1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

214 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Tác giả Bùi Đức Hậu
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh, PGS.TS. Lê Trung Thành
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 46,31 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE QUAN LY DU (18)
  • LICH SINH THAI (18)
    • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN LÝ DU LICH (26)
  • SINH THÁI (26)
    • 3: Phân tích môi trường nội bộ để xác định điểm mạnh, điểm yêu; 4: Xây dựng và lựa (41)
    • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (68)
    • CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA (94)
  • BÀN TỈNH HÒA BÌNH (94)
    • CHƯƠNG 5: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN LÝ DU LICH SINH THÁI TREN DIA BAN TINH HÒA BÌNH TRONG GIAI (161)
  • BÓ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN (179)
    • 2. Bùi Đức Hậu (2020), Nguyên tắc phát triển bền vững của ngành du (179)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (180)
    • O, Dưới 25 tuổi O Từ 25 đến dưới 35 tuổi (187)
    • NOI DUNG CUA PHIEU KHAO SAT (188)

Nội dung

Nghiên cứu sẽ tậptrung vào việc hiểu rõ mức độ tác động của mỗi yếu tố và mối quan hệ giữa chúng, từđó xây dựng một cái nhìn toàn diện về thực trạng và tiềm năng phát triển của DLST tron

LICH SINH THAI

SINH THÁI

Phân tích môi trường nội bộ để xác định điểm mạnh, điểm yêu; 4: Xây dựng và lựa

chọn chiến lược; 5: Xây dựng các biện pháp thực hiện chiến lược; 6: Đánh giá hiệu quả tính khả thi của chiến lược.

Ngoài việc tuân thủ theo các bước như đã nêu ở trên, xây dựng chiến lược phải xác định được các mục tiêu dài hạn, các đảm bảo về nguồn lực, các chính sách cần thiết dé thực hiện các mục tiêu đó Việc lựa chọn chiến lược phải phù hợp với mục tiêu và định hướng chung của nhà nước và đặc thù của từng địa phương, xu hướng và kinh nghiệm quốc tế Quy hoạch PTDL có vai trò rất quan trọng đối với phát triển của ngành như xác định được quan điểm, định hướng lớn cho phát triển của du lịch về thị trường, sản phẩm, không gian du lịch, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, và các giải pháp lớn thực hiện quy hoạch.

Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/01/2013 đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Quy hoạch này dé cập đến 05 quan điểm cụ thé về PTDL như a)

PTDL sẽ trở thành ngành kinh tế chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, đồng thời là động lực thúc đây phát triển kinh tế - xã hội; b) Hướng phát triển của du lịch là chuyên nghiệp, hiện đại, tập trung vào các trọng điểm và điểm đặc biệt dé đảm bao chất lượng và hiệu quả, cũng như củng cô thương hiệu va khả năng cạnh tranh; c) PTDL phát triển cả ở mức nội địa và quốc tế, đặc biệt tập trung vào du lịch quốc tế và cải thiện quản lý du lịch ra nước ngoài; d) PTDL hướng tới bền vững và liên quan chặt chẽ đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan và môi trường, đồng thời đảm bảo an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội đ) Tăng cường xã hội hóa, huy động mọi nguồn luc từ trong và ngoài nước dé đầu tư vào PTDL, tirén khai các hoạt động tuyên truyền và giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về du lịch, và chỉ dao các cấp chính quyền địa phương bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

Việc xây dựng quy hoạch PTDL của tỉnh theo Luật quy hoạch 2017, được tích hợp trong Quy hoạch phát triển KT-XH của toàn tỉnh Việc xây dựng quy hoạch PTDL phải đạt các yêu cầu như: Đảm bảo những quy tắc, nguyên tắc về xây dựng các quy hoạch PTDL được quy định trong Luật Du lịch Phù hợp với Quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội của tinh và nhà nước Phát huy ưu thế về TNTN, vi trí địa lý và các điều kiện khác của địa phương trong PTDL; khai thác cũng như quản lý hợp lý, hiệu qua tài nguyên; đáp ứng nhu cầu PTDL

Nội dung của quy hoạch PTDL của tỉnh bao gồm:

- Phân tích, đánh giá tiềm năng các nguồn lực và hiện trạng PTDL tỉnh Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của ngành du lịch trong tong thé PTDL của vùng và cả nước cũng như trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Xác định quan điểm, mục tiêu, dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án PTDL, vv.

