1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cuối kỳ môn quản lý Điểm Đến phân tích mô hình du lịch cộng Đồng tại lào cai Ứng dụng phát triển hoạt Động du lịch tại việt nam

41 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Mô Hình Du Lịch Cộng Đồng Tại Lào Cai Ứng Dụng Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hữu Phúc, Võ Ngọc Yến Phương, Tạ Nguyễn Thuỵ Kha, Trịnh Gia Hân, Lê Hoàng Phương Nghi, Nguyễn Hoàng Phương Ngân, Lại Đào Mỹ Linh
Người hướng dẫn Ths NGUYỄN PHẠM HẠNH PHÚC
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản Lý Điểm Đến
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 5,05 MB

Nội dung

Điểm đến là : một địa danh cụ thể hay một khu vực, một vùng lãnh thổ, một quốc gia, cụ thể là nơi mà con người có thể đến và hoạt động tại đó Du lịch cộng đồng là : Theo Luật Du Lịch Việ

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN: QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀO CAI ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN HOẠT

ĐỘNG DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

Giảng viên: Ths NGUYỄN PHẠM HẠNH PHÚC

Sinh viên thực hiện:

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 5, NĂM 2023

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Để có thể hoàn thành bài báo cáo cuối kỳ này, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến:Ban giám hiệu của trường Đại học Tôn Đức Thắng cùng với các giảng viên thuộc khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn Đặc biệt là lời cảm ơn sâu sắc nhất đối với cô Nguyễn Phạm Hạnh Phúc – giảng viên trực tiếp giảng dạy chúng em ở môn học

“Quản Lý Điểm Đến” Cám ơn cô đã giảng dạy nhiệt tình và chi tiết để giúp chúng em

có đủ kiến thức và hành trang không chỉ áp dụng vào bài báo cáo mà còn áp dụng vào cuộc sống sau này

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài báo cáo khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để không chỉ ở bài báo cáo lần này mà còn cả những bài trong tương lai sắp tới của chúng em được hoàn thiện hơn

Kính chúc quý cô có nhiều sức khỏe và thành công trên con đường giảng dạy Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

L I CÁM N Ờ Ơ 2

CH ƯƠ NG 1: Gi i thi u t ng quan ớ ệ ổ 4

1 Lý thuyết (du lịch, điểm đến, du lịch cộng đồng) 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5

4 Kết cấu đề tài 6

CH ƯƠ NG 2: Phân tích mô hình Du l ch c ng đ ng t i Lào Cai ị ộ ồ ạ ng d ng phát tri n ho t đ ng du l ch t i Vi t Nam ứ ụ ể ạ ộ ị ạ ệ 6

2.1 Tổng quan về du lịch cộng đồng tại Lào Cai 6

2.1.1 Đi u ki n đ a lý, l ch sề ệ ị ị ử 6

2.1.2 Đ c đi m dân c lao đ ng t i Lào Caiặ ể ư ộ ạ 8

2.1.3 Đ c đi m kinh t , xã h i, c s h t ngặ ể ế ộ ơ ở ạ ầ 9

2.2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lào Cai (SWOT) 11

2.3 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lào Cai (PEST) 13

2.3.1 Chính sách (Politic) 13

2.3.2 Kinh t (Economic) ế 15

2.3.2 Xã h i - Văn hóa (Society - Culture) ộ 17

2.3.4 Công ngh (Technology) ệ 18

2.4 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Lào Cai 19

2.4.1 Tài nguyên du l ch t nhiên t nh Lào Cai ị ự ỉ 19

2.4.2 Tài nguyên du l ch văn hóa t nh Lào ị ỉ 20

2.4.3 M t s tuy n đi m du l ch chính ộ ố ế ể ị 22

2.5 Đánh giá chung hoạt động Du lịch cộng đồng tại Lào Cai 22

2.5.1 V ngành du l chề ị 22

2.5.2 V dân c , đ a phề ư ị ươ 23ng 2.5.3 C s v t ch t, h t ngơ ở ậ ấ ạ ầ 24

2.5.4 Ch t lấ ượng s n ph m, d ch v du l chả ẩ ị ụ ị 24

2.5.5 B o v , phát huy b n s c, văn hóa dân t cả ệ ả ắ ộ 25

2.5.6 M i liên k t gi a ban qu n lý - các công ty du l ch - c ng đ ng dân c , b n đ a trongố ế ữ ả ị ộ ồ ư ả ị ho t đ ng du l ch c ng đ ng t i Lào Caiạ ộ ị ộ ồ ạ 25

Ti u k t chể ế ương 2 26

CH ƯƠ NG 3: Đ nh h ị ướ ng và m t s gi i pháp đ y m nh phát ộ ố ả ẩ ạ tri n Du l ch c ng đ ng t i Lào Cai ể ị ộ ồ ạ 27

3.1 Định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại Lào Cai 27

Trang 4

3.1.2 Đ nh hị ướng quy ho ch v phát tri n Du l ch c ng đ ng t i Lào Caiạ ề ể ị ộ ồ ạ 28

3.2 một số giải pháp hỗ trợ phát triển Du lịch cộng đồng tại Lào Cai 29

3.2.1 C ch chính sáchơ ế 29

3.2.2 V n và đ u tố ầ ư 30

3.2.3 C s h t ngơ ở ạ ầ 30

3.2.4 Phát tri n thể ương hi u giá tr di s n văn hóaệ ị ả 30

3.2.5 Chuyên nghi p hóa ho t đ ng xúc ti n qu ng bá du l chệ ạ ộ ế ả ị 31

3.2.6 Ch ng ô nhi m môi trố ễ ườ 32ng 3.3 Giải pháp công tác quản lý điểm đến 33

3.4 Kết luận 35

TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả 36

B NG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN Ả 40

Trang 5

CHƯƠNG 1: Giới thiệu tổng quan

1 Lý thuyết (du lịch, điểm đến, du lịch cộng đồng)

Du Lịch là : Theo Bộ Luật số 44/2005/QH11 nêu lên khái niệm rằng du lịch

chính là những hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi

cư trú hiện tại để đáp ứng được các mong muốn khám phá, giải trí, trong mộtkhoảng thời gian

Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) : “là các hoạt động của các cá nhân đitới một nơi ngoài môi tr-ường sống thư-ờng xuyên (nơi sinh hoạt hàng ngàycủa mình) trong thời gian không quá 1 năm liên tục với mục đích chính củachuyến đi không liên quan tới hoạt động kiếm tiền nơi họ đến.”

