1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận pháp luật đại cương đề tài cấu trúc của quy phạm pháp luật

19 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Tác giả Lê Quốc Thịnh, Lê Phan Khải, Trần Quốc Thịnh, Lê Nguyên, Võ Thị Thuận Hòa
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Tiểu luận học phần
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắc buộc chung do nhà nước ban hành trong văn bản quy phạm pháp luật và được đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các qu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Họ và tên sinh viên: Lê Quốc Thịnh – 22126129

Lê Phan Khải – 22126097 Trần Quốc Thịnh – 22126130

Lê Nguyên – 22126112

Võ Thị Thuận Hòa – 22126092

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 3

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: QUY PHẠM PHÁP LUẬT 5

1.1 Các khái niệm 5

1.1.1 Quy phạm 5

1.1.2 Quy phạm pháp luật 5

1.1.3 Quy phạm xã hội 5

1.2 Đặc trung của quy phạm pháp luật 6

CHƯƠNG 2: CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT 6

2.1 Ý nghĩa và các quan điểm khác nhau về quy phạm pháp luật 6

2.2 Các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật 7

2.2.1 Bộ phận giả định 7

2.2.1.1 Khái niệm 7

2.2.1.2 Phân loại giả định 7

2.2.1.3 Xác định bộ phận giả định 7

2.2.2 Bộ phận quy định 8

2.2.2.1 Khái niệm 8

2.2.2.2 Phân loại quy định 8

2.2.2.3 Xác định bộ phận quy định 8

2.2.3 Bộ phận chế tài 9

2.2.3.1 Khái niệm 9

2.2.3.2 Phân loại chế tài 10

2.2.3.3 Xác định bộ phận chế tài 12

CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT 13

3.1 Tiêu chí phân loại 13

3.2 Các loại quy phạm pháp luật 13

3.3 Ý nghĩa của việc phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật 14

3.4 Mối quan hệ giữa quy phạm pháp luật và điều luật 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Giảng viên ThS Trương Thị Tường Vi Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực do chính tác giả thực hiện và không vi phạm đạo đức nghiên cứu Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Ngoài ra, trong Luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung Luận văn của mình Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có)

Trang 4

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài:

Quy phạm pháp luật là một trong những vấn đề lý luận cơ bản, vô cùng phức tạp của lý luận và thực tiễn nhận thức, vận dụng pháp luật Xây dựng ý thức và lối sống tuân theo pháp luật cần đến nhiều điều kiện giải pháp, trong đó không thể thiếu được sự am hiểu đúng đắn, thống nhất các quy phạm pháp luật Vì vậy, việc nghiên cứu “Cấu trúc của quy phạm pháp luật” là một việc vô cùng cần thiết, giúp cho hiểu biết và ý thức pháp luật của người dân được nâng cao

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (tách thành nhiệm vụ riêng, mục tiêu riêng)

Đưa ra được cái nhìn tổng quát về quy phạm pháp luật thông qua cơ sở lý luận của đề tài bao gồm khái niệm, đặc điểm quy phạm pháp luật

Trình bày cấu trúc quy phạm pháp luật

3 Phương pháp nghiên cứu (xem lại bài nhóm 1)

Để nghiên cứu, phân tích về “Cấu trúc của quy phạm pháp luật” em đã sử dụng một số phương pháp như: tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích tài liệu…

4 Đối tượng nghiên cứu

Quy phạm pháp luật, cụ thể là khái niệm, đặc điểm và cấu trúc quy phạm pháp luật

(5 Kết cấu đề tài

6 Tình hình nghiên cứu đề tài

7 Thêm nguồn tài liệu dưới mỗi trang)

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Lời mở đầu, kết luận, tài liệu trích dẫn, tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung của đề tài được thể hiện trong ba chương với nội dung chính như sau: CHƯƠNG 1: QUY PHẠM PHÁP LUẬT

CHƯƠNG 2: CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Trang 5

CHƯƠNG 1: QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1 Các khái niệm

1.1 Quy phạm:

Quy phạm được hiểu là những quy tắc chuẩn mực thường mang tính bắt buộc thực hiện hoặc bắt buộc thi hành đối với cá nhân, một nhóm người hoặc tổ chức Hiểu một cách đơn giản thì quy phạm là những điều được quy định vô cùng chặt chẽ, mang tính bắt buộc và đòi hỏi công dân phải tuân thủ thực hiện theo đúng những quy định đã được đặt ra

