1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cuối kỳ nhập môn khu vực học Đề tài vai trò củaasean Đối với khu vực Đông nam Á

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của ASEAN Đối với khu vực Đông Nam Á
Tác giả Nguyễn Thị Ái Vy
Người hướng dẫn TS. Văn Trung Hiếu
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Nhập môn khu vực học
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Giới thiệu về ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Association of South East Asian Nations viết tắt là ASEAN, là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia tron

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-BÁO CÁO CUỐI KỲ

MÔN: NHẬP MÔN KHU VỰC HỌC

ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA ASEAN ĐỐI VỚI KHU VỰC

ĐÔNG NAM Á

GVHD: TS Văn Trung Hiếu SVTH: Nguyễn Thị Ái Vy MSSV: 02000475 LỚP: 02000475

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

1 Giới thiệu về ASEAN 4

2 Lịch sử hình thành: 4

3 Cơ cấu tổ chức 5

4 Vai trò 7

5 Thành tựu 8

6 Hạn chế và thách thức 10

KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

Đông Nam Á là khu vực nằm ở phía đông nam của châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp Đây là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng Với diện tích khoảng 4,5 triệu km2, Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia (Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông Timo) Theo thời gian, Đông Nam Á đã và đang từng bước chuyển mình phát triển cùng với sự ra đời và song hành của tổ chức ASEAN Sự ra đời của tổ chức này như một ngôi nhà chung giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á Ở

đó, họ có những hợp tác và kế hoạch cùng nhau phát triển toàn diện nhiều mặt như kinh

tế, văn hóa, giáo dục,…

Trang 4

NỘI DUNG

1 Giới thiệu về ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations) viết tắt là ASEAN, là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á ASEAN ra đời vào ngày 08/08/1967 trên cơ sở tuyên bố Bangkok thông qua tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 nước là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines.Sau hơn 4 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác khu vực và là đối tác không thể thiếu của các nước và các tổ chức lớn trên thế giới

biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống lại các tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên với 3 trụ cột chính về trên các lĩnh vực an ninh – quốc phòng (APSC), kinh tế (AEC) và văn hóa – xã hội (ASCC)

Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau” Nguyên tắc về quan hệ song phương và đa phương: Tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau, và tiến tới tuân thủ các quy định trong Hiến chương ASEAN khi Hiến chương này được tất cả mười thành viên trong Khối phê chuẩn và có hiệu lực Hiến chương này được xem là Hiến pháp của toàn Khối Hy vọng rằng Hiến chương Asean sẽ được thông qua vào tháng Mười hai, 2008 Nếu được thông qua, Hiến chương sẽ có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau khi Văn kiện Phê chuẩn được đệ trình lên Tổng Thư ký của Khối Nguyên tắc điều phối hoạt động: có 3 nguyên tắc chủ yếu là nguyên tắc nhất trí, nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc 6-X

2 Lịch sử hình thành:

ASEAN có tổ chức tiền thân là Hiệp hội Đông Nam Á, thường được gọi tắt là ASA, được thành lập năm 1961 gồm Philippines, Malaysia và Thái Lan Ngày 8 tháng 8 năm

1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được

Trang 5

thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với 5 thành viên là Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore và Thái Lan

Ngày 8 tháng 1 năm 1984, khối này mở rộng khi Brunei trở thành thành viên thứ 6 sau khi gia nhập Ngày 28 tháng 7 năm

1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 Lào và Myanmar gia nhập ngày 23 tháng 7 năm 1997 Cùng năm đó, Campuchia đã dự định gia nhập cùng Lào và Myanmar, nhưng cuộc tranh giành chính trị nội bộ đã khiến quốc gia này trì hoãn đến ngày 30 tháng 4 năm 1999 sau khi đã ổn định chính phủ

3 Cơ cấu tổ chức

- Hội nghị cấp cao ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất

của hiệp hội, thường tổ chức cuộc họp 1 lần/năm

- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting – AMM):

Các Bộ trưởng Ngoại giao có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN,

có thể họp không chính thức khi cần thiết

- Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers – AEM):

AEM họp chính thức mỗi năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết Trong AEM

có hội đồng AFTA được thành lập theo quyết định của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Singapore

- Hội nghị Bộ trưởng các ngành: Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác

kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể

đó Bao gồm Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM

- Các hội nghị bộ trưởng khác: Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác

ASEAN khác như y tế, môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này

Trang 6

- Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting – JMM): JMM được tổ chức

khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN Bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN

- Tổng Thư ký ASEAN: Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm

theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa Tổng thư ký hiện nay là ông Lâm Ngọc Huy (Lim Jock Hoi) cựu Bí thư thường trực Bộ Ngoại thương Brunei

- Ủy ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee – ASC): Bao gồm

chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng Thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia

- Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting – SOM): SOM được

chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Manila 1987 SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM

- Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting – SEOM): SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu

ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Manila 1987 Tại hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5

uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM

- Cuộc họp các quan chức cao cấp khác: Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức

cao cấp về môi trường,ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan

- Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting – JCM): Cơ chế họp JCM

bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN Chức năng chính là thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành

Trang 7

- Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại: ASEAN có 11 bên đối thoại: Úc,

Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, UNDP, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ ASEAN cũng đối thoại theo từng lĩnh vực với Pakistan

4 Vai trò

ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực Đông Nam Á Cụ thể được biểu hiện ở các mặt sau:

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác để củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á Để thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tuân thủ, tôn trọng công lý và nguyên tắc của pháp luật trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc Hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về những vấn đề quan tâm chung trong kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, lĩnh vực khoa học và hành chính

Cung cấp hỗ trợ cho nhau dưới các hình thức đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên nghiệp, kỹ thuật và hành chính Phối hợp hiệu quả hơn cho việc tận dụng các ngành nông nghiệp và công nghiệp, mở rộng thương mại của các nước, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề thương mại hàng hóa quốc tế, cải thiện giao thông vận tải, các phương tiện truyền thông và nâng cao mức sống của người dân các nước Để duy trì sự hợp tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực với mục tiêu và mục đích tương tự, và khám phá tất cả các con đường hợp tác gần gũi hơn với nhau

Trang 8

Đóng góp cho nền hoà bình bền vững trong khu vực và thế giới: ASEAN là nhân tố quan trọng then chốt bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực Dầu tiên, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng gia tăng thông qua nhiều hoạt động đa dạng, trong đó có việc duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, nhất là giữa các

vị Lãnh đạo Cấp cao Sự phát triển nhanh chóng và năng động của Hiệp hội trong 2 thập niên gần đây có những đóng góp thiết thực vào ổn định và tăng trưởng kinh tế thế giới Hiện nay, ASEAN là đối tác kinh tế quan trọng của hầu hết các quốc gia và khối kinh tế trên thế giới Hợp tác trong lĩnh vực văn hoá- xã hội (văn hoá, giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ, môi trường, y tế, phòng chống ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS, bệnh dịch…)

ASEAN đang phấn đấu xây dựng một cộng đồng các dân tộc hài hoà đoàn kết, sống đùm bọc và chia sẻ Đảm bảo sự “thống nhất trong đa dạng” trở thành một đặc thù riêng

có của ASEAN, một bản sắc khu vực mà các nước ASEAN luôn trân trọng giữ gìn

Mở rộng quan hệ đối ngoại: Quan hệ đối ngoại của ASEAN phát triển mạnh, thông qua đó ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hỗ trợ thiết thực từ các đối tác bên ngoài, phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển của Hiệp hội, đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy và kết nối các mối liên kết khu vực với nhiều tầng nấc khác nhau ở Châu Á - Thái Bình Dương

5 Thành tựu

Thành tựu quan trọng và nổi bật nhất của Hiệp hội là đã hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, đưa đến những thay đổi căn bản về Hiệp hội cũng như đối với tình hình khu vực ASEAN-10 đã giúp chấm dứt sự chia rẽ và đối đầu giữa các nước Đông Nam Á; tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước thành viên, trên cơ sở hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, hợp tác toàn diện và ngày càng chặt chẽ cả về song phương và đa phương Đoàn kết và hợp tác ASEAN ngày càng được củng cố và tăng cường theo phương châm bảo đảm sự “thống nhất trong đa dạng”, trên

cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, nhất là nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

Trang 9

Về chính trị-an ninh: đây là lĩnh vực có nhiều sự hợp tác nổi trội và là nhân tố quan

trọng bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực Trước hết, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng gia tăng thông qua nhiều hoạt động đa dạng, trong đó có việc duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, nhất là giữa các vị Lãnh đạo Cấp cao ASEAN chủ động đề xướng và tích cực phát huy tác dụng của nhiều cơ chế bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực, như : Tuyên bố Đông Nam Á là Khu vực Hòa bình, Tự

do và Trung lập (ZOPFAN) năm 1971 ; Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ký năm 1976 và đến nay đã trở thành Bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối quan hệ không chỉ giữa các nước Đông Nam Á mà cả giữa các nước ASEAN và các đối tác bên ngoài; Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) năm

1995 ; Tuyên bố của các bên liên quan về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) năm 2002, là bước quan trọng tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm duy trì hòa bình và

ổn định trên Biển Đông ASEAN cũng tích cực đẩy mạnh hợp tác với nhau và với các đối tác bên ngoài thông qua nhiều khuôn khổ, hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố quốc

tế, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, bệnh dịch,

Về kinh tế: là lĩnh vực có những bước tiến quan trọng và hiện là động lực đẩy nhanh

tiến trình liên kết khu vực Đến nay, ASEAN đã cơ bản hoàn tất các cam kết về hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA), với hầu hết các dòng thuế đã được giảm xuống mức 0-5% Tiếp đó, ASEAN đã xác định 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập sớm để đẩy mạnh hơn nữa thương mại nội khối Kim ngạch thương mại nội khối hiện đạt khoảng 300 tỷ USD và chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN Việc thực hiện các thỏa thuận về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) đạt những tiến triển quan trọng Hợp tác ASEAN cũng được đẩy mạnh và mở rộng trong nhiều lĩnh vực kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, giao thông vận tải, hải quan, thông tin viễn thông, tiêu chuẩn đo lường chất lượng… ASEAN cũng coi trọng đẩy mạnh thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, nhất là thông qua việc triển khai

Về văn hóa-xã hội: các hoạt động hợp tác chuyên ngành ngày càng được mở rộng

với rất nhiều chương trình/dự án khác nhau trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục-đào tạo,

Trang 10

khoa học – công nghệ, môi trường, y tế, phòng chống ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS, bệnh dịch…Các hoạt động hợp tác này đã hỗ trợ cho các nước thành viên nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề liên quan, đồng thời giúp tạo dựng thói quen hợp tác khu vực, nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng ASEAN

6 Hạn chế và thách thức

Có thể nói, ngoài những thành tựu đã đạt được, ASEAN vẫn là một hiệp hội khá lỏng lẻo, tính liên kết khu vực còn thấp; sự đa dạng vẫn còn lớn, nhất là về chế độ chính trị-xã hội và trình độ phát triển giữa các nước thành viên ASEAN đề ra nhiều chương trình và kế hoạch hợp tác nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế; tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động chưa hoàn thiện, kém hiệu quả, nhất là việc tổ chức và giám sát thực hiện cam kết Việc duy trì đoàn kết và thống nhất ASEAN cũng như vai trò chủ đạo của Hiệp hội ở khu vực thường gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, do tác động của nhiều nhân tố khác nhau Tình hình nội bộ của một số nước cũng như quan hệ giữa các nước thành viên với nhau thường nảy sinh những vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến đoàn kết, hợp tác và uy tín của ASEAN

Từ đó, ta có thể nhận thấy những thách thức hiện này là củng cố liên kết khu vực giữa các nước thành viên Có những chính sách, quy định nghiêm ngặt trong việc tăng cường các chương trình, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục mà không xảy ra hiện tượng tranh chấp, bất hòa giữa các nước thành viên, xây dựng tình bạn đẹp, gắn kết keo sơn Nên có những chính sách tối ưu hóa bộ máy quản lý để việc tổ chức được diễn

ra nghiệm ngặt, chỉnh chu, hoàn thiện Trong đại dịch Covid, thách thức lớn nhất của tổ chức này là cải thiện đời sống người dân trong khu vực, bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho họ cũng như những băn khoăn về việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Điều này là thách thức vô cùng lớn đòi hỏi ASEAN tích cực giả quyết

KẾT LUẬN

Đến nay, ASEAN đã đi được một chặng đường khá dài trên con đường phát triển của mình, các mục tiêu đề ra từ Tuyên bố Băng Cốc cho đến các hội nghị cấp cao đều đang

Ngày đăng: 03/10/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w