Chẳng hạn, có người căn cứ vào nội dung của các quy định pháp luật thực định, có người lại căn cứ vào hình thức pháp luật, có người lại căn cứ vào lịch sử phát triển của hệ thống pháp lu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI – THỰC TIỄN
VÀ XU HƯỚNG
Lớp B15 – Nhóm 4
1 Nguyễn Thái Gia Khang MSSV: 215200914
2 Phan Nguyễn Gia Khánh MSSV: 215120370
3 Nguyễn Quang Anh Khôi MSSV: 205041024
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Trang
TP Hồ Chí Minh - Năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
Giới thiệu tổng quan 3
1 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHÂU ÂU LỤC ĐỊA ( CIVIL LAW ) 4
1.1 CÁC TÊN GỌI KHÁC 4
1.2 CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG 4
1.3 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN 4
1.4 THỰC TIỄN 4
1.5 XU HƯỚNG 5
2 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH MỸ ( COMMON LAW ) 7
2.1 CÁC TÊN GỌI KHÁC 7
2.2 CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG 7
2.3 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN 7
2.4 THỰC TIỄN 7
2.5 XU HƯỚNG 8
3 HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HỒI GIÁO ( ISLAMIC LAW ) 9
3.1 CÁC TÊN GỌI KHÁC 9
3.2 CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG 9
3.3 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN 9
3.4 THỰC TIỄN 10
3.5 XU HƯỚNG 11
Kết luận 13
Danh mục tài liệu tham khảo 14
2
Trang 3Giới thiệu tổng quan
Hệ thống pháp luật của nhóm quốc gia còn được gọi là “ dòng họ ” hay “ gia đình pháp luật ” là khái niệm dùng để chỉ tập hợp pháp luật của một nhóm quốc gia có những đặc thù giống nhau về lịch sử hình thành, phát triển, về nguồn pháp luật, về việc phân định các bộ phận pháp luật trong quốc gia, về các thiết chế thực thi và bảo vệ pháp luật
Việc phân định pháp luật của các quốc gia trên thế giới thành các nhóm cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, nhất là việc xác định tiêu chí để phân chia Chẳng hạn, có người căn cứ vào nội dung của các quy định pháp luật thực định, có người lại căn cứ vào hình thức pháp luật, có người lại căn cứ vào lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật hoặc hệ tư tưởng chính trị, tôn giáo chi phối đối với pháp luật
Cộng đồng quốc tế hiện nay có hơn 239 quốc gia và mỗi nước có những luật pháp điều chỉnh hoạt động của cư dân với quan hệ bên ngoài Hiện nay, nhìn chung các hệ thống pháp luật trên thế giới gồm: Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa ( Civil Law ), Hệ thống pháp luật Anh Mỹ ( Common Law ) và Hệ thống pháp luật Hồi giáo ( Islamic Law )
3
Trang 41 Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa ( Civil Law )
1.1 Các tên gọi khác
Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa còn được gọi bằng những tên khác như: hệ thống pháp luật Continnental, hệ thống pháp luật Pháp – Đức, hệ thống Civil Law,…
1.2 Các quốc gia sử dụng
Là 1 hệ thống pháp luật được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu lục địa (Pháp, Đức, Italia,
….), Quebec (Canada), Louisiana ( Mỹ), Nhật Bản và một số nước Mỹ Latinh (Brazil , Venezuela,…)
1.3 Các đặc trưng cơ bản
Chịu ảnh hưởng của Luật La Mã cổ đại ( pháp luật dân sự) Nguyên nhân là vì luật La Mã mà đặc biệt là luật dân sự đã phát triển và rất hoàn thiện ở châu Âu lục địa trong thời kì cổ đại và trung đại Pháp luật La Mã được nghiên cứu và giảng dạy, được các quốc gia khác ở châu Âu lục địa sao chép, áp dụng trong một thời gian dài
Nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật này là văn bản quy phạm pháp luật đã được hệ thống hóa ( pháp điển hóa ) cao với sự hiện diện của nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao như luật, bộ luật
Được phân thành 2 lĩnh vực : công pháp và tư pháp,mặc dù việc phân định này không tuyệt đối Tuy nhiên hiện nay ranh giới giữa công pháp và tư pháp ở các nước này không còn đậm nét như trước đây
Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn, các Thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo
ra các quy định, các quy phạm pháp luật
1.4 Thực tiễn
Bị ảnh hưởng nặng bỏi tôn giao nên nhiều quốc gia lấy luật lệ nhà thời làm luật lệ nhà nước Vai trò của án lệ được thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực hiến pháp, đặc biệt hiệu lực của nó còn được đảm bảo bởi luật Theo quan điểm của Civil Law thì pháp luật là công cụ, là mô hình tổ
4
Trang 5chức xã hội, là cái cần phải làm chứ không phải là cái xảy ra trong thực tiễn Từ đó, các bộ luật của civil law thông thường đi từ cái chung đến cái riêng Ở phần chung các khái niệm được trình bày 1 cách rõ ràng và lành mạch Phần chung làm cơ sở cho phần riêng và thông thường được xây dựng theo tư duy logic từ khái quát đến cái cụ thể, từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái hữu hình, từ nguyên tắc chung đến tình huống cụ thể , từ lí luận đến thực tiễn
Civil Law được tạo ra để bảo vệ người dân dựa trên các luật mà hệ thống Civil Law đã ban hành và dựa trên logic để đưa ra phán quyết cuối cùng Án lệ thể hiện vai trò quan trọng trong thực tiễn pháp lý của hệ thống pháp luật Civil Law Việc áp dụng án lệ trong hệ thống thông luật được tuân thủ theo nguyên tắc gọi là “Stare decisis” (tạm dịch là nguyên tắc tuân theo án lệ) Nguyên tắc Stare decisis đòi hỏi các tòa án tuân theo án lệ và không làm xáo trộn đến các vấn đề pháp luật đã được giải quyết Để hiểu và áp dụng án lệ trong hệ thống thông luật đòi hỏi thẩm phán, luật sư phải thông thạo các yếu tố cấu thành án lệ
1.5 Xu hướng
Common Law và Civil Law đang có xu hướng hướng lại gần nhau do sự phát triển của hoạt động lập pháp và sự hạn chế dần vai trò của tiền lệ pháp của các nước thuộc hệ thống Common Law, do quá trình hoà nhập kinh tế giữa các nước trong khuôn khổ EEC, nay là liên minh châu âu EU 5 và toàn thế giới Civil Law đang có xu hướng coi trọng án lệ và pháp luật thành văn
Trong xu hướng hội tụ, các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law sẽ ngày càng coi trọng phán quyết của tòa án Điều này thể hiện ở các vấn đề:
Từ thế kỷ XIX, cơ chế bảo hiến đã ra đời, do đó đã tồn tại các tổ chức bảo hiến (ở Đức là Tòa án bảo hiến) Chính vì thế, phán quyết của tổ chức bảo hiến có tính chất ràng buộc đối với các tòa án cấp dưới Tại Đức, Tòa án bảo hiến liên bang và Tòa án cấp liên bang khác có toàn quyền trong việc xây dựng án lệ Tòa án cấp dưới có nghĩa
vụ phải thực hiện án lệ của các tòa án này, nếu không bản án của họ có thể bị giám đốc thẩm
Trong quá trình xét xử, để đảm bảo sự thống nhất trong việc xét xử, đảm bảo tính đúng đắn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như thể hiện sự tôn trọng phán quyết của tòa cấp trên, tòa cấp dưới luôn có xu hướng tham khảo những bản án đã được tuyên, căn
cứ vào đó để đưa ra quyết định cho vụ án cụ thể của mình Các phán quyết của Tòa án
5
