LỜI MỞ ĐẦU Trong các nghiên cứu tài chính công từ trước đến nay, nhiều tác giả đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa tài chính công và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với bài nghiên cứu ―Public finances and longterm growth in Europe: Evidence from a panel data analysis‖ của Diego Romero – Ávila và Rolf Strauch, các tác giả đã đưa ra những bằng chứng cụ thể cho vấn đề trên, cùng hàng loạt những phân tích khác liên quan đến cải cách tài chính công và tăng trưởng dài hạn ở các nước châu Âu. Được sự phân công nghiên cứu đề tài này của giảng viên bộ môn, nhóm đã cố gắng tìm hiểu kỹ lưỡng về bài nghiên cứu này thông qua công tác dịch bài, đồng thời tham khảo các tài liệu nghiên cứu khác có liên quan cũng như hướng dẫn học thuật từ phía GVHD. Bài nghiên cứu được trình bày lại với kết cấu như sau: Thứ nhất là phần giới thiệu; Thứ hai là phần tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây; Thứ ba là nghiên cứu dữ liệu; Thứ tư là trình bày nội dung nghiên cứu cùng các thảo luận; Cuối cùng là một vài kết luận cho vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót về cách dùng từ, câu chữ hay ý nghĩa, nội dung của bài nghiên cứu gốc. Rất hy vọng phần trình bày tiếp sau đây sẽ nhận được sự quan tâm, góp ý sâu sắc từ thầy GVHD cũng như các nhóm đề tài khác để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn MỤC LỤC TÓM TẮT 5 1. GIỚI THIỆU 6 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 9 3. CHỌN MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 12 4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH 14 4.1.Tính chất chuỗi thời gian của tăng trưởng và tài chính công 14 4.1.1.Các xu hướng xác định 14 4.1.2.Các xu hướng ngẫu nhiên 16 4.1.3.Đồng liên kết giữa chi tiêu và thu nhập 20 4.2.Tác động của tài chính công lên tăng trưởng dài hạn Một kiểm định phân phối độ trễ 25 4.2.1.Quá trình ước lượng 25 4.2.2.Các kết quả ước lượng 29 4.2.2.1.Tài chính công và tăng trưởng 29 4.2.2.2.Thuế và đầu tư tư nhân 32 5. KẾT LUẬN 35 6. PHỤ LỤC 37 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
2013 GVHD:PGS.TS. Sử Đình Thành TH: NHÓM 1 TCNH ĐÊM 2 – K22 7/3/2013 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ MỘT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 1 TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG THÀNH VIÊN NHÓM NGHIÊN CỨU 1. Trần Thái Phương Nam 2. Nguyễn Đôn Nhã Uyên 3. Nguyễn Thị Tuyết Chi 4. Nguyễn Thị Phương Thảo 5. Đoàn Nhật Thanh 6. Võ Trần Đức Tuấn 2 TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG NHẬN XÉT CỦA GVHD …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3 TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG LỜI MỞ ĐẦU Trong các nghiên cứu tài chính công từ trước đến nay, nhiều tác giả đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa tài chính công và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với bài nghiên cứu ―Public finances and long-term growth in Europe: Evidence from a panel data analysis‖ của Diego Romero – Ávila và Rolf Strauch, các tác giả đã đưa ra những bằng chứng cụ thể cho vấn đề trên, cùng hàng loạt những phân tích khác liên quan đến cải cách tài chính công và tăng trưởng dài hạn ở các nước châu Âu. Được sự phân công nghiên cứu đề tài này của giảng viên bộ môn, nhóm đã cố gắng tìm hiểu kỹ lưỡng về bài nghiên cứu này thông qua công tác dịch bài, đồng thời tham khảo các tài liệu nghiên cứu khác có liên quan cũng như hướng dẫn học thuật từ phía GVHD. Bài nghiên cứu được trình bày lại với kết cấu như sau: -Thứ nhất là phần giới thiệu; -Thứ hai là phần tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây; -Thứ ba là nghiên cứu dữ liệu; - Thứ tư