1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khai thác và sử dụng video trong dạy học sinh học ở phổ thông

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khai thác và Sử dụng video trong Dạy học Sinh học ở Phổ thông
Tác giả Lê Thi Huyền, Hà Thị Phương, Đậu Quang Vinh, Hoàng Ngọc Thảo, Đỗ Thị Hải, Lê Văn Trọng, Nguyễn Lệ Quyên, Nguyễn Thị Nam Hiền, Đỗ Trương Thuận, Nguyễn Văn Dũng
Trường học Trường Đại học Hồng Đức
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại Báo cáo Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 403,67 KB

Nội dung

Coi trọng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệ thống các thiết b ị dạy học; khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong d ạy học trên các phư

Trang 1

KHAI THÁC VÀ S Ử DỤNG VIDEO TRONG DẠY HỌC SINH HỌC

Ở PHỔ THÔNG

Lê Thi Huyền 1,* , Hà Thị Phương 1 , Đậu Quang Vinh 1 , Hoàng Ngọc Thảo 1 ,

Đỗ Thị Hải 1 , Lê Văn Trọng 1 , Nguyễn Lệ Quyên 2 , Nguyễn Thị Nam Hiền 3 ,

Đỗ Trương Thuận 4 , Nguyễn Văn Dũng 5

Tóm t ắt: Phương tiện trực quan (PTTQ) đóng vai trò rất quan trọng, việc tri giác,

các PTTQ là ngu ồn thông tin chủ yếu dẫn tới tri thức mới Đối với các PTTQ trong

d ạy học Sinh học thì video lại công cụ hữu hiệu vì nó có khả năng mang đến cho người học nguồn thông tin về cấu trúc hiển vi và siêu hiển vi không quan sát được

b ằng mắt thường, nhiều quá trình sinh học mang tính trừu tượng và nhiều hiện tượng thực tế, nhiều quy trình công nghệ kĩ thuật,… mắt chưa thấy, tai chưa nghe Trong khuôn kh ổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến vấn đề: Khai thác, chỉnh sửa video có s ẵn bằng tiếng Việt, tiếng Anh trên tài nguyên mạng internet và hướng sử

d ụng video theo kiểu tìm tòi khám phá trong dạy học Sinh học ở phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục hiện nay”

T ừ khóa: Khai thác, sử dụng, sinh học phổ thông, tìm tòi khám phá, video

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

PTTQvà phương pháp dạy học (PPDH) trực quan đã được đề cập rất sớm (Aristotle -

384 - 322 TCN, Khổng Tử - 551 - 479 TCN,… khi con người muốn truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho các thế hệ sau Tiếp tục phát triển, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu lí luận và thực tiễn khẳng định vai trò quan trọng của PPDH trực quan

và phương tiện trực quan trong quá trình nhận thức của người học Trên thế giới, điển hình

là các tác giả Slovakia J.A Komenski (1592 - 1670), J Pexxtalogi (1746 -1827), K.D Usinxki,… cho rằng: Trực quan là nguồn gốc của tri thức, là xuất phát điểm của nhận

thức, nghĩa là quá trình nhận thức phải đi từ cảm tính, từ quan sát và kinh nghiệm mới có

thể khái quát và đưa ra kết luận Ở Việt Nam, các nhà khoa học GD đã nghiên cứu và đưa

ra được nhiều luận điểm, trong đó đề cập đến vai trò, quy tắc, quy trình sử dụng phương

tiện trực quan trong dạy học Đối với lĩnh vực Sinh học, tác giả Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007) cho rằng: Phương tiện trực quan bao gồm tranh ảnh, mẫu vật thật, video clip, mô hình được sử dụng theo kiểu giải thích minh họa, thông báo tái hiện, tìm tòi bộ phận, nghiên cứu Trong đó nếu sử dụng các phương tiện trực quan theo kiểu tìm tòi bộ phận, đặc biệt là kiểu nghiên cứu mất nhiều

thời gian nhưng HS làm việc tích cực chủ động, vừa nắm vững kiến thức mới, vừa phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động