Cho nên ta có thể rằng du lịch chính là hoạt động của một cá nhân hay bất kì ai

có mục đích đi đến một nơi nào đó khác với nơi cư trú của bản thân và liênquan đến những hoạt động vui chơi , giải trí, nghỉ dưỡng, trong thời gian nhấtđịnh không quá 1 năm và không liên quan đến việc kiếm tiền

Điểm đến là : một địa danh cụ thể hay một khu vực, một vùng lãnh thổ, một

quốc gia, cụ thể là nơi mà con người có thể đến và hoạt động tại đó

Du lịch cộng đồng là : Theo Luật Du Lịch Việt Nam ( 2017 ) nêu lên khái

niệm rằng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa củacộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi nhìn chung ta có thể hiểu du lịch cộng đồng chính là hoạt động của một cộngđồng dân cư trong cùng một khu vực cùng tham gia làm du lịch hay tham giavào các chuỗi cung ứng quản lý du lịch tự tạo ra các sản phẩm trên nền văn hoácủa bản thân bảo tồn phát huy và phát triển nó

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Bài nghiên cứu sẽ đề cập đến mô hình du lịch cộng đồng của nhóm cư dân tạitỉnh Lào Cai một nơi rất nổi bật và thu hút rất nhiều du khách vì bản sắc vănhoá dân tộc và cũng là nơi đặc biệt đang thí điểm nhiều loại hình du lịch cộngđồng cho du khách trải nghiệm , phân tích cụ thể cung như đánh giá về quátrình hoạt động của loại hình này qua nhiều phương hướng khác nhau để có cáinhìn đa dạng từ đó tiếp cận đưa ra kết luận loại hình du lịch này có thực sự phát

Trang 6

triển tại đây hay không từ đó đưa ra giải pháp cung như phương hướng pháttriển

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là

- Khách du lịch đã từng trải nghiệm loại hình du lịch cộng đồng tại làoCai

- Khách du lịch nước ngoài yêu thích cảm nhận văn hoá có mong muốnđến Lào Cai

- Khách du lịch tại Lào Cai

- Người dân địa phương đang thực hiện và không loại hình du lịch cộngđồng tại Lào Cai

Phạm Vi Nghiên Cứu : Tỉnh Lào Cai

4 Kết cấu đề tài

Kết cấu sơ bộ sẽ tiến hành phân tích tìm hiểu khảo sát về du lịch cộng đồng tạiLào Cai qua các bài báo cáo, số liệu thống kê sau đó tiến hành phân tích thựctrạng phát triển du lịch tại lào cai ( Ma trận SWOT ) sau đó phân tích thực trạngtheo (Ma trận PEST ) và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình để ứng dụng,sau cùng là đưa ra giải pháp

CHƯƠNG 2: Phân tích mô hình Du lịch cộng đồng tại Lào Cai ứng dụng phát triển hoạt động du lịch tại Việt Nam 2.1 Tổng quan về du lịch cộng đồng tại Lào Cai

2.1.1 Điều kiện địa lý, lịch sử

a Vị trí địa lý và điều kiện địa hình

Lào Cai là một tỉnh thuộc khu vực miền núi ở phía Tây Bắc Việt Nam Với diệntích tự nhiên là 6.364,03 km2, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên

Trang 7

Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc Về địahình, tỉnh Lào Cai gồm nhiều đồi núi và thung lũng với độ chia cắt sâu, chia cắtngang, độ dốc rất lớn Sở hữu hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy ConVoi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam Vì địa hình chia cắt nên phân đai cao thấpkhá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh LàoCai là một trong những tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc có nhiều đỉnh núi cao như: Phu TaLeng - 3096m, Lang Lung - 2913m, Tả Giàng Phìn - 2850m, đặc biệt đỉnh Phan XiPăng, cao nhất cả nước với độ cao là 3143m

b Tài nguyên đất

Tài nguyên đất tỉnh Lào Cai vô cùng phong phú và đa dạng, với diện tích đất tựnhiên lên đến 636.403 ha Ở Lào Cai có tổng cộng 10 nhóm đất chính: đất mùn trênnúi, đất mùn - vàng đỏ trên núi, đất đỏ vàng, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đấtđen, đất bạc màu, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất phù sa, đất lầy…phù hợp vớinhiều loại cây trồng khác nhau

c Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt tại tỉnh Lào Cai chủ yếu tập trung ở một số sông lớn nhưsông Hồng (chiều dài trong tỉnh 120km), sông Chảy (chiều dài trong tỉnh 124 km),Ngòi Nhù (chiều dài trong tỉnh 68 km) Bên cạnh đó, tài nguyên nước ngầm của LàoCai cũng khá phong phú, với trữ lượng khoảng 30 triệu m3 (trong đó trữ lượng động là4,448 triệu m3)

d Tài nguyên khí hậu

Do sự phân hóa về độ cao địa hình, khí hậu tại tỉnh Lào Cai phân hóa thành 7kiểu và 12 loại sinh khí hậu, phân thành 10 kiểu sinh khí hậu và 43 khoanh vi khí hậu

Có 3 vành đai sinh khí hậu cơ bản và 2 mùa tương đối rõ rệt: Đai khí hậu nhiệt đới (<700m, 20 - 22 độ C), đai khí hậu á nhiệt đới (700m - 1.800 m, 18 - 20 độ C), đai khíhậu ôn đới (> 1.800 m, dưới 15 độ C, vào mùa đông có thể giảm xuống dưới 0 độ C và

có băng giá, mưa tuyết) Bên cạnh đó, còn có các vùng tiểu khí hậu, bao gồm tiểuvùng khí hậu nhiệt đới núi thấp, tiểu vùng khí hậu nhiệt đới núi cao, tiểu vùng khí hậu