là trình bày nội dung nghiên cứu cùng các thảo luận; - Cuối cùng là một vài kết luận cho vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót về cách dùng từ, câu chữ hay ý nghĩa, nội dung của bài nghiên cứu gốc. Rất hy vọng phần trình bày tiếp sau đây sẽ nhận được sự quan tâm, góp ý sâu sắc từ thầy GVHD cũng như các nhóm đề tài khác để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Nhóm thực hiện. 4 TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG MỤC LỤC TÓM TẮT 5 1. GIỚI THIỆU 6 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 9 3. CHỌN MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 12 4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH 14 4.1.Tính chất chuỗi thời gian của tăng trưởng và tài chính công 14 4.1.1.Các xu hướng xác định 14 4.1.2.Các xu hướng ngẫu nhiên 16 4.1.3.Đồng liên kết giữa chi tiêu và thu nhập 20 4.2.Tác động của tài chính công lên tăng trưởng dài hạn- Một kiểm định phân phối độ trễ 25 4.2.1.Quá trình ước lượng 25 4.2.2.Các kết quả ước lượng 29 4.2.2.1.Tài chính công và tăng trưởng 29 4.2.2.2.Thuế và đầu tư tư nhân 32 5. KẾT LUẬN 35 6. PHỤ LỤC 37 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 BÀI NGHIÊN CỨU GỐC 5 TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ MỘT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG Diego Romero – Avila, Rolf Strauch TÓM TẮT Bài nghiên cứu này giúp trả lời câu hỏi: liệu cải cách tài chính công có ảnh hưởng lên xu hướng tăng trưởng cho nhóm EU- 15 1 hay không. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng mô hình chuỗi thời gian để điều tra xem liệu có xu hướng dài hạn nào trong tăng trưởng kinh tế và các biến tài chính suốt 40 năm qua. Thêm vào đó, tác giả còn ước lượng mô hình phân phối độ trễ, mà nó: Thứ nhất, chỉ ra quy mô chính phủ được đo lường theo tổng chi hay thu nhập, thì tiêu dùng chính phủ và thuế trực tiếp đều ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người; trong khi đầu tư công có tác động tích cực. Thứ hai, cung cấp bằng chứng chứng minh thuế thay đổi hành vi (distornationary tax 2 ) tác động lên tăng trưởng trong trung hạn thông qua tác động của nó lên tích lũy vốn tư nhân. 1 Từ EU-15 thể hiện cho 15 nước thành viên của liên minh châu Âu đến 31/12/2003, trước khi kết nạp thêm những thành viên mới vào EU. 15 thành viên là Austria, Belgium, Denmark, Finland, France, Germany, Greece, Ireland, Italy, Luxembourg, Netherlands, Portugal, Spain, Sweden, and the United Kingdom 2 Đây là một loại thuế ảnh hưởng đến giá cả của một mặt hàng trong thị trường. Chẳng hạn như khi đánh thuế đặc biệt trên thịt bò sẽ khiến người tiêu dùng thay đổi hành vi chuyển sang dùng thịt gà để thay thế. Thuế thu nhập nhập là một dạng này vì nó làm tăng chi phí thuê mướn nhân công. Ngược lại là ―nondistortionary tax‖ hay thuế ảnh hưởng đến tất cả mọi người. 6 TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 1. GIỚI THIỆU Hội đồng châu Âu đề ra Hiệp ước Lisbon nhằm làm tăng tỷ lệ tăng trưởng sản lượng ở các nước châu Âu, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng sẽ ở quanh mức 3% cho những năm sắp tới. 3 Để đạt được mục tiêu trên thì chính sách kinh tế phải được định hướng để thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc điều tiết các chính sách như: ứng dụng rộng rãi công nghệ mới và nguồn nhân lực chất lượng cao, sản xuất thêm hàng chất lượng tốt và đẩy mạnh thị trường tài chính châu Âu, chính sách thị trường lao động linh hoạt và thân thiện, hệ thống phúc lợi xã hội hiện đại cùng với một môi trường đầu tư thân thiện. Hội đồng nhấn mạnh chất lượng của tài chính công đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng và việc làm. Vì vậy, họ đề xuất sự cần thiết phải giảm bớt gánh nặng thuế và đặc biệt là chênh lệch giá do thuế cho nhân công trình độ thấp, làm cho hệ thống phúc lợi hỗ trợ hơn đối với người lao động, chuyển đổi nguồn lực theo hướng chi tiêu sản xuất trong y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng hữu hình, và bảo đảm cho sự bền vững của tài chính công. Kết luận của Hội đồng châu Âu là mô hình tăng trưởng như trên (tức mô hình tăng trưởng nội sinh) sẽ đem đến thành quả tốt nhất cho kinh tế châu Âu trong tương lai. Nếu các quốc gia chấp nhận cơ cấu tăng trưởng ngoại sinh thì sản lượng kỳ vọng đầu ra sẽ tăng nhanh trong ngắn hạn hoặc trung hạn nhưng sau đó sẽ ngưng lại. Ngược lại, nếu thay đổi cấu trúc kinh tế như đề xuất của Hiệp ước Lisbon thì kinh tế châu Âu sẽ hội nhập hơn, cạnh tranh hơn và năng suất cao hơn. Lúc này tăng trưởng sẽ theo xu hướng ổn định với tỷ lệ từ 2-2.5% trong hiện tại tăng lên 3% mỗi năm. Bài nghiên cứu cũng đồng thời xem xét liệu các chính sách cải cách của Hiệp ước Lisbon sẽ đem đến kết quả tăng trưởng như thế nào trong tương lai. Phân tích những hoạt động trong quá khứ ở các quốc gia châu Âu để xem chính sách tài chính công có khả năng làm gia tăng tỷ lệ tăng trưởng một cách ổn định hay không, tức là có ảnh hưởng tới xu hướng tăng trưởng, hoặc là nó có đạt được kỳ vọng cải thiện nhất thời hay không. 3 Xem kết luận của Presidency trong phần 2. 7 TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG Các nghiên cứu trước đây thường sử dụng hồi quy Barro, đưa các biến chính sách và biến thể chế vào mô hình nhằm nghiên cứu sự tác động của tăng trưởng nội sinh lên thành quả kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên phương pháp nghiên cứu này chủ yếu khai thác phương sai dữ liệu chéo của mẫu rất lớn và không quá phức tạp. Sử dụng tiêu chuẩn thiết lập của nghiên cứu này, dựa trên mức tăng trưởng sản lượng trung bình dài hạn, sẽ nhanh chóng triệt tiêu hết các bậc tự do cho các nước châu Âu. Hơn nữa, cách tiếp cận này sẽ không phù hợp vì mẫu châu Âu là khá đồng nhất với các đặc điểm được đề cập ở trên. 4 Một nghiên cứu thay thế khác được đưa ra, chủ yếu tập trung vào tác động chuỗi thời gian của hai thành phần của lý thuyết. Theo thuyết tăng trưởng nội sinh, nếu biến chính sách đi theo một kiểu chuỗi thời gian cụ thể, thì tăng trưởng kinh tế nên biểu hiện trạng thái tương tự. Và ngược lại, theo các mô hình tăng trưởng ngoại sinh, các thuộc tính chuỗi thời gian của biến chính sách không nhất thiết phải giống với tăng trưởng sản lượng. Các biến tài chính đặt nền móng thử nghiệm tốt cho những giả thuyết này; vì theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh thì thuế làm thay đổi giá và chi phí sản xuất được cho là có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển kinh tế, trong khi đó đáng lẽ chúng chỉ có các tác dụng theo cấp độ từ một quan điểm tân cổ điển. Tác giả sử dụng những dự đoán này như một cơ sở để giải thích các mô hình quan sát tăng trưởng kinh tế và sự phát triển tài chính công, việc này chưa từng được thực hiện một cách có hệ thống ở châu Âu. Đây là lỗ hổng trong các nghiên cứu thực nghiệm mà tác giả muốn hoàn thiện. Đầu tiên, tác giả sẽ phân tích các tính chất chuỗi thời gian của tỷ lệ tăng trưởng sản lượng và các biến chính sách tài khóa để xác định mức độ ổn định của chúng. Trong phần hai, tác giả sẽ ước tính tác động của chính sách tài chính đối với xu hướng tăng trưởng bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận phân phối độ trễ. Bài nghiên cứu gồm các phần tiếp theo như sau: Phần 2 mô tả ngắn gọn các nền tảng lý thuyết và những thiếu sót của bằng chứng thực nghiệm đang tồn tại trong lĩnh vực nghiên cứu này. Phần 