1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại Điện tử shopee của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn

43 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tác giả Ngô Diệu Anh
Người hướng dẫn ThS. Trịnh Khánh Vân
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhập môn năng lực thông tin
Thể loại Tiểu luận hết môn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 821,57 KB

Nội dung

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hoành hành, thị trườngmua bán trực tuyến lại càng trở nên cần thiết hơn, cấp bách hơn để đáp ứng được nhu cầutiêu dùng của người mua lẫn người

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Khoa học Xã hội và Nhân văn

Giảng viên : ThS Trịnh Khánh Vân Sinh viên : Ngô Diệu Anh

Mã sinh viên : 23030534

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lần đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn cô THS Trịnh Khánh Vân dã dạy bọn em

trong 10 tuần học vô cùng bổ ích về những kiến thức nhập môn năng lực thông tin đãgiúp em tích lũy thêm được nhiều kiến thức, thông tin chuyên ngành về môn học này.Với những kiến thức bổ ích cùng những kĩ năng đã tiếp thu được từ bài giảng vô cùngphong phú, sinh động, dễ hiểu của cô em đã vận dụng vào bài tiểu luận cuối kỳ và sẽ tiếptục học hỏi, vận dụng vào những bài tập sau này

Tuy rằng em còn nhiều thiếu sót trong khâu chuẩn bị cũng như làm bài nhưng emmong cô có thể góp ý, nhận xét để chúng em biết khắc phục những điểm còn thiếu sót vàgiúp những bài tiểu luận sau này được đầy đủ, hoàn thiện hơn

Cuối cùng, em xin chúc cô có thật nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc thànhcông trong công việc

Sinh viên

Trang 3

BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI

Mở rộng về phạm vi đối tượng

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của sinh

viên từ các khía cạnh: địa lý, tuổi

tác, nhu cầu sử dụng, và mức độ

tiếp xúc với công nghệ

- Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố

địa lý và văn hóa đến quyết định

mua sắm, bằng cách so sánh giữa

sinh viên ở các khu vực khác nhau

Mở rộng phạm vi thời gian

- Đánh giá sự thay đổi của hành vi

mua sắm theo thời gian, bao gồm

theo mùa, theo ngày, và các sự kiện

đặc biệt như khuyến mãi

- Phân tích xu hướng mua sắm trực

tuyến trên Shopee theo từng mùa,

từng ngày, và từng loại sản phẩm

Thu hẹp về phạm vi đối tượng

- Tập trung nghiên cứu vào yếu tốảnh hưởng từ sinh viên, loại bỏ cácyếu tố không phản ánh rõ nhu cầu

và hành vi mua sắm trên Shopee

- Loại bỏ yếu tố địa lý và chỉ tậptrung vào yếu tố văn hóa, như sựảnh hưởng của các xu hướng muasắm trực tuyến và giá trị cộngđồng

Thu hẹp về thời gian của đề tài

- Tập trung vào hành vi mua sắmtrong một khoảng thời gian nhấtđịnh, ví dụ: đánh giá hành vi muasắm trước và sau các sự kiện quantrọng như khuyến mãi lớn

- Loại bỏ yếu tố thời gian và tậptrung vào xu hướng mua sắmchung, như sự thay đổi của các ưuđãi và chiến lược giảm giá

Trang 4

MỤC LỤC

BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

PHỤ LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 3

5 Tổng quan tài liệu 3

5.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 4

5.2 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước 4

6 Phương pháp NCKH 5

6.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu 5

6.2 Loại dữ liệu và nguồn dữ liệu 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 7

1.1 Khái niệm cơ bản 7

1.1.1 Khái niệm về mua sắm trực tuyến 7

1.1.2 Khái niệm về mạng xã hội và thương mại điện tử 7

Trang 5

1.1.3 Hành vi tiêu dùng 9

1.1.4 Gen Z 10

1.1.4.1 Định nghĩa nhóm đối tượng Gen Z 10

1.1.4.2 Đặc điểm của nhóm đối tượng Gen Z 11

1.2 Các mô hình về hành vi tiêu dùng 14

1.2.1 Thuyết nhận thức rủi ro 14

1.2.2 Mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử E-commerce Adoption model (e-Cam) 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾT TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE CỦA SINH VIÊN NHÂN VĂN 17

2.1 Tổng quan về công ty Shoppe 17

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Shopee 17

2.1.2 Giới thiệu về Shoppe Việt Nam 17

2.2 Thực trạng về quyết định hành vi mua sắm trực tuyến trên sàn sàn thương mại điện tử Shoppe 19

2.2.1 Thực trạng chung về hành vi mua sắm trực tuyến hiện nay 19

2.2.2 Thực trạng sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shoppe 21

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP MUA SẮM HỢP LÝ CHO SINH VIÊN NHÂN VĂN 26

