Quy hoạch sử dụng đất huyệnNghĩa Hưng được phê duyệt, đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong côngtác quản lý nhà nước về đất đai, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, giữ vững ổn đị
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghĩa Hưng nằm trong vùng bờ biển thuộc vùng Nam đồng bằng sôngHồng Huyện có chiều dài bờ biển 12 km, phía Tây giới hạn bởi sông Đáy, ranhgiới phía Đông là sông Ninh Cơ Vùng tiếp giáp với cửa sông Ninh Cơ là các bãicát, các đụn cát và đầm nước mặn Phía Đông khu vực là các đầm nuôi trồngthuỷ sản Dọc sông Ninh Cơ có các ruộng muối Phía ngoài con đê chính có cácbãi ngập triều với diện tích khoảng 3.500 ha Cách bờ biển 5 km có 2 đảo cátnhỏ có diện tích 25 ha với các đụn cát và một số đầm nước mặn phía Nam Rừngphòng hộ ven biển Nghĩa Hưng (vùng chuyển tiếp thuộc các xã: Nghĩa Thắng,Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa Lợi; vùng sinh quyển thuộc thị trấn Rạng Đông,
xã Nam Điền) đã được UNESCO đưa vào danh sách địa danh thuộc khu dự trữsinh quyển đồng bằng sông Hồng
Là một huyện thuần nhất đồng bằng ven biển, Nghĩa Hưng thuận lợi pháttriển kinh tế nông nghiệp đa dạng
Vị trí địa lý tạo cho Nghĩa Hưng có nhiều tiềm năng để phát triển giaothông đường bộ, đường thủy và phát triển các bến cảng, tạo các điểm nối giaothông quan trọng kết nối các vùng, miền trong cả nước và Quốc tế, là điều kiệnthuận lợi để thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ thương mại tiểu thủ công nghiệp, sảnxuất hàng hóa phát triển
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳđầu (2011-2015) huyện Nghĩa Hưng được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tạiquyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 21/06/2013 Quy hoạch sử dụng đất huyệnNghĩa Hưng được phê duyệt, đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong côngtác quản lý nhà nước về đất đai, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, giữ vững
ổn định tình hình xã hội đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá củahuyện Nghĩa Hưng cũng như của tỉnh Nam Định, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm,hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái
Qua các năm triển khai thực hiện, phương án quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất huyện Nghĩa Hưng đã cơ bản giải quyết được nhu cầu sử dụng đất củacác ngành, các cấp, cho các mục tiêu dân sinh kinh tế, cũng như nhu cầu đất ởcủa nhân dân
Tuy nhiên, trong kỳ thực hiện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Luật đấtđai số 45/2013 được ban hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 một số quy địnhtrong Luật đất đai đã được sửa đổi làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất (mã đất) sovới thời điểm lập quy hoạch, mặt khác trong thời kỳ thực hiện quy hoạch sửdụng đất trên địa bàn huyện đã và đang triển khai thực hiện nhiều các chươngtrình dự án phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, nhiều dự án chương
Trang 2trình liên quan đến biến động đất đai phát sinh không có trong phương án quyhoạch sử dụng đất đã được duyệt, nhiều chỉ tiêu sử dụng đất không phù hợp vớichỉ tiêu quy hoach.
Thực hiện Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 vàNghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Đất đai, đồng thời thực hiện Văn bản chỉ đạo củatỉnh cũng như của huyện Nghĩa Hưng yêu cầu quy hoạch sử dụng đất huyệnNghĩa Hưng cần được điều chỉnh cho phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụngđất của tỉnh, thống nhất và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốcphòng, an ninh của tỉnh và của huyện trong giai đoạn mới, đảm bảo sử dụng đấttiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, thích ứng với biếnđổi khí hậu, là cơ sở để tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình dự án phátsinh không có trong quy hoạch đã được duyệt
Xuất phát từ những lý do trên, UBND huyện Nghĩa Hưng đã chỉ đạoPhòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng
“Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng” để trình
UBND tỉnh phê duyệt theo quy định
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1 Mục đích
- Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật;đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường sinhthái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững
- Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của huyện và của tỉnh
- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất đai theo Luật đất đai số45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày15/05/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
- Phân bổ lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng phù hợp với định hướng pháttriển KT-XH của tỉnh Nam Định và huyện Nghĩa Hưng
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụngđất năm đầu của điều chỉnh huyện Nghĩa Hưng khi được UBND tỉnh xét duyệt
sẽ là cơ sở pháp lý để quản lý đất đai và là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, thuhồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đãđược xét duyệt
Trang 32 Yêu cầu
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 vừa mang tính khoahọc, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi cao, dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện, phùhợp với quy hoạch tổng thể, đảm bảo sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyênđất đai, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện
- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải chấp hành nghiêm chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý và sử dụng đấtđai đối với mọi mục đích sử dụng
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyệngiai đoạn 2011-2015 đã được phê duyệt Làm rõ những vướng mắc, khó khăn,bất cập trong việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thực hiệnđiều chỉnh trong giai đoạn 2016-2020
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sửdụng đất năm đầu của điều chỉnh sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng bảo đảm phùhợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộcác cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra
- Xác định đầy đủ nhu cầu sử dụng đất của các ngành, đảm bảo bố trí,phân bổ quỹ đất hợp lý, đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội củahuyện giai đoạn 2016-2020
- Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm vàphân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã
- Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án; vị trí, diện tích khu vực sửdụng đất được tính toán chi tiết đến từng hạng mục công trình, từng thôn, xóm,
tổ dân phố…,
II BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO
Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch
sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng,tỉnh Nam Định được nghiên cứu xây dựng theo Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường Báo cáo thuyếtminh tổng hợp bao gồm các phần sau:
- Đặt vấn đề
- Phần I: Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Phần II: Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Phần III: Kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sửdụng đất
Trang 4- Phần IV: Giải pháp thực hiện
- Kết luận và kiến nghị
III SẢN PHẨM
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đếnnăm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụngđất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Nghĩa Hưng, tỷ lệ1/25.000;
- Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyệnNghĩa Hưng, tỷ lệ 1/25.000;
- Đĩa CD ghi dữ liệu báo cáo, bản đồ
- Bản đồ chuyên đề có liên quan
Trang 5PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1 Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ
Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ vềquy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011 - 2015) tỉnh Nam Định
- Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đếnnăm 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnhNam Định về thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triểncông nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2011 của UBNDtỉnh Nam Định về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tếtỉnh Nam Định đến năm 2020;
- Công văn 1910/TTg-KTN ngày 10/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc bổ sung các khu công nghiệp của tỉnh Nam Định vào Quy hoạch phát triểncác KCN ở Việt Nam;
- Quyết định 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam;
- Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 của UBND tỉnh NamĐịnh về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nam Định giaiđoạn 2011-2020;
Trang 6- Quyết định 738/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnhNam Định về phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam Định giaiđoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 của UBND tỉnh NamĐịnh về phê duyệt quy hoạch thủy lợi hệ thống Nam Ninh, Hải Hậu, NghĩaHưng, Xuân Thủy, Bắc Nam Hà thuộc địa phận tỉnh Nam Định;
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản muối tỉnh NamĐịnh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030;
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Nam Định đến năm 2020 vàđịnh hướng đến năm 2030;
- Công văn số 2663/SGTVT-KTTĐĐT ngày 16/11/2012 về việc thôngbáo điểm đều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Nam Định đến năm 2020,định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số:135/NQ-CP ngày26 tháng12 năm 2017 của Chinh phủ vềĐiều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳcuối (2016 - 2020) tỉnh Nam Định
- Công văn số 87/UBND-VP3 ngày 31/01/2018 của UBND tỉnh Nam Định
về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn (2016-2020) cấp tỉnh
2 Các nguồn tài liệu có liên quan
- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2014, thống kê đất đai năm 2015 của huyệnNghĩa Hưng
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Ngĩa Hưng và bản đồhiện trạng sử dụng đất năm 2015 các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng
- Bản đồ đo đạc địa chính chính quy các xã, thị trấn huyện Nghĩa Hưng;
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản muối tỉnh Nam Địnhgiai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030;
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Nam Định đến năm 2020 vàđịnh hướng đến năm 2030;
- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng giai đoạn2011-2020 tầm nhìn 2030;
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 Các tàiliệu, số liệu tổng kiểm kê đất đai của huyện Nghĩa Hưng qua các thời kỳ;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa XVIII tháng 9 năm2010;
Trang 7- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nghĩa Hưng lần thứ XXIIInhiệm kỳ 2010 - 2015;
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu (2011 – 2015) huyện Ngĩa Hưng được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Niên giám thống kê tỉnh Nam Định từ năm 2010 đến năm 2015;
- Các tài liệu khác có liên quan
II PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT
1 Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường.
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Nghĩa Hưng là huyện ven biển nằm ở phía Nam tỉnh Nam Định,nằm giữa 3 con sông là sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ, có tọa độ địa lýnhư sau:
- 19055’ – 20019’20’’ vĩ độ Bắc
- 106004’ – 106011’ kinh độ Đông
- Phía Bắc giáp với huyện Nam Trực và Ý Yên
- Phía Đông giáp với huyện Hải Hậu và Trực Ninh (ranh giới tự nhiên là sông Ninh Cơ)
- Phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ
- Phía Tây giáp huyện Kim Sơn và huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình
(ranh giới tự nhiên là sông Đáy)
Nằm trong vùng bờ biển thuộc vùng Nam đồng bằng sông Hồng, huyệnNghĩa Hưng có chiều dài bờ biển 12 km, phía Tây giới hạn bởi sông Đáy, ranhgiới phía Đông là sông Ninh Cơ Vùng tiếp giáp với cửa sông Ninh Cơ là các bãicát, các đụn cát và đầm nước mặn Phía Đông khu vực là các đầm nuôi trồngthuỷ sản Dọc sông Ninh Cơ có các ruộng muối Phía ngoài con đê chính có cácbãi ngập triều với diện tích khoảng 3.500 ha Cách bờ biển 5 km có 2 đảo cátnhỏ có diện tích 25 ha với các đụn cát và một số đầm nước mặn phía nam Rừngphòng hộ ven biển Nghĩa Hưng đã được UNESCO đưa vào danh sách địa danhthuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng Là một huyện thuần nhấtđồng bằng ven biển, Nghĩa Hưng thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp đa
Trang 8dạng đặt biệt là đánh bắt và chế biến hải sản, sản xuất muối Giao thông NghĩaHưng có các đường tỉnh 486B (56 cũ) và đường tỉnh 490C (55 cũ) chạy qua.Nằm dài bên bờ hai sông lớn và với mạng lưới sông ngòi dày đặc, Nghĩa Hưngthuận lợi phát triển giao thông thuỷ.