á nhiệt đới Ở Lào Cai, mùa mưa sẽ bắt đầu từ tháng 4 đến khoảng tháng 10, còn mùakhô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau

e Tài nguyên rừng

Trang 8

Diện tích rừng tự nhiên ở tỉnh Lào Cai là khoảng 140.512 ha gồm 60.928 harừng kinh doanh, 79.584 ha rừng phòng hộ với 803 ha rừng giàu có tổng trữ lượng gỗđạt 160,75 m3/ha; 10.982 ha rừng trung bình có trữ lượng gỗ là 139,54m3/ha Trong

đó, đặc biệt phải kể đến là Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên

đa dạng, phong phú, gồm 2.024 loài thực vật thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trongsách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng như bách xanh,thiết sam, thông đỏ, đinh tùng, động vật có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trongsách đỏ Việt Nam chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực vật đặc biệt quý hiếm, cókho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của ViệtNam

f Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản là loại tài nguyên nổi bật và cũng được xem là một trong những thếmạnh kinh tế của Lào Cai Các công trình nghiên cứu, tìm kiếm đã phát hiện được 103điểm quặng, 27 vành phân tán trọng sa, nhiều điểm dị thường phóng xạ Khoáng sảntại đây rất đa dạng về chủng loại, gồm cả khoáng sản kim loại, phi kim loại và nhiênliệu với 31 loại khác nhau, đáng kể nhất là đồng, sắt và apatit

g Lịch sử văn hóa

Lào Cai bắt nguồn từ địa danh của một khu đô thị cổ “Lão Nhai” có nghĩa là

“Phố cổ” Thời dựng nước, Lào Cai được xem là trung tâm kinh tế, chính trị quantrọng ở vùng thượng lưu sông Hồng Nhiều nhà sử học cho rằng, Lào Cai là quêhương của Thục Phán An Dương Vương Vào ngày 12/7/1907, tỉnh Lào Cai chínhthức được thành lập, và tên của đô thị cổ trở thành tên tỉnh, bao gồm các đại lý MườngKhương, Bát Xát, Phong Thổ, Bắc Hà và đặc khu Sa Pa Đến năm 1955 huyện PhongThổ chuyển sang khu tự trị Thái Mèo về sau trực thuộc tỉnh Lai Châu Ngày 1/1/1976,

ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ được sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn Ngày1/10/1991, tỉnh Lào Cai được tái thành lập

2.1.2 Đặc điểm dân cư lao động tại Lào Cai

a Dân số và lực lượng lao động

Trang 9

Dân số trung bình năm 2021 của toàn tỉnh Lào Cai đạt 761,89 nghìn người, baogồm dân số thành thị 201,10 nghìn người (chiếm 26,39%), dân số nông thôn 560,79nghìn người (chiếm 73,61%) Trong đó, dân số nam 387,09 nghìn người (chiếm50,81%), dân số nữ 374,80 nghìn người (chiếm 49,19%)

Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại Lào Cai đạt khoảng 382,89nghìn người, giảm 77,55 nghìn người so với năm 2020 (năm 2021, TCTK tính theokhái niệm mới (ILCS 19)) Trong đó, lao động có giới tính là nam chiếm 53,98%, laođộng có giới tính là nữ chiếm 46,02%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm25,00%; lực lượng lao động ở vùng nông thôn chiếm 75,00% Tỷ lệ thất nghiệp củalực lượng lao động trong độ tuổi năm 2021 là 1,94%, trong đó khu thành thị là 3,75%;khu vực nông thôn là 1,34%

b Dân tộc

Lào Cai có 27 dân tộc anh em đang cùng sinh sống Trong đó, gồm có dân tộcKinh, dân tộc H’Mông, dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Thái, dân tộc Giáy, dân tộcNùng, dân tộc Phù Lá, dân tộc Hà Nhì, dân tộc Lào, dân tộc Kháng, dân tộc LaHa, dântộc Mường, dân tộc Bố Y, dân tộc Hoa, dân tộc La Chí, và 11 dân tộc có số dân ít dưới

70 người như các dân tộc Sán Chay, Sán Dìu, Khmer, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô , Ê Đê,Giẻ Triêng, Gia Rai, Chăm, Kà Tu Lào Cai là tỉnh có số dân tộc chiếm 50% tổng sốdân tộc toàn quốc, vì thế, đặc điểm nổi bật trong văn hóa các dân tộc Lào Cai là vănhoá đa dân tộc và giàu bản sắc Ở vùng thấp, người Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai hoangcác thung lũng ven sông, ven suối, sáng tạo truyền thống văn hoá lúa nước Ở khu vựcgiữa, người Kháng, La Ha, Phù Lá, tạo nên văn hoá nương rẫy, phát triển kinh tế đồirừng Ở vùng cao, người H’Mông, Hà Nhì, Dao trồng trọt ở các sườn núi thành ruộngbậc thang, trở thành nét đẹp đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc Về văn hóa ứng xử,Lào Cai là tỉnh thuộc khu vực vùng núi Tây Bắc, với trình độ dân trí chưa cao, vì thế

họ còn những tư tưởng truyền thống như xã hội phụ quyền, đề cao vai trò người đànông trong gia đình và cả ngoài xã hội Tuy nhiên, họ lại là những con người rất mếnkhách và có tính cộng đồng cao

Về đời sống văn hóa, các bộ phận dân tộc ở tỉnh Lào cai ở nhà có tường đất,được dựng ở sườn núi Trang phục của họ phần lớn có gam màu nóng nổi bật, màu đỏkết hợp màu vàng, màu trắng nổi bật lên màu chàm Đồng bào dân tộc tại đây thường

