Nhờ tích cực triển khai và áp dụng nhiều biện pháp, hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCPQuân Đội MB Bank – CN Đà Nẵng – PGD Sông Hàn đã đạt được những thành tựuđáng kể, góp
SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT DỘNG CHO VAY
Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất của ngân hàng thương mại Để Ngân hàng tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay cần được an toàn và hiệu quả.
Theo Mục 1, Điều 32, Thông tư 39/2016/TT – NHNN về Quy định hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Đặc điểm cho vay ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là định chế tài chính trung gian nên trong mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp hay cá nhân, ngân hàng vừa là người đi vay và vừa là người cho vay.
Với tư cách là người đi vay, NH nhận tiền gửi của doanh nghiệp, cá nhân hoặc có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, để huy động vốn trong xã hội Còn với tư cách là nguời cho vay, Ngân hàng sẽ cấp tín dụng cho người đi vay.
Nhìn chung, tín dụng ngân hàng có một số ưu điểm nổi bật như:
- Hình thức phổ biến của tín dụng ngân hàng là cho vay tiền tệ,rất linh hoạt và đáp ứng đúng nhu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế Vì thế nên phạm vi hoạt động cũng rất lớn.
- Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải là vốn thuộc sở hữu hoàn toàn của một cá nhân, tổ chức như tín dụng thương mại.
- Thỏa mãn gần như tối đa về vốn trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhãn rỗi trong xã hội
- Thời hạn vay phong phú, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn đều được.
Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại
Nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thương mại được quy định rõ tại Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau: Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
- Nguyên tắc vay đúng mục đích: Sau khi được chấp thuận cho vay, người được cho vay phải sử dụng vốn theo đúng với mục đích vay được thể hiện trong hồ sơ vay vốn.
- Nguyên tắc trả nợ gốc và lãi tiền vay: Khi trả, người được cho vay sẽ phải trả cả gốc lẫn lãi cho phía Ngân hàng Tiền lãi có thể trả theo kỳ theo thỏa thuận giữa hai bên trong hồ sơ vay vốn.
- Nguyên tắc trả đúng hạn: Người được cho vay phải có nghĩa vụ trả cả tiền lãi lẫn tiền gốc đúng thời hạn đã thỏa thuận Nếu vượt quá thời hạn mà người được cho vay vẫn chưa trả thì phải bị phạt theo điều khoản đã ký từ trước.
Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại
Về cơ bản, hiện nay cho vay ngân hàng được chia làm 2 loại chính gồm:
- Cho vay cá nhân: Phục vụ cho những nhu cầu sử dụng vốn như mua nhà, mua xe, kinh doanh, trang trải cuộc sống cá nhân,
- Cho vay doanh nghiệp: Phục vụ cho những nhu cầu sử dụng vốn của những doanh nghiệp như mua sắm tài sản, thanh toán công nợ, bổ sung vốn lưu động,
Ngoài ra, còn có các cách phân loại khác như sau:
Dựa trên thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: Thời hạn không quá 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: Thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn: Thời hạn lớn hơn 60 tháng.
Dựa trên đối tượng cho vay:
- Cho vay vốn lưu động: Là loại cho vay được dùng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh doanh.
- Cho vay vốn cố định: Là loại cho vay dùng để hình thành tài sản cố định.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
1.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp Đối tượng khách hàng đa dạng do đó mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng rất đa dạng
Thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp phức tạp hơn vì tính pháp lý của doanh nghiệp phức tạp hơn so với cá nhân
Nguồn trả nợ của người vay từ tiền bán hàng , lợi nhuận, khấu hao và các nguồn thu hợp pháp khác
Rủi ro xảy ra từ cho vay doanh nghiệp thường gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng thương mại.
1.2.3 Phân loại cho vay khách hàng doanh nghiệp
1.2.3.1 Theo thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn đến
1 năm, thường được sử dụng để tài trợ cho vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn khác.
