1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cuối kỳ quản lý Điểm Đến phân tích Độ hiệu quả trong việc quản lý du lịch tại thành phố Đà nẵng

55 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Độ hiệu quả trong việc quản lý du lịch tại thành phố Đà Nẵng
Tác giả Trần Anh Thư
Người hướng dẫn Nguyễn Đức Long
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản Lý Điểm Đến
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 7,48 MB

Nội dung

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO, đã đưa ra quan niệm về điểm đến dulịch Tourism Destination như sau: “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý màkhách du lịch ở lại ít nhất một đêm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÀNH VIỆT NAM HỌC

BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN: QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN

MÃ MÔN HỌC: 303069 NHÓM: 08 CHỦ ĐỀ:

PHÂN TÍCH ĐỘ HIỆU QUẢ TRONG VIỆC QUẢN LÝ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 5/2023

Sinh viên: Trần Anh Thư

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 Cơ sở lý luận 2

1.1 Điểm đến du lịch 2

1.1.1 Quan niệm về điểm đến du lịch 2

1.1.2 Đặc điểm của điểm đến du lịch 3

1.1.3 Vai trò của điểm đến du lịch 4

1.2 Quản lý điểm đến du lịch 4

1.2.1 Định nghĩa quản lý điểm đến du lịch 4

1.2.2 Tổ chức quản lý điểm đến du lịch 5

1.2.3 Vai trò của tổ chức quản lý điểm đến du lịch 6

1.2.4 Ý nghĩa của hoạt động quản lý điểm đến 8

1.2.5 Đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động quản lý điểm đến du lịch 9

2 Khái quát chung về điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 11

2.1 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu về điểm đến du lịch Thành Phố Đà Nẵng 11

2.2 Tài nguyên du lịch 12

2.3 Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch 13

2.4 Giao thông đi lại 14

2.5 Nguồn nhân lực du lịch 16

2.6 Các chỉ tiêu phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2019 17

3 Thực trạng hoạt động quản lý điểm đến tại thành phố Đà Nẵng 18

3.1 Bộ máy tổ chức quản lý du lịch 18

3.2 Công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng 18

3.2.1 Định hướng chung 19

3.2.2 Dự báo tốc độ phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020-2025 20

3.3 Công tác phát triển sản phẩm 21

3.3.1 Xác định 4 sản phẩm du lịch đặc trưng và 3 các giai đoạn phát triển 21 3.3.2 Về sản phẩm du lịch biển và nghỉ dưỡng cao cấp: 22

3.3.3 Về sản phẩm du lịch đô thị gắn với mua sắm, vui chơi giải trí và du lịch MICE: 24

3.3.4 Về sản phẩm du lịch văn hoá, lịch sử: 26

3.3.5 Về sản phẩm du lịch sinh thái 27

3.4 Công tác định hướng thị trường khách du lịch 29

3.4.1 Thị trường khách nội địa 29

3.4.2 Thị trường khách quốc tế 30

3.5 Công tác quản lý marketing 31

3.5.1 Về công tác xúc tiến 31

3.5.2 Về công tác quảng bá nâng cao thương hiệu du lịch Đà Nẵng 32

3.6 Công tác xây dựng mối quan hệ đối tác 34

3.6.1 Trong nước 34

3.6.2 Quốc tế 36

3.7 Công tác quản lý mối quan hệ với cộng đồng địa phương 37

4 Đánh giá độ hiệu quả trong công tác quản lý điểm đến tại thành phố Đà Nẵng theo mô hình 10 As về sự thành công của một điểm đến 38

Trang 3

4.1 Awareness - Nhận thức: 38

4.2 Attractiveness - Sức hấp dẫn: 39

4.3 Availability - Tính sẵn có: 41

4.4 Access - Sự tiếp cận: 41

4.5 Appearance – Diện mạo: 43

4.6 Activities - Hoạt động: 43

4.7 Assurance – Sự bảo đảm: 46

4.8 Appreciation – Sự đánh giá: 47

4.9 Action – Hành động: 48

4.10 Accountability – Trách nhiệm: 48

KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 4

MỞ ĐẦU

Phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả luôn là mục tiêu cao nhất của tất cả cácđiểm đến du lịch Để thực hiện được các mục tiêu trên thì công tác quản lý điểm đếnđóng một vai trò đặc biệt quan trọng Thông qua công tác quản lý điểm đến đảmbảo tốt an ninh trật tự xã hội sẽ thu hút được người dân cùng tham gia du lịch, bảo

vệ môi trường sinh thái và tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan quản

lí và doanh nghiệp du lịch Sự thành công của các điểm đến du lịch phụ thuộcrất nhiều vào sự năng động và tính chuyên nghiệp của công tác quản lý điểm đến.Nhiều quốc gia đã thực hiện thành công việc quản lý điểm đến du lịch đã xâydựng được thương hiệu trong mắt du khách và đem lại những hiệu quả không nhỏtrong phát triển kinh tế - xã hội

Tại Việt Nam, Đà Nẵng là địa phương đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong công tácquản lý điểm đến Thời gian qua thành phố đã chú trọng đầu tư, khai thác các thếmạnh để phát triển ngành du lịch Đến nay, du lịch Đà Nẵng thực sự đã có bước pháttriển đáng kể, tốc độ tăng trưởng bình quân lượt khách du lịch giai đoạn 2011-2019 đạt19,34%/năm; trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đạt28,45%/năm, khách nội địa đạt 15,62%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân tổng thu dulịch giai đoạn 2011 – 2019 đạt 29,15%/năm; tỷ lệ đóng góp trực tiếp của ngành du lịchvào GRDP thành phố đạt 13,6%, đóng góp gián tiếp đạt 17,7% Ngành du lịch pháttriển đã góp phần quảng bá hình ảnh thành phố, làm thay đổi diện mạo đô thị, có đónggóp lớn vào tăng trưởng, tạo sản phẩm xã hội, tăng thu nhập và nâng cao chất lượngcuộc sống cho người dân, du lịch tạo ra nhiều việc làm với 50.963 lao động trong năm

2019, tăng hơn gấp gần 4 lần so với năm 2011 [14]

Mặt dù Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên những kết quả đạtđược trong lĩnh vực này của thành phố chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và lợithế, điều đáng chú ý là quá trình phát triển du lịch còn có những mâu thuẫn với pháttriển chung của thành phố, chưa phát triển theo hướng bền vững Xuất phát từ thực tếtrên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích độ hiệu quả trong việc quản lý du:

lịch tại thành phố Đà Nẵng” nhằm đánh giá thực trạng hoạt động quản lý điểm đếnthành phố Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và làm cho công tácnày đạt hiệu quả cao hơn

Trang 5

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Điểm đến du lịch

1.1.1 Quan niệm về điểm đến du lịch

Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm đến dulịch Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến dulịch (Tourism Destination) như sau: “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý màkhách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cungcấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sựnhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường” (UNWTO,2005) [21]

Một khái niệm khác trong du lịch, đó là điểm tham quan du lịch, trong tiếng Anhgọi là tourist attraction “Tourist attraction là một điểm thu hút khách du lịch, nơikhách du lịch tham quan, thường có các giá trị vốn có của nó hoặc trưng bày các giá trịvăn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lưu, mạohiểm, vui chơi giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ” (University,2007)[20] Ngoài ra, tại Việt Nam, còn có khái niệm về Điểm du lịch Theo Luật Dulịch Việt Nam năm 2017: “Điểm du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn,phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [7] Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong

hệ thống phân vị phân vùng du lịch, có quy mô nhỏ, diện tích, không gian riêng biệt.Như vậy, khái niệm Điểm tham quan du lịch (Tourist Attraction) và Điểm du lịchmới chỉ nói đến một phạm vi hẹp của nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn phục vụ chokhách du lịch mà chưa chỉ rõ được quy mô, mức độ, việc lưu lại của khách du lịch,điều kiện tiếp cận, sản phẩm du lịch, ranh giới hành chính để quản lý, cũng như sựnhận diện về hình ảnh của điểm đến du lịch Vậy có thể thấy, điểm du lịch và điểmtham quan du lịch về cơ bản có những điểm giống với điểm đến du lịch Tuy nhiên,điểm khác biệt lớn nhất đó là điểm đến du lịch có phạm trù rộng lớn hơn Đối với điểm

du lịch và điểm tham quan du lịch, du khách có thể chỉ đến tham quan và sử dụng cácdịch vụ tại đây, nhưng không ngủ lại một đêm Hơn nữa, điểm du lịch, điểm thamquan du lịch thường nằm trong một điểm đến du lịch và điểm du lịch, điểm tham quan

du lịch đa dạng, phong phú hay không còn phụ thuộc vào sự sáng tạo của những ngườilàm du lịch