1 Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa

2 Trường THPT Bỉm Sơn, Thanh Hóa

3 Trường THPT Lê Văn Hưu, Thanh Hóa

4 Trường THCS Minh Tân, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

5 Trường THCS Bắc Sơn, Sầm sơn, Thanh Hóa

*

Email: lethihuyentn@hdu.edu.vn

Trang 2

Với định hướng “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong

d ạy học Sinh học Coi trọng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệ thống các thiết

b ị dạy học; khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong

d ạy học trên các phương tiện kho tri thức, đa phương tiện, tăng cường sử dụng các tư liệu điện tử (như phim thí nghiệm, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, )” (CTGDPT 2018)

và tình hình thực tế: Sinh học là ngành khoa học đang có tốc độ phát triển nhanh, mạnh và

có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội loài người, nhưng môn Sinh học ở phổ thông chưa thu hút được nhiều học sinh lựa chọn để định hướng nghề nghiệp sau này, bởi

vì Sinh học là khoa học thực nghiệm, nghiên cứu thế giới sống, trong đó có nhiều cấu trúc

hiển vi và siêu hiển vi không quan sát được bằng mắt thường, nhiều quá trình sinh học mang tính trừu tượng và có rất nhiều hiện tượng thực tế, nhiều quy trình công nghệ kĩ thuật,… mắt chưa thấy, tai chưa nghe,… dẫn đến mục đích yêu cầu và chất lượng dạy học

của môn Sinh học ở phổ thông chưa cao, nhiều HS học khó hiểu, không vận dụng thực tế được, ngại học, chán học, trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu và sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông để thiết kế video clip,

học liệu điện tử được sử dụng trong dạy học Sinh học, như các tác giả: Dương Tiến Sĩ (2002), Hoàng Thị Quyên (2009); Nguyễn Phúc Chỉnh và Nguyễn Đình Tâm (2008), Nguyễn Hải Phúc (2013); Nguyễn Thị Hồng (2011); Nguyễn Văn Lực (2017), Nguyễn Quang Hào (2018); Nguyễn Văn Tư (2016), Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào

sử dụng phần mềm để thiết kế mô hình động, thí nghiệm ảo mà chưa đi sâu vào khai thác,

chỉnh sửa và đề xuất sử dụng những video có sẵn bằng tiếng Việt, tiếng Anh trên tài nguyên mạng Internet Để khắc phục khó khăn, đáp ứng yêu cầu trong dạy học Sinh học ở

phổ thông, ngoài danh mục video clip, học liệu điện tử được quy định trong chương trình GDPT 2018, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến vấn đề “Khai thác, chỉnh

s ửa video có sẵn bằng tiếng Việt, tiếng Anh trên tài nguyên mạng internet và hướng sử

d ụng video theo kiểu tìm tòi khám phá trong dạy học Sinh học ở phổ thông nhằm đáp ứng yêu c ầu dạy học và giáo dục hiện nay”

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp tổng kết kinh nghiệm của các giáo viên, các chuyên gia đã tham gia khai thác, xây dựng và sử dụng video trong dạy

học Sinh học ở phổ thông, phương pháp quan sát

3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 M ột số khái niệm

3.1.1 Phương tiện trực quan

Có nhiều định nghĩa khác nhau về PTTQ Tác giả Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001): PTTQ là tất cả các đối tượng nghiên cứu, được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan; Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007): PTTQ là tất cả những gì HS có thể

trực tiếp quan sát, hoặc nói rộng ra, là có thể tri giác bằng các giác quan (nhìn, nghe, nếm,

ngửi, sờ), thông qua đó mà có thể lĩnh hội tri thức mới; tác giả Vũ Tiến Tình (2017): PTTQ là toàn bộ những công cụ (phương tiện) mà GV và HS sử dụng trong quá trình DH

Trang 3

nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cho HS thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của họ Qua những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy sự thống nhất cao trong

nhận thức về PTTQ trong DH, đó là sự thống nhất về bản chất, những thành tố cơ bản của PTTQ là các sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực hoặc các phương tiện phản ánh biểu tượng của nó được tri giác trực tiếp bởi các giác quan của con người để tạo ra những hình ảnh về các sự vật, hiện tượng đó, thông qua đó mà lĩnh hội tri thức mới Bao gồm tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, mẫu vật thật, video, trong đó video được xếp vào loại phương tiện dạy học hiện đại