1.1.2 Địa hình, địa mạo
Lịch sử hình thành vùng đất Nghĩa Hưng gắn với quá trình hình thành vàphát triển của lịch sử hình thành và phát triển của vùng ven biển châu thổ sôngHồng, nhờ kết quả bồi tụ phù sa của sông Hồng, sông Đáy và các phụ lưu trongmột thời gian dài theo nguyên lý động lực học sông - biển, tuổi khá trẻ tươngứng với quá trình hình thành trầm tích Đệ tứ, thành phần cơ giới từ nhẹ đếntrung bình Mật độ và độ sâu chia cắt địa hình trong huyện hầu như không đáng
kể, cốt đất trung bình so với mặt biển từ 0,5m – 1m, do tác dụng bồi lắng củaphù sa hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ cao trình vùng mặt đất bãisông ngoài đê thường cao hơn cao trình mặt đất trong đê, nơi cao nhất của địahình là các bãi ven sông do lũ bồi độ cao từ 1-3 m so với các vùng đất xungquanh Hướng địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có hướng bắc- nam, phù hợp vớihướng phổ biến của các con sông lớn thành tạo nên vùng đất này Địa hình khábằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1% hướng dốc của địa hình cũng là hướng bắc-nam theo thung lũng sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ (độ dốc rất nhỏ chỉvào khoảng 14 cm/km; thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam) Quá trình thànhtạo đã tạo cho địa hình của Nghĩa Hưng gồm 2 vùng khá rõ rệt là
- Vùng đất phía Bắc gồm 7 xã và thị trấn Liễu Đề có cốt đất cao hơn
- Vùng phía Nam huyện gồm 15 xã và 2 thị trấn Rạng Đông và Quỹ Nhất
có cốt đất thấp hơn và có hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc biệt là hệ sinhthái ngập mặn ven biển Đông
1.1.3 Khí hậu
Về khí hậu, huyện Nghĩa Hưng có đặc điểm khí hậu, thời tiết thuộc tiểuvùng duyên hải Sông Hồng, cũng mang những đặc điểm chung của khí hậu toànvùng là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa Nhưng do vị trí ở gần biển nên NghĩaHưng có đặc điểm khí hậu có tính chất khí hậu ven biển bao trùm, độ ẩm đượctăng cường khá nhiều Vào mùa đông, nhiệt độ của Nghĩa Hưng ấm hơn so vớicác vùng trung tâm đồng bằng Sông Hồng, tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độkhông nhiều (chỉ dưới 1oC) và lượng mưa cũng có sự gia tăng do ảnh hưởng củabiển Vào mùa hè, ảnh hưởng của bão rất mạnh có tác hại rất lớn đến sản xuất vàsinh hoạt của người dân
Bức xạ mặt trời là yếu tố có vai trò quyết định nền tảng của khí hậu NghĩaHưng Nghĩa Hưng có cán cân bức xạ quanh năm dương Tổng lượng bức xạ đạtgiá trị cao nhất vào tháng 5 (12,3Kcal/cm2) và tháng 7 (11,3 Kcal/cm2), thấpnhất vào tháng 2 (5,8 Kcal/cm2) Bức xạ trung bình 105 - 115 Kcal/cm2/năm
Trang 9Nhiệt độ trung bình năm tại Nghĩa Hưng là 23 - 24oC, mùa hè 28 - 29oC, mùađông 17 - 18oC.
Hoàn lưu khí quyển tại Nghĩa Hưng bao gồm hai hoàn lưu chính là giómùa và gió đất - biển Giữa hai mùa hoàn lưu có một thời gian chuyển tiếp ngắnkhoảng 1 tháng Hoàn lưu gió mùa mùa đông từ tháng 11 - 3 Gió thịnh hành cáchướng Bắc, Đông Bắc, sức gió trung bình cấp 5 - 6, mạnh nhất cấp 7 - 8, hàngtháng có 3 - 4 đợt gió Trong thời gian này khí hậu của Nghĩa Hưng chịu ảnhhưởng chủ yếu của khối không khí cực biến tính qua lục địa hoặc qua biển Khốikhông khí cực đới biến tính qua lục địa thịnh hành vào đầu mùa đông (từ cuốitháng 10 đến tháng 1), có nhiệt độ trung bình 14 - 16oC, độ ẩm tương đối 70 -80% Khối không khí cực đới biến tính qua biển thịnh hành vào nửa cuối mùađông (tháng 2 và 3), có nhiệt độ trung bình 16 - 18oC, độ ẩm tương đối 90 -95% Trong mùa đông Nghĩa Hưng còn chịu ảnh hưởng của khối không khínhiệt đới biển, có nhiệt độ trung bình 18 - 20oC, độ ẩm tương đối 85 - 90%, tácđộng xen kẽ vào thời kỳ đầu và cuối mùa đông, đem lại thời tiết nắng ấm đầumùa và nồm ẩm mưa phùn cuối mùa Hoàn lưu gió mùa mùa hè từ tháng 5 - 9,gồm 4 khối khí chính sau: Khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương thịnh hànhvào tháng 5, 6, nhiệt độ trung bình 30 - 32oC, cao nhất 37 - 40oC, độ ẩm khôngkhí thấp dưới 50% gây thời tiết khô nóng và hạn hán Khối không khí xích đạothịnh hành vào tháng 7, 8, nhiệt độ trung bình 27 - 29oC, cao nhất 34 - 35oC, độ
ẩm không khí thấp 85%, trong quá trình di chuyển và xâm lấn thường phát sinhnhiễu động thời tiết đặc biệt như mưa hội tụ nhiệt đới kéo dài gây mưa lớn, đặcbiệt là hình thành áp thấp nhiệt đới và bão gây hại lớn Khối không khí nhiệt đớiThái Bình Dương có ảnh hưởng xen kẽ liên tục suốt mùa hè từ tháng 5 - 9, nhiệt
độ trung bình 27 - 29oC, độ ẩm không khí 85 - 90% Khối không khí cực đớithịnh hành vào mùa hạ gây mưa rào, thời tiết mát trong một vài ngày Trong cácthời kỳ chuyển tiếp mùa, hình thái khí áp mặt đất ở dạng trung gian, các khốikhông khí mùa đông và mùa hè cùng tranh giành ảnh hưởng, nên dễ gây ra sựhội tụ về gió là yếu tố cơ bản để hình thành giông, lốc Gió đất thổi hàng ngày,
từ sau nửa đêm, 20 - 22 giờ đến 9 -10 giờ sáng, hướng từ đất liền ra biển Gióbiển thổi theo hướng ngược lại vào thời gian còn lại trong ngày Tần suất gió đấtbiển cao nhất trong thời kỳ chuyển tiếp khí hậu
Trong các tháng giữa mùa, gió đất gió biển bị lu mờ do bị chi phối mạnhbởi các khối không khí gió mùa Tại Nghĩa Hưng tốc độ gió trung bình 6 - 8m/s,tốc độ gió mạnh nhất đạt đến 45 - 50m/s trong bão Gió mùa mạnh nhất là giómùa Đông Bắc, làm nhiệt độ không khí giảm thấp, có khi xuống dưới 5oC Giómùa thổi mạnh làm cho gió ngoài khơi thổi rất mạnh, có thể tới cấp 7 - 8, gây trởngại cho giao thông, đánh cá và sản xuất
Trang 10Lượng mưa trung bình năm từ 1700 - 1800 mm Số ngày mưa trong năm
ở Nghĩa Tân trung bình từ 120 – 130 ngày, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa
hè (6 - 10) Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 vào khoảng 325mm, thấp nhất vàotháng 2 là 6mm Lượng mưa giờ cực đại đạt đến 103,6 mm
Độ ẩm trung bình 82 - 88%, cao vào các tháng 2, 3, 4 và thấp vào cáctháng 10, 11, 12 Tổng lượng bốc hơi năm 700 - 750 mm
1.1.4 Thủy văn, hải văn
Huyện Nghĩa Hưng nằm ở cửa sông Đáy và sông Ninh Cơ vì vậy huyệnNghĩa Hưng thuộc vùng cửa sông ven biển (Estuarine area) là vùng chịu sựtương tác giữa môi trường nước biển và nước ngọt, hình thành môi trường nước
lợ (brackishwater) với sự pha trộn các tính chất của môi trường nước biển vànước ngọt nội địa Hoạt động thủy triều tác động lên vùng này hình thành các hệsinh thái thủy sinh vô cùng đa dạng và phong phú, có ảnh hưởng đến hoạt độngsản xuất và phát triển kinh tế của huyện
* Chế độ thủy văn: Tính chất thủy văn của huyện Nghĩa Hưng mang tính
chất vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của thủy triều và các yếu tố khí tượng khu vựcchi phối
Thủy triều ở vịnh Bắc Bộ truyền rất sâu vào đất liền thông qua sông Ninh
Cơ và sông Đáy, chi phối đáng kể chế độ thủy văn của huyện Nghĩa Hưng Vềmùa khô, triều tiến nhanh vào đất liền mang theo một khối lượng nước mặn khálớn, về mùa lũ thủy triều cũng là một yếu tố làm dâng cao mực nước trong hệthống sông và ngăn cản sự thoát lũ ra biển
Thuỷ triều gia tăng biên độ khi tiến sát đến cửa sông và bắt đầu giảm dầnkhi truyền sâu vào đất liền Đặc biệt về mùa kiệt, ảnh hưởng của triều trong hệthống sông rất lớn, có thể lên đến 25 km
* Đặc điểm hải văn ven bờ.