Trang 6

Trong nghiên cứu này, khái niệm điểm đến du lịch được hiểu như sau:

“Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm,bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hútkhách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác địnhkhả năng cạnh tranh trên thị trường” [21]

1.1.2 Đặc điểm của điểm đến du lịch [8]

- Điểm đến du lịch có một khu vực địa lý có ranh giới hành chính xác định hoặc khôngxác định Điều này có thể hiểu là một điểm đến có thể có ở bất kỳ quy mô nào, có thể

là cả một quốc gia (ví dụ Australia), hay một khu vực (ví dụ Costas của Tây Ban Nha),một hòn đảo (ví dụ Bali), một ngôi làng, thị trấn, thành phố; thậm chí có thể chỉ là mộttrung tâm giải trí (ví dụ Disneyland) Đây là khái niệm có tính khái quát cao, đề cậpđến các góc độ liên quan điểm đến và theo đó, điểm đến có thể là toàn bộ các quốc gia,các lục địa, một quốc gia, hay một địa phương (tỉnh, thành phố) …

- Điểm đến du lịch là một nơi mà du khách có thể lưu trú lại ít nhất 1 đêm Điều này cóthể hiểu là điểm đến du lịch bắt buộc phải có cơ sở lưu trú Thường là khách sạn,nhưng cũng có thể là các loại hình lưu trú khác

- Điểm đến du lịch phải có sẵn các sản phẩm du lịch Bao gồm các điểm tham quanhay sự kiện thu hút được khách du lịch Có các cơ sở khác cho khách du lịch ngoài chỗ

ở qua đêm, bao gồm cả nhà hàng, khu vui chơi giải trí và mua sắm

- Một nỗ lực tiếp thị du lịch tồn tại: Địa điểm là tiếp thị và tự quảng bá để thu hútkhách du lịch

- Điểm đến du lịch phải có một cơ cấu tổ chức điều phối và quản lý: Điểm đến phảiđược quản lý bởi một tổ chức quản lý điểm đến (Destination ManagementOrganization, gọi tắt là DMO) Tổ chức này có nhiệm vụ lãnh đạo và điều phối hoạtđộng du lịch tại điểm đến

- Một hình ảnh tồn tại của địa điểm trong tâm trí khách du lịch: Mọi người có nhậnthức về những gì địa điểm có thể cung cấp cho du lịch Những hình ảnh này có thểchính xác hoặc không chính xác

- Các cơ quan chính phủ đã đưa ra các luật và quy định: Đặc biệt luật pháp và các quyđịnh kiểm soát các khía cạnh khác nhau của du lịch Thông thường hoạt động quản lýđiểm đến du lịch được thực thi bởi các tổ chức quản lý nhà nước về du lịch các cấp Vì

Trang 7

vậy, công cụ để thực hiện quản lý nhà nước về du lịch chính là các quy định trong cácchính sách pháp luật của Nhà nước.

- Có sự kết hợp của các bên liên quan trong ngành du lịch: Các doanh nghiệp thuộckhu vực tư nhân; cơ quan chính phủ; các tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm các tổ chứcphi chính phủ (NGO); cá nhân và các tổ chức khác mà có hứng thú với du lịch

1.1.3 Vai trò của điểm đến du lịch [9]

Điểm đến và sự phát triển của điểm đến có vai trò to lớn đối với các địa phương vàquốc gia kinh doanh du lịch Vai trò của các điểm đến thể hiện ở các mặt kinh tế, xãhội và môi trường tạo ra tính bền vững tại những khu vực này

- Trước hết, các điểm đến du lịch có vai trò thu hút khách du lịch tới tham quan và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ở đây Thông qua quá trình thu hút khách, điểm đến sẽ

thỏa mãn được sự quan tâm và các nhu cầu của du khách Đây cũng là một vai tròmang tính xã hội của điểm đến du lịch nói riêng và hoạt động du lịch nói chung

- Từ việc phục vụ du khách, các điểm đến du lịch cũng thu được nhiều nguồn lợi để củng cố nền kinh tế địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng Nguồn

lợi về kinh tế có thể được tạo ra từ việc bán vé, các dịch vụ mà cộng đồng địa phươngtham gia như: chèo đò, hướng dẫn, bán hàng…Sự đóng góp về kinh tế có thể giúpnâng cấp, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương, nâng cao dân trí hoặc nâng caothu nhập cho cộng đồng

- Các điểm đến du lịch nếu được phát triển đúng mức sẽ có đóng góp cho vấn đề bảo

vệ tài nguyên du lịch và môi trường Với các chính sách phát triển bền vững, các điểm

đến đều chú trọng vào việc trùng tu, tôn tạo các tài nguyên du lịch, bảo vệ các giá trịnguyên bản của tài nguyên và môi trường sinh thái Kết hợp với các hoạt động quyhoạch là hoạt động tuyên truyền, giáo dục để các thành phần tham gia du lịch đểu có ýthức ứng xử với môi trường Đây là vai trò phổ biến và cũng trở thành cấp thiết vớimọi điểm đến du lịch trong hiện tại và tương lai

1.2 Quản lý điểm đến du lịch

1.2.1 Định nghĩa quản lý điểm đến du lịch

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu du lịch chưa đưa ra một khái niệm thống nhất vềquản lý điểm đến du lịch

Theo Alastair M Morrison (2019) Quản lý điểm đến liên quan đến sự phối hợp vàtích hợp quản lý sản phẩm điểm đến (các điểm tham quan và sự kiện, cơ sở vật chất,

Trang 8

giao thông, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ và sự thân thiện) Hiệu quả quản lý điểmđến đòi hỏi một cách tiếp cận chiến lược hoặc dài hạn dựa trên nền tảng tầm nhìn điểmđến và quy hoạch du lịch Quản lý điểm đến được thực hiện thông qua các tổ chứcchuyên biệt được gọi là Destination Management Organization (DMO) DMO phốihợp nỗ lực của nhiều bên liên quan để đạt được tầm nhìn và mục tiêu chung của điểmđến đối với du lịch [8]

Quản lý điểm đến là một cách tiếp cận chuyên nghiệp để hướng dẫn tất cả các nỗ lực ởmột nơi đã quyết định theo đuổi du lịch như một nền kinh tế hoạt động Quản lý điểmđến liên quan đến sự phối hợp và tích hợp quản lý sản phẩm điểm đến (các điểm thamquan và sự kiện, cơ sở vật chất, giao thông, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ và thânthiện)

Tại Việt Nam, hoạt động quản lý điểm đến du lịch được thực thi bởi các tổ chức quản

lý nhà nước về du lịch các cấp từ Trung ương đến địa phương Vì vậy, khái niệm quản

lý điểm đến du lịch có thể được hiểu là hoạt động quản lý nhà nước về du lịch Do đó,

để làm rõ khái niệm quản lý điểm đến du lịch, cần làm rõ khái niệm quản lý nhà nước

về du lịch Theo quan điểm chung nhất, quản lý là được coi là hoạt động nhằm tácđộng một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý lên một đối tượng quản

lý để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổnđịnh và phát triển của đối tượng quản lý theo những mục tiêu đã định Từ đây, kháiniệm quản lý nhà nước được hiểu là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tínhquyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của conngười trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhànước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định vàphát triển của xã hội Với khái niệm trên đây, khái niệm quản lý điểm đến du lịch được

đề xuất như sau: “Quản lý điểm đến du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnhliên tục bằng quyền lực công, chủ yếu thông qua pháp luật nhằm xác lập một trật tự ổnđịnh cho các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch, hướng tới việcphát triển du lịch tại điểm đến theo những mục tiêu đã được đặt ra” [22]

1.2.2 Tổ chức quản lý điểm đến du lịch

Các tổ chức quản lý điểm đến (DMO) là nhóm các chuyên gia du lịch lãnh đạo và điềuphối tất cả các hoạt động du lịch các bên liên quan Vai trò của DMO bao gồm lãnhđạo và điều phối, hợp tác và xây dựng đội ngũ, các mối quan hệ cộng đồng và tham