Trang 10

kết hợp sử dụng kỹ thuật thêu và ghép vải màu để tạo nên trang phục cho mình.Chỉriêng về trang phục có 34 kiểu loại với sắc màu, chất liệu khác nhau Qua một khảosát sơ bộ tại tỉnh Lào Cai có gần 100 điệu múa, có đủ 10 họ với 11 chi khác nhau củacác nhạc khí Đặc biệt phải nhắc đến, các lễ hội tại Lào Cai vô cùng đặc sắc và nhộnnhịp, với nhiều loại hình lễ hội phong phú Bao gồm hội cầu mùa, hội gắn với tínngưỡng thờ thần mặt trời, thần nước, phồn thực, bảo vệ rừng, hay một số hội có ýnghĩa giáo dục về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm, đề cao bản sắc văn hoáyêu nước và giữ nước của người Việt cổ Quy mô các lễ hội cũng rất rộng, có hội cóquy mô của cộng đồng làng, bản, quy mô vùng và cả quy mô toàn tỉnh như hội xuânĐền thờ ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà thời gian lễ hội cũng trải dài cả 4 mùa Xuân, Hạ,Thu, Đông

2.1.3 Đặc điểm kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng

Lào Cai là tỉnh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân tầng độ cao rõ rệt,đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triểnnông, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là nhiều loại cây trồng, vật nuôi đặc hữu có giá trịkinh tế cao, như rau, hoa cao cấp, cây ăn quả ôn đới, Bởi vì Lào Cai là một tỉnh cóđến hơn 70% cư dân sinh sống ở khu vực nông thôn, nên nông lâm nghiệp là kế sinhnhai chính, là nền tảng để xây dựng các ngành kinh tế khác Tuy nhiên, trong nhữngnăm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được chuyển dịch phù hợp, theo hướng giảmdần tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản vàdịch vụ nông nghiệp Với vị trí địa lý thuận lợi, có cửa khẩu quốc tế Lào Cai - HàKhẩu đóng vai trò trung tâm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - HàNội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà còn cảcác nước ASEAN với thị trường tỉnh Vân Nam và miền Tây Nam (Trung Quốc) Với

hệ thống giao thông liên vùng, liên quốc tế, Lào Cai đã tập trung xây dựng khu kinh tếcửa khẩu, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, dịch vụ, tạo môi trường thúc đẩy loạihình dịch vụ cửa khẩu phát triển phong phú, xuất nhập khẩu hàng hóa

Theo thông báo từ Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cainăm 2022 đạt khá (9,02%, cao hơn 3,57% so với năm 2021) và xếp thứ 4/14 tỉnh trongvùng và 26/63 tỉnh, thành phố, đồng thời tăng 3 bậc so năm 2021 Bên cạnh đó, quy

Trang 11

mô kinh tế tại đây cũng được mở rộng, năm 2022 ước tính đạt gần 68.000 tỷ đồng, xếpthứ 4/14 tỉnh trong vùng, xếp thứ 42/63 tỉnh, thành phố và tăng 01 bậc so năm 2021

Về cơ sở hạ tầng, Lào Cai có hệ thống hạ tầng giao thông liên vùng, liên quốc

tế, bao gồm đường bộ cao tốc, đường sắt, đường thủy và tương lai gần có đường hàngkhông Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai với tổng diện tích 15.929,8ha có cơ sở hạ tầng,dịch vụ tương đối đầy đủ và là một trong chín Khu Kinh tế cửa khẩu trọng điểm đượcChính phủ đầu tư Bên cạnh đó, mạng lưới viễn thông 3G, 4G phủ sóng đã được phủsóng toàn tỉnh Là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch cao, vì thế tạiLào Cai các hệ thống ngân hàng đã được chú trọng đầu tư và mở rộng, cụ thể có 14 hệthống chi nhánh ngân hàng, 02 quỹ tín dụng đáp ứng nhu cầu giao dịch, 11/14 ngânhàng có hoạt động thanh toán biên mậu với Trung Quốc

Về hạ tầng hàng không, hiện tại tỉnh Lào Cai đang tổ chức lựa chọn nhà đầu tư

dự án Cảng Hàng không Sa Pa trên cơ sở chủ trương đầu tư được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt vào tháng 10/2021 Việc xây dựng Cảng Hàng không Sa Pa có sức lantỏa rất lớn đối với tỉnh Lào Cai nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung Dự án này đãthúc đẩy nhanh tiến trình phát triển, hội nhập quốc tế, tạo liên kết vùng của Lào Caivới các địa phương của Việt Nam, cũng như khu vực phía Tây Nam của Trung Quốc

Về hạ tầng đường bộ, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tạidoanh nghiệp và Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam hoàn thiện thủ tục

để khởi công đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai quy mô 4 làn

xe trong năm 2023 và phấn đấu hoàn thành trong năm 2025

2.2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lào Cai (SWOT)

Với phương châm “Lấy văn hóa dân tộc là nền tảng và kim chỉ nam cho việctạo ra các thế mạnh, các sản phẩm du lịch, đồng thời gắn việc khai thác du lịch với bảotồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch” TÍnh từ năm 2005, Lào Cai

đã triển khai đề án phát triển du lịch cộng đồng tại 2 xã Bản Hồ (tiêu biểu là thôn BảnDền) và San Sả Hồ (tiêu biểu là thôn Cát Cát) thuộc huyện Sa Pa Năm 2010, trên địabàn tỉnh đã có 30 hộ được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia đình, đến

Trang 12

năm 2016 có 200 hộ kinh doanh homestay, 12 điểm du lịch cộng đồng, riêng huyện Sa

du lịch cộng đồng, tập trung chủ yếu ở 2 huyện là Sa Pa và Bắc Hà

Để hiểu rõ thêm về thực trạng của du lịch cộng đồng tại tình Lào Cai, chúng ta

sẽ tiến hành phân tích SWOT

● S - Strengths (Điểm mạnh)

- Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:

+ Tài nguyên thiên nhiên: khí hậu mát mẻ, địa hình đa dạng với nhiều cảnh quanđẹp, hoang sơ đặc trưng như ruộng bậc thang đặc trưng tại Mường Hoa, NậmCang, Trung Chải (Sa Pa), Y Tý, …

+ Tài nguyên văn hóa: là nơi sinh sống của khoảng 27 dân tộc anh em, mang nhiềubản sắc văn hóa khác biệt, nổi bật, đa dạng và phong phú, cùng với các truyềnthống văn hóa lịch sử, kho tàng nghệ thuật gồm trang phục, ẩm thực, các lễ hội,tập tục, nếp sống của cư dân vùng cao