Trang 6rất hay quy chiếu đến các phán quyết đã tuyên trước đó Đây cũng có thể coi là những biểu hiện của việc sử dụng án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ Civil Law
Ngày nay, án lệ tại Đức đã được công nhận; trong một số trường hợp, luật thành văn quy định không rõ ràng hay không có quy định thì tòa án có thể đưa ra nguyên tắc giải quyết, nếu đáp ứng được một số điều kiện nhất định thì nguyên tắc đó sẽ trở thành pháp luật
6
Trang 72 Hệ thống pháp luật Anh Mỹ ( Common Law )
2.1 Các tên gọi khác
Hệ thống pháp luật Anh Mỹ còn được gọi bằng những tên khác như: Hệ thống pháp luật Ănglôxắcxông, hệ thống Common Law, hệ thống Thông Luật,…
2.2 Các quốc gia sử dụng
Common Law cũng được áp dụng ở Úc, Canada, Hồng Kông, Ấn Độ, New Zealand và Vương quốc Anh, Mĩ và các nước thuộc địa của Anh - Mĩ trước đây
2.3 Các đặc trưng cơ bản
Common Law là một tập hợp các luật bất thành văn dựa trên các tiền lệ pháp do tòa án thiết lập, Common Law ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong những trường hợp bất thường
mà kết quả không thể được xác định dựa trên các quy chế hiện hành hoặc các quy tắc luật thành văn
Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ bao gồm hai bộ phận là tiền lệ pháp luật và luật công bình
Ở hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, nguyên tắc tranh tụng được áp dụng rộng rãi trong quá trình
tố tụng Trong quá trình tố tụng, các bên luôn có sự tranh tụng, đấu trí và chứng cứ với nhau, còn Thẩm phán chỉ có vai trò như người trọng tài lắng nghe ý kiến các bên và đưa ra phán quyết
2.4 Thực tiễn
Theo thời gian, Common Law đã cung cấp cơ sở cho các văn bản luật mới Ví dụ, Vương quốc Anh từ lâu đã có một hành vi vi phạm pháp luật phổ biến là “xúc phạm sự lễ phép nơi công cộng.”
Trong thập kỷ qua, các nhà chức trách đã sử dụng luật Common Law cổ xưa này để truy tố một hoạt động xâm nhập mới được gọi là hành vi lén lút: hành vi chụp ảnh bộ phận riêng tư của họ mà không có sự đồng ý của họ, để thỏa mãn tình dục hoặc để làm nhục hoặc đau khổ
7
Trang 8 Vào tháng 2 năm 2019, Quốc hội Vương quốc Anh đã thông qua Đạo luật Voyeurism (Vi phạm) chính thức quy định tội phạm nguy hiểm, có thể bị phạt tới hai năm tù và khả năng đưa một cá nhân bị kết án vào sổ đăng ký tội phạm tình dục
Đặc trưng của Common Law trong hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện ở việc vận dụng án lệ trong việc xét xử những vụ án hình sự, dân sự,… khi quy định thành văn còn tồn tại những khoảng trống chưa được quy định
2.5 Xu hướng
Common Law rút ra từ các ý kiến và diễn giải được thể chế hóa từ các cơ quan tư pháp và bồi thẩm đoàn mục tiêu của Common Law là thiết lập các kết quả nhất quán bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn giải thích giống nhau
Trong một số trường hợp, tiền lệ phụ thuộc vào truyền thống từng trường hợp cụ thể của từng khu vực tài phán Do đó, các yếu tố của Common Law có thể khác nhau giữa các quốc gia
Dòng họ kho mình nào có xu hướng coi trọng pháp luật thành văn với dòng họ này phần lớn các chế định và quy phạm pháp luật được hình thành bằng án lệ thẩm phán vừa là người xét
