'Š

VỀ sự lây lan của dịch bệnh, hoạt động

thương mại hàng hải nhộn nhịp và những

hoạt động quân sự thời bấy giờ đã đóng vai

trò là một trong những tác nhân khiến cho

dịch bệnh lây lan ra khắp nơi Các tài liệu thời đó nhận ra dịch bệnh lây lan chủ yếu

qua các cảng nội địa' Dịch bệnh đã theo

tuyến đường thương mại hàng hải lây lan ra

khắp vùng Địa Trung Hải, từ đế chế

Byzantine đến lãnh thổ Hỏi giáo và khu vực

Tây Nam Au

Về đặc trưng của dịch bệnh, qua ghi

chép của các nhà sử học thời bấy giờ như

Procopius xứ Caesarea, John thành Ephesus

(505-585) và Evagrius Scholasticus (536-

600) về triệu chứng của bệnh dịch đã cho

thấy loại bệnh gây ra đại dịch là dịch hạch thể hạch Các triệu chứng bao gồm: sốt cao thình lình, các hạch sưng phông xuất hiện ở bẹn, vùng dưới khuỷu tay, phía sau tai hoặc

đùi, các đốm đen xuất hiện trên da, nhất là

trong lòng bàn tay, người nhiễm bệnh sẽ rơi

vào tình trạng hôn mê hoặc mê sảng và

thường chết trong vòng vài ngày sau đó 1”,

'3 John Aberth, /bid., p 27

'° Joseph P Byrne (ed.), J4, p 533

Trang 5

©Oé cae tran dai dich 51 Gregory (538-593), giám mục của Tours (Pháp) miêu tả rằng: “Cái chết rất thình lình Một vết thương giống như hạch xuất hiện ở bẹn hoặc nách và chất độc ảnh hưởng đến

bệnh nhân theo cách họ từ bỏ linh hôn vào

ngày thứ hai hoặc thứ ba Hơn nữa, độc lực

còn cướp đi trì giác của mọi người”!8 Các

văn bản tiếng Ả Rập và Syriac thời đó cũng

có những thuật ngữ đặc trưng để diễn tả sự sưng phù của hạch và phân biệt cụ thể bệnh dịch hạch với các chứng bệnh chết người

khác!? Sự bùng phát của các đợt dịch bệnh còn có tính chu kỳ theo mùa, theo đó đỉnh dịch thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8,

với tháng 7 là thời điểm có tỉ lệ nhiễm bệnh

cao nhất”, Ở Constantinople dich bénh

thường xảy ra vào mùa xuân và mùa hè, trong khi ở Rome, các đợt bùng phát của

dịch bệnh thường diễn ra vào đầu năm, từ cuôi mùa đông đên giữa mùa xuân”!

Về (ác động của dịch bệnh, nó đã gây ra những ảnh hưởng đáng kế về nhiều mặt, trước hết là về mặt nhân khẩu Một số nhân chứng đương thời, chắng hạn như Procopius xứ Caesarea mô tả sự khủng khiếp của đại dịch nay la “mét địch bệnh mà toàn bộ loài

người gân như bị tiêu diệt”? Số người chết

trong các đợt bùng phát của đại dịch rất lớn:

20% dân số Constantinople (đợt dịch năm 542), 35% dân số Ai Cập (năm 744) và 25% dân số Basra (Iraq, năm 749), dẫn đến một '8 Joseph P Byrne, 7ð¿đ., p 3 ! John Aberth, 75, p 24

20 Joseph P Byrne (ed.), /b¿đ., p 533 *! Dionysios Ch Stathakopoulos, bid., p 142 2 Frank M Snowden, Jbid., p 35

cuộc khủng hoảng nhân khâu thời bây giờ”

Ước tính tổng số người thiệt mạng trong dai

dich này là từ 20 đến 50 triệu người?“ Điển hình có thể đánh giá ảnh hưởng mang tính hủy diệt của đại dịch này đối với