- Xây dựng định hướng không gian du lịch; định hướng phát triển thị trường va sản phẩm du lịch; định hướng về đầu tư, về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch

- Xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư PTDL; nhu cầu sử dụng dat, nhu cầu vốn đầu tư PTDL

- Đề xuất các giải pháp PTDL tỉnh theo các định hướng phát trién.

* Kế hoạch PTDL của tỉnh là cụ thé hóa các chiến lược và quy hoạch PTDL.

Các kế hoạch PTDL có thé là KH hang năm, KH ngăn hạn, trung và dài hạn.

Theo quy định của Luật quy hoạch 2017 và Chiến lược Phát triển Du lịch, công bố chiến lược, quy hoạch và kế hoạch du lịch cấp địa phương là quan trọng.

Chính quyền tỉnh cần tập trung xây dựng và công bố đúng hạn các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch du lịch Đồng thời, phổ biến chiến lược và quy hoạch du lịch chung của vùng và cả nước dé hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và don vị kinh doanh xây dựng chiến lược phù hợp với hướng phát triển toàn cầu và địa phương Điều này giúp đảm bảo thông tin minh bạch, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp và cộng đồng phát triển đúng hướng, tránh lãng phí và kém hiệu quả do không phù hợp với chiến lược quốc

30 gia và địa phương, nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương Điều này càng trở nên quan trọng trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà hàng, khách sạn và nhà nghỉ, đặc biệt là trong các khu vực và điểm du lịch tong thé.

2.2.3.2 Tao lập khuôn khổ pháp luật, chính sách thuận lợi cho phát triển DLST Đề tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Du lịch và Sự kiện (DLST), chính quyền tinh cần xem xét và áp dụng các chính sách cụ thé Quy định về bảo vệ môi trường và TNTN là một trong những chính sách quan trọng Điều này có thể bao gồm việc hạn chế số lượng khách du lịch, bảo vệ động, thực vật hiếm và kiểm soát hoạt động gây ô nhiễm Quyền sở hữu và quản lý rõ ràng cũng là yếu tố quan trọng đề thu hút đầu tư Các chính sách này có thể bao gồm ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp du lịch và quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm du lịch.

Hệ thống quản lý và giám sát hiệu quả là không thê thiếu trong việc thiết lập khuôn khổ pháp luật và chính sách cho DLST Các chính sách cần đảm bảo tuân thủ về an toàn, chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người lao động trong ngành du lịch Việc “thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật”cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét đặc điểm, điều kiện TN-KT-XH của địa phương và tổ chức công tác tuyên truyền, ra văn bản hướng dẫn, tô chức thực thi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực thi chính sách, vv (Nguyễn Tấn Vinh, 2008) Các tỉnh cũng cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, thực hiện mô hình một cửa trong đăng ký đầu tự, kinh doanh theo tinh thần tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch, thuận tiện (Nguyễn Hùng Tu, 2016).

Tổng hợp lai, dé phát trién DLST một cách bền vững, chính quyền tinh cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tô như bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, hỗ trợ doanh nghiệp và xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả Các chính sách này cung cấp cơ sở cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong người bản địa Nhiệm vụ quan trọng của chính quyền tỉnh là chỉ đạo thực hiện các luật và chính sách của Trung ương, đồng thời đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình thực thi.

2.2.3.3 Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Trong quản lý DLST cấp tỉnh, tô chức bộ máy đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Dé dam bảo hoạt động hiệu qua của bộ máy này, cơ cấu của nó phải được xây dựng một cách chặt chẽ và phù hợp Cơ cấu của bộ máy quản lý DLST cấp tỉnh bao gồm những vi trí và chức danh khác nhau, từ người đứng đầu (như Giám đốc Sở Du lịch) cho đến các thành viên trong ban điều hành Mỗi vị trí có nhiệm vụ riêng biệt dé đảm bảo việc quản lý DLST diễn ra thuận lợi và hiệu quả Yêu cầu về nhân lực trong bộ máy này là rất cao Các thành viên phải có kiến thức sâu rộng về DLST, kỹ năng quản lý và kỹ năng giao tiếp tốt Họ cần có khả năng làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.