Cho vay trung hạn là những khoản vay có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm được cung cấp để mua sắm trang thiết bị, máy móc chống bị hao mòn, cải tiến đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng kinh doanh.
Cho vay dài hạn là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm.
Loại tín dụng này được sử dụng để đáp ứng nhu cầu mua sắm dây chuyền sản xuất, thiết bị vận tải quy mô lớn, xây dựng mới công trình, đầu tư vào các dự án phát triển.
1.2.3.2 Theo hình thức đảm bảo
Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
Cho vay có đảm bảo bằng tài sản là hình thức Ngân hàng cho khách hàng vay vốn, khi đó khách hàng có nghĩa vụ trả khoản nợ vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo.
Cho vay có đảm bảo không bằng tài sản
Cho vay có đảm bảo không bằng tài sản là hình thức cho vay tín chấp mà nghĩa vụ trả nợ không cần phải có bất kỳ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nào bên thứ ba.Khoản vay này chỉ dựa trên uy tín của chính Doanh nghiệp hoặc sự bảo lãnh bằng uy tín của bên thứ ba Không có tài sản đảm bảo nên Doanh nghiệp phải có uy tín và chứng minh tài chính hàng tháng ở mức ổn định Đây là hình thức cấp tín dụng mang tính rủi ro đối với Ngân hàng nên bước thẩm định sẽ khắt khe hơn.
1.2.3.3 Theo mục đích sử dụng
Vay Sản xuất kinh doanh đầu tư TSCĐ
Vay để mua sắm nhà xưởng, địa điểm kinh doanh, xây dựng nhà xưởng và mua máy sắm máy móc, thiết thị phục vụ Sản xuất kinh doanh,…
Bổ sung vốn phát triển kinh doanh
Vốn kinh doanh: Vốn lưu động, vốn mua hàng hóa, dịch vụ, chi phí nguyên vật liệu sản xuất, của khách hàng Bên cạnh đó vay để phát triển và nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát triển dịch vụ, sửa chữa máy móc thiết bị… phục vụ Sản xuất kinh doanh.
1.2.3.4 Theo phương thức cho vay
Theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/Qđ-NHNNngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN, ngân hàng tiến hành cho vay theo các phương thức sau:
Là mỗi lần vay, khách hàng và ngân hàng tiến hành thực hiện những thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng Phương thức này thích hợp với những Doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thường xuyên hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh có tính chất mùa vụ.
Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Hay nói cách khác đây là hình thức cấp tín dụng trong đó khách hàng được quyền rút vốn theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảng thời gian nhất định Khách hàng chỉ phải lập một hồ sơ cho nhiều khoản vay trong một chu kì kinh doanh của mình Tổng doanh số cho vay trong thời gian cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu khách hàng thường xuyên trả nợ Phương thức vay này chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số vay do đó thích hợp với những DN có nhu cầu vốn thường xuyên, tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh và có uy tín.
1.2.4 Vai trò cho vay khách hàng doanh nghiệp:
Vai trò của hoạt động cho vay trong ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp là rất quan trọng Sau đây là một số ý chính:
1 Thúc đẩy sản xuất kinh doanh: Ngân hàng cho vay giúp doanh nghiệp tài trợ vốn để thực hiện các dự án sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh, và nâng cao năng suất Khi doanh nghiệp có vốn, họ có thể sản xuất nhiều hàng hóa hơn.
2 Điều hoà cung cầu sản phẩm và dịch vụ: Hoạt động cho vay của ngân hàng giúp điều hoà cung cầu sản phẩm và dịch vụ trong nền kinh tế Ngân hàng cho vay cho doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, trong khi cho vay cho người tiêu dùng sẽ thoả mãn nhu cầu hàng hoá.
3 Ổn định nền kinh tế: Bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân, hoạt động cho vay của ngân hàng góp phần vào sự ổn định của nền kinh tế Doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động sản xuất và tạo việc làm, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
4 Góp phần ổn định tiền tệ, giá cả.
5 Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho các cá nhân thất nghiệp, ổn định trật tự xã hội.
