Lý do chọn đề tài Như đã biết, nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- TÀI CHÍNH TP.HCM
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HOA KỲ_DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ THỊ THU TRANG
LỚP: B15
Trang 2Danh sách các thành viên nhóm tham gia viết tiểu
luận
HỌC KỲ IB NĂM HỌC 2022-2023
NHÓM 1 Tên đề tài: Bộ máy Nhà nước Việt Nam và Bộ máy Nhà
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Đối tượng nghiên cứu 5
3 Mục đích của đề tài 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN II : NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: Bộ máy Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 6
1 Bộ máy Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 6
1.1 Khái niệm: 6
1.2 Các nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước 6
2.Cấu trúc 7
2 Đặc điểm 10
Chương 2: Bộ máy chính quyền Hoa kỳ 12
1 Bộ máy chính quyền Hoa Kỳ 12
1.1 Khái niệm 12
1.2 Đảng chính trị 12
1.3 Hệ thống pháp luật 14
1.4 Bộ máy nhà nước 14
Chương 3: Dưới góc độ so sánh giữa hai nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ 17
PHẦN III: KẾT LUẬN 23
Trang 4PHẦN I : MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Như đã biết, nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình Nhà nước là một tổ chức lớn nhất trong tất cả các loại tổ chức Đó
là loại tổ chức sinh ra với nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau tùy theo bốicảnh, hoàn cảnh ra đời của nó Với các chức năng đối nội, đối ngoại có quan
hệ mật thiết với nhau, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Nhà nước đối với sự phát triển và tồn vong của một quốc gia Những giai đoạn đầu của
sự phát triển quốc gia, Nhà nước sinh ra để thực hiện sứ mệnh của giai cấp thống trị; giai cấp giành được quyền kiểm soát quốc gia Nhưng cùng với sự phát triển, Nhà nước càng ngày càng được xác định rõ hơn; xác định lại đúng hơn chức năng của mình o đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước làD
một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đồng thời là quá trình xây dựng nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực, từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ nhân dân Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xét về thực chất là đổi mới mối quan
hệ giữa nhà nước với nhân dân, trong đó chủ yếu là quan hệ giữa các cơ quan hành chính với nhân dân và quan hệ giữa các cơ quan trong nền hành chính nhà nước.
Bên cạnh tìm hiểu bộ máy Nhà nước ở quốc gia mình thì việc tìm tòi và quan sát các Nhà nước trên thế giới đang làm gì, như Hoa Kỳ, một quốc gia đứng đầu trên thế giới về nhiều mặt, làm sao họ lại có được sự thành công như vậy Việt Nam và Hoa Kỳ có gì khác nhau Đó cũng chính là lý do thực
Trang 5hiện đề tài “Bộ máy Nhà nước Việt Nam và bộ máy Nhà nước Hoa Kỳ_Dưới góc độ so sánh ”
2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được đề cập và nghiên cứu trong đề tài này chính là hệ thống
tổ chức tổng thể các cơ quan nhà nước, hay còn gọi là bộ máy nhà nước Trong đó bao gồm bộ máy Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam và bộ máy Nhà nước Cộng Hòa Liên Bang Hoa Kỳ dưới góc độ so sánh
3 Mục đích của đề tài
Nghiên cứu và chỉ rõ bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam – Cung cấp thông tin và kiến thức về bộ máy nhà nước Việt Nam, nguyên tắc tổ chức, khái niệm…
Tìm hiểu thêm về bộ máy nhà nước Hoa Kỳ nhằm hiểu thêm về các hệ thống quản lí trên thế giới
– Biết được tổng thể hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, so sánh sơ bộ
bộ máy nhà nước ta với Hoa Kỳ
– Thấy được sự khác nhau trong cách các quốc gia duy trì và phát triển quốc gia của chính mình
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận là lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nước và pháp luật
Trang 6cơ quan nhà nước với cách thức tổ chức hoạt động, nhiệm vụ quyền hạn, phạm vi hoạt động khác nhau Toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ươngtới địa phương hợp thành bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địaphương, được tố chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiệncác chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
1.2 Các nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là những phương hướng mang tính chỉ đạo trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định trong Hiến pháp Theo Hiến pháp 2013, việc
tổ chức bộ máy nhà nước phải tuân theo 6 nguyên tắc:
– Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công , phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
– Đảng cộng sản lãnh đạo Nhà nước và xã hội
Trang 7– Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật
– Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân
Các cơ quan quyền lực nhà nước, bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Đây là các cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân trực tiếpbầu ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
+ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốchội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quantrọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.Quốchội hiện nay là Quốc hội Việt Nam khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) với 499đại biểu.Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ông Vương Đình Huệ
+ Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương
và cơ quan nhà nước cấp trên
+Chủ tịch nước là một thiết chế khá đặc thù Chủ tịch nước là ngườiđứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vềđối nội và đối ngoại Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốchội và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội.Nhiệm kỳ của Chủtịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịchnước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịchnước
Trang 8Các cơ quan hành chính nhà nước, còn gọi là các cơ quan quản lí nhà nước bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan quản lí chuyên môn của Uỷ ban nhân dân như sở, phòng, ban và tương đương
+ Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành pháp Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo
sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trướcThủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phâncông phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ
+ Uỷ ban nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
Trang 9+ Chính quyền địa phương
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam còn có chính quyền địa phương Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Các cấp đơn vị hành chính bao gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
Hiện nay, Việt Nam có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 58 tỉnh.Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định
Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân
Các cơ quan xét xử bao gồm Toà án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương và các toà án quân sự;Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân địa phương và các viện kiểm sát quân sự Ngoài bốn hệ thống nói trên còn có một thiết chế đặc biệt là Chủ tịch nước - nguyên thủ quốc gia, người thay mặt nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại, có
Trang 10chức năng chủ yếu nghiêng về hành pháp nhưng không nằm trong hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước
+ Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm
vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, các thành viên khác do Quốc hội phê chuẩn
Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán, đánh giá, xác nhận, kiến nghị đối việc quản lí, sử dụng tài chính, tài sản công Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; Kiểm toán viên nhà nước do Tổng kiểm toán nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm
2 Đặc điểm
Bộ máy nhà nước mang tính nhân dân sâu sắc Thông qua việc thực hiện quyền bầu cử, nhân dân trực tiếp bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan này sẽ thay mặt nhân dân để thành lập ra các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước Như vậy, bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay được tổ chức và hoạt động trên cơ sở sự
uỷ quyền của nhân dân Các cơ quan, nhân viên nhà nước nhận quyền lực từnhân dân, thừa uỷ quyền của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực của họ Hoạt động của bộ máy nhà nước hướng tới việc chăm lo cho
Trang 11nhân dân, bảo đảm, bảo vệ lợi ích cho nhân dân Mọi cán bộ, nhân viên nhà nước đều xuất phát từ nhân dân, tham gia vào bộ máy nhà nước là để phục
vụ, phụng sự nhân dân Họ có trách nhiệm phải giữ mối liên hệ mật thiết vớinhân dân, phải gần gũi nhân dân, lắng nghe và thấu hiểu nhân dân, đồng thờiphải chịu sự giám sát của nhân dân, họ có thể bị bãi miễn nếu không còn được nhân dân tín nhiệm
Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc dân chủ và tiến bộ xuất phát từ bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: bảo đảm chủ quyền nhân dân (bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân); quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật; tập trung dân chủ Các nguyên tắc cơ bản trên đều
đã được quy định trong Hiến pháp hiện hành của nước ta