Bên cạnh việc xây dựng và tổ chức bộ may, dao tao va bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng là một yếu tô quan trọng dé nâng cao năng lực và chất lượng công việc Các khóa đào tạo có thê bao gồm các kỹ năng quản lý, kiến thức về DLST và các vấn đề liên quan như bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng Với việc đầu tư vào đào tạo và boi dưỡng nguồn nhân lực, bộ máy quản lý DLST cấp tinh sẽ có được những thành viên có năng lực cao, san sàng đáp ứng các yêu cầu của công việc và góp phan vào sự phát triển bền vững của DLST trong khu vực.

Theo Điều 73, 74 và 75 của Luật Du lịch 2017, Chính phủ thống nhất QLNN về du lịch, và Bộ VH, TT&DL là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện QLNN về du lịch Các cơ quan khác cũng có trách nhiệm phối hợp với Bộ VH, TT&DL trong việc thực hiện QLNN về du lịch Cấp tỉnh có Ban chi dao du lịch, và từ 01/07/2023, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1536/QD-

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp của luận án được tác gia thu thập từ Sở VH, TT&DL tỉnh Hòa Bình về các số liệu đặc điểm điều kiện PTDL, DLST, các chính sách cấp Trung ương, Địa phương về phát triển và quản lý DLST Ngoài ra các số liệu còn được thu thập từ các trang Website của các Bộ, ban ngành liên quan đến phát triển, quản lý DLST của

Nhà nước và của tỉnh Hòa Bình.

3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện kết hợp với phương pháp phát trién mam Tức là, tác giả sẽ liên hệ với những đáp viên tiềm năng mà chúng tôi quen biết và sau đó nhờ họ giới thiệu thêm những đáp viên khác phù hợp Ngoài ra, chúng tôi cũng đã liên hệ với Sở VH, TT&DL tỉnh Hòa Bình để nhận được sự hỗ trợ của họ trong quá trình xác định mẫu, triển khai thu thập dữ liệu khảo sát.

Tác giả liên hệ trước với các đáp viên (khi có thé) dé thu hút sự hợp tác của họ Tác giả cũng thông báo với họ về tính bảo mật của các câu trả lời, chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu học thuật và hứa hẹn sẽ cung cấp cho họ một bảng tóm tắt về kết quả khảo sát Phiếu khảo sát được gửi đến các đáp viên qua hai hình thức: (1) gửi bản giấy trực tiếp cho các đáp viên và (2) gửi file phiếu khảo sát qua thư điện tử

(email) cho các đáp viên Dé gia tăng tỷ lệ phản hdi cho các phiếu khảo sát qua email, tác giả áp dụng thủ tục nhắc (follow-up) theo hướng dẫn của Dillman et al (2014).

Cụ thé, cứ sau 10 ngày, chúng tôi lại gửi một email nhắc cho những người chưa phản hồi và chúng tôi đã thực hiện 2 lần nhắc như vậy.

3.2.1 Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp

Phương pháp phân tích là phương pháp nghiên cứu bằng cách phân chia cái toàn thé của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cầu thành giản đơn hơn dé nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chat của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách rõ

56 rang hơn, hiểu được cái chung phức tap từ những yếu tố bộ phận ấy.

Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các tài liệu, lý thuyết thu thập được, những kết quả nghiên cứu đề có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tong hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bé sung cho nhau trong nghiên cứu Hai phương pháp này được sử dụng trong luận án từ

Chương | tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây, đến Chương 2 là Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý DLST và đặc biệt sử dụng chủ yếu trong Chương 4 nghiên cứu thực trạng công tác quản ly DLST và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST cũng như được sử dụng cả trong Chương 5 khi nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý DLST trên địa bàn tỉnh Hòa bình.

3.2.2 Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê được sử dụng nhiều trong nghiên cứu kinh tế cũng như các ngành khác Phương pháp thống kê thường được tiến hành theo ba giai đoạn như: Điều tra thống kê: là giai đoạn nhà nghiên cứu tiến hành thu thập các số liệu phản ánh các mặt, các yêu tố khác nhau có liên quan trực tiếp và phản ánh sự vận động, biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng được nghiên cứu; Tổng hợp thong kê: là giai đoạn nhà nghiên cứu kiểm tra, chỉnh lý, hệ thống hóa số liệu đã thu thập được, sau đó phân loại các số liệu này theo các tiêu thức, bảng biểu thống kê ; Phân tích thống kê: là việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khoa học kết hợp với các thao tác tư duy nhằm đưa ra những kết luận về mức độ, xu hướng, tính chất, mối quan hệ giữa các biến số nói lên bản chất sự vật, hiện tượng được nghiên cứu Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu trong Chương 4 khi thu thập và xử lý dữ liệu, số liệu liên quan công tác quản lý DLST, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST.