6 Là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp
Tóm lại, vai trò của hoạt động cho vay không chỉ là cung cấp vốn, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà khách hàng vay vốn từ phía ngân hàng qua các lần giải ngân được tính theo trong một thời kỳ, giai đoạn nhất định hoặc nó là số tiền mà khách hàng thực hiện hoạt động giao dịch vay vốn từ phía ngân hàng được gia hạn trong khoản thời gian nhất định Trong trường hợp doanh số cho vay của Ngân hàng thấp cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng đang bị trì trệ, kém hiệu quả và trong tương tai Ngân hàng cần cải thiện hoạt động này hơn nữa.
Doanh số thu dư nợ là toàn bộ khoản tiền được thu hồi về mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời kỳ Và nếu doanh số thu nợ càng cao chứng tỏ công tác quản lý, thu hồi nợ, kiểm soát các khoản vay tốt Ngược lại nếu doanh số thu nợ thấp thì cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản vay kém hiệu quả.
Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng TMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng – PDG Sông Hàn .23 1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng MB
Đà Nẵng – PDG Sông Hàn
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng MB
Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Quân Đội được ra đời vào ngày 4/11/1994, là một Doanh nghiệp trực thuộc của Bộ Quốc Phòng với vốn ban đầu là 20 tỷ đồng và 25 nhân viên với một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội Từ năm 1994-2014, trải qua được 10 năm tổng vốn huy động của Ngân hàng được tăng lên gấp 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 500 tỷ.
Với những kết quả đã nhận được, trong năm 2014 Ngân hàng Quân Đội vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất Tiếp đến năm 2015, Ngân hàng lại được Phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động. Đến năm 2018, với phương châm “Đổi mới, hiện đại, hợp tác, bền vững”, Ngân Hàng TMCP Quân Đội (MB) đã hoàn xuất sắc những nhiệm vụ và chỉ tiêu được đề ra vào đầu năm Trong đó, đáng chú ý là lợi nhuận trước thuế đạt 7.767 tỷ đồng, tăng 68% so với năm
2017 Ngân Hàng Quân Đội đã thể hiện được sự phát triển vượt bậc của mình.
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Ngân Hàng TMCPQuân Đội (MB) ngày càng cho thấy được sự phát triển lớn mạnh, trở thành một tập đoàn tài chính đa năng với Ngân hàng mẹ tại ViệtNam, 3 chi nhánh nước ngoài (Lào, Campuchia và Liên Bang Nga) và các công ty thành viên (trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, tài chính tiêu dùng, quản lý quỹ, quản lý tài sản, bảo hiểm nhân thọ).Với sự phát triển về các mặt kinh doanh hiệu quả, MB khẳng định được thương hiệu và sự uy tín của mình trong thị trường tài chính tại Việt Nam.
Sau 30 năm xây dựng thương hiệu và trưởng thành, bây giờ MB đã được đánh giá là một định chế tài chính vững vàng, tin cậy, phát triển an toàn bền vững, có uy tín cao.
Hiện tại trụ sở chính của Ngân hàng tại 18 Lê Văn Lương, Hà Nội MB tổ chức kinh doanh dưới dạng tập đoàn MB Group gồm 6 công ty thành viên:
- Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS)
- Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư MB (MBCapital)
- Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (AMC)
- Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (MS Finance)
- Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)
- Công ty TNHH bảo hiểm Nhân thọ MB Agease (MBAL)
2.1.1.1 Tầm nhìn và sứ mệnh của Ngân Hàng Quân Đội
Tầm nhìn của MB: “Trở thành doanh nghiệp số, Tập đoàn tài chính dẫn đầu”.
Sứ mệnh của MB: “Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng”.