- Tiếp giáp với các tỉnh có khả năng hợp tác phát triển du lịch tốt: kết hợp pháttriển tour tuyến với các tỉnh lân cận như Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái

- Sự hợp tác của cộng đồng địa phương: cư dân địa phương có nhận thức về việclàm du lịch, vì công việc này giúp họ có thêm nguồn thu nhập ngoài việc làmnông Minh chứng cho việc này là sự xuất hiện của hàng loạt homestay tại tỉnhLào Cai Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, đây cũng là địa phương có số hộđồng bào dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch homestay đông nhất với trên1.000 hộ

● W - Weaknesses (Điểm yếu)

Trang 13

- Chất lượng dịch vụ chưa cao: các dịch vụ cung cấp cho du khách chưa thật sựphong phú và mới mẻ, mà chỉ dừng lại ở mức độ hài lòng

- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ: cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại các điểm du lịchcộng đồng còn thiếu đồng bộ, chưa được đầu tư đúng mức

- Chưa ứng dụng công nghệ vào hoạt động dịch vụ nhiều: người dân các thôn,bản chưa có khả năng tiếp xúc với công nghệ, phụ thuộc vào người điều hànhtour nên thu nhập chưa cao

- Thiếu sự liên kết giữa các hộ dân: hoạt động du lịch cộng đồng nhỏ lẻ, chưa có

sự liên kết giữa các hộ dân với nhau

- Chưa khai thác được hết thế mạnh hiện có tại tỉnh

● O - Opportunities (Cơ hội)

- Phát triển du lịch cộng đồng theo xu hướng bền vững

- Quảng bá nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng núi Tây Bắc

- Phát triển thị trường khách du lịch quốc tế, đặc biệt là nhóm khách có sự quantâm đến đời sống của cư dân địa phương

● T - Threats (Thách thức)

- Sự cạnh tranh về thu hút khách với các tỉnh lân cận

- Xu hướng đi du lịch thay đổi liên tục nên cần có sự bắt kịp xu hướng và thayđổi phù hợp

- Đa dạng hóa sản phẩm bổ trợ và chất lượng dịch vụ

- Dịch COVID - 19 đang có nguy cơ hoành hành trở lại

2.3 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Lào Cai (PEST)

2.3.1 Chính sách (Politic)

Hiện nay, để thúc đẩy phát triển du lịch tại tỉnh Lào Cai, Cơ quan chính quyềntại tỉnh Lào Cai đã đưa ra chính sách Quyết số 06/2021/NQ-HĐND nhằm đưa ranhững chính sách phục vụ phát triển du lịch toàn tỉnh Lào Cai từ năm 2021 đến năm

2025 Trong đó, các chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động du lịch như chính sách hỗtrợ vốn đầu tư phát triển các điểm đến du lịch và các sản phẩm du lịch cộng đồng,chính sách hỗ trợ cho các câu lạc bộ phục vụ âm nhạc dân gian tại các điểm đến

Trang 14

Đối với nguồn vốn, Cơ quan chính quyền tỉnh Lào Cai điều phối nguồn vốn ủythác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai, cho vay đầu tư điểm du lịch vàphát triển sản phẩm của mô hình du lịch cộng đồng Vốn đối ứng của Ngân hàngChính sách xã hội sẽ được bù đắp từ nguồn vốn cho vay Chương trình tạo việc làm bởiNgân hàng Chính sách xã hội quản lý Nhờ nguồn vốn hiệu quả, nhiều mô hình du lịchcộng đồng được cho phép hoạt động, góp phần làm tăng thu nhập cho cộng đồng địaphương nói riêng và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung

Ngày nay, Lào Cai vẫn luôn xây dựng và khẳng định hình ảnh “Lào Cai an toàn– hấp dẫn – khác biệt” đối với du khách trong nước và quốc tế Theo Nghị quyết số11NQ/TU về phát triển du lịch Lào Cai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 củaBan Thường vụ Tỉnh ủy, đã nhấn mạnh đẩy mạnh du lịch phát triển đột phá thànhngành kinh tế mũi nhọn với mục tiêu hướng tới phát triển bền vững; giữ gìn và pháthuy những tài nguyên du lịch văn hóa mang đậm giá trị truyền thống của những đồngbào dân tộc thiểu số; bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; tạo việc làm, đảmbảo đời sống xã hội cho người dân; đảm bảo về nền an ninh – chính trị, trật tự an toàn

xã hội

Theo kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, cộng đồng địa phương cầnđược tạo cơ hội để trực tiếp trong quá trình tham gia và đạt quyền lợi từ hoạt động dulịch Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai kêu gọi xây dựng một cộng đồng phục

vụ ngành du lịch một cách văn minh, hiếu khách khi giao tiếp với du khách trong nước

và quốc tế; đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng và các loại hình du lịch khácnhư sinh thái, nông nghiệp; nâng cao vai trò của các tổ chức hỗ trợ việc làm trongngành du lịch

Không những vậy, nhằm phát triển loại hình du lịch cộng đồng một cách bềnvững, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đã đưa ra nghị quyết về chính sách hỗ trợ pháttriển du lịch cộng đồng tại tỉnh Lào Cai từ năm 2021 – 2025, từ đó, đưa ra những giảipháp hỗ trợ trong đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ ngành du lịch; đào tạonguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao; xây dựng đa dạng nhiều sản phẩm dulịch của tỉnh và đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch cộng đồng Từ những giải pháp

Trang 15

hỗ trợ về vốn đầu tư cho các điểm du lịch, sản phẩm du lịch cộng đồng và các câu lạc

bộ, đội biểu diễn âm nhạc dân gian, đã góp phần mở đường cho du lịch cộng đồng củatỉnh Lào Cai phát triển bền vững

Theo ông Hà Văn Thắng – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnhLào Cai, nêu rằng: “Hỗ trợ phát triển điểm du lịch thì các tổ chức, cá nhân có thể đượcvay nguồn vốn khoảng 2 tỷ đồng để phát triển hoàn thiện các điểm du lịch Chính sáchthứ 2 là hỗ trợ các hộ gia đình, các thành viên trong hộ gia đình xây dựng các sảnphẩm du lịch cộng đồng Chính sách thứ 3 là hỗ trợ thành lập mới các câu lạc bộ, cácđội văn nghệ dân gian, kinh phí hỗ trợ là 40 triệu đồng/ câu lạc bộ hoặc đội văn nghệ”