Constantinople Chỉ riêng trận dịch nam 541- 544

Caesarea chép rằng ban đầu có khoảng 5.000 ở Constantinople, Procopius xứ

người chết mỗi ngày, nhưng tình hình ngày

càng xâu đi và số người chết lên tới 10.000

người mỗi ngày hoặc thậm chí nhiều hơn

Theo Procopius, một nửa dân số đã thiệt mang Con theo John xt Ephesus, “tai hoa

đè nặng lên thành phố, nơi có từ 5000 rồi

7000, đến 12.000 thậm chí 16.000 người rời

bỏ thế giới trong một ngày Hơn 300.000 người đã chết' Dựa theo dữ liệu của

Procopius, các nhà sử học đã ước tính rằng

244.000 người trong tổng dân số 508.000 người của Constantinople vào năm 542 đã

chết” Còn trong đợt bùng phát vào năm

573-574, có 3.000 người chết mỗi ngày Ở

đợt bùng phát cuối cùng vào năm 747-748,

có hàng nghìn bệnh nhân đã chết?5 Những

con số này rất có thê đã được phóng đại quá

mức song qua đó nó cũng phản ánh được

phần nào tác động hết sức khủng khiếp của

dịch bệnh đối với nhân khẩu thời đó

Đại dịch cũng có những tác động chính

trị dang ké d6i voi dé ché Byzantine No da chặng đứng “renovatio imperii Romanorum” tức tham vọng trung hưng đề chế La Mã của

23 Joseph P Byrne (ed.), Ibid., p 533 24 Frank M Snowden, Ibid., p 35

Trang 6

22 NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°9(240).2020

Ứ7 Tới năm 554,

Justinian I đã hoàn tất việc chinh phục Bắc

hoàng để Justinian

Phi, Italy và một phần bán đảo Iberia, qua đó

tái tạo lại phần lớn phạm vi ảnh hưởng xưa kia ở Địa Trung Hải của đế chế La Mã

Nhưng đại dịch cùng với nhiều yếu tố khác đã khiến cho tham vọng này không thể trở

thành hiện thực Tỉ lệ tử vong cao do dịch

bệnh làm dân số giảm, kinh tế suy thoái

khiến nguồn nhân lực cần thiết cho việc bảo vệ các vùng lãnh thổ mới chiếm được của Byzantine bị hao mòn Nó đã tạo cơ hội cho

người Slav di cư vào bán đảo Balkan và người German Lombards tiến vào bán đảo - đồng thời đây mạnh sự bành trướng của

người A Rap ở Bắc Phi và phía tây Địa

Trung Hải” Những tác động đáng kế của

đại dịch về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa

và chính trị rõ ràng đã góp phần vào sự chuyển tiếp giữa thời cổ đại và trung đại

trong lịch sử phương Tây”?

Các biện pháp ứng phó với dịch bệnh

Tốc độ lây nhiễm và mức độ nghiêm

trọng của đại dịch khiến cho người dân

đương thời bất lực Các biện pháp ngăn ngừa

dịch bệnh truyền thống của Hippocrates và

Galen có từ thời Hy Lạp và La Mã cô đại

như chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi,

tắm rửa và chờ đợi thầy thuốc hầu như vô hiệu Trong trận dịch đầu tiên vào năm 541, biện pháp chủ yếu mà triều đình Byzantine có thể làm đó là xử lý tử thi người chết bệnh

27 John Aberth, Jbid., p 27

28 Joseph P Byrne, Ibid., p 4

29 J.N Hays, Ibid., p 24

Chính quyền đã phân bổ công quỹ cho việc đào các khu mộ tập thể và hào phóng trả tiền cho những người được thuê để đào chúng?9,

Vào bối cảnh thời đó, khi hiểu biết của con

nguoi vé bénh tat con rat han ché va niém tin

cho rằng dịch bệnh xảy ra là do sự trừng phạt

của Thượng Đề đối với tội lỗi của con người

dâng cao thì các phản ứng bằng niềm tin tôn giáo còn chồng chéo với các biện pháp về y

tế và xã hội?! Mọi người đối phó với dich

bệnh theo cách tốt nhất mà họ có thể: cố

gắng thanh lọc không khí mà họ tin rằng đã bị hỏng băng lửa và khói hương, cầu nguyện

và tô chức đám rước, sử dụng bùa hộ mệnh

và ma thuật, các tín đồ Kitô thì ký dấu thánh giá trên nhà của họ và các vật dụng khác, một số người còn chạy trốn đề tránh khí độc

hại” Tuy vậy các biện pháp này cũng tỏ ra

không có hiệu quả vì dịch bệnh vẫn tiếp tục

lây lan và bùng phát nhiều đợt liên tiếp sau

đó Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ VI, đại dịch đã kết thúc đột ngột và bí ân như cách nó

xuất hiện Nhiều giả thuyết cho rằng có thé

mầm bệnh ngoài tự nhiên đã biến mất hoặc số bệnh nhân đã đạt được sự miễn dịch nhất