- Thủy triều và mực nước
Chế độ thuỷ triều: Chế độ triều trong vùng thuộc loại nhật triều, một ngày
có một đỉnh và một chân triều, thời gian triều lên khoảng 11 giờ và triều xuốngkhoảng 13 giờ Thủy triều tại vùng biển Nghĩa Hưng thuộc loại nhật triều, độlớn triều trung bình từ 1,6 – 1,7m, lớn nhất là 3,31m và nhỏ nhất là 0,11m Cứkhoảng 15 ngày có 1 chu kỳ nước cường và 1 chu kỳ nước ròng (độ lớn thủytriều bé) Ảnh hưởng của thủy triều mạnh nhất vào các tháng mùa kiệt, giảm đitrong các tháng lũ lớn Thuỷ triều là một nguyên nhân chủ yếu gây ra sự biếnđổi mực nước cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy, tác động không tốt tới chất lượngnước Thuỷ triều dâng cao trong mùa khô gây xâm nhập mặn sâu vào đất liền.Chế độ thuỷ triều ảnh hưởng rất lớn sản xuất của người dân
- Sóng
Trang 11Sóng ở vùng biển Nghĩa Hưng mang tính chất chung của sóng trong VịnhBắc Bộ Về mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau), sóng hợp với trườnggió thịnh hành và có hướng Đông Bắc với tần suất 40 %, độ cao trung bình 0,8-0,9 m, riêng 3 tháng đầu mùa đông độ cao trung bình xấp xỉ 1,2 m và độ cao lớnnhất 2,0-2,5 m
Về mùa xuân (tháng 3-5), ở phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, sóng gió có hướngchếch Bắc, chếch Đông
Về mùa hè (tháng 6-8), đặc tính sóng ngược với mùa đông hướng sóng gió,sóng lừng thịnh hành Tây Nam, chếch Nam Phần lớn sóng được hình thành trongVịnh Bắc Bộ, chiều cao sóng từ 0,8 m đến 1,3 m, chu kỳ trung bình sóng gió 4-4,5 giây
Về mùa thu (tháng 9-11) sóng gió thịnh hành hướng chủ yếu Đông Bắc,chếch Bắc, sóng lừng tương tự sóng gió Chiều cao sóng gió trung bình 0,7-1,1
m, sóng lừng 0,6-0,8 m Chu kỳ sóng gió và sóng lừng lớn nhất 4,8 và 5,1 giây,nhỏ nhất tương ứng 3,4 và 3,2 giây
- Dòng chảy triều
Dòng triều là một trong những nguyên nhân gây ra dòng chảy biến đổitheo ngày Dòng triều có chu kỳ biến đổi tương đối rõ ràng Trong vùng biểnNghĩa Hưng, dòng triều toàn nhật là chính do đa số ngày trong tháng là nhậttriều Biểu hiện dòng triều toàn nhật là trong một ngày mặt trăng xuất hiện mộtlần dòng triều lên và một lần dòng triều xuống lúc đó tốc độ dòng triều là lớnnhất Dòng triều chủ yếu có dạng triều lưu thuận nghịch hướng chảy dọc bờ
- Nhiệt độ nước biển
Sự biến đổi nhiệt độ nước biển vùng ven bờ của huyện Nghĩa Hưng vềmùa khô chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ không khí bởi các đợt gió mùa đôngbắc, nhiệt độ trung bình từ 20 – 25oc
Nhiệt độ nước biển tại Nghĩa Hưng về mùa mưa cơ bản ổn định vì trùngvào thời gian mùa hè, nhiệt độ không khí không có biến động mạnh như mùađông Nhiệt độ quan trắc được gần với giới hạn cho phép (GHCP) theo Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (Bộ Tài nguyên và Môitrường, 2009), trong khoảng 28,5-30,9 0C trong lớp nước mặt, 28,5-30,6 0Ctrong lớp nước sát đáy
- Độ mặn nước biển
Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) nồng độ muối có giá trị cao trongnăm, cao nhất vào tháng 1 và tháng 2, bởi vì thời kỳ này ít mưa nhất Lượngmưa nhỏ, độ muối ít bị pha loãng: lượng bố hơi lại cao nhất trong năm, biên độgiao động của độ mặn nước biển giữa các tháng trong mùa không lớn
Trang 12Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 11) độ mặn thấp nhất trong năm Thấp nhấtvào tháng 7 hoặc 8, bởi vì mùa hè mưa nhiều, nước biển bị pha loãng và nướcngọt từ các sông suối trong đất liền đổ ra trong khi lượng bốc hơi mùa hè rấtthấp nên độ mặn nước biển xuống thấp.
1.1.5 Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt
1) Mưa phùn: Mưa phùn trong vùng không lớn kéo dài từ tháng 12 đếntháng 4, tháng nhiều mưa phùn nhất là tháng 2,3
2) Sương mù: Chỉ tập trung vào mùa đông và mùa xuân, số ngày có mưaphùn trong năm trung bình 15 ngày
3) Dông: Phần lớn là dông nhiệt xảy ra trong các thời kỳ chuyển tiếp mùa
4) Gió mùa: Thông thường mùa gió mùa bắt đầu từ tháng 9, 10 kết thúc vàotháng 5, 6 Trung bình mỗi năm có 15 - 20 đợt gió mùa Khoảng cách giữa cácđợt rất thất thường, thông thường chỉ 5 - 10 ngày, có khi chỉ 3 - 4 nhưng nhiều khilại là 10 - 15 ngày hoặc hơn nữa Gió mùa làm tăng tốc độ gió, giảm nhiệt độ vànhiều khi gây mưa Khi có gió mùa, hướng gió thường chuyển sang Bắc, ĐôngBắc hay Tây Bắc, tốc độ gió lớn nhất có thể trên 15m/s Ở ngoài biển tốc độ giólớn nhất thường là 10 - 15m/s, vào đất liền, tốc độ gió nhỏ hơn
5) Bão: Bình quân khoảng 4 - 6 cơn bão/năm Từ thập niên 90 của thế kỷ
XX đến nay, Nghĩa Hưng có khoảng 30 trận bão đổ bộ vào Các cơn bão đổ bộtrực tiếp thường cho mưa rất lớn
6) Sương muối: Hầu hết các đợt gió mùa thường gây ra sự giảm nhiệt độđột ngột Sương muối thường chỉ xảy ra trong tháng 12, 1, 2 thời gian mà nhiệt
độ thấp nhất của mặt đất có khả năng thấp hơn nhiệt độ đông kết (0oC) Sươngmuối là thiên tai gây nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp
1.1.6 Điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn, địa chất khoáng sản
a Điều kiện địa chất công trình điển hình.
Nghĩa Hưng nằm trong vùng trũng Hà Nội, trầm tích Đệ tứ phân bố rộng rãi baogồm các tích tụ thuộc các hệ tầng điển hình như Hải Hưng và Thái Bình
Căn cứ vào tài liệu khảo sát (tài liệu do liên danh tư vấn Hàn Quốc thực hiện),kết quả khoan khảo sát địa chất, thí nhiệm hiện trường và kết quả thí nhiệm mẫuđất, địa tầng khu vực cho thấy nền đất ở các khu vực thực hiện các dự án giaothông trên địa bàn có lớp đất yếu (lớp bùn sét khá dày) khi xây dựng và sử dụngcông trình có thể phát sinh một số vấn đề về địa chất công trình như sau:
Trang 13Dựa vào cấu trúc địa chất, thành phần thạch học, đặc điểm thuỷ lực, tínhthấm và chứa nước, các nguồn hình thành chất lượng và trữ lượng nước cho thấytrên phạm vi huyện Nghĩa Hưng có mặt các đơn vị địa tầng địa chất thuỷ văn sau:
- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen (qh)
- Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen (qp)
1.2 Các nguồn tài nguyên
1.2.1 Tài nguyên đất đai – thổ nhưỡng
Qua kết quả khảo sát đất đai trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng cho thấy trênđịa bàn có 2 nhóm đất chính (nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa):
a Nhóm đất mặn:
Nhóm đất mặn, bản chất của nhóm đất này là đất phù sa bị ngập nướctriều mặn hoặc do nước ngầm mặn gây nên, vì thế đất phân bố chủ yếu ở cácvùng đồng bằng ven biển Hàm lượng muối trong đất mặn chủ yếu là NaCl, căn
cứ vào độ dẫn điện (EC) trong dung dịch đất mặn người ta tính được hàm lượngCl- tương ứng của đất và dựa vào hàm lượng Cl- để phân cấp đất mặn Trên địabàn huyện Nghĩa Hưng có loại đất mặn sau:
- Đất mặn ít (ký hiệu Mi)
Đây là loại đất có diện tích lớn nhất trong nhóm đất mặn, phân bố trongvùng nội đồng tập trung chủ yếu ở các xã miền hạ của huyện Nghĩa Hưng Sựảnh hưởng của nước mặn đến đất hầu như không còn đáng kể, hoặc được rửamặn đến mức hàm lượng Cl trong đất chỉ còn xấp xỉ 0,5% Đất có phản ứng ítchua đến gần trung tính (pHKCl 6,5), hàm lượng chất hữu cơ thấp (OM = 1,6-1,8%), đạm tổng số khá (N = 0,10-0,13%), lân dễ tiêu trung bình thấp (P2O5 =9-10mg/100g đất), kali dễ tiêu giàu (K2O = 20-25mg/100g đất), tổng lượngcation kiềm trao đổi khá cao (Ca++ + Mg++ = 12-18 meq/100g đất) Nhìnchung đây là loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên khá cao
Hiện nay hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của người sử dụngđất Vì vậy, đất mặn phải được bố trí sử dụng đúng với lợi thế mà nó có được,thực tế có khá nhiều diện tích đất mặn ít được chuyển đổi từ cây hàng năm sangnuôi trồng thủy sản nước lợ, bằng phương thức này nhiều mô hình đã thu đượclợi nhuận cao gấp 4-5 lần so với trồng cây hàng năm, hoặc chuyển sang đất phinông nghiệp để phát triển công nghiệp - TTCN
- Đất mặn trung bình (M)
Quai đê lấn biển, tưới nước ngọt trong quá trình canh tác đã nhanh chónglàm giảm hàm lượng muối trong đất và khi hàm lượng Cl- còn 0,05 -0,25%; EC1-4 ms/cm, đất được xếp vào loại mặn trung bình Loại đất này phân bố ở các xãNghĩa Lợi, Nghĩa Thắng, TT Rạng Đông và một diện tích nhỏ tại xã Nghĩa Bình
Trang 14Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, tỷ lệ cấp hạt sét trongthành phần cơ giới biến động từ 15-18% Hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng sốgiàu, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo, Kali trong đất khá Lượng Mg++
trong cation trao đổi luôn lớn hơn Ca++, tuy nhiên so với đất mặn nhiều, tỷ lệ Ca+ +/Mg++ cao hơn, điều này chứng tỏ sự ảnh hưởng của nước biển đến đất đã giảm
đi rất nhiều
Ngoài phương thức gieo trồng 2 vụ lúa, luân canh lúa - tôm hay lúa – cá,chuyên canh nuôi trồng thủy sản là những công thức luân canh cho hiệu quảkinh tế cao nhất hiện nay trên các chân đất mặn trung bình có địa hình vàn thấpđến trũng Tuy nhiên với các chân ruộng chủ động nguồn nước tưới thì gieotrồng 2 vụ lúa nước là phương thức canh tác cần duy trì để không chỉ sản xuấtlúa gạo đáp ứng nhu cầu ăn trong nội bộ xã mà còn góp phần đảm bảo an ninhlương thực
- Đất mặn nhiều (ký hiệu Mn)
Đất mặn nhiều thường phân bố ở xã Nam Điền và TT Rạng Đông, cao trình phổbiến là 0,5–1m EC đo được ở đất mặn nhiều thường lớn hơn 4ms/cm, hàmlượng Cl- >0,25%, tổng số muối tan lớn hơn 1 Sự thay đổi nồng độ NaCl trongđất diễn ra theo mùa, về mùa mưa nước ngọt từ thượng nguồn tràn về đuổi nướcmặn ra xa làm ngọt tầng đất mặt, cũng vì lý do này người ta còn gọi đất mặnnhiều là đất mặn thời vụ Hướng sử dụng hợp lý, đem lại hiệu quả cao nhất hiệnnay là nuôi trồng thủy sản nước mặn, trồng cói hoặc làm muối
- Đất mặn sú vẹt đước (ký hiệu Mm)
Đất mặn sú vẹt đước hầu như bị ngập nước thuỷ triều mặn quanh năm, đấtluôn bão hoà muối Thực vật rừng ngập mặn (Sú, Vẹt, Trang, Đước) mọc trênđất phù sa nhiễm mặn đang trong quá trình bồi lắng có tác dụng làm cho tốc độbồi lắng nhanh hơn và thúc đẩy quá trình từ bùn nhão trở thành đất Nhìn chungđất ở dạng chưa thuần thục, tầng mặt thường dở đất dở nước, bão hòa NaCl, lẫnnhiều hữu cơ, tầng kế tiếp thường có màu nâu xám đến xám nhạt, glây đa sốtrung bình đến mạnh Đất có phản ứng gần trung tính (pHKCl 6,5-6,7), độ phìtiềm tàng khá, thành phần cơ giới phổ biến từ cát pha đến thịt trung bình
Hướng sử dụng là bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệnguồn lợi ven bờ kết hợp nuôi trồng thuỷ sản Có thể áp dụng một số mô hình sau:
- Mô hình xây dựng các vuông tôm chuyên canh có phòng hộ của câyrừng ngập mặn
- Mô hình nuôi cua dưới rừng sú - vẹt - đước
- Mô hình rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển (tạo điều kiện lắng đọng phù sa)kết hợp phát triển thủy sản ven bờ
Trang 15Quá trình bồi đắp phù sa lấn ra biển cũng đồng thời là quá trình "đẩy lùi"phần diện tích đất đã khá ổn định, nền đất tương đối " vững chắc" hơn so với đấtmặn sú vẹt đước vào sâu trong nội địa
b Nhóm đất phù sa:
Trên địa bàn có 2 loại đất thuộc nhóm đất phù xa đó là: Đất phù sa đượcbồi của hệ thống sông Hồng, Đất phù sa không được bồi không có tầng gờ lây
và loang lổ của HT sông Hồng
- Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng:
Loại đất này có diện tích không lớn phân bố ở vùng ngoài đê ven sôngĐáy, đây là một đơn vị đất rất non trẻ, còn giữ được gần như nguyên vẹn đặctính của mẫu chất tạo đất theo hệ thống sông bởi hàng năm luôn được bổ sungmột lớp phù sa mới Tuy nhiên ưu điểm này cũng đi kèm với hạn chế cơ bản là
có một thời gian đất bị ngập lũ, do vậy khi bố trí sử dụng cần tính toán cơ cấuthời vụ để trách thiệt hại do lũ gây ra Có thể bố trí sử dụng đất phù sa đượcbồi hàng năm cho trồng chuyên rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, dâutằm, lạc, đậu tương) ở bãi ngoài đê; trồng cây ăn quả lâu năm ở những nơi cóđịa hình cao
- Đất phù sa không được bồi không có tầng gờ lây và loang lổ của hệthống sông Hồng:
Là đơn vị đất có diện tích lớn nhất trong huyện phân bố ở toàn bộ phầndiện tích trong đê của các xã từ Nghĩa Bình đến các xã miền thượng Đây là loạiđất hầu hết phân bố ở trong đê ngăn lũ, đã thoát khỏi ảnh hưởng thường xuyêncủa nước lũ hàng năm song còn quá non trẻ để phân hóa rõ các tầng Đa số diệntích có địa hình vàn và vàn cao, thành phần cơ giới nhìn chung nặng hơn so vớiđất phù sa được bồi (chủ yếu từ thịt nhẹ đến thịt trung bình) Đất có phản ứng ítchua (pHKCl 5,5 -6), độ bão hòa bazờ >50% ; hàm lượng chất hữu cơ đa số khá(OM tầng đất mặt 1,8-2%) và giảm rõ theo chiều sâu phẫu diện; Đạm tổng sốtrung bình (N đa số trường hợp 0,13-0,18 %), lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo;kali tổng số và dễ tiêu đạt ở mức trung bình; khả năng trao đổi cation trung bình(CEC = 12-16 meq/100g đất)
Đất phù sa không được bồi hàng năm, không có tầng glây và loang lổ của
hệ thống sông Hồng thích hợp với nhiều loại cây trồng: các chân cao và vàn cao
có thể bố trí chuyên hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đặc sảnhay cây dược liệu; chân vàn có thể luân canh lúa-màu hay chuyên gieo trồng lúanước; các chân vàn thấp có thể gieo trồng 2 vụ lúa hay luân canh lúa cá