3.1 Giải pháp chung 26

3.1.1 Tăng cường giáo dục về tài chính cá nhân 26

3.1.2 Xây dựng văn hóa tiêu dùng thông minh 27

Trang 6

3.1.4 Khuyến khích việc sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân 28

3.2 Đề xuất giải pháp khác 29

3.2.1 Phát triển chương trình giáo dục về an toàn mua sắm trực tuyến 29

3.2.2 Khuyến khích việc tham gia các nhóm mua hàng trực tuyến 29

3.2.3 Phát triển các chương trình thúc đẩy mua sắm bền vững 29

3.2.4 Tổ chức các hoạt động văn hóa và nghệ thuật liên quan đến mua sắm trực tuyến 30

KẾT LUẬN 31

THẢO LUẬN ĐỀ TÀI 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

PHỤ LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH Phụ lục hình ảnh:

Hình 1.2.1: Mô hình thuyết nhận thức rủi ro 15

Hình 1.2.2: Mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử 16

Hình 2.1: Trụ sở của Shoppe 17

Phụ lục bảng: Bảng 1.1 Cấu trúc bảng hỏi điều tra dự kiến 23

Bảng 1.2: Khảo sát tính dễ sử dụng của của Shoppe 23

Bảng 1.3: Tính hữu ích của Shoppe đối với sinh viên Nhân văn 24

Bảng 1.4: Giá cả của Shoppe đối với sinh viên Nhân văn 24

Bảng 1.5: Trải nghiệm chất lượng và dịch vụ của Shoppe đối với sinh viên Nhân văn 25

Bảng 1.6: Trải nghiệm khách hàng khi nhận được sản phẩm của sinh viên Nhân Văn

25

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo dòng chảy của thời gian, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thực sự có ảnhhưởng trực tiếp tới đời sống con người trên mọi phương diện trong đó có kinh tế và kinhdoanh Đáng chú ý hơn cả là lĩnh vực kinh doanh, buôn bán và mua sắm trực tuyến quacác trang mạng xã hội trở thành một xu hướng tất yếu mà ai cũng theo đuổi Nơi diễn raviệc mua bán trực tuyến đó được gọi là thị trường thương mại điện tử Qua đó, đã giúpviệc trao đổi hàng hoá cũng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết

Có thể nói, thị trường thương mại điện tử đang trở nên ngày một phổ biến và cóquy mô không chỉ ở Việt Nam mà còn mở rộng trên toàn thế giới Thương mại điện tử rất

đa dạng về chủ thể tham gia, linh hoạt trong mô hình và các chuỗi cung ứng đang dầnthay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhờ có sự hỗ trợ của số hóa và côngnghệ thông tin Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hoành hành, thị trườngmua bán trực tuyến lại càng trở nên cần thiết hơn, cấp bách hơn để đáp ứng được nhu cầutiêu dùng của người mua lẫn người bán trong suốt bối cảnh dịch bệnh khó khăn như vậy.Điều đó cũng góp phần vào việc đưa các doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, mangđến cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng củangười tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua sànthương mại điện tử Với ưu điểm là dân số trẻ và tỉ lệ sử dụng Internet để truy cập vàocác ứng dụng mua sắm trực tuyến cao, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã tăngtrưởng khá nhanh dẫn đến sự bùng nổ trong giai đoạn 2020 - 2021, đứng thứ hai trongkhu vực Đông Nam Á và được các chuyên gia dự báo sẽ đạt quy mô khoảng 39 tỷ USDvào năm 2025 (Anh Nguyễn, 2022)

Được thành lập vào năm 2015, sàn thương mại điện tử Shopee là ứng dụng muasắm trực tuyến phát triển chủ yếu trên điện thoại di động nhằm phục vụ người dùngnhững trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến Tích hợp

Trang 10

cầu về mọi phương diện trong cuộc sống như nhà cửa và đời sống, thiết bị điện tử, thờitrang, sắc đẹp, thể thao, sức khoẻ, voucher và dịch vụ.…Khởi đầu, mô hình kinh doanh

mà Shopee theo đuổi đó chính là C2C - là mô hình người tiêu dùng tới người tiêu dùng,tuy nhiên sau đấy Shopee đã mở rộng thêm mô hình B2C - tức là mô hình giữa doanhnghiệp tới người tiêu dùng Đến nay Shopee vẫn đang phát triển cả 3 nền tảng là C2C,B2C và B2B đã đem lại hiệu quả rất cao Chính vì đó mà sàn thương mại điện tử Shopeeluôn dẫn đầu xu hướng thị trường mua sắm trực tuyến trong nước và có độ nhận diện caođối với khách hàng

Mặc dù “đàn anh” Lazada có mặt trước nhưng Shopee đã thực hiện được bướcnhảy vọt đáng kể và có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Để khai thác triệt để tiềm năng và độ phổ biến của ứng dụng này, nhóm tác giả quyếtđịnh đưa ra đề xuất để nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định muasắm trực tuyến trên sàn thương mại điện tử Shopee của sinh viên Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn” Qua đó thấy được sự ảnh hưởng trực tiếp tới người mua hàngnhư sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nói riêng và toàn dân ViệtNam nói chung, đồng thời còn làm rõ được vị thế của sàn thương mại điện tử Shopee đốivới nhu cầu mua sắm của GenZ trong thời đại số ngày nay