Theo ông Vũ Văn Cài – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, những vấn đềkhó khăn trong tổ chức hoạt động du lịch của cá nhân/ tổ chức sẽ được giải quyếtthông qua những chính sách cụ thể, phù hợp cho từng đối tượng, từ đó, góp phần đẩymạnh du lịch phát triển trong địa phương Qua đó, quá trình ban hành những chínhsách hỗ trợ phát triển du lịch đã tạo nên cơ hội cho du lịch tỉnh Lào Cai vươn lên, trở

thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

2.3.2 Kinh tế (Economic)

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã có sự tăng trưởng cao trong hoạt động

du lịch, góp phần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Trong năm 2022, khách

du lịch đến với tỉnh Lào Cai ước đạt trên 4,4 triệu lượt khách với 34.000 lượt kháchnước ngoài, mang lại nguồn thu trong du lịch khoảng 15.130 tỷ đồng

Đặc biệt, tại các điểm du lịch thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, lượng khách du lịch đạt trên 1 triệu lượt khách/ năm, chiếm gần 1/5 tổng số lượng khách du lịch của tỉnh Lào Cai Từ đó, ta có thể thấy được rằng, doanh thu từ mô hình du lịch cộng đồng đã đóng góp một phần lớn vào tổng doanh thu của ngành du lịch tỉnh Lào Cai

Không dừng lại ở đó, tỉnh Lào Cai tiếp tục đưa ra kế hoạch phấn đấu đến năm

2025 với mục tiêu thu hút 10 triệu lượt khách với 1,5 triệu lượt khách quốc tế; mang

Trang 16

lại tổng doanh thu từ ngành du lịch khoảng 44.500 tỷ đồng và thu nhập từ ngành dulịch chiếm khoảng 15% - 17% GRDP của tỉnh

Qua đó, với sự tăng trưởng trong tổng doanh thu từ du lịch, tỉnh Lào Cai đã đầu

tư vào quá trình bảo vệ, giữ gìn, tu bổ những tài nguyên du lịch văn hóa, các di tíchvăn hóa – lịch sử tại các điểm du lịch của tỉnh Trong đó, các kế hoạch đầu tư trong dulịch cần báo cáo đánh giá tác động môi trường, và cam kết thực hiện theo quy chế bảo

vệ môi trường của pháp luật

Có thể thấy được rằng, sự phát triển mạnh của du lịch là kết quả tích cực, thúc đẩy

sự bình đẳng xã hội kết hợp với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thốngcủa địa phương Đối với các doanh nghiệp du lịch, nhiều giải pháp hỗ trợ cho ngườidân địa phương được thực hiện như tuyển dụng, hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cấp cơ sở

hạ tầng, sản phẩm/ dịch vụ du lịch,… Không những vậy, ngành du lịch đã giải quyếtcác vấn đề việc làm cho cộng đồng địa phương, thu hút người dân tham gia vào quátrình xây dựng và phát triển du lịch, hạn chế tình trạng nghèo đói trong tỉnh Bên cạnh

đó, ngành du lịch còn góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân trong một sốngành lao động như thủ công mỹ nghệ, sản xuất và cung cấp các sản phẩm cộng đồng,

… Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai còn ghi nhận 19 điểm thực hiện mô hình du lịch cộngđồng tại các khu vực như Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát, Bảo Yên, , đồng thời chophép khoảng 1000 hộ gia đình đạt đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia vớimức thu nhập trung bình từ 50 - 70 triệu đồng/ năm/ hộ gia đình và có thể đạt đến 150

- 200 triệu đồng/ năm/ hộ gia đình

Điển hình như, tại Sa Pa, mô hình homestay tại các điểm du lịch cộng đồngphát triển với khoảng 154 cơ sở kinh doanh homestay, chủ yếu tại các vùng như xã TảVan, Tả Phìn, Lao Chải,… với giá thuê từ 70.000 – 100.000 đồng/1 người/ đêm Nhiềuhomestay được đầu tư và quản lý tốt, có khả năng liên kết với các doanh nghiệp lữhành và tăng cường công tác quảng bá qua các trang website, góp phần mang lạinguồn lợi nhuận cho chủ kinh doanh Theo lời người dân kinh doanh homestay và nhàhàng cho biết: “Trừ đi tất cả các khoản chi phí mỗi năm cũng để ra được vài 500 – 700triệu Em không phải nộp bất kỳ khoản thuế hay phí gì cả vì được miễn mà, chỉ phải

Trang 17

khai báo khách và nộp 10.000 đồng/ khách ngủ qua đêm cho xã” Tuy nhiên, đa số cácchủ homestay bản địa chỉ nhận về những du khách lẻ, thời gian lưu trú khá ngắn vàchủ yếu phụ thuộc vào nguồn khách từ hướng dẫn viên và các công ty du lịch từ HàNội và Sapa, vì vậy, lợi nhuận thu được không quá cao

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều hộ gia đình tham gia mô hình du lịchcộng đồng góp phần nâng cao đời sống của họ cả về tinh thần và thể chất Du lịchmang lại cho người dân nguồn thu nhập từ hoạt động thu thuế, phí tham quan, vé vàocổng và một số dịch vụ khác Mặt khác, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chếtrong kinh doanh du lịch, chủ yếu làm các công việc đơn giản như vận chuyển, kinhdoanh dịch vụ lưu trú tại các bản làng, khuân vác hành lý cho khách du lịch,…, vì vậy,thu nhập của những người dân tộc thiểu số khá thấp và người dân tộc được nhậnnguồn lợi từ du lịch chiếm tỷ lệ khá nhỏ Bên cạnh đó, các sản phẩm hàng hóa đượccung cấp bởi đồng bào dân tộc thiểu số thường bị trả giá thấp nên người dân thườngđem bán những mặt hàng có giá trị cao nhằm phục vụ tiêu dùng của du khách nhưnglại mua về những sản vật có giá trị thấp hơn để phục vụ nhu cầu trong đời sống và giađình