1.2.2 Tài nguyên nước.
Tài nguyên nước huyện Nghĩa Hưng bao gồm nước mặt và nước ngầmchứa trong các thành tạo địa chất, nhưng chủ yếu là trầm tích Đệ tứ
Trang 16- Nước ngầm: Địa hình, địa mạo của Nghĩa Hưng được hình thành tronggiai đoạn aluvi, cho nên hệ thống nước ngầm của vùng liên quan trực tiếp tới hệthống dòng chảy mặt, và ở các thể tích tụ cát ven biển, nước ngầm chủ yếu domưa bổ cập theo mùa, Trong thời gian qua việc khai thác nước dưới đất quá mứctrong khi quy hoạch giếng chưa hợp lý, hiểu biết về hệ thống tầng chứa nướccũng như khả năng bị ảnh hưởng trước tác động của biến đổi khí hậu và nướcbiển dâng của người dân còn hạn chế Hiện trạng này gây ra nhiều hệ luy như hạthấp mực nước, sụt lún, ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập mặn gia tăng Ngoài
sự suy giảm về trữ lượng, chất lượng nguồn nước ngầm khu vực ven biển cũng
có dấu hiệu bị suy thoái nghiêm trọng do nhiễm bẩn và nhiễm mặn, gần nhưtoàn bộ tầng chứa nước Holocen phía trên bị nhiễm mặn hoặc nhiễm bẩn, hầuhết tầng chứa nước Pleistocen phía dưới có độ khoáng hóa cao hơn 1.000mg/1,không đủ tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống
- Nước mặt: của huyện Nghĩa Hưng bao gồm nước của hệ thống sông và
hệ thống thủy lợi nội đồng, ao hồ 3 sông chính là sông Đáy, sông Ninh Cơ vàsông Đào Ngoài ra nước măt của Nghĩa Hưng còn có vùng nước cửa sông vànước biển ven bờ Nước hạ lưu các sông được sử dụng chủ yếu cho nông nghiệp
và có vai trò ổn định gương nước ngầm khu vực, nước ở vùng cửa sông chủ yếuđược sử dụng cho nuôi trồng thủy sản nước lợ Về mùa khô, áp lực thủy triềuđẩy khối nước lợ cửa sông xâm nhập sâu vào đồng bằng, làm nhiễm mặn nướcnông nghiệp và sinh hoạt
Vùng cửa sông không những cho tiềm năng nuôi thủy sản nước lợ, màcon cho tiềm năng phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá cho khai thác hải sản
xa bờ, phát triển điểm dân cư đông đúc và phát triển kinh tế ven biển
Giá trị lớn nhất của tài nguyên nước biển ven bờ là môi trường Đây làdạng tài nguyên môi trường có giá trị to lớn đối với vùng ven biển như NghĩaHưng Ngoài giá trị cho hoạt động hàng hải, điều hoà khí hậu cho cả vùng lụcđịa rộng lớn, nước biển ven bờ là môi trường sống cho hàng nghìn loài sinh vậtvới nhiều loài có giá trị kinh tế cao, duy trì nguồn giống và tiềm năng nguồn lợisinh vật nói chung
1.2.3 Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai tính đến năm 2015 toàn huyện có1.076,14ha rừng Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng thuộc vùng tạm giaoquyền quản lý hành chính các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, NghĩaLợi, thị trấn Rạng Đông và xã Nam Điền Rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng
đã được UNESCO đưa vào danh sách địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyểnđồng bằng sông Hồng
1.2.4 Tài nguyên biển
Với chiều dài bờ biển 12 km, nằm trong vùng ngư trường thuộc tỉnh NamĐịnh nên cũng có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển Nằm giữa cửa 2 sông
Trang 17lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, là nơi quần tụ nhiều loại hải sản quý nhưngao, hàu, tôm, cua Với khoảng hơn 5000 ha bãi bồi ven biển, huyện đã trồngtrên 2.000 ha sú vẹt, quy hoạch 200 ha bãi vạng và 550 ha vùng nuôi trồng thuỷsản trong đê (thuộc khu vực đông Nam Điền), vùng Cồn Xanh thực tạm giaoquyền quản lý hành chính các xã Nam Điền, Nghĩa Lâm, Nghĩa Thành, NghĩaHải Kết quả thu được trong những vụ thu hoạch tạo nguồn thu nhập đáng kểcho người dân; Tuy nhiên vài năm trở lại đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
và nguồn nước bị ảnh hưởng do suy thoái môi trường vùng hạ lưu các sông lớndẫn đến sản lượng chưa ổn định
1.2.5 Tài nguyên nhân văn
Nghĩa Hưng là tên phủ được đặt thời Lê Thánh Tông, phủ Nghĩa Hưngnày nằm ở phía đông nam trấn Sơn Nam, có 4 huyện: Đại Án, Vọng Doanh (sauđổi là Phong Doanh năm 1822), Thiên Bản (nay là huyện Vụ Bản), Ý Yên ThờiBắc thuộc là huyện Đại Ác (gọi theo tên cửa biển Đại Ác hoặc Đại Nha, Ác vàNha đều có nghĩa là con quạ, tức cửa Liêu Sử chép năm 571 Triệu Việt Vương
tự vẫn ở cửa Đại Nha; năm 979 quân Chiêm Thành qua cửa Đại Ác và cửa TiểuKhang vào đánh nước ta
Năm Minh Đạo 3 (2-1044) Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành về quacửa Đại Ác, cho đổi tên Đại ác làm Đại An.Thời thuộc nhà Minh đổi là huyệnĐại Loan, thuộc phủ Kiến Bình Nhà Lê lấy lại tên cũ là Đại An đặt thuộc phủNghĩa Hưng (1469) Từ năm Gia Long thứ 2 đặt thuộc Thanh Hoa ngoại trấn(Ninh Bình), từ Gia Long 5 (1806) lại thuộc phủ Nghĩa Hưng
Sau Cách mạng tháng Tám, phủ Nghĩa Hưng đổi thành huyện NghĩaHưng thuộc tỉnh Nam Định Năm 1953, sáp nhận các xã ở phía bắc sông Đàovào huyện Ý Yên Địa giới hành chính của huyện Nghĩa Hưng được giữ ổn địnhcho đến nay
Nghĩa Hưng là vùng đất mở, là vùng bồi tụ của vùng cửa sông ven biển,chính vì thế Nghĩa Hưng gắn với lịch sử của những cuộc chinh phục đất hoangbồi - quai đê lấn biển Các xã miền hạ của huyện còn mang đậm nét văn hóa đặctrưng của vùng đất mới với những người đi khai hoang lấn biển
Đặc điểm văn hóa nổi bật nhất của vùng chính là sự pha trộn văn hóa do
cư dân từ các khu vực khác dồn đến và gắn bó chặt chẽ với quá trình khai hoangcác vùng bãi triều Trong đó độc đáo hơn cả là sự phát triển rộng rãi của đạoThiên Chúa trong khu vực Lịch sử hàng trăm năm qua cư dân nơi đây trong đó
có rất đông đồng bào Công giáo luôn chung sống hòa thuận, cùng nhau khai thácnhững thế mạnh của vùng đất mới ven biển để phục vụ đời sống dân sinh
Hiện nay Nghĩa Hưng có 31 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 6 di tíchđược công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia, 25 di tích lịch sử đượccông nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Các di tích phân bố đan xen trongcác khu dân cư kết hợp với các đền chùa và các nhà thờ công giáo tạo thành các
Trang 18điểm du lịch đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân địa phương và du khách,điển hinh như: Đình Hưng Lộc, đền chùa Hạ Kỳ, đền thờ Phạm Văn Nghị, đềnthờ Doãn Khê và các nhà thờ giáo xứ, giáo họ có kiến trúc đẹp như nhà thờgiáo xứ Quần Liêu, nhà thờ giáo xứ Nghĩa Lạc
Ngoài ra trên địa bàn còn có các làng nghề truyền thống dệt chiếu, Làngnghề làm nón lá của Nghĩa Châu, đây cũng là yếu tố làm đa dạng các loại hình
du lịch
1.2.6 Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệụ điều tra của cục Địa chất và Khoáng sản cho thấy khoángsản Nghĩa Hưng nghèo cả về chủng loại và trữ lượng, bao gồm các loại chủ yếusau:
- Khoáng sản kim loại: Có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, mônazit.Loại này mới tìm kiếm và phát hiện tại Nghĩa Hưng Các mỏ này có quy mônhỏ, trữ lượng chưa được đánh giá Quặng Ti tan, Zicôn phân bố dưới dạng
“vết”, trữ lượng ít;
- Các nguyên liệu sét: Các mỏ sét mới được nghiên cứu sơ bộ, chưa đánggiá chính xác về quy mô, trữ lượng, chất lượng để có phương án khai thác sửdụng Sét làm gạch, ngói: phân bố ở Nghĩa Thịnh, Nghĩa Đồng và các xã cóvùng bãi bồi ven sông Đáy, sông Ninh Cơ
Chất lượng nước mặt của sông Ninh Cơ: Qua kết quả theo dõi nhiều nămqua của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nam Định, nhìn chung các chỉ tiêu
Trang 19chất lượng nước mặt của sông Ninh Cơ đều đạt tiêu chuẩn, chất lượng sử dụngvào mục đích sản xuất và sinh hoạt Tuy nhiên tình trạng chất lượng nước ngàycàng giảm đi đáng kể Nguyên nhân là do ô nhiễm nguồn nước từ thượng nguồn
là do hoạt động sản xuất, đời sống hàng ngày ở các địa phương đầu nguồn
+ Hệ thống kênh mương nội đồng: Cung cấp nước phục vụ cho nôngnghiệp Nhưng đây cũng được tiếp nhận các nguồn nước thải sinh hoạt, nướcthải từ các làng nghề, khu dân cư, các thông số quan trắc thường xuyên vượtTCCP là chất rắn lơ lửng, BOD5, COD Tại một số nơi hàm lượng dầu mỡ, chấttẩy rửa, coliform có kết quả phân tích vượt TCCP
1.3.1.2 Nước biển ven bờ
Do vị trí địa lý nằm ở vùng cửa sông, ven biển vì vậy chất lượng nướcmặt trên địa huyện Nghĩa Hưng chịu tác động rất lớn của các hoạt động sinhhoạt và sản xuất trên thượng nguồn, thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềmlục địa và đáy biển Các chất thải có nguồn gốc lục địa được đưa ra vùng cửasông thường là các chất rắn lơ lửng (TSS), chất thải sinh hoạt và bệnh viện từcác khu đô thị và khu dân cư tập trung, chất thải mỏ, chất thải từ các khu côngnghiệp, thuốc trừ sâu từ các vùng sản xuất nông nghiệp, chất thải hữu cơ từ cácvùng nuôi trồng thủy sản ven biển Nước vùng cửa sông vùng ven biển NghĩaHưng chủ yếu là nước lợ với thành phần không ổn định, dao động rõ rệt theo cácchế độ thủy văn và chế độ thủy triều; và bị ảnh hưởng rõ rệt do các yếu tố ônhiễm môi trường từ đất liền Ngoài độ mặn cao, trong nước vùng cửa sông còn
có hàm lượng chất lơ lửng (TSS) lớn, COD cao và chứa nhiều kim loại nặng vàcác chất độc hại khác vượt các GHCP đối với mức phân loại A
1.3.1.3 Nước ngầm
Nước ngầm ở Nghĩa Hưng có nguy cơ gây ô nhiễm gián tiếp thông qua sự
ô nhiễm của nước mặt Bên cạnh đó, việc khoan giếng làm oxy hoá đối với cáctầng trầm tích sông biển (chủ yếu do khoan) sẽ là điều kiện thuận lợi để tái giảiphóng kim loại nặng, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến Asen
Đặc điểm chung của tài nguyên nước dưới đất Nghĩa Hưng là các tầngchứa nước triển vọng đều nằm khá nông nên sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ điềukiện khí hậu của vùng và chế độ thủy văn trong sông Theo mùa trong năm, trữlượng nước dưới đất dao động lớn, trữ lượng nước dưới đất giảm vào mùa khô
và được bổ sung trong mùa mưa Tuy nhiên, đáng lưu ý là việc suy giảm trữlượng nước dưới đất ngoài tác động do chế độ dòng chảy và khí tượng khí hậucủa vùng còn do ảnh hưởng của các hoạt động khai thác nước dưới đất Chấtlượng nước dưới đất của các tầng trong huyện đang có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh
và ô nhiễm hữu cơ
- Đối với tầng chứa nước Holocen: Tầng chứa nước này có dấu hiệu bịphèn, nhiễm mặn, nước có màu vàng, vị lợ, mùi hôi; Một số chỉ tiêu như Amoni,
Trang 20Nitrat, Nitrit đều vượt quá giá trị giới hạn cho phép, ngoài ra nước đã có dấuhiệu bị nhiễm Asen.