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nhằm nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng cụ thể của sàn thương mạiđiện tử Shopee đối với quyết định mua hàng người tiêu dùng nói chung và GenZ nóiriêng ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu sự tác động của Shopee lên hành vi mua sắm của GenZ ở phạm vi TrườngĐại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Trang 11

Phân tích cụ thể những nhân tố trực tiếp dẫn đến hành vi mua sắm trực tuyến củasinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ đó đưa ra cái nhìn tổng quancho người bán trên Shopee có đi đúng hướng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động lên hành vi mua sắm trên nền tảngthương mại điện tử Shopee

Khách thể nghiên cứu: Các bạn trẻ GenZ trong phạm vi Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: toàn bộ sinh viên, giảng viên, cán bộ GenZ trên địa bànTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Phạm vi thời gian: từ 01/04/2024 đến 19/04/2024 với đối tượng cụ thể là sinh viên

và giảng viên, cán bộ GenZ đang công tác tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn

Phạm vi nội dung: Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của thế hệGenZ trên nền tảng Shopee

4 Câu hỏi nghiên cứu

 Các nhân tố tác động trực tiếp đến quyết định mua sắm trực tuyến trên sànthương mại điện tử Shopee là gì?

 Những hạn chế làm ảnh hưởng đến việc mua sắm của người dùng Shopee

 Những ưu điểm nổi bật của Shopee gây kích thích khách hàng mua sắm trongsuốt quá trình ra đời và phát triển?

5 Tổng quan tài liệu

Trang 12

Cho đến nay, chủ đề về các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến haythương mại điện tử luôn thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, các tổ chức,những nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ Trong bốicảnh công nghệ số và mạng lưới mua sắm online phát triển, rất nhiều nhà phân tích kinhdoanh và kinh tế lựa chọn nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng khi chịu sựtác động mãnh liệt của sàn thương mại điện tử trong đó có Shopee Mua sắm onlinedường như đã trở thành một xu hướng mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện Theo đó, dựatrên các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra các hướng tiếp cận khách hàng trêntừng phương diện khác nhau cho các doanh nghiệp và giúp người tiêu dùng bắt kịp các

xu hướng thịnh hành trong việc mua hàng trực tuyến

5.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

5 nhân tố có mức độ ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêudùng Việt Nam là: (1) nhận thức lợi ích; (2) động cơ thích thú; (3) thiết kế web (thẩm mỹ

và nội dung); (4) yếu tố tâm lý; và (5) cảm nhận rủi ro Hai tác giả Bùi Thanh Tráng &

Hồ Xuân Tiến (2020) đã nghiên cứu và xác thực 5 nhân tố đó bằng phương pháp nghiêncứu định tính và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia

Thông qua các nghiên cứu gần đây, tính dễ sử dụng, trải nghiệm mua sắm trựctuyến, chất lượng và tính hữu ích đã được chứng minh là 4 yếu tố ảnh hưởng chính đếnquyết định mua sắm trực tuyến của thế hệ GenZ tại đại bàn thành phố Hà Nội Khoảng88% giới trẻ đều đã có tiếp xúc với mua sắm trực tuyến, trong đó Shopee là ứng dụngnhận được sự quan tâm hơn cả

5.2 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước

Các nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đã được tiến hành và cho ra kếtquả rất thành công Chẳng hạn như nghiên cứu của Redigera và Bhatia Vib (2019) vềhành vi chấp nhận và sử dụng cách thức mua hàng hoá trực tuyến tại Thái Lan ; Nghiêncứu thực hiện bởi Saprikis và cộng sự (2018) tại Chile về hành vi người tiêu dùng muasắm trên di động … Nghiên cứu của Hidvégi và KelemenErdős (2016) khám phá thói

Trang 13

quen sử dụng mạng internet và đặc điểm mua hàng online của Thế hệ GenZ Các nguồnthông tin chính được cung cấp cho người tiêu dùng và sở thích của họ đối với mua sắmtrực tuyến đã được điều tra Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp từ cuộc khảo sáttrực tuyến với 1.055 người tham gia, nghiên cứu cho thấy nhóm Thế hệ trẻ ngày nay chủyếu dựa vào tìm hiểu cá nhân và cân nhắc chất lượng cũng như giá cả khi quyết định mua,

và hầu như không quan tâm đến ý kiến của người khác Thông qua nghiên cứu về “Xuhướng và Đổi mới” của người tiêu dùng Thế hệ Z, Wood (2013) đã xác định bốn xuhướng có khả năng đặc trưng cho Thế hệ Z với tư cách là người tiêu dùng: 1) Tập trungvào đổi mới, 2) Nhất quyết sự tiện lợi, 3) Mong muốn tiềm ẩn về an ninh, và 4) Xuhướng thoát ly Các nghiên cứu của Wood (2013), Priporas và cộng sự (2017) cũng đãchỉ ra rằng người tiêu dùng Thế hệ Z quan tâm đến công nghệ mới, thích sự đơn giản,mong muốn cảm thấy an toàn, mong muốn thoát khỏi thực tế, kỳ vọng cao và quan tâmnhiều hơn đến trải nghiệm Theo báo cáo “AdReaction: Thu hút Gen X, Y và Z” củaBrown (2017) thì việc tiếp cận người tiêu dùng GenZ bằng các chiến dịch quảng cáo làkhông đơn giản Nội dung quảng cáo được yêu thích hơn các tác phẩm khác, chẳng hạnnhư người thuyết trình hoặc âm nhạc.Bên cạnh đó, họ có xu hướng tiếp xúc có chọn lọcvới các chiến dịch quảng cáo mà họ quan tâm, chứ không phải các chiến dịch xâm phạm