xử vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp ừ có quyền giải thích pháp luật tiêu biểu cho dòng họ không mình lao là anh Mỹ Canada út án lệ có vị trí rất quan trọng ví dụ như khi nghị viện anh giành được quyền lực tối cao lộc tác phẩm của nghị viện có hiệu lực cao hơn kẻ quy tắc kho mình lao và FPT có thể sửa đổi các nguyên tắc đó tuy nhiên do hai hệ thống này đã có một cái tính rất lớn cho nên các nhà làm luật chỉ sửa đổi cũng cố chúng mà thôi trên nguyên tắc khi tham gia vào các hiệp ước của khu vực điều ước quốc tế thì những văn bản này có hiệu lực cao hơn tuy nhiên thực tế các nhà làm luật có thể ban hành bất kỳ đạo luật nào Để thay đổi những quy định đó trên cơ sở không mình lao vậy em quý thầy để áp dụng đối với nước mình trong xu hướng hội tụ dòng họ kho mình lao xảy ra ngày càng coi trọng sử dụng nhiều luật thành văn văn bản luật có thể dưới hình thức các bộ phép điển và hiến pháp thành văn
8
Trang 93 Hệ thống pháp luật Hồi giáo ( Islamic Law )
3.1 Các tên gọi khác
Hệ thống pháp luật Hồi giáo còn được gọi bằng những tên khác như: Hệ thống Islamic Law, Tôn giáo
3.2 Các quốc gia sử dụng
Hệ thống pháp luật Hồi giáo gồm pháp luật của các nước theo đạo Hồi như Pakistan, Afghanistan, Ả Rập Xê Út, Iran, Morocco,…là một trong những hệ thống pháp luật lớn nhất hiện nay
3.3 Các đặc trưng cơ bản
Các nước theo đạo Hồi, cư dân và kể cả nhà nước thường khẳng định sự trung thành của mình đối với các giá trị đạo đức, tôn giáo của đạo Hồi, trong đó có cả luật đạo Hồi Ở nhiều quốc gia Hồi giáo chính thống như Iran, Morocco, Pakistan có sự song hành của luật Hồi giáo và các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành
Nguồn pháp luật bao gồm cả các quy định, do Nhà nước ban hành và các qui định do các tổ chức tôn giáo ban hành Pháp luật Hồi giáo có bốn nguồn cơ bản là: Kinh Coran (các luật gia đạo Hồi thường gọi Thánh kinh của đạo Hồi là “ những khổ thơ pháp luật” quy định về quy chế cá nhân, dân sự, hình sự, thủ tục Tòa án, kinh tế, tài chính, quan hệ quốc tế, ); Sunna (những lời truyền của Nhà tiên tri Mohammed); Idjma (khế ước thống nhất của xã hội Hồi giáo); Kias (suy diễn tương tự) Trong đó, quan trọng nhất là Kinh Coran Do nguồn cơ bản của pháp luật Hồi giáo xuất phát từ Chúa trời nên nhũng người trung thành với đạo Hồi cho rằng pháp luật Hồi giáo là vĩnh cửu, không thay đổi, bởi nó quá hoàn thiện và trong tương lai, toàn thể loài người sẽ thừa nhận và tuân thủ Các văn bản pháp luật mà Nhà nước Hồi giáo ban hành, không thể làm thay đổi luật Hồi giáo, mà chỉ là sự chi tiết hóa hoặc bổ sung thêm những chỗ còn trống trong luật Hồi giáo
Trong một số luật, bộ luật của các nước Hồi giáo còn có các qui định cho phép các cơ quan có thẩm quyền của mình áp dụng các quy phạm luật Hồi giáo để gairi quyết những vấn đề mà pháp luật của Nhà nước chưa điều chình Như vậy, đặc trưng lớn nhất của hệ thống pháp luật
9
Trang 10ở các nước Hồi giáo là sự liên kết giữa luật pháp Nhà nước và luật pháp tôn giáo Đối với những người theo đạo Hồi thì nhà thờ cũng là Nhà nước và ngược lại, nên luật pháp Nhà nước và luật pháp tôn giáo chỉ là một, không có sự phân biệt
Pháp luật Hồi giáo chỉ áp dụng đối với những người theo đạo Hồi, nguyên tắc tôn giáo làm cơ
sở cho pháp luật đạo Hồi sẽ không có hiệu lực nếu một trong các bên không phải là người theo đạo Hồi
3.4 Thực tiễn
Do các qui định có nguồn gốc tuyệt đối của thần thánh, nên bộ luật Islamic Law không còn phù hợp với xã hội hiện đại Để khắc phục, thích ứng được, chúng được áp dụng các qui tắc sau:
Áp dụng tập quán:
Theo luật Hồi giáo, tập quán không phải là nguồn luật, nhưng các luật gia có thể áp dụng tập quán để lấp những chỗ trống trong luật Hồi giáo Thông thường, đó là những tập quán liên quan đến các giá trị và cách thức thanh toán của hồi môn, việc sử dụng nguồn nước giữa hai chủ sở hữu đất, hoặc tập quán trong lĩnh vực thương mại Tuy nhiên, những tập quán đó phải phù hợp với luật Hồi giáo
Theo quy định của pháp luật Hồi giáo, hôn nhân dựa trên cơ sở hợp đồng Hợp đồng hôn nhân là hợp đồng giữa chú rể và người đàn ông có quan hệ ruột thịt thân thiết với cô dâu Theo đó chú rể đồng ý trả một khoản tiền nhất định để có
cô dâu Trên thực tế không có số tiền nào được thanh toán bởi số tiền đó chính
là của hồi môn của cô dâu Pháp luật Hồi giáo không thừa nhận hình thức sở hữu chung, nên người vợ, khi li dị có quyền mang tất cả của hồi môn theo nghĩa là người chồng bị buộc phải trả toàn bộ số tiền đó Nếu thoạt nhìn, truyền thống này coi người phụ nữ như món hàng hóa có thể mua bán nhưng trên thực tế lại có mục đích hoàn toàn khác và vì lợi ích của người phụ nữ
Sử dụng các thủ thuật pháp lí điều khoản mang tính bắt buộc để loại bỏ các quy định
đã lạc hậu
Trong luật Hồi giáo, có rất ít điều khoản mang tính bắt buộc mà luật dành cho quyền tự do của con người trong một phạm vi rất rộng Do đó, để thích nghi
10
Trang 11với cuộc sống hiện tại, các luật gia có thể tăng cường sử dụng các thỏa thuận giữa các tư nhân để lẩn tránh các quy định pháp luật không còn phù hợp
Chẳng hạn: Luật Hồi giáo chỉ trao quyền li hôn cho người chồng mà không cho người vợ Sự phân biệt đối xử này có thể được sửa chữa bằng cách: khi kết hôn, người chồng trao cho người vợ một ủy quyền không hủy ngang cho phép người vợ, nếu muốn, được ly dị thay mặt người chồng Mặt khác khi lấy nhau, người chồng có thể bị buộc tuyên bố từ bỏ quyền li dị vợ nhưng nghịch lí là ở chỗ, hiệu lực của lời tuyên bố này chỉ có được nếu họ thỏa thuận lấy nhau tạm thời chẳng hạn trong khoảng 90 năm
Cũng để giải quyết vấn đề nêu trên, các luật gia Hồi giáo có thể sử dụng thủ thuật pháp lí khác, chẳng hạn: quy định bằng văn bản pháp luật theo đó cho người vợ được hưởng một khoản bồi thường rất lớn, nếu người vợ bị chồng bỏ rơi một cách bất công hoặc người chồng đối xử với mình bất bình đẳng
Luật Hồi giáo cấm giao kết hợp đồng cho vay lãi (quy định Riba) Nhưng người ta có thể lẩn tránh điều cấm kị này bằng cách đưa cho chủ nợ hưởng một phần thu nhập – với danh nghĩa vật bảo đảm hoặc thỏa thuận phân chia lợi nhuận, bán trả chậm theo cách nào đó Mặt khác, cũng có thể quan niệm rằng việc cấm cho vay lãi chỉ liên quan đến thể nhân và thể nhân này là người có tội Còn pháp nhân (ngân hàng, quỹ tiết kiệm, công ty) có thể không bị ràng buộc bởi quy phạm này
3.5 Xu hướng
Những gì chúng ta đã xem xét về luật Hồi giáo có thể cho chúng ta ấn tượng là luật Hồi giáo
cổ hủ, lạc hậu, không phù hợp với thời đại mới Tuy nhiên, thực tế cho thấy luật Hồi giáo vẫn được tiếp tục tồn tại như một hệ thống pháp luật lớn trong thế giới hiện đại Ngày nay, các nước như Phillipin, Indonesia, Malaysia cho đến các nước thuộc Liên Xô cũ như Uzbekistan, Kazacstan, vẫn còn theo truyền thống văn hóa và chịu ảnh hưởng của pháp luật Hồi giáo Pháp luật Hồi giáo vẫn chi phối, điều chỉnh các quan hệ xã hội ở phần lớn các nước Ả Rập
Do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng hệ thống pháp luật khác từ thế kỉ thứ XIX đến nay, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, ngày nay các quốc gia Hồi giáo đã đổi mới hệ thống pháp luật của mình
11