Trang 9

gia, quản lý du khách, lập kế hoạch và nghiên cứu, sản phẩm phát triển, tiếp thị vàkhuyến mãi Điểm đến hiệu quả quản lý liên quan đến lập kế hoạch du lịch dài hạn vàliên tục giám sát và đánh giá các kết quả từ các nỗ lực du lịch [8]

Tại Việt Nam, các tổ chức quản lý điểm đến là các cơ quan đại diện của Nhà nướchoặc được Nhà nước trao quyền, ủy quyền Trong đó có:

+ Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Trung ương bao gồm: Bộ Văn hoá Thểthao Du lịch, Tổng cục Du lịch cùng các vụ chức năng; Các bộ ngành như: Bộ Tàichính, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch Đầu tư

+ Ở địa phương, trong cơ cấu bộ máy nhà nước cũng có các cơ quan tương tự như ởcấp trung ương như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Công an, Sở Kếhoạch Đầu tư nhưng chỉ có chức năng quản lý ở địa bàn và chịu sự chỉ đạo của các

cơ quan ngành dọc trong cơ cấu bộ máy nhà nước trung ương

Đối tượng quản lý: Là các hoạt động, quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịchnhư các đơn vị kinh doanh du lịch, khách sạn, khách du lịch…

Các tổ chức quản lý điểm đến có vai trò dẫn dắt, lãnh đạo và điều phối các hoạt động

du lịch theo một chiến lược chặt chẽ Các tổ chức này kiểm soát hoạt động của các bênliên quan tham gia vào hoạt động du lịch, tập hợp các nguồn lực và kỹ năng chuyênmôn để dẫn dắt, điều phối các hoạt động của các bên tham gia vào hoạt động du lịchtrong phạm vi điểm đến Do đó, hoạt động quản lý điểm đến cần phải được tiếp cậntheo một khung chiến lược nhằm liên kết các bên liên quan để đảm bảo hiệu quản lýđiểm đến một cách tốt nhất Nội dung quản lý điểm đến là sự quản lý tổng thể tất cảcác yếu tố cấu thành điểm đến du lịch, bao gồm: Điểm tham quan du lịch, cơ sở vậtchất hạ tầng phục vụ du lịch, khả năng tiếp cận điểm đến, hình ảnh điểm đến, giá cảsản phẩm dịch vụ và nguồn nhân lực phục vụ du lịch Như vậy, để hoạt động quản lýđiểm đến có hiệu quả, cần phải lập kế hoạch và thực hiện quản lý ở nhiều giai đoạnkhác nhau: Hiện tại, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đảm bảo sự phát triển bền vữngvới sự tham gia của tất cả các bên liên quan Thông thường, một tổ chức quản lý điểmđến sẽ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và họp định kỳ (ví dụ, mỗi ba hay sáutháng) để đánh giá và cập nhật tình hình triển khai kế hoạch [22]

1.2.3 Vai trò của tổ chức quản lý điểm đến du lịch

Trang 10

Theo Nhóm tư vấn điểm đến (Destination Consultancy Group, 2012), một Công ty tưvấn du lịch có trụ sở tại Hoa Kỳ, vai trò của quản lý điểm đến gồm 7 nội dung đượcxác định như sau:

Hình 1 Vai trò của quản lý điểm đến theo nhóm hỗ trợ tư vấn điểm đến, 2012(Destination Consultancy Group, 2012) [8]

- Lãnh đạo và điều phối:

DMO có vai trò lãnh đạo và điều phối các bên liên quan trong du lịch tại điểm đến nổlực để đạt được một mục tiêu chung Bên cạnh đó, DMO là tổ chức đầu mối để đảmbảo việc sử dụng hợp lý tất cả các yếu tố của một điểm đến (các điểm tham quan, tiệnnghi, khả năng tiếp cận, nguồn nhân lực, hình ảnh và giá cả)

- Quan hệ đối tác và xây dựng đội ngũ:

Thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và trong khu vực tư nhân và xây dựngcác nhóm hợp tác để đạt được các mục tiêu cụ thể Hoạt động du lịch được cấu thànhbởi bốn yếu tố cơ bản: doanh nghiệp du lịch, khách du lịch, chính quyền địa phương

và cộng đồng địa phương Các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến có vai trò quan trọngtrong việc đưa ra các sản phẩm, nhất là các sản phẩm du lịch trọn gói Các doanhnghiệp lữ hành sẽ liên kết các dịch vụ mang tính đơn lẻ của từng nhà cung ứng thànhdịch vụ mang tính trọn vẹn và làm tăng giá trị sử dụng của chúng để bán cho khách dulịch nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tạocông ăn việc làm, hỗ trợ nền kinh tế địa phương Tuy nhiên, cần có một sự phối hợpthống nhất và nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp nhằm cân bằng lợi ích riêng và lợi ích

Trang 11

chung của điểm đến, trong đó có việc tạo dựng và quảng bá hình ảnh và thương hiệuđiểm đến

- Mối quan hệ và sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan: Tham gia các

bên liên quan và các nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương và cư dân trong du lịch vàgiám sát thái độ của cư dân đối với du lịch

- Quản lý du khách: Quản lý các luồng, tác động và hành vi của du khách để bảo vệ

tài nguyên và nâng cao sự an toàn của du khách, trải nghiệm và sự hài lòng

- Lập kế hoạch và nghiên cứu: Tiến hành lập kế hoạch và nghiên cứu thiết yếu cần

thiết để đạt được tầm nhìn điểm đến và các mục tiêu du lịch Mỗi điểm đến du lịch cóthế mạnh và các sản phẩm không giống nhau Hoạt động quản lý điểm đến cần nắmbắt điều đó để tiến hành quy hoạch phát triển cho phù hợp Quy hoạch điểm đến dulịch cần thực hiện cả ở mặt tổng thể và chi tiết cho phù hợp với quy hoạch của đấtnước, của vùng và từng địa phương Cơ quan quản lý du lịch địa phương cần nghiêncứu, lên kế hoạch chi tiết và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý cấp cao hơn đểthực hiện quy hoạch hợp lý, có hiệu quả và tránh lãng phí

- Phát triển sản phẩm: Lập kế hoạch và đảm bảo phù hợp phát triển các sản phẩm vật

chất và dịch vụ cho điểm đến Điều này là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển bềnvững của điểm đến Một điểm đến du lịch nếu không chú trọng đến hoạt động pháttriển sản phẩm thì sẽ nhanh chóng bị rơi vào tình trạng bão hòa và suy thoái trong chu

kỳ sống của sản phẩm Các điểm du lịch phải đưa ra những điều kiện cơ bản để thu hút

du khách muốn tham quan và trải nghiệm, đồng thời phải trang bị cơ sở để du khách

có thể lưu lại như chỗ ở, ăn uống.[8]

- Tiếp thị và xúc tiến: Tạo định vị điểm đến và xây dựng thương hiệu, lựa chọn thị

trường thích hợp nhất và thúc đẩy điểm đến Hoạt động quản lý điểm đến có vai tròquan trọng trong việc xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch Cơ quan quản lý phải dựatrên thế mạnh của điểm đến để có chiến lược sản phẩm và xây dựng hình ảnh điểm đến.Hoạt động xúc tiến quảng bá cần có kế hoạch cụ thể về không gian, thời gian, mục tiêu

và các phương tiện hay công cụ xúc tiến Bên cạnh đó cần có kế hoạch về ngân sáchcho hoạt động này từ nguồn ngân sách nhà nước và từ các doanh nghiệp Một điểmđến du lịch muốn thu hút được đông đảo du khách cần chú trọng cho công tác xúc tiếnđiểm đến theo cả chiều rộng và chiều sâu

1.2.4 Ý nghĩa của hoạt động quản lý điểm đến

Trang 12

Hoạt động quản lý điểm đến có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển điểm đến nóichung và đối với sự phát triển du lịch tại điểm đến du lịch nói riêng Thông qua việcquản lý điểm đến, các hoạt động kinh doanh du lịch sẽ ngày càng phát triển, mang lạinhiều cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội cho cộng đồng địa phương cũng nhưbảo vệ môi trường tại điểm đến du lịch Ngoài ra, hoạt động du lịch, nếu được quản lýtốt sẽ giúp thúc đẩy các ngành sản xuất/ kinh doanh khác phát triển [22]