3.1.2 Video trong d ạy học

Khái niệm video được hiểu bao gồm đầu máy video và các băng video Trong đó, đầu máy video là phần cứng Phần cứng là cơ sở để thực hiện các nguyên lí thiết kế theo các yêu cầu biểu diễn nội dung bài học, giúp cho việc cơ giới hóa, điện tử hóa trong quá trình

dạy học Bên cạnh phần cứng, video còn có các phần mềm được xây dựng trên các nguyên lí

sư phạm, tâm lí học, khoa học kĩ thuật để cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức

nhất định Đó là các băng video Băng video ghi lại đồng thời các hình ảnh và âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, đời sống xã hội… và được đầu máy video phát lại qua màn hình (Dẫn theo tác giả Nguyễn Thị Đoan Trang, 2014)

3.1.3 Video clip trong d ạy học

Khái niệm video clip, dựa trên nghiên cứu của tác giả Hoàng Đức Mạnh, Trần Huy Hoàng (2010), Nguyễn Thị Đoan Trang (2014), Vũ Tiến Tình (2017), chúng tôi đưa ra khái niệm: Clip là một chữ tiếng Anh có nghĩa là “trích” một nội dung nào đó để giới thiệu

tắt về nội dung đó, có nghĩa là cắt giảm chỉ lấy các yếu tố cốt lõi có tính đại diện; Video clip là một đoạn phim ngắn và nó là một loại hình đa phương tiện kết hợp nghe nhìn, được trích từ một bộ phim, một bài hát, hay một đoạn phim ghi lại một quá trình, một sự kiện , được sản xuất bằng việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến và một số hiệu ứng đặc biệt kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa hình ảnh, âm thanh và văn bản để ghi, sao chép, phát lại, phát sóng và hiển thị hình ảnh chuyển động được lưu trữ trong các phương

tiện Video clip thu hút người xem và giúp người xem dễ dàng nắm bắt được cốt lõi nội dung của đoạn phim mà video clip đó đại diện Trong dạy học, các video clip được dùng

để học nội dung mới hoặc để ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá

3.2 S ự cần thiết khai thác và sử dụng video trong dạy học Sinh học ở phổ thông

Dựa trên các nghiên cứu, chúng tôi cho rằng: Mỗi loại phương tiện trực quan có vị trí, vai trò khác nhau, sử dụng loại nào trong quá trình dạy học tùy thuộc vào nội dung, đối tượng, điều kiện thực tế ở mỗi địa phương,… và trong dạy học phải có sự phối kết hợp các phương tiện trực quan, các phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp, hiệu quả, chất lượng Tuy nhiên, với đặc thù của môn Sinh học, sự phát triển của CNTT và sự đầu tư cho giáo dục như hiện nay thì việc khai thác và sử dụng video trong dạy học Sinh học theo hướng tìm tòi khám phá có vị trí vai trò rất quan trọng Thể hiện:

- Video clip là loại phương tiện dạy học có vai trò hỗ trợ rất lớn đối với GV và HS,

có thể rút ngắn thời gian và khoảng cách

Trang 4

- Video clip là loại công cụ dạy học với nhiều nội dung phong phú kết hợp chặt chẽ

với nhiều hình ảnh, lời nói, chữ viết và âm nhạc, tác động vào các giác quan (đặc biệt là

thị giác) của người học, cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hình ảnh rõ nét, sống động, cụ thể, hấp dẫn,… mà trong một thời gian ngắn người học khó hoặc không tiếp cận

một cách trực tiếp, khó hoặc không hình dung tưởng tượng được Do vậy, việc sử dụng video vào quá trình dạy học có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập

và nghiên cứu, đặc biệt với nội dung sự kiện, cấu trúc siêu hiển vi, cơ chế sinh học trừu tượng, tài liệu kênh chữ hoặc kênh hình dạng tĩnh không hấp dẫn, HS rất khó hình dung,

khó tưởng tượng, khó hiểu, khó nhớ, kết quả học tập không cao

- Mặt khác việc sử dụng video clip vào dạy học còn có ý nghĩa trong quá trình rèn luyện và phát triển các kĩ năng, kĩ xảo, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho GV và HS trong quá trình khai thác, chỉnh sửa và sử dụng video clip, đáp ứng với thời đại công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế

3.3 Nguyên t ắc và quy trình khai thác, chỉnh sửa và sử dụng video trong dạy dạy bài

m ới Sinh học ở phổ thông

3.3.1 Nguyên t ắc khai thác lựa chọn và sử dụng video

Để việc khai thác, lựa chọn và sử dụng video có hiệu quả cao nhất trong Sinh học ở

phổ thông, chúng tôi cho rằng cần phải đảm bảo 4 nguyên tắc sau:

(1) Phải đảm bảo mục tiêu bài học, video phải kết hợp chặt chẽ với nội dung bài học,

với các phương tiện dạy học khác, với các PPDH tích cực đảm bảo tính đặc thù của bộ môn Sinh học

(2) Đúng thời điểm, đủ thời lượng, đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học, sư phạm

(3) Tích cực và sáng tạo trong sưu tầm và chỉnh sửa các video để đảm bảo nội dung không thừa, không thiếu, logic, hợp thời gian

(4) Tạo điều kiện và cơ hội để HS được phát triển NL tìm tòi khám phá

3.3.2 Quy trình khai thác, ch ỉnh sửa và sử dụng video lập kế hoạch dạy học

Từ kinh nghiệm thực tế của bản thân và tham khảo một số tài liệu Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001); Nguyễn Quốc Tuấn (2003); Vũ Tiến Tình (2017); Nguyễn Văn Lực (2017); Nguyễn Quang Hào (2018),… chúng tôi khái quát nội dung quy trình như sau:

3.3.2.1 Khai thác video

(1) GV nghiên cứu nội dung chương trình và yêu cầu cần đạt → (2) Sưu tầm video

có nội dung phù hợp hoặc yêu cầu và hướng dẫn HS sưu tầm → (3) Dowload video về máy tính và lưu lại trong ổ cứng

Bước 1: GV nghiên cứu nội dung chương trình và yêu cầu cần đạt → định hướng

lựa chọn những video chứa đựng nội dung kênh chữ và kênh hình phù hợp với mục tiêu,

nội dung bài dạy, phương pháp, phương tiện hỗ trợ khác có hình ảnh thực, sống động, rõ nét, ít chữ (ít lời), dễ hiểu,…

Trang 5

Ví d ụ: Khi dạy Mục II HIV/AIDS, bài 30 - “Sự nhân lên của virus trong tế bào

chủ” - Sinh học 10, GV có thể sử dụng các video có các nội dung: Cấu trúc và chu trình nhân lên của HIV trong tế bào lymphoT4, các phương thức lây truyền HIV, các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS → Hậu quả do HIV gây ra cho người ở tại địa phương, trong nước và trên thế giới

Để thông qua quá trình quan sát, theo dõi, nghiên cứu nội dung trong các video trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập HS đạt được yêu cầu: 1) Trình bày được cấu trúc siêu hiển vi; cơ chế gây nhiễm, nhân lên và gây bệnh; các con đường lây truyền của HIV; (2) Giải thích được tại sao HIV gây suy giảm miễn dịch ở người, nêu được hậu quả

do HIV gây ra cho con người; (3) Nêu được khái niệm AIDS; Trình bày, các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS và biện pháp phòng tránh; (4) Giải thích được tại sao khi

đã nhiễm HIV thì mang vi virus suốt đời Từ đó rút ra được bài học để kéo dài tuổi thọ của người nhiễm HIV,… thì nên can thiệp vào giai đoạn nào? Can thiệp như thế nào? Làm thế nào để không kì thị đối với người nhiễm HIV/AIDS; (5) Trình bày được cấu trúc siêu hiển

vi của HIV; cơ chế gây nhiễm, nhân lên và gây bệnh của HIV → Hậu quả do HIV gây ra cho người ở tại địa phương, trong nước và trên thế giới; giải thích được thuật ngữ AIDS;

tại sao khi đã nhiễm HIV thì mang vi virus suốt đời? Để kéo dài tuổi thọ của người nhiễm HIV,… thì nên can thiệp vào giai đoạn nào? Can thiệp như thế nào? Phương thức lây nhiễm HIV, các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS và biện pháp phòng tránh? Để có cái nhìn đúng về người nhiễm HIV, không kì thị; biết phòng tránh,