2.3.2 Xã hội - Văn hóa (Society - Culture)

Về mật độ dân số, số dân tỉnh Lào Cai tăng khoảng 10.000 người/ năm trong 20năm vừa qua Vào năm 2010, toàn tỉnh có đến 626.798 người dân sinh sống, nhưngđến 2020, số lượng tiếp tục tăng lên đến 746.355 người Theo Nghị quyết số 21 củaTrung ương Đảng, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã nêu lên mục tiêu dân số trong giai đoạn

2020 – 2025 và xác định được tổng số dân của tỉnh năm 2025 đạt khoảng 812.063người

Ngoài ra, cơ cấu dân số tỉnh Lào Cai có sự chuyển biến tích cực với số ngườitrong độ tuổi lao động tăng cao (15 – 64 tuổi) và chiếm khoảng 64,15% so với tổng sốdân của tỉnh trong năm 2019 Không những vậy, toàn tỉnh có đến khoảng 66,2% trêntổng số dân là người dân tộc thiểu số vào năm 2019 Vì vậy, việc phát triển loại hình

du lịch cộng đồng góp phần hỗ trợ cho người dân toàn tỉnh nói chung và đồng bào dântộc thiểu số nói riêng về vấn đề việc làm và thu nhập Tính đến tháng 6/2022, có đến

Trang 18

gần 22.400 người dân được giải quyết việc làm, cụ thể là 12.730 người thuộc đồng bàodân tộc thiểu số và khoảng 8000 người lao động tham gia làm việc trong lĩnh vực dulịch

Dựa vào những tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịchvăn hóa, Lào Cai đã trở thành một trong các tỉnh đầu tiên vận dụng mô hình phát triển

du lịch gắn với vấn đề xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng địa phương, cụ thể là đồngbào dân tộc thiểu số, đặc biệt là nhờ sự trợ giúp của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thếgiới về nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói giảm nghèo tại Sa

Pa vào năm 1988) và sự hỗ trợ của Tổ chức Bánh mỳ Thế giới trong quá trình triểnkhai thực hiện 2 mô hình du lịch cộng đồng tại xã Bản Hồ và San Sả Hồ Theo kết quảthống kê, toàn tỉnh Lào Cai có đến hơn 1000 hộ gia đình thuộc đồng bào dân tộc thiểu

số tham gia phát triển du lịch cộng đồng theo hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú Từ

đó, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch công nhận là tỉnh phát triểnthành công nhất cả nước về mô hình du lịch cộng đồng homestay, nổi tiếng tại cácđiểm như: Tả Van, Tả Phìn, Ý Tý, Tà Chải, Bản Liền,… Và đặc biệt, bộ phận dân tộcngười Dao tại khu vực xã Tả Phìn, Tả Van,… chuyển đổi ngành nghề từ độc canh câylúa sang lĩnh vực du lịch

Bên cạnh đó, phát triển du lịch cộng đồng không chỉ giải quyết việc làm chocộng đồng địa phương, mà còn góp phần lưu giữ, phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa– truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Không những vậy, nó còn tuyên truyền vàquảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam, con người và văn hóa dân tộc đến với nhữngkhu vực khác trong nước và quốc tế Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, do quátrình giao lưu văn hóa đã khiến cho văn hóa của địa phương có xu hướng thay đổi, dẫnđến nhiều lễ hội không được tổ chức theo nguyên bản và không còn sức hút với ngườidân bản địa Vì vậy, để tiếp tục thực hiện các lễ hội, cơ quan chính quyền cần hỗ trợđầu tư về chi phí về tuyên truyền, khích lệ các xã liên kết tổ chức với nhau Không chỉ

về vấn đề tổ chức các lễ hội, mà trang phục truyền thống của cộng đồng địa phươngcũng chuyển đổi, chủ yếu mặc vào những ngày lễ, Tết Theo lời nhận xét của ngườidân rằng: “Thanh niên bây giờ toàn tóc xanh xanh đỏ đỏ thôi, mặc quần bò hết rồi,

Trang 19

nghe nhạc Tây rồi, không mặc đồ truyền thống đâu Chỉ đến ngày lễ tết mới bắt chúngmặc được”

Ngoài ra, tỉnh Lào Cai vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong quá trình quản lý cácvấn đề xã hội trong quá trình phát triển du lịch Đặc biệt là vấn đề chèo kéo du kháchvẫn luôn xuất hiện, chưa được giải quyết triệt để Điển hình như khu vực Sa Pa có đếnkhoảng 500 tình huống, có cả người lớn và trẻ em thực hiện hình thức chèo kéo, đeobám khách du lịch và đa phần thuộc đồng bào dân tộc thiểu số Không những vậy,nhiều trường hợp phản động trà trộn vào người dân bản làng bằng hình thức du lịchcộng đồng homestay với mục đích tuyên truyền, phá vỡ sự tin tưởng của người dândành cho cơ quan chính quyền Nhà nước, và chia rẽ tình đoàn kết giữa các đồng bàodân tộc

2.3.4 Công nghệ (Technology)

Hiện nay, với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Lào Cao

đã đưa ra những giải pháp hỗ trợ phát triển, trong đó nhắc đến vấn đề ứng dụng nhữngthành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình phát triển du lịch cộngđồng

Trong thời gian gần đây, tỉnh Lào Cai đã xây dựng và phát triển các nền tảng số cơbản phục vụ cho lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng, bao gồmnhững nền tảng thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước nói chung vàquản lý du lịch nói riêng; thu thập những dữ liệu về tài nguyên du lịch tự nhiên và vănhóa, thương mại điện tử góp phần kết nối các tổ chức cung ứng dịch vụ và khách dulịch; hệ thống quảng bá, tuyên truyền hình ảnh du lịch cộng đồng tỉnh Lào Cai trên cáctrang nền tảng số

Bên cạnh đó, những Cổng thông tin du lịch tỉnh Lào Cai đã hình thành chức năng tựđộng chuyển đổi ngôn ngữ giúp cho khách du lịch quốc tế có thể truy cập và tìm hiểuthông tin dễ dàng Từ đó, du khách có thể truy cập, tìm kiếm những thông tin về cáctour tuyến, điểm du lịch cộng đồng, homestay, nhà hàng, ; và du khách cũng có thể tựliên hệ đến các nhà cung ứng, hoặc tự đặt các dịch vụ, thanh toán online thông quanhững nền tảng công nghệ

Trang 20

Qua đó, du lịch tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2025 rằng các doanh nghiệp lữhành, nhà cung ứng dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động du lịch.