định nên sự lưu hành của dịch bệnh cũng kết

thúc

2 Đại dịch hạch thứ hai: “Cái chết

Đen”

Đại dịch hạch thứ hai và cũng là đại dịch hạch được biết đến nhiều nhất trong lịch sử, xảy ra từ giữa thế kỷ XIV kéo dài gần

30 J.N Hays, Ibid., p 26

Trang 7

Oé cae tran dai dich 5

500 năm với nhiều đợt bùng phát liên tiếp qua nhiều thế kỷ, đến những năm 1840 mới hoàn toàn kết thúc33 Trong đợt bùng phát

đầu tiên vào các năm 1347-1353, nó được

biết đến với tên gọi là “Cái chết Đen” Thuật ngữ này bat ngu6n tir atra mors trong tiéng Latin nghĩa là cái chết khủng khiếp hoặc cái chết đen“ Nó xuất hiện trong các tài liệu Dan Mach va Thụy Dién tir thé ky XVI va XVII, nhung chỉ được sử dụng để mô tả về đại dịch hạch bùng phát vào thế ký XIV kể từ sau trận dịch năm 1665 ở Anh Thuật ngữ “Cái chết Đen” được đề cập đến trong các

công trình sử học lần đầu tiên vào năm 1823 bởi Mrs Penroe” Các tài liệu đương thời thì đề cập đến “Cái chết Đen” bằng những mô tả

như “đại dịch hạch”, “dịch bệnh Florence”,

“sự chết chóc” và “bệnh dịch”39,

Về nguôn gốc và thời điểm bùng phát

của làn sóng đại dịch hạch thứ hai, có thể nó

đã bắt đầu manh nha khởi phát vào những

năm 1330 từ khu vực Trung Á, nơi vốn hiện hữu các ô mầm bệnh ngoài tự nhiên như một trung tâm đặc hữu của bệnh dịch hạch Các nghiên cứu hiện đại cũng đã xác định rằng vùng thảo nguyên Trung Á là một ô dịch hạch cổ xưa, nơi tồn tại các chung vi khuan

Yersinia pestis lau doi nhất dựa trên bản đồ di truyền DNA của chúng” Vào khoảng

năm 1338-1339, ô dịch sớm nhất đã được ghi nhận tại vùng lân cận hồ Issyk-Kul, ngày nay

33 JN Hays, /b¡b., p 46

34 Joseph P Byrne (ed.), Ibid., p 56

35 Joseph P Byrne, Jbid., p 1 36 Frank M Snowden, Jbid., p 36

37 John Aberth, Jbid., p 33

thuộc Kyrgyzstan Từ nơi này, mam bệnh đã

theo tuyến đường thương mại lữ hành lây lan

khắp từ Viễn Đông đến Trung Đông sang châu Âu Một học giả Hồi giáo đương thời là Ibn al-Wardi viết rằng dịch bệnh đã bắt đầu

“từ vùng đất của bóng tối” (là khu vực chưa được biết tới nằm ngoài lãnh thổ Volga Bulgaria, ngay nay 1a Tatarstan) tr 15 nam

trước, sau đó lan về phía đông đến Trung Quốc, Ấn Độ và lan về phía tây đến lãnh thô của ngudi Uzbeks, Transoxiana, Ba Tu, Khitai (Turkestan), Crimea va cuối cùng là

để chế Byzantine)Š

Trong đó, đợt bùng phát quy mô lớn đầu

tiên tức “Cái chết Đen” có lẽ đã bắt nguồn từ

lãnh thổ của Kim trướng Hãn quốc mà người Nga gọi là Tatar Nhân chứng thời đó là Gabriel de Mussis (1280-1356) chép rằng

vào năm 1348 “vô số người Tarfars và Saracens đột nhiên chết vì một căn bệnh không thể lý giải được Xuất hiện các hạch ở bẹn và sốt cao khiến nhiều người thiệt

mạng”2° Tuy còn nhiều tranh luận về nơi phát nguyên của đại dịch thứ hai, song hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng nguồn

gốc “Cái chết Đen” ở châu Âu là khởi phát từ Crimea“?°, Dịch bệnh đã theo tuyến đường

thương mại hàng hải từ Crimea qua Biển

Đen lan sang Tây Âu Các thuyền buôn của thương nhân Genoa và Venice từ Crimea đã

gián tiếp mang mầm bệnh lây lan khắp các

khu vực”! Tuyến đường di chuyên của dịch bệnh là từ phía bắc Biên Đen đến Địa Trung