2.1.1.2 Tổng quan về tình hình nhân sự
Về chính sách nhân sự, Ngân hàng Quân Đội có những chế độ sau:
Chế độ lương, thưởng cạnh tranh: Mức thu nhập bình quân của Mber năm trong top 2 hệ thống ngân hàng với 35.500.000 VNĐ/ tháng.
Gói phúc lợi toàn diện: 12 ngày nghỉ phép, các đãi ngộ du lịch,phụ cấp thâm niên, quà tặng Tết Nguyên Đán.
Bảo hiểm sức khỏe MIC: dành riêng cho các nhân viên tại
Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế.
Cơ hội tăng tiến rộng mở.
Combo sinh nhật vui vẻ: quà chúc mừng sinh nhật từ MB và gói nghỉ phép sinh nhật.
Sự kiện gắn kết: Các sự kiện chuyên môn, sự kiện gắn kết
(MB Got Talen, giải bóng đá Nam-Nữ,…).
Sau 30 năm hoạt động, Ngân hàng Quân Đội đã có hơn 16.000 đội ngũ cán bộ nhân viên.
Ngân hàng Quân Đội luôn xây dựng môi trường học tập chuẩn quốc tế theo phương pháp Tell – Show – Do, môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và cơ hội thăng tiến rộng mở cùng đội ngũ Cán Bộ Quản Lý có đội tuổi trung bình trẻ nhất trong hệ thống các ngân hàng Và các nhân viên sẽ là những chuyển đổi lớn lao đối với công tác phát triển của Ngân hàng Quân Đội.
2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng – PGD Sông Hàn
2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Được lần đầu đăng kí vào ngày 11 tháng 07 năm 2011, đăng kí thay đổi lần thứ 5 là ngày 13 tháng 01 năm 2022.
- Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Quân Đội – MB Sông Hàn.
- Địa chỉ: 47-49 Nguyễn Văn Linh, Q Hải Châu, TP Đà Nẵng.
- Webside: www.mbbank.com.vn
2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh
Ngân hàng Quân Đội – CN Đà Nẵng – PGD Sông Hàn là một đơn vị được quản lí bởi ngân hàng Quân Đội, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản ngân hàng Dưới đây sẽ là các chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh:
- Cung cấp dịch vụ rút tiền và nộp tiền: Cho phép khách hàng có thể nạp tiền vào tài khoản của họ hoặc rút tiền.
- Chuyển khoản: Hỗ trợ khách hàng chuyển tiền từ tài khoản này đến tài khoản khác.
- Mua bảo hiểm: Hỗ trợ khách hàng mua các loại bảo hiểm.
- Cấp thẻ tín dụng: Hỗ trợ khách hàng trong việc cấp thẻ và giải quyết các vấn đề liên quan.
- Tư vấn tài chính: Giúp khách hàng tìm hiểu về các sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng và tư vấn giải quyết cho họ về việc quản lý tài chính.
- Giải quyết vấn đề: Trợ giúp khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến tài khoản và dịch vụ tài chính.