Từ đó, các doanh nghiệp, tổ chức, công ty có thể gửi/ nhận các hóa đơn điện tử mộtcách dễ dàng và nhanh chóng Ứng dụng công nghệ vào hoạt động du lịch cộng đồnggóp phần giúp cho khách du lịch có thể kết nối với các điểm đến và tăng trải nghiệmcác dịch vụ Ngoài ra, ngành du lịch tỉnh nói chung và mô hình du lịch cộng đồng nóiriêng cần phối hợp với các ngành nghề lao động khác trong địa phương nhằm thực

hiện liên kết, hợp tác hiệu quả trong thực hiện chuyển đổi số

2.4 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Lào Cai

2.4.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Lào Cai

Lào Cai là khu vực nằm tại vị trí trung tâm thuộc vòng cung Tây Bắc Sự đa dạng vềcảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đã góp phần tạo tiềm năng, lợi thế để phát triển cácloại hình du lịch, trong đó có cả loại hình du lịch cộng đồng tại tỉnh Lào Cai Đầu tiên, tỉnh Lào Cai nổi tiếng với địa hình vùng núi phức tạp, đặc biệt là đỉnh núiFansipan (thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn) cao nhất Việt Nam với độ cao 3.143m Vớiđịa hình chủ yếu là vùng núi cao, tỉnh Lào Cai hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên núirừng hùng vĩ, những hang động, thác nước và sự phong phú, đa dạng về các loại động,thực vật, từ đó, góp phần tạo nên những tài nguyên du lịch có giá trị để phát triểnngành du lịch nói chung và loại hình du lịch cộng đồng nói riêng

Không những vậy, sự đa dạng trong địa hình cũng góp phần phân hóa thành nhiềuvùng khí hậu riêng biệt Điển hình như, tại các vùng núi như Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, thường có khí hậu mát mẻ vào mùa hè và trở lạnh vào mùa đông, với nhiệt độ trungbình quanh năm khoảng 15 - 20 độ C Vì vậy, với khí hậu mát mẻ quanh năm, tỉnh LàoCai có thể xây dựng nên nhiều điểm du lịch vui chơi, khu nghỉ dưỡng lý tưởng nhằmphục vụ và thỏa mãn nhu cầu du lịch của du khách trong nước và quốc tế Ngoài ra,khí hậu mát mẻ cũng góp phần giúp cho Lào Cai có thể trồng những loại rau củ, tráicây ôn đới một cách thuận lợi để du khách có thể tham quan và thưởng thức Khôngnhững đa dạng về địa hình, khí hậu, tỉnh Lào Cai còn thừa hưởng một thảm động thựcvật cực kỳ phong phú Có thể kể đến các loại gỗ quý như: thiết sam, thông tre, thông

đỏ, dẻ tùng, ; các loài cây dược liệu quý hiếm: thảo quả, sa nhân, đương quy, và

Ngày đăng: 02/10/2024, 19:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Cao Cường (2021). Dân số là động lực quan trọng . Truy cập ngày 30/04/2023, tại nguồn: https://baolaocai.vn/dan-so-la-dong-luc-quan-trongpost346197.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số là động lực quan trọng
Tác giả: Cao Cường
Năm: 2021
6. Trà Thanh. Phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai . Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học và Công nghệ. Truy cập ngày 29/04/2023, tại nguồn:https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/348567/CVv39S232022075.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai
7. Trần Xuân Huệ (2023). Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững . Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai. Truy cập ngày 29/04/2023, tại nguồn:http://bantuyengiao.laocai.org.vn/tin-tuc-hoat-dong/phat-trien-du-lichcong-dong-theo-huong-ben-vung-1107240 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững
Tác giả: Trần Xuân Huệ
Năm: 2023
8. Thanh Thương. Lào Cai: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa . Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai. Truy cập ngày 29/04/2023, tại nguồn: http://qlqh.laocai.gov.vn/vi/bai-viet/99629.Thanh Hà - Trần Tuấn (2021). Lào Cai quan tâm hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng . Truyền hình Lào Cai. Truy cập ngày 29/04/2023, tại nguồn:http://laocaitv.vn/tin-tuc/lao-cai-quan-tam-ho-tro-phat-trien-du-lich-congdong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lào Cai: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa".Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai. Truy cập ngày 29/04/2023, tạinguồn: http://qlqh.laocai.gov.vn/vi/bai-viet/99629. Thanh Hà - Trần Tuấn(2021). "Lào Cai quan tâm hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng
Tác giả: Thanh Thương. Lào Cai: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa . Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai. Truy cập ngày 29/04/2023, tại nguồn: http://qlqh.laocai.gov.vn/vi/bai-viet/99629.Thanh Hà - Trần Tuấn
Năm: 2021
10. Lào Cai: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Truy cập ngày 29/04/2023, tại nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/lao-cai-phat-trien-du-lichthanh-nganh-kinh-te-mui-nhon-20201020081752655.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lào Cai: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
11. Hiệu quả tín dụng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch ở Lào Cai (2022). Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 29/04/2023, tại nguồn:https://baochinhphu.vn/hieu-qua-tin-dung-chinh-sach-ho-tro-phat-triendu-lich-o-lao-cai-1022211111232402.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả tín dụng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch ở Lào Cai
Tác giả: Hiệu quả tín dụng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch ở Lào Cai
Năm: 2022
1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI. HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 20202025 CỦA TỈNH LÀO CAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 Khác
2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI. BAN HÀNH KHUNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 Khác
3. Lã, T. B. Q. (2018). Sự bền vững trong phát triển du lịch tại Sa Pa 4. Nguyễn, T. H. (2011). Du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam(Nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình) (Doctoral dissertation, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w