Bên cạnh đó, nó còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng và dẫn dắt các bênliên quan phát triển hoạt động du lịch theo hướng bền vững, mang lại sự phát triển hàihòa ở cả ba trụ cột kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường Đặc biệt, hoạt động quản lýđiểm đến còn có thể giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của điểm đến du lịch với cácsản phẩm thích ứng với xu hướng và nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách Việcquản lý điểm đến còn giúp điều phối các nỗ lực phát triển du lịch một cách phù hợp,tránh trùng lặp cũng như giúp dễ dàng xác định được những khoảng trống quản lý cầnphải được giải quyết Chính điều này góp phần đảm bảo khả năng phát triển của ngành

du lịch, cho phép tăng cường năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch trước nhữngthay đổi từ môi trường kinh doanh ngày càng năng động và đầy tính cạnh tranh [22]Ngoài ra, có thể thấy việc lập kế hoạch và quản lý điểm đến có vai trò quan trọng trongviệc đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành du lịch nói riêng và cho điểm đến dulịch nói chung Một kế hoạch quản lý điểm đến không hiệu quả sẽ phá hủy môi trường,gây ra sự xung đột văn hóa - xã hội và ảnh hưởng tới cộng đồng địa phương tại điểmđến du lịch Sự phát triển du lịch bền vững sẽ giúp quản lý những tác động của hoạtđộng du lịch tới môi trường, nền kinh tế và cộng đồng xã hội tại điểm đến; đồng thờicủng cố tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và cộng đồng địaphương không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai [22]

1.2.5 Đo lường, đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động quản lý điểm đến du lịch

Vào năm 2013, Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầu (The Global Sustainable TourismCouncil - GSTC) đã giới thiệu Tiêu chí cho một điểm đến thành công, bao gồm 4 tiêuchí:

1 Thể hiện tính bền vững quản lý điểm đến

2 Tối đa hóa lợi ích kinh tế và giảm thiểu các tác động tiêu cực

3 Tối đa hóa lợi ích cho cộng đồng và giảm thiểu các tác động tiêu cực

4 Tối đa hóa lợi ích cho môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực

Trang 13

Dựa vào 4 tiêu chí trên, M Morrison đã củng cố và đưa ra mô hình 10 As về sự thànhcông của một điểm, mỗi thuộc tính trong số 10 thuộc tính này đều bắt đầu bằng chữ A,bao gồm:

Hình 2 Mô hình 10 As về sự thành công của một điểm đến [8]

1 Awaereness (Nhận thức): Thuộc tính này liên quan đến trình độ hiểu biết của khách

du lịch về điểm đến và bị ảnh hưởng bởi số lượng và tính chất của thông tin họ nhậnđược Câu hỏi của DMO: Có mức độ cao của nhận thức về điểm đến của khách du lịchtiềm năng?

2 Attractiveness (Tính hấp dẫn): Số lượng và phạm vi địa lý của sự hấp dẫn của điểmhấp dẫn của điểm đến bao gồm thuộc tính này Câu hỏi của DMO: Điểm đến có đadạng các điểm tham quan mà đang hấp dẫn khách du lịch?

3 Availability (Sẵn có): Thuộc tính này được xác định bởi sự dễ dàng mà đặt phòng

và đặt phòng có thể được thực hiện cho các điểm đến và số lượng đặt phòng và cáckênh đặt phòng có sẵn Câu hỏi của DMO: Đặt chỗ và đặt chỗ cho điểm đến có thểđược thực hiện thông qua một loạt các kênh phân phối?

4 Access (Truy cập): Sự thuận tiện của việc đi đến và đi từ điểm đến, như cũng như dichuyển trong điểm đến, tạo thành thuộc tính này Các câu hỏi của DMO: Có lối đithuận tiện đến và đi từ điểm đến không bởi tất cả các phương thức vận tải? Có giaothông thuận tiện không bên trong điểm đến?

5 Appearance (Hình thức/Diện mạo): Thuộc tính này đo lường số lần hiển thị màđiểm đến tạo ra cho khách du lịch, cả khi họ mới đến và sau đó trong suốt thời gian

Trang 14

lưu trú tại điểm đến Câu hỏi của DMO: Điểm đến có tạo ấn tượng tốt ban đầu không?Điểm đến có tạo ấn tượng tích cực và lâu dài không?

6 Activities (Hoạt động): Mức độ của các hoạt động và trải nghiệm có sẵn cho khách

du lịch tại điểm đến là yếu tố quyết định thuộc tính Câu hỏi của DMO: Điểm đến cócung cấp nhiều hoạt động không và những trải nghiệm mà khách du lịch muốn thamgia?

7 Assurance (Đảm bảo): Thuộc tính này liên quan đến sự an toàn và bảo mật của điểmđến cho khách du lịch Câu hỏi của DMO: Điểm đến có sạch sẽ, an toàn và bảo mậtkhông?

8 Appreciation (Đánh giá cao): Cảm giác về mức độ chào đón và lòng hiếu kháchđóng góp vào thuộc tính này Câu hỏi của DMO: Khách du lịch có cảm thấy đượcchào đón và nhận được dịch vụ tốt ở đích đến?

9 Action (Hành động): Phát triển một kế hoạch du lịch dài hạn và một kế hoạch tiếpthị cho du lịch là một trong những hoạt động cần thiết Câu hỏi của DMO: Việc pháttriển và tiếp thị du lịch ở điểm đến được lên kế hoạch tốt?

10 Accountability (Trách nhiệm giải trình): Thuộc tính này liên quan đến việc đánhgiá hiệu suất bởi DMO Câu hỏi của DMO: DMO có đo lường hiệu quả không?

2 Khái quát chung về điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 2.1 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu về điểm đến du lịch Thành Phố Đà Nẵng

- Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của đất nước, là trung điểm của tam giác di sản vănhoá thế giới nổi tiếng, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển, nằm trên trụchành lang kinh tế Đông Tây Với vị trí này đã tạo điều kiện để Đà Nẵng có lợi thế sosánh về du lịch với các địa phương khác trên cả nước Trong phạm vi khu vực và quốc

tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên

và các nước Lào, Campuchia, Thái lan, Myanmar đến các nước vùng Đông Bắc Áthông qua hành lang kinh tế Đông - Tây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa Nằmngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố

Đà Nẵng có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.[3]

- Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên làđèo Hải Vân với những dãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ Vùng núicao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển,

Trang 15

một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp Địa hình đồi núi chiếm diện tíchlớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừngđầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Hệ thống sôngngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam Đồng bằng venbiển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều

cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng củathành phố [3]

- Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động.Với điều kiện khí hậu này rất thích hợp để phát triển du lịch biển Mỗi năm có hai mùa

rõ rệt: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12 Nhiệt độ trung bình hàng nămkhoảng 25oC , cao nhất là vào tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28oC-30oC, thấp nhất vào cáctháng 12, 1, 2 trung bình từ 18-23oC, thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng khôngkéo dài Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10, 11 trung bình85,67% -87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67% - 77,33% [3]

2.2 Tài nguyên du lịch

Đà Nẵng có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, mang giá trị cao với hệthống biển, sông, hồ, đồi núi, suối, khe, thác, có không gian nông nghiệp làng quê rộnglớn, nhiều di tích văn hóa lịch sử, kiến trúc nghệ thuật giá trị… Đến nay, trên địa bànthành phố có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích cấp quốc gia, 65 di tích cấp thànhphố Đã có 06 di sản văn hóa phi vật thể của địa phương được Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch công nhận và đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 06hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm được Thủ tướng chính phủ côngnhận là bảo vật quốc gia Trên cơ sở rà soát đánh giá, ước tính có 114 tài nguyên vănhóa và tự nhiên có khả năng khai thác phục vụ du lịch; trong đó, số lượng tài nguyên

có tiềm năng khai thác (đang được khai thác hoặc đang được nghiên cứu đầu tư để đưavào khai thác) tại các quận, huyện như sau: 49 tài nguyên tại huyện Hòa Vang, 11 tàinguyên tại quận Liên Chiểu, 11 tài nguyên tại quận Sơn Trà, 10 tài nguyên tại quậnNgũ Hành Sơn, 15 tài nguyên tại quận Hải Châu, 6 tài nguyên tại quận Thanh Khê, 10tài nguyên tại quận Cẩm Lệ (ngoài ra còn có 02 tài nguyên văn hóa phi vật thể khác làNghệ thuật Tuồng và Nghệ thuật Bài Chòi) Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên dulịch là cơ sở tiền đề quan trọng để Đà Nẵng phát triển nhiều loại hình sản phẩm du lịch.[15]

Trang 16

2.3 Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

- Cơ sở lưu trú:

Hình 3: Tổng số cơ sở lưu trú của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2019 [17]

+ Về số lượng: Năm 2020, tổng số cơ sở lưu trú du lịch là 1.239 cơ sở với 44.697

phòng, tăng 959 cơ sở với 35.961 phòng so với năm 2011; trong đó tổng khối kháchsạn 3-5 sao và tương đương là 215 khách sạn với 26.172 phòng, chiếm 58,6% tổng sốphòng, tăng 178 khách sạn với 22.488 phòng so với cùng kỳ năm 2011 Tốc độ tăngtrưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 21,21% (cơ sở) và 22,06% (phòng) [17]

+ Về quy mô: Phát triển khá nhanh, phong phú về quy mô và đã xuất hiện nhiều loại

hình lưu trú mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách [17]

+ Về phân bố: đã hình thành những cụm lưu trú tập trung, theo quy mô lớn, tạo điều

kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Tuy nhiên, các CSLTDL phân bố không đồng đều,một số địa bàn tập trung rất nhiều CSLTDL, trong đó các quận Sơn Trà và Hải Châu là

2 khu vực tập trung nhiều nhất, tiếp theo là các quận Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê [17]

- Cơ sở dịch vụ giải trí, tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật :

Ở Đà Nẵng hiện có 02 cơ sở hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp là Nhà hát TuồngNguyễn Hiển Dĩnh, Nhà hát Trưng Vương Trong đó Nhà hát Trưng Vương đã dần trởthành đơn vị tổ chức sự kiện văn hóa có uy tín và mang tính chuyên nghiệp cao Bêncạnh đó, Đà Nẵng có Trung tâm Hội chợ triển lãm Đà Nẵng, Trung tâm Hội nghị vàTriển lãm Ariyana Đà Nẵng, Cung thể thao Tiên Sơn, sân vận động Quân khu V, sân

Trang 17

vận động Chi Lăng có tổ chức một số sự kiện văn hóa, văn nghệ; có 189 công ty sựkiện đăng ký tại Đà Nẵng Các sân golf Bà Nà Hills Golf Club, BRG Danang GolfResort, BRG Danang Golf Club đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn để phục vụ các phân khúckhách có khả năng chi trả cao trong và ngoài nước [16]

- Hệ thống cơ sở mua sắm, chợ:

Trên địa bàn thành phố hiện có 8 trung tâm thương mại; 71 siêu thị tổng hợp, siêu thịchuyên doanh và khoảng 400 cửa hàng tiện lợi, hầu hết được phân bổ đều ở các quận,huyện của thành phố, trong đó đã thu hút được sự quan tâm đầu tư của những đơn vịphân phối lớn trong và ngoài nước với chuỗi các cửa hàng/trung tâm thương mạiVinMart+, Coopmart, siêu thị Lotte Mart, Big C, Vincom, MM Mega Market,Parkson… đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về mua sắm hàng lưu niệm, sản vật địa phươngcủa du khách Một số khu chợ đã trở thành điểm đến yêu thích của khách du lịch trong

và ngoài nước như Chợ Hàn, Chợ Cồn… Hệ thống phố chuyên doanh, chợ đêm kếthợp phố đi bộ đang bước đầu được hình thành thu hút khách tham quan, mua sắm [16]

- Cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe

Trên địa bàn thành phố có 13 bệnh viện đa khoa, 9 bệnh viện chuyên khoa, trong đó có

1 bệnh viện đa khoa quốc tế (Bệnh viện Vinmec), 3 bệnh viện có khoa quốc tế là Bệnhviện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Hoàn Mỹ và Bệnh viện Gia Đình Bên cạnh đó, cócác cơ sở spa trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp và hơn 400 cơ sở spa, yoga, kết hợpthiền trị liệu lớn nhỏ trải đều tại các quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, ThanhKhê…, trong đó có một số cơ sở đạt chất lượng cao, đảm bảo phục vụ khách quốc tế

Đà Nẵng còn có 02 cơ sở khai thác dịch vụ tắm bùn - tắm khoáng nóng [16]

2.4 Giao thông đi lại

- Hạ tầng đường bộ

+ Hệ thống đường: Tính đến năm 2020, trên địa bàn thành phố có tổng cộng 2.342

tuyến đường với tổng chiều dài 1396,36 km và 72 cầu có chiều dài lớn hơn 25m (chưatính các cầu trên đường cao tốc) với tổng chiều dài 14.798,44m Thành phố đã quantâm đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường bộ; các tuyến đường đến các khu điểmtham quan, du lịch ở xa trung tâm thành phố (như Hòa Vang) [16]

+ Hệ thống bãi đỗ xe: Theo kết quả rà soát và khảo sát trên địa bàn 3 quận Hải Châu,

Thanh Khê, và Sơn Trà có tổng cộng 56 bãi đỗ xe bao gồm 24 bãi đỗ xe công cộnghiện trạng, 18 bãi đỗ xe hiện trạng phục vụ cá nhân, doanh nghiệp và 14 bãi đỗ xe tự

Trang 18

phát do tư nhân tự đầu tư Từ năm 2016 đến nay, thành phố đã triển khai biện phápcấm đậu xe trên đường theo ngày chẵn, ngày lẻ nhằm mục đích hạn chế việc đậu đỗtrên đường và giảm ùn tắc giao thông [12]

+ Vận tải hành khách công cộng: Hệ thống vận tải hành khách công cộng đã tiếp cận

được với nhiều điểm thu hút khách như trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí,các bãi biển du lịch , góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho du khách; tuy nhiên chấtlượng dịch vụ phục vụ chưa cao Trong tương lai để đảm bảo, đáp ứng nhu cầu dichuyển, tạo hình ảnh mới cho Đà Nẵng cần bổ sung một số phương tiện vận chuyểncông cộng phù hợp hơn; đồng thời có các cơ chế phát triển hợp lý và chính sách quản

lý chặt chẽ đồng bộ, nhất là hoạt động vận tải hành khách ứng dụng công nghệ 4.0 [16]

- Hạ tầng đường hàng không

Sân bay quốc tế Đà Nẵng là sân bay hỗn hợp quân sự và dân dụng Tính đến tháng01/2020, có tổng cộng 39 đường bay quốc tế đến Đà Nẵng với tần suất 590chuyến/tuần và 10 đường bay nội địa với tần suất 594 chuyến/tuần Chất lượng dịch vụcủa sân bay quốc tế Đà Nẵng được đánh giá cao khi lọt vào “Top 10 sân bay cải thiệnchất lượng tốt nhất thế giới”, được Hội đồng sân bay quốc tế (ACI) cấp Chứng nhậnkiểm chuẩn y tế sân bay, công nhận đáp ứng các tiêu chuẩn cao về an toàn sức khỏe vàphòng, chống dịch trong quá trình hoạt động khai thác [16]

- Hạ tầng đường biển

Cảng Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I); về lâu dài có khảnăng phát triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung (loại IA).Hiện nay, Cảng Tiên Sa đang được sử dụng để vừa làm cảng hàng hóa, vừa làm cảng

du lịch; là một trong những cảng có vị trí thuận lợi nhất trong khu vực Cảng Tiên Sa

đã được đầu tư nâng cấp các cầu cảng đủ sức đón tàu khách từ 5.000 - 5.500 khách.Trong năm 2019, Cảng Tiên Sa đã đón được 129.900 lượt khách với 101 chuyến tàu,tăng 6,2% so với năm 2018; cơ sở hạ tầng đảm bảo đón các tàu du lịch quy mô lớncùng nhiều hãng tàu danh tiếng thế giới [16]

- Hạ tầng đường thủy nội địa

Hiện nay, trên địa bàn thành phố gồm có 07 tuyến đường thủy nội địa đang tổ chứckhai thác với tổng chiều dài 63,2km Với tiềm năng du li ch sông nước, thành phố tậptrung phát triển vận tải hành khách du li ch bằng đường thủy nội địa trên các sông vàvịnh Đà Nẵng với việc quy hoạch và phát triển 09 tuyến vận tải du lịch đường thủy nội