Phương pháp so sánh là cách thức nghiên cứu khoa học thông qua việc tim ra những sự tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu hoặc giữa đối tương nghiên cứu với các đối tượng khác Phương pháp này có liên quan đến phương pháp

57 thống kê, xác suất, phân tích, tổng hợp Khi so sánh bao giờ cũng có giai đoạn tổng hợp số liệu sau đó phân tích để hiểu được những đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong các Chương 1, 2, 4 và 5 của luận án nham nghiên cứu, đánh về thực trạng công tác quản lý DLST, tình hình phát trién DLST va các các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST trong đó có công tác quản lý DLST, cũng như đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý DLST tại tỉnh Hòa Bình.

3.2.4 Phương pháp phỏng van sâu

Nghiên cứu định tính được sử dụng dé thu thập dữ liệu về thực trạng công tác quản ly DLST, tình hình phát triển DLST tai Hòa Bình đồng thời điều chỉnh, bổ sung các thang đo ý sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam Các thang đo nghiên cứu sau khi được tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu trước đây được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh dé đảm bảo nội hàm của thang đo nghiên cứu diễn đạt đúng bản chất Trong nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu Đối tượng mà tác giả phỏng vấn là 05 chuyên gia trong đó bao gồm 02 cán bộ, nhà quản lý hiện đang công tác tại Sở VH,TT&DL trực tiếp theo dõi, thực hiện các hoạt động và tham mưu các chính sách liên quan tới quản lý DLST tại tỉnh Hòa Bình, 01 chuyên gia nghiên cứu du lịch và

02 lãnh đạo doanh nghiệp người trực tiếp tham gia quản lý tại các , điểm DLST tỉnh

Nội dung của phỏng van sâu tập trung vào 03 khía cạnh: (i) Xác định các thang do trong mô hình nhân tổ ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tinh Hòa Bình; (ii) Xác định tính phù hợp của các thang đo trong mô hình lý thuyết với thực tiễn của DLST tinh Hòa Bình; (iii) Chuẩn hóa các thang do và câu chữ trong bảng hỏi.

Các cán bộ QLNN, chuyên gia và nhà quản lý doanh nghiệp tham gia phỏng van đều cho rang nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST bền vững tỉnh Hòa Bình có vai trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý 05 cán bộ tham gia phỏng vấn đều thống nhất với 45 biến quan sát đề ra cho mô hình 08

BÀN TỈNH HÒA BÌNH

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN LÝ DU LICH SINH THÁI TREN DIA BAN TINH HÒA BÌNH TRONG GIAI

5.1 Phương hướng hoàn thiện quan ly DLST tinh Hòa Binh cho giai đoạn 2023-

5.1.1 Boi cảnh mới ảnh hưởng đến quản lý DLST trên dia ban tinh

DLST đặt nền tảng vào việc khám phá cảnh quan tự nhiên, cảnh quan nhân tạo

- tự nhiên, cảnh quan tự nhiên — nhân tạo và các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng; đồng thời, nó liên kết với giáo dục môi trường và đóng góp vào công tác bảo tồn. Điều này không chỉ mang lại kiến thức cơ bản về sinh thái học cho nhiều đối tượng khác nhau ở nhiều mức độ, mà còn góp phần vào sự giao lưu và tìm hiểu về phong tục tập quán giữa các địa phương cũng như giữa các quốc gia (Nguyễn Văn Thuật,

Trong bối cảnh thế giới năm 2022 đầy biến động và cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia, với những thách thức như xung đột Nga — Ukraina, tình trạng lạm phát tăng cao, và hậu quả nặng nề của đại dịch Covid — 19, ngành du lịch toàn cầu gặp nhiều khó khăn và suy trưởng kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng Tại Việt Nam, để vượt qua những thách thức này, ngành Du lịch cần xây dựng lộ trình tái khởi động, phục hồi và phát triển DLST.