6 Phương pháp NCKH

6.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Em lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là nghiên cứu nhằm phát hiện hoặc đề xuất các luận điểmkhoa học mà không sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng hay công cụ có thểgiúp lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố Phương pháp này cho phép đào sâu một sốvấn đề khó có thể thể hiện bằng con số

Nghiên cứu định tính là một phương pháp nghiên cứu có tính linh hoạt cao Trongnghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được

Trang 14

chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tinmới xuất hiện trong quá trình thu thập.

6.2 Loại dữ liệu và nguồn dữ liệu

Bài nghiên cứu sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu thứ cấp: là những dữ liệu đã đc thu thập sẵn cho những mục đích khácnhau, có thể đã qua xử lý và lưu trữ, đc gọi là dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp bàinghiên cứu sử dụng chính là từ những bài báo uy tín, những tạp chí khoa học, số liệu của

Bộ Công thương, Tổng cục thống kê về Shopee, hành vi mua sắm trực tuyến của ngườitiêu dùng, các tác nhân ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của giới trẻ

Dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu chưa có sẵn, đc thu thập lần đầu, do chính ngườinghiên cứu thu thập Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảnghỏi Bảng hỏi được thiết kế trên nền tảng Google Forms, sau đó được gửi tới đối tượngđiều tra thông qua các công cụ trực tuyến như email và mạng xã hội Phiếu điều tra đượcgửi tới sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Chính vì vậy, nhữngngười tham gia khảo sát chủ yếu là người quen, bạn bè hoặc người thân của nhóm tác giả

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về mua sắm trực tuyến

Khách hàng mua trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ từ một người bán trong một thờigian xác thực thông qua internet, không qua dịch vụ trung gian, nó là một dạng củathương mại điện tử (‘Online shopping’, 2013) Mua sắm trực tuyến mang lại lợi ích cho

cả người mua và người bán về phương diện tìm kiếm khách hàng, thông tin sản phẩm,quá trình tương tác và phân phối sản phẩm Người mua có thể mua hàng ở bất cứ đâu, bất

kể thời gian nào, ngay cả khi ở nhà và dễ dàng tiếp cận các nhà cung cấp Người muakhông cần phải rời khỏi nhà để mua hàng hay nhận hàng và có thể theo dõi được việcgiao nhận hàng hóa

Mua hàng trực tuyến là hành vi của người tiêu dùng trong việc mua sắm thông quacác cửa hàng trên mạng hay website sử dụng các giao dịch mua hàng trực tuyến(Monsuwe và cộng sự, 2004) Mua hàng trực tuyến là một giao dịch mua hàng hóa,dịch

vụ được thực hiện bởi người tiêu dùng thông qua giao diện dựa trên web bằng cách máytính của người tiêu dùng được kết nối và cho phép tương tác với những cửa hàng kỹ thuật

số của họ thông qua mạng máy tính (Haubl & Trifts, 2000)

Như vậy, mua hàng trực tuyến là một quá trình mà người tiêu dùng mua trực tiếphàng hóa hoặc dịch vụ từ một người bán trên các trang web, cửa hàng trực tuyến thôngqua các thiết bị đã được kết nối Internet, nó là một dạng của thương mại điện tử

1.1.2 Khái niệm về mạng xã hội và thương mại điện tử

Mạng xã hội được quy định tại Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP vềquản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, theo đó:

Mạng xã hội (Social network) là một hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồngnhững người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẽ và

Trang 16

(forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẽ âm thanh, hình ảnh vàcác hình thức dịch vụtương tự khác

Căn cứ theo quy định Khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:

Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép cácthương mại, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phầnhoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó

TMĐT là quá trình mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin thông quamạng máy tính, bao gồm mạng internet

TMĐT đơn giản chỉ là việc tiến hành các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụthông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông Phương tiện điện tử và mạng viễnthông sử dụng phổ biến trong TMĐT là điện thoại, tivi, máy Fax, mạng truyền hình,mạng internet và mạng intranet, mạng extranet,… trong đó máy tính và mạng internet làđược sử dụng nhiều nhất để tiến hành các hoạt động TMĐT vì nó có khả năng tự độnghóa cao các giao dịch

* Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng:

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảngcáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet,nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như nhữngthông tin số hóa thông qua mạng Internet”

Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái BìnhDương (APEC) định nghĩa: “TMĐT liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổihàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệthống có nền tảng dựa trên Internet.” Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể gmail, EDI,Internet và Extranet có tể được dung để hỗ trợ TMĐT

Trang 17

Theo Ủy ban châu Âu: “TMĐT có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổihàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng cácgiao dịch điện tử thông qua mạng Internet, hay các mạng máy tính trung gian (thông tinliên lạc trực tuyến) Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính,nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiệntrực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công.”.