Trang 19

địa Thực tế đã khai thác 03/09 tuyến (đạt 33,3%) gồm: Tuyến Sông Hàn – cầu TrầnThị Lý; Sông Hàn – cửa biển – bán đảo Sơn Trà; Sông Hàn – Hòn Chảo [16]Lượng khách du lịch đường thủy trong giai đoạn từ năm 2016-2019 có tốc độ tăngtrưởng bình quân đạt 54%29 Riêng trong năm 2020, do ảnh hưởng dịch COVID-19,hoạt động du lịch tạm dừng, lượng khách du lịch đường thủy đạt 162.987, giảm77,56% so với năm 2019 Lượng khách đường thủy chủ yếu là khách đi trên tuyếnSông Hàn – Trần Thị Lý (chiếm 95%) và tuyến Sông Hàn – Hòn Chảo (chiếm 5%).[16]

- Hạ tầng đường sắt

Ga Đà Nẵng nằm trên đi a bàn quận Thanh Khê, đây là ga trung tâm và là đầu mốigiao thông đường sắt chính của thành phố Đà Nẵng Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạyqua thành phố và những chuyến tàu đi a phương đáp ứng lượng khách rất lớn giữa cáctỉnh, Đà Nẵng – Huế, Đà Nẵng – Quảng Bình, Đà Nẵng – Vinh, Đà Nẵng – Quy Nhơn,

Đà Nẵng – thành phố Hồ Chí Minh [16]

2.5 Nguồn nhân lực du lịch

Đà Nẵng tập trung đông thứ 2 về mặt số lượng nhân lực trong lĩnh vực du lịch củamiền khu vực miền Trung - Tây Nguyên (chỉ sau tỉnh Khánh Hòa với 68,6 ngàn laođộng trực tiếp) Trong giai đoạn từ 2011-2019, số lao động ngành du lịch từ 13.903người trong năm 2011 đến năm 2019 đạt là 50.963 người, tăng 3,6 lần so với năm

2011 và chiếm khoảng 8,7% tổng số lao động của thành phố [16]

Trong đó, lao động đang làm việc trong các cơ sở lưu trú 28.272 người, chiếm 55%;lao động đang làm việc tại các đơn vị lữ lành có 1.845 người, lao động tại các nhàhàng dịch vụ ăn uống có phục vụ khách du lịch là 8.490 người, chiếm 16,7%; hướngdẫn viên du lịch là 4.646 người, chiếm 9,1% tăng 8,3 lần so với năm 2011 Có đến75,4% nguồn nhân lực đã qua đào tạo dưới nhiều hình thức, 46,3% có chứng chỉ vềngoại ngữ, trong đó cao nhất là lao động trong các nhà hàng, khu điểm du lịch trên địabàn thành phố [16]

Trang 20

Hình 4: Nguồn lao động du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2019 [12]

2.6 Các chỉ tiêu phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2019

tăng trưởng Tổng khách 5.545.789 6.633.981 7.662.971 8.692.421 16.73Khách quốc tế 1.677.297 2.331.887 2.875.371 3.522.928 29,15Khách nội địa 3.868.492 4.302.094 4.787.600 5.169.493 10,91

Trang 21

3 Thực trạng hoạt động quản lý điểm đến tại thành phố Đà Nẵng

Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố ĐàNẵng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý Nhà nước về dulịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định của pháp luật;xây dựng Kế hoạchphát triển du lịch theo từng giai đoạn 2022 – 2025, 2026 - 2030.Tổng hợp đề xuấtUBND thành phố điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Đề án Như vậy Sở Du lịch thành phố

Đà Nẵng đảm nhận vai trò như một DMO cho thành phố Đà Nẵng

3.2 Công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng

Theo Chiến lược phát triển du lịch Thành Phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 đã địnhhướng phát triển du lịch bền vững theo 5 định hướng trọng tâm:

UBND THÀNH PHỐ

SỞ DU LỊCH

Các phòng

chuyên môn

trực thuộc Sở

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở

2 Ban Quản lýbán đảo Sơn Trà

và các bãi biển dulịch Đà Nẵng

3 Tạp chí Du lịch

Đà Nẵng

Trang 22

3.2.1 Định hướng chung

- Định hướng phát triển

Phát triển du lịch trên toàn thành phố với trọng tâm dọc theo bờ biển Sơn Trà Ngũ Hành Sơn (Bờ Đông), ven vịnh Đà Nẵng, khu vực đồi phía Tây và bán đảo SơnTrà để khai thác hiệu quả các tài nguyên mặt nước tự nhiên, di tích văn hóa lịch sử,cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học

-Toàn bộ thành phố sẽ trở thành một điểm du lịch đặc sắc với 6 nút du lịch theochuyên đề gồm nút du lịch đô thị tại trung tâm thành phố với điểm nhấn là thành phốcổ; nút du lịch sinh thái cộng đồng tại các vùng núi và hồ chứa phía Tây và bán đảoSơn Trà; nút du lịch tàu biển tại Cảng Tiên Sa; nút văn hóa, thể thao quanh các trungtâm thể thao, văn hóa thành phố và Di tích quốc gia đặc biệt Danh thắng Ngũ HànhSơn; nút du lịch ven bờ Đông và nút du lịch ven vịnh Đà Nẵng

- Định hướng thị trường

Tăng tỷ lệ khách có khả năng chi trả cao Đa dạng hóa các thị trường khách quốc

tế, hạn chế phụ thuộc vào một số thị trường Có kịch bản xử lý rủi ro, ứng phó biếnđộng thị trường

Thị trường nội địa: Tập trung quảng bá du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí,

du lịch MICE, du lịch trải nghiệm điểm check-in mới… đối với thị trường lớn: Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Bắc, các tỉnh vùng Tây Nguyên; mở rộng khaithác các thị trường tiềm năng: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa các tỉnh Tây Bắc

và Tây Nam Bộ

Thị trường quốc tế: Tiếp tục khai thác thị trường khách trọng điểm Trung Quốc,Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Hồng Kông, Đài Loan, trong đó tập trung vàophân khúc khách chất lượng cao và khách đi tự túc (FIT); mở rộng khai thác thị trườngtiềm năng: Ấn Độ, Nga, Úc, Châu Âu, Mỹ và Trung Đông

Cơ cấu lại thị trường khách quốc tế theo hướng tăng tỷ lệ khách từ các thị trường

xa (Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương) lên 20% và thị trường ASEAN (Thái Lan,MAlaysia và Singapore) lên 20%, giảm tỷ lệ khách từ khu vực Đông Bắc Á xuống57%, điều chỉnh tỷ lệ các thị trường khác ở mức là 3%

- Định hướng sản phẩm du lịch

Ưu tiên phát triển theo 4 nhóm sản phẩm chủ lực: Du lịch biển, nghỉ dưỡng caocấp; du lịch mua sắm, vui chơi giải trí, golf, hội nghị hội thảo (MICE); du lịch văn hóa,

Trang 23

lịch sử, tâm linh, cộng đồng, sinh thái (gắn với nông nghiệp công nghệ cao) và du lịch

đô thị gắn với thành phố trung tâm của cả khu vực

Đặc biệt chú trọng phát triển sản phẩm, dịch vụ tham gia phát triển kinh tế banđêm

Đa dạng hóa sản phẩm hỗ trợ: du lịch ẩm thực, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịchcưới

- Định hướng về môi trường du lịch

Xây dựng và giữ gìn môi trường du lịch, chú trọng có các biện pháp hiệu quả vàđồng bộ để giữ gìn môi trường biển, môi trường an ninh trật tự, an toàn tại các cơ sởdịch vụ phục vụ khách du lịch Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch trongcộng đồng; lấy cộng đồng dân cư là nhân tố trọng tâm, quan trọng trong phát triển dulịch, hướng đến mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch để khẳng định thươnghiệu điểm đến Đà Nẵng an toàn-hấp dẫn và mến khách

- Định hướng về chất lượng dịch vụ - nguồn nhân lực

Tổ chức triển khai 10 bộ tiêu chí chuẩn chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch vàphục vụ khách du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thôngqua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và ngoại ngữ hàng năm

Tổ chức các hội thi tay nghề giỏi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn Phối hợp, liên kếtchặt chẽ với các cơ sở đào tạo du lịch để đào tạo và đào tạo lại sinh viên, người laođộng Nghiên cứu đề xuất các chính sách thu hút chuyên gia giỏi, có tay nghề và kinhnghiệm trong và ngoài nước đến làm việc, phục vụ yêu cầu phát triển du lịch