Quy phạm có thể là những quy phạm pháp luật hoặc những quy phạm đạo đức Mỗi quy phạm đặt ra những tiêu chuẩn chung và yêu cầu mọi người cần phải tuân theo

Những chuẩn mực, quy định được đặt ra được áp dụng hầu hết đối với mọi đối tượng, không bắt buộc áp dụng riêng đói với một cá nhân hoặc tổ chức nào nhất định 1

1.2 Quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắc buộc chung do nhà nước ban hành trong văn bản quy phạm pháp luật và được đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước định hướng Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2

Ví dụ: Điều 29 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đô thị 1995 quy định:

“Nghiêm cấm người điều khiển các loại xe trong các trường hợp sau đây:

a Do tình trạng sức khỏe không tự chủ điều khiển được tốc độ xe;

b Người lái xe đang điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá 80mmg/100mml máu hoặc 40mmg/1 lít khí thở và các chất kích thích khác;

c Không có đủ giấy tờ đã quy định…”), nhưng cũng có thể được nêu theo cách loại trừ (loại trừ những chủ thể hoặc những trường hợp không chịu sự tác động của quy phạm Chẳng hạn, Điều 7 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1992 quy định:

“Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước hoặc thuần phong mỹ tục của dân tộc”)

Trang 6

1.3 Quy phạm xã hội

Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung của con người nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người ở một phạm vi, cộng đồng nhất định trong xã hội

Quy phạm này được hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, qua các mối quan hệ của xã hội, do đó thường mang tính xã hội sâu sắc và không có tính bắt buộc chung, đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp, quy tắc, cơ chế chứ không được pháp luật bảo đảm

Một số quy phạm xã hội phổ biến là tập quán, tín ngưỡng,

2 Đặc trung của quy phạm pháp luật

Một là, quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắc buộc chung được nhà nước ban hành trong văn bản quy phạm pháp luật

Ví dụ: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kì lí do nào để

phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản” (Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Hai là, quy phạm pháp luật được thể hiện bằng hình thức xác định

Ví dụ: Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia

đình

Ba là, quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước

Ví dụ: Khoản 1 Điều 164 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm” Cứ như thế quy phạm pháp luật được sử dụng trong thời gian dài cho đến khi Nhà nước hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật cũ và thay thế bằng một văn bản pháp luật mới phù hợp hơn

CHƯƠNG 2: CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1 Ý nghĩa và các quan điểm khác nhau về quy phạm pháp luật

Ý nghĩa của quy phạm pháp luật: Là thành tố nhỏ nhất của hệ thống pháp luật

Nó là quy tắc xử sự chung, là chuẩn mực để mọi người phải tuân theo, là tiêu chuẩn

Trang 7

để đánh giá hành vi của con người Thông qua quy phạm pháp luật ta biết được hoạt động nào phù hợp với pháp luật, hành động nào trái pháp luật

Trang 8

2 Các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật

Một quy phạm pháp luật được hình thành từ 3 ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài

Những bộ phận này có liên quan mật thiết với nhau và xét về ý nghĩa cũng như nội dung, ba bộ phận có nhiệm vụ như sau:

2.1 Bộ phận giả định

Giả định là một bộ phận quy phạm quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh, tình huống mà khi xảy ra trong thực tế cuộc sống thì cần phải thực hiện quy phạm pháp luật, tức là xác định môi trường – phạm vi tác động của quy phạm pháp luật

Nhiệm vụ: Giả định xác định phạm vi tác động của pháp luật tới các quan hệ xã

hội Phạm vi tác động dựa trên hai yếu tố là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống… và chủ thể hoặc trong nhiều trường hợp phải xác định dựa trên cả hai yếu tố này Về nội dung những hoàn cảnh, điều kiện, tình huống… nêu trong giả định phải đầy đủ,

rõ ràng, chính xác, sát với thực tế Trả lời câu hỏi: chủ thể nào, trong hoàn cảnh, điều kiện nào

2.1.2 Phân loại giả định

Giả định của quy phạm pháp luật gồm 2 loại: Giả định giản đơn (Chỉ nêu lên một hoàn cảnh điều kiện) và giả định phức tạp (Nêu lên nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau)

2.1.3 Xác định bộ phận giả định

Ví dụ:

“Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với

Đảng và Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”(Điều 65 Hiến pháp 2013)

Trang 9

Giả định: Phần giả định trong trường hợp này đã nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy

phạm pháp luật đó là lực lượng vũ trang nhân dân.