38 John Aberth, Jbid., p 34

39 Alfred Jay Bollet M.D (2004), p 20

40 John Aberth, Jbid., p 35

Trang 8

54 NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°9(240).2020

Hải qua Châu Âu?? Vào cuối mùa xuân hoặc mùa hè năm 1347, “Cái chết Đen” đã xâm nhập vào Constantinople và tới mùa thu cùng năm thì lan tới Sicily và Alexandria Cuối năm 1347, mầm bệnh dịch hạch có lẽ cũng

đã phát tán khắp Địa Trung Hải, từ đảo

Mallorca ở bờ đông Tây Ban Nha, cảng Marseille ở miền nam nước Pháp tới các thành thị nước Italy như Genoa, Pisa và Venice Trong năm 1348, bệnh dịch hạch lan

dọc bờ biển Bắc Phi, từ phía bắc Ai Cập qua

Palestine và Syria, hoành hành ở Gaza, Jerusalem, Beirut, Damascus, Aleppo va Antioch Tai chau Au, bénh dich hach lan

khắp nước Italy, bán đảo Balkan, phần lớn

nước Pháp và Tây Ban Nha, đồng thời xâm nhập vào Áo, Thụy Sĩ, miền nam nước Anh và có lẽ cả Ireland, Na Uy và Đan Mạch Trong hai năm 1349-1350, dịch hạch đã

hoành hành khắp Bắc Phi, Tây Ban Nha,

Pháp, Áo, Thụy Sĩ, Anh, Ireland, Đan Mạch và Na Uy Đồng thời nó cũng lan sang Đức, Bi, Ha Lan, Thuy Điền, xtt Wales, Scotland, Ba Lan, Bohemia, Hungary, Rumani va khu

vực biển Baltic Tiếp sau đó, từ năm 1351 đến năm 1353, bệnh dịch đã lan rộng khắp

miền đông nước Đức, Ba Lan tới các công quốc ở Nga và lên tận khu vực Kavkaz Theo các biên niên sử, nơi duy nhất ở châu Âu thời bấy giờ chưa bị ảnh hưởng bởi dịch hach 1a Iceland và Phần Lan, có lẽ do sự cô lập và mật độ dân cư thưa thớt ở nơi này?3

Sau lần bùng phát đầu tiên, đại dịch

hạch thứ hai còn nhiều lần bùng phát tiếp

* Orhan Kihc, 4.g.m., s 23

43 John Aberth, [bid., pp 35-36

theo sau đó Ở giai đoạn từ 1360-1361 đến những năm 1500, ghi nhận 15 lần bùng phát của bệnh dịch hạch, tức trung bình cứ 11 năm có một lần xảy ra dịch bệnh' Còn trong 150 năm tiếp theo, tỉ lệ này là khoảng 15 năm/trận dịch Điển hình là các trận dịch hạch xảy ra ở Anh vào các năm 1506, 1517, 1528-1529, 1551; ở Napoli và Rome năm 1525; ở Milan năm 1550; ở Venice năm 1575-1577; 6 Rome nam 1581; 6 Tay Ban Nha nam 1595; 6 Florence nam 1630-1631; 6 Venice 1631; G@ Genoa 1656; 6 London nam 1664-1665 va 6 Marseille nim 1721*

Về (ác động của dịch bệnh, một tu sĩ khuyết danh của tu viện Friesach (Áo) thời

đó chép rằng: “Vào năm nay (1348), một

dịch bệnh rất lớn xảy ra và lây lan khắp từ

biển này đến biển khác, khiến sự tôn tại của

con Hgười ở nhiều thành thị, thị trấn và những nơi khác gân như bị hủy hoại hoàn

toàn”^6, “Cái chết Đen” đã tạo ra tác động

đáng kế về mặt nhân khâu, từ đó dẫn đến những biến động về kinh tế, xã hội, chính trị

và cả văn hóa của châu Âu, Bắc Phi và Tây

Á thời bấy giờ Trong đợt bùng phát đầu tiên

giữa các năm 1347 và 1353, ước tính dịch

bệnh đã giết chết gần 1/2 dân số của châu

lục, tạo ra thứ mà các nhà sử học gọi là

“thảm họa tôi tệ nhất từng xảy ra ở Châu Âu" Khi đợt bùng phát đầu tiên kết thúc,