3.2.2 Dự báo tốc độ phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020-2025

- Kịch bản 1

Dự báo theo hướng nhận định lạc quan khi dịch bệnh được kiểm soát tại thành phố ĐàNẵng và Việt Nam vào thời gian cuối quý IV/2020 Đầu năm 2021, thành phố có cácchương trình kích cầu du lịch nội địa, vacxin được thử nghiệm thành công và cung cấp

từ quý III/2021; theo đó 2021, tổng lượng khách quốc đạt khoảng 60-70% so với năm2019; trong đó lượng khách du lịch nội địa phục hồi đạt khoảng 90% so với 2019,lượng khách quốc tế chỉ phần lớn là khách công vụ, các chuyên gia, lao động ngườinước ngoài, ước đạt khoảng 30% so với 2019 Năm 2022, sau khi mở cửa lại cácđường bay quốc tế, tổng lượng khách hồi phục tương đương với năm 2019 (8,6-8,7triệu lượt) [1]

Trang 24

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2023 2024 2025 tăng trưởng Tốc độ Tổng khách 2.721.515 5.709.422 8.692.421 10.884.884 11.604.288 12.323.69 2 5,99

Khách quố ctế 686.431 1.056.878 2.522.928 3.684.982 3.928.675 4.172.369 2,86Khách nội địa 2.035.084 4.652.544 6.169.493 7.199.902 7.675.613 8.151.324 7,89

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 2023 2024 2025 tăng trưởng Tốc độ Tổng khách 2.721.515 3.536.317 6.226.371 8.692.421 10.884.884 11.604.288 4,93

Khách quố ctế 686.431 176.146 1.056.878 2.522.928 3.684.982 3.928.675 1,83Khách nội địa 2.035.084 3.360.170 5.169.493 6.169.493 7.199.902 7.675.613 6,81

3.3.1 Xác định 4 sản phẩm du lịch đặc trưng và 3 các giai đoạn phát triển

- Định hướng phát triển sản phẩm: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đã tham khảo theoChiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm

2030 để định hướng phát triển sản phẩm du lịch của thành phố Theo đó, theo thứ tự

ưu tiên với 3 nhóm sản phẩm: sản phẩm đặc trưng, sản phẩm chính và sản phẩm bổ trợtrên cơ sở tài nguyên, tiềm năng, vị trí địa hình và lợi thế của Đà Nẵng Kết hợp dulịch với tư duy sáng tạo đột phá, ứng dụng công nghệ, gắn với thiên nhiên, văn hóa

Trang 25

lịch sử truyền thống nhằm tạo ra đa dạng các sản phẩm/dịch vụ xanh, đặc sắc, khácbiệt thu hút khách, cạnh tranh điểm đến, có thể khai thác liên mùa, khắc phục hạn chếkhông thuận lợi của thời tiết.

- Định hướng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ: hướng đến đạt chuẩn “chất lượng cao”

ở tất cả các loại hình sản phẩm/dịch vụ phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Ưu tiênphát triển dòng sản phẩm/dịch vụ cao cấp và siêu sang

- Với sự định hướng đó, Sở Du Lịch thành phố Đà Nẵng đã đưa ra 3 giai đoạn để pháttriển sản phẩm du lịch thành phố Đà Nẵng, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 2022-2025: Tập trung làm mới các sản phẩm hiện có và chuẩn bị hệ

thống sản phẩm mới tập trung vào các nhóm sản phẩm chính và đặc trưng sau: du lịch biển và nghỉ dưỡng cao cấp (có dòng sản phẩm/dịch vụ cho phân khúc khách cao cấp

và siêu sang), du lịch đô thị gắn với mua sắm, vui chơi giải trí và du lịch MICE, du lịch văn hóa - lịch sử mang bản sắc địa phương, khác biệt trên cơ sở các tài nguyên di

tích lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống, hành trình lịch sử vùng đất và con người

Đà Nẵng; du lịch sinh thái; du lịch ban đêm; du lịch thủy nội địa, du lịch ẩm thực; sảnphẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn

+ Giai đoạn 2025-2030: Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục đầu tư về hạ tầng du lịch.

Đồng thời kêu gọi đầu tư và triển khai các dự án du lịch mới theo định hướng cácnhóm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm chính

+ Giai đoạn 2030-2045: Hoàn thiện toàn bộ hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch Hoàn

thiện và đưa vào khai thác hoàn chỉnh 03 nhóm sản phẩm đặc trưng, chính và bổ trợtheo hướng chuyên nghiệp, chất lượng cao và đặc sắc khác biệt Đưa vào hoạt độngcảng Tiên Sa là cảng du lịch

3.3.2 Về sản phẩm du lịch biển và nghỉ dưỡng cao cấp:

 Chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường:

Được du khách đánh giá ở mức tốt; có khả năng phục vụ đa dạng thị trường và phânkhúc, du lịch nghỉ dưỡng có khả năng đáp ứng kể cả những đối tượng khách có mứcchi tiêu cao

Theo các kết quả khảo sát khách du lịch của Sở Du lịch:

+ Đối với khách nội địa: du lịch biển và nghỉ dưỡng biển là một trong những sản phẩmđược yêu thích nhất (chiếm 75,1%)

Trang 26

+ Đối với khách quốc tế: du lịch biển và nghỉ dưỡng biển vẫn được xem là sản phẩmchủ lực, hấp dẫn của du lịch Đà Nẵng với điểm đánh giá dành cho bãi biển Mỹ Khêđạt cao nhất ở tất cả các thị trường.

 Hạn chế:

+ Du lịch biển Đà Nẵng chưa có sự khác biệt nổi trội so với các địa phương khác trongvùng Các hoạt động thể thao, giải trí biển chỉ mới thu hút được đối tượng khách phổthông, chưa có phân khu riêng cho khách cao cấp; các loại hình thể thao, vui chơi giảitrí còn ít đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách

+ Không gian phát triển các sản phẩm du lịch biển chủ yếu được đầu tư ở khu vực SơnTrà, Ngũ Hành Sơn

+ Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp chỉ mới phát triển ở khu vực biển (bờ Đông, phía ĐôngBắc bán đảo Sơn Trà); khu vực núi phía Tây và phía Bắc thành phố (làng Vân) chưađược đầu tư tương ứng với tiềm năng Chất lượng dịch vụ chưa đồng bộ giữa cáckhách sạn cùng hạng Có rất ít thương hiệu khách sạn – khu nghỉ dưỡng siêu sang

 Hướng phát triển:

Đà Nẵng sẽ tập trung đầu tư mở rộng không gian du lịch biển sang khu vực Vịnh ĐàNẵng với hệ thống sản phẩm du lịch 4.0: đa dạng- đẳng cấp – khác biệt và sáng tạo,

đáp ứng tầm nhìn đến năm 2050 trở thành một trong những Trung tâm du lịch nghỉ

dưỡng biển, sinh thái cao cấp, sáng tạo và tổ chức hội nghị, sự kiện lễ hội mang tầm quốc tế” Từng bước thu hút phân khúc khách cao cấp (có khả năng chi trả cao) và

“siêu sang” (có khả năng chi trả rất cao), thông qua:

+ Thu hút các thương hiệu khách sạn, khu nghỉ dưỡng “siêu sang” để tạo giá trị thươnghiệu và sự khác biệt về thiết kế, chất lượng dịch vụ

+ Phát triển ngành công nghiệp du thuyền với hệ thống các du thuyền cao cấp, tàu thủylưu trú đêm trên vịnh, thuyền buồm, thủy phi cơ…

+ Về dài hạn, nghiên cứu đầu tư hình thành một khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp biệtlập, bảo tồn môi trường, hướng đến giới siêu giàu tại Hòn Sơn Trà Con (Hòn Chảo).Ngoài ra, hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo trên nền tảng tài nguyên sẵn cókết hợp với tư duy đa chiều, toàn diện như các sản phẩm du lịch khai thác từ nắng, từgió Đà Nẵng, từ văn hoá ứng xử với bão của Đà Nẵng (Bảo tàng về bão), hay thậm chí

từ rác biển Đà Nẵng (Công viên tái chế), khách sạn lưu trú nổi trên biển (mô hìnhFloating Mansion tại Miami), nhà hàng dưới đáy biển (mô hình nhà hàng Itaa,

Trang 27

Maldives) Ở tầm nhìn dài hạn đến năm 2045, Đà Nẵng có đủ điều kiện để triển khaiphát triển sản phẩm du lịch độc đáo ở quy mô lớn và chuyên biệt tại không gian Vịnh

Đà Nẵng với mô hình du lịch đảo nổi “Trải nghiệm Đà Nẵng 360 độ - với góc nhìnkhông giới hạn và sáng tạo không giới hạn” Đây sẽ là viễn cảnh của du lịch Đà Nẵngđến năm 2045 với trải nghiệm về một điểm đến nhiều công trình, sản phẩm độc đáo,sáng tạo và khác biệt được hình thành từ tư duy đa chiều, đa phong cách