Bước 2: Sưu tầm video có nội dung phù hợp, trên cơ sở nghiên cứu kĩ nội dung bài học,

GV sưu tầm, lựa chọn video theo các tiêu chí đã đưa ra, nhằm thực hiện tốt mục tiêu, đáp ứng được yêu cầu GV, HS truy cập các trang web chính thống có độ tin cậy cao để tìm kiếm và khai thác nguồn tài liệu phù hợp (có thể dùng từ khóa tiếng Việt hoặc tiếng Anh tìm kiếm qua trang Google) Tuy nhiên, hiện nay các video được sử dụng làm tài liệu học tập do Việt Nam

sản xuất không nhiều, mà chủ yếu là nguồn ngoài nước bằng ngôn ngữ tiếng Anh,…; hoặc ngôn ngữ tiếng Anh kèm theo lời dịch phía dưới, hoặc có thuyết minh,…

Ví dụ: Trong nội dung kiến thức phần “HIV/AIDS”, chúng tôi đã lựa chọn chủ yếu

video bằng tiếng Anh có nội dung đáp ứng yêu cầu, nhằm mục đích không chỉ phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của học sinh, mà còn phát triển được năng lực

sử dụng tiếng Anh chuyên ngành cho cả GV và HS

Đặc biệt, GV có thể hướng dẫn HS khai thác, lựa chọn video phục vụ cho học tập môn học Để hoạt động này thực sự có hiệu quả GV cần hướng dẫn HS cách thức khai thác video và giới thiệu một số địa chỉ chính thống có thể sưu tầm được tư liệu tham khảo phù hợp Sau đó tùy theo nội dung bài học, GV giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm một số trích đoạn video phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu môn học

Ví dụ: Yêu cần HS sưu tầm, lựa chọn, xử lí thông tin các video trên Internet có nội dung

về thực trạng HIV/AIDS, cấu tạo, cơ chế xâm nhiễm, nhân lên và gây bệnh của HIV; Phương

thức lây nhiễm, các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS và biện pháp phòng tránh HIV Thông qua đó HS phát triển được các năng lực, trong đó có năng lực sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong quá trình tìm kiếm, khai thác, xử lí, chỉnh sửa và sử dụng video

Bước 3 Dowload video về máy tính và lưu lại trong ổ cứng

Trang 6

3.3.2.2 Ch ỉnh sửa video

Sau khi lựa chọn được video phù hợp, GV, HS tải về và có thể cắt dán video, chỉnh

sửa để có các trích đoạn video phù hợp về nội dung và thời lượng, thời gian bằng các phần

mềm, như: Free Video Cutter Joiner, Free Video Editor, Proshow Producer , Proshow

gold, , theo nguyên tắc chung:

(1) Lên ý tưởng, kịch bản chỉnh sửa, bằng cách:

- Đặt ra những câu hỏi và tự trả lời về mục tiêu, đối tượng mục tiêu và thông điệp cốt lõi

của video, từ đó xem xét nội dung video như thế nào cho phù hợp, hình ảnh thể hiện ra sao,

- Chuyển hoá ý tưởng thành bản phác thảo cụ thể, bao gồm những bảng vẽ chưa đựng những câu chuyện, thông điệp muốn kể trong video được phác hoạ thành hình ảnh

(2) Thực hiện cắt dán, chỉnh sửa video dựa trên kịch bản đã xây dựng

3.3.2.3 S ử dụng video và các phần mềm để lập kế hoạch dạy học bài mới

Các yêu c ầu cơ bản khi sử dụng video clip lập kế hoạch dạy bài mới

Bài dạy học được xây dựng sao cho quá trình lĩnh hội kiến thức của HS phải phù hợp

với con đường biện chứng của quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, trong đó phải có mối liên hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, giữa lí thuyết

và thực tiễn, giữa phân tích và tổng hợp, giữa trừu tượng hóa và khái quát hóa, giữa quy nạp

và suy diễn

Khi sử dụng video clip để hỗ trợ trong quá trình dạy học, kết quả phải được thể hiện qua

hoạt động của HS với các đối tượng, từ quan sát các đối tượng đến giải thích,

Video clip nói riêng và phương tiện nghe nhìn nói chung phải được sử dụng sao cho kích thích được hứng thú của HS, tạo được động cơ học tập, quyết định tính bền vững sự chú