Trong bộ máy nhà nước, các cơ quan quản lí kinh tế xã hội ngày càng phát triển, hoàn thiện để thực hiện sự quản lí một cách có hiệu quả các mặt của đời sống xã hội; các cơ quan cưỡng chế được xây dựng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại để có thể đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia, trật tự, an ninh, an toàn xã hội Nhìn tổng thể, có thể nói, bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay đang chuyển dần sang tính chất phục vụ nhân dân, chủ yếu cung cấp dịch vụ công như điện, nước, đường giao thông, y tế, giáo dục cho xã hội
Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay Đảng Cộng sảnViệt Nam là người lãnh đạo nhân dân làm cách mạng giành chính quyền từ tay giai cấp thống trị cũ, thành lập nên nhà nước kiểu mới ở Việt Nam Từ
đó đến nay, trong suốt công cuộc kháng chiến và kiến quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thực hiện sự lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hiện nay Việt Nam đang trong thời kì quá độ
Trang 12lên chủ nghĩa xã hội, do vậy, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện tiên quyết để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Chương 2: Bộ máy chính quyền Hoa kỳ
1 Bộ máy chính quyền Hoa Kỳ
1.1 Khái niệm
Hoa Kỳ là quốc gia đông dân thứ ba thế giới Mỹ cũng là quốc gia lớn thứ tư trên thế giới về diện tích.Hệ thống chính phủ là một nước cộng hòa liên bang dựa trên hiến pháp với truyền thống dân chủ mạnh mẽ; nguyên thủquốc gia và người đứng đầu chính phủ là Tổng thống, Quốc hội, và Toà
án cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của chính quyền liên bang theo Hiến pháp.Trong khi đó, chính quyền liên bang lại chia sẻ quyền lực với chính quyền của từng tiểu bang Mô hình này kết hợp phân chia quyền lực theo cả chiều ngang (tam quyền phân lập) và chiều dọc (giữa liên bang với tiểu bang)
1.2 Đảng chính trị
Hệ thống hai đảng tồn tại lâu dài trong lịch sử nước Mỹ là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ Ngoài hai đảng lớn này, các đảng phái khác cũng có hoạt động tích cực ở cấp liên bang và địa phương như Đảng tự do, Đảng xanh
Không giống các quốc gia khác, cơ cấu tổ chức của các đảng chính trị tại
Mỹ rất lỏng lẻo Đối với hai đảng chính, không có thiết chế nào ở cấp quốcgia có chức năng kiểm soát số đảng viên, các hoạt động của đảng, hoặc quan
Trang 13điểm chính trị, mặc dù ở cấp tiểu bang có một số cơ quan đảm nhiệm côngviệc này Như vậy, khi một người Mỹ nói rằng anh ta là đảng viên Dân chủhay Cộng hoà, điều này có ý nghĩa khác với việc một người Anh tự nhậnmình thuộc đảng Lao động hoặc Bảo thủ Tại các tiểu bang, một cử tri có thểđăng ký là thành viên đảng này hay đảng kia, hoặc bầu cho đảng này hayđảng kia trong cuộc bầu cử sơ bộ, nhưng sự tham gia ấy không hề hạn chế
sự chọn lựa của người ấy; cũng không dành cho người ấy bất cứ đặc quyềnhoặc nghĩa vụ nào liên quan đến đảng phái Hôm nay người ấy có thể chọnđến dự một buổi hội họp của uỷ ban địa phương của một đảng, ngày mai lạiđến dự họp tại một đảng khác
Sự tham gia đảng phái được quan tâm đến khi một người muốn tranhmột chức vụ được đảng giới thiệu Tại hầu hết các tiểu bang, điều này cónghĩa là khi tuyên bố tranh sự đề cử của một đảng để tham gia cuộc bầu cử
sơ bộ cho một chức vụ dân cử Một uỷ ban của đảng sẽ chọn và ủng hộ mộttrong số những người tranh sự đề cử, nhưng cuối cùng thì sự chọn lựa phụthuộc vào các cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử sơ bộ, thường thì không dễ xácđịnh thành phần cử tri chịu đi đến phòng phiếu
Đo đó, các chính đảng ở Mỹ chấp nhận một cơ cấu yếu ở trung ươngcũng như thường tập trung vào các nỗ lực xây dựng sự đồng thuận hơn làquan tâm đến các vấn đề ý thức hệ Các chính đảng không có quyền ngăncản một người gia nhập đảng khi người ấy bất đồng với quan điểm đa sốtrong đảng, hoặc hoạt động tích cực chống lại các mục tiêu của đảng, miễn
là cử tri chọn người ấy trong các cuộc bầu cử sơ bộ
Ở cấp liên bang, cả hai đảng chính đều có uỷ ban quốc gia (Xem Ủy banQuốc gia Đảng Dân chủ và Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hoà) với chức năngchính là gây quỹ và điều hành các chiến dịch tranh cử, đặc biệt trong cáccuộc bầu cử tổng thống Có khác biệt đôi chút trong thành phần uỷ ban củamỗi đảng, nhưng chủ yếu vẫn là đại biểu của các đảng bộ tiểu bang, các tổchức hữu quan, cùng các nhân vật quan trọng trong mỗi đảng Tuy nhiên, uỷban quốc gia không có quyền chỉ đạo các hoạt động của đảng viên
Dù mỗi đảng đều có chủ tịch, chức danh này không được xem là "lãnhtụ" đảng, trong thực tế không dễ gì xác định vị trí lãnh đạo trong các đảngchính trị tại Hoa Kỳ Lãnh tụ đảng thường khi là người có khả năng thuyếtphục các đảng viên đi theo sự dẫn dắt của mình Các nhà lãnh đạo trong thực
tế của đảng thường là những đảng viên đang nắm giữ những vị trí cao trongchính quyền như tổng thống hoặc lãnh đạo phe đa số ở Viện Dân biểu hoặc