Như vậy, TMĐT là hoạt động mua bán thông qua mạng internet Dựa vào đó, cácnhà sản xuất, các nhà bán lẻ tại các nước khác nhau có thể giới thiệu sản phẩm và dịch vụcủa mình với đầy đủ thông tin về tính năng và hiệu quả, về thành phần hay cấu tạo, về giá

cả, kế hoạch sản xuất, điều kiện giao hàng và thanh toán Những thông tin này cho phépkhách hàng đặt mua hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn từ những nhà cung cấp cótính cạnh tranh nhất

1.1.3 Hành vi tiêu dùng

Theo Philip Kotler, “Hành vi người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các cánhân,nhóm và tổ chức chọn lựa, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng vàtrải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”

Theo David L.Loudon & Albert J Della Bitta, “ Hành vi người tiêu dùng là quátrình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh giá, mua sắm, sử dụnghoặc loại bỏ những hàng hóa và dịch vụ”

Tương tự, theo Leon G.Schiffman & Leslie Lazar Kanuk, “ Hành vi người tiêudùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộ lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩmbao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý thải bỏ sản phẩm dịch vụ nhằmthỏa mãn nhu cầu của họ”

Từ các định nghĩa trên, ta có thể rằng: hành vi người tiêu dùng là sự tư duy, cảmnhận đối với những hoạt dộng được khách hàng thực hiện trước, trong và sau khi sử dụng

Trang 18

1.1.4 Gen Z

1.1.4.1 Định nghĩa nhóm đối tượng Gen Z

Gen Z (viết tắt từ cụm từ Generation Z) là một thuật ngữ khá mới và phổ biến trongcuộc sống ngày nay Đây là cụm từ dùng để ám chỉ đến một nhóm người trẻ thời đại mớiđược sinh ra từ năm 1995 đến năm 2012 (một số khác cho rằng từ năm 1997 đến năm2015) Song quãng tuổi phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là 1997-2012 Trongthế hệ này, có một bộ phận gọi là “zennials” Là thuật ngữ sử dụng cho những người sinh

từ 1997-1999, những người này giống như con lai giữa hai thế hệ Gen Y và Gen Z, thậmchí họ còn sở hữu những phẩm chất giống nhau Gen Z sinh ra cùng thời điểm khi màinternet phát triển do đó mà họ được tiếp xúc với internet từ khá sớm và nói họ là “ngườibản địa kĩ thuật số” thì quả không sai, nhưng, hơn cả công nghệ, các thành viên của thế

hệ này đã được sinh ra trong các cuộc khủng honagr, từ sự gia tăng các vụ xả súng trongtrường học biến đổi khí hậu, khủng bố và Đại suy thoái Những sự kiện đen tối này chắcchắn sẽ làm cho thế hệ này trở nên thận trọng và thực dụng hơn, những cúng cũng cungcấp cho họ cảm hứng thay đổi thế giới Theo thống kê trên thế giới nhóm người nàychiếm khoảng 1/3 dân số tương đương với 2,6 tỉ người Còn tại Việt Nam gen Z đangchiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia và tương đương với 15 triệu người.Ngoài thuật ngữ vẫn thường hay dùng là “gen Z” thì còn rất nhiều những thuậtngữ khác

để chỉ riêng cho nhóm người này Ví dụ như: “ Gen Tech, Gen Wii, Digital Natives, Digital Natives, Net Gen, Plurals, Zoomers, thế hệ Internet, Generation Z, iGen,iGeneration, Founders, Post millennials, Homeland Generation hay hậu Millennials,…”Nguồn gốc của tên gọi “gen Z” bắt nguồn là từ trong một tạp chí mang tên: “ Thờiđại quảng cáo” vào tháng 9 năm 2000 Gen Z chính là sự tiếp nối và kế thừa của của gen

Neo-X - nhóm người sinh ra từ những năm 1965 đến năm 1980 và gen Y – nhóm người sinh

ra từ năm 1981 đến năm 1996 Giống như dạng bài “ tìm X” của toán học thì X chính là

ấn số và “gen X” cũng vậy Họ sinh ra và lớn lên trong những năm tháng mà thế giới cónhiều biến chuyển từ các cuộc chiến tranh cho tới dần những bước đột phá trong khoahọc kĩ thuật như khám phá vũ trụ hay phát triển máy tính Tuy nhiên, họ lại không muốn

Trang 19

tiếp bước và gánh trên vai thành tựu thế hệ trước mà thay vào đó họ lại khát khao làm vàtạo ra những điều khác biệt Do vậy họ được gọi là ẩn số X – là một thế hệ không muốnđược định nghĩa Hai thế hệ đi sau lần lượt theo bảng alphabet mà có tên gen Y và gen Z1.1.4.2 Đặc điểm của nhóm đối tượng Gen Z