- Đối với tầng chứa nước Pleistocen: Tầng chứa nước này đã có dấu hiệu
bị phèn, nhiễm mặn, nước có màu vàng nhạt, vị hơi lợ
1.3.2 Hiện trạng môi trường không khí
1.3.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
a) Nguồn tự nhiên
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tự nhiên trên địa bàn huyệnhiện tại chưa xuất hiện
b) Nguồn nhân tạo
Ô nhiễm không khí do hoạt động nhân tạo là nguyên nhân quan trọng gây
ô nhiễm môi trường không khí Bao gồm các nguồn sau:
- Khí thải từ các điểm công nghiệp và SXVLXD
- Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải
- Khí thải từ hoạt động nông nghiệp
- Hoạt động sinh hoạt của dân cư
Trong các nguồn gây ô nhiễm không khí kể trên, thì các nguồn phát thải
từ hoạt động giao thông, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong khu dân cư, các hoạtđộng công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình đô thị hoá vàcông nghiệp hoá đã, đang và sẽ là những nguồn gây ô nhiễm môi trường khôngkhí đáng kể trong hiện tại cũng như tương lai
1.3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn
a) Chất lượng không khí khu dân cư
Chất lượng môi trường không khí khu dân cư nói chung chủ yếu bị ônhiễm do hoạt động sản xuất của các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,xây dựng và giao thông vận tải nằm xen kẽ trong khu dân cư Các dạng ô nhiễmnày chỉ mang tính cục bộ, phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm hoạt động của các
cơ sở sản xuất, chất lượng đường xá và thời gian có mật độ xe cộ đi lại nhiều
b) Chất lượng không khí tại các cơ sở sản xuất công nghiệp và TTCN
Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khítrên địa bàn huyện Nghĩa Hưng là: VLXD, thực phẩm
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng làm ô nhiễm môi trường bởi cácloại khí thải trong quá trình đốt nhiên liệu và ô nhiễm bụi trong quá trình khaithác và vận chuyển nguyên liệu
Trang 21Các ngành công nghiệp chế biến thường gây ô nhiễm môi trường khôngkhí bởi các loại khí thải độc hại thải ra trong quá trình sản xuất và từ sự phânhuỷ chất hữu cơ từ nước thải, chất thải rắn.
c) Chất lượng không khí trên các trục đường và nút giao thông
Hoạt động giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễmmôi trường không khí rất lớn, phương tiện giao thông cá nhân chiếm đại đa số vàtăng nhanh chóng trong những năm gần đây làm cho mức độ ô nhiễm môi trường
do hoạt động giao thông ngày càng gia tăng Các khu vực dân cư sống gần cáctuyến đường giao thông chịu ảnh hưởng nặng nề của bụi và các khí thải từ hoạtđộng của phương tiện giao thông
Ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải gây ra thường là dạng ô nhiễm cục bộ,nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào lưu lượng dòng xe tại thời điểm đo
1.3.3 Hiện trạng môi trường đất
Hiện trạng chất lượng đất: Cho đến nay, các điều tra, khảo sát về mức độsuy thoái và ô nhiễm đất trên địa bàn huyện có rất ít, nên dưới đây chỉ đưa rađược những nhận xét mang tính định tính là chủ yếu và chỉ tập trung vào một sốhiện trạng đáng lo ngại về mặt môi trường và sức khoẻ cộng đồng
- Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
+ Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trongcanh tác nông nghiệp: Hiện nay một bộ phận dân cư vẫn sử dụng các HCBVTVcấm sử dụng không rõ nguồn gốc, song đến nay vẫn chưa có giải pháp kiểm soát và
xử lý thích hợp Mạng lưới phân phối HCBVTV, việc thu gom và xử lý bao bì,chai lọ đựng HCBVTV sau khi sử dụng chưa được kiểm soát chặt chẽ Nhận thức
và hiểu biết của người dân về an toàn sử dụng HCBVTV, về các tác động củaHCBVTV đến môi trường và sức khoẻ còn hạn chế Những điều đó gây ô nhiễmmôi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng
+ Ô nhiễm đất do nuôi trồng thuỷ sản:
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở Nghĩa Hưng đã phát triển trong nhiềunăm qua Việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn cũng sẽlàm tăng ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường đang xảy ra trong nuôi trồngthủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thảikhác đọng lại dưới đáy ao nuôi, các hóa chất, kháng sinh được sử dụng trongquá trình nuôi trồng thủy sản cũng dư đọng lại mà không được xử lý Việc hìnhthành lớp bùn đáy do tích tụ lâu ngày của các chất hữu cơ, cặn bã là nơi sinhsống của các vi sinh vật gây thối, các vi sinh vật sinh các khí độc như NH3,NO2, H2, H2S, CH4 Các vi sinh vật gây bệnh như: Vibrio, Aeromonas, Ecoli,Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus nhiều loại nấm và nguyên sinh độngvật là nguyên nhân gây ô nhiễm đất tại các vùng nuôi trồng thủy hải sản Cácchất thải phát sinh do quá trình sản xuất gây ô nhiễm đất vùng lân cận (nếukhông được thu gom và xử lý theo quy định)
Trang 221.3.4 Thu gom và xử lý chất thải rắn
Đến nay, trên địa bàn huyện hầu hết các xã, thị trấn đã có bãi chôn lấp rác,các xã đã được đầu tư xây dựng các lò đốt rác đảm bảo vệ sinh môi trường
Công tác thu gom chất thải rắn tại khu vực nông thôn được quan tâm đầu
tư, trang thiết bị phục vụ công tác thu gom chủ yếu là xe cải tiến, xe máy, xecông nông chuyên dụng Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn trường hợp người dân tựthu gom và đưa đổ xuống sông hoặc các bãi đất trống, ven đường, kênh mương
đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân;
1.3.5 Hiện trạng hệ sinh thái
Huyện Nghĩa Hưng có các xã, thị trấn nằm ở cực Nam đã được UNESCOđưa vào danh sách các địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sôngHồng Có hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhất là vùng rừng ngập mặn
Môi trường sinh thái của huyện ít chịu tác động của sản xuất công nghiệp,không khí trong lành mát mẻ, có các con sông bao bọc tạo cảnh quan thiên nhiênđẹp là môi trường lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái
2 Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Tốc độ tăng dân số tại Nghĩa Hưng giai đoạn 2010-2015 là 1,04%/năm
- Tổng dân số tính đến năm 2014 là 179.226 người
- Tổng lao động năm 2014 đang làm việc trong các ngành nghề kinh tế là:110.761 người, trong đó:
+ Lao động nông nghiệp, thủy sản: 79.985 người, bằng 72,21% tổng lao động.+ Lao động CN-TTCN và xây dựng: 15.870 người, bằng 14,33% tổng lao động + Thương mại, dịch vụ: 14.906 người, bằng 13,46% tổng lao động
Thực hiện tốt các chính sách bảo trợ xã hội, toàn huyện có 6.954 ngườiđang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2014 còn3,95%, trong đó 9 xã NTM đều có tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%
Giải quyết việc làm mới cả năm cho 3.250 người, đạt 102% kế hoạch;thực hiện đào tạo nghề cho 535 lao động nông thôn theo đề án 1965 của Thủtướng Chính phủ Số lao động được đào tạo nghề năm 2014 là 3.300 người đạt102,6% kế hoạch Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện đạt 47%
- Bình quân thu nhập đầu người năm 2014 đạt 28,02 triệu đồng/người/năm
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển cơ cấu kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất gia tăng của các ngành kinh tế (giá cố định 94) năm
2015 đạt 2.598 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2014 đạt
Trang 238,7 %, năm 2015 12,2% vượt chỉ tiêu KH Thu nhập bình quân đầu người toàn
huyện năm 2015 là 33 triệu đồng (giá hiện hành) đạt chỉ tiêu KH.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2010: ngành nông – lâm nghiệp – thủysản chiếm 54,37%, công nghiệp – xây dựng chiếm 22,28%, dịch vụ chiếm23,34% đến năm 2013 cơ cấu ngành thay đổi: ngành nông – lâm nghiệp – thủysản chiếm 46,70%, công nghiệp – xây dựng chiếm 27,28%, dịch vụ chiếm25,43% 2015, tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ tăng và tỷ trọng ngànhnông nghiệp giảm, trong đó:
+ Nông - Lâm - Thuỷ sản (KH 38,2%): thực hiện 37,1%
+ Công nghiệp - XDCB (KH 28,3%): thực hiện 29,38%
+ Dịch vụ (KH 33,5%) : thực hiện 33,52%
2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
a) Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2015 là: 21.188 ha, năng
suất BQ đạt 127,75 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với năm 2014; sản lượng lương thựcđạt 138.200 tấn