ý của HS trong quá trình dạy học

Các video clip được sử dụng phải đảm bảo HS quan sát một cách rõ ràng các sự vật và

hiện tượng, minh chứng cho kiến thức mà mình đang học và phát biểu được ý kiến tốt trong

buổi thảo luận

Video clip hỗ trợ tốt trong việc tổ chức hoạt động dạy học của GV và trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thể hiện ở khả năng tham gia trình bày sự vật, mô tả hiện tượng và phát biểu kết quả của quá trình nghiên cứu tìm tòi khám phá kiến thức, phát triển được năng lực nhận thức, năng lực hành động

Các bước sử dụng video và các phần mềm để lập kế hoạch dạy bài mới

(1) GV chuẩn bị những yêu cầu cho HS khi khi xem videoclip → (2) Sử dụng video

đã sưu tầm, lựa chọn và chỉnh sửa kết hợp với nhiệm vụ học tập đã xác định để lập kế

hoạch dạy học bằng phần mềm powerpoint

Bước 1 GV chuẩn bị những yêu cầu cho HS khi khi xem video clip, GV cần chuẩn

bị kĩ các vấn đề mà HS sẽ giải quyết, tránh đặt câu hỏi không cần thiết, không trọng tâm

Trang 7

Ví d ụ: Hoạt động tìm hiểu về HIV/AIDS, xác định yêu cầu cần đạt như ở bước 1,

Mục 3.3.2.1

Bước 2 Sử dụng video đã sưu tầm, lựa chọn và chỉnh sửa kết hợp với nhiệm vụ học

tập đã xác định để lập kế hoạch dạy học bằng phần mềm Powerpoint

+ Sử dụng video do GV sưu tầm và lựa chọn

Tương tự như các bài soạn PowerPoint khác, sau khi ấn định slide nào sẽ cài đặt và

sử dụng trích đoạn video, GV thực hiện thao tác cài đặt theo quy định Việc cài đặt trích đoạn video trong bài dạy có hai cách:

- Thứ nhất, trích đoạn video để file riêng, không để chung trong các slide của bài giảng

- Thứ hai, trích đoạn video để file chung trong các slide của bài giảng

Một số phương pháp dạy học kết hợp sử dụng video: GV có thể sử dụng linh hoạt video kết hợp với các phương pháp, biện pháp kĩ thuật trong quá trình dạy học Bao gồm:

- Kết hợp sử dụng video với kĩ thuật đặt câu hỏi để phát huy tính tích cực của người

học Theo 2 cách: (1) Có thể đặt câu hỏi trước khi trình chiếu video để đưa HS vào tình

huống có vấn đề, trường hợp này HS chủ động tiếp nhận thông tin qua nội dung video trên

cơ sở các câu hỏi do GV đặt ra và loại bỏ những thông tin không được đề cập từ các câu

hỏi; (2) GV đặt câu hỏi sau khi trình chiếu video và khuyến khích HS tự đặt câu hỏi, tuy nhiên GV định hướng nội dung trọng tâm của bài học, yêu cầu HS lắng nghe, quan sát, ghi chép những thông tin phản ánh nội dung trong video có liên quan đến kiến thức bài học Sau đó GV đặt câu hỏi cho HS và khuyến khích HS có thể tự đưa ra những câu hỏi để khai thác thêm thông tin Ưu điểm: khơi dậy được tính độc lập tư duy của người học trong việc khám phá kiến thức, đồng thời hình thành kĩ năng đặt câu hỏi và tạo cơ hội cho HS lĩnh