Một xuất phát điểm mới mẻ, sinh ra trong thời đại công nghệ đang ngày càng pháttriển từng ngày, gen Z được tiếp xúc và làm quen với khoa học công nghệ từ khi còn nhỏ.Cũng vì lẽ đó mà nhóm đối tượng này được mệnh danh là “những công dân của thời đại

số hóa” và đồng thời mang trong mình một trọng trách thiêng liêng cao cả đó là thay đổithế giới, đưa thếgiới tiến bộ, văn minh hơn

Khác với 2 nhóm gen X và gen Y thì gen Z được kế thừa những phẩm chất, kĩnăng từ những người đi trước Song tiếp thu có chọn lọc, những nét đẹp truyền thống, vănhóa, xã hôi.Để rồi họ “hòa nhập mà không hòa tan” từ đó phát huy và thay thế cho những

tư duy cổ hủ - những định kiến, góc nhìn thiếu văn minh và phản khoa học của những thế

hệ đi trước Bởi lẽ đó mà gen Z có vô vàn những đặc điểm mới mẻ và nổi trội

Đặc điểm thứ 1: Gen Z có nhiều kiến thức và tiếp xúc với công nghệ Giống nhưphần đầu tiên chúng ta đã đề cập, gen Z là thế hệ sinh ra và lớn lên đồng hành cùng thờiđại khoa học và công nghệ đang trên đà phát triển – mà nổi bật là thời điểm interner bùng

nổ Sự có mặt của internet đã trực tiếp thay đổi hoàn toàn nhiều khía cạnh trong cuộcsống, kinh tế, xã hội trên toàn thế giới Những đột phá mới từ các sản phẩm công nghêcao đang dần dần trở thành một phương tiện không thể thiếu của mỗi con người Cũng vìtốc độ phát triển đáng kinh ngạc đó mà việc tiếp xúc với môi trường công nghệ ngay từnhỏ đối với gen Z dường như trở thành một thói quen và đôi khi chúng còn là những món

ăn tinh thần phổ biến

Ngày nay, internet đã phát triển lên một tầm cao mới, nhờ đó mà hàng loạt cácmạng xã hội liên tục xuất hiện như: “Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok,…” song đâychính là những bước tiến đột phá trong việc gen Z khẳng định sự tồn tại, mới mẻ, sáng

Trang 20

trải nghiệm sống, những chuyến đi, Vì vậy, Có rất nhiều người trẻ gen Z thành công khi

độ tuổi còn rất trẻ và không còn phải dựa vào phụ cấp của gia đình Phần lớn nguồn lợikinh tế đó xuất phát từ việc họ giao bán các sản phẩm của mình trên các nền tảng mạng

xã hội, càng nhiều người biết đến và yêu mến, họ càng nổi tiếng Và với cách sử dụngcông nghệ số thuần thục gen Z hứa hẹn sẽmở ra những kỉ nguyên mới trong tương lai

Ngày nay, rất nhiều người trẻ tuổi kiếm được rất nhiều tiền từ điện thoại một cáchhợp pháp Họ đã phá vỡ một số kỷ lục trong lĩnh vực công nghệ ngay từ tuổi thiếu niên

và những nào đầu hai mươi Thế hệ Z hiểu biết về công nghệ hơn bất kỳ thế hệ nàokhác.Không chỉ khẳng định và nâng cao giá trị của bản thân Công nghệ còn là cầu nối để

có thể kết bạn và làm quen với nhiều người ở nhiều nơi khác nhau Gen Z trên toàn thếgiới dễ dàng liên lạc, hỗ trợ và giúp đỡ nhau góp phần nâng cao tính hữu nghị của cácquốc gia Cũng từ đây, đã có rất nhiều những cộng đồng được lập ra Mỗi cộng đồng đều

có nhiệm vụ và chứcnăng riêng, song tất cả đều chung một mục đích đó là mở rộng gócnhìn trong cuộc sống, hòa đồng và cải thiện hạnh phúc trong xã hội Đồng thời xóa bỏ đinhững góc nhìn tiêu cực, phiến diện, những nền văn hóa cổ hủ, không còn phù hợp.Trong tương lai, có lẽ chúng ta sẽ không còn phải chứng kiến những ngôn từ độc hại đểxúc phạm hay “phân biệt” sự “khác biệt” của một người hay là những cuộc đời bất hạnh

vì lí do gì chăng nữa Gen Z sẽ làm được điều đó, họ sẽ tận dụng tốt điểm mạnh của mình

là công dân thời đại số để tạo ra một xã hội mới văn minh, tích cực

Đặc điểm thứ 2: Gen Z - một thế hệ chủ động trong học tập sáng tạo

Được sinh ra và lớn lên với sự phát triển vượt bậc của xã hội, đồng thời ngày càng

có nhiều phương tiện học tập được tân trang đầy đủ nên ngay từ khi còn nhỏ, nhữngngười thuộc hế hệ gen Z đã và đang được hưởng những quyền lợi to lớn trong học tập vàlàm việc Nếu như trường học của các thế hệ trước chủ yếu truyền tải kiến thức bằngbảng đen phấn trắng thìngày nay gen Z được học trong một môi trường tân tiến hiện đại