3 mô tả các dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm. Trong phần 4, tác giả phân tích tính chất chuỗi thời gian của tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người 4 Theo phân tích tổng hợp các nghiên cứu về tác động chính sách tài chính lên tăng trưởng dài hạn của Nijkamp và Poot (2004) 8 TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG thực tế và các biến tài chính công. Phân tích này sẽ cho thấy rằng có sự phát triển bền vững trong tăng trưởng GDP bình quân đầu người và các biến tài chính, phù hợp với hầu hết những dự đoán lý thuyết về tăng trưởng dài hạn của tác giả. Trong phần 5 tác giả tiến hành ước lượng phân phối độ trễ, kiểm tra một cách có hệ thống hơn về tác động lâu dài của tài chính công và phần 6 là kết luận. 9 TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Từ giữa những năm 1980, nghiên cứu lý thuyết tăng trưởng đã cố gắng nội sinh hóa tốc độ tăng trưởng của sản lượng trong dài hạn. Những mô hình tăng trưởng trước đây, một trong số đó được xây dựng bởi Solow (1956) và Cass (1965), hình thành xu hướng tăng trưởng chủ yếu như là một chức năng của các yếu tố ngoại sinh đối với chính sách công - chẳng hạn như tiến bộ công nghệ và tăng trưởng dân số. Một trong số những lý thuyết tăng trưởng nội sinh tiên phong đó là các công trình của Romer (1986, 1990), Lucas (1988), Barro (1990) và Rebelo (1991), chỉ ra cơ chế mà trong đó các biến chính sách có thể không chỉ ảnh hưởng đến mức sản lượng, mà còn tác động tới tỷ lệ tăng trưởng ổn định. Nghiên cứu Barro (1990) là một trong các nỗ lực đầu tiên nội sinh mối quan hệ giữa tăng trưởng và chính sách tài khóa. Ông phân biệt bốn loại tài chính công: chi phí sản xuất so với phi sản xuất và thuế thay đổi giá so với không làm thay đổi giá. Tác giả trình bày sơ lược mô hình Barro để cho thấy cả chi tiêu công sản suất và thuế làm thay đổi giá có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng sản lượng dài hạn. Giả sử số lượng người tiêu dùng đơn giản hóa là một. Những người tiêu dùng (cả tiêu thụ và sản xuất sản phẩm cuối cùng) theo hàm sản xuất sau đây: y = Ak 1-γ g γ (1) Trong đó k là viết tắt của tích lũy vốn vật chất tư nhân và g là chi tiêu sản xuất chính phủ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Người ta cho rằng sự hạn chế ngân sách nhà nước được cân đối trong từng thời kỳ được cho bởi: g + G = τ.y + T (2) Trong đó G đại diện cho chi tiêu chính phủ khác mà không trực tiếp tham gia vào hàm sản xuất như một nhân tố đầu vào, T đại diện cho thuế gộp và τ là thuế suất theo tỷ lệ trên sản lượng đầu ra - làm biến dạng các quyết định đầu tư. Người tiêu dùng tối đa hóa hàm tiện ích theo thời gian của họ được cho bởi 𝑒 −𝜌𝑡 ∞ 0 𝑐 1−𝜎 −1 1−𝜎 dt phụ thuộc vào hằng số chuẩn ngân sách. ρ đại diện tỷ lệ theo thời gian và σ là độ co giãn thay thế theo thời gian của tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng và sản lượng đầu ra trong trạng thái ổn định có dạng : [...]... phân tích và nguồn dữ liệu Thống kê mô tả và ma trận tương quan được cung cấp lần lượt trong bảng A2 và A3 Ba bảng này nằm ở phụ lục A TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 14 4 NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH 4.1 Tính chất chuỗi thời gian của tăng trưởng và tài chính công: 4.1.1 Các xu hướng xác định: Hình 1 trình bày tốc độ tăng trưởng. .. có thể tìm thấy ước tính robust và ước lượng mức ý nghĩa khi tất cả những ảnh hưởng thời gian được đưa vào mô hình TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 29 4.2.2 Kế quả ước lượng: 4.2.2.1 Tài chính công và tăng trưởng: Bảng 5 trình bày ước lượng của các hiệu ứng tăng trưởng từ tổng thu nhập và chi phí cũng như