3.3.3 Về sản phẩm du lịch đô thị gắn với mua sắm, vui chơi giải trí và du lịch MICE:

Chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường:

Được du khách đánh giá ở mức tốt; cơ bản đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí,mua sắm của du khách trong và ngoài nước Tuy nhiên, cần phải đầu tư phát triểnthêm các sản phẩm dịch vụ để thu hút các phân khúc khách có mức chi tiêu cao.Theo các kết quả khảo sát khách du lịch của Sở Du lịch:

+ Đối với khách nội địa: du lịch vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực là một trongnhững sản phẩm được yêu thích nhất, trong đó hoạt động khám phá và thưởng thức ẩmthực (tỷ lệ chọn chiếm 89,9%), vui chơi giải trí (chiếm 69,4%), mua sắm (chiếm31,9%)

+ Đối với khách quốc tế: nhóm sản phẩm vui chơi giải trí với Sunworld Bà Nà Hillsđược du khách yêu thích thứ 2 (sau du lịch biển và nghỉ dưỡng biển)

 Hạn chế:

+ Thiếu các khu vui chơi giải trí quy mô, đẳng cấp quốc tế (kể cả tổ hợp giải trí banđêm riêng biệt), chưa có các khu tổ hợp lớn về tài chính, thương mại, mua sắm miễnthuế, khu phi thuế quan, ít trung tâm sự kiện có sức chứa lớn để thu hút những sự kiệnquy mô

+ Các sự kiện, lễ hội ít đổi mới, mở rộng về quy mô, ít sự kiện tạo thương hiệu, dấu ấnquốc tế để phát huy hết giá trị của “Điểm đến sự kiện – lễ hội”

+ Các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của thành phố vẫn đang trong quá trình hoàn thiện

và tiếp cận du khách

+ Các hoạt động du lịch ban đêm của thành phố còn thiếu tính kết nối để tạo thànhvòng trải nghiệm không ngừng của khách, các hoạt động còn bị phân tán ở nhiều khuvực và xen lẫn trong khu dân cư, chưa tổ chức được sự kiện/chương trình nghệ thuậtmang thương hiệu quốc tế định kỳ để làm điểm nhấn về đêm

Ngày đăng: 02/10/2024, 19:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[10] Nguyễn Q.V (2007), Tham luận “Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch”, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Tr 86-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sảnphẩm du lịch”, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt Nam trongquá trình hội nhập quốc tế
Tác giả: Nguyễn Q.V
Năm: 2007
[15] Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng (2020). Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy giá trị di sảnvăn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025
Tác giả: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng
Năm: 2020
[21] UNWTO (2007), “A Practical Guide to Tourism Destination management”, Madrid, Spain Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Practical Guide to Tourism Destination management
Tác giả: UNWTO
Năm: 2007
[3] Điều kiện tự nhiên tại Đà Nẵng (2010). Tổng Cục Thống Kế Cục Thống Kế Đà Nẵng truy cập ngày 23/5/2023 từ https://cucthongke.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc?dinhdanh=140 Link
[11] Nguyễn T.T (2019). Đà Nẵng xây dựng cộng đồng du lịch thân thiện, văn minh.Truy cập ngày 24/5/2023 từ https://www.vtr.org.vn/da-nang-xay-dung-cong-dong-du-lich-than-thien-van-minh.html Link
[13] Phương C. (2021). Hỗ trợ giải quyết việc làm cho đồng bào Cơ tu. Truy cập ngày 23/5/2023 tại https://baodanang.vn/channel/5399/202111/ho-tro-giai-quyet-viec-lam-cho-dong-bao-co-tu-3894123/ Link
[23] Vị trí địa lý và quan hệ vùng (2020). Cổng Thông Tin Điện Tử Thành phố Đà Nẵng Truy cập ngày 23/5/2023 tại https://www.danang.gov.vn/gioi-thieu/chi-tiet?id=40953&_c=37 Link
[1] Diễma, N. T. Á., Linha, H. L. T., Diema, N. T. A., & Linha, H. L. T. (2021). Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân, 3(46), 24-33 Khác
[2] Diệua, D. T. X., & Dieua, D. T. X. Một số giải pháp thu hút khách du lịch nội địa đến thành phố Đà Nẵng hậu COVID-19 Khác
[4] Huỳnh, T. M. L. (2012). Phát triển du lịch biển Đà Nẵng (Doctoral dissertation, Đại học Đà Nẵng) Khác
[5] Hồ, M. T. (2020). Đánh giá văn hóa ứng xử của người dân địa phương đối với khách du lịch nội địa trong phát triển du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng (Doctoral dissertation, Trường Đại học Sư Phạm-Đại học Đà Nẵng) Khác
[6] Lê T. H. (2018). Quản Lý Nhà Nước Về Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng. Luận văn ThS. Quản Lý Kinh Tế Khác
[8] Morrison, A. M. (2018). Marketing and managing tourism destinations. Routledge Khác
[9] Ngô, T. H. (2015). Nghiên cứu hoạt động quản lý điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình:Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) (Doctoral dissertation, H.:ĐHKHXH&NV) Khác
[12] Nguyễn, X. V. (2010). Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng (Doctoral dissertation) Khác
[14] Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng (2023). Báo cáo Tình hình hoạt động du lịch năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 Khác
[16] Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng (2022). Đề án định hướng phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Khác
[17] Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng (2020). Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 Khác
[18] Phúca, H. M., Chunga, T. T. K., Phuca, H. M., & Chunga, T. T. K. (2021). Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại thành phố Đà Nẵng sau tác động của đại dịch COVID-19 Khác
[19] Trần, T. K. Á. (2010). Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng (Doctoral dissertation) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Vai trò của quản lý điểm đến theo nhóm hỗ trợ tư vấn điểm đến, 2012 (Destination Consultancy Group, 2012) [8] - Báo cáo cuối kỳ quản lý Điểm Đến phân tích Độ hiệu quả trong việc quản lý du lịch tại thành phố Đà nẵng
Hình 1. Vai trò của quản lý điểm đến theo nhóm hỗ trợ tư vấn điểm đến, 2012 (Destination Consultancy Group, 2012) [8] (Trang 10)
Hình 2. Mô hình 10 As về sự thành công của một điểm đến [8] - Báo cáo cuối kỳ quản lý Điểm Đến phân tích Độ hiệu quả trong việc quản lý du lịch tại thành phố Đà nẵng
Hình 2. Mô hình 10 As về sự thành công của một điểm đến [8] (Trang 13)
Hình 3: Tổng số cơ sở lưu trú của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2019 [17] - Báo cáo cuối kỳ quản lý Điểm Đến phân tích Độ hiệu quả trong việc quản lý du lịch tại thành phố Đà nẵng
Hình 3 Tổng số cơ sở lưu trú của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2019 [17] (Trang 16)
Hình 4: Nguồn lao động du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2019 [12] - Báo cáo cuối kỳ quản lý Điểm Đến phân tích Độ hiệu quả trong việc quản lý du lịch tại thành phố Đà nẵng
Hình 4 Nguồn lao động du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2019 [12] (Trang 20)
Bảng 1: Các chỉ tiêu phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2019 [17] - Báo cáo cuối kỳ quản lý Điểm Đến phân tích Độ hiệu quả trong việc quản lý du lịch tại thành phố Đà nẵng
Bảng 1 Các chỉ tiêu phát triển du lịch Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2019 [17] (Trang 20)
Hình 5: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý du lịch thành phố Đà Nẵng (Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng) - Báo cáo cuối kỳ quản lý Điểm Đến phân tích Độ hiệu quả trong việc quản lý du lịch tại thành phố Đà nẵng
Hình 5 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý du lịch thành phố Đà Nẵng (Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng) (Trang 21)
Bảng 2: Kịch bản 1 [17] - Báo cáo cuối kỳ quản lý Điểm Đến phân tích Độ hiệu quả trong việc quản lý du lịch tại thành phố Đà nẵng
Bảng 2 Kịch bản 1 [17] (Trang 24)
Bảng 3: Kịch bản 2 [17] - Báo cáo cuối kỳ quản lý Điểm Đến phân tích Độ hiệu quả trong việc quản lý du lịch tại thành phố Đà nẵng
Bảng 3 Kịch bản 2 [17] (Trang 24)
w