Mặc dù DLST đang dần được chú trọng ở Việt Nam, nhưng vẫn còn những hạn chế như sau:

Về mô hình DLST, Việt Nam chưa phát triển đồng bộ một mô hình nào mà các hoạt động DLST thường nhỏ lẻ và hoạt động kinh doanh chưa thực sự hiệu quả Điều này được giải thích bằng việc quy hoạch và phân vùng phát triển DLST vẫn chưa có su ro ràng.

Việc phát trién DLST hau như chú trọng vào việc bảo tồn và duy tri những khu bảo tồn thiên nhiên do các tô chức quốc tế hỗ trợ vốn, việc kinh doanh từ DLST chưa thực sự hiệu quả do lĩnh vực này khá mới, tỷ lệ khách du lịch quan tâm đến lĩnh vực chưa nhiêu.

Công tác quản lý về DLST vẫn chưa hoàn thiện Tình trạng chặt phá rừng và săn ban động vật trái phép, van còn tồn tại Điều này một phan do người dân chưa ý thức được những hậu quả đối với môi trường sinh thái do hành vi này gây nên CSHT ở các diém DLST cũng chưa được đầu tư đúng mức.

5.1.2 Phương hướng phát triển du lịch và DLST trên địa bàn tỉnh

Phương hướng PTDL và DLST của tỉnh Hòa Bình như đã được nêu trong “Đề án PTDL tỉnh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” của UBND tỉnh Hòa Bình, chúng ta có những điểm quan trọng sau đây:

Thứ nhất, kích thích sức mạnh tổng hợp và tập trung nguồn lực:

- Kích thích hiệu quả sức mạnh tổng hợp bằng việc huy động và đầu tư tập trung vào xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất, nhằm tận dụng tiềm năng và ưu điểm của Du lịch Sinh thái (DLST) theo hướng bền vững.

- Đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ, chuyên nghiệp và hiện dai của DLST.

Thứ hai, đặt trọng tâm vào phát triển bền vững và bảo vệ môi trường:

- Tập trung mạnh mẽ vào phát triển DLST theo hướng bền vững, với sự chú trọng đặc biệt vào bảo vệ môi trường.

- Đặc biệt tập trung vào việc phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng và giá trị cao, thúc day sự kết nối giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dé tạo ra chuỗi giá trị du lich.

- Đảm bảo rằng lợi ích từ hoạt động du lịch được chia sẻ công bằng đối với cộng đồng, doanh nghiệp và du khách.

Thứ ba, huy động nguồn lực nội và ngoại nước:

- Huy động nguồn lực từ cả nước và quốc tế dé phát trién DLST.

- Sử dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, để thực hiện Phát trién Du lịch Sinh thái thông minh.

- Xây dựng một môi trường du lịch an toàn, lành mạnh và văn minh.

(1) Định hướng chung phát triển DLST giai đoạn 2021-2025 và tam nhìn đến năm 2030:

- Thu hút đầu tư trên 20 nghìn tỷ đồng và đầu tư vào xây dựng hạ tầng du lịch.

- Dat 4,9 triệu lượt khách, trong đó có 1 triệu lượt du khách quốc tế.

- Tổng thu nhập từ hoạt động du lich đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng va tạo việc làm cho khoảng 26 nghìn lao động.

- Duy trì mức tăng trưởng của ngành du lịch và nỗ lực xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình đề đạt đủ điều kiện làm khu du lịch quốc gia vào năm 2025.

(2) Định hướng chung phát trién DLST giai đoạn 2026-2030:

- Thu hút đầu tư trên 30 nghìn tỷ đồng và phát triển thương hiệu du lịch tỉnh

- Đạt 7,3 triệu lượt khách, trong đó có 2 triệu lượt du khách quốc tế.

- Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch đạt khoảng 11 nghìn tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 47 nghìn lao động.

- Khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch quốc gia, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Những điểm này giúp làm rõ và chỉ tiết hóa nội dung của Đề án PTDL tỉnh Hòa Binh, tạo điều kiện cho việc thực hiện và phát trién DLST một cách hiệu quả.

(3) Định hướng cụ thể theo từng khu vực:

- Phân khu 1, khu vực cửa ngõ gắn với hệ thống cảng Bích Hạ, Ba Cấp (thuộc một phan các phường: Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh và xã Hòa Bình thành phó Hòa Bình); là khu vực phát triển đô thị, trung tâm dịch vụ hỗn hợp gan voi PTDL.