- Vụ lúa Xuân: Gieo cấy 10.632 ha Cơ cấu lúa lai chiếm 25%, lúa thuần
75% Diện tích gieo sạ 2.490 ha, diện tích (cánh đồng mẫu lớn) CĐML 1.298
ha, năng suất bình quân toàn huyện đạt 74,6 tạ/ha, sản lượng thóc 79.315 tấn
- Vụ lúa Mùa: Tổng diện tích gieo cấy 10.556 ha Cơ cấu lúa lai chiếm
16,43%, lúa thuần 83,57% Diện tích gieo sạ 939,35 ha, diện tích CĐML 1.400
ha năng suất toàn huyện đạt 53,3 tạ/ha, sản lượng thóc đạt 56.263 tấn
b) Sản xuất Vụ Đông
- Vụ đông 2014-2015: Tổng diện tích cây vụ đông là 1.780 ha, trong đótrên đất 2 lúa là 1.081 ha (Đậu tương 314 ha, bí xanh và bí đỏ 346 ha, cà chua 107
ha, khoai tây 18 ha, các loại rau 210 ha, cây khác 86 ha) Giá trị sản xuất vụ Đôngđạt 89,9 tỷ đồng
Mô hình lúa tái sinh ở chân ruộng trũng tại xã Nghĩa Châu, Nghĩa Phong,Nghĩa Hùng với tổng diện tích 108 ha, sau 55-60 ngày cho thu hoạch năngsuất bình quân 80 kg/sào (22 tạ/ha)
- Vụ đông 2015-2016: Tổng diện tích cây vụ đông 1.823,6 ha, trong đódiện tích vụ đông trên đất 2 lúa 750 ha (lúa chết 210 ha, cây vụ đông 540 ha)
c) Chăn nuôi - Thú y: Năm 2015 tổng đàn trâu 1.319 con, đàn bò 1.256
con, đàn lợn 83.962 con, gia cầm 1,01 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng19.400 tấn, tăng 8,14% so ( cùng kỳ) CK
d) Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản 2.850 ha, tổng sản lượng thủy
sản cả năm 28.900 tấn, đạt 107,4% so CK, trong đó khai thác đạt 13.800 tấn, sản
Trang 24lượng nuôi đạt 15.100 tấn Tổng giá trị đạt 838 tỷ đồng (giá so sánh 2010), sản
xuất giống thủy sản các loại đạt 690 triệu con
e) Diêm nghiệp: Diện tích làm muối 53,5 ha, triển khai mô hình sản xuất
muối sạch Sản lượng muối thu hoạch ổn định đạt 4.200 tấn, bằng 105% so CK
f) Trồng cây nhân dân: Năm 2015 triển khai trồng mới 3.000 cây phi lao
trên vùng bãi biển của huyện, nâng tổng số cây đã trồng 195.000 cây (trong đó:cây ăn quả 125.000 cây, cây môi trường 70.000 cây)
g) Chương trình xây dựng nông thôn mới: Hoàn thành đạt chuẩn xây
dựng ( nông thôn mới) NTM giai đoạn 2010-2015 vượt kế hoạch đề ra đối với
10 xã, thị trấn Trong đó năm 2013 được tỉnh công nhận 3 xã; năm 2014 đượccông nhận 5 xã; năm 2015 đang đề nghị tỉnh công nhận 2 xã (Nghĩa Hồng,Nghĩa Phúc); UBND huyện đã quyết định và cấp bằng công nhận 139 thôn xómđạt chuẩn xóm NTM
Tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM toàn huyện giai đoạn
2010-2015 là 896,4 tỷ, trong đó chia ra: Vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh là100,9 tỷ chiếm 11,3%, ngân sách huyện, ngân sách xã là 41,7 tỷ chiếm 4,6%,vốn lồng ghép 193 tỷ chiếm 21,5%, vốn tín dụng 365 tỷ chiếm 40,7%, vốn huyđộng từ nhân dân 175,6 tỷ chiếm 21,8%, nguồn vốn khác 20,2 tỷ chiếm 0,1%
2.2.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp
a) Sản xuất Công nghiệp - TTCN
- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2015 đạt
1.067 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010) đạt 102,1% kế hoạch.
Các ngành nghề duy trì và phát triển ổn định, tăng trưởng tốt như: sảnxuất VLXD, dệt may, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí, chế biến lươngthực, thực phẩm Các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp Nghĩa Sơn hoạtđộng tốt, giải quyết việc làm cho trên 2.650 lao động với mức lương trên 3 triệuđồng/người/tháng; Ngành sản xuất và sửa chữa tàu thuyền xu hướng phát triểntốt thu hút trên 200 lao động ở các xã Nghĩa Thịnh, xã Nghĩa Sơn, TT Liễu Đề
và xã Nghĩa Hùng Công ty may Sông Hồng đã đi vào hoạt động thu hút trên
2000 lao động
b) Xây dựng cơ bản
- Giá trị ngành XDCB năm 2015 đạt 733 tỷ đồng (giá so sánh 2010), đạt
101,8% KH, tăng 17% so CK
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác QLNN về XDCB trên địa bàn, chú trọngcông tác quản lý quy hoạch xây dựng, duy tu bảo dưỡng, quản lý chất lượngcông trình, công tác quản lý đô thị
Trang 25Đôn đốc, kiểm tra các dự án thi công trên địa bàn đảm bảo tiến độ; kiểm tracác công trình xây dựng NTM ở các xã, TT Chỉ đạo tiếp tục thực hiện kế hoạchxóa bỏ lò gạch thủ công theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2010 của Thủtướng Chính phủ, kết quả đã xóa bỏ và ngừng hoạt động được 96/96 lò gạch.
c) Giao thông vận tải:
- Tổng giá trị sản xuất vận tải đạt 502 tỷ đồng, đạt 116,2% so KH, tăng15,5% so CK
Nâng cấp đường trung tâm xã Hoàng Nam (1,7 km), đường Lâm Hùng Hải (9 km), đường Minh - Châu (4,5 km), đường Phú -Lợi (0,8 km), cầu ĐồngQuỹ xã Nghĩa Hồng Duy tu, bảo dưỡng các trục đường huyện như đường GiâyNhất, đường Chợ gạo, đường Thái Thịnh
-2.2.2.3 Khu vực kinh tế dịch vụ
a) Thương mại, dịch vụ: Doanh thu các ngành thương mại dịch vụ thực
hiện 1.438 tỷ đồng, đạt 106,8% KH, tăng 12,3% so CK
b) Tài chính- Kế hoạch: Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2015 ước thực
hiện là 642.600 triệu đồng, đạt đạt 127% dự toán Trong đó ngân sách huyện, xã,
- Ngân hàng chính sách xã hội cho vay các chương trình an sinh xã hội dư
nợ 302 tỷ đồng với 14.777 khách hàng, giải quyết cho các hộ vay vốn theo cácchương trình: cho vay hộ nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, xuất khẩu laođộng, cho vay học sinh, sinh viên, cho vay giải quyết việc làm
2.3 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
2.3.1 Thực trạng phát triển khu đô thị
Mạng lưới đô thị đã và đang được phát triển, mở rộng từ 2 đô thị năm
2000 đến nay đã tăng lên 3 đô thị bao gồm thị trấn Liễu Đề, Thị trấn Rạng Đông
và thị trấn Quỹ Nhất
Diện tích đất đô thị: 2.317,49 ha, chiếm 8,95% tổng diện tích tự nhiêntoàn huyện, trong đó đất ở đô thị có 130,66 ha bình quân 7,29 m2/người, bìnhquân hộ 183 m2/hộ
Trang 262.3.2 Khu dân cư nông thôn
Khu dân cư nông thôn có 3.899,46ha, chiếm 15,06% tổng diện tích tựnhiên Các khu dân cư nông thôn được phân bố theo địa giới hành chính xã gồm
22 xã với 315 điểm dân cư, được phát triển trên nền đất cao ráo, thoáng mát, sựhình thành các điểm dân cư gắn liền với quá trình phát triển nông nghiệp, tiểuthủ công nghiệp Các khu dân cư thường được bao quanh bởi đồng ruộng, liên
hệ với nhau bởi hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã, liên huyện, hệthống đường thôn xóm, thuận lợi cho sản xuất, đi lại vận chuyển, trao đổi hànghóa phát triển sản xuất của nhân dân
Các cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá phúc lợi xã hội được bố trí ở trungtâm xã và ở các thôn, các điểm dân cư trong huyện
Trong những năm gần đây chương trình xây dựng nông thôn mới, việcchú trọng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nông thôn và hệthống điện, trường học, trạm y tế… được các địa phương, mà cụ thể là các xãđược chọn làm điểm đặc biệt quan tâm, xây dựng tương đối ổn định, đáp ứngđược yêu cầu của nhân dân
Tuy nhiên hiệu qủa sử dụng đất cho thấy, chưa xây dựng được các điểm dân cưnông thôn có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng ở nông thôn vẫn lạchậu, manh mún, việc xây dựng vẫn tuỳ tiện, chắp vá, thiếu kỷ cương, kỷ luật dẫnđến lãng phí tốn kém Môi trường ở nông thôn hiện nay đang đặt ra những vấn
đề bức bách Cơ hội tìm việc làm tại khu vực nông thôn còn hạn chế; Thu nhậpcủa người dân nông thôn còn thấp
2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội
2.4.1 Hệ thống giao thông
- Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ gồm các tuyến, tỉnh lộ, huyện
lộ và giao thông nông thôn được phân thành các loại đường sau:
* Tỉnh lộ: Trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường tỉnh là đường tỉnh 486B(56 cũ) và đường tỉnh 490C (55 cũ)
* Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài đường GTNT là 910 km,trong đó đường huyện 51,7 km, đường xã - liên xã 247,32 km và đường thônxóm 611 km Loại mặt đường, mặt đường nhựa, BTXM: dài 724,77 km; cấpphối 121,88 km, gạch đất 62,93 km
* Hiện trạng giao thông tĩnh:
+ Bến xe Thị trấn Liễu Đề do HTX vận tải quản lý, bến xe loại 4
+ Bến xe TT Quỹ Nhất, bến xe Rạng Đông do HTX VTĐB Quỹ Nhấtquản lý và xây dựng với tiêu chuẩn cấp 4
Trang 27- Đường thuỷ: Sông Đáy và sông Ninh Cơ là hai tuyến giao thông đườngthủy quan trọng qua địa bàn huyện Nghĩa Hưng, ngoài ra trên địa bàn huyệnNghĩa Hưng gồm rất nhiều các con sông đây cũng những tuyến đường thủy củahuyện Trên sông Sông Đáy có 5 bến đò ngang, sông Ninh Cơ có 3 bến đò.