hội tri thức tốt hơn

+ Sử dụng video của HS sưu tầm phục vụ cho học tập: Trên cơ sở những trích đoạn video mà HS đã khai thác được, GV cần kiểm tra về nội dung, hình ảnh, thuyết minh của video đó để xác định chất lượng có đảm bảo và phù hợp hay không Sau đó GV hướng

dẫn HS cách tìm hiểu, khai thác kiến thức từ nội dung video

3.3.2.4 T ổ chức hoạt động dạy học

Theo quy trình của các phương pháp dạy học tích cực, bao gồm: (1) Phân chia nhóm giao nhiệm vụ, thời gian hoàn thành,… → (2) HS nhận nhiệm vụ và thực hiện → (3) HS báo cáo sản phẩm, trao đổi và thảo luận → (4) GV tổng kết, nhận xét đánh giá, rút ra kết luận

Ví d ụ: Hoạt động tìm hiểu về HIV/AIDS (25 phút)

Bước 1 GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm 4-6 HS), yêu cầu mỗi nhóm hoàn

thành nhiệm vụ học tập bằng kĩ thuật “khăn trải bàn” thông qua xem 2 video mà GV trình chiếu kết hợp với SGK trong vòng 25 phút

Video 1: HIV virus and treatment

Video 2: HIV - AIDS các con đường lây nhiễm và giai đoạn biểu hiện bệnh

Nhóm 1, 2: HIV là gì? Trình bày cấu trúc của HIV, cơ chế gây nhiễm HIV

Trang 8

Nhóm 3, 4: Tại sao người bị nhiễm HIV lại mang virus suốt đời? Trình bày các phương thức lây truyền HIV

Nhóm 5, 6: Dựa vào quá trình gây nhiễm của HIV, hãy đề xuất các biện pháp khống

chế HIV; Trình bày các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS

Nhóm 7, 8: Trình bày các biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS; Hãy giải thích cơ sở khoa học của câu nói “Không kì thị người mắc HIV/AIDS”

Bước 2, 3, 4 HS nhận nhiệm vụ và thực hiện, HS báo cáo sản phẩm, trao đổi và

thảo luận; GV tổng kết, nhận xét đánh giá; rút ra kết luận chung (có thể HS hoặc GV)

4 KẾT LUẬN

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và hội nhập Quốc tế đã tác động sâu

sắc đến sự phát triển của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt việc ứng dụng CNTT trong dạy học là xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục nước ta hiện nay Trong quá trình dạy học, GV là chủ thể tổ chức, điều khiển và HS là chủ thể hoạt động

học tập tích cực, chủ động và sáng tạo Vì thế đòi hỏi GV phải không ngừng cải tiến phương pháp học

Trên đây là quy trình và ví dụ minh họa về khai thác, chỉnh sửa và sử dụng video

sẵn có trong dạy học Sinh học ở phổ thông theo kiểu tìm tòi khám phá Tuy nhiên, tùy

từng địa phương, trình độ HS, đặc điểm từng bài học…, GV có thể vận dụng một cách linh hoạt quy trình trên bằng cách nhấn mạnh ở bước nào thì mới có thể phát huy tối đa

hiệu quả của mô hình dạy học này

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001) Lí luận dạy học Sinh học, Nxb Giáo dục,

200 trang

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012) Sách giáo khoa Sinh học 10 Nxb Giáo dục Việt Nam (Tái bản lần thứ 6), 133 trang

Bộ giáo dục và Đào tạo, 2008, Sách giáo khoa Sinh học 8 Nxb Giáo dục Việt Nam,

212 trang

Trang 9

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục Phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): Tổng thể, môn Sinh học - THPT, môn KHTN - THCS

Nguyễn Phúc Chỉnh, Nguyễn Đình Tâm (2008) Thiết kế mô hình động trong dạy học Sinh học 10 bằng phần mềm Macromedia Flash, tra cứu ngày 18/10/2020 https://123docz.net//document/4386892-thiet-ke-mo-hinh-dong-trong-day-hoc-sinh-hoc-10-bang-phan-mem-macromedia-flash.htm, 6tr

Nguyễn Quang Hào (2018) Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Sinh học ở THCS, sáng

kiến kinh nghiệm, tra cứu ngày 20/10/2020,https://123docz.net//document/3843564-skkn-ung-dung-cntt-trong-day-mon-sinh-thcs.htm, 7tr

Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007) Giáo trình Đại cương phương pháp dạy học sinh học, Nxb ĐHSP Hà Nội, 243tr

Nguyễn Thị Hồng (2011) Ứng dụng phần mềm Adobe Flash để thiết kế các chương trình

mô phỏng trong dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” - Sinh học 11, THPT, Luận văn thạc sỹ - ĐHQG Hà Nội, 168tr

Nguyễn Văn Lực (2017) Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần

mềm thí nghiệm ảo, video clip để giảng dạy tích cực bộ môn sinh học, tra cứu ngày 20/10/2020 https://123docz.net/document/2454206-mot-so-kinh-nghiem-ung-dung- cong-nghe-thong-tin-su-dung-phan-mem-thi-nghiem-ao-video-clip-de-giang-day-tich-cuc-bo-mon-sinh-hoc.htm 24tr

Hoàng Đức Mạnh, Trần Huy Hoàng (2010) Vai trò của videoclip trong hoạt động dạy

học, Tạp chí giáo dục, (230), tr 28-29

Nguyễn Hải Phúc (2013) Thiết kế thí nghiệm ảo trong dạy học phần thực hành Sinh học trung học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP 2 - Hà Nội, 46tr

Hoàng Thị Quyên (2009) Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Sinh học 11) bằng phần mềm MS.Power point” LV thạc sĩ - ĐHSP Thái Nguyên Nguyễn Đình Tâm (2008) Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học Sinh học tế bào (sinh học 10) bằng phần mềm Macromedia Flash, Luận văn thạc sỹ - ĐHSP Thái Nguyên, 95tr

Nguyễn Thanh Thủy (2014) Những nhà giáo dục nổi tiếng các thời đại, NXB Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 70tr

Vũ Tiến Tình (2017) Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa

học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh, LATS, KHGD, ĐHSP Hà Nội, 159tr (không kể PL)

Nguyễn Thị Đoan Trang (2014) Nghiên cứu sử dụng Video Clip trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” vật lí 11- THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Huế, 96tr (không kể phụ lục) Nguyễn Quốc Tuấn (2003) Nghiên cứu xây dựng phim video giáo khoa và sử dụng trong

dạy học địa lí lớp 6 (THCS), LSTSKHGD, ĐHSP Hà Nội, 153tr

Trang 10

Nguyễn Văn Tư (2016) Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sinh học 8, , tra cứu ngày 20/10/2020,

http://sangkienkinhnghiem.org/sang-kien-kinh-nghiem-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-vao-day-sinh-hoc-8-2272/ 20tr

EXPLOITING AND USING VIDEOS IN TEACHING BIOLOGY

IN HIGH SCHOOL

Le Thi Huyen 1,* , Ha Thi Phuong 1 , Dau Quang Vinh 1 , Hoang Ngoc Thao 1 ,

Do Thi Hai 1 , Le Van Trong 1 , Nguyen Le Quyen 2 , Nguyen Thi Nam Hien 3 ,

Do Truong Thuan 4 , Nguyen Van Dung 5

Abstract Visual media plays a very important role, perceiving visual media is

the main source of information leading to new knowledge For visual aids in

teaching Biology, a video is an effective tool because it is capable of providing

learners with information about microscopic and supermicroscopic structures

that cannot be observed with the naked eye, numerous abstract biological

processes and many real phenomena, many technological and technical

processes, etc have not been seen by the eye, not been heard by the ear In the

framework of this article, we address the problem: Exploiting and editing videos

available in Vietnamese and English on internet resources and using videos in an

exploratory style in teaching Biology in high schools to meet the current

teaching and educational requirements”

Keywords: exploitation, use, biology in high school, discovery, video

1

Hong Duc University, Thanh Hoa

2

Bim Son High School, Thanh Hoa

3

Le Van Huu High School, Thanh Hoa

4

Minh Tan Secondary School, Vinh Loc, Thanh Hoa

5

Bac Son Secondary School, Sam Son, Thanh Hoa

*

Email: lethihuyentn@hdu.edu.vn

Ngày đăng: 04/10/2024, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w