Với diện tích tự nhiên khoảng 5.220 ha, diện tích đất xây dựng các khu chức năng khoảng 1.230 ha; quy mô lưu trú khoảng 650 - 700 phòng; quy mô dân số khoảng 55.000 người Vì khu vực này là trung tâm thành phó Hòa Bình, bởi vậy định hướng phát triển là ưu tiên phát triển các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng và du lịch; khu vực Bích Hạ, Ba Cấp ưu tiên phát triển dịch vụ hỗ trợ, mở rộng các công trình đầu mối giao thông đường bộ và đường thủy (bãi đỗ xe, cảng đường thủy), phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp gắn với vui chơi giải trí, sân gôn, hệ thống cáp treo; hình thành các không gian quảng trường gắn với các không gian đón tiếp Khoanh vùng kiêm soát, bảo vệ nhà máy thủy điện Hòa Bình; đảm bao an ninh, an toàn khu vực đập thủy điện và các khu vực trọng yêu về an ninh quôc phòng.

- Phân khu 2, khu PTDL tập trung Hiền Lương - Thanh Bình, Vầy Nưa (thuộc địa phận huyện Đà Bắc); là khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, vui chơi giải trí, thể dục thê thao gắn với mặt nước hồ Hòa Bình, khu dân cư mới huyện Đà Bắc Với diện tích tự nhiên khoảng 7.270 ha, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 630 ha; quy mô lưu trú 1.100 - 1.200 phòng, quy mô dân số khoảng 26.000 người Định hướng PTDL tại khu vực này là phát triển các khu nghỉ đưỡng sinh thái gắn với cảnh quan ven hồ, khu vui chơi giải trí trên mặt nước, bến thuyền du lịch; các bản làng văn hóa gan với du lịch cộng đồng; bổ sung thêm hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho huyện Đà Bắc và khu du lịch, phát triển một số khu dân cư mới với mô hình đô thị sinh thái Kiểm soát kiến trúc, tầng cao tại các khu vực ven lòng hồ; khai thác địa hình cảnh quan tự nhiên dé xây dựng các khu chức nang, han chế san gạt địa hình tự nhiên; bảo vệ hệ sinh thái rừng và các không gian tự nhiên ven lòng hỗ; tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ nguồn nước mặt hồ Hòa Bình.

- Phân khu 3, khu phát triển DLST, tự nhiên hoang dã phía Bắc hệ sinh thái hồ Hòa Bình (thuộc địa phận huyện Cao Phong và Đà Bac); là khu vực bảo tồn hệ sinh thái rừng, phát triển DLST, trải nghiệm, nghiên cứu khoa học Diện tích tự nhiên của khu vực này khoảng 10.170 ha, đất xây dựng các khu chức năng khoảng 440 ha, quy mô lưu trú 400 - 500 phòng, quy mô dân số khoảng 9.000 người Với định hướng phát triển nông lâm nghiệp, du lịch cộng đồng gắn với các điểm du lịch thôn bản hiện có; phát triển sản vật địa phương, nâng cấp điều kiện ở, bé sung hệ thống hạ tang xã hội dé hoàn thiện các cụm dân cư hiện hữu cải tạo, hỗ trợ phục vụ du lịch hoạt động sản xuất cũng như hỗ trợ cho du lịch Tuân thủ các quy định pháp luật và luật lâm nghiệp.

- Phân khu 4, phân khu du lịch vịnh Ngdi Hoa - Thung Nai - Suối Hoa (thuộc huyện Cao Phong và Tân Lạc); là khu trung tâm dịch vụ du lịch của khu du lịch hồ

BÓ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN

Bùi Đức Hậu (2020), Nguyên tắc phát triển bền vững của ngành du

lịch và gợi ý cho tỉnh Hòa Bình, Kinh té Châu A — Thái Bình Dương, số 570, trang

3 Bùi Đức Hậu (2022), Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa ban cấp tỉnh: Một số van dé lý luận và thực tiễn Việt Nam, Kinh tế Châu A — Thái Bình Dương, sô 614, trang 31-33.

4 Vu Van Huong, Yong Mai, Bui Duc Hau, Ly Kim Cuong, Le Van Dao (2023), Do firm characteristics in their local context promote corporate ecological and social responsibility? Evidence from a multi-hierarchical analysis, International Review of Economics and Finance, 85 (2023), pp 722-743.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w