Họ có màn hình trình chiếu, có smart phone, có laptop, wifi, Do đó mà khả năng truyềntải kiến thức được đi xa hơn Ngoài việc học ở trên lớp, gen Z còn có thể tự học bằng cácnguồn tài liệu sử dụng miễn phí ngay trên internet, họ không phải đến trường học mà thể

Trang 21

học từ xa ngay tại nhà Cũng vì những ưu thế đó mà họ chủ động hơn để tích cực trau dồikiến thức và vốn hiểu biết Họ học thêm nhiều kĩ năng, nhiều ngôn ngữ Phần lớn gen Z

là những người thạnh thao ít nhất một ngoại ngữ và mang trong mình nhiều kĩ năng sống,

kĩ năng làm việc, Song “ học đi đôi với hành” , lấy kiến thức là nền tảng họ sáng tạohơn trong cách áp dụngnhững kiến thức đã học vào cuộc sống Đã có rất nhiều nhữngphương pháp học tập hiệu quả được tìm ra, rất nhiều các nghiên cứu khoa học sáng tạogiúp ích cho xã hội được công bố Sựsáng tạo của gen Z là vô cùng vượt trội và đã có rấtnhiều bạn trẻ thành công, được biết đến rộng rãi thậm chí nổi tiếng trên toàn cầu Nhờvào công nghệ , sự sáng tạo của gen Z đã được thúc đẩy nhanh chóng dẫn đến thành côngvượt trội trong việc nâng cao cũng như phát triển bản thân Chính vì lẽ đó mà thế hệ gen

Z có thể tạo ra những sự khác biệt mới mẻ để thay thế cho những cái cũ, cái lỗi thời

Đặc điểm thứ 3: Gen Z thích tự do, phá cách, ưa mạo hiểm

Đi ngược lại với những quy chuẩn, khuôn khổ của xã hội thời xưa, thì gen Z luônluôn đổi mới và phá cách Họ thích sống tự do và không theo nguyên tắc vốn có Do đó

mà vẫn tồn tại những mặt tiêu cực và hạn chế trong lối sống và đôi khi là cả nhận thứccủa một số cá nhân Song thế hệ này có những yêu cầu rất cao trong không gian làm việc.Đối với họ, một không gian làm việc thoải mái và không gò bó sẽ thúc đẩy khả năng tậptrung và khả năng sáng tạo, từ đó làm tăng năng suất của công việc lên mức cao nhất Sự

tự do của gen Z có thể hiểu là tự do trong cách ăn mặc (nhưng không phải thái quá), tự dotrong thời gian, tự do trong sáng tạo và tự do trong tiếng nói riêng của mình

Với tính cách năng động và tư duy phù hợp với thời đại, gen Z được đánh giá làthế hệ bản lĩnh và có tầm ảnh hưởng, họ luôn sống một cuộc sống đổi mới tức là khôngphụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố truyền thống Họ sẵn sàng mạo hiểm, nghĩ khác, dámphá bỏ tư tưởng “an phận” đồng thời luôn sáng tạo để tìm hướng đi mới để tạo nên giá trịkhác biệt Mặc dù họnhận thức được sẽ gặp khó khăn trên những con đường mới do mìnhtạo ra nhưng vì tính cáchưa mạo hiểm và đam mê trải nghiệm nên thay vì từ bỏ họ chọn