Giáo hoàng Clement VI đã công bố có tới

28.840.000 người chết vì dịch bệnh?Š

44 John Aberth, /bi4.„ p 37

4 Orhan Kilig, A.g.m., s 25

46 Joseph P Byrne, Jbid., p 7

Trang 9

Oé cae tran dai dich 55 Bang 1: Số người chết trong đại dịch “Cái chết Đen” ở một số thành thị châu Au Thanh thi Quốc gia Số người chết Florence Italy 60.000 Venice Italy 100.000 Siena Italy 70.000 Marseille Phap 16.000 (chỉ riêng | tháng) Paris Pháp 50.000 Saint-Denis Phap 14.000 Avignon Phap 60.000 Strasburg Duc 16.000 Ltibeck Duc 9.000 Erfurt Duc 16.000 Weimar Duc 5.000 Basel Thuy Si 14.000 Limburg Ha Lan 2.500 Luân Đôn Anh 100.000

Neguon: Orhan Kilic, 2020, “Tarihte Kiiresel Salgin Hastaliklar ve Toplum Hayatina

Etkileri”, Kiiresel Salgiin Anatomisi: Insan ve Toplumun Gelecegi, Ankara: Tiirkiye Bilimler

Akademisi, s 24

Các thành thị ở Italy là những nơi đầu

tiên ở châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Điều này hoàn toàn không ngẫu nhiên bởi khi đó Italy được xem là trung tâm thương mại hàng hải ở Dia Trung Hải Nó cho thấy yếu tố địa lý đã đóng vai trò quan trọng cho sự lây lan của dịch bệnh Gần một nửa dân sô nước Italy đã thiệt mạng trong “Cái chết Đen” 3/4 dân số của Venice chết khiến cho thành thị này hoang vắng một thời gian Tại Florence để những người sống

sót sau dịch bệnh không tuyệt vọng, việc

công bố số người chết và kéo chuông trong

tang lễ đã bị nghiêm cấm'° Còn ở Pháp,

49 Orhan Kilic, A.g.m., s 25

50% dân số các thị trấn và khoảng 30% dân số vùng nông thôn đã bị suy giảm” Riêng tại khu vực xung quanh Avignon - bấy giờ

đang là nơi đóng đô của Giáo hoàng, dịch

bệnh đã giết chết gần 90% dân số"

Bối cảnh kinh tế-xã hội khó khăn của

châu Âu thời bấy giờ cũng khiến cho dịch bệnh tác động nặng nề hơn Dân số châu Âu

đã tăng trưởng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 1100 đến 1300 Các thị trấn và thành thị đông đúc với dân số quá tải, nhà cửa đông đúc, vệ sinh thấp kém trở thành những vấn đề nan giải, giúp cho mầm bệnh phát tán và 5° Alfred Jay Bollet M.D., [bid., p 23

Trang 10

56 NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°9(240).2020

lây lan dễ dàng Hơn nữa, từ cuối thế kỷ

XII, châu Âu rơi vào một đợt suy thoái kinh

tế khi hoạt động sản xuất nông nghiệp giảm

mạnh dẫn tới nạn đói Ảnh hưởng của “Nạn đói lớn” (Great Famine) từ năm 1315 đến 1322 khiến hàng triệu người chết và kéo theo đó là giai đoạn thiếu hụt trầm trọng từ năm 1345 đến 134852 Đói kém, suy dinh dưỡng

tăng cao đã khiến cho khả năng kháng bệnh của người dân châu Âu đương thời bị giảm