Nghĩa Hưng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển giao sông đườngthủy, trong giai đoạn quy hoạch cần đầu tư để khai thác tiềm năng lợi thế này
xã, hợp tác xã quản lý.;
- Cống dưới đê hàng năm khai thác đã khẳng định được năng lực cung cấpnước cho toàn huyện Hiện tại công trình xây dựng đang bị xuống cấp cần có kếhoạch nâng cấp để bảo đảm an toàn mùa mưa lũ;
2.4.3 Công trình năng lượng
Nguồn cung cấp điện: Hiện nay, huyện Nghĩa Hưng được cung cấp điện chủyếu từ trạm nguồn 110 KV Nghĩa Hưng E3.10 (MBA T1 (110/22kv)), gồm 2 lộ
371, lộ 373, cung cấp qua 3 trạm trung gian Nghĩa Tân, Liễu Đề và Đông Bình;
Tổng mức tiêu thụ điện qua các trạm biến áp là 10513 KVA Toàn huyện
có 15 km đường dây 110 KV, 44 km đường dây 35 KV và 130 km đường dây
10 KV 100% các xã trong huyện đã sử dụng điện lưới quốc gia;
2.4.4 Công trình bưu chính viễn thông
Có 100% xã, thị trấn có điện thoại và điểm bưu điện văn hóa xã Toànhuyện có 4 bưu cục trung tâm tại thị trấn Liễu Đề, Nghĩa Lạc, Nghĩa Tân, RạngĐông 25 bưu điện văn hóa xã, thị trấn Bình quân 35 máy điện thoại/100 dân
2.4.5 Giáo dục và đào tạo
Giai đoạn 2010 – 2015 hệ thống trường học trên địa bàn huyện ổn định, toànhuyện có 26 trường mầm non, 33 trường tiểu học, 26 trường THCS, 6 trường THPT,
2 trung tâm DSTX, 25 trung tâm học tập công đồng và 1 trubng tâm hướng nghiệpdạy nghề
Cơ sở vật chất của các trường luôn được quan tâm đầu tư xây dựng Toànhuyện có 76 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó có 20/26 trường mầm non,33/33 trường tiểu học, 21/26 trường THCS vfa 2/6 trường THPT
Trang 28Trong 5 năm qua đã xây mới gần 500 phòng học cao tầng, đến nay đã có17/26 trường mầm non đạt chuẩn, 33/33 trường tiểu học (trong đó có 7 trườngđạt chuẩn mức II), 12/26 trường THCS đạt chuẩn Tỷ lệ học sinh tốt nghiệpTHCS vào THPT các loại hình đạt > 80% Trung tâm dạy nghề công lập NghĩaHưng ngày càng phát triển về quy mô và loại hình dạy nghề, hàng năm đã đàotạo hàng nghìn lượt lao động ở nhiều ngành nghề khác nhau
Năm học 2015 có thêm 03 trường THCS Rạng Đông, Tiểu học Thị trấnLiễu Đề và Tiểu học C Nghĩa Sơn đạt chuẩn Quốc gia Đến nay, toàn huyện có2/6 trường THPT đạt chuẩn, 19/26 trường THCS đạt chuẩn, 33/33 trường Tiểuhọc đạt chuẩn mức độ 1 (trong đó 15/33 đạt mức 2), 20/26 trường Mầm non đạtchuẩn giai đoạn 1
2.4.6 Y tế
Toàn huyện có 5 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia (Nghĩa Đồng, Nghĩa Sơn,Nghĩa Bình, Nghĩa Lợi, TT Quỹ Nhất) và 4 xã đang gửi hồ sơ đến Sở Y tế thẩmđịnh đề nghị UBND tỉnh công nhận (Nghĩa Thịnh, Nghĩa Thái, Nghĩa Hồng,Nghĩa Phong)
Tuổi thọ trung bình của người dân trong huyện là trên 70 tuổi, đạt mứctrung bình khá so với mặt bằng chung Nhìn chung, tiếp cận y tế đạt yêu cầu sovới hiện trạng phát triển của tỉnh Nam Định Nghĩa Hưng đang tiếp tục đầu tưnâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cho người dân
Năm 2015 tỷ lệ người dân tham gia các loại hình BHYT toàn huyện đạt61,9% dân số
2.2.5.7 Văn hoá xã hội, thể dục thể thao
Toàn huyện có 73,0% cơ quan; 25,0% số làng; 72,7% gia đình đạt tiêuchuẩn văn hóa, trong giai đoạn tới huyện cần dành một quỹ đất thích đáng chohoạt động này
Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng Đời sống văn hóa ởkhu dân cư” Đến năm 2014 toàn huyện có 214/293 = 73,03% làng, khu phốđược công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa81,2%
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa được quan tâm chỉ đạo:UBND huyện đã ban hành và triển khai Chỉ thị 05/CT-UBND ngày 11/02/2015của UBND huyện về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trongviệc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn huyện Triển khai kế hoạch xây dựngphong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng Đời sống văn hoá ở khu dân cư” trongnăm 2015, kết quả: công nhận 11 làng (thôn, xóm) văn hóa, 01 trường học vănhóa, 01 thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, 10 xã và thị trấn đạt chuẩn văn hóanông thôn mới; Đến nay toàn huyện đạt tỷ lệ 83% làng, xóm, cơ quan, đơn vịđạt nếp sống văn hóa Công tác quản lý nhà nước về di tích văn hóa và lễ hội
Trang 29được các cấp ủy đảng và chính quyền quan tâm chỉ đạo, các lễ hội được tổ chức
nề nếp, ổn định, đảm bảo an ninh trật tự, tạo không khí lành mạnh, phấn khởitrong nhân dân và du khách
Các chính sách, pháp luật về hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, phòng,chống bạo lực gia đình, phòng ngừa sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào giađình được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân
Phong trào thể dục, thể thao và rèn luyện thân thể phát triển mạnh, sốngười tập luyện thể thao thường xuyên tăng tỷ lệ dân số tập luyện thể dục, thểthao thường xuyên đạt 24%; tỷ lệ hộ gia đình luyện tập thể thao đạt 14%
* Đánh giá về thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Hưng đã dành
sự quan tâm lớn đến đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng có bước cải thiện rõ rệt, từng bước đáp ứngyêu cầu phát triển của huyện, góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tếnhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai và bảo đảm anninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, rút ngắnkhoảng cách giữa các vùng, miền Một số công trình hiện đại đã được đầu tư xâydựng, tạo diện mạo mới của huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp nông thôn Năng lực công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực trêncác lĩnh vực xây dựng, quản lý và vận hành kết cấu hạ tầng được nâng lên;
Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn Cơ cấu nguồnvốn ngày càng đa dạng, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn Ngoài nguồn lực của Nhà nước, đã vàđang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là sự tham gia của doanhnghiệp và đóng góp tự nguyện của nhân dân vào phát triển kết cấu hạ tầng nôngthôn Nhiều hình thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cùng các mô hình,phương thức đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hạ tầng được mở rộng;
- Hạ tầng đô thị chưa đồng bộ, nhất là giao thông, công trình nước sạch vệsinh môi trường;
- Hạ tầng xã hội thiếu về số lượng, kém về chất lượng, hiệu quả sử dụngchưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là văn hóa, thểdục thể thao
Trang 303 Phân tích đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất
Huyện Nghĩa Hưng nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao củaBĐKH và mực nước biển dâng Một trong những ảnh hưởng lớn của biến đổikhí hậu đến vùng là việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn Biếnđổi khí hậu gây nên tình trạng khô hạn kéo dài, mùa khô dài hơn mùa mưa, kếthợp sự chặn dòng của các đập thủy điện trên thượng nguồn và cộng với sự dânglên của mực nước biển nên quá trình xâm nhập mặn trong những năm trở lại đâydiễn ra với chiều hưởng xấu đi, xâm nhập mặn không chỉ tiến sâu hơn vào trongnội đồng mà thời gian ảnh hương cũng kéo dài hơn Ranh giới mặn 1‰ đã xâmnhập ngày càng sâu vào trong các cửa sông đe dọa một diện tích lớn đất nôngnghiệp bị nhiễm mặn
Theo báo cáo đánh giá lần thứ 3 và lần thứ 4 của Ban liên chính phủ vềbiến đổi khí hậu (IPCC) thì khi nước biển dâng do biến đổi khí hậu, nhiều khuvực của Việt Nam sẽ bị ngập nước, nhiều hệ sinh thái chịu những tác động lớn
và nhiều cộng đồng cư dân ven biển sẽ chịu những tổn thương khó có thể lườnghết được
1.4.1 Các kịnh bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên thế giới
Trong Báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải khí nhà kính năm 2000,IPCC đã đưa ra 40 kịch bản, phản ánh khá đa dạng khả năng phát thải khí nhàkính trong thế kỷ 21 Các kịch bản phát thải này được tổ hợp thành 4 kịch bảngốc là A1, A2, B1 và B2 với các đặc điểm chính sau:
- Kịch bản gốc A1: Kinh tế thế giới phát triển nhanh; dân số thế giới tăng
đạt đỉnh vào năm 2050 và sau đó giảm dần; các công nghệ mới được truyền bánhanh chóng và hiệu quả; thế giới có sự tương đồng về thu nhập và cách sống, có
sự tương đồng giữa các khu vực, giao lưu mạnh mẽ về văn hoá và xã hội toàncầu Kịch bản A1 được chia thành 3 nhóm dựa theo mức độ phát triển công nghệ:
+ A1FI: Tiếp tục sử dụng thái quá nhiên liệu hóa thạch (kịch bản phát thải cao);
+ A1B: Có sự cân bằng giữa các nguồn năng lượng (kịch bản phát thảitrung bình);
+ A1T: Chú trọng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng phi hoá thạch(kịch bản phát thải thấp)
- Kịch bản gốc A2: Thế giới không đồng nhất, các quốc gia hoạt động độc
lập, tự cung tự cấp; dân số tiếp tục tăng trong thế kỷ 21; kinh tế phát triển theođịnh hướng khu vực; thay đổi về công nghệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế tínhtheo đầu người chậm (kịch bản phát thải cao, tương ứng với A1FI)