Ngày đăng: 03/10/2024, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Xiaoxue Zhang và Xiaofeng Yu, “Tác động của rủi ro nhận thức được đối với hành vi mua đa nền tảng của người tiêu dùng”, 2020. Link:https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7673429/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của rủi ro nhận thức được đối vớihành vi mua đa nền tảng của người tiêu dùng
14. Theo Kim, Anh , “Gen Z là gì? Tuổi nào thì được xếp là thế hệ Gen Z?.2021”https://vietcetera.com/vn/gen-z-la-gi-the-he-gen-z-tinh-tu-nam-nao15. Theo Zing. “Thế hệ Gen Z Tự tin làm chủ cuộc đời”,https://vietnamnet.vn/gen-z- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gen Z là gì? Tuổi nào thì được xếp là thế hệ GenZ?.2021”https://vietcetera.com/vn/gen-z-la-gi-the-he-gen-z-tinh-tu-nam-nao15. Theo Zing. “Thế hệ Gen Z Tự tin làm chủ cuộc đời
1. Duy Vũ. (2021, 7 16). Vietnamnet. Retrieved from 49,3 triệu người Việt mua sắm trực tuyến: https://vietnamnet.vn/493-trieu-nguoi-viet-mua-sam-truc-tuyen-i290303.html Link
2. Ethan Cramer-Flood. (2020, 6 22). Global Ecommerce 2020 Ecommerce Decelerates amid Global Retail Contraction but Remains a Bright Spot. Insider Intelligence. Retrieved from https://www.insiderintelligence.com/content/global-ecommerce-2020 Link
3. Jessica Young. (2021, 4 26). Digital Commerce 360. Retrieved from Globalonline sales reach nearly $4.29 trillion in 2020:https://www.digitalcommerce360.com/article/global-ecommerce-sales/#:~:text=Consumers%20worldwide%20spent%20nearly%20%244.29,from%2017.9%25%20growth%20in%202019 Link
4. Khánh Lan. (2022, 1 15). Kinh tế Sài Gòn. Retrieved from Shopee tham vọng trởthành ‘Amazon của các nền nền kinh tế mới nổi’?:https://thesaigontimes.vn/shopee-tham-vong-tro-thanh-amazon-cua-cac-nen-nen-kinh-te-moi-noi/ Link
5. La Thị Tuyết, L. T. (2021, 10 13). Phòng Quản lý khoa học - Trường ĐH Ngoại Thương. Retrieved from Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ z thành phố hà nội:https://fwps.ftu.edu.vn/2021/10/13/cac-yeu-to-anh-huong-den-quyet-dinh-mua-sam-truc-tuyen-cua-nguoi-tieu-dung-the-he-z-thanh-pho-ha-noi/ Link
6. Nam Anh. (2023, 2 8). VnEconomy. Retrieved from Chiếm gần 73% tổng doanh số 4 sàn, Shopee đạt doanh số 91 nghìn tỷ tại Việt Nam năm 2022:https://vneconomy.vn/chiem-gan-73-tong-doanh-so-4-san-shopee-dat-doanh-so-91-nghin-ty-tai-viet-nam-nam-2022.htm Link
8. TS Dương Thị Thu Hương, C. P. (2022, 10 4). Tạp trí Lý luận chính trị và truyền thông. Retrieved from Xu hướng mua hàng trực tuyến của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền):https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/xu-huong-mua-hang-truc-tuyen-cua-sinh-vien-hien-nay-nghien-cuu-truong-hop-sinh-vien-hoc-vien-bao-chi-va-tuyen-truyenp26396.html?fbclid=IwAR2h01lDvxXp2izk4j5MlirOtMO3FtECOWLOduosYfEFpE2KoRU3FU90tq0 Link
10. Thành Luân. (2022, 8 9). Thanh niên. Retrieved from Người Việt chi hơn 12 tỉ USD mua sắm trực tuyến trong năm 2022: https://thanhnien.vn/nguoi-viet-chi-hon-12-ti-usd-mua-sam-truc-tuyen-trong-nam-2022-1851486495.htm Link
11. Trường Thịnh. (2020, 5 9). Dân trí. Retrieved from Shopee ghi nhận 4 xu hướng mua sắm trực tuyến phổ biến trong năm 2020: http://dev.duytan.edu.vn/kinh- doanh/shopee-ghi-nhan-4-xu-huong-mua-sam-truc-tuyen-pho-bien-trong-nam-2020-20200509085114188.htm Link
12. Viễn Thông. (2022, 1 2). vnexpress. Retrieved from Cuộc bứt tốc của thương mại điện tử Việt Nam: https://vnexpress.net/cuoc-but-toc-cua-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-4409175.html Link
7. Tạ Văn Thành, Đ. X. (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến. Tạp chí khoa học & Đào tạo ngân hàng, 27-35 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI - Tiểu luận các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại Điện tử shopee của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI (Trang 3)
Hình 1.2.1: Mô hình thuyết nhận thức rủi ro - Tiểu luận các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại Điện tử shopee của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Hình 1.2.1 Mô hình thuyết nhận thức rủi ro (Trang 23)
Hình 1.2.2: Mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử - Tiểu luận các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại Điện tử shopee của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Hình 1.2.2 Mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử (Trang 24)
Hình 2.1: Trụ sở của Shoppe - Tiểu luận các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại Điện tử shopee của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Hình 2.1 Trụ sở của Shoppe (Trang 25)
Bảng 1.2: Khảo sát tính dễ sử dụng của của Shoppe - Tiểu luận các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại Điện tử shopee của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 1.2 Khảo sát tính dễ sử dụng của của Shoppe (Trang 31)
Bảng 1.1 Cấu trúc bảng hỏi điều tra dự kiến - Tiểu luận các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại Điện tử shopee của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 1.1 Cấu trúc bảng hỏi điều tra dự kiến (Trang 31)
Bảng 1.3: Tính hữu ích của Shoppe đối với sinh viên Nhân văn - Tiểu luận các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại Điện tử shopee của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 1.3 Tính hữu ích của Shoppe đối với sinh viên Nhân văn (Trang 32)
Bảng 1.4: Giá cả của Shoppe đối với sinh viên Nhân văn - Tiểu luận các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại Điện tử shopee của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 1.4 Giá cả của Shoppe đối với sinh viên Nhân văn (Trang 32)
Bảng 1.6: Trải nghiệm khách hàng khi nhận được sản phẩm của sinh viên - Tiểu luận các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại Điện tử shopee của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 1.6 Trải nghiệm khách hàng khi nhận được sản phẩm của sinh viên (Trang 33)
Bảng 1.5: Trải nghiệm chất lượng và dịch vụ của Shoppe đối với sinh viên - Tiểu luận các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định mua sắm trực tuyến trên sàn thương mại Điện tử shopee của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Bảng 1.5 Trải nghiệm chất lượng và dịch vụ của Shoppe đối với sinh viên (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w