- Bảo mật tài chính: Đảm bảo an toàn và bảo mật cho tài chính của khách hàng.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động và nhiệm vụ của từng ban
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng – PGD Sông Hàn Giám đốc phòng giao dịch là đảm nhận tất cả các chức năng của phòng giao dịch đó, bao gồm việc tuyển dụng nhân viên mới, giám sát hoạt động phê duyệt các khoản vay và hạn mức tín dụng, marketing, xây dựng mối quan hệ với công chúng để thu hút họ tìm tới doanh nghiệp Hỗ trợ quan hệ khách hàng và đảm bảo rằng các chi nhánh sẽ đáp ứng mục tiêu và mục đích của doanh nghiệp một cách kịp thời Đồng thời chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh tại các phòng giao dịch đó, đồng thời lập ra những kế hoạch cụ thể cho việc quản lý mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Kiểm soát viên ngân hàng có nhiệm vụ kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động của các TCTD, đảm bảo rằng các hoạt động của ngân hàng được thực hiện đúng quy định và tuân thủ các quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, quy định Đánh giá các rủi ro mà các tổ chức tài chính có thể đối mặt, từ đó đưa ra các khuyến nghị về biện pháp giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Chuyên viên UB hay còn có tên gọi khác là chuyên viên tư vấn khách hàng, họ là những người thực hiện công việc liên quan đến phát triển sản phẩm, dịch vụ, phát triển kinh doanh Đây là một vị trí nhân viên ngân hàng khá mới hiện nay Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng sẽ có những sản phẩm, dịch vụ khác nhau Bên cạnh đó,
Giám đốc phòng giao dịch
Bộ phận UB Bộ phận khách hàng cá nhân Bộ phận SME
Bộ phận kiểm soát chuyên viên UB cũng thực hiện những nhiệm vụ, công việc khác liên quan đến tư vấn, giải quyết các vấn đề khiếu nại của khách hàng.
Bộ phận khách hàng cá nhân có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để thực hiện các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng bao gồm nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh,… Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về cách nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoài ra còn nghiên cứu và đưa ra các đề xuất để cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng.
Bộ phận SME trong ngân hàng là một phần của tổ chức ngân hàng chịu trách nhiệm tương tác và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs – Small and Medium-sized Enterprises) Đây là một phân khúc quan trọng của thị trường kinh doanh và các ngân hàng thường tạo ra các bộ phận chuyên biệt để đáp ứng các nhu cầu tài chính đặc thù của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Các nhiệm vụ chính của bộ phận SME bao gồm:
- Quản lí rủi ro và đánh giá tín dụng.
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG – PGD SÔNG HÀN GIAI ĐOẠN 2021- 2023
2.2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân Hàng Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng – PGD Sông Hàn trong giai đoạn 2021-2023
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động mà được chi nhánh chú trọng với mục tiêu đảm bảo được vốn vay an toàn và tăng nhanh tài sản, nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình trong hệ thống các ngân hàng MB bank – CN ĐàNẵng – PGD Sông Hàn đã luôn tích cực đẩy mạnh các công tác hoạt động huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và đạt được kết quả đề ra.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Quân đội – CN Đà nẵng – PGD Sông Hàn giai đoạn (2021 – 2023) ĐVT: Triệu đồng
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội – CN Đà Nẵng –
PGD Sông Hàn năm 2021-2023) Nhận xét:
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY SXKD ĐỐI VỚI
2.3.1 Quy định về cho vay SXKD tại Ngân hàng TMCP Quân Đội– CN Đà Nẵng– PGD Sông Hàn
2.3.1.1 Đối tượng vay vốn Đối tượng cho vay vốn trên thị trường gồm có 2 loại đó là SME và CBI. Doanh nghiệp SME chia ra hai loại nhỏ là Mirco SME (Siêu nhỏ) có doanh thu < 100 tỷ và SME nhỏ và vừa < 1000 tỷ, doanh nghiệp CBI >1000 tỷ.
Thường đối tượng mà MB bank – CN Đà Nẵng – PGD Sông Hàn hướng đến phạm vi tiếp cận sẽ là các doanh nghiệp có doanh thu 400 tỷ trên một năm Vì hồ sơ cho vay sẽ đơn giản và dễ tiếp cận hơn.
Doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tối thiểu 12 tháng trở lên trên lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động.
Lịch sử tín dụng: Ngân hàng Quân Đội sẽ xem CIC của khách hàng có sạch sẽ hay không Nếu khách hàng có nợ nhóm 2 trở lên sẽ không đủ điều kiện vay vì nếu cho vay sẽ mang đến rủi ro cao cho Ngân hàng.
Tài chính: Doanh nghiệp không bị lỗ lũy kế, không có hệ số nợ phải trả và vốn chủ sở hữu