đáng kê Ngoài ra, dịch bệnh còn xảy ra đồng thời với sự khởi đầu của “Tiểu Băng Hà” (Little Ice Age) - thời kỳ biến đôi khí hậu với

sự gia tăng giá rét bất thường trên phạm vi

toàn cầu Biến đối khí hậu, dịch bệnh, nạn

đói cùng với “Chiến tranh Trăm năm” - một trong những cuộc chiến tranh lớn và kéo dài

nhất châu Âu thời Trung cô đã khiến cho thé

kỷ XIV trở thành thời kỳ đen tối nhất trong

lịch sử châu Âu Những người sông vào thời kỳ này được ví như “nạn nhân từ âm mưu

sinh học và vật chất của tạo hóa, gây ảnh hưởng chết chóc đến nhân loại và hậu quả

kinh tế sâu sắc”°®° “Cái chết Đen” còn tạo ra những biến đổi trong đời sống chính trị của

nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Pháp và

Anh Bầu không khí xã hội căng thắng sau

đại dịch cùng với bối cảnh của cuộc “Chiến tranh Trăm năm” đã góp phần dẫn tới cuộc

khởi nghĩa nông dân của Jacquire ở Pháp vào năm 1358 và của Wat Tyler ở Anh năm

13815 Chính vi vay, dich bệnh và chiến tranh được cho là đã góp phần định hình thể

52 Frank M Snowden, Jbid., pp 36-37 53 Rebecca M Seaman (ed.), [bid., p 56 54 Orhan Kilic, A.g.m., 8 37

giới phương Tây vào cuối thời Trung cỗ đầu

thời cận đại”

Về ứng phó với dịch bệnh, sự thống trị

gần như tuyệt đối của thuyết khí độc

“miasma” khiến cho người ta tin rằng dịch

bệnh lây qua hơi thở của người nhiễm bệnh

do đó, việc phòng ngừa và điều trị bệnh dịch chủ yếu là đốt các loại thảo mộc để làm sạch

không khí cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm duy trì cân bằng sức đề kháng Ở

một vài khu vực, nhất là tai Italy, cac no luc nhằm hiểu rõ hơn về căn bệnh đã được thực hiện bằng cách khám nghiệm tử thi người bệnh"5 Đặc biệt, trong “Cái chết Đen” đã

xuất hiện việc cách ly “quarantine”, thuật

ngữ có nguồn gốc từ tiếng Italy nghĩa là bốn mươi, tức việc cách ly bốn mươi ngày đủ dé

các triệu chứng bộc phát và điều trị bệnh Kế từ đó, cách ly trở thành một thông lệ tiêu chuẩn được áp dụng khi dịch hạch hoặc bất

cứ căn bệnh đáng sợ nào xuất hiện?” Việc

cách ly và phong tỏa đầu tiên diễn ra ở xứ

Ragusa trên vùng biển Adriatic vào năm 1377 đối với các thuyền bè có nguy cơ lây

nhiễm°Š

Ngoài ra, do quan niệm dịch bệnh xảy ra

là bởi sự trừng phạt của Chúa Trời nên trong

đức tin của người dân châu Âu thời đó, việc

cầu nguyện nhằm tìm kiếm sự cứu rỗi cũng đóng vai trò là biện pháp ứng phó với dịch bệnh về phương diện tỉnh thần Tại nhiều

55 Rebecca M Seaman (ed.), Ibid., p 62 56 Joseph P Byrne (ed.), Ibid., p 59 57 Alfred Jay Bollet M.D., Ibid., p 22

58 Terence Ranger - Paul Slack (eds.) (1992), p 15

Trang 11

O8€ cae tran dai dich nN —]

vùng ở châu Âu, phong trào “flagellum” (roi da) đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian dài Những nhóm người hành hương đi từ thị

trần này đến thị trấn khác và tự hành hạ bản

thân bằng roi như một sự đèn tội về mặt thân thê để bố sung cho những lời nguyện cầu cứu

rỗi°° Mặt khác, trong đại dịch còn diễn ra

tình trạng bài Do Thái với các cuộc đàn áp

và tàn sát người Do Thái hết sức khốc liệt do

quan niệm rằng người Do Thái là tác nhân đã gay ra dich bénh®

Kết luận

Đại dịch Justinian và “Cái chết Đen” là những dẫn chứng điên hình về mức độ nguy

hiểm và sự hủy diệt khủng khiếp của bệnh dịch hạch, căn bệnh từng gây ra nỗi khiếp sợ