2.2 Bộ phận quy định

Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật xác định những cách xử sự mà các chủ thể phải tuân theo khi gặp hoàn cảnh đã nêu trong giả định của quy phạm pháp luật đó Quy định là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật, bởi chính đây là quy tắc hành vi thể hiện ý chí – mệnh lệnh của nhà nước mà các chủ thể phải thực hiện khi gặp những tình huống dự liệu trong bộ phận giả định Ở mức độ cơ bản, quy định nêu những hành vi phải làm hay hành vi được phép làm, hành vi bị cấm đối với các các chủ thể khi gặp các trường hợp đã nêu ở giả định

Nhiệm vụ: Quy định của quy phạm pháp luật chứa đựng mệnh lệnh của nhà nước, là mô hình hóa ý chí của nhà nước, cụ thể hóa cách thức xử sự của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật Quy định có các loại: quy định mang tính dứt khoác; quy định cho phép các chủ thể có quyền lựa chọn Đó là câu trả lời cho câu hỏi: chủ thể sẽ xử sự như thế nào

Tùy thuộc vào mức độ của quy tắc hành vi mà bộ phận quy định có thể phân ra: quy định xác định, quy định tùy nghi và quy định mẫu Bao gồm:

Quy định xác định (chỉ ra một cách đầy đủ và chính xác các quyền và nghĩa

vụ cụ thể của chủ thể thực hiện)

Quy định tùy nghi ( hay còn gọi là quy định xác định tương đối, quy định này nêu lên cho chủ thể một phạm vi có thể của hành vi và chủ thể có quyền lựa chọn một phương án trong số các phương án đó của hành vi)

Quy định mẫu ( quy định thiết lập hành vi dưới dạng chung nhất, việc giải thích cụ thể hóa có thể hiện trong một văn bản pháp luật khác, không có quan hệ với một quy phạm cụ thể nào đó mà chỉ quan hệ với một nhóm, một tập hợp quy phạm, vì vậy mà quy định mẫu là những quy định nguyên tắc chung hay định nghĩa)

Trang 10

Ví dụ: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì

bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.(Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015)”

Quy định: Không được nêu rõ ràng trong quy phạm phát luật nhưng lại ở dạng quy định ngầm Theo đó quy định trong trường hợp này được xem là không được phép xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm và danh dự của người khác

2.3 Bộ phận chế tài

Chế tài là một bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật (giả định, quy định, chế tài)

Trong đó, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành

và được Nhà nước bảo đảm thực hiện

(Khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật quy định các biện pháp cưỡng chế mang tính chất trừng phạt mà nhà nước dự kiến có thể áp dụng đối với các chủ thể

vi phạm pháp luật, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những mệnh lệnh đã được nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật

Ví dụ:

Pháp luật quy định: Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học, thì bị phạt cảnh cáo và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật này là: Bị phạt cảnh cảo và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại

“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể

tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan

hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”

Tóm lại, khái niệm chế tài chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp

dụng Đối với những chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc xử sự chung Đã được nêu rõ trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu

Trang 11

quả pháp lý bất lợi mà chủ thể sẽ phải gánh chịu nếu không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định

2.3.2 Phân loại chế tài

Những hình thức này đều dựa trên những căn cứ về tính chất của hành vi phạm pháp luật Mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng các biện pháp chế tài

Chế tài chính là một bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật, là công cụ để thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật

và cũng có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, từ

đó góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh

tế, quốc phòng, an ninh, văn hoá, xã hội…

Những loại chế tài thường gặp nhất:

Chế tài hành chính

Là hâ ‹u quả pháp lý khi chủ thể vi phạm quy định trong pháp luâ ‹t về hành chính

Bộ phận của những quy phạm pháp luật hành chính (giả định, quy định, chế tài) Xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi

vi phạm pháp luật về việc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự

Ví dụ: Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định

100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn

đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền

sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

Trong quy định xử phạt trên thì nội dung chế tài là “phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng”

Chế tài hình sự

Là hâ ‹u quả về pháp lý khi chủ thể vi phạm những điều được quy định trong Bộ luâ ‹t hình sự 2015 Chế tài hình sự chính là bộ phận hợp thành từ quy phạm pháp luật hình sự Xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w