từ các khoản mục khác Mô hình 1... cần được tài trợ, dẫn đến một tổn thất phúc lợi do thuế cao hơn TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 12 3 CHỌN MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Theo như lý thuyết nghiên cứu được trình bày tóm tắt ở phần trước, các bằng chứng thực nghiệm hiện hữu, hoàn toàn hỗ trợ những dự đoán tăng trưởng nội sinh, của một tác động tăng trưởng dài hạn, khi... hữu ích so với không hữu ích TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 13 của dòng chi tiêu Dữ liệu để tính toán mức và tỷ lệ tăng trưởng của GDP thực trên vốn, cũng như phần đầu tư tư nhân trong GDP được lấy từ báo cáo kinh tế của OECD.5 Bảng 1: Mô hình chuỗi thời gian xác định của tăng trưởng và các biến tài chính được chọn Ghi chú: Mô hình xác... đã chỉ ra rằng lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh hàm ý: khi độ trễ được xác định là vô hạn Ngược lại lý thuyết tăng trưởng nội sinh hàm ý chi phí sản xuất: TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 26 và thuế gián thu: Nói cách khác, tổng các hệ số tương quan có thể khác nhau từ 0 cho một độ trễ đủ lớn nếu dự báo tăng trưởng nội sinh có giá trị Nó... chuyển từ chi tiêu phúc lợi để đầu tư sản xuất Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy tất cả các thuế trực thu ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng thông qua tác động của nó lên tích lũy vốn tư nhân TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 35 5 KẾT LUẬN Hiệp ước Lisbon được cho là đóng vai trò nổi bật trong việc cải cách tài chính công nhằm thúc đẩy tăng trưởng. .. coi là chi phí sản xuất và thuế trực tiếp (như thuế làm thay đổi giá), kết quả này có thể được coi như một TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 20 thách thức đối với lý thuyết tăng trưởng nội sinh Vì những thay đổi lâu dài trong các hạng mục tài chính không xuất hiện kèm với những thay đổi liên tục trong tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người,... lương của chính phủ có thể làm giảm nguồn cung lao động trong khu vực tư nhân và do đó làm giảm tăng trưởng TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 30 Ghi chú: Biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người Ước lượng chỉ ra hệ số tương quan dài hạn của mô hình Độ lệch chuẩn được cho trong ngoặc đơn *, **, *** hàm ý sự loại bỏ, bằng 0,... TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 31 động đến tăng trưởng Nó sẽ không có tác động đến các quyết định có tính thời gian của tiêu dùng và tích lũy vốn Dựa vào các căn cứ trên, người ta có thể mong đợi thuế trực thu, với một mức độ thấp hơn, và an sinh xã hội, góp phần kềm hãm tăng trưởng, trong khi thuế gián thu sẽ là trung lập Mô hình 4 và 5 có... dài trong các loại thuế được hủy bỏ do những thay đổi lâu dài trong các biến chính sách khác Nhưng ông đã không điều tra khả năng cuối cùng này bằng cách đưa khía cạnh chi tiêu ngân sách vào TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 11 trong phân tích của mình Evans (1997) đã đạt được kết quả tương tự bằng cách phân tích tác động của tiêu dùng chính . TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ MỘT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG 1 TCNHĐ2_N1 TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG. CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ MỘT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG Diego Romero – Avila,. CHÍNH CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Ở CHÂU ÂU: BẰNG CHỨNG TỪ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG thực tế và các biến tài chính công. Phân tích này sẽ cho thấy rằng có sự phát triển bền vững trong tăng trưởng