đối với châu Âu cũng như nhân loại trong suốt thời Trung cô Bằng việc so sánh đối

chiếu có thể thấy được những điểm tương

đồng trong hai đại dịch hạch này Đó là mức độ lây lan và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn

bao trùm các khu vực Tây Á, Bắc Phi và

châu Âu của cả hai đại dịch Cách thức lây lan của hai đại dịch cũng giống nhau: thông qua tuyến đường giao thương (chủ yếu là thương mại hàng hải) thời bấy giờ lan rộng khắp nơi Đại dịch Justinian và “Cái chết Đen” đều gây chết chóc lớn, làm suy giảm nhân khẩu và tác động đáng kể đến nhiều

mặt của đời sông kinh tế, xã hội, chính trị và

cả văn hóa, quân sự ở những nơi mà chúng

*° Joseph P Byme (ed.), Ibid., p 58 6 Joseph P Byme, /bid., p 83-84

hoành hành Cả hai đại dich đã góp phan định hình từng giai đoạn của lịch sử châu Âu: một ở giai đoạn chuyền tiếp giữa thời cô đại và sơ kỳ trung đại, một ở giai đoạn chuyền tiếp giữa hậu kỳ trung đại và sơ kỳ cận đại Nó chứng tỏ dịch bệnh không chỉ đơn thuần là vấn đề về sức khỏe hay bệnh tật của con người mà còn là vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh khác của đời sống chính

trị - xã hội Điểm khác biệt duy nhất giữa hai

đại dịch này là ở nguồn gốc khởi phát của

dịch bệnh Ở đại dịch thứ nhất, mầm bệnh có

lẽ bắt nguồn từ châu Phi, còn ở đại dịch thứ

hai thì mầm bệnh lại bắt nguồn từ Trung Á Một điểm đáng lưu ý nữa là mặc dù hiểu biết

của con người vào thời Trung cô về nguồn gốc, cách thức lây lan và phương thức chữa trị dịch hạch còn hạn chế, nhưng theo thời gian, việc ứng phó với dịch bệnh cũng có những bước tiến nhất định Chang han viéc cach ly duoc tién hanh trong dai dich hach

thứ hai là điều mà thế giới ngày nay vẫn còn tiếp tục duy trì mỗi khi phải đối phó với một

thảm họa dịch bệnh xuất hiện Nói tóm lại, việc tìm hiểu dịch bệnh ở châu Âu thời

Trung cô cũng như dịch bệnh trong lịch sử sẽ

giúp hiểu rõ ảnh hưởng của dịch bệnh đối

với nhân loại cũng như cách thức loài người

trong quá khứ đối phó với dịch bệnh Nó sẽ để lại những bài học hữu ích trong việc ứng

phó với dịch bệnh ở tương lai, bởi dịch bệnh luôn hiện hữu và tiếp tục bùng phát cùng với

Trang 12

58 NGHIEN CUU CHAU AU - EUROPEAN STUDIES REVIEW N°9(240).2020

Tài liệu tham khảo

1 Alfred Jay Bollet M.D., Plagues and

Poxes: The Impact of Human History on Epidemic Disease, New York: Demos, 2004

2 Dionysios Ch

Famine and Pestilence in the Late Roman

Stathakopoulos,

and Early Byzantine Empire: A Systematic Survey of Subsistence Crises and Epidemics, New York: Routledge, 2016

3 Frank M Snowden, Epidemics and

Society: From the Black Death to the

Present, New Haven and London: Yale

University Press, 2019 4 J.N

Pandemics:

History, California: ABC-CLIO, 2005

5 John Aberth, Plagues in World History, New York: Rowman & Littlefield Publisher INC, 2011

6 Joseph P Byrne (ed.), Encyclopedia

Hays, Epidemics and

Their Impacts on Human

of Pestilence, Pandemics, and Plagues, Connecticut: Greenwood Press, 2008

7 Joseph P Byrne, The Black Death,

Connecticut: Greenwood Press, 2004

8 Orhan Kilic, “Tarihte Kiiresel Salgin Hastaliklar ve Toplum Hayatina Etkileri’,

Kiiresel Salginin Anatomisi: Insan ve

Toplumun Ankara:

Bilimler Akademisi, 2020

Gelecegi, Tiirkiye

9 Orhan Kilic, Eskigagdan Yakingaga Genel Hatlariyla Diinyada ve Osmanh

Devleti’nde Salgin Hastaliklar, Elazig: Firat Universitesi Orta Merkezi Yayinlari, 2004 10 Rebecca M (ed.), Epidemics and War: The Impact of Disease Dogu Aragtrmalari Seaman on Major Conflicts in History, California: ABC-CLIO, 2018

11 Terence Ranger - Paul Slack (eds.), Epidemics and Ideas: Essay on _ the

Historical Perception of Pestilence, London:

Ngày đăng: 